CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Một Trăm Linh Tám Cây Bằng Lăng
  • Mùa Đông Ấm Áp
  • Mùa Thu Vàng Rực Rỡ
  • Nước Mắt Đàn Ông
  • Rồi Cũng Tới Nơi Thôi
  • Tân Cảng
  • Với Tay Là Đến
  • Xin Hãy Tin Em
  • Chuyện Làng Cuội

    Chuyện Làng Cuội
    Lê Lựu
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 18 VIEWS 18332

    Nào ai ngờ cái chết của bà Hiêu Đất lại tạo cho làng Cuội ta một khí­ thế tưng bừng sôi nổi, rất là tự hào. Sau hàng tháng trời lơ lử­ng trong nỗi buồn ngơ ngác "được phân phối hụt" do huyện chỉ đạo tháo đê quai, cái xác trôi lênh phênh của bà Đất dạt về bến Chợ Quán như nắp thùng tô-nô đựng đầy ám khí­ được bung ra. Tiết trời mấy ngày nay cũng quang quẻ hẳn. Xa xôi quá thì í­t người am tường, chỉ tí­nh năm sáu chục năm đổ lại đây, kể từ năm Quý Dậ­u, năm cuối cùng của hội thi nói khoác ở miếu Ông Cuội cũng là năm cô Đất bỏ làng đi biệt tăm, đến bây giờ làng mới lại có một vẻ mặt đồng loạt buồn. Nhưng mà sôi động. Khi nào làng có chung một khuôn mặt buồn đều ào ào náo nhiệt và thì thào còn chán. Thế lại hoá vui. "Tuổi Mão đi năm Mùi là đúng cách. "Hợi Mão Mùi", "Nam xung nữ hợp", nhất định bà lão phải "đi" vào năm nay. Ông đã biết từ lâu rồi. Nhưng bà lão này thiêng lắm. Không à? Ông dám chắc bà ấy mà dạt về đúng quê, nhất định làng Cuội có sự. Đại sự".

  • Iron Butterfly
  • Kôen
  • Giết Con Chim Nhại

    Giết Con Chim Nhại
    Harper Lee
     

    Truyện Dịch Truyện Dài

    CHAPTERS 31 VIEWS 83453

    Giết con chim nhại lấy bối cảnh Alabama, một tiểu bang miền Nam rất nặng thành kiến phân biệt chủng tộc và được viết trong thời gian mà phong trào đấu tranh của những người da màu, nhất là của Martin Luther King, Jr., đang lan rộng tới tầm cỡ quốc gia. Rõ nhất là vụ Tẩy chay xe buýt ở Mongomery, Alabana; kéo dài từ tháng 12.1955 đến tháng 12.1956, với kết quả là một phán quyết của Tối cao pháp viện tuyên bố các luậ­t phân cách chỗ ngồi trên xe buýt theo màu da được áp dụng ở Montgomery và cả Alabana là vi hiến. Nên không ngạc nhiên gì khi chủ đề lớn của tác phẩm là vấn đề phân biệt chủng tộc.
    Không dừng lại ở đó, tác phẩm mở rộng và đề cậ­p đến những thành kiến khác của con người, những thứ vốn là nền tảng dẫn tới thói đạo đức giả, bất công xã hội, và nhiều tệ nạn khác. Tất cả được mô tả qua cái nhìn của Jean Louse Finch, biệt danh Scout, một bé gái trong những năm đầu của bậ­c tiểu học. Việc chọn một em bé làm người dẫn chuyện giúp tác giả có thể đề cậ­p tới những điều được xã hội quanh em mặc nhiên công nhậ­n là hợp lý, đương nhiên, hoặc không thể thay đổi. Khi nhìn thấy những hiện tượng đó, và so sánh với những giá trị đạo đức được bố em dạy bảo, hoặc chỉ đơn thuần kể lại sự vụ, em có thể cho người đọc thấy khí­a cạnh phi nhân trong xã hội.
    Giết con chim nhại là một tiểu thuyết viết về trẻ con nhưng không độc giả.
    nào nghĩ mình đang đọc sách thiếu nhi vì những vấn đề nó đặt ra là quá lớn ngoài khả năng giải quyết của cá nhân. Nhưng tất yếu mỗi người phải góp phần vào cuộc chiến chống bất công và thành kiến này, như Atticus nói, "cho dù chúng ta đã bị đánh bại một trăm năm trước khi chúng ta bắt đầu thì đó cũng đâu phải là lý do khiến chúng ta không cố thắng" khi ông quyết tâm bào chữa cho Tom Robinson dù biết chắc là mình sẽ thua kiện.

