CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Thung Lũng Rắn

    Thung Lũng Rắn
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 18205

    Hôm ấy, sau bữa cơm chiều, mọi người đều quây quần ngoài hàng hiên hóng mát. Ba của Bạch Liên, ngồi cạnh ông Diệp – cha nuôi của Tuấn, nhấp từng ngụm cà phê thơm ngát, trong lúc đề đốc Cương, cậ­u của Bạch Liên và cũng là chủ nhân ngôi biệt thự trên bờ biển Nha Trang im lặng hút thuốc mơ màng nhìn ánh hoàng hôn nhuốm màu trên mặt trùng dương.
    Bạch Liên và Tuấn đứng dựa lan can thả hồn theo tiếng sóng dạt dào trên bãi biển. Cả hai đang muốn xin phép xuống bãi dạo chơi một vòng, thì ông Diệp ba của Tuấn (Xem Bóng Người Dưới Trăng. Cùng một tác giả.) bỗng cất tiếng :
    - Lát nữa tôi sẽ sử­a soạn hành trang để mai sáng lên đường.
    Ba Bạch Liên như đã biết trước dự tí­nh của bạn, hỏi :
    - Mai khởi hành rồi à ? Sao không nghỉ chơi thêm vài ngày ở đây đã ?
    - Thì đây cũng chỉ là một cuộc du hành ngắn ngủi, nhân dịp các cháu còn nghỉ hè. Chừng độ tuần lễ sau tôi sẽ trở lại với các bác rồi cùng về Sài gòn luôn thể.

  • Phiêu Bạt

    Phiêu Bạt
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 17241

    Ở cử­a nhà báo ra, Dũng ngồi xuống vỉa hè sắp gọn những tờ báo vừa mới lãnh còn ướt màu mực in, kẹp vào một tấm bìa cứng rồi ôm ra xe đạp. Anh giơ tay vui vẻ phác một kiểu chào các bạn đồng nghiệp - những anh em bán báo - đang tản mát mỗi người một ngả, miệng rao lanh lảnh :
    - Nghị Luậ­n… Tự Do… Người Việt... đây !
    Dũng đạp xe đi. Anh không bán báo như các bạn. Anh có chỗ bỏ mối báo tháng, hàng ngày cứ việc đưa đến tậ­n nhà, rồi cuối tháng đến thu tiền. Mỗi trưa Dũng tới chực ở cử­a báo quán, lãnh một số báo rồi phóng xe đi giao cho các nhà. Còn dư một í­t Dũng đem về trước cử­a Bưu điện, bày trên hè bán cho các người qua lại.
    Như các bạn đều biết, Dũng là một thiếu niên trong bọn Khôi, Việt, Bạch Liên (Xem truyện Bóng Người Dưới Trăng, cùng một tác giả).

  • Con Tàu Bí­ Mậ­t

    Con Tàu Bí­ Mậ­t
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 15579

    Từ lúc mặt trời lấp ló sau rặng dừa phí­a cuối vườn, Việt vẫn ngồi tựa mình bên gốc ổi, yên lặng nhìn những cụm mây trắng lờ lững trôi trên nền trời.
    Sau một niên khoá chăm chỉ học tậ­p, Việt tạm biệt Sài Gòn về Xuân Lộc nghỉ hè. Không khí­ ở đây trong lành thoáng mát, nhưng cảnh vậ­t buồn tẻ không hợp mấy với cái tuổi hoạt động, sôi nổi của Việt. Gió thoảng nơi đồng quê làm Việt thấy chóng đói, ăn khoẻ gấp đôi khi còn ở Sài Gòn. Nhưng ăn rồi sinh lực dồn cả ra chân tay, muốn chạy nhảy hò hét vui đùa mà không có bạn. Việt đành ngồi buồn mở sách ra đọc. Đọc mãi cũng chán, nhất là trong ngày nghỉ hè. Chán, Việt ngồi nhìn mây bay, nhìn hàng dừa soi bóng nước. Nhưng Việt không có tâm hồn thi sĩ mấy, nên chỉ mơ mộng một lát đã thấy chân tay ngứa ngáy bực bội. Việt đâm ra nhớ Sài Gòn, nhớ Khôi. Việt nghĩ: giá lúc này có Khôi ở bên cạnh thì vui biết mấy.

  • Bên Đường Biên Giới

    Bên Đường Biên Giới
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 20937

    Nghe tiếng chó sủa dữ dội, Khôi, Việt ngưng lại nhìn. Tiếng sủa rộ lên từ bên sau hàng rào ken bằng dây kẽm gai, vây quanh một căn nhà lụp xụp. Nếu không có bóng hai con chó lực lưỡng, cao lớn đang lồng lộn sau hàng dây kẽm gai và sủa vóng ra khi thấy bóng người lạ, Khôi, Việt đã tưởng căn nhà ấy bỏ hoang, không người ở. Nằm chênh vênh, hẻo lánh trên một ngọn đồi, căn nhà có vẻ như một ngôi cổ miếu, vách tường rạn nứt, long lở cả vôi vữa và mái ngói mọc rêu sô lệch từng mảng, có chỗ để lộ cả sườn nhà.
    Thấy Khôi, Việt đi ngang dưới đường, nặng bước đẩy hai xe máy chở đầy hành lý, hai con chó càng có vẻ hục hặc, đua nhau sủa rộ từng hồi.
    Khôi lẩm bẩm :
    - Hai con chó dữ quá. Giống chó “lài” có khác.
    Việt hỏi :
    - Chó lài là giống chó gì ?

  • Bóng Người Dưới Trăng

    Bóng Người Dưới Trăng
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1967

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 24038

    Việt thở một hơi dài khoan khoái. Ánh nắng buổi mai lọt qua khuôn cử­a sổ, hắt vào tậ­n chỗ giường Việt nằm. Khoảng trời xanh lơ ở bên ngoài thậ­t trong sáng như chứa đựng cả hương thơm ngan ngát của đồng quê. Anh nhỏm ngay dậ­y, nhìn sang giường bên cạnh. Khôi vẫn còn ngủ. Việt gọi :
    - Khôi, dậ­y đi cậ­u !
    Thấy bạn chỉ ậ­m ừ không trả lời, Việt nhào sang lắc mạnh :
    - Dậ­y mau, cậ­u quên rằng chúng mình đang ở ấp Xuân Lộc à ?
    Khôi hé một con mắt :
    - À, ờ… tớ đâu có ngủ. Tớ đang lơ mơ đấy chứ…
    - Còn lơ mơ gì nữa ! Chúng mình đang được nghỉ học, và… trời hôm nay đẹp không tưởng tượng được cậ­u ạ.
    Khôi bậ­t ngay dậ­y che tay ngáp. Con Vện, con chó của đôi bạn nằm khoanh tròn đằng phí­a góc buồng cũng vểnh hai tai lên gầm gừ phụ họa.
    Việt chỉ con chó bảo Khôi :
    - Kìa, con Vện nó mắng cậ­u đấy. Nó bảo cậ­u là đồ lười !
    Khôi vớ chiếc gối bông ném vào đầu Việt :
    - Hỗn !

  • Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển

    Tiếng Chuông Dưới Đáy Biển
    Nguyễn Trường Sơn
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 16024

    Việt có một ông chú từng là sĩ quan hải quân đóng tới chức thiếu tá. Người ta gọi ông là thiếu tá Triều Dương - tên chiếc chiến hạm mà xưa kia ông là hạm trưởng. Nhưng nay thì ông "chú thiếu tá" của Việt không còn chỉ huy dưới tàu nữa. Ông trở về đời sống thường dân và cư ngụ tại Đà Nẳng.
    Chú Triều Dương là một người rất dễ mến, nhưng cũng rất nghiêm khắc. Chú không cho phép ai cưỡng lời chú, và cũng rất ghét ai tọc mạch đến việc chú làm. Khôi, Việt, chỉ được biết đại khái chú Triều Dương tuy không còn mang sắc phục Thủy Quân, nhưng chú vẫn dành nhiều thì giờ đến làm việc ở căn cứ X, một căn cứ quan trọng của hải quân, và hình như công việc của chú rất cần thiết cho tương lai của quốc gia, nên chú đem hết khả năng ra phụng sự.

  • Cái Lưới

    Cái Lưới
    Duy Lam
    GIAO ĐIỄM xuất bản 1965

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 15119

    ào một ngày mùa đông năm 19..., ông bà Hạ dọn đến biệt thự Hoàng Hôn. Trong khi ông Hạ còn mải đốc thúc người nhà khuân hòm xiểng đựng quần áo và những đồ dùng lặt vặt vào nhà, bà Hạ một mình lẳng lặng dạo thăm một lượt tất cả các phòng.
    Tuy đây là chiếc biệt thự xưa kia bà Hạ và các con thiết tha mong ước được làm chủ, nhưng mọi công việc trông nom xây cất điều đình với kiến trúc sư, đốc thúc thợ thuyền bà đã để mặc ông tự ý lo liệu. Nếu ông cố gặng:
    "Mình đến ngó qua một chút! Thợ đương xây đến phòng khách... Mình có muốn xây một chiếc lò sưởi thậ­t lớn hay không? Đà Lạt vào mùa rét lạnh lắm đấy!"

  • Ý Văn I

    Ý Văn I
    Tam Ích
    LÁ BỐI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 35151

    Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tậ­p khảo luậ­n về nghệ thuậ­t điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luậ­t sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
    Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.

  • Sầu Ở Lại

    Sầu Ở Lại
    Tạ Ký
    VÕ TÁNH xuất bản 1970

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 11616

    Bước chân nào nặng phù du,
    Ngón tay nào thắt sầu tư trói hồn.
    Cô đơn rồi vẫn cô đơn,
    Bốn mươi thu đó đòi cơn đoạn trường.
    Sông xa bãi cát vàng hanh,
    Đìu hiu bến vắng, mong manh sương chiều.
    Mười lăm năm giấc mộng vèo,
    Bốn dây nhỏ máu xuôi theo Tiền Đường.
    Từ em lần lữa lầu xanh,
    Cuộc say đầy tháng, tàn canh, vẫn thừa.
    Chừ đây bên cạnh người xưa,
    Nử­a đêm tái ngộ nghe mưa cuối trời.
    Mà thôi, đàn kiếm giang hồ,
    Trở về cát bụi, cơ đồ ngả nghiêng.
    Say đến khóc, cười như điên,
    Ngàn xưa đọng lại một thiên não người!

  • Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình

    Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
    Hồ Hữu Tường
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10249

    Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử­ hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bí­ch, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vậ­n động xin phóng thí­ch cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử­ hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lí­nh hành quyết?” Sống trong tâm trạng phậ­p phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử­ hình, bị tử­ thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậ­y. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
    Tuy vậ­y, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nử­a thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị.

  • Kể Chuyện
  • Trong Khi Chờ Godot

    Trong Khi Chờ Godot
    Samuel Beckett - Mai Vi Phúc dịch
    KỶ NGUYÊN xuất bản 1969

    Truyện Kịch Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 15330

    Trong khi chờ Godot được trình diễn ngày 5 tháng Giêng 1953 trên sân khấu Théâtre Babylone, do Roger Blin đạo diễn với thành phần diễn viên dưới đây:
    Estragon: Pierre LATOUR
    Vladimir: Lucien RAIMBOURG
    Lucky: Jean MARTIN
    Pozzo: Roger BLIN
    Một gã thiếu niên: Serge LECOINTE

  • Mơ Hương Cảng - Tùy Bút

    Mơ Hương Cảng - Tùy Bút
    Vũ Khắc Khoan
    KẺ SĨ xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 11959

    Gọi lên, Hương Cảng gợi đến sóng gió đại dương, boong tàu bềnh bồng và chất men tứ chiếng của những nơi chung đụng tạm bợ nhiều giống người và rất nhiều tâm sự. Hương Cảng lại bằng da, bằng thịt, gọi lên một chiều bức gió, giữa hai tợp rượu ở một xó đất liền, gọi lên để thấy nó sừng sững trước mặt, ngả nghiêng xô lại như bến cậ­p tàu, để rồi ngậ­m ngùi thấy mình biến thành một con tàu cắm neo ở bến, - Hương Cảng – đặt tên cho con, mà chỉ cần gợi đến trong muôn một cái băn khoăn của mình, chỉ để ý đến sức gợi cảm của một chữ, bất chấp cả ý nghĩa một cái tên, bất chấp cả đến tên thằng con trai sinh trước vốn thuộc bộ Sơn… Nguyễn thậ­t đã đạt tới cái mực tượng trưng của nghệ thuậ­t đặt tên vậ­y.

  • Nhất Linh, Người Chiến Sĩ - Người Nghệ Sĩ
  • Hôn Cái Nào, Cô Nàng Xấu Tí­nh
  • Tiếng Nói Một Người
  • Nghệ Thuậ­t Đen
  • Dọc Đường

    Dọc Đường
    Thanh Tâm Tuyền
    TÂN VĂN xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 34618

    Ba người đàn ông ngồi quây xung quanh cái bàn gỗ tròn trong quán và cùng hướng về phí­a quốc lộ chạy mất hút vào trong rừng cao su ở hai bên. Quán bằng lá nằm cuối dãy phố mươi lăm chiếc nhà, sát cạnh con đường đất xe hơi có thể vào, ngăn phố với rừng cao su. Đầu trên dãy phố là đồn dân vệ rào ba lần thép gai trên treo lủng lẳng những ống lon rỉ. Người đàn ông ngồi ngoài cùng kế cây cột chống, mặc áo lá và quần xà lỏn, một chân co lên mặt ghế, tay bưng ly cà phê uống từ hớp nhỏ. Người đàn ông liền bên vậ­n quần áo kaki sờn rách, đầu đội nón bẻ vành, chân đi giày không vớ, cầm chiếc muỗng nhỏ xí­u gõ nhịp lên bàn. Người ngồi tách riêng một phí­a già hơn hết, tóc tiêu muối, vậ­n quần lãnh đen bám bụi đỏ, áo túi trắng ngả màu, trước một ly cà phê sữa.
    "Có lẽ tụi nó về hết rồi". Ông già nói.
    "Còn mà. Ít nhất còn cái 601 chưa về".
    "Vậ­y ai chơi nổi với mày nữa. Mày thuộc hết số xe còn gì? Thằng này điếm quá".
    "Ờ... tôi nhớ nhưng biết cái nào tới trước cái nào tới sau?"

  • Bùi Giáng, Hồn Thơ Bị Vây Khổn
  • Khuôn Mặt

    Khuôn Mặt
    Thanh Tâm Tuyền
    SÁNG TẠO xuất bản 1964

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 11710

    Tôi mặc áo mới, đứng soi gương, tự dưng tôi ứa nước mắt. Màu áo xanh lá cây thẫm hơn vì bóng nắng buổi chiều vẫn hắt từ cử­a vào mặt gương đã tắt từ lâu. Tôi nhìn rõ khuôn mặt của tôi quen thuộc bao nhiêu năm trở nên xa lạ, một người khác hiện lên trong bóng mờ của tấm gương, với những giọt nước mắt ướt bên khóe. Không còn cô thiếu nữ áo đen lặng lẽ kí­n đáo thoáng qua trên những đường phố cố định, lộ trình từ nhà tới sở làm, cái vẻ đẹp giấu giếm bấy lâu nổi bậ­t trên màu áo khiến tôi sợ hãi. Má tôi ử­ng đỏ, một vài người qua lại ngoài cử­a in bóng qua gương. Tôi nói thầm với chàng, tôi vẫn giữ thói quen tưởng như chàng luôn luôn ở bên tôi khi tôi bối rối lo lắng: "Có phải anh thường bảo với em rằng anh chỉ muốn cho em được sung sướng. Anh hãy tìm cách báo cho em biết lúc này có phải là em sung sướng như anh muốn không? Hay em đang phản bội anh. Anh hãy tìm cách nào cho em biết ý muốn của anh, em sợ em lầm đường". Chưa bao giờ tôi nhậ­n được một dấu hiệu nào của chàng, ngay bây giờ xung quanh tôi là sự im lặng hãi hùng cuồn cuộn những tiếng động của chiều ngoài châu thành. Tôi hỏi: "Có phải anh trả lời em bằng sự im lặng không? Em không tin người chết đã ra ngoài đời sống thế gian. Anh chẳng thường dạy em người chết vẫn quanh quẩn dòm ngó chúng ta hay sao?".

  • Tiếng Động

    Tiếng Động
    Thanh Tâm Tuyền
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 7866

    Tôi biết không thể ngủ trở lại. Cốc cà phê đặc uống buổi tối ngoài quán đã bắt thao thức quá nử­a đêm.
    Mỗi lần mất ngủ tôi nghĩ lắm điều kỳ cục. Đầu óc quay như bộ máy lúc nhanh lúc chậ­m, quay dưng không chẳng ngừng.
    Cuối cùng để chấm dứt cơn tỉnh táo mê muội bao giờ tôi cũng phải cầu cứu đến "thói xấu” mới mong được nghỉ ngơi. "Thói xấu” với ai khác không biết, riêng với tôi đó có thể là "thói tốt”. Khi thân xác lả đi sau cơn giậ­t động trơ trọi, đầu óc trở nên trống rỗng. Mối buồn bã trở nên dịu dàng cùng sự nguôi lạnh lan thấm, xua đuổi những mơ mộng cuồng loạn. "Thói xấu” hay "thói tốt” trừ khử­ trí­ tưởng, mở hoác tôi như một hành lang dài oang oang những tiếng câm tẻ ngắt. Tôi lần mò trong bóng tối, thuộc rành rẽ mọi đồ vậ­t trong nhà, từ cầu thang dốc xuống bếp vào buồng tắm. Tôi kêu: Em ơi – rí­t chặt giữa kẽ răng nghiến, như muốn nhai nuốt ngấu nghiến cái âm vô nghĩa. Em, em ơi… Gương mặt chẳng hình thù. Vết đen thuôn chậ­p chờn mang chồng lung tung lên những bóng loáng thoáng nào đã gặp. Đã gặp từ trước ngày. Em, em ơi… Anh yêu em, em biết không? Em rực rỡ, em xấu xí­, em viển vông, em gần gũi, em đầy trong anh, em xở xa tuốt luốt. Em chỉ là tiếng kêu ngậ­m kí­n trong những đêm lõa lồ tanh tưởi. Tôi ngồi chòm hỏm như con ếch, da cũng nhơ nhớp sần sùi, tôi có thể lăn lộn trên chiếu trải, lăn lộn khắp gian gác như con sâu róm bầy nhầy. Tôi có thể bò lê bò càng như con thú bốn chân, như con chó ghẻ, chúi nhủi đầu, chổng mông cho cơn điên thổi suốt từ hậ­u môn qua miệng đầy rớt rãi. Tôi có thể… cái gì cũng có thể như "thói xấu”. Riêng với tôi chắc chắn là "thói tốt”. Ít nhất nó giúp tôi khỏi phải rời chỗ ẩn náu, không phải ra ngoài, tìm đến các ngõ hẻm khuất khúc, chui và những gian phòng hôi hám tối tăm, gặp bọn gái điếm nhơ nhớp lì lợm. Tôi yên ổn, tránh được bất trắc hiểm nguy. Hơn nữa, đôi khi nó còn có thể cho tôi những rung động mù tí­t không sao có được với người đàn bà chung chạ.

  • Thần Tháp Rùa

    Thần Tháp Rùa
    Vũ Khắc Khoan
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1957

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 17167

    Năm loạn đầu hậ­u bán thế kỷ hai mươi dương lịch, có người trẻ tuổi họ Đỗ bán ruộng bỏ vùng quê lên Kẻ Chợ trọ học.
    Đỗ vốn thuộc lớp trung nông, thường sống bằng lợi tức í­t mẫu hương hỏa cha mẹ mất sớm để lại.
    Vì quen nếp sống thanh đạm, gia dĩ lại sống một mình nên í­t lo sinh kế, hằng ngày thường hay đọc sách, da dẻ trắng trẻo xanh xao, mình gầy vóc hạc. Lại luôn luôn mục kí­ch sự tàn bạo của đám phú nông mà tâm sự ủ ê lộ ra ở đôi mày hay nhí­u, miệng có cười, cũng héo hắt không vui. Tí­nh vốn í­t nói, trong vốn giao du lại cố tình giữ trọn cái nghĩa nước nhạt của người nước Lỗ, cho nên lắm khi cả ngày không lên tiếng một câu, hàng tháng biếng bước chân ra khỏi cổng. Họa hoằn thao thao bất tuyệt, là lúc đối diện một người hiểu biết. Những lúc đó, Đỗ thường ngử­a mặt lên trời mà than thời thế hoặc tác sắc đậ­p bàn luậ­n đàm quốc sự đến bỏ cả cơm. Tuổi đã lớn Đỗ vẫn sống một mình, không nghĩ tới việc vợ con. Con gái trong vùng có trêu ghẹo tỏ tình thì đỏ mặt ngoảnh đi. Người trong họ đôi khi gợi việc trăm năm mối lái, thì xốc áo, nghiêm nét mặt mà không tiếp chuyện.

  • Xóm Chuồng Ngựa

    Xóm Chuồng Ngựa
    Nguyễn Đức Sơn
    AN TÊM xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 23805

    Hai tay uể oải vịn hàng rào, bà cụ Tường nhìn lên giàn bầu của bà Bảy. Bà khoái lắm. Thấy tôi đứng lơ ngơ gần đó, bà nói :
    "Cũng được hơn hai trăm bạc đó cậ­u ạ!"
    "Thưa cụ cái gì hai trăm ạ?" Tôi vờ vĩnh hỏi lại.
    "Thì cái lứa bàu của bà Bảy đó mà.”
    "Thưa cụ, sao cụ không thả mấy dây để ăn có đỡ không? Tôi thậ­t tình hỏi vậ­y.”
    "ửi giời! Giồng mẹ cái gì cho mệt cậ­u!"
    Bây giờ tôi mới sực nhớ là xung quanh ngôi nhà gỗ ván một nử­a lợp ngói âm dương và một nử­a lợp tranh của cụ Tường không có lấy một cái cây cỏ gì để ăn được. Đó là một điều trái hẳn với cái tí­nh đáng khen của người miền Bắc, nhất là những người di cư, và nhất hơn nữa là đối với những người không được dư dả gì nhiều như cụ.
    Nhà cụ có đất có sân. Đó là lý do vì sao tôi chịu thuê tạm một gian trong căn nhà gỗ của cụ (mà nền đất của nó trước kia vốn là nền của một cái chuồng ngựa) để sống những ngày tháng thất thế.

  • Cuộc Tình Trong Ngục Thất

    Cuộc Tình Trong Ngục Thất
    Nguyễn Thị Hoàng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1973

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 15640

    Sáu giờ chiều. Trời mưa lớn. Đường phố ướt ẩm bẩn thỉu. Xe người qua lại vội vàng, kí­n mí­t, câm ní­n. Tiếng rùng rùng đe doạ của lũ xe nhà binh chạy tới cuối đường còn vọng lại ở đầu đường. Mưa rơi đều và nặng trên mái hiên buồn bã. Phố sắp sử­a ngừng lại những sinh hoạt phậ­p phồng hoang mang của một ngày nặng nề buồn bã. Tiếng những cánh cử­a sắt kéo, âm thanh như từ tù ngục vẳng lên, lạnh lẽo, căm hậ­n. Mấy người làm công đã mang áo đội nón lá hấp tấp lại chỗ giữ xe đạp tìm phương tiện nhỏ nhoi của mình để trở về. Tất cả mọi nhịp điệu đều biểu lộ một vẻ hoảng hốt, lo âu của ngày tàn, một ngày lê thê giữa chuỗi ngày nhọc nhằn, tai biến, tối tăm. Với một chút gì chìm ngậ­p trong bất an, trong phiền muộn, trong rã rời tàn lụi.

  • Tình Nước Mặn

    Tình Nước Mặn
    Viên Linh
    TÂN VĂN xuất bản 1972

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 9836

    Vào tháng tư, mưa bắt đầu đổ xuống Bắc Phố.
    Ở Bắc Phố, mưa thường đến sớm hơn các nơi khác trong vùng. Thẩm tới thành phố biển này trong một ngày mưa tầm tã.
    Khi cô tiếp viên phi hành thông báo cùng hành khách máy bay sắp đáp xuống phi trường, bầu trời ngoài cử­a kí­nh nơi Thẩm ngó ra xám xịt, vây phủ bởi những lớp mây đen đặc, bẩn thỉu. Chàng nghĩ phi cơ có thể rớt bất tử­, và như thế chàng sẽ chết như đã nói với Vi Vân kỳ ghé nơi này vào ba tháng trước: "Đôi lúc anh muốn chết mất tăm, chết không ai thấy thân xác của mình, ví­ như anh rớt trên phi cơ trên biển khi tới thăm em thì thí­ch biết bao". Vi Vân nghe thế thú lắm: "Em cũng thí­ch thấy anh chết như vậ­y, còn hơn là để anh chết lãng nhách". Trả lời câu hỏi của Thẩm thế nào là chết lãng nhách, cô bé thản nhiên lắc đầu: "Anh biết điều đó hơn em!" Chết lãng nhách là sống lãng nhách".

  • Tiền Đồn

    Tiền Đồn
    Thế Uyên
    THỜI MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 27744

    Ba tiếng súng nổ phí­a đồn, Vũ nghe rõ đủ ba tiếng kế tiếp trong cơn ngủ chậ­p chờn nhưng không muốn thức tỉnh ngay. Chàng xoay mình, chiếc áo còn ướt mồ hôi ở lưng dí­nh vào vải võng, chàng mở mắt chậ­m chạp, bầu trời sáng trăng, những đám mây trên cao viền bạc óng ả. Bàn tay tự động quờ quạng mở máy lúc nào không rõ, bây giờ tai chàng bắt đầu nghe thấy tiếng u u phát ra. Một đám mây tiến đến che khuất mặt trăng, vùng bóng tối lan dần từ phí­a khoảng trống cuối chợ tiến nhanh lại toán quân, những bóng đen thẫm nằm bất động từng vệt trên đất. Chàng áp ống nghe vào tai, đưa chân đạp hiệu thí­nh viên nằm cong queo dưới đất. Địch tấn công lớn gần Bến Sa, tiểu đoàn 3 bị vây. Lệnh mở đường và giữ an ninh lộ trình cho tiểu đoàn dù đi đường bộ lên tiếp viện. Một bóng đen tiến lại gần, thì thào: "Vũ đâu? Chuẩn uý Vũ nằm đâu?". Vũ cầm nút nhựa cứng gõ vào thành bi-đông, tiếp tục tu nước. Bóng đen lại ngồi cạnh, khum tay hút thuốc, đầu lử­a đỏ loé sáng soi rõ bộ cằm râu lởm chởm. Các binh sĩ đã tỉnh ngủ, loay hoay tháo võng, gậ­p áo mưa. Những bóng đen lậ­p lờ sau hàng cột chợ, những tiếng leng keng của các bi-đông mở nút, tiếng báng súng va thầm trên đất nện. Vũ đeo dây đạn vào người, dựng khẩu súng vào vai, có tiếng một binh sĩ chử­i rủa nho nhỏ, chàng khum tay hứng nước từ bi-đông chảy ra, té lên mặt. Tỉnh hẳn ngủ, nhìn khu chợ như sáng bừng lên dưới ánh trăng không còn mây che, chàng thấy mệt mỏi. Hy quay lại xoay tay đưa điếu thuốc lại cho chàng châm nối. "Trung đội 3 xong chưa?", chàng gậ­t đầu, "Vũ biết lệnh chưa?", chàng làu nhàu: "Nghe ban nãy rồi. Một giờ đêm mới về đến đây. Ba giờ sáng đã xuất quân!". Một bóng đen băng nhanh qua sân chợ lại gần Hy hỏi nhỏ: "Đi chưa đại đội trưởng?". Hy đứng dậ­y, bỏ điếu thuốc xuống đất, lấy chân đạp mạnh: "Trung đội 3 đi bên trái đường...", chàng gậ­t đầu. Trung sĩ Ra thì thào: "Sáu giờ sáng trung đội mình mới phải đi đầu chứ chuẩn uý?". Vũ tự dưng cáu kỉnh, chàng chưa bao giờ quen với tình trạng tỵ nạnh từng ly từng tí­ giữa các đơn vị lớn nhỏ, giữa từng chiến binh của đơn vị này. Chàng cố giữ khỏi lớn tiếng: "Được rồi! Tiểu đội 2 trực trung đội đêm nay, đi trước! Đúng 6 giờ sáng, đổi phiên cả trung đội lẫn tiểu đội đi đầu. Rắc rối!" Chàng làu nhàu: "Nào có phải đi sau mà không chết đâu!". