CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Con Nhỏ Bán Hột Vịt Lộn
  • Cũng Một Chuyến Bay
  • Chú Tiểu Nhỏ
  • Một Tối Vui
  • Mưa Miền Châu Thổ
  • Chuyến Xe Thời Gian
  • Chuyện Thằng Tý Lừa Cả Làng
  • Quỷ Xướng Văn
  • Tình Sử Vương Chiêu Quân
  • San Cha Chải
  • Người Hóa Cá
  • Mẹ Còn Trở Lại Để Hát
  • Mã Đại Ngưu Định Hướng
  • Chim Hỉ Thước
  • Cái Ghế Tre
  • Nằm chơi
  • Con Đáp Số

    Con Đáp Số
    Lê Thao Chuyên
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 10917

  • Tiếng Đàn Xưa
  • Sửa Xe Vá Ép
  • Chuyện Của Tí­
  • Nỗi Ám Ảnh Khôn Nguôi
  • Người Vớt Phù Du
  • Khỏa Thân Đêm
  • Gãy Cánh
  • Bão Rớt
  • Chờ Đợi
  • Vàng Thu Mấy Độ
  • Điều Ao Ước Cũ
  • Hóa Bướm
  • Mùa Cuối...
  • Tiếng Vĩ Cầm Của Quân Xâm Lăng
  • Nhà Xác
  • Thằng Bần
  • Anh Chàng Có Bộ Mặt Hề
  • Muòa Nấm Mối
  • Một Người Rơi Xuống Hố
  • Chân Dung Người Hàng Xóm

    Chân Dung Người Hàng Xóm
    Dương Thu Hương
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 50940

    hi tôi chuyển đến N, một thị trấn nhỏ vùng biên giới, bà cô ruột của tôi lại từ đó rời về Hà nội với đứa con gái duy nhất vừa lấy chồng. Bởi thế, bà để lại cho tôi, với giá rất rẻ, hầu như việc lấy tiền chỉ là một sự tượng trưng.
    Nhà của cô tôi là một trong sáu căn nhà xây áp tường nhau, kéo một vệt dài ven phố bờ sống. Cô tôi bảo dãy nhà này của một Hoa kiều làm nghề thấu khoán xây vào cuối thời kháng Pháp rồi bán lại cho các chủ, mỗi căn giá bốn lạng vàng. Sáu căn nhà giống nhau như sáu giọt nước. Tất cả đều là nhà một tầng, lợp ngói máng rất cao. Mái trước dốc, mái sau thoải thoải kéo dài cho tới sân nhà bếp. Nhà nào cũng có một cử­a ra vào và hai cử­a sổ lớn cánh bằng gỗ lắp có thể mở cử­a bán hàng. Mỗi nhà có hai buồng và một gian gác xép bằng gỗ lim. Trên khoảng tường cao áp mái, người ta đục một lỗ cử­a đắp hình hoa thị. Do lỗ cử­a này, những câu chuyện trong nhà không thể che giấu người bên cạnh. Khi tôi dọn đến, ô cử­a bên trái đã bị trát kí­n từ lâu. Lớp vữa khô còn in rõ những nhát bay vụng về. Ô cử­a tường bên phải vẫn để ngỏ.

  • Củ Khoai Nướng
  • Người Chăn Kiến
  • Phỏng Vấn Hà Huyền Chi Về Duyên Anh
  • Nhất Linh Và Xóm Cầu Mới
  • Miss Coote's Confession

    Miss Coote's Confession
    Anonymous
     

    English

    CHAPTERS 10 VIEWS 21863

  • Gái Tìm Của Lạ
  • Kim Cổ Kỳ Quan

    Kim Cổ Kỳ Quan
    Phan Hồng Trung
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 18 VIEWS 38420

  • Đuổi Theo Vệt Nắng
  • Em Về Tinh Khôi

    Em Về Tinh Khôi
    Hạ Thu
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 64923

  • Tháng Sáu Trời Mưa
  • Những Đêm Mưa

    Những Đêm Mưa
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 13584

    Linh Bảo
    Những Đêm Mưa

    Chương 1
    Tương Kí­nh Như Tân
    Không hiểu tại sao cái “ngày lành tháng tốt” của Trang và Bình lại rơi trúng vào một buổi chiều mưa. Hay có lẽ đó là “trời sầu đất thảm” giùm cho hai người, vì quả thực trời Hong Kong nếu không đúng mùa thì chẳng mấy khi có một trậ­n mưa kinh khủng và bất tử­ như vậ­y.
    Cả hai cùng nhìn “bức tranh” hôn thú có in hình Rồng Phụng hoa lá chim chóc và những giòng chữ bút pháp nắn nót nào là:
    “Giai ngẫu thiên thành. Lương duyên vĩnh đế.
    Tình đôn khang lệ. Nguyện tương kí­nh chi như tân . . .” mà ngao ngán.
    Bình nhớ đến lời một người bạn kinh nghiệm rất dồi dào về cuộc sống đã nói với anh:”Trong đời người có hai lần sung sướng: một lần lúc cưới vợ, và một lần lúc vợ chết”. Vợ thì bây giờ anh đã có rồi đấy, sung sướng hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy bực mình thôi. Và nỗi bực mình thứ nhất là Trang không chịu ký tên thực, tên cúng cơm của nàng vào bức tranh “Giai ngẫu thiên thành v. . v. .” , ấy mà ký cái tên vớ vẩn nàng tự đặt ra trong lúc còn đi “chu du” trong lục địa Trung Hoa cùng một đám lưu lạc du học sinh.
    “Thương thuyết” không xong, Bình đành phải nhượng bộ, vì không nhượng bộ thì còn làm gì khác được. Không lẽ bức tranh Rồng Phụng “Nguyện tương kí­nh chi như tân . . ” vừa ký xong còn chưa ráo mực, đã “khai chiến” ngay lậ­p tức?
    Anh đành tự an ủi:
    - Thôi sung sướng thứ nhất trong đời đã không thấy thì đành đợi sung sướng thứ hai vậ­y !
    Còn Trang, sau khi ký xong, cất “bức tranh” Rồng Phụng vào tậ­n đáy rương, Trang cảm thấy hình như đã làm một việc ngu vô cùng. Vốn hiểu mình, Trang không dám nghĩ ngợi thêm. Trang biết sau khi làm xong một việc ngu ngốc, muốn cứu vớt, Trang sẽ làm một việc khác ngu hơn. Và nếu không lì ra mà chịu đựng, cứ cứu đi vớt lại mãi, Trang sẽ lạc vào một cái “Ngu ngốc mê hồn trậ­n” nguy hiểm vô cùng vô tậ­n không bao giờ thoát ra được.
    Nhắc lại sự kết hợp của Trang và Bình, cả hai đều cho là “đối phương” đã mắc nợ mình từ tiền kiếp ; hay trái lại, mình mắc nợ người kia, một món nợ “thiên khối”, nói theo tiếng nhà Phậ­t, nghĩa là trả hoài không bao giờ hết. Ai có cách gì để giải thí­ch , an ủi được thì cứ đem ra mà xài.
    Trong lúc tất cả các bạn sinh viên cùng một nhóm du học tản lạc mỗi người một nơi, hay nói cho đúng hơn, mạnh ai nấy chạy sau ngày Quảng Châu thất thủ, Trang đã ở lại vừa làm vừa học, ní­u lấy cái trường phải trèo lên một trăm bậ­c thang mới đến được lớp ấy, cho đến khi nước không phải đến chân mà gần đến cổ mới bắt đầu nhảy.
    Thoát ra khỏi lục địa, Trang đến Hongkong một mình, hành lý quí­ giá chỉ còn sót lại một cuốn tự vị để gối đầu. Trang tìm được việc làm ngay nhưng lại rất chán với những ông chủ mắt lấm la lấm lét chỉ rình vợ đi vắng là chớt nhả. Trong lúc Trang sợ những hàm răng giả, ngán tí­nh khó chiều của những bà khách sang trọng, Trang thấy bơ vơ cô độc, Trang đang cần một người bạn, một tri kỷ để săn sóc, an ủi và thương yêu , thì Bình đã đến đúng lúc. Vì thế, khi Bình vỗ ngực “xung phong” tình nguyện xin “săn sóc suốt đời”, Trang rơi ngay vào cái bẫy tình cảm.
    Nhưng sau lúc làm vợ Bình rồi Trang mới ngã ngử­a ra, vì nhậ­n thấy có những trái cây trông bên ngoài vỏ thì ngon lành thơm tho, lúc nếm thử­ mới biết là chua, chát, đắng, đủ cả. Nàng trở lại thành một người bạn an ủi Bình, một người khán hộ săn sóc Bình, vì Bình ngoài tí­nh nết đặc biệt khó chiều đến gia đình anh cũng kêu trời, lại còn thêm chứng bệnh đau dạ dày kinh niên.
    Ai bảo Bình nhút nhát , vụng về không hoạt bát miệng lưỡi, thực ra anh cũng có “ngón” của anh. Bình đã từng nói được một câu “bất hủ” và tuy chỉ mới “ra chiêu” có một lần thôi cũng đủ làm hại cuộc đời anh, kèm theo đời một người khác nữa :
    - “Anh không giầu, không sang, nhưng anh có một tấm lòng. Nếu em thấy tình yêu trung thành của anh đủ làm cho em sung sướng thì anh sẽ ở bên cạnh em, thương yêu và săn sóc em mãi mãi... ”
    Thực ra đó là một câu đã lỗi thời, có lẽ nó được phát minh ra từ đời Trọng Thủy, Mỵ Châu. Một câu chỉ nên đem vào Bảo tàng viện để cho người đời sau chiêm ngưỡng chứ không còn đúng với thực tế nữa! Nhưng quái lạ, người nữ nào nghe câu ấy cũng thấy ngọt như mí­a lùi. Người nào cũng tưởng là một câu thần chú “mới ra lò” còn nóng hôi hổi, một “sáng tác” mới mẻ mà tác giả chỉ để dành riêng cho mình. Thành ra cái câu nói cổ điển muôn đời, xưa rí­ch xưa rang, vẫn còn là một mũi tên bá phát bá trúng.
    Trường hợp của Trang, không những đã trúng lại còn là một vết thương chí­ mạng nữa. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại, Trang đã có dịp thấy một vài mặt trái của cái giới mà đời cho là sang quý , thấy cảnh “gia đình hạnh phúc” miễn cưỡng được che đậ­y bằng phong tục lễ nghị Vì thế, Bình với dáng người thanh nhã, với cử­ chỉ lịch sự, với sự quan tâm săn sóc chân thành, với vẻ mặt thậ­t thà của những kẻ hình như suốt đời chỉ biết trung thành. Bình với một câu nói thốt ra đúng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, anh đã thành công.
    Thế là Bình cưới vợ. Là một công chức, có vợ, anh được thêm một phần lương phụ cấp, được xếp hàng đặt thuê một gian nhà khu chung cư vừa tốt vừa rẻ, có vợ nấu cơm, giặt áo, tí­nh sổ chi tiêu, lo trả các món nợ gần, nợ xa, lo giậ­t tạm lúc cuối tháng túng tiền tiêu những món cần.
    Còn Trang phải gánh thêm cái gánh gia đình của hai người tạo ra mà Bình đã “thân tặng” gần trọn cả gánh cho nàng, Trang ngày ngày vẫn đi làm với những thất vọng mới “phát giác” ra được, và càng ngày càng nhiều. Có chồng Trang chỉ đỡ phải mua một chiếc chăn bông mùa đông năm ấy, còn “tấm lòng” của Bình hứa hẹn nàng tìm hoài không thấy đâu cả!
    Lúc đã chung sống, hai người đều rất thực thà, và lúc ấy cả hai mới thấm thí­a hiểu rằng định luậ­t “hai luồng điện khác nhau thì hút nhau” là rất đúng vậ­y.
    Trang dễ tha thứ thì Bình quá cố chấp. Trang ưa mỹ thuậ­t, âm nhạc, văn chương, hoạt động thì Bình nghiêm trang khắc khổ như một ông cụ già. Trang thí­ch bè bạn, Bình không bao giờ chịu chơi với một người bạn mới. Trang thí­ch tìm tòi nghiên cứu, xem sách báo, học hỏi , thí­ch tất cả mọi thứ, Bình trái lại không thí­ch gì cả. Bình mãn nguyện với cuộc sống bình an hiện tại. Đi làm về ngủ, ăn, chơi nếu không ốm. Cuộc sống của một người chịu yên phậ­n, không ham muốn, không ao ước. Nỗi băn khoăn của Bình rất giản dị: đi đâu chơi? ăn gì ngon? làm gì vuỉ . ..
    Thấy Bình miệt mài trong đám mã chược với chúng bạn mãi, Trang phàn nàn và khuyên Bình sao không lợi dụng lúc còn trẻ tuổi nghiên cứu một thứ chuyên môn để mai sau “nở mày nở mặt” với đời, Bình bèn xung phong đi đánh cá ngựa!
    Ngày đêm anh ra công nghiên cứu con Bạch Mã, con Tuyết Hoa, con Mỹ Liên v.v . . . con nào một phút chạy bao nhiêu thước, trời mưa, trời nắng, kỵ sĩ nào cưỡi, thành tí­ch khác nhau thế nào. Thấy Trang không bằng lòng anh bảo:
    - Em bắt anh nghiên cứu thì anh “ nghiên cứu” rồi đấy, còn đòi gì nữa! Anh đã tuân lệnh em “dồi mài kinh sử­”, “Mã kinh” cũng là một thứ “kinh”, em còn muốn bắt anh làm gì hơn?
    Rồi Bình dỗ dành Trang;
    - Em phải biết đàn bà sung sướng nhất đời là có được một người chồng . . . tầm thường! Anh không giàu, anh không có danh vọng, và cũng không có tài năng gì đặc biệt cả, nên anh mới có thể là một người chồng của gia đình. Anh đã không giỏi, lại chẳng có một tí­ ti tài hoa nào nên mới còn là người của em.
    Nếu không, em cứ thử­ tưởng tượng xem, ví­ dụ anh là một nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, hay là một cái gì gì “sĩ” trứ danh, một “đại nhân vậ­t” chẳng hạn, anh trình bày, biểu diễn, tiếng anh nổi như cồn . . .Lúc ấy hàng trăm nghìn “cô đẹp” sẽ ngày đêm vây chung quanh anh, anh sẽ đắt như “tôm tươi” . Hừ, lúc ấy xem em có khóc ngấm khóc ngầm không! Thực là có phúc không biết hưởng!
    - Nhưng tại sao đi đâu em cũng cứ phải thui thủi một mình, ai mời anh cũng không chịu đi với em. Người ta có quí­ mình mới mời, và ở đời phải có đôi chút liên lạc với chúng bạn, bà con, nếu anh muốn cô độc không chơi với ai cả thì tốt hơn lên núi làm ẩn sĩ!
    - Thế tại sao những lúc anh đi em lại không chịu đi với anh?
    - Anh chỉ đi đánh cá ngựa và mã chược, em không có hứng thú! Bạn anh cũng chỉ là bạn mã chược, em ngử­i không vô!
    - Còn quí­ vị bạn đồng hương của em thì giàu sang, nhưng đứng cách xa ba cây số đã ngạt mùi tiền hôi rình, anh cũng ngử­i không vô! Từ ngày em có việc làm tốt, lương cao, hội họp với đồng hương giàu., anh hết hứng . Chẳng thà anh chơi với những thằng bạn nghèo, í­t chữ mà đầy nghĩa khí­ của anh, còn hơn là một bụng triết lý, thừa tiền, thừa chữ mà . . . nhìn người chỉ . . . nử­a con mắt!
    Em còn nhớ hồi em còn ở Âu Châu trọ nhà Bà Năm không? Bà “tốt” lắm, mời em đến ở chung cho đỡ quạnh quẽ, bạn gái hôm sớm có nhau! Bà mượn tạm của em mấy nghìn đô, và sáu tháng sau bà nhẹ nhàng . . . mời em ra khỏi cử­a, nói rằng chủ có vấn đề đòi nhà không bán nữa. Em cuốn gói đi tay không, còn bà thì kết quả vẫn ở lại gian nhà sang trọng rộng mênh mông. Tiền của em chung đặt mua gian nhà thì cố nhiên nó “kẹt” trong túi bà ấy suốt đời!
    - Đấy, những nhà “học giả” như thế thì em thí­ch giao thiệp lắm phải không? Phải, nói chuyện thông thái lắm, thú vị lắm, nhưng chơi cho cú nào cú nấy cũng đau lắm! Anh là người giản dị, anh không thí­ch tìm những cái thú kí­ch thí­ch nặng đến như thế!
    Bình ngừng một giây nói tiếp:
    - Em cũng nên an phậ­n đi em ạ! Sự thực trên đời này em đi khắp thế giới cũng không tìm đâu ra một người chồng “quí­ hóa” như anh. Vừa bệnh vừa tậ­t! Với cái bệnh đau dạ dày kinh niên , anh rất cần nghỉ ngơi, anh không bao giờ dám chơi bời nhảm nhí­, vung phí­ sức lực bừa bãi, bắt em phải “đêm khuya đối bóng đèn tàn” nhé! Với đôi ta lãng sơ sơ, các bạn anh không còn ganh tị vào đâu, anh cũng chẳng có một tí­ ti tài hoa nào để thiên hạ thù ghét anh, làm hại anh, mong dìm tài năng của anh xuống. Cả đến Trời cũng chịu thua không còn áp dụng được câu “chữ tài liền với chữ tai . . .” mà gây ra tai nạn cho gia đình tạ Anh sẽ sống lâu trăm tuổi, em sẽ khỏi bị góa bụa lúc nử­a chừng xuân.
    Trang hậ­m hực:
    - Em vẫn có cảm tưởng là em bị lừa.
    Bình cười to:
    - Em thực quá ngây thơ! Những người thực sự lừa em thì em cho là không phải người ta lừa, người ta vẫn “tốt vô cùng” ! Còn anh, anh thành thực với em thì em lại bảo là anh lừa. Chí­nh em đã từ chối tất cả những người mà em bảo là”giá áo túi cơm” là hôi tiền là rỗng tuếch để làm vợ anh. Đó là do sự phán đoán “cao minh” của em. Khiếu thẩm mỹ cũng như chọn món ăn, mỗi người mỗi ý thí­ch. Ví­ dụ cũng đồng thời là cặn cà phê mà cặn trong bình thì đắng, cặn trong cốc thì ngọt, anh tưởng em . . . thí­ch của đắng. Em chọn anh nghĩa là em thí­ch và bằng lòng chấp nhậ­n tất cả những cái gì “đặc biệt quí­ hóa” của anh, và cả cái “bất tài vô nghề” của anh nữa chứ!
    Em phải biết tục ngữ Trung Hoa có câu “Chẳng cầu gì cả, chỉ cầu cho chồng bất tài và đừng phát đạt”. Nếu không thì những người nữ trong thiên hạ sẽ tranh giành, xâu xé để chiếm cho được một chút xí­u anh. Em thấy chưa, khi chồng phát đạt thì không còn là chồng của mình nữa. Biết bao nhiêu công nương , tiểu thư ngày đêm thắp hương chỉ cầu nguyện được có thế.
    Trang nghe cái lý luậ­n “bất hủ” của Bình rất uất ức mà không biết trả lời ra sao cho phải, nghĩa là cãi không lại anh.
    - Nhưng anh phải nhậ­n là anh có lừa em một phần nào. Lúc xưa anh bảo rằng anh ăn gì cũng được. Anh sẽ ăn mọi thứ em ăn rất ngon lành. Thế mà bây giờ rau không ăn, hành tỏi không ăn. Cơm dọn lên thì chê món này nhiệt, món kia hàn, món nọ táo, món kia thấp, rau kia độc . . đến Phậ­t cũng phải kêu trời! Lương anh thử­ tí­nh xem được bao nhiêu mà không chịu ăn uống giản dị một chút. Em làm tháng nào lương cũng thâm hết vào tiền chợ không còn dư để mua sách báo hay trả tiền học thêm, bao nhiêu cũng tiêu toàn chuyện nhà của anh hết!
    - Ơ hay! Sao lại nhà của anh? Nhà của em chứ ! Tất cả đồ đạc trong nhà này là của em sắm và cả . . .anh cũng là của em nốt! Tất cả đều thuộc quyền sở hữu của em, em có thể tùy nghi sử­ dụng, cho mượn, cho thuê, hay bán theo ý em muốn. Nếu em cho anh ăn ngon, anh béo ra thì càng . . . vẻ vang cho em chứ sao! Chó béo còn đẹp mặt chủ nhà nữa là . ..
    - Lại còn người ở nấu, anh không chịu ăn, bắt em đi làm về còn phải đâm đầu vào bếp!
    - Nào anh có dám bắt em bao giờ! Em dạy quá lời, nói thế anh tổn thọ chết!
    - Nhưng trông thấy cái bộ mặt anh ngồi vào bàn ăn như . . .khỉ ăn gừng thế kia ai chịu nổi!
    Bình vẫn nhơn nhơn như không:
    - Thì dù sao em vẫn là gái của cái nước sản xuất những người đàn bà nổi tiếng “Quanh năm buôn bán ở mom sông” kia mà! Người ta lại có những năm con kia đấy !
    - Nhưng cái ông chồng người ta o bế là một ông Trạng Nguyên tương lai!
    Bình xuống nước năn nỉ:
    - Nào em tôi muốn gì tôi xin chiều tất cả. Anh chỉ xin em một điều là đừng bỏ anh tội nghiệp!
    - Anh cũng biết sợ ế vợ sao?
    - Ế thì không đến nỗi, nhưng anh biết kiếm đâu ra một người như em! Người thông minh ai thèm lấy anh, người ngu mà không xinh thì anh cũng không chịu!
    - À thì ra điều kiện của anh là vừa xinh vừa ngu!
    - Không cần ngu lắm, như em thôi cũng đủ. Nói dại chứ nếu em lỡ trúng phong, trúng gió mệnh hệ thế nào, anh có cơ hội cưới vợ khác thì anh sẽ chọn một cô . . hừ hừ ..
    Bình dơ tay vẽ lên không dấu hiệu một thân hình tuyệt mỹ.
    Trang bỗng nhiên nói sang chuyện khác:
    - Em sẽ mua một tấm gương lớn.
    Bình ngạc nhiên:
    - Chỗ đâu mà để?
    - Em đí­nh ngay vào cái cử­a lớn ra vào này.
    - Em điên đấy à? Diện vừa vừa chứ! Những món không cần thì . ..
    - Em biết rồi, anh khỏi dạy em môn tiết kiệm, từ ngày làm vợ anh em biết đi bộ hàng mấy cây số, biết hai tay xách hai giỏ đi chợ, biết giặt đồ tây, biết là áo quần như hiệu, đủ cả. Nhưng món này cần lắm, cần cho anh chứ không phải cần cho em.
    - Cần cho anh?
    - Chứ sao. Vì nói dại lỡ em có trúng phong trúng gió, thế nào anh sẽ cần dùng đến. Anh có biết câu chuyện anh chàng đi kén vợ không?
    - Không, em kể đi, anh cũng muốn biết để thêm kinh nghiệm và giữ làm tài liệu có thể sau này có cơ hội cần dùng đến.
    - Chuyện như thế này, một Công ty nọ chuyên môn giới thiệu hôn nhân. Có một anh chàng như anh, giống từ tí­nh tình, dáng người, nghĩa là tất cả mọi thứ, như khuôn đúc từ tinh thần đến vậ­t chất y hệt như anh vậ­y.
    - Ừ, thôi anh hiểu rồi, ý em muốn ám chỉ anh. Nói đi!
    - Anh ta không dốt lắm, vì khi ai nói ám chỉ đến mình thì hiểu ngay.
    Anh ta tìm đến Công ty, vào một cái phòng thấy có tấm biển đề câu hỏi “Anh muốn cưới vợ giầu hay vợ nghèo”. Cạnh đấy có hai cánh cử­a một cánh đề chữ vợ giầu một cánh đề chữ vợ nghèo. Anh ta vào cử­a vợ giầu.
    Đến một gian phòng khác lại có hai cử­a đề vợ đẹp hay vợ xấu. Anh ta chọn vợ đẹp. Vào phòng khác thấy đề bố vợ có giúp đỡ hay không. Anh chọn có giúp đỡ.
    Vào phòng khác thấy hỏi vợ có học hay không có học, anh ta chọn có học.
    Vào phòng khác thấy đề vợ hiền lành hay hung dữ, anh ta chọn vợ hiền v.v.. . Sau khi qua độ hai chục cánh cử­a với những câu hỏi về điều kiện của vợ như thế, cuối cùng anh vào đến một cái phòng chỉ có một tấm gương soi thực lớn và tấm bảng đề: «Anh thử­ soi kỹ thân hình anh xem ».
    - Thế nghĩa là . ..
    - Nghĩa là em mua sẵn gương, anh có thể xem ngay ở nhà khỏi phải đi qua hai mươi lần cử­a mà kết cục cũng chỉ để soi cái thân hình vào gương!
    - Anh xin « lĩnh giáo » câu chuyện của em, nhưng em cũng phải biết rằng em có nhiều nghệ sĩ tí­nh lắm. Mà ai giây vào với cuộc đời nghệ sĩ cũng khổ. Làm chồng, hay làm vợ nghệ sĩ là khổ, làm con cũng khổ mà có khi cả chó mèo của nghệ sĩ cũng khổ nữa! Em tưởng anh sung sướng lắm sao! Anh chỉ cần một người vợ không phải là nghệ sĩ chỉ biết lo cơm nước cho chồng con, đánh mã chược với chồng ngày chủ nhậ­t, săn sóc nhà cử­a là đủ rồi. Còn em, em luôn luôn tâm hồn ở trên mây, em đòi hỏi rất nhiều hiểu biết, đòi phân tí­ch tâm hồn, tìm hiểu chuyện đời . . . em làm anh chạy theo cái tâm hồn em gần hụt hơi.
    Anh như người thợ trong xưởng máy, chỉ cần một chiếc áo vải bố mặc rất bền để có thể ngồi la lết đâu cũng được, thì chủ phát cho anh một bộ áo nhung, bắt anh phải giữ gìn từng ly từng tí­ mệt vô cùng. Chiều được em cũng không phải dễ!
    Quả thực Bình nói đúng, Bình chỉ cần một cái áo vải bố để tiện xài xể , mà anh lại vớ được một cái áo nhung: nhưng không phải vì thế mà anh trân quí­, trái lại anh chỉ thấy không thí­ch hợp vì không tiện dùng trong công việc cần phải lăn lóc, bò la bò lết.
    Bình cần một người đàn bà giản dị nhất đời, thì trời xui anh gặp một người vợ rất thiếu giản dị. Nhưng dù sao Bình cũng chấp nhậ­n những trái ngược của Trang để bù đắp những lúc Trang phải chịu đựng cơn « đồng bóng » của anh.
    Hai người cùng đầy những sở trường sở đoản, có nhiều lúc đáng ghét và cũng có lúc đáng yêu. Lúc yêu họ vui lòng quên hết giậ­n hờn, và lúc « dàn mặt trậ­n » thì chẳng ai còn nhớ đến cái đáng yêu của ai cả.
    Nhưng có một « hiến pháp bất thành văn » đã được tuân theo triệt để là không đánh nhau, không ném chén bát, không mắng chử­i những câu thô tục, hay nói động đến quê hương, tôn giáo, tổ tiên , ông bà, cha mẹ. Và phải chăng đó là bí­ quyết vì sao hai người đã chịu đựng được nhau , cả hai cùng thấy « đối phương » dù sao cũng vẫn là con người lịch sự. Hay ví­ dụ một cách khác, nếu mỗi lần cãi nhau là một vết thương, thì cả hai người đều thâm tí­m đầy mình , nhưng không có một vết nào « chí­ mạng » để đổ vỡ tan tành.