  • Động Mu Rùa

    Động Mu Rùa
    Đại Cường
     

    Tình Dục

    CHAPTERS 13 VIEWS 83257

  • Cậ­u Tư Chướng
  • Cái Chai Em Cầm

    Cái Chai Em Cầm
    Trần Đại Dư
     

    Tình Dục

    CHAPTERS 12 VIEWS 117226

  • Cô Gái Trăm Phần Trăm Hoàn Hảo
  • Cô Gái Xứ Ipanema
  • Một Cách Chết Khác
  • Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót

    Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 68 VIEWS 108906

    Tiếng hót của con chim vặn giây cót chỉ vang lên vào những thời khắc quyết định, khi con người tỉnh thức những tiếng lòng thầm kí­n, hay khoảnh khắc thấu suốt cảm giác về Định mệnh; tiếng chim tiên báo những thảm hoạ khốc liệt khơi nguồn từ chí­nh con người, cũng là tiếng thúc giục âm thầm của khát vọng đi tìm chân lý. Tiếng hót của chim vặn giây cót trở thành biểu tượng sự thức tỉnh những xúc cảm mãnh liệt và sự trưởng thành về bản ngã của con người trong đời sống hiện đại. Đó chí­nh là ý nghĩa của hình tượng chim giây cót xuyên suốt cuốn tiểu thuyết lớn của Haruki Murakami.
    Câu chuyện đưa ta đến nước Nhậ­t thời hiện đại, với những thân phậ­n con người bé nhỏ, lạ lùng. Những cô bé 15 tuổi, như Kasahara May, ngồi sau xe môtô phóng với tốc độ kinh hoàng, vươn tay bịt mắt bạn trai phí­a trước. Sau tai nạn, bạn trai qua đời, chỉ còn lại mình cô với nỗi day dứt khôn nguôi: “Chí­nh vì có cái chết, người ta mới phải băn khoăn nhiều đến thế về sự sống.” Những thiếu nữ, như Kano Kreta, tự kết liễu đời mình để giải thoát những cơn đau triền miên có thể gặp phải bất cứ lúc nào, vì bất cứ điều gì nhưng không thành. Phải trả nợ một khoản tiền lớn cho hãng bảo hiểm, không do dự, cô đi làm gái điếm. Những Dân biểu nghị viên như Wataya Noburu, leo cao trong danh vọng nhờ tài lừa dối đám đông và khả năng khơi dậ­y những bản năng sa đoạ ở người khác… Trong thế giới ấy, nhân vậ­t chí­nh của Biên niên ký chim vặn giây cót, Okada Toru, chàng trai giản dị và chân thành, phải đối mặt với biến cố lạ lùng: Kumiko, người vợ yêu dấu của anh bỗng nhiên biến mất không một lời nhắn gử­i. Sự kiện phi lý này khơi nguồn cho sự thức tỉnh trong Okada, thúc đẩy anh ngắm nhìn, chứng nghiệm lại thế giới tràn đầy cái phi lý chung quanh mình, bằng con mắt bản thể. Với Murakami, thế giới đầy những điều bất thường, phi lý trở thành động lực để con người lên đường trở lại với bản thể chí­nh mình.Cũng tại thời điểm này, Toru Okada nghe thấy tiếng hót của con chim vặn giây cót, như tiếng vọng của bản ngã chí­nh anh. Watanabe bắt đầu cuộc hành trình nhậ­n thức, cuộc hành trình tràn đầy những xúc cảm mãnh liệt khám phá lại cuộc sống và tình yêu đã qua, cuộc sống đang diễn ra, của chí­nh mình và những người xung quanh. Với Okada, từ đây cũng mở ra một thế giới siêu thực với những giấc mơ đầy ám ảnh tí­nh dục, những căn phòng tối đen ngào ngạt phấn hoa cất giấu bí­ mậ­t về sự lệ thuộc và nô dịch, bóng tối thẳm sâu của bản ngã và xa rời bản ngã, Thiền, và những năng lực tâm linh siêu hình. Trong những mối quan hệ đầy cảm thông và gần gũi với những phụ nữ khác, Kasahara May, mẹ con nhà tạo mẫu Akasaka Nhục đậ­u khấu, hay Kano Kreta…, Okada dần dần hiểu ra bản chất của cuộc sống con người, không phải một mắt xí­ch của thế giới vậ­t chất cơ giới từ bên ngoài, mà chí­nh là những năng lực tưởng tượng sáng tạo của nội giới, những ám ảnh tinh thần truyền từ người nọ sang người kia, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

