-
Thanh-Thanh 6 years ago
TIẾNG CÒI XE LỬA
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm,
Tôi lại ngậm ngùi liên tưởng đến
Giấc mơ thân phụ lúc sanh tiền.
Người đã một lần tỏ ước ao:
Sau này đất nước hết binh đao,
Người đi tàu suốt Nam ra Bắc
Ngắm lại non sông đẹp thuở nào.
Thế rồi thân phụ biệt trời xanh,
Ước nguyện đơn sơ chửa đạt thành!
Ví phỏng ngày nay còn tuổi hạc,
Người càng đau xót lúc đêm thanh.
Còn gì mai mỉa nhất trần gian:
Khi lửa can qua đã lụi tàn,
Thiên hạ đổ xô tìm đất sống,
Trùng dương bất chấp vạn nguy nan!
Tôi vẫn chờ mong, vẫn đợi mong
Ngày về chấm dứt kiếp lưu vong,
Thay ai thực hiện điều mơ ước,
Ngắm lại non sông dưới nắng hồng.
Ngắm lại non sông đẹp tuyệt trần,
Nơi từng lấp lánh kiếm tiền nhân,
Nơi từng sáng chói gương khôi phục
Một dải sơn hà bất khả phân!
*
Có đường xe lửa nơi tôi ở,
Văng vẳng còi tàu hú mỗi đêm;
Nghe bánh xe lăn đường sắt lạnh,
Lòng sầu viễn xứ xót xa thêm...
HỒ MỘNG THIỆP
THE TRAIN WHISTLE
There is a railroad not far from where I dwell;
The night train wails within listening distance.
Its whistle in my remembrance recalls well
My dad’s eager dream throughout his existence.
At least once he yearned, by his ardor urged,
To ride an express train from South to North
Right after the country from hostilities emerged,
To revisit old beautiful sceneries henceforth.
Alas, one day he deceased, still discontent,
Leaving behind the modest wish yet not come true.
But, were he to live unto this day of no consent,
He would feel each night more grief so undue.
What of the world that exceeds the irony bitter,
If not that upon the end of all firing and dying
The crowds had to rush and seek refuge hither,
Crossing the risky oceans, any dangers defying?
Here, I have been longing and will still wait
For a glorious return from this exile line,
For his sake to realize his reverie, though late,
To contemplate again the landscapes in the shine.
Yes, to admire the divinely splendid country
Where ancestors had drawn swords since foundation,
Setting bright examples of national recovery
To dutiful heirs of that inseverable nation.
*
But there each night the train whistles and wails
Since the railroad is close to where I reside.
As steel wheels are rolling on chill steel rails,
Its whistle rends my heart with nostalgia inside.
Translation by THANH-THANH
0
vmBOARDS
-
Thanh-Thanh 6 years ago
MỘT NGƯỜI CHA
Ảnh lại mang về thêm một bịch
Cả đồ ăn lẫn với đồ chơi;
Đàn con ào đến đầy vui thích,
Ảnh+chúng ôm hôn sướng nhất đời.
Ảnh nói: “Ngày thơ tôi khổ lắm,
Thèm búp-bê, thèm gấu nhồi bông;
Nhà nghèo cha+mẹ khôn mua sắm;
Nuốt nhịn thâu đêm đắng xót lòng.”
Bởi thế ngày nay tìm được việc,
Gia-đình vén khéo giữ vuông tròn,
Tránh xa chiếu bạc, kiêng men tiệc,
Ảnh sắm thường-xuyên quà cho con.
Không chỉ cho quà mà cũng dự
Và đưa đi dự các trò chơi;
Giảng bài; kể chuyện; trao tâm-sự;
Khắng-khít cha–con trước ngưỡng đời.
Đây đó có nhiều em xấu số,
Không cha, hoặc có nhưng “trời ơi”;
Tôi mừng lũ nhỏ vui nhờ bố,
Khen Ảnh – người cha khá tuyệt-vời.
THANH-THANH
A FATHER
There He brought home a bag again
Regularly of foods and toys as main;
The children gladly rushed to Him;
They embraced one another full of vim.
He said, “When a kid, not happy at all,
I craved for each teddy bear, each doll;
My parents were too poor, could not buy;
I endured thru nights for dole to multiply.”
Therefore now that He has a job found,
Deftly managed His family life to round,
Not to alcoholism, drug, gambling cling,
He can buy toys, gifts for his offspring.
But, further, playthings being not bounds,
He also participates, leads to playgrounds;
Explaining lessons, telling stories, all told,
Dad and kids attached on life's threshold.
While there are many an ill-fated child,
Without or with a father but the wild;
Pleased to see with Him the kids are glad,
I praise Him for being a wonderful Dad.
Translation by THANH-THANH
0
-
Thanh-Thanh 6 years ago
TÔI CÒN NỢ
Tôi còn nợ tổ tiên, đất nước
Việt Nam ơi, không lúc nào khuây
Nhiệt huyết sôi tình yêu tổ quốc
Súng gươm chưa thỏa chí rồng mây.
Tôi còn nợ công cha nghĩa mẹ
Biển Ðông kia không thể sánh cùng
Thái sơn cao và dày nào kể
Cuộc đời con trót nợ tang bồng.
Tôi còn nợ cuộc đời nhân thế
Góp phần lo bảo vệ sơn hà
Trách nhiệm nặng thân trai thế hệ
Phải lưu vong xa cách nước nhà !
Tôi còn nợ vợ con, bè bạn
Ðời người sao giới hạn thời gian !
Hạnh phúc chưa tròn, vui chưa vẹn
Ðể vợ con bằng hữu trách than.
Tôi vẫn nợ và tôi còn nợ
Nợ đồng lân, nợ đến mai sau
Từng thế hệ tiếp theo thế hệ
Nhìn Việt Nam đổi sắc thay màu.
Hoài bão trong tôi chưa toại nguyện
Việt Nam còn khốn khổ gian nan
Tự do, dân chủ bao giờ đến
Dân tộc Việt hết cảnh lầm than.
Ngày đó cờ vàng bay phấp phới
Lòng dân thơ thới nỗi hân hoan
Sống lại một thời xưa sáng chói
Dìu nhau về với Mẹ Việt Nam !
ÐỨC HỒ
I AM STILL INDEBTED
I am still indebted to my ancestors and nation.
Oh Vietnam! why I can never soothe my frustration?
My love of our fatherland fervently boils in my blood
The military service had not satisfied my aspiration.
I still owe my dad and my mom for their kindness
So deep that the Pacific Ocean’s depth is a dubiety.
The high and big Mt. Everest isn’t worth mentioning;
My life is burdened with duties towards society.
I am still indebted to the world,
Having to contribute to the defense of my land.
A he-man of the times with heavy responsibilities,
I have had to live in exile to maintain my sand.
I am still indebted to my family and friends,
But how time limits human life.
Happiness isn’t yet complete, joy neither perfect,
So I am reproached by buddies, kids and wife.
I am in debt and still in debt,
Owed to neighbors, even to future peers.
Generation succeeds generation
To witness Vietnam change its colors and spheres.
Innate ambitions haven’t been fulfilled;
My country has still been pushed into malposition.
When will Liberty and Democracy come true
For my compatriots to end their wretched condition?
On that day our national yellow flag will proudly fly,
Our people’s heart and soul rejoice at its height;
And reveling in reviving the old bright times
We expatriates return to our Motherland in delight.
Translation by THANH-THANH0
-
NguoiTho 6 years ago
MOTHER'S DAY
Mẹ còn tất bật quê nhà,
"Ngày Tôn Vinh Mẹ" cũng là ngày thôi!
Tinh mơ lục đục thức rồi,
Mẹ trông ngõ trước, mẹ ngồi vườn sau.
Lót lòng bỏm bẻm miếng trầu,
Thăm giàn bông bí, trái bầu xinh xinh.
Gái trai ngòai ruộng bên đình,
Mải làm ăn cũng vô tình đâu hay.
Nào ai kính mẹ hôm nay,
Tặng hoa, cầu chúc, tỏ bầy gần xa...
Mẹ ơi! Phong tục người ta,
Ơn Thầy, Nghĩa Mẹ, Công Cha một ngày.
Quê hương mây trắng bay bay,
Ca dao theo gió lất lây bời bời,
Âm thầm góc bể chơi vơi
Con luôn tưởng nhớ, cầu trời bình an,
Đời đời cho mẹ Việt Nam.
Giang sơn tươi đẹp, chứa chan thanh bình.
NGUYỂN PHÚ LONG
MOTHER'S DAY
Mom is still laborious in her native land to stay;
The Mother's Day is therefore a merely trivial day.
She usually gropingly wakes up early at dawn
To look after the front gate, take care of the rear lawn.
For breakfast she munches slowly a quid of betel.
She tends each pumpkin bud, each squash petal.
Her sons and daughters are busy working in the field,
So absorbed, nonchalant, unaware of it to wield.
Whoever to respect, love, honor her on this day;
Flowers to offer, gratitude to express, wishes to say?
Oh mom, that is the nice tradition of people overseas;
Mother's value, Father's merit, Teacher's deed to please.
Back there in your village white clouds fly, profuse,
Folk-songs though aplenty gone with the wind, diffuse.
Away from home, silently in exile, wandering in dole,
I always miss and think of you, pray for your whole,
And for Mother Vietnam, for an eternal good increase,
Our beloved motherland, bright, blooming in peace.
Translation by THANH-THANH0 -
mailfish 6 years ago
Lovely. Thank you !
0
-
Thanh-Thanh 6 years ago
DEAR DADDY
In dedication to our beloved Vietnam War Veterans
Mother hurriedly lit my six candles
on the day Saigon fell.
She embraced me and your portrait,
whispering: “Dad used to say war was hell.”
Mother asked if I liked to learn English
“’cause your Dad was a handsome American;
He died bravely in a fierce battle
on the hills or down the valleys on Khe Sanh.
He came to Vietnam from America
where he Statue of Liberty stands,
helping the South stop the North
from stealing the precious piece of lands.”
Mother died in the rain at a labor camp
’cause there was no food or medicine.
She was caught for “escaping to America”
where you, Daddy, were growing.
I was left a living outcast –
tears dried from missing you, Mom, Dad –
holding onto your spirits each day:
That's all your child has had.
I secretly heard on the shortwave
you name is on the Viet Veteran Wall.
Proud of you, Dad!
You had died for Freedom and Justice for all.
LINH
(from “Offerings at the Wall”)
BỐ THƯƠNG YÊU
Để tưởng niệm các tử sĩ trong Cuộc Chiến Việt Nam
Thắp vội cho con sáu ngọn cầy
(Sài Gòn thất thủ đúng hôm nay!)
Con, và ảnh Bố, ôm vào ngực,
“Giặc!” Mẹ thì thầm: “Bố ghét cay!”
Mẹ hỏi: “Con ưng học tiếng Anh?”
“Bố con là Mỹ, một hùng binh,
Đèo cao, lũng thấp Khe Sanh nọ
Ngang dọc tung hoành, chết liệt oanh!
Từ xứ tôn thờ Thần Tự Do –
Hoa Kỳ – Bố đến Việt Nam ta
Giúp Miền Nam chống quân Miền Bắc
Vào cướp quê mình – đất gấm hoa ...”
Gục dưới mưa dầm, trại khổ lao,
Mẹ qua đời: thiếu thuốc, cơm, rau!
Chỉ vì “vượt biển” mong qua Mỹ –
Nơi Bố sinh thành – thảm biết bao!
Từ đó, đời con sống bạt phiêu
Khóc thương Bố Mẹ, lệ khô triều!
Hằng ngày chỉ biết trong tâm tưởng
Khấn nguyện linh hồn Bố Mẹ yêu.
Lén mở nghe tin tự nước ngoài:
Danh thơm của Bố khắc linh đài .
Tự-hào: con có Cha nằm xuống
Cho Tự-Do Công-Lý mọi người!
THANH-THANH Việt-hóa0
-
Thanh-Thanh 6 years ago
KHI TÔI CHẾT
Nếu làm biếng, cứ nằm nhà thoải mái
Viếng thăm chi, vài phút có thêm gì ?
Mắt đã nhắm. Lạnh thân. Da bầm tái .
Dẫu bôi son, trát phấn cũng thâm chì.
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó,
Ai thay da mãi mãi sống trăm đời .
Kẻ trước người sau, xếp hàng xuống mộ
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi.
Nếu có khóc, khóc cho người còn lại,
Bởi từ nay thiếu vắng nỗi đầy vơi .
Cũng mất mát, dáng hình , lời thân ái
Tựa nương nhau, hụt hẫng giữa đất trời.
Đừng đăng báo, phân ưu lời cáo phó
Chuyện thường tình, phí giấy có ích chi ?
Gởi mua gạo, giúp người nghèo đói khó
Dịu đau buồn những kiếp sống hàn vi,
Trỗi nhạc vui cho người người ý thức,
Cuộc nhân sinh sống chết cũng tương đồng,
Khi nằm xuống, xuôi tay và nhắm mắt
Thì đau buồn hạnh phúc cũng hư không.
Đừng xây mộ, khắc bia ghi tên tuổi
Vài trăm năm hoang vắng, chẳng ai hoài .
Vũ trụ vô cùng, thời gian tiếp nối,
Tỉ tỉ người đã chết tự sơ khai.
Khi tôi chết đừng ma chay đình đám,
Hỏa thiêu tàn, tro xác gởi về quê
Dẫu bốn biển, cũng là nhà, bầu bạn
Trong tôi còn tha thiết chút tình mê.
Thì cũng C, H, Ô, N kết lại,
Nắm tro xương hài cốt khác nhau gì,
Nhưng đất mẹ chan hòa niềm thân ái,
Cho tôi về, dù cát bụi vô tri.
TRÀM CÀ MAU
WHEN I HAVE DIED
If you feel like lazy, lie down at home freely;
What use to visit, some minutes adds nothing really.
Eyes are closed. Body cold. Skin bluish pale.
Even vermilion/paint applied: still dark deep stale.
I have gone first, we will meet there at that place.
Nobody can exuviate to live for ever in this space.
One ahead, others next, queuing to graves pure;
Who knows where is the beginning of the tour.
If you weep, just weep for those remaining
From now on missing confidences entertaining;
They also lose cordial figures and words to nurse:
Such mutual aid, oh, that is a misstep in universe.
Do not publish the obituary, condolences in papers
Since the ordinary things wasted are only vapors;
Instead buy rice to help the poor and indigent
Soothing the grief of people humble but exigent.
Start festal music so everybody aware of the game
That in this world life and death are of the same.
Once lying down, arms loose, eyes shut, all is chill,
Then, happiness or distress both are equally nil.
Do not build, inscribe my name/age on a tombstone;
Years will have passed, no one will have shown.
The macrocosm is immense, time succeeds time,
Billions and billions have died since the prime.
When I am dead, my funeral? do not solemnize.
Cremate it, send the ash to my country to localize.
With friends is like at home on the globe any part;
Inside myself there is still always that fervid heart.
Then, it is what that collects, compacts, maintains:
There is no difference between corpse and remains.
But the native land is with affection overflowing;
Let me return there, even as dull dust, unknowing.
Translation by THANH-THANH0
-
hanthuyen8 6 years ago
Xin kính chào tất cả mọi người,
Cháu muốn xin mọi người giới thiệu cho cháu một tựa sách hay để cháu đọc khuây
khỏa .
Cháu thích thể loại vừa thực tế cuộc sống, vừa lãng mạn, có cốt truyện rõ ràng ... và
dễ đọc .
Cháu rất mong được hồi âm . Xin cảm ơn0
-
NguoiTho 7 years ago
LỆ CHÂU
Đã mấy xuân rồi, hả bể dâu ?
Những hình bóng cũ nay về đâu ?
Có ai đốt lại lò hương ấy
Mà nhớ vô cùng, hỡi Lệ Châu !
Ta nhớ em như nhớ tháng ba (1):
Ngày giờ có đó, nghĩ không ra!
Chính ta chẳng hiểu mơ hay tỉnh;
Ta ở đây mà nhớ chính ta!
(1) 29/03/1975: Đà Nẵng (thủ-phủ Miền Trung) thất-thủ.
Ta nhớ ta là một tiếng im,
Con thuyền không bến, máu không tim,
Không hoa cho một làn hương quyện,
Không tổ nương nhờ một cánh chim!
Ta có đầu ta – một thánh-thư:
Biết đường, đâu ngại ngã ba, tư!
Lòng ta có lửa mà không bếp,
Như thiếu trùng dương cho hải-ngư!
Thiếu một thần-giao, một cảm-thông;
Đời không tri-kỷ, không tâm đồng;
Bơ-vơ như trận kình-nghê-chiến:
Biển cả tung-hoành một lão-ông!
Rồi bỗng đâu đây giữa gió khơi
Có em bỗng gọi, có ta "ơi!"
Thuyền như nhắm bến, chim tìm tổ,
Đêm muốn hừng đông, hận muốn vơi ...
Em đến – gần mà như muôn trùng,
Không tên, không lấy cả hình dung...
Nhưng em đã đến, bằng xương thịt,
Đã sưởi lòng ta ... ấm la.-lùng!
Em có là tiên... hay là... ma
Thì em cũng đã có yêu ta!
Tình em là một nguồn thi-hứng:
Bút rỉ mười năm... lại nở hoa!
Em đã theo ta mỗi bước chân,
Hòa trong hơi thở, nhập trong gân!
Có em là bạn... nên từ đó
Ta có niềm vui tự bản-thân...
Nhưng, bỗng tư bề nổi bão đêm:
Kình-ngư còn lại bộ xương lem!
Đất thành hoang đảo! dân thành rợ!
Ngư-phủ vào tù, lạc dấu em...
Nỗi nước khôn khuây, lại nỗi nhà,
Nỗi mình khắc-khoải một mình ta!
Bao nhiêu kỷ-niệm vào tro bụi
Như những kê vàng, quá-khứ xa ...
Ôi! Những ngày xanh, những ước mơ
Tan như ảo-ảnh mống trời mưa!
Thời-gian liệm lấp vào quên-lãng
Những mộng vàng son hóa mộng hờ!
Rồi có hôm nào như hôm nay:
Gió nào gợn sóng, lá nào bay ...
Cho ta gợi lại trong tâm-tưởng
Một thoáng ân-tình, thoáng rượu say ...
Trại Kho Đạn (Đà Nẵng), 1980-81
THANH-THANH0
-
NguoiTho 7 years ago
CHÚA PHỤC SINH
Chiều nay anh tìm về nước Chúa
trong lễ Phục Sinh của Người .
Có một người quen mà lạ:
em lạc trong dàn đồng ca .
Chúng mình không nhận ra nhau
vì Chúa đã trị vì tất cả:
buồng tim trản đấy nước Chúa,
chẳng còn khoang nào cho anh.
Anh chờ trước cổng thánh đường,
chút hy vọng cuối cùng anh nhóm thành ngọn nến.
Nhưng em đã tan vào cộng đoàn dân Chúa;
cô đơn anh về với đêm...
Chúa dạy con chiên hãy mở tim cho người
rồi yêu thương đồng loại .
Trái tim con chỉ đủ sức yêu nàng,
Và trong khoảnh khắc này, nàng có yêu con?
Chúa phục sinh, em cũng phục sinh.
Biết ngày mai em có trở lại đời thường
với buồn vui của cuộc đời trần thế
để nhận ra nhau sau giấc mộng thiên đường?...
NGUYỄN NGUYÊN THANH
(Đức-quốc)
JESUS RESURRECTED
This evening I searched my way to God’s range
Where they were celebrating Easter, his morale.
There I found the one familiar but now strange:
That was you who had strayed into the chorale.
We did not recognize one another at this hour:
Everything God had reserved the right to oversee.
Your ventricles were saturated in God’s power,
Not a tiny cavity in your heart was saved for me.
I waited for you at the gate in front of the church
With a glimmer of my hope I kindled a candle;
But you had already dissolved in the lambs herd;
I returned into the night my loneliness to handle.
God has taught his disciples: thou open thy heart
To love thy fellow humans all to live in chime.
Well, my heart is able only to love her, how tart!
Oh Lord, but does she love me right at this time?
Jesus was resurrected, and you were too tonight.
I wondered if tomorrow, to revert, you would deem
To recognize in life, with vicissitudes though trite,
One another, ourselves, after the paradise dream?
Translation by THANH-THANH0
-
bungsviet 7 years ago
Nick cua toi la Bungs :D
Toi rat vui duoc gap ban o vietmessenger. Toi thich doc sach, truyen tranh va xem
phim bang tieng viet
Toi cung quay vlog tren youtube0 -
mailfish 7 years ago
hi bungsviet,
thank you for sharing your video. i am very impressed with your Vietnamese.
welcome to vietmessenger0
-
Thanh-Thanh 7 years ago
TỰ TẠI... ĐÓN XUÂN
Lưu vong, hâm tám năm hơn nhỉ
Thêm một mùa xuân nữa đến rồi!
Cảm xúc theo từng hơi thở nhẹ,
Nói sao cho hết nỗi buồn, vui?
Vui? Vì đàn nhỏ đã nên người,
Dù chẳng hơn, nào có kém ai?
Cơm áo, nhà, xe... thôi tạm đủ,
Ðem tài, sức đóng góp cho đời!
Vui... vì thêm mấy triệu đồng hương,
Sống tạm yên... qua (cảnh) đoạn trường...
Ơn trả, nước người luôn hỗ trợ,
Nồi hầm trăm thứ, một tình thương!
Vui? Vì lịch sử đã sang trang,
Ðất nước vươn lên, dẫu muộn màng...
Ðổi mới, tranh đua cùng thế giới,
Lạc Hồng, giòng giống vẫn vinh quang?
Vui! Nhưng đôi lúc cũng hơi buồn.
Bọn trẻ như quên hết cội nguồn..
Ðội lốt, thằng tây... cùng trọc phú,
Bày trò trâu đánh, dại hay khôn?
Ðám văn dốt, vũ nát (dát), huênh hoang,
Thành tích khoe, quên lúc chạy làng...
Thánh thiện, anh minh... trò (nịnh, bợ)?
Theo đuôi kẻ mạnh, học làm sang!
Buồn? Vì mình trí thiển, tài sơ,
Lỡ vận, đường hoa bút..mịt mờ..
Văn nghiệp, chưa đầy ô đĩa cứng,
Hư danh, may được tiếng nhà thơ!
Buồn gì nữa? Tóc bạc, mày thưa,
Cái tật mê hoa vẫn chẳng chừa!
Dù biết người-đời ưa sắc tướng,
Bỏ nhà hàn sĩ, ngự cung vua!
Vui, buồn! nghĩ lại..chẳng buồn, vui!
Tất cả là hư với vọng thôi.
Thế giới chuyển xoay cùng vận nước,
An nhiên, tự tại... Ðón Xuân. Cười!
DƯƠNG HUỆ ANH
SATISFIED
TO WELCOME SPRING
Over twenty eight years in exile, haven’t I been?
One more spring has already returned.
So great emotions arise with each soft breath;
How can I express all joy and sorrow I am concerned!
Glad? Because my children have succeeded,
Not better but not worse than what they deserve.
Food and clothes, houses, cars... pretty enough,
They just use their skill and energy society to serve.
Happy... Because some millions of my compatriots
Are able to live in peace, away from pain,
To repay their debts to the favorable host country:
The melting pot to give mercy is to refugees to deign.
Merry? Because history has begun a new chapter,
Our fatherland has started to rise, though late.
To be under renovation to contend with the world;
The glory of the Fairies and Dragons must not bate.
Cheerful? But sometimes somewhat sad:
The young seem to forget their original brain.
They pretend to be foreigners, act like money-bags,
Organize struggle tricks - Are they wise or inane?
Those who have neither civil nor military ability
Brag about their merits, after they gave up the game!
Actually honest, judicious, or only sycophantic
Following in the tail of the snobbish - Fie for shame!
Melancholy? Because my wits and talent are still limited,
Chances missed, literary perspectives seem to gloom;
My writings remain insufficient to fill a hard disk
Although it is a mercy to be a poet I might presume.
What else to be blue?
My hair has already grown white, eyebrows sparse,
However, from my mania for Beauty I cannot abstain;
Earthly people are fond of glamour, gaudiness,
Leaving thatched huts to sit in a royal palace to feign.
Oh joy, oh sorrow!
I reconsider things and feel neither gay nor grieved,
All is only unreal and illusory profiles.
The world is changing together with the nation’s
fatal styles.
Calm, self-contented, satisfied,
I welcome Spring with laughter and smiles!
Translation by THANH-THANH0 -
bungsviet 7 years ago
dep
0
-
bungsviet 7 years ago
chao cac ban!
Nick cua toi la Bungs, rat vui duoc gap ban o vietmessenger!
Day la vlog cua toi ve dip Tet de gioi thieu minh0
-
NguoiTho 7 years ago
TIẾNG HÁT LOÀI CHIM DI
1-
Hỡi bầy chim trên khóm rừng già
hỡi đàn ngựa hoang trên cánh đồng khô
hãy thức dậy từ giờ
nghe tiếng hát và nghe lời giục giã
Hãy tiếp tục bước đi
đi suốt một ngày
một tháng
một năm
một đời
Một đời
sống
chết
không nguôi
Hãy mang đi những điều dang dở
hãy bước đi trên vô tận con đường
sẽ có gì trọn vẹn?
một niềm vui
mấy nỗi buồn!
2-
Hỡi trái tim
đời đời là máu đỏ
đời đời là yêu thương
sao cả trăm năm
trên quê cha khốn khổ
trên đất mẹ nhục nhằn
khổ đau và bội bạc
3-
Hỡi thân yêu
trăm nghìn lần yêu dấu
cuộc biển dâu làm vỡ vụn tinh cầu
thời gian qua chưa đủ mờ dĩ vãng
nên lòng còn trên chóp đỉnh thương đau
nên lòng còn trăm nghìn lời muốn nói
nên tình còn trăm nghìn điều mến thương
trong nỗi ngây ngất không cùng
hãy ném hồn lên đỉnh ngọn sầu đông
uống cạn sương mai giữa bầu trời lạnh giá
4-
Nếu im lặng như một chấp nhận
nếu bước đi như một an bài
nói làm gì
để một đời không nguôi thao thức
thêm nhọc nhằn cho toan tính ngày mai
5-
Hãy uống đi
uống cạn khối tình sầu nhung nhớ
hãy nghĩ về cuộc trùng phùng
là giả thuyết
ước mơ
hãy tạm quên ngày đau thương khổ nạn
để được yêu nhau hơn cả bao giờ
6-
Trời sẽ nắng và cây rừng hoang sẽ dậy
Bầy chim di sẽ vỗ cánh bay về
Ngày sẽ tới và mặt trời sẽ mọc
Hỡi loài người vội vã tỉnh cơn mê
SONG NHỊ
THE MIGRANTS’ SONG
1.
Oh flocks of birds over the withered woods that fly
and hordes of horses that waver in the fields so dry!
Wake up right now and from now on, you all,
to listen to this passionate song and pressing call!
Continue to advance, be strong,
all of a day long,
even a month to be bound,
a year round,
or a whole life!
A life with strife
between vital breath
and death
without end.
Take away with you what still needs to mend!
Go forwards on the infinite way!
What will be completed to repay?
a pleasure to gain:
how much pain!
2.