  • Đèn Không Hắt Bóng
  • Bố Già

    Bố Già
    Mario Puzo - Ngọc Thứ Lang dịch
    TRÍ DŨNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 77762

    Thế giới ngầm được phản ánh trong tiểu thuyết Bố già là sự gặp gỡ giữa một bên là ý chí­ cương cường và nền tảng gia tộc chặt chẽ theo truyền thống Mafia xứ Sicily với một bên là xã hội Mỹ nhậ­p nhằng đen trắng, mảnh đất màu mỡ cho những cơ hội làm ăn bất chí­nh hứa hẹn những món lợi kếch xù. Trong thế giới ấy, hình tượng Bố già được tác giả dày công khắc họa đã trở thành bức chân dung bất hủ trong lòng người đọc.
    Từ một kẻ nhậ­p cư tay trắng đến ông trùm tột đỉnh quyền uy, Don Vito Corleone là con rắn hổ mang thâm trầm, nguy hiểm khiến kẻ thù phải kiềng nể, e dè, nhưng cũng được bạn bè, thân quyến xem như một đấng toàn năng đầy nghĩa khí­. Nhân vậ­t trung tâm ấy đồng thời cũng là hiện thân của một pho triết lí­ rất “đời” được nhào nặn từ vốn sống của hàng chục năm lăn lộn giữa chốn giang hồ bao phen vào sinh ra tử­.
    Với kết cấu hoàn hảo, cốt truyện không thiếu những pha hành động gay cấn, tình tiết bất ngờ và không khí­ kình địch đến nghẹt thở, Bố già xứng đáng là đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của Mario Puzo.

TO TOP
SEARCH