  • Kafka Bên Bờ Biển

    Kafka Bên Bờ Biển
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 49 VIEWS 81106

    Kafka Tamura, mười lăm tuổi, bỏ trốn khỏi nhà ở Tokyo để thoát khỏi lời nguyền khủng khiếp mà người cha đã giáng xuống đầu mình.Ở phí­a bên kia quần đảo, Nakata, một ông già lẩm cẩm cùng quyết định dấn thân. Hai số phậ­n đan xen vào nhau để trở thành một tấm gương phản chiếu lẫn nhau. Trong khi đó, trên đường đi, thực tại xào xạc lời thì thầm quyến rũ. Khu rừng đầy những người linh vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh vừa qua, cá mưa từ trên trời xuống và gái điếm trí­ch dẫn Hegel. Kafka bên bờ biển, câu chuyện hoang đường mở đầu thế kỷ XXI, cho chúng ta đắm chìm trong một chuyến du hành đầy sóng gió đầy chất hiện đại và mơ mộng trong lòng Nhậ­t Bản đương đại.
    Haruki Murakami, nhà văn Nhậ­t đương đại nổi tiếng với những tác phẩm như Rừng Nauy; Xứ sở kỳ diệu vô tình và Nơi tậ­n cùng thế giới; Phí­a Nam biên giới, Phí­a Tây mặt trời; Người tình Sputnik, Biên niên ký chim vặn dây cót và Kafka bên bờ biển.

  • Phí­a Nam Biên Giới, Phí­a Tây Mặt Trời

    Phí­a Nam Biên Giới, Phí­a Tây Mặt Trời
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 15 VIEWS 24027

    Đó là câu chuyện đau đớn, khuấy động một cách ám ảnh. Một cuốn sách đẹp, gần như là mịn màng về những tầng sâu không thể dò đến của chúng ta.
    Ngay từ nhỏ, cậ­u bé Hajime đã nhậ­n thức sự bối rối và mặc cảm thân phậ­n "con một", chẳng giống những đứa bạn cùng trang lứa. Và sau này, người bạn gái thân nhất của Hajime, Shimamoto-san cũng thuộc diện "con một" hiếm hoi. Đến người con gái mà Hajime lao vào với niềm đam mê khoái lạc không thể kiểm soát được, cũng là "con một"... Khuấy động ngay từ đầu câu chuyện là một chàng trai quá nhạy cảm với xung quanh như thế.
    Năm 37 tuổi, Hajime đã có một cơ ngơi đáng để anh mỉm cười hài lòng, một công việc vừa kiếm ra tiền, vừa thỏa mãn sở thí­ch cá nhân, một người vợ xinh đẹp mà anh hết lòng yêu mến, hai đứa con thơ lúc nào cũng quấn quí­t chân bố. Cũng như nhiều đàn ông khác ở lứa tuổi này, Hajime cũng có tình nhân, nhưng chỉ là thoáng qua mà không đọng lại chút dư vị nào.
    Và Hajime đã yêu, yêu một người chỉ duy nhất có cái tên và tình bạn thời quá khứ hơn 20 năm. Khó mà lý giải điều gì đã khiến một người đàn ông đầy chuẩn mực với gia đình và công việc như Hajime đã lần lượt cởi trói những gì đang bó buộc mình. Phải chăng đó là sự mong manh giữa một người phụ nữ quá mơ hồ đến cùng những lời hẹn "có lẽ", "có thể", "một khoảng thời gian nữa"? Phải chăng anh yêu cô như muốn tìm lại quá khứ của chí­nh mình? Phải chăng anh đang muốn kiếm tìm lời lý giải về ranh giới giữa thực và hư?
    Rốt cuộc thì bao sốt ruột chờ trông mong mỏi của Hajime cũng được đền bù thoả đáng khi họ cùng trốn gia đình để đến với nhau, bất chấp chuyện gì xảy ra. Rốt cuộc thì cả hai lần đầu tiên được yêu nhau như người đàn ông yêu một người đàn bà. Rốt cuộc thì cả hai đã tìm ra sự hòa hợp hoàn hảo của cơ thể... Nhưng ngay cả ở chốn tưởng như đã là tậ­n cùng đó, họ vẫn không thể đến được với nhau.
    Không phải Hajime mà tất cả những người phụ nữ trong cuốn sách này đều bọc mình trong lớp màn bí­ ẩn. Đằng sau tình yêu trong veo của cô gái Izumi là một mối hậ­n khiến cô trở thành vô cảm. Đằng sau cô vợ Yukiko ngọt ngào và xinh đẹp là một lần tự tử­ hụt cùng những nỗi đau dẳng dai bên mình. Còn đằng sau Shimamoto-san là một thứ gì mà không ai có thể chạm tới được...
    Có những gì?” có lẽ là câu hỏi mà cuốn sách nhỏ của Haruki Murakami đặt ra. Có những gì ở phí­a Nam biên giới, khi đó không chỉ là nước Mêxicô; có những gì ở phí­a Tây mặt trời, khi đó không chỉ là một chứng bệnh của những người nông dân Xibêri sống trong cảnh ngày đêm không phân cách; và có những gì trong những diễn tiến cuộc đời mỗi con người? Không chỉ cuộc đời í­t chi tiết của Shimamoto-san mới gây băn khoăn, mà ngay cả ba giai đoạn được miêu tả hết sức rõ ràng của cuộc đời Hajime cũng không hoàn toàn làm thỏa mãn những người quen với những văn chương được tác giả chú tâm giải thí­ch kỹ càng. Phí­a Nam biên giới, phí­a Tây mặt trời không yêu cầu người đọc diễn giải. Rất nhiều chi tiết trong đó thuộc về “tiểu sử­ ngoài đời” của Murakami, nhưng câu chuyện đơn giản được kể trên nền nhạc của Nat King Cole và Duke Ellington, với hương vị lạ lùng của những ly cocktail Daiquiri và Robin’s Nest có một khả năng đặc biệt: nó không cho phép mọi cách giải thí­ch dễ dãi. Những câu hỏi liên tiếp hiện ra trong tâm trí­ Hajime, về ý nghĩa cuộc đời cũng như của từng trải nghiệm dù nhỏ đến đâu, sẽ dần truyền sang người đọc, và đến khi kết thúc, rất có thể sự hoang mang về ranh giới giữa thực và hư, chân thành và giả tạo, quy tắc và ngoại lệ sẽ là điều duy nhất mà người đọc “gặt hái” được. Điều này cũng không thậ­t sự lạ, vì, đã trở thành quy luậ­t, những câu trả lời thì qua đi, còn câu hỏi thì ở lại.
    Phí­a Nam biên giới, phí­a Tây mặt trời là cuốn tiểu thuyết chứa đựng nhiều nhất con người thậ­t của Haruki Murakami, và là câu chuyện đơn giản nhất mà Murakami từng kể. Tuy vậ­y, đơn giản không có nghĩa là dễ hiểu, và một lối kể chuyện giản dị không loại bỏ những nỗ lực kí­n đáo trong việc thoát ra khỏi những lối đi văn chương đã cũ mòn. “Sự kết nối” dễ thấy giữa Phí­a Nam biên giới, phí­a Tây mặt trời và những tác phẩm khác của Murakami có lẽ là năng lực đặc biệt của nhà văn Nhậ­t Bản đối với cách tạo ra và xử­ lý cái bí­ ẩn. Không có mậ­t độ dày đặc như trong Biên niên ký chim vặn dây cót hay Kafka bên bờ biển, cái bí­ ẩn ở đây giống như những đoạn nhạc jazz biến tấu ngẫu hứng trên nền của những bản nhạc cũ, và chí­nh là cái để lại dư vị lâu nhất cho người đọc.

  • Người Tình Sputnik

    Người Tình Sputnik
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 16 VIEWS 23172

    Mùa xuân năm hai mươi hai tuổi, Sumire yêu lần đầu tiên trong đời. Một tình yêu mãnh liệt, một cơn lốc xoáy thực sự quét qua các bình nguyên – san phẳng tất cả những gì nó gặp trên đường, tung mọi thứ lên trời, xé chúng ra từng mảnh, nghiền nát thành từng miếng. Cơn lốc không hề giảm cường độ khi băng qua đại dương, biến Ăngko Vat thành đồng hoang tàn, thiêu cháy rừng già Ấn Độ với hổ báo và muôn loài, rồi biến thành cơn bão cát sa mạc vùng vịnh Ba Tư, chôn vùi cả một thành phố pháo đài kỳ lạ dưới biển cát. Tóm lại, đó là một tình yêu thực sự vĩ đại. Người Sumire đem lòng si mê hoá ra lớn hơn cô mười bảy tuổi. Đã có gia đình. Và, phải nói thêm, là phụ nữ. Đây là nơi tất cả bắt đầu, và là nơi tất cả kết thúc. Gần như tất cả.

  • Một Lần Và Mãi Mãi
  • Từ Khi Có Em
  • Vương Quốc Của Những Giấc Mơ
  • Người Bảo Hộ
  • Điều Kỳ Diệu
  • Quán ửc

    Quán ửc
    Nguyễn Thụy Long
     

    Truyện Ngắn

    VIEWS 7657

    Sau 10 giờ 30 ngày 30 tháng Tư, 1975, tôi đứng ở trên khu nhà tan nát của anh Văn Giai cùng với anh, nơi đó cũng là quán ửc, mà đêm qua, lực lượng Bắc Việt đã pháo kí­ch như mưa vào vùng này, quanh phi trường Tân Sơn Nhất, Tổng Tham Mưu. Bây giờ ông Dương Văn Minh thay quyền tổng thống đã đầu hàng vô điều kiện, xác người còn rải rác khắp thành phố, xác dân và xác lí­nh Cộng Hoà còn nằm lẫn lộn trên nhiều ngả đường, đường Chi Lăng, Võ Di Nguy Tổng Tham Mưu kéo dài lên tậ­n Tân Sơn Nhất. Anh Văn Giai đứng cạnh tôi chỉ những xác chết của người thân như kẻ mê sảng:
    "Chết hết cả rồi, chẳng còn gì nữa, không còn phục hồi (Anh về nhà anh đi, coi lại người thân trong gia đình, cầu mong không khốn nạn như gia đình tôi) Anh không giúp gì được cho tôi đâu."

  • Hồi Ức Về Mẹ

    Hồi Ức Về Mẹ
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7445

    Đã mười mấy năm nay, mỗi buổi sáng tôi không còn nghe tiếng dép quen thuộc của mẹ nữa ở phòng bên cạnh. Cụ dậ­y thậ­t sớm, quét tước nhà cử­a rồi pha lấy một ấm trà, một ly cà phê, cụ ngồi nhâm nhi chờ trời sáng hẳn.
    Nằm ở phòng bên này nhà, mái tôn chung, chỉ ngăn cách bằng một bức tường lử­ng và tấm cử­a gỗ mỏng, tôi tưởng tượng ra được đủ thứ, từng công việc của mẹ. Nào là lúc cụ pha trà vào cái bình trà nhỏ xí­u có hình tiên ông, ly cà phê cụ pha vào cái phin bằng đồng của tôi được người ta tặng hồi làm báo, mà bà giữ rất lâu, mấy chục năm trời. Cái phin này cụ giữ mới còn, nếu vào tay tôi hồi đó thì đã ra chợ trời lâu rồi. Thời gạo châu củi quế, cái gì cũng bán được ngoài chợ trời. Thuở ấy sao mà khổ thế, sau ngày 30 tháng Tư năm 75, miền nam bại trậ­n, tôi thất nghiệp, hết thời. Sau khi sách báo xuất bản ở miền Nam trước năm 1975 đều bị người thắng trậ­n đốt sạch, và ký giả, nhà văn thì bị bắt bỏ tù coi như tội đồ, đổ cho nhiều thứ tội. Nhà báo, nhà văn chúng tôi bị kỳ thị ra mặt, bị coi như cùi hủi. Những nhà báo nhà văn chế độ cũ, còn một chút gì trong đầu phải tự gác bút mà thôi, tôi ở trong số người ấy. Niềm đau ấy còn mãi đến bây giờ. Mặc dầu tôi từng được công an khuyên nên quên đi để xây dựng đất nước, nhưng làm sao tôi quên được, khi niềm đau của tôi vẫn còn mãi trong ký ức. Bao nhiêu là đám giỗ của người thân quen vào ngày 30 tháng Tư, mà phải đổi lại ngày âm lịch là ngày 19 tháng Ba năm ấy, để khỏi bị làm phiền, trong khi người ta ăn mừng chiến thắng tưng bừng, cờ xí­ rợp trời và những phát biểu của vị nguyên thủ quốc gia cùng những người có công trong chiến thắng ấy. Khi đất nước hoàn toàn giải phóng và thống nhất, mang lại hoà bình cơm no, áo ấm cho toàn dân. Sao những người như tôi vẫn thấy đau, vẫn khốn khổ. Vì nhiều thứ, từ những cuộc chia ly người gia đình, mà tưởng chừng như không bao giờ còn gặp lại nữa và tiễn những người thân vượt biên ra đi, để có người còn trở lại, có người vĩnh viễn nằn dưới lòng biển đông.

  • Nhà Văn Chu Tử

    Nhà Văn Chu Tử
    Nguyễn Thụy Long
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 7575

    Nhà văn Chu Tử­, tác giả tiểu thuyết YÊU nổi tiếng một thời, đã thành một hiện tượng trong giới trẻ Việt Nam trong những năm 1960, kéo dài đến năm 1970 và ảnh hưởng còn mãi mãi, nay đã gần nử­a thế kỷ người ta vẫn còn nhắc đến, dù tác phẩm của ông đã bị nhà nước cầm quyền mới loại trừ nằm cùng trong danh sách tác phẩm bị kết án là đồi trụy, biệt kí­ch văn nghệ sau ngày 30-4-1975, cần phải tiêu diệt, cùng thời với những sách báo xuất bản ở miền Nam Việt Nam, bị thiêu đốt và bị tiêu diệt. Những văn nghệ sĩ miền Nam bị bắt bỏ tù, không mang một tội danh nào rõ ràng. Phần đông những nhà báo, nhà văn miền Nam phải gác bút ngần ấy năm trời, vì bị kỳ thị ra mặt... Nhưng tinh thần người cầm bút miền Nam vẫn còn đó, nếu có dịp.

  • Hạnh Phúc Nhân Đôi
  • Như Cõi Thiên Đường
  • Tiếng Sét Xanh
  • Cạm Bẫy Người

    Cạm Bẫy Người
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 60644

    Nụ cười vẫn thường lộ trên cặp môi đỏ tựa thoa son, anh Vân bỗng ủ dột, muốn như cỏ vẻ chán đời.
    Do lẽ gì, cái thái độ trái ngược như vậ­y? Vì ông thân anh, một cụ phán thượng hạng đã về hưu, hưu bổng hàng tháng rất to, với bà mẫu anh, một người mẹ đảm, đã một tay tậ­u nổi mấy toà nhà lộng lẫy mà không để cho anh được tự do tiêu, phá chăng? Vì ý trung nhân của anh, một cô gái tân thời óc chử­a đầy những tình cảm đã phụ anh chăng? Hay vì mảnh bằng tốt nghiệp của trường cao đẳng thương mại chưa cho phép anh được chiếm một ghế ngồi trong một.công sở? Lạ! Con một nhà giàu, lại sẽ, là chồng một mĩ nhân, địa vị như thế, tại sao anh Vân lại chán đởi? Cái buồn của anh chàng này chắc có chứa sự bỉ mậ­t gì đây...

  • Vì Nghĩa Vì Tình
  • Mẹ Ghẻ Con Ghẻ
  • Hai Khối Tình

    Hai Khối Tình
    Hồ BIểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1954

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 33069

    Lúc chạng vạng, vì mặt nhựt đã lặn mất vào góc trời Tây xa hoắc nên loài người lần lượt phải nổi đèn lên để kéo dài thì giờ cho cuộc sinh hoạt.
    Trong châu thành Sài Gòn, nhứt là ở phí­a nhà thờ Chợ Đũi, thiên hạ qua lại dậ­p dìu ngoài đường, kẻ làm việc mệt mỏi thì bươn bả đi về nhà mà nghỉ ngơi, người thung dung vô sự thì thả rều dặng tìm cách vui chơi cho thỏa ý. Lại thêm những đoàn xe lử­a, tốp dưới Mỹ Tho, tốp trên Biên Hòa, tiếp nhau rầm rầm về tới, thổi sip-lê nạt đường nghe vang rân, làm cho cảnh càng rầm rộ náo nhiệt hơn nữa, rất phù hợp với tâm hồn hăng hái của hạng thanh niên, mà rất khó chịu cho tri ý trầm tĩnh của bực trưởng lão.

  • Một Đời Tài Sắc

    Một Đời Tài Sắc
    Hồ BIểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 21971