Oh our heart, rose-bud,
eternally with red blood
and with love for ever,
why through a century, howsoever,
in our fatherland so many a tribulation,
in our motherland so much degradation,
there have been wretched and treacherous!
3.
Oh our affectionate, precious,
thousand and thousand times dear,
the great change has pulverized our human sphere!
Time elapsed has not sufficiently dimmed our past,
our souls still are on the peak of pangs at full blast;
thus our hearts still have million words to say,
in our feelings limitless loving things still stay.
Within our never-ending thrill,
drink emptying the morning dew in the cold sky!
4.
If we keep silent as an acceptance to abide by,
if our moves are conceived as a fate,
then what is helpful to debate,
so that all life we can never subside our sorrow
but just add difficulties to our plans for tomorrow!
5.
Well, let us drink,
drain to the dregs the grief and gloom in our think!
Let us visualize the time of our return
albeit a supposition as we yearn,
a dream, whatever.
Let us just temporarily bury dolor in endeavor
in order to love one another more than ever.
6.
The jungle trees will awake in the bright dome
of the sky, the migratory birds will flap back home.
Our days will come and the sun will rise to blaze.
Oh humankind, hurry up to get up from the maze!
Translation by THANH-THANH0
-
ngbdao 7 years ago
Xin VietMessenger check dùm vì không thẻ download truyện Về miền Đất Hứa epub.
Thành thật cám ợn
Ngbdao0 -
Ω 7 years ago
Ω đã sửa Về miền Đất Hứa epub rồi nhé
Enjoy0 -
ngbdao 7 years ago
Cám ơn thật nhiều ....
0
-
Thanh-Thanh 7 years ago
TUỔI GIÀ CỦA TÔI
Tôi có thấy một bà già thiểu-não;
Con rể dâu không rảnh để chăm lo.
Cùng đồng-cảnh sống trong nhà dưỡng-lão;
Héo-hắt hồn trong thể-xác còm xo.
Tôi có gặp một ông già độc chiếc;
Cháu chắt xì-xồ, bồ-bịch nghênh-nghê.
Ra siêu-thị chơi cờ cùng bạn thiết,
Hơn ở nhà làm cái bóng dưng quê.
Tôi vẫn sợ đến khi mình lụ-khụ,
Hoặc ốm đau, nghễnh-ngãng, cần người chăm,
Tôi cũng sẽ nối theo chân các cụ,
Vào Viện nằm chôn nỗi khổ trăm năm.
Nhưng Trời Đất đoái thương đời thiện hảo,
Cho sống lâu và sức khỏe chưa vơi;
Con, cháu, chắt quây-quần vui tuổi lão;
Chưa bằng ai nhưng đã vượt bao người.
Cảm-tạ Đời, cảm-tạ Người, Cuộc Thế;
Và các con, các cháu, rất chân-tình,
Đã săn-sóc cha, ông trong lão-tuế,
Cho lòng già trẻ khỏe như thư-sinh.
Rồi mai mốt khi giã-từ tất cả,
Sē mỉm cười thoả dạ nơi hư-không;
Và con, cháu cũng thảnh-thơi, hể-hả
Vì đã tận-tình đối với cha, ông...
THANH-THANH
Kỷ-niệm sinh-nhật lần 86
MY OLD AGE
I have seen an old woman woebegone to bare:
Her children and their beds have no time to care.
She lived with co-sufferers in the home for the aged;
Gaunt, for relationship pined, about condition raged.
I have met an old man alone, sometimes staggering;
His grandchildren clatter with lemans swaggering.
He got to the mart playing with pals of same range
Rather than staying home as a disregarded, strange.
I have feared that when decrepit, doting to deliver,
Or ailing, hard of hearing, needing some caregiver,
I would also have to follow certain so pitiable soul,
Entering the retreat to inurn such distress and dole.
But Nature has deigned to mercy the fair and square,
Allowing me to live long and my health not to wear;
Offspring, grand/great kindred unite, delight shows;
Not yet equal to these, but already ahead of those.
Thank you all, Life, Humanity, and the World dear,
And my children, their seed, for being so sincere
In loving, minding, visiting me during my old age:
I may feel younger, stronger, each day a new page.
Then, when comes the day I depart, end this journal,
I be will smiling satisfied to travel to the eternal;
My descendants will be content with their chutzpah,
Nowadays to pamper such way their Dad, Grandpa.
English version by THANH-THANH
on his 86th birthday
0
-
Thanh-Thanh 7 years ago
BỤI ÐẤT VÀ HƯ-VÔ
Trưa ngày 25 tháng 12 năm 1974, tôi đang cùng với bạn-bè dự một bữa ăn nhân dịp Nô-En tại nhà của một thuộc-viên thì được Sĩ-Quan Trực từ Phòng Tình-Hình gọi máy đến báo-cáo một tin-tức khác thường.
Vào khoảng 11g30 vừa rồi, có một chiếc trực-thăng đáp xuống cạnh Trường Tiểu-Học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam. Từ trên phi-cơ bước xuống một thiếu-tướng và một trung-tá Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với một người đàn-ông và một người đàn-bà Hoa-Kỳ. Người đàn-ông có mang theo một cái hộp trên tay.
Viên trung-tá vào trường, dẫn bác Cai Trường ra, giới-thiệu với mấy người kia; rồi bác Cai Trường vào trong mang ra một cái xẻng, theo sự chỉ-dẫn của hai người Mỹ, đào một cái lỗ, ngay giữa hàng-rào phân chia khoảng sân bên hông trường ấy với con đường hương-lộ bên ngoài, chôn xuống đó cái hộp từ tay của người đàn-ông Hoa-Kỳ, lấp đất lại, rồi xóa sạch dấu đất mới, để chỗ đó trông giống bình-thường như không có việc gì xảy ra.
Xong, bốn người kia trở lên trực-thăng bay đi, và bác Cai Trường vào trường.
Mọi việc xảy ra mau lẹ như đã được sắp-đặt từ trước rồi.
Lúc chôn cái hộp là vào khoảng 12 giờ trưa.
*
Tôi đoán là có cái gì bí-mật, mà nhà chức-trách địa-phương giấu kín, hoặc không biết rõ nên Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh Quảng-Nam chỉ báo-cáo đơn-giản thế thôi. Cho nên, do tò-mò nghề-nghiệp, tôi về nhà sớm và bắt tay vào việc ngay.
Sau khi gọi điện-thoại hỏi Trung-Tâm Hành-Quân thuộc Sư-Ðoàn I Không-Quân và Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I, tôi tổ-chức một chuyến đi vào Quảng-Nam quan-sát tại chỗ, đồng-thời tiếp-xúc với các mật-viên quanh vùng, để biết thêm chi-tiết về vụ này...
*
Bác Nam thanh-minh:
– Tôi cứ tưởng là chỉ cần báo-cáo những gì liên-can đến cộng-sản mà thôi, còn đây là vấn-đề tình-cảm cá-nhân mà các người trong cuộc đã yêu-cầu tôi giữ kín giùm...
Thiếu-Tá Sơn đỡ lời tôi:
– Không ai trách-móc bác đâu. Bác hãy kể chuyện về người Mỹ tên Sam đi.
Bác Nam kể:
– Ðầu năm 1971, Toán Dân-Sự-Vụ của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ hoạt-động tại Quận Ðại-Lộc thay đổi cấp chỉ-huy.
“Người mới đến là Đại-Úy Sam, một thanh-niên đẹp trai, hiền-lành, nhã-nhặn, bình-dân. Anh rất lanh-lợi và có nhiều sáng-kiến hay.
“Công-tác nổi bật đầu tiên là anh thành-lập một Hội Việt-Mỹ cho Quận Ðại-Lộc. Anh chịu khó đi thuyết-phục để mời vào Hội không những chỉ các viên-chức chính-quyền như Quận-Trưởng, Phó Quận-Trưởng, Chỉ-Huy-Trưởng Cảnh-Lực, Trưởng Chi Thông-Tin, Trưởng Phòng Văn-Hóa Giáo-Dục, Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học, các sĩ-quan thuộc Chi-Khu, Xã-Trưởng, giáo-sư, giáo-viên, phụ-huynh học-sinh, học-sinh tiểu+trung-học, v.v... như thường-lệ, mà anh còn mời cả các thương-gia, nông-dân, tài-xa, tài-công, lâm-dân, ngư-dân, v.v... cùng với một số tu-sĩ Phật-Giáo trong vùng.
“Với Hội Việt-Mỹ của Sam, sinh-hoạt ở đây sinh-động hẳn lên. Hội-viên gồm mọi tầng-lớp xã-hội. Sách+ báo từ phía Hoa-Kỳ phân-phát, phổ-cập hầu như đến từng gia-đình. Hoạt-động không chỉ thu gọn trong các kỳ họp, mà còn thể-hiện qua bất-cứ cơ-hội nào có người Mỹ xuất-hiện trong làng xóm Việt-Nam.
“Sam đề-nghị, và được phía Việt-Nam đồng-ý, dùng phòng học của Lớp Năm trường tiểu-học Lộc Mỹ này làm nơi trao-đổi văn-hóa, dạy tiếng Anh vào buổi tối, vì nơi đây thuận-tiện cho sự đi lại của mọi người.
