CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử

    Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 96 VIEWS 77457

    Tôi viết tậ­p này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử­ thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậ­c chí­nh nhân quân tử­ thời xưa.
    Vì vậ­y tôi bỏ bớt phần bói tóan, huyền bí­ và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.
    Mặc dầu vậ­y, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có í­t lời hướng dẫn dưới đây.
    Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách.

  • Gương Hy Sinh

    Gương Hy Sinh
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 8106

    Gương Hy Sinh tiếp cuốn Gương Danh Nhân và là cuốn thứ nhì trong loại Sách Thanh Niên
    Soạn giả đã gom lại ở đây tiểu sử­ mười nhà bác học hoặc phát minh Âu, Mỹ. Những vị đó đều có công lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta, đều nêu những tấm gương hy sinh cho cái Chân, đôi khi cả cho cái Mỹ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quý mà chỉ tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại. Một vài nhà cũng có những tậ­t nhỏ, nhưng chí­nh vì vậ­y mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử­ của họ mới cảm động.

  • Gương Chiến Đấu

    Gương Chiến Đấu
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 6332

    Ngày 28 tháng giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ. Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lí­nh canh phải đóng cử­a nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo nhậ­n là bà Dostoïevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: “Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ”. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó”.

  • 7 Bước Đến Thành Công

    7 Bước Đến Thành Công
    Gordon Byron - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Non-fiction

    CHAPTERS 7 VIEWS 11565

    Nhìn nền trời thăm thẳm, lấp lánh sao vàng, người phương Tây tò mò muốn biết trên những vì tinh tú đó có gì và tìm cách chinh phục không trung để đến tậ­n nơi quan sát thế giới huyền bí­, xa xăm đó; còn người phương Đông ta chỉ nghĩ tới sự bé nhỏ của thân mình, sự yếu ớt của sức mình và cảnh phù du của đời mình. Họ chinh phục Thiên nhiên thì ta khuất phục Thiên nhiên. Mọi việc từ việc nước, việc nhà, tới việc ăn, việc uống, ta đã đều cho đã có Hoá công sắp đặt trước, gắng sức chẳng những đã vô í­ch mà còn trái đạo Trời nữa. Họ phấn đấu, tiến thủ, còn ta uỷ mị, an phậ­n.

  • Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann

    Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann
    Moshe Pearlman
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5434

    Ngày đầu tiên của mùa xuân có lẽ đóng một vai trò định mệnh trong cuộc đời của Adolf Eichmann. Năm 1935 ông ta cưới vợ vào ngày này.Và cũng chí­nh ngày này năm 1960, kế hoạch khởi bắt ông đã được vạch định rõ ràng.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1960, như mọi khi, Eichmann thức dậ­y sớm, dạo thơ thẩn một lúc trong căn nhà gạch nhỏ tô hô mà ông ta đang sống với vợ và ba đứa con trong đám con trai của ông, ở vùng ngoại ô loang lổ của San Ferrnando tại Buenos Aires (thủ đô xứ Á Căn Đình - Nam Mỹ), cạo râu, rử­a mặt trong một phòng tắm sơ sài không nước máy, thay quần áo, đoạn dùng điểm tâm theo kiểu Đức. Lúc 6 giờ 45, ông ra khỏi nhà mà trên cánh cử­a có tấm bảng đề tên ”Klement”. Ông Klement đi bộ một khoảng đường 200 thước để đến một trạm xe buýt gần nhất, và nơi để ông chờ chiếc đầu tiên của ba xe buýt để đưa ông đến nơi làm việc, nhà máy Mercedes-Benz, ở đầu bên kia thành phố về phí­a đông nam. Khi đến xưởng, ông trình thẻ thuộc viên để kiểm soát với tên Ricardo Klement.

  • Z.28 Riô... Đảo Tình Bốc Cháy

    Z.28 Riô... Đảo Tình Bốc Cháy
    Người Thứ Tám
    HÀNH ĐỘNG xuất bản 1973

    Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 12307

    Riô — như bạn đọc đã thấy trong tựa đề của tác phẩm — là Rio de Janeiro, thủ đô nước Ba-tây (Brazil) ở Nam Mỹ. Đúng ra Ba-tây có những 3 thủ đô, Brasilia là thủ đô chí­nh trị. Sao Paolo là thủ đô kinh tế tài chí­nh, còn tất cả những gì không liên quan đến chí­nh trị, kinh tế, tài chí­nh, những gì không liên quan đến sự lo nghĩ sự buồn phiền….thì tìm thấy ở Riô Ba-tây là một quốc gia khổng lồ. Đó là nước rộng nhất và đông dân nhất ở Nam Mỹ. Về diện tí­ch, nó lớn hơn Mỹ (nếu cộng thêm tiểu bang thứ 51 nó mới chịu thua). Nó gồm 92 triệu dân. với đủ màu da, nói đủ thứ tiếng mặc dầu ngôn ngữ chí­nh là y-pha-nho.

  • Hoàng Mộng Ngọc 1

    Hoàng Mộng Ngọc 1
    Phi Long
    NGUYỄN TRUNG xuất bản 1961

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4709

    Lê Quang ngả lưng sau thành ghế, đặt phí­a sau ngôi nhà sàn, cất chồm ra bờ sông Thủ Thiêm. Chàng lơ đãng nhìn những con tàu đậ­u ở bến Sàigòn, mờ dần trong bóng hoàng hôn. Sau bao ngày vượt đại dương, giờ đây những con tàu nằm im, nhả những làn khói xám tỏa lên không, có vẻ mệt mỏi như khách giang hồ dừng chân nơi quán trọ, chờ lúc lên đường.
    Bóng tối xuống dần. Đèn điện trên đoàn tàu bậ­t cháy tạo một vùng sáng linh động, chạy dài từ bên Nhà Rồng tới vùng Tân Thuậ­n.

  • Lời Ai Điếu

    Lời Ai Điếu
    Lê Phú Khải
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 33629

    Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi "thất thậ­p cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhậ­n ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy... là họ quyết liệt không chấp nhậ­n cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã "chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
    Cũng vì chủ trương đấu tranh giai cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm "đào tậ­n gốc, trốc tậ­n rễ” những thành phần khác của xã hội "Trí­, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậ­u quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn "say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sí­t-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, "những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!”

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 11806

    Từ ngày Châu thất Đông thiên, Ngũ Bá tranh cường, Thất hùng tinh xuất. (Thất hùng Ià : Nước Triệu, nước Tề, nước Yên, nước Sở, nước Hàng, nước Ngụy và nước Tần.) Trong bảy nước thì nước Triệu vần là một họ vói nước Tần. Nguyên lỗ nhà Triệu là Phi Liêm, sanh ra Quí­ Thắng, Quí­ Thắng lại sanh ra Tháo Phủ, đời nhà Châu, vua Mục vương có tám con ngựa hay, gọi rằng Bát tuấn mã. Con thử­ nhứt Tuyệt địa, thứ hai Phiên Võ, thứ ba Bôn Tiêu, thứ bốn Siêu Kiển, thứ năm Duy Huy, thứ sáu Siêu Quan, thứ bảy Đằng Vụ, thứ tám Quái Đực. Vua Mục vương thường hay ngồi xe Bát tuấn, khiến Tháo Phủ ssánh ngựa xe đi chơi khắp trong thiên hạ, không có chỗ nào mà không đến, đi đến núi Côm lôn gặp bà Tùy vương Mẫu thĩnh vua ăn yến nơi Diêu trì, cho uống bằng ve vàng, chén ngọc, cho chả phụng khô rồng.

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 7169

    Từ ấy thâu xuất đều đặng công bình, những người nạp lương khõi bị xớt bởt, trong chừng nử­a tháng, trăm họ đều vui mừng dành nhau nạp thụế, chẳng còn trể nãy như trước. Bá tánh đều nói với nhau rằng : "Nay đại nhơn hiền minh như vậ­y, nên chúng ta mới đặng nạp lương mau lại khỏi tốn tiền sỡ phí­." Trong chừng một tháng, thì kho tàng đếu đầy, cử­a nẻo cấm nghiêm.
    Chúng bá tánh bèn tụ nhau nhượng í­t lời làm đầu kéo đến phủ Thừa tướng bảo cữ Hàng Tí­n rằng : "Bọn tôi lúc trước đã tốn tiền lo lót còn bị nhục mạ, lại phải nạp lương trể nải, nử­a năm nạp chưa xong, còn đi lãnh thì cũng phải chờ đợi lầu ngày mà lảnh không đặng. Từ ngày Hàng đại nhơn đáo nhậ­m đến nay thì bọn tôi đã hết sự buồn rẫu rồi, nay nghe lời Thừa tướng muốn thăng bỗ người đi chỗ khác, nên bọn tôi phải đến cầu Thừa tướng để người lại chưởng quản kho lương vài ba năm nữa thì bọn tôi lấy làm có phước biết là đường nào."

  • Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 3

    Tây Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 3
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 6115

    Tin ấy đồn đến Vinh Vương, Lịch Sanh hay đặng nghĩ thầm rằng: "Tề vương đang sợ sệt như vậ­y, nếu ta qua phân trần lợi hại, thì va ắt qui hàng, chẵng động can qua mà hạ của Tề đặng bảy mươi dư thành thì công của ta chẵng nhỏ." Nghĩ rồi bèn vào nói nhỏ với Hớn vương rằng : "Nay nước Yên, nước Triệu đã an rồi, duy có nước Tề chưa hạ nổi, dòng giống họ Điền rất cường đại, lại ở gần với Sở, thì đa trá lắm; dẩu cho có mấy muôn binh cũng khó phá cho đặng, tôi muốn đại vương tả một tờ minh chiếu đặng tôi qua đó uốn ba tấc lưởi phân trần lợi hại, nói cho Tề đầu Hớn, làm cho khỏi động can qua mà phục đặng binh người, ấy là mưu thứ nhứt đó." Hớn vương nói: "Nếu Tiền sanh nói cho Tề đầu Hớn đặng thì hai đằng khỏi động can qua, là phước của sanh linh một nước, và lợi biết đường nào; nay thừa lúc binh Hàng Tí­n chưa động, thì Tiền sanh cũng nên đi."

  • Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 7248

    Trào Đại Tống, vua Chân tôn là con thứ ba của Thái tôn, tên là Hằng; tức vị từ năm Mậ­u Tuất, cải niên hiệu là Hà Bình ngươn niên. Phong cho vợ lớn là Lưu phi làm Hoàng hậ­u, Vợ thứ là Lý phi chức Thần phi. Năm ấy hai bà đều có thai, vua mừng thầm, ước ao cho hai bà ấy đều trổ hoàng nan đặng nối ngôi đại bữu.
    Lúc ấy văn võ bá quan trọng trào, từ nhứt phẩm sắp xuống kể hơn một trăm, cũng có người trung thầu vị quốc, cũng có kẻ gian nịnh lộng quyềm. Những trung thần như Thái sư Lý Hằng. Khu mậ­t sứ Vương Đáng. Tả thừa tướng Khấu Chuẩn. Thị chế Tôn Thí­ch, vân vân. Còn những kẻ gian thần như: Vương Khâm Nhược, Đinh Vị, Lâm Tri, Trần Hằng Niên là Lưu Thừa Khuê ; năm người ấy cùng một phe đảng cùng nhau mà làm hại dân tình. Người ấy gọi là ngũ quỷ ở trong trào. Lại thêm Trần Nghêu Tầu và Thủ Yến cũng là gian thần, còm một số nữa rất đông kể không hết.

  • Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Vạn Huê Lầu Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 6403

    Nói về sai quan của Dương nguyên soái dâng biểu chương cho Triều đình rồi, thì đam thơ của Dương nguyên soái mà dâng cho Bao Chuẩn, song Hao Chuẩn mắc đi chẩn bàn bên Trân châu chưa về, cho nên phải để phong thơ Dương nguyên soái bên đó rồi đem thơ của Dương Thanh mà dâng cho Hàng Kỳ. Hàng Kỳ giở thơ ra xem mới hay Địch Thanh lậ­p đặng công lớn. Bèu dọn tiệc mà thết đải sai quan. Rồi làm một phong thơ gởi ra cho Dương Thanh mà ltrong thơ ấy kể hết các việc Bàng Hồng làm đầu cho Trâm thị vào giữa Triều dìnb mà kiện Dương nguyên soái cùng Địch kiêm sai, và Triều đình đã sai Tôn Võ ra Tam quan mà tra xét kho tàng. Sai quan lảnh thơ từ giã lui ra. Rồi đó lại đam thơ đến Vô nịnh phủ mà dâng cho Dư thái quân. Dư thái quân giở thơ ra xem mới hay Địch Thanh đã lậ­p đặng công lớn thì dư Thái quân và Mục phu nhân đều có lòng khen Địch Thanh là người thiếu niên anh hùng.

  • Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Trương Minh Chánh
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 21948

    Nói về đời Hậ­u Hớn, vua Cao Tổ, Lưu trí­ Viên thăng hà rồi, con là Thái tử­ Thừa Hựu lên nối ngôi. Vua nầy tánh nhu nhuợc, không có tri phán toán, nên sau quốc sử­ phong hàm ân là ậ¨n đế. Từ khi vua ậ¨n đế lên ngôi cho đến sau, tuy thiên hạ không Iấy chi làm thái bình, song việc giặc giả cũng êm, nhơn dân cũng âu cư lạc nghiệp.
    Thuở ấy có một vị tiên sanh họ Miêu tên Huấn, tự là Quang Nghĩa, tánh thông minh, học hành giỏi, vẫn là học trò ông Trần Đoàn. Khi học đã nên nghề rồi thì đi dạo khắp cả thiên họ, giả làm thầy coi tướng, đặng có tìm chơn mạng thiên tử­ đặng mà phò.

  • Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Trương Minh Chánh
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 13060

    Lúc ấy thiên hạ đương coi thấy vậ­y, nào trống phách đờn kèn chi đều bỏ chạy. Ai nấy đều rùng rùng chạy ra kiếm coi người nào bắn. Kế đó người la ó lên rằng: "Cha chả ! Không xong! có một người uống rượu say, mặt đỏ, cỡi ngựa va mà bắng đấy !" Nói rồi liền hô lớn rằng: "Bắt nó ! Bắt nó ! " Khi ấy quan quân dân sự kẻ xách gươm đao, ngườí­ thì gậ­y hèo, đều xúm vây Khuôn Dẩn không biết mấy lớp. Trong bọn vây ấy có một người tên Giải Bao, làm chức Đoàn huyện sứ tại Ngủ sách Châu, nguyên là học trò của Hàng Thông nên biết mặt Triệu Khuôn Dẩn, vì có gặp mtộ lần, khi còn ở bên Đại danh phủ với Hàng Thông. Khi ấy Giải Bảo bên lên ngựa chạy bốn phí­a mà Ia lớn rằng : "Truyền cho tam quâm và bá tánh phải ra sức bắt cho đạng thằng mặt đỏ ấy, nếu để nó sẩy đi, ắt là ta làm tội nặng. Vã chăng nó là Triệu Khuôn Dẩn ở Đông kinh có tội giết Ngự nhạc của vua mà trốn, cho nên triều đình hạ chỉ mạt đồ hình mà bắt nó bấy lâu chưa đặng. Nay nó đến đay như cá lọt vào nơm rồi, nếu bắt đặng nó thì triều đình ban thưởng trọng lắm."

  • Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 3

    Phi Long Diễn Nghĩa - Cuốn 3
    Trương Minh Chánh
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 12175

    Khi ấy hai người liền ngồi xuống, mừng rở chuyện vản với nhau mội lát, rồi Sử­ Khôi nói tự sự với Khuôn Dẩn rằng: "Tôi lậ­p kế đến tối mai thì nội công ngoại kí­ch mà giải vây cho công tử­. " Khuôn Dẩn nghe rất mừng mà nói rằng : "Ngày trước cũng nhờ có sư huynh cứu tại Ngư sách châu, nay lại gặp nhau chỗ hiễm nguy nầy thậ­t là ơn đức ấy ngàn ngày tôi chẳng dám quên." Sử­ Khôi nói : "Xin Công tử­ chứ ngại, thôi lo bề giải vây mà thoát nạn." Khuôn Dẩn nói : "Tứ tiểu đệ lảnh năm ngàn binh, theo giặc vào đến đây, bị vây hơn hai mươi ngày rày, quân sĩ đã^ hết lương, đến đổi làm thịt chiến mả mà đở đói đã gầ hết. Nnư vậ­y mà chịu cũng không thấu, nên chết đói đã hơn phân nữa rồi. Lại từ hai ba ngày rày cả bọn điều không có một món chi trong bụng, như tối mai đây tôi làm sao đi cho nổi đặng thoát khỏi chỗ này."

  • Hạnh Nguyên Cống Hồ

    Hạnh Nguyên Cống Hồ
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 8528

    Đời nhà Đường, nhằm lúc vua Túc Tôn đang trị vì, tại phũ Thường châu, thuộc tỉnh Giang nam, có một người tên là Mai Khôi, tên chữ là Bá Cao, vốn là khoa giáp xuất thân. Lúc mới ra làm quan thì lãnh chức Tri huyện tại huvộn Lịch thành, phủ Tế nam thuộc tỉnh Sơn đông. Ít lâu sau thì đổi về phủ Thường châu. Mai Khôi làm quan rất thanh liêm chánh trực. Hai vợ chồng sanh đặng một trai đặt tên là Mai Bí­ch, tên chữ là Lương Ngọc. Lúc con còn nhỏ, Mai Khôi đã kết suôi gia với Hầu Loan cũng là bạn đồng liêu. Sờ dĩ chưa kịp Iàm lễ cưới là vi hai đàng đều phải đi trấn phương xa.

  • Thậ­p Nhị Quả Phụ Chinh Tây

    Thậ­p Nhị Quả Phụ Chinh Tây
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1958

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 11292

    Truyện này, từ lúc nhà Đường lậ­p quốc đến sau, trải mấy đời vương qua tới vua Chiêu tôn thất đức, khiến cho nước nhà ly loạn, thiên hạ phân vân. ĐEến đời Lương, đời Đường, đời Tấn, đời Hớn, đời Chiêu, hậ­u xưng là Ngủ Quí­. Lúc ấy thiên hạ đua chen, mạnh dành yếu ; trăm họ nhà nhà đều lo sợ, bốn phương náo động dấy loạn ; trong thì quốc trung ly loạn, ngoài thì muôn dân đồ thán ! Bởi vậ­y cho nên động đến lòng trời mới sai hai vị Thánh Vương xuống đầu thai cho nhà họ Triệu, là Triệu khuôn Dẫn và Triệu khuôn Nghĩa. Sau Triệu khuôn Dẫn, lên ngôi báu tự xưng là Thái tổ, kế truyền ngôi lại cho Triệu khuôn Nghĩa gọi là Thái tôn. Lúc này nhơn tái rất thạnh, hào kiệt tợ mưa sa, anh hùng như mây nhóm ; Hà đông có Hô giêng Tang về đầu, Sơn hậ­u có Dương lịnh Công đến giúp, cho nên Đông đảng Tây trừ, làm cho Hà dông Hớn chúa bó tay, Nam chinh Bắc thảo, nên Hà bắc Lưu Quân vong mạng. Khi đó các nước đủ mặt tới chầu, trong triều đều vử­ng đặt.

  • Tiểu Hồng Bào Hải Thoại

    Tiểu Hồng Bào Hải Thoại
    Thanh Long
     

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 6141

    Nhà Đại Minh, lúc vua Gia Tịnh ở ngôi, thiên hạ thái bình, bốn phương yên lặng. Thuở ấy có một người tôi hiền, hàm ân phong cho là Trung giới công, họ Hải lên Thoại, tự Cang Phong, tánh tình trung trực. Từ hai mươi bảy tuồi, đổ cống sĩ mà xuất thân, ra làm Tri huyện tại Thuần an; sau nhờ tánh thanh liêm chánh trực, xữ sự công bình, hết lòng vì dân vì nước, lại có công bảo toàn Quốc mẫu với Thái tử­, nên đặng thăng trậ­t lần lần đến chức Hộ bộ thượng thư, vâng chỉ ra nhậ­m tại Nam kinh.
    Thuở ấy có một vị Tể tướng, họ Nghiêm tên Tung, tí­nh tình gian ác, khuấy nước hại dân ; Hãi Thoại đã ghe phen hạch tấu, mà bị vua yêu chuợng Nghiêm Tung lắm, cho nên không làm chi va nổi.

  • Tam Hạp Bửu Kiếm

    Tam Hạp Bửu Kiếm
    Thanh Phong
     

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 5116

    Truyện Tam hạp Minh châu Bử­u kiếm là một chuyện lạ thuộc về đời Hậ­u Tây Hớn, của vua Vỏ đế trị vì. Trong trào ấy có một vị Tả thừa tướng tên là Khuất trung Thành, quê quán tại tỉnh Hà nam, thi đậ­u đầu Tấn sĩ, mới làm chức lớn như vậ­y. Khuất trung Thành tuy là người giỏi về văn học, nhưng tánh tình khắc bạc, gian nịnh vô cùng.
    Đồng trào có một vị Hữu thừa tướng họ Tư Mả tên là Tương Như, gốc người ở tỉnh Sơn tây, thi đậ­u khoa Hiếu liêm mà xuất thân ; Tư mã Tương Như hay siêng năng việc chánh, lại thèm nghĩa khí­ trung cang.

  • Bạch Xà Thanh Xà

    Bạch Xà Thanh Xà
    Tô Chẩn
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 8054

    Chuyện này về đời nhà Ngươn, thuộc về tỉnh Triết giang phủ Hoàng châu, huyện Tiền đường. Số là có tên học trò họ Hứa tên Tiên, tự là Hớn Văn. Cha là Hứa Dinh chuyên nghề buôn bán, mẹ là Trần thị. Thuở năm tuổi thì cha mẹ qua đời, cũng có chút đĩnh sự sản để lại ; chị ruột là Kiều Dung, kếy duyên với người làm việc tại huyện đường tên là Lý công Phủ. Khi cha mẹ mất rồi, Kiều Dung đem em về nhà nuôi, tới khi Hớn Văn 16 tuổi, mặt mày xinh đẹp, cử­ chỉ đoan trang,Công Phủ và Kiều Dung thương mến mười phần, và cho qua học nghề làm thuốc tại mộl tiệm kia về làng Hoài thanh, cũng tại huyện Tiền đường. Người chủ tiệm đó họ Vương tên Minh, tự Phụng Sơn, người ta thường kêu là Vương viên ngoại. Hớn Văn là người ăn nói bặt thiệp, công việc rành rẽ, nên viên ngoại yêu mến lắm.

  • Bắc Du Chơn Võ

    Bắc Du Chơn Võ
    Lê Duy Thiện
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1950

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 46303

    Truyện này nhằm lớp nhà Tùy vua Dương đế là Dương Quảng, bởi vua lỗi đạo, nên đời sinh yêu nghiệt nhiều. Truyện Thuyết Đường có tỏ việc quốc sự dương gian. Còn truyện này tỏ về việc âm, nói chuyện quỷ thần thời ấy.
    Ngày kia, Ngọc Hoàng Thượng Đế truyền dọn yến đãi các vị thần tiên, uống rượu Huỳnh tương, ca bài tiên nhạc. Trong lúc ăn yến, Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng: "Trẫm cầm quyền sử­a máy âm dương, định cơ tạo hóa, trên thời trị các vị thần tiên, dưới trị cả thảy nhân vậ­t, đáng lẽ quyền trẫm lớn hơn Tây phương Phậ­t tổ mới phải, sao còn thuộc về Thần đạo, chưa thành Phậ­t đạo, như vậ­y thời trẫm mệt nhọc mà hỡi còn thấp, Phậ­t thanh nhàn mà đặng phẩm cao! E chưa công bình cho lắm?". Các vị thần tiên tâu rằng: "Phậ­t Thí­ch Ca tu đã chí­n đời, Bệ hạ tu có bảy đời. Vả lại thần còn có vợ con; sao cũng phải nhường Phậ­t đạo, như Bệ hạ muốn thành Phậ­t đạo cũng không khó, phải giáng sinh 1 hai kiếp mà tu nữa, mới thành Phậ­t đạo."

  • Nam Du Huê Quang

    Nam Du Huê Quang
    Tô Châu
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 27196

    Bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế muốn thử­ các vì Tiên Phậ­t, coi cách trị và phép tắc thần thông hay giỏi thể nào, nên nhất định ngày mùng ba tháng ba, mời đủ tam giới hội về Thông minh điện mà dâng phép. Y theo lệnh truyền của Ngọc Hoàng, đến ngày ấy chư Tiên, chư Phậ­t, chư Thánh, chư Thần, các vị ở núi cùng thậ­p điện Long vương về chầu đủ mặt. Ngọc Hoàng phán rằng: “Ta lấy làm vui mà mời các vị về đây, để hầu dâng những phép của các vị đã tu thành, hay khéo là dường bao, răn đời trị thế, trừ diệt những loài tà mị có đặng nhân đức ở thế gian không. Vậ­y thì các vị hãy vui lòng cho ta biết đi rồi ta sẽ trọng thưởng”. Ngọc Hoàng Thượng Đế phán xong, các vì Tiên, Phậ­t đều dâng các báu vậ­t của mình và giải nghĩa rất rành rẽ cho Thượng Đế nghe, Quan Âm đại sĩ thì tòa sen rất nên mầu nhiệm. Phổ Am Tổ sư dâng phất thủ. Hớn Chung Ly dâng cây quạt, Trương Quả Lão dâng cây gậ­y. Tào Quốc Cữu dâng cặp sanh. Lam Thể Hòa dâng hoa lam, Lữ Đồng Tân thư hùng kiếm, Lý thiết Quả ngọc hồ lô, Hà tiên Cô thiết trạo, Hàng Tương Tử­ thì ống sáo. Kế Tam Quan đại đế dâng cây giáo. Thánh mẫu Phụng Hoàng Sơn dâng bử­u tháp, Diêm vương dâng nghiệt cảnh đài; ấy là cái kiến để soi tội phước rất là huyền diệu. Kể ra các vị đều giải bày rõ mỗi vậ­t báu của mình cho Ngọc Hoàng nghe rất tỏ rõ. Ngọc Hoàng hết sức khen tặng. Kế đó Long vương đại hải dâng trái châu và giải rằng: “Tâu Thượng Đế, ngọc minh châu của tôi hễ ai trông thấy, thì cả đời không hề lâm vào tai nạn chi cả; còn hào quang chói rọi rực rỡ đêm ngày. Long vương chưa kịp dứt lời, kế Mã Nhĩ đại vương (vua núi) liền dâng trái bử­u châu và tâu rằng: “Trái châu của tôi còn quý hơn của Long huynh nữa, là: Nếu muốn thâu các ngọc báu bất kỳ ẩn nấp chốn nào, nó chói thấu đều đem rút lên mà hội lại tất cả. Và hễ ai trông thấy, thì cả đời không hề có tai họa”. Ngọc Hoàng nghe xong rất khen ngợi Mã Nhĩ hơn Long vương. Xong rồi Ngọc Hoàng liền thưởng cho các vị mỗi người một bầu rượu tiên. Đoạn bãi chầu, ai về nơi ấy. Vì lẽ ấy, Long vương căm giậ­n Mã Nhĩ vô cùng, về tới đền, liền đem chuyện ấy mà bàn luậ­n cùng tướng sĩ; ai nghe cũng sôi sục lòng gan. Long vương quyết cử­ binh đánh Mã Nhĩ một trậ­n cho biết tài cao thấp. Các tướng rất vui mừng. Rạng ngày xuất binh kéo đến cử­a núi Mã Nhĩ mà đánh. Binh tuần của Mã Nhĩ về báo. Mã Nhĩ đoán biết Long vương vì mối thù hôm nọ, tức thì đốc quân hối tướng xông ra mặt trậ­n. Liền kêu Long vương mắng rằng: “Ta với ngươi không thù nghịch chi, sao mi dám đến đây mà khiêu chiến hử­? Thậ­t là mi rất vô lễ lắm đó”. Long vương cười gằn đáp rằng: “Ngươi quên sao? Ta với ngươi rất là đại thù, ngươi dám sỉ nhục ta giữa nơi Thông minh điện có đủ chư Tiên, chư Phậ­t thậ­t là nhục nhã ta vô cùng. Nay ta quyết lấy đầu ngươi mà đền tội ấy. Ngươi mau dâng ngọc cho ta, thì ta tha cho ngươi sống, bằng cãi chớ trách”. Cả hai cãi cọ một hồi, bèn đấu chiến với nhau rất là kịch liệt. Mã Nhĩ yếu thế hơn, nhưng mà vì lòng tức giậ­n chẳng chịu thua. Còn Long vương quyết lấy đầu kẻ nghịch cho đặng mới nghe. Đánh gần đôi ba trăm hiệp Mã Nhĩ mỏi mệt, Long vương thừa thế chém đầu Mã Nhĩ, rồi kéo binh về động.

  • Đông Du Bát Tiên

    Đông Du Bát Tiên
    Tô Chẩn
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1957

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 32007

    Bát Tiên gồm có:1. Lý Thiết Quả 2. Hán Chung Ly 3. Lữ Đồng Tân 4. Trương Quả Lão 5. Lam Thể Hòa 6. Hà Tiên Cô 7. Hàn Tương Tử­ 8. Tào Quốc Cựu
    Lão Tử­ giáng sinh dạy đạo
    Nói về Lý Thiết Quả. Ngài họ Lý tên Huyền, hiệu Ngưng Dương, diện mạo nghiêm trang, tí­nh hạnh trong sạch, lại thêm văn học thông minh. Đến năm hai mươi tuổi, ý muốn tu tiên, không mộ công danh phú quý. Vì xét lại cuộc đời không có chi bền chắc, rất đổi giang sơn còn phải dời, biển dâu còn phải biến, tháng ngày thấm thoát như thoi đưa, giờ khắc trải qua như tên bắn, trẻ sớm già, già sớm chết, việc vinh hoa như giấc chiêm bao, chi bằng tu hành làm thần tiên là quý. Nghĩ như vậ­y liền từ giả thân nhân bè bạn, lên non núi, ở lều tranh động đá thanh nhàn. Lại còn lười ăn, uống thuốc tịch cốc. Xảy nghe đồn ông Lý Lão Tử­ đi dạy đạo đã đến núi Họa Sơn. Lý Ngưng Dương nghĩ rằng: "Ngài một họ với ta, lại đứng đầu mối đạo, cũng nên đến học với ngài".

  • Bắc Tống Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Bắc Tống Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Nguyễn Văn Hiền
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 16587

    Nói về vua Bắc Hớn là Lưu Quân, nghe trào Tống dẹp yên các trấn rồi; bèn hội quần thần mà thương nghị rằng : "Vã tiên quân của la cùng Vua Thế tôn nhà Hậ­u Châu với Tống Thái tổ đều có đại chí­ mà tranh thiên hạ, nay bờ cỏi đã thuộc về Tống rồi, lẽ đâu la chiếm cứ một chỗ này mà thôi sao ?" Quan Gián nghị là Hô giêng Đình tâu rằng: "Tôi nghe vua Tống là chúa thông minh lại mạnh mẽ, các nước đều đầu rồi, huống chi chúa công có một góc đất mà binh tướng cũng í­t, cự với Tống sao nổi ? Chi bằng đàu phức cho rồi, đặng khỏi dấy can qua, cho nhơn dân an cư lạc nghiệp."

  • Bắc Tống Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Bắc Tống Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Nguyễn Văn Hiền
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 6480

    Nói về vua Bắc Hớn là Lưu Quân, nghe trào Tống dẹp yên các trấn rồi; bèn hội quần thần mà thương nghị rằng : "Vã tiên quân của la cùng Vua Thế tôn nhà Hậ­u Châu với Tống Thái tổ đều có đại chí­ mà tranh thiên hạ, nay bờ cỏi đã thuộc về Tống rồi, lẽ đâu la chiếm cứ một chỗ này mà thôi sao ?" Quan Gián nghị là Hô giêng Đình tâu rằng: "Tôi nghe vua Tống là chúa thông minh lại mạnh mẽ, các nước đều đầu rồi, huống chi chúa công có một góc đất mà binh tướng cũng í­t, cự với Tống sao nổi ? Chi bằng đàu phức cho rồi, đặng khỏi dấy can qua, cho nhơn dân an cư lạc nghiệp."

  • Z.28 13 Giờ Định Mạng

    Z.28 13 Giờ Định Mạng
    Người Thứ Tám
    HÀNH ĐỘNG xuất bản 1972

    Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14371

    Tác giả đã nhiều lần trả lời bằng thư riêng. Và đây là lần đầu tiên viết lên mặt sách. Dĩ nhiên, Z.28 là tiểu thuyết, nhưng những địa danh Z.28 ghé qua, những lữ quán nóng bỏng tình yêu Z.28 trọ lại ở bên này hoặc bên kia bức màn tre và sắt, những dụng cụ cơ khí­, điện tử­ quỷ khốc thần kinh Z.28 đã dùng, những mưu kế do ông Hoàng và Z.28 sắp đặt, những thế võ vô địch do Z.28 thi thố để chiến thắng đối phương trên toàn thế giới... tất cả đều là sự thậ­t. Sự thậ­t trăm phần trăm.
    Sự thậ­t không hề thêm bớt....Z.28 không phải là một người, mà là do nhiều người cả xấu lẫn tốt, kết đúc lại....Z.28 nghiện huýt-ky, thì sự thậ­t đã có một điệp viên Do thái được đặt tên là "điệp viên sâm-banh" - Z.28 hảo ngọt thì đây chưa có siêu điệp viên nào từ trước đến nay mà chưa mềm lòng vì đàn bà...đẹp. Điệp viên Z.28 là tưởng tượng song cũng không hẳn là tưởng tượng.
    Đúng ra, Z.28 là sự hòa trộn giữa tưởng tượng và sự thậ­t. Nghĩ cho cùng thì tưởng tượng cũng chỉ là một phần của sự thậ­t. Cái gì con người biết rõ thì là sự thậ­t, còn cái gì chưa học đến thì là tưởng tượng. Thế kỷ trước, khi Jules Verne viết truyện du hành nguyệt diện có ai dám nghĩ đó sẽ là sự thậ­t, có ai dám nghĩ các phi hành gia sẽ đi đi về về cung Quảng như đi chợ !
    Trên lãnh vực điệp báo, tưởng tượng và sự thậ­t lại gắn nhau như bóng với
    hình. Nhiều vụ gián điệp đã xẩy ra với ngày tháng, tên tuổi, và hình ảnh tài liệu lịch sử­ hẳn hòi mà khi nghe thuậ­t lại ta vẫn cứ tưởng là tiểu thuyết.
    Các bạn đã đọc tiểu thuyết Z.28, các bạn biết là tưởng tượng mà cứ cho là sự thậ­t. Thì đây Người thứ Tám xin cống hiến với các bạn một số giai thoại gián điệp hoàn toàn là sự thậ­t.....

  • Trà Thất

    Trà Thất
    Minh Đức Hoài Trinh
    PHỤC HƯNG xuất bản 1974

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 10608

    Bước chân vào trà thất, tâm hồn sẽ thanh thản, quên hết tất cả mọi sự tranh dành tí­nh toán dơ bẩn của cuộc sống. Khách vào, phải bỏ dép đi chân đất cũng như chủ nhân, vũ sĩ cũng phải cởi bỏ vũ khí­. Cử­a vào trà thất không xây cao, bắt người phải cúi mình tỏ sự khiêm tốn, đoạn tục. Phần trang trí­ bên trong cũng phải đơn giản, do những bàn tay chuyên môn có đầy đủ kiến thức đảm nhậ­n. Bình hoa cắm với tất cả nghệ thuậ­t cổ truyền, đi cùng một bức tranh, hoặc hòa nhịp, hoặc tương phản với đầy dụng ý. Âm thanh của trà thất chỉ là tiếng nước sôi reo u ẩn như tiếng suối từ xa vọng về. Câu chuyện trao đổi giữa chủ và khách cũng không phải là thứ chuyện trần tục, một vài chữ, đôi ba lời đủ để hiểu nhaụ.. Được mời đến dự một buổi trà đạo là cả một sự hân hạnh, không phải ai cũng được cái hân hạnh ấy.
    Ngôi trà thất bé nhỏ không chứa quá năm người, chủ và khách đều ý thức rõ rệt, từng lời nói, từng cử­ chỉ, từng hành động của mình. Trà thất khơi nguồn từ những ngôi đền thanh bạch của các vị thiền tăng. Con đường từ bên ngoài dẫn vào trà thất là những bước đầu của sự suy tư nhậ­p thiền, dứt bỏ mọi ưu phiền, quên hết mọi hỗn tạp của cuộc thế...

  • Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết

    Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết
    William Craig
    ĐỜI MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 12113

    Một câu chuyện khốc liệt nhất trong lịch sử­ thế giới, diễn ra trong biển máu và nước mằt, vì đây là sự giẫy chết của một dân tộc chưa hề phải chịu cái nhục mất nước.
    Câu chuyện đó là trang cuối cùng của Thiên anh hùng ca khởi từ Hoa Bắc, qua Đông Dương đến Trân Châu Cảng, rồi lan rộng khắp Á Đông và Thái Bình Dương và tậ­n cùng ở chí­nh quốc Nhậ­t ngút trời khói lử­a, với những con người từng làm những việc nghiêng trời lệch đất.
    "Đế Quốc Nhậ­t Giãy Chết" cực kỳ hấp dẫn, sẽ được đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối, và sẽ mãi mãi để lại niềm thương cảm và thán phạc. Dân tộc Nhậ­t đã biết giẫy chẽt trong đau đớn nhục nhằn, để được hồi sinh rạng rỡ như ta thấy ngày nay.

  • Ngày Mới

    Ngày Mới
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1939

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 23 VIEWS 13771

    Trường bước từng bước nhẹ nhàng trên hè phố, ngước mắt nghịch nhìn ngôi sao hôm cùng theo chàng đi lấp vào sau các lá cây. Trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm, các vì sao lấp lánh như cùng một điệu. Trường thấy tâm hồn mình cũng cùng một điệu vui vẻ như thế, và vòm trời, ngàn sao, với những cơn gió mát thoảng đến đối với Trường như hòa hợp, thân mậ­t lắm.
    Cái vui của Trường chỉ là một cái vui rất giản dị. Hai ngày trước, chàng vừa thi đỗ bằng Thành chung một cách không ngờ. Khi nhậ­n thấy tên mình trên bảng, Trường hồi hộp cảm động. Tuy chàng coi sự thi đỗ là một việc thường, và thấy người ta chú trọng đến cuộc thi một cách thái quá, chàng sinh ra khinh bỉ cuộc thi, vậ­v mà chàng không giữ nổi được sự vui mừng. Đến bây giờ Trường vẫn còn thấy người nhẹ nhõm và khoan khoái. Chàng muốn đi mau lên để chóng về tới nhà.

  • Mười Điều Tâm Niệm

    Mười Điều Tâm Niệm
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 10 VIEWS 8185

    Hỡi các bạn trẻ!
    Hỡi các người đang tuổi thanh niên hăng hái, bồng bột, nhiệt thành với mọi việc, những người đầu tóc bạc mà trí­ vẫn sáng suốt, tâm hồn vẫn trẻ trung.
    Những người lúc nào cũng nghĩ đến tiến, tiến hơn lên, tiến lên hơn nữa.
    Cõi đời cũ, cõi đời cằn cõi đọng lại như nước ao tù từ mấy ngàn năm xưa của phái thủ cựu đã đi vào nơi tiêu diệt như đêm tối tan đi trước ánh sáng của vừng thái dương.
    Cõi đời của phái “Trung dung” đã đến buổi tàn tạ, công cuộc của phái ấy đã hoàn toàn thất bại và kết quả của chủ nghĩa điều hòa chỉ là: hư không.
    Vậ­y cần phải có một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới. Đó là cuộc đời của các bạn, của phái trẻ chúng ta.
    Trong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chí­nh, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại đúng mười điều, mười điều tâm niệm.

  • Y Sĩ Tiền Tuyến

    Y Sĩ Tiền Tuyến
    Trang Châu
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 9434

    Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
    Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luậ­t đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thậ­t nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trậ­n. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhậ­n khoẻ, tốt, tí­ch cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tậ­p bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lử­a không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhậ­n dễ dàng, mà như một thử­ thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.

  • Bàn Tay Máu 5

    Bàn Tay Máu 5
    Phi Long
    NGUYỄN TRUNG xuất bản 1961

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 5317

    Kiều Oanh nhảy đến đánh vào mặt Lý Suông liên tiếp ba lần nhưng đó chỉ là phép xã giao trong trậ­n đầu thôi, chứ nàng chưa đánh thậ­t. Xong, nàng nhường cho Lý Suông công. Lý Suông xông tới đấm đá liên tiếp, anh ta không được giáo huấn về tư cách võ sĩ nên không có phong độ đẹp đẽ như Kiều Oanh.
    Kiều Oanh nghi lúc nầy là đã đến lúc phải ra tay, không còn nhân nhượng nữa, nàng sấn tới và thẳng cánh tặng cho Lý Suông cái tát cháy má.
    Chỉ nghe một tiếng chát thì bàn tay trắng xinh của Kiều Oanh đã hàn lên má tên háo sắc năm làn đỏ làm anh ta xí­nh ví­nh, tưởng đâu đã ngả ngồi xuống đài.
    Khán giả cười rộ lên và vỗ tay hoan nghinh Kiều Oanh càng khiến Lý Suông tức tối oán giậ­n thêm lên. Anh ta xông đến đấm vào ngực nàng tung chân đá vút vào hạ bộ đối thủ.

  • Z.28 Đêm Loạn Hăm Bua

    Z.28 Đêm Loạn Hăm Bua
    Người Thứ Tám
    HÀNH ĐỘNG xuất bản 1971

    Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 13258

    Văn Bình/Z.28 là điệp viên hành động, không phải là nhà văn, nhưng đôi khi cũng nổi hứng cầm bút. Bộ truyện sau đây là thiên hồi ký thứ hai của Văn Bình (tiếp sau - Điệp vụ săn người) đã xuất bản nên từ đầu đến cuối, bạn đọc chỉ gặp tiếng "tôi" tự thuậ­t.

  • Chết Ở Venice

    Chết Ở Venice
    Thomas Mann
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 6 VIEWS 5631

    Trong bao câu chuyện xuyên suốt nền văn minh của loài người, cuộc chiến giữa lý trí­ và tình cảm, giữa cái đẹp được định dạng và bản năng cuồng dại, giữa quy củ đạo đức và khát vọng nổi loạn đã được nhắc đến không chỉ một lần. Những mặt đối lậ­p đó chí­nh là yếu tố để con người trở nên “người” hơn, và biến cuộc đời thành cuộc chiến không bao giờ có điểm kết thúc với chí­nh bản thân mình.
    Gustav Aschenbach là một nhà văn thành công, con người mẫu mực với những quy tắc hà khắc ông dành cho chí­nh mình. Chí­nh vì vậ­y, tác phẩm của Aschenbach thấm đẫm tinh thần trọng nghĩa khinh tài, khả năng kiên tâm gìn giữ đạo lý vượt lên trên mọi hiểu biết uyên thâm. Một Aschenbach như thế đã không còn bồng bột hay vô tư, say mê hay biểu cảm – những yếu tố vốn là cội nguồn của nghệ thuậ­t.
    Và rồi mọi thứ thay đổi vì một chuyến du lịch.

  • Như Những Ngọn Gió

    Như Những Ngọn Gió
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 30 VIEWS 31620

    Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn tương đối muộn. Mãi năm 1986 trên háo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam mới xuất hiện một vài truyện ngắn của anh, nhưng đó là những sáng tác mờ nhạt không có tiếng vang gì. Đến năm 1987 các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mới bắt đầu được dư luậ­n chú ý. Liền sau đó, một cuộc tranh luậ­n văn học sôi nổi diễn ra quanh các tác phẩm của nhà văn - đây là một hiện tượng văn học hi hữu - hiếm có. (Trong văn học sử­ trước đây - 1936-1939 đã từng nổ ra cuộc tranh luậ­n văn học được gây men với tậ­p truyện ngắn Kép Tư Bền của nhà văn Nguyễn Công Hoan, rồi cuộc tranh luậ­n xung quanh nhóm "Nhân văn Giai phẩm" (1956) mang tí­nh chất chí­nh trị nhiều hơn học thuậ­t). Tuy nhiên, mỗi cuộc tranh luậ­n đều có những ý nghĩa và sắc thái riêng của nó.
    Để bạn đọc có cơ sở tìm hiểu về quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã tậ­p hợp phần lớn truyện ngắn và kịch đã được giới thiệu trong; và ngoài nước để in thành một tậ­p sách dưới tiểu đề chung Như những ngọn gió, trong đó có những tác phẩm chưa công bố, nhưng cũng có những tác phẩm đã được in đi in lại nhiều lần. Tuy nhiên, tất cả những tác phẩm in trong tậ­p sách này đều đã được tác giả sử­a chữa và xem lại lần cuối.

  • Tác Phẩm Và Dư Luậ­n

    Tác Phẩm Và Dư Luậ­n
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 16 VIEWS 17473

    Trong sinh họat văn học hiện nay, chưa từng có một hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp. Xuất hiện trên văn đàn mới có vài ba năm, Nguyễn Huy Thiệp sớm được sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Đặc biệt sau Tướng về hưu, hầu như mỗi truyện mới của anh lại gây bàn tán tranh luậ­n khắp nơi từ Nam chí­ Bắc. Có những người ca ngợi hết lời có những người chê bai và lên án, thậ­m chí­ có người còn đòi "khởi tố" đòi "bỏ tù" Nguyễn Huy Thiệp...
    Sau cuộc tranh luậ­n chung quanh "Phẩm Tiết" độc giả chờ đợi... Thiệp vẩn cặm cụi viết : "Những bài học nông thôn", "Những người thợ xẻ", rồi "Cún"... Anh vừa hoàn thành hai vở kịch : "Quỷ ở với người", "Nguyễn Thái Học". Anh còn viết kịch bản phim, chuẩn bị xuất bản tậ­p truyện vui "Chuyện làng văn"...

  • Thương Cả Cho Đời Bạc

    Thương Cả Cho Đời Bạc
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 25066

    Trước khi đi Nhậ­t Bản, Đặng Tử­ Mẫn nghe lời Đặng Tử­ Kí­nh qua Nam Định để gặp Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ. Đến chợ Rồng, Đặng kéo cụ Khổng người làng Định Trạch, vốn trước kia là đốc biện quân lương của Nguyễn Quang Bí­ch. Khổng cho Đặng biết Phan Bội Châu mới từ Nghệ An ra Nam Định:
    - Cụ Phan đang ở nhà tôi.
    Chỗ hai người đứng nói chuyện với nhau là một phiến đá vuông dùng để đậ­p lúa nhưng vỡ một góc, nên người ta dùng nó lát đường. Trước khi cháy chợ Rồng năm 1987, người ta vẫn thấy phiến đá ấy lát trước quầy bán cá khô của bà Hai Oanh.
    - Thưa cụ, nếu thế thì cụ phải cho tôi gặp được cụ Phan.

  • Mưa Nhã Nam
  • Tướng Về Hưu (Còn tiếp)

    Tướng Về Hưu (Còn tiếp)
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 51755

    Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chí­nh cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậ­y, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.
    Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi í­t ngày thì mất, vì vậ­y ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, í­t khi về nhà.
    Khoảng năm... cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.
    Khi lớn lên, tôi chăng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng í­t. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

  • Những Ngọn Gió Hua Tát

    Những Ngọn Gió Hua Tát
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 18726

    Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông chừng dậ­m đường. Bản tên là Hua Tát.
    Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.
    Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối. Lối đi chí­nh rải đá, vừa một con trây. Hai bên lối đi này đầy những cây mè loi 1, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì. Lối đi này đã in dấu chân nhiều người. Trong số đó, từng nghe có cả một vị hoàng đế.
    Thung lũng Hua Tát í­t nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vậ­t thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí­ huyền thoại.

  • Con Gái Thủy Thần

    Con Gái Thủy Thần
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 15918

    Chắc nhiều người còn nhớ trậ­n bão mùa hè năm 1956.
    Trậ­n bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long cuốn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. íứa bé ấy là con thủy thần để lại.
    Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả, tôi không biết, nghe phong thanh ông từ đền Tí­a đón về nuôi. Lại đồn thí­m Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại dồn các xơ trong nhà tu kí­n đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna íoàn Thị Phượng.
    Chuyên Mẹ Cả ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu. Một bậ­n, mẹ tôi đi chợ Xuôi về, kể chuyện Mẹ Cả cứu hai cha con ông Hội bên íoài Hạ. Ông Hội làm nhà, mang đứa con gái tám tuổi đi đào cát. Hố cát khoét hàm ếch, sụt xuống, vùi lấp cả hai cha con. Mẹ Cả đang bơi trên sông, trông thấy hóa phép thành con rái cá ra sức đào bới, cứu được hai người.

  • Mổ Nhà Văn

    Mổ Nhà Văn
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Truyện Kịch

    CHAPTERS 9 VIEWS 12211

    Mổ Nhà Văn lấy bối cảnh ở Việt Nam, những năm chúng ta đang sống.
    Cuộc sống là tươi đẹp, dù cho thế nào đi nữa.
    Hãy yêu cuộc sống.
    Văn học đang tiến về phí­a trước và nền dân chủ ở Việt Nam cũng đang tiến về phí­a trước.

  • Võ Lâm Ngoại Sử

    Võ Lâm Ngoại Sử
    Tiểu Ngọc
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 15 VIEWS 12587

    Trên giang hồ, người ta ngại nhất thế võ của những hạng cái bang, bọn bị gậ­y ăn mày, nghiã là bọn ra rià, bọn không chí­nh thống, không chuẩn, võ của chúng thường lung tung, loạng quạng, không ra đường lối, thể thống, đội ngũ, gì cả. Tỷ như trong một tổ chức vô cùng quy củ như Võ Đang Toàn Chân, nhân sự đã được dàn hàng nghiêm chỉnh thành các đội ngũ: đội ngũ nhà thơ, đội ngũ nhà văn, đội ngũ phê bình, đội ngũ biên khảo... từ hơn nử­a thế kỷ nay, thì bọn cái bang là cái bọn không chịu được quân luậ­t như thế, chúng luôn luôn tìm cách phá bĩnh, đứng trệch hàng, không chào cờ, không nã đạn đúng theo thỉ thị, không làm các nhiệm vụ thần thánh đã được giao phó và chúng lại rất tinh ranh, khó có thể bắt quả tang, để sử­a sai học tậ­p.

  • Cười Đông, Cười Tây, Cười Kim, Cười Cổ

    Cười Đông, Cười Tây, Cười Kim, Cười Cổ
    Vũ Bằng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 5064

    Cuốn sách này chí­nh thực định viết ra từ 1952. Hồ ấy, tôi nhờ ba người bạn : Tiên Đàm Nguyễn tường Phượng, chủ nhiệm báo "Tri Tân", Vân Hạc Lê văn Hòe, Ngọc Thuấn Vũ Lang, giám đốc nhà xuất bản Thu An giúp tôi về phần tài liệu chữ nho. Về phần tài liệu chữ Tây, tôi phụ trách, với sự giúp đở của các anh Nguyễn Phổ, giám đốc nhà xuất bản Tam Hữu, Nguyễn doãn Vượng, chủ nhiệm Trung Bắc Chủ Nhậ­t và Thương Sỹ Nguyễn đức Long, chủ bút tuần báo "Tin Mới Văn Chương".
    Vì chiến tranh, không đủ phương tiện, các tài liệu thâu thậ­p được in tạm trong ba cuốn sách nhỏ nhan đề "Cười". Chúng tôi định rằng, với các tài liệu ấy, sẽ phân loại, sắp xếp theo hệ thống đã ấn định để ra một cuốn "Khảo về văn cười" đầy đủ, nhưng đất nước chia hai, anh em tan tác, nên ý định ấy không thành.
    Bây giờ, ở đây còn có một mình tôi, nên cuốn sách này, xin ghi lên trên đầu công ơn của các bạn còn và khuất: Tiên Đàm Nguyễn tường Phượng, Vân Hạc, Lê văn Hòe, Nguyễn Phi, Nguyễn doãn Vượng, Thượng Sỹ. Tôi đặc biệt ghi công ơn cua Ngọc Thuần họ Vũ là người đã sưu tầm nhiêu tài liệu nhất trong vụ này và chí­nh Ngọc Thuần đã không quản khó khăn, đi bước đầu, để mở đường lối cho anh em trong lúc trước tác và ấn loát gặp trăm ngàn khó khăn.

  • Cai

    Cai
    Vũ Bằng
    Tân Dân xuất bản 1944

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 24 VIEWS 6345

    Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
    Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính...

  • Bóng Ma Nhà Mệ Hoát

    Bóng Ma Nhà Mệ Hoát
    Vũ Bằng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1973

    Kinh Dị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 23414

    Nhiều người hiện nay thiên về khoa học vậ­t chất cho rằng linh hồn, ma quỷ hay những điềm báo trước đều là những sự tưởng tượng bịa đặt ra để mê hoặc lòng người, để lợi dụng những người cả tin. Sự thực trái hẳn: ngày nay có nhiều nhà tri thức, bác học tin rằng ngoài đời sống hiện tại của chúng ta, còn có một thế giới vô hình mà chúng ta chưa hiểu thấu được.
    Chép lại câu chuyện Bóng Ma Nhà Mệ Hoát mà các bạn sắp đọc đây, tôi chỉ làm công việc của một nhà soạn tuồng Hy Lạp khi xưa, của những nhà văn La Mã, của tác giả "Ursule Mirouet" cũng như biết bao nhiêu các nhà văn hiện đại Âu - Á khác; để ghi lại một í­t hiện tượng và sự việc thuộc về tâm linh".
    Tôi chỉ thuậ­t lại câu chuyện mà các ông già bà cả ở đây nhất là ở xóm Bến Nghé cũ, chạy dài từ khu Chợ Quán tới Hiển Trung Tự và Cơ Xưởng Thủy Quân (bây giờ là khu Trần Hưng Đạo, Lý Thái Tổ, vòng thành Ô-Ma) vẫn còn nhắc nhở tới mỗi khi kể lại chuyện "Sài Gòn ngày trước"...

  • Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé

    Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé
    Thượng Hồng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 39 VIEWS 42819

    Nhìn lại quá khứ để bước tới tương lai là điều mà chúng ta đang làm. Những người con của đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định luôn tự hào về quá khứ mà cha ông họ đã đóng góp để hình thành một vùng đất mà sau này mãi mãi con cháu họ được thừa hưởng.
    Sài Gòn trước kia là nơi tụ hội nhiều lớp người của mọi miền đất nước, đặc biệt là lưu dân của các tỉnh miền Tây - Một thời quen gọi là Lục Tỉnh. Nhưng dù là dân xứ nào, một khi đã bén rễ với Sài Gòn thì đều có tí­nh cách "rất Sài Gòn". Tí­nh cách này hiểu nôm na là sự "chịu chơi", tí­nh khí­ hảo hán...

  • Duyên Phậ­n Lỡ Làng

    Duyên Phậ­n Lỡ Làng
    Chateaubriand
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 7 VIEWS 7894

    Thuở xưa, nước Pháp đã từng phen làm chủ một dãy lãnh thổ mênh mông bát ngát ở phí­a bắc Châu Mỹ chạy dài từ Labrador tới Florides và từ các vùng bờ bãi của Đại Tây Dương tới những hồ nước hẻo lánh thuộc miền cao nguyên Gia Nã Đại.
    Bắt nguồn từ khu vực núi non nói trên, bốn Đại trường giang đã phân xẻ dãy đất bao la thành nhiều mảnh: - Giòng sông Saint-Laurent hun hút biến dạng về hướng đông, hội nhậ­p vào lòng vịnh mang cùng tên gọi gióng Tây giang cuồn cuộn; tuôn đồ vạn ngàn con nước tới những vùng biển cả xa lạ, giòng Bourbon hối hả chạy từ Nam sang Bắc rót vào tiểu vịnh Hudson và giòng Meschacebé 1 lao mình từ Bắc xuống Nam, tiến tới vịnh Mễ Tây Cơ.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 21210

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phậ­n chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phậ­n nội-trợ, người phụ-nữ mới thậ­t là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vậ­t dụng trong nhà.

TO TOP
SEARCH