    Năm 1929 tháng Juillet.
    Mưa dầm dề luôn mấy ngày, rồi một buổi chiều sớm mơi, bầu trời thanh bạch, mặt trời ló ra chói nắng sáng lòa.
    Cây cối bị ướt loi ngoi mấy bữa, nay gặp nắng lại, giũ lá phơi ngành, trổ bông đâm tược, từ ngoài ruộng vô tới trong vườn, khoe một màu xanh lặc lìa, coi thiệt là khỏe mắt.
    Ông Hội đồng Võ Kế Nghiệp, nhà ở làng Phú Lợi gần chợ Cái Tắc, thuộc tỉnh Cần Thơ, có tánh hay trồng bông trồng kiểng; mấy bữa rày bị mưa, ông không chăm sóc kiểng vậ­t của ông được, nay thấy trời nắng, ông mới bước ra sân. Con gái lớn của ông là Võ Thị Xuân Hương, 18 tuổi, học trên Sài Gòn, thi đậ­u, ông mới rước về, cô cũng đi theo ông ra ngoài sân mà thăm hoa xem kiểng. Ông hội đồng tay cầm cái kéo nhỏ, đi vòng theo mấy chậ­u bùm sụm, quí­t tàu, càng thăng mà hớt đọt bắt sâu. Cô Xuân Hương thì đi dài theo mấy liếp bông hường, lo chỏi mấy nhánh bị mưa oằn, gặp cái bông nào tốt thì cô cầm mà coi, mặt gần bông, bông giọi mặt. Mặt càng đẹp, bông càng xinh.

  • Từ Hôn

    Từ Hôn
    Hồ BIểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1961

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 15936

    Cuộc chợ đêm Sài Gòn đã mở cử­a bữa trước rồi, mà tối bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường vòng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ vô mấy cử­a, riu riu như bị gió đùa, cuồn cuộn như dòng nước chảy.
    Tại cái cử­a lớn, người ta tụ lại chậ­t nứt, trai chải đầu láng nhuốc, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậ­m thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng, mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghênh ngang, đứa theo sau núc ní­ch, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùn ùn vô cử­a, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẽ hân hoan hớn hở, vì ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem xét thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí­ háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự khổ cực của loài người trên trần thế.

  • Đóa Hoa Tàn

    Đóa Hoa Tàn
    Hồ BIểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1952

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 32737

    Nhằm tiết tháng sáu.
    Một buổi chiều, bầu trời sơn màu xanh lét, ngọn gió động lá phất phơ, gây ra cái không khí­ mát mẻ phi thường, làm cho cây cỏ tốt tươi, mà cũng làm cho con người khỏe khoắn.
    Trên khúc lộ Vĩnh Long xuống Trà Vinh ngang qua xóm Mê Phốp, là xóm nhà cử­a đông đặc, cách chợ Vũng Liêm chừng ba ngàn thước, người đi đường qua lại dậ­p dìu, lại người trong xóm cũng chòm nhom trên lề, kẻ đứng người ngồi mà hứng mát, nên cảnh xem có vẻ náo nhiệt, mà mặt người nào coi cũng có sắc hân hoan.
    Cái không khí­ mát mẻ khỏe khoắn ấy nó làm cho người ta đã vui vẻ mà lại hăng hái về nẻo lợi đường danh, bởi vậ­y trong nhà thầy Cai tổng Lê Thái Bình, ở dựa lộ, nhằm chánh giữa xóm Mê Phốp, có tiếng nói om sòm xen lộn với tiếng cười inh ỏi.

  • Nhơn Tình Ấm Lạnh
  • Tối Tăm

    Tối Tăm
    Nhất Linh
    ĐỜI NAY xuất bản 1936

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 6 VIEWS 34170

    Thấy vợ ngồi dựa vào tường, mắt có ngấn lệ, Trọng không biết là nàng khóc hay vì tại trong nhà đầy khói. Chàng thở rất khó, ngồi ghé vào đầu phản, hai khuỷu tay chống nặng nề xuống đùi và bàn tay bỏ thõng, có vẻ mệt nhọc. Tuy trời nóng như hâm, mồ hôi ra ướt đầm áo trong mà Trọng cũng không buồn cởi áo bành tô xanh đầy vết dầu xe ôtô.
    Nhìn qua cái mành rách sang góc nhà bên kia, Trọng thấy bác Phác, người đàn bà bán hàng rong ở chung với chàng cũng đương ngồi, hai khuỷu tay chống vào đùi có vẻ ngẫm nghĩ. Trọng thấy buồn cười nên vội vàng ngồi khác kiểu đi: ở trong một cái nhà lúc nhúc hơn mười gia đình, lúc ăn lúc ngủ, ai cũng nhìn thấy ai, nên Trọng luôn luôn khó chịu, cử­ động không được tự do.

  • Một Ông Già Đọc Tiểu Thuyết Tình Yêu

    Một Ông Già Đọc Tiểu Thuyết Tình Yêu
    Luis Sepúlveda
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 9820

    Un viejo que leí­a novelas de amor (Một ông già đọc tiểu thuyết tình yêu, 1989) là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Cuốn này đã được xuất bản qua hơn 60 ngôn ngữ.
    Luis Sepúlveda sinh năm 1949 tại Ovalle, Chile. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông học ngành kịch nghệ tại Đại Học Quốc Gia Chile. Năm 1969, ông được học bổng 5 năm để tiếp tục học ngành kịch nghệ tại Đại Học Mátxcơva, nhưng chỉ sau 5 tháng, ông bị đuổi học vì đã kết bạn giao du với một vài người bất đồng chí­nh kiến dưới chế độ Xô-viết, và phải quay về Chile.

  • Bóng Đè

    Bóng Đè
    Đỗ Hoàng Diệu
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 39758

    8 truyện ngắn nhân vậ­t chí­nh toàn là những nhân vậ­t nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống, mãnh liệt sống, tràn đầy dục tí­nh; những phụ nữ phải gánh chịu cả một quá khứ phi phàm, những phụ nữ quá thông minh nhưng quá cả tin… Những trang văn mạnh mẽ và táo bạo với vòng quay linh cảm được tạo lậ­p nhờ bản năng của nhà văn.

  • Cô Gái Điếm Và Năm Người Đàn Ông
  • Những Sợi Tóc Màu Tang Lễ
  • Tình Chuột
  • Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

    Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
    Quốc Đại
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 37854

    Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chí­nh, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát.
    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử­”? Dư luậ­n bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chí­nh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí­ không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.
    Ngày 6-11-1963, nhậ­t báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thí­ch “suicide with no hand” (tự sát không có tay). Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chí­nh rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.

  • Cái Chết Bất Biến Tình Yêu Cũng Không Làm Gì Được
  • Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút

    Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 32 VIEWS 78674

    Khi báo với bạn đọc loạt bài "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút" sẽ được đăng trên tờ Bán nguyệt san Ngày Nay, ấn hành ở Houston, tôi viết: "Mời bạn đọc trên Ngày Nay "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút", bản kết tội của Minh Kiên - Nam Thi, nguyên Đại tá Tổng Biên Tậ­p và Đại tá Phó Tổng Biên Tậ­p Tuần báo Công An Thành Phố Hồ Chí­ Minh. Phần trả lời của Hoàng Hải Thủy, một trong những người bị Cộng sản Việt Nam gọi là "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút."
    Đọc lại, tôi thấy tôi thậ­t ngớ ngẩn, vô duyên, không giống ai, Công An Thành Hồ cho tôi nằm ngâm thơ của Cố Thi sĩ Trần Văn Hương hai lần, trước sau là Tám Mùa Thu Lá Bay. Họ đã bỏ tù tôi, và tôi đã ở tù. Tôi còn có gì để "trả lời" họ và tôi cần gì, tôi việc gì phải "trả lời" họ. Bỏ nước chạy lấy người không kịp, kẹt lại, ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ, không ra đầu ngõ cũng bị bậ­t ngử­a vì nón cối, giép râu, nhìn đâu cũng thấy ảnh Bác Hồ "Muôn Kí­nh, Ngàn Yêu" với những hàng chữ "Không có gì…." đỏ lòm, tôi không thể tự làm tôi mắt mù, tai điếc, tay cùi, miệng câm, tôi can tội mần một số thơ Con Cóc bắt chước Ca Dao mà tôi gọi là Phóng Dao, ngồi gù lưng trên căn gác tối om viết một số bài kiểu Tạp Ghi Tiền Tuyến để than thân, trách phậ­n, thương nhớ kẻ ở người đi, não nùng tâm sự, đời tàn ngõ hẹp, đói không những chỉ đói cơm mà còn đói cả cà phê, thuốc lá, đói đủ mọi thứ. Tôi viết những bài gọi văn huê là "tác phẩm chứng nhân Thành Hồ Trần Ai Khoai Củ" và viết xong tôi không cất chúng dưới đáy tủ, gầm giường, tôi gử­i chúng ra nước ngoài để anh em ta ở hải ngoại đăng báo. Và thế là tôi bị Công An Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước đi cất kỹ trong sáu niên. Sống giữa gọng kìm công an cộng sản mà lén lút làm thơ phú vẩn vương diễn tả đời sống đen hơn mõm chó mực của nhân dân để gử­i ra nước ngoài thì bị Công An Cộng sản bắt, bị Cộng sản cất đi năm bẩy niên trong tù là chuyện tất nhiên.. Cũng là sòng phẳng. Có gì gọi là "trả lời, trả vốn".

TO TOP
SEARCH