“Phòng này nằm ở đầu dãy, bên hông có một cửa sổ nhìn ra hàng-rào che khuất tầm mắt của người qua đường. Phía bên kia đường, các ông thấy đấy, có một cây đa cành lá sum-suê, rễ ở gốc cây cao hơn mặt đất, người nào vóc cao mà đứng lên trên đám rễ, tựa vào gốc cây nhìn vào cửa-sổ thì trông thấy mặt cô giáo rõ-ràng.
“Giáo-viên Lớp Năm là cô Diệu-Hương, hoa-khôi toàn Quận, năm ấy vào khoảng hai mươi, dịu-dàng, lễ-phép, đứng-đắn, siêng-năng.
“Phòng học Lớp Năm trước kia là nơi cô đến soạn bài, chấm bài cho học-sinh, và tự học thêm chương-trình đại-học vào các ngày nghỉ và mỗi buổi tối, thì nay còn là nơi cô đến làm công-việc của Hội với tư-cách thư-ký, học tiếng Anh, dạy tiếng Việt cho ngưới Mỹ, giúp chiếu phim, điều-khiển máy ghi-âm, v.v...
“Cha mẹ cô thuộc giới trung-nông, sùng Ðạo Phật và chịu ảnh-hưởng Ðạo Nho.
“Sự giao-tiếp giữa cô với Sam, trong khung-cảnh chung của sự tiếp-xúc giữa hai bên Việt-Mỹ, có bắt tay, có vỗ vai, nhất là giữa đàn-bà con-gái Việt Nam với đàn-ông Hoa-Kỳ, bề ngoài là chuyện tự-nhiên, nhưng cha+mẹ cô rất lo, nên đã nhờ tôi theo dõi, ngăn ngừa giùm, sợ đi quá xa.
“Tôi là Cai Trường, làm liên-lạc-viên của Hội, vừa sắp dọn rồi cất dẹp mọi thứ trước và sau mỗi buổi, vừa tham-dự học tiếng Anh và dạy tiếng Việt, nên tôi có mặt hầu hết mọi lần Sam và Diệu-Hương gặp nhau. Và tôi đã thấy ngay một mối tình trai+gái chớm nở giữa hai người, ngày càng sâu nặng hơn.
“Quả thật là tôi đã có đồng-lõa với hai người.
“Thứ nhất là vì tôi thấy Đại-Úy Sam thật tình yêu Diệu-Hương, muốn xây-dựng lâu dài. Anh đi lễ chùa vào rằm, mồng một âm-lịch, tìm hiểu Ðạo Phật, học hỏi phong-tục tập-quán Việt-Nam. Anh biếu quà và tham-gia mọi cuộc vui với trẻ em vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè, Trung Thu. Anh đưa Y-Tế Mỹ đi săn-sóc từng cụ già, cứu-trợ từng nạn-nhân bị Việt-Cộng pháo-kích, giật mìn. Anh giúp lợp nhà, sửa đường, đào mương, tích-cực hơn cả cán-bộ của mình. Dân-chúng nhờ anh rất nhiều.
“Mà điều quan-trọng là anh trân-trọng người yêu, không hề sỗ-sàng bậy-bạ như đa-số người Mỹ khác. Sam nói riêng với tôi là anh sẽ xin chính-thức cưới Diệu-Hương. Tôi biết là có nhiều cô-gái Việt-Nam lấy chồng Mỹ đường-hoàng, nên tôi yên tâm.
“Thứ nữa là vì tôi nghĩ: nếu cho cha+mẹ cô biết thì chắc ông+bà sẽ cấm hẳn cô tới+lui với Hội Việt-Mỹ; mà không có cô thì Hội tất-nhiên sẽ tan, vì anh sẽ dời Hội đi nơi khác, tôi mất việc làm với đồng lương cao và tiền lời bán đồ giải-khát, bánh, kẹo, cháo, chè mỗi đêm.
“Mãi đến hôm nay, giữ đúng lời hứa với hai người trong cuộc, tôi vẫn chưa kể cho cha+mẹ cô biết về mối tình giữa hai người.
“Huống chi Đại-Úy Sam thì đã về nước từ sau Nô-En năm ấy, và cô Diệu-Hương thì cũng đã bỏ đi đâu biệt-tích từ sau Nô-En năm ngoái, 1973...”
– Từ khi Sam rời Việt-Nam, đến khi Diệu-Hương đi biệt, là hai năm trời, hai người có còn liên-lạc với nhau hay không? Ðời sống tình-cảm của cô thế nào?
– Anh vẫn gửi thư đều-đặn, hàng tháng, cho cô, qua tôi; tôi đều chuyển lại tận tay; nhưng cô nói là cô không trả lời. Tôi không được biết trong thư anh nói những gì.
“Có nhiều thanh-niên Việt-Nam cũng như vài ba người Mỹ có vẻ săn đón cô hơn, nhưng cô đối xử với họ bề ngoài tự-nhiên như đối với Sam trước kia, chứ không có gì khác hơn.
“Cuối năm 1972 thì cô đổi về dạy ở Tam-Kỳ, thuộc Tỉnh Quảng-Tín; cuối tuần về nhà thường ghé thăm tôi.
“Tôi hiểu là cô rất buồn, ít nói hơn, da xanh hơn...
“Ðây là bức thư của cô đã viết cho Sam vào dịp Nô-En năm ngoái. Cô không gửi nó qua Mỹ mà lại nhờ tôi cất giữ như một bằng-chứng hoặc một di-vật lưu lại cho Sam; tôi không mở xem. Cô đã dặn tôi: nếu đến hết ngày Nô-En năm nay, tức là 12 giờ khuya hôm nay, mà Sam vẫn không trở lại gặp cô, thì xin tôi hãy giải giùm lời thề, bằng cách đốt nó ở gốc cây đa, là nơi anh đã đứng đó nhiều lần hướng về cửa sổ say-đắm nhìn vào...”
*
Lộc-Mỹ, ngày 25/12/1973
Anh Sam yêu-dấu,
Ðây là bức thư đầu tiên mà cũng là bức thư cuối cùng em gửi anh, người đàn-ông đầu tiên mà cũng là người đàn-ông cuối cùng trong đời em. Nội-dung chỉ là EM YÊU ANH. Nhưng vấn-đề không chỉ đơn-giản như ba tiếng “em yêu anh”.
Anh là người Mỹ học-thức, giàu-có, mạnh-khỏe, trẻ-trung, can-đảm, cần-cù, nhân-ái, vị-tha, hào-phòng, tự-do.
Những quân-nhân như anh, ngoài các cuộc hành-quân còn dành thêm tâm-trí, công-sức và thì-giờ để làm công-tác xã-hội giúp ích cho người xung quanh, thật là hiếm-hoi. Trong cương-vị của anh, anh xứng-đáng tiêu-biểu cho một dân-tộc hùng-cường, nghĩa-hiệp, vượt vạn dặm trùng-dương đến đây hy-sinh xương máu để bảo-vệ, kiến-thiết, và phát-triển Việt-Nam nghèo-yếu khổ-nạn quê-hương em.
Anh là một thanh-niên lịch-thiệp, nói theo các bạn em là “con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai”, yêu đời, yêu người, biết kính già quý trẻ, biết tôn-trọng những giá-trị tinh-thần, nhất là tôn-trọng người mình yêu.
Anh đã cho em biết thế nào là mãnh-lực ái-tình, thế nào là tình yêu không phân chia chủng-tộc, màu da. Anh vừa lãng-mạn phác-họa một cảnh gia-đình hạnh-phúc tràn-trề, vừa thực-tế dự-trù sau khi xuất-ngũ sẽ tiếp-tục học lấy bằng Master, lấy bằng Ph.D., dọn đường cho sự-nghiệp tương-lai. Anh đặt kế-hoạch cho tiền-đồ của cả hai chúng mình. “Anh đã cho em Niềm Tin trong Tình Yêu”...
Nhưng vì cha+mẹ em không chấp-nhận việc một người con-gái Việt-Nam lấy chồng người nước ngoài (em biết điều đó qua nhiều lần ông+bà phê-bình người khác trước mặt em, và qua lời ông+bà nói với bác Nam mà bác ấy kể lại với em), nên em đành phải giấu-giếm mọi người, trừ bác Nam mà em đã thú thật sau này.
Yêu nhau mà phải lén-lút, còn gì bực-bội và xấu-hổ bằng!
Hy-vọng duy-nhất của em là chờ đến ngày em hai mươi mốt tuổi, là tuổi hợp-pháp tự mình quyết-định hôn-nhân của mình; nhưng không phải là để tự-do làm giấy hôn-thú với anh, mà là để dễ thuyết-phục song-thân em chấp-nhận mối tình của chúng mình, vì em không thể làm một đứa con bất-hiếu – bất-hiếu vì làm trái ý cha+mẹ, bất-hiếu vì làm cha mẹ mất mặt với mọi người.
Nhưng, nếu ông+bà vẫn không đồng-ý thì sao? Ðó là điều mà em không dám giải đáp, vì chỉ nghĩ đến là em đã thấy sợ rồi.
Ðùng một cái, anh được lệnh hồi-hương. Một việc bình-thường mà thời-gian qua đắm chìm trong tình yêu em không nghĩ đến. Hết hạn tùng-quân thì phải về thôi!
Tuy thế, có lý nào chấm dứt mọi sự ngang đây sao anh?
Nhưng anh đã trấn-an em. Anh hứa là sẽ tìm đủ mọi cách trở lại Việt-Nam, dù với tư-cách quân-nhân hay nhân-viên dân-chính, thường-dân.
Qua năm 1972 thì Hội Việt-Mỹ dời đi nơi khác.
Em sống xa anh, lại không còn gần những cảnh sinh-hoạt thân quen do anh tạo nên và vẫn mang đậm dấu ấn của anh, nên em cảm thấy cuộc sống trống vắng, lạt-lẽo vô cùng, dù anh vẫn gửi thư về đều đều; nên qua Nô-En thì em đã xin thuyên-chuyển về dạy ở Tam-Kỳ.
Em về Tam-Kỳ để gần căn-cứ Chu-Lai, để được thấy các bạn anh nhiều hơn, để đỡ nhớ anh hơn, và để càng nhớ anh hơn.
Anh yêu! Cuộc đời không chiều lòng người. Nô-En 1972 anh chưa trở lại được, nhưng vẫn còn nhiều hy-vọng, vì chiến-tranh vẫn còn. Nô-En 1973 anh không trở lại được, thì đâu còn hy-vọng, vì chiến-tranh không còn. Phải chăng hy-vọng chỉ còn, tình yêu của chúng ta chỉ còn, khi vẫn còn chiến-tranh, cuộc chiến khốc-liệt mà chúng mình muốn sớm kết-thúc? Nhưng, kết-thúc như thế nào, có phải là trong chia-lìa, mất-mát, đổ-vỡ, đau-thương không anh?
Nô-En năm nay em có một quyết-định mới. Em bỏ gia-đình, em bỏ việc làm, em thử... tìm về Hư-Vô, một cõi sắc-không không-sắc – như anh đã có nghiên-cứu và nói là đã lĩnh-hội được rồi – vì cuộc đời quả là bể khổ, oái-oăm phi-lý quá, phải không anh? Cha+mẹ em ép buộc em phải kết-hôn với một người mà em không yêu. Thế là em đã có lý-do để thoát-ly gia-đình mà không làm cho ai đổ lỗi cho anh.
Thời-hạn ba năm của lời thề xưa vẫn còn. Anh còn một năm để giải lời thề trước cây đa làng cũ. Anh còn một năm để thử-thách lòng anh. Em đã cố tình không viết một dòng chữ nào cho anh từ hai năm qua, trừ lời nhắn miệng với các người bạn mà anh nhờ gặp, rằng em trọn đời yêu anh và sẽ trung-thành với anh, cốt để giúp anh trắc-nghiệm tình anh. Nếu anh trở lại được, thì anh đi tìm em được; Tình Yêu sẽ hướng-dẫn anh. Nếu anh không tìm ra em, mà anh vẫn muốn tìm em, thì đêm Nô-En 1974 em sẽ chờ anh ở Nhà Thờ năm xưa; chậm lắm là vào 12 giờ khuya ngày 25, phút cuối cùng của thời-gian thử-thách, em sẽ chờ anh ở gốc cây đa.
Ở gốc cây đa đó, em đã đón nhận nụ hôn đầu tiên của người khác phái, em đã trao anh nụ hôn đầu tiên của người con gái, là lần đầu tiên em ngây-ngất mê-ly, là lần đầu tiên em sẵn-sàng chết đi trong vòng tay siết chặt của người yêu. Ôi, nụ hôn ngọt-ngào như lời thề-nguyền buổi sáng mùa xuân cuộc đời, mà cũng là nụ hôn đắng-cay mùi vị chia-ly chúng mình dành cho nhau trước ngày anh xa em.
Anh không sợ ma, em không sợ ma, nhưng hầu hết những người dân làng ở đây đều sợ ma. Nhờ họ sợ ma nên họ để yên cho chúng mình gặp nhau giữa khuya bên gốc cây đa nhiều đêm. Những lần ấy, anh có biết đâu, em lo sợ vô cùng: không phải là sợ có người biết được mối tình mà chúng mình giữ kín, mà là sợ Việt-Cộng tìm cách ám-hại anh, vì chúng đã hơn một lần muốn nhờ tay em...
Bây giờ thì anh đã hiểu rồi đấy. Nụ hôn biểu-hiện lời thề. Ðời em chỉ hôn một người; người đó, trên đạo-lý, đã là chồng em.
Em còn nhớ mấy câu Kinh Thánh mà anh đã giảng cho em: “Không được thề dối!” và “Không được phạm tội ngoại-tình!”; và: “Hễ ai ly-dị vợ mà không phải vì cớ vợ mình gian-dâm thì tức là khiến cho nàng ngoại-tình!” (Matthew 5:33, 27, 32)...
Em không ngoại-tình, em không gian-dâm; em chỉ yêu một mình anh. Nếu không có anh thì em sẽ là hư-vô, vì đời trở nên hư-vô.
Ðây cũng là một cuộc thử-thách tối-trọng và tối-hậu về phần em: do nơi anh, và do lời hẹn của anh, em sẽ trở về sống với hạnh-phúc trần-gian, hay sẽ tiếp-tục và vĩnh-viễn trở thành sắc-không...
D.H.
*
– Và đây là mười hai bức thư của Sam; Diệu-Hương không ghé lấy từ mười hai tháng nay...
Trời đã xế chiều. Tôi tranh-thủ mở đọc bức thư mới nhất của người thanh-niên đã từng một thời là Đại-Úy Sam:
New York, December 1974
Diệu-Hương, người yêu duy-nhất của anh:
Cả ba năm nay em không viết thư cho anh. Anh chấp-nhận, vì đó là ý muốn của em mà em đã nói cho anh biết trước rồi; nhưng trong thâm-tâm anh bao giờ cũng mong ước và ngóng chờ thư em.
Vậy mà giờ đây thì anh không còn trông đợi thư em nữa, em biết vì sao không?
Ngay khi gặp em là anh yêu em. Ðồng-thời, sau khi đã ở Việt-Nam rồi, đã hiểu Việt-Nam rồi, là anh yêu luôn Ðất Nước và đồng-bào em.
Anh về Hoa-Kỳ không phải chỉ để vận-động trở lại Việt-Nam với em mà thôi, mà là còn để nói lên tiếng nói của lương-tri, chống lại phong-trào phản-chiến, kêu gọi tinh-thần khử-bạo phù-nguy vốn là truyền-thống cao-đẹp của dân-tộc Hoa-Kỳ.
Thế nhưng kết-quả ngược lại.
Ma-quỷ đang hồi cực mạnh; người ta không nghe tiếng nói thống-thiết của những con người chính-trực như anh, thậm-chí bác đơn thỉnh-cầu của anh xin được một lần trở lại Việt-Nam.
Và bây giờ thì nước Mỹ đã bỏ cuộc rồi.
Anh còn mặt-mũi nào sống trên đời này mà làm người thua cuộc, hả em? nhất là trong cuộc tình của chúng mình mà hạn chót của lời thề đã đến rồi.
Trong quá-khứ, nước Mỹ đã từng cứu Pháp, giúp Ðức, tiếp-trợ Âu-Tây, nâng Nhật-Bản, vớt Ðại-Hàn, che-chở Á-Ðông.
Trong tương-lai, nước Mỹ chắc-chắn sẽ còn hành-hiệp cái-thế độ-nhân.
Nhất-định mọi người sẽ phải xét lại thái-độ yếu hèn của ngày hôm nay.
Riêng đối với em, anh đã giữ tròn danh-tiết cho em.
Trong đêm cuối cùng, bên gốc cây đa, em đã lịm người trong vòng tay anh, phó mặc hoàn-toàn cho anh. Nhưng anh kính-trọng tinh-thần văn-hóa Ðông-Phương...
Anh sẽ không để cho ai biết gì về mối tình vô-vọng của chúng mình.
“Khối tình mang xuống tuyền-đài khôn tan...”
Nếu còn có thoáng chốc nào em nhớ đến anh, thì xin em hãy tin rằng, đến tận hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình, anh vẫn chỉ biết một lòng yêu em.
Tình Yêu ấy là sinh-khí cho hình-hài này, vốn là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất mà thôi.
Xin cho linh-hồn anh được thanh-thoát, làm một Romeo, một Trương Chi...
SAM
*
Thiếu-Tá Sơn, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, nãy giờ ghé mắt cùng đọc theo tôi, phát-biểu:
– Như thế là cô Diệu-Hương đã tái xuất-hiện ở Nhà Thờ đêm qua, và sẽ có mặt ở gốc cây đa đêm nay...
Tôi nghĩ: “Ðoạn cuối câu chuyện không thuộc nhiệm-vụ của mình. Mình chỉ tìm biết xem cô là ai, lâu nay làm gì, ở đâu; thế thôi”.
Tôi bắt tay từ-giã Sơn:
– Tất cả thư-từ, và những việc gì xảy ra đêm nay, về sau, hoàn-toàn để tùy bác Nam giải-quyết. Bây giờ thì tôi phải về; còn nhờ anh Hòa trong Quảng-Ngãi, anh Song trong Quảng-Tín, và anh Ðảm ngoài Thừa-Thiên, dĩ-nhiên là cả anh nữa, tìm xem cô đang tu ở chùa nào...
*
Ðà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 1974
PHIẾU TRÌNH
Kính trình...
tại SÀI-GÒN
Tiếp theo công-điện số...
Kính xác-nhận điện-trình sơ-khởi về việc...
Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I xác-nhận chính Thiếu-Tướng Hoàng Văn Lạc, Phó Tư-Lệnh Quân-Khu I, thừa lệnh Cấp Trên, với sự hướng-dẫn của trung-tá Quận-Trưởng Quận Đại-Lộc, đã dùng trực-thăng đưa hai người Mỹ liên-hệ đến Xã Lộc-Mỹ trưa ngày hôm nay, 25-12-1974.
Hai người Mỹ ấy là đại-diện của một văn-phòng Chưởng-Khế Mỹ, thi-hành di-chúc của một người tên Sam.
Theo di-chúc của Ông Sam thì sau khi ông tự-tử chết đi, thi-hài được thiêu thành tro, đem đến chôn ở hàng-rào của trường tiểu-học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quận Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam, Việt-Nam, ngay hướng mắt nhìn từ gốc cây đa vào khung cửa sổ Lớp Năm, giữa ngày Nô-En năm nay...
Chúng tôi đã đến tận nơi tìm hiểu, được biết:
Nguyên...
*
Sáng sau, tôi đang đọc lại bản lưu Phiếu Trình nói trên thì Sĩ-Quan Trực Phòng Tình-Hình báo-cáo rằng các Chánh Sở Ðặc-Cảnh các Tỉnh đã có mặt sẵn, đang chờ lệnh tôi trên máy điện-đàm.
Thiếu-Tá Thái Văn Hòa của Tỉnh Quảng-Ngãi được tôi hỏi trước, trả lời:
– Ở Tỉnh Quảng-Ngãi có chùa Thiên-Ấn và nhiều chùa khác, nhưng không có ni-cô nào giống với đối-tượng cần tìm...
Thiếu-Tá Ðặng Văn Song, Chánh-Sở của Tỉnh Quảng-Tín, báo-cáo là chưa tìm ra.
Chánh-Sở Trương Công Ðảm của Tỉnh Thừa-Thiên liền xin xác-nhận:
– Ngoài này chúng tôi đã tìm ra được cô rồi.
“Cô ở ngay Chùa Sư-Nữ nổi tiếng của Miền Trung. Tại đây, cô giấu lý-lịch; ngoại-trừ Sư-Bà trụ-trì, còn với người khác thì cô xưng một tên khác, nhưng thường chỉ dùng pháp-danh mà thôi. Cô không bao giờ tiếp-xúc với người ngoài chùa. Trước đây đã có nhiều người từ trong Ðại-Lộc ra tìm, nhiều lần mà không gặp được. Riêng ngày hôm kia, cô đã xin phép đi vào Quảng-Nam thăm nhà...”
Tôi cám ơn các anh, rồi hỏi Thiếu-Tá Lâm Minh Sơn của Tỉnh Quảng-Nam tình-hình đêm qua thế nào.
Sơn đáp:
– Ðêm qua, chúng tôi không thấy Diệu-Hương đến gốc cây đa. Có lẽ cô đã nấp kín, cũng gần đâu đó mà thôi. Nhưng không thấy Sam xuất-hiện thì cô đến đó làm gì!
“Còn bác Nam thì, vào lúc 12 giờ khuya, sau khi đốt xong bức thư của cô ở gốc cây đa, đã chôn luôn các bức thư của Sam vào chỗ đã chôn cái hộp mới được đưa đến từ nửa vòng trái đất bên kia...”
LÊ XUÂN NHUẬN0
-
Bbutlong 7 years ago
Tôi đã nhìn thấy tựa sách Vòng Tay Lửa của Nguyên Vũ nhưng không biết làm thế
nào để đọc được nó.
Rất mong được giúp đỡ.0 -
mailfish 7 years ago
truyện Vòng Tay Lửa 1 đang được scan và tiếp tục đăng
0 -
Bbutlong 7 years ago
cám ơn rất nhiều. Chờ đợi bao lâu nay, giờ sắp thành hiện thực.
0
-
ThườngSơn 7 years ago
Thường Sơn xin chào tất cả
Dạo nầy VM ngày càng phát triễn, chắc không còn ai nhớ Thường Sơn hén0 -
mailfish 7 years ago
fish là đàn ông mà còn nhớ Thuờng Sơn huống chi mấy cô chắc nhớ Thường Sơn nhiều nhiều hihihihi
0 -
ThườngSơn 7 years ago
Fish ơi!! Mấy cô mà nhớ chắc là đòi nợ TS đó hahah lol
0 -
mailfish 7 years ago
Nợ tình hả Thương Sơn ?
0 -
ThườngSơn 7 years ago
TS làm gì có tình mà nợ hahah
0 -
Rainman 7 years ago
Hé-lo ban minh TS...
R đã trở lại và còn lợi hại hơn haaaaaaaaaaaaa0
-
NguoiTho 7 years ago
Đây là một bài thơ của Thanh-Thanh trong tuyển-tập "Vietnamese Choice Poems" của Nhuan Xuan Le, gồm nhiều thi-sĩ nhất, mà thơ được dịch sang thơ tiếng Anh, tác-phẩm được Nhà Tổng-Phát-Hành Amazon đưa vào danh-sách "Favorite Books of the Year" trong Mục "Best Books of 2014":
THANK YOU, AMERICA!
First published in “Wind in the Night Sky”
(Maryland: The National Library of Poetry, 1993)
Thank you, America! for rescuing us from hell,
Humble humans deprived of all rights to life.
In our old country our enemies cruelly quell
Laborers, intellects, revolutionaries, monks alike.
Thank you, America! for teaching us systematism
By which military is only a part of attribution.
In our late republic existed militarism
Causing dictatorship to erode the constitution.
Thank you, America! for the example to settle
The difference between politics and religion.
In our poor nation the priests did meddle
In worldly powers, and it was mutual demolition.
Thank you, America! for granting us medium
To develop our bodies and expand our minds.
In our left-behind state there is no freedom
To work and enjoy, think and express any kinds.
Thank you, America! for nursing us deep hope
For a near future we can True Virtue attain
So that our Motherland emerge on the globe,
Our People, with your help, Man’s Value regain.
THANH-THANH
CẢM-TẠ HOA-KỲ
Xin cảm-tạ Hoa-Kỳ đã cứu chúng tôi
Thoát quỷ dữ cướp Quyền Người, Quyền Sống.
Trên quê cũ, chúng trù nòi, dập giống,
Dù trí-thức, bình-dân, cách-mạng, tu-hành.
Xin cảm-tạ Hoa-Kỳ về bài học phân-ranh
Giữa quân-lực với quyền-hành chính-trị.
Nước cũ chúng tôi, nằm trong tay vũ-bị,
Dị-ứng độc-tài nên cơ-cấu khuynh-vong.
Xin cảm-tạ Hoa-Kỳ về gương sáng nêu chung,
Phân-lập rõ giữa giáo-quyền, chính-sự.
Dân cũ chúng tôi bị khuôn rào trí-lự,
Giáo-sĩ độc-tôn nên sự-nghiệp suy-đồi.
Xin cảm-tạ Hoa-Kỳ đã hiến sẵn sinh-môi
Cho thể-xác lẫn tinh-thần phát-triển.
Dân nước chúng tôi mất tự-do thể-hiện
Quyền làm ăn, suy nghĩ, phát-biểu, an-sinh.
Xin cảm-tạ Hoa-Kỳ đã nuôi dưỡng Niềm Tin
Về một Tương-Lai phục-hồi chân-giá-trị
Cho Quê Mẹ chúng tôi rỡ-ràng địa-vị
Trên mặt địa-cầu ai nấy góp công xây...
THANH-THANH
From: Loc Vu
Date: July 26, 2015 at 1:59:59 AM PDT
To: Loc Vu
Subject: Thank you America
Giao Chỉ San Jose
Kính gửi quý độc giả trên internet
Chúng tôi xin gửi đến các bạn vào dịp cuối tuần này tổng cộng 5 tài liệu. Thứ nhất là bài Cảm ơn nước Mỹ, nói về ngày tổ chức về đề tài này thứ bẩy 15 tháng 8-2015 tại San Jose. Phần thứ hai là l thư riêng mời đồng hương tại San Jose vui lòng đến dự. ...
Số1 Cảm ơn nước Mỹ.
Sau khi đã viết về chương trình Cảm ơn anh, người thương phế bình VNCH, xin giới thiệu quý vị về công cuộc vận động khiêm tốn hơn dành cho ngày Cảm ơn nước Mỹ. Chúng tôi mời đồng bào tham dự ngày cảm ơn Hoa Kỳ lúc 10 giờ sáng thứ bảy 15 tháng 8-2015 tại Santa Clara County số 70 W. Hedding San Jose.
Đây là một chương trình đơn giản nhưng hết sức khác biệt và vô cùng ý nghĩa. Sẽ có phần tiếp tân, triển lãm, tổng kết thành quả xã hội dân sinh cho chức quyền cấp liên bang và địa phương trình bày. Sẽ có phần văn nghệ chọn lọc, phần chiếu phim duyệt lại con đường định cư 40 năm qua. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin ghi lại những nỗ lực nước Mỹ đã dành cho dân ty nạn Việt Nam trong 4 thập niên vừa qua. Năm nay đặc biệt là năm kỷ niệm 80 năm đạo luật về số an sinh xã hội ra đời năm 1935. Năm nay cũng là năm sinh của medicare (1965). Đạo luật này đã đạt đến tuổi 50. Thêm một bước nữa, chúng ta ghi nhận người Việt tỵ nạn đã định cư dưới triều đại của 7 vị tổng thống Hoa Kỳ. Đó là các ông Ford, Carter, Reagan, Ông Bush cha, ông Clinton, ông Bush con và bây giờ là ông Obama. Tổng thống Ford là người quay lưng lại Sài Gòn nhưng chính ông chấp thuận đón tiếp trẻ mồ côi Việt Nam và đồng thời ra lệnh tổ chức chào đón 135 ngàn ty nạn đầu tiên đến từ Việt Nam. Sau ông Ford là đến ông tổng thống Carter. Ông là người có duyên nợ nhiều nhất với thuyền nhân dù chỉ trải qua có một nhiệm kỳ. Đạo luật quan trọng là Refugee Act ký ngày 17 tháng 5-1980 bao gồm vấn đề tiếp nhận và định cư ty nạn mà phần lớn là từ Việt Nam đến. Ông Carter cũng là người tăng cấp khoản nhận dân Việt từ 17 ngàn lên 50 ngàn một tháng khi thuyền nhân tràn ngập càc trại Đông Nam Á. Cũng trong năm 1980 chính phủ ban hành luật nhận con lai được gọi rất tình cảm là con lai hồi hương.Amerasian Homecoming Act. Riêng về chương trình ODP ra đi có trật tự toàn thế giới dự trù nhận 623,500 người thì riêng Mỹ đã nhận 458,367. Một đạo luật khác tạm gọi là luật nhận HO do tổng thống Reagan ký năm 1988 được coi là một dữ kiện lịch sử quan trọng sau chiến tranh Việt Nam. Cũng cần ghi nhận thêm rằng ngay khi vào Hoa Kỳ, dân Việt được hưởng trợ cấp dưới nhiều hình thức do các đạo luật về an sinh ra đời từ 80 năm trước dưới thời của tổng thống Roosevelt. Trong các năm 1952 qua năm 1965 đã có luật về di dân và quốc tịch nằm chờ sẵn. Chúng ta là di dân tỵ nạn dù đến sau mấy chục năm nhưng đã thụ hưởng ngay quyền lợi di dân từ ngày đầu. Đó là những lý do hết sức thực tế để ít nhất cần đứng lên nói lời cảm ơn nước Mỹ. Chúng tôi tổ chức lần này sẽ có sự hiện diện của tất cả các vị dân cử của 15 thành phố trong quận hạt thung lũng điện tử Santa Clara.Đồng thời cũng có mời các vị thị trưởng và quận hạt láng giềng từ San Francisco đến Alameda, Oakland. Xin quý vị đồng hương ghi nhận và tham dự.Trân trọng kính mời. (IRCC, Inc/Dân Sinh Media/Việt Museum)
Số 2
THANK YOU AMERICA Kính gửi quý thân hữu và khán thính giả.
Thứ Nhất: Chúng tôi xin đại diện cho cơ quan IRCC, Dân Sinh Media và Việt Museum kính mời quý vị bớt chút thì giờ đến dự ngày họp mặt qua đề tài Cảm ơn nước Mỹ. Sẽ bắt đầu từ 10 giờ sáng ngày thứ bẩy 15 tháng 8-2015 tại hội trường Santa Clara County 70 W. Hedding San Jose. Chương trình gồm có tiếp tân thức ăn nhẹ, xem triển lãm phía ngoài và 12 giờ trong hội trường bắt đầu nghi lễ, chiếu phim, văn nghệ, thông tin tổng kết 40 năm định cư, tuyên dương và lời cảm ơn nước Mỹ. Chi tiết được ghi trong thiệp mời đính kèm bằng Anh Ngữ.
Thứ hai: Xin lưu ý đây cũng là dịp ghi dấu 80 năm, kể từ 1935 chính phủ ban hành luật phúc lợi dân sinh qua chương trình cấp thẻ an sinh xã hội. Ghi dấu ngày ban hành luật Medicare 50 năm.(1965). Ghi dấu 40 năm ngày người Việt đầu tiên qua tỵ nạn định cư tại Mỹ.(1975). Ghi đấu 39 năm thành lập cơ quan thiện nguyện IRCC (1976)
Thứ Ba: Sẽ có sự hiện diện của các dân biểu, thượng nghị sĩ, thị trưỏng tất cả các thành phố Bay Area, các giám sát viên, các thành phần trong cộng đồng Việt Nam Vịnh Cựu kim Sơn. Chương trình sẽ đơn giản nhưng đầy ý nghĩa và diễn tiến bằng Anh Ngữ. Quý vị nên mời bạn Mỹ và đặc biệt là các gia đình bảo trợ tham dự. Xin thông báo cho chúng tôi để dành chỗ trong hội trường. ...0 -
Ω 7 years ago
Link to the book "Vietnamese Choice Poems" on amazon :http://www.amazon.com/Vietnamese-Choice-Poems-Nhuan-Xuan/dp/1493121960/ref=la_B00IVOHASW_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1439522037&sr=1-1
0 -
Rainman 7 years ago
Thiệt tinh.. Đọc mà chẳng hiểu gì, lơ mơ sao đo.
Chắc nên chuyển wa mục politics hở Fish...
Heheheh.. Longgggggggggggggggggg time no see.
0
-
NguoiTho 7 years ago
BÀI THƠ CUỐI CÙNG
gửi Thanh-Thanh
Lòng buồn như một chiều mưa
Run run viết một bài thơ... cuối cùng...
Không hiểu vì sao tôi cũng viết
Những giòng thơ lạnh giữa chiều nay.
Lòng cô đơn quá, sầu không hết;
Nắng loãng chiều tang phủ gót giày...
Đọc mãi vần thơ tự xứ Trung,
Những vần thơ giá buốt như đông:
Chao ôi! sâu kín là rung động
Im lặng trong hồn, ai biết không?
Muốn viết bao nhiêu, muốn nói nhiều;
Hỡi ơi! tình-cảm đã hoang-liêu!
Cuộc đời hơn một lần đi vắng,
Lặng-lẽ trong tim mấy vạn chiều...
Tôi thấy lòng tôi: ôi! xuyến-xao
Từng niềm rưng-rức, ý nao nao...
Từng con giông-tố, từng nhung-nhớ,
Chất mãi trong tim tự kiếp nào...
Nhưng viết làm sao? tàn-nhẫn lắm!
Mộng vàng là mộng bấy nhiêu thôi!
Mà viết làm chi? đau-khổ lắm!
Hai kẻ hai phương trọn kiếp rồi!
Tôi muốn lần nào trong giấc mơ
Cầm tay khẽ đọc một bài thơ...
Hoa mai rũ nhẹ trên đôi tóc,
Lưu-luyến bừng trong ánh mắt chờ...
Nào phải vô-tình qua trước cửa,
Lảng-lơ như một kẻ qua đường!
Đã có nhiều đêm nghe thắc-mắc...
Nhưng đành... đành vậy! phủi mùi hương.
Thanh ạ! lòng tôi là thế đấy,
Tình tôi nhỏ quá! biết làm sao?
Người xa hun-hút, xa-xôi quá!
Muốn nối đường tim, chẳng chịu vào!
Tôi ở nơi đây với mẹ già,
Chợ ngày hai buổi, tháng năm qua...
Đi trong sa-mạc, trong hiu-quạnh!
Thơ viết rồi thôi, mộng chẳng hoa!
Không biết bao nhiêu những lá thư
Mà tôi đã đọc tự ngày xưa...
Tâm-tình gửi mãi vào trong giấy,
Nhưng chẳng bao giờ tôi biết mơ...
Những bóng người qua đến lỡ-làng,
Lòng tôi vẫn chỉ một mùa hoang!
Bao nhiêu bến nước tôi không cắm,
Không đợi, không chờ, không cả sang...
Nhưng đến hôm nay, nhận của người
Một bài thơ máu, một tình côi!
Tôi nghe xao-xuyến tràn trên mắt;
Nhưng, biết làm sao, hỡi cuộc đời!
Chỉ mộng mà thôi, mộng đấy thôi!
Hai ta xa cách, có trăm lời
Cũng không nối được hai phương ấy,
Cột được linh-hồn cho cả đôi!
Rồi sáng hôm nào, trời hửng nắng,
Chất đầy xao-xuyến ở trong tim,
Tôi đi thơ-thẩn, đi xa vắng...
Đọc nhỏ tên người giữa vắng im...
Muốn đốt làm gì trang giấy bé?
Những phong thư lạnh gửi ngày xưa...
Không! tôi muốn giữ trong tâm-tưởng
Một bóng vời xa, nếu đã mờ...
Tôi viết lòng tôi bằng máu mực,
Miền Trung xa vắng, hỡi Miền Trung!
Chiều nay rên-siết căng trong mắt,
Gửi một bài thơ... cho... cố-nhân...
Sài-Gòn, Hè 1953
H. CH.
(thư gửi Thanh-Thanh ngày 10-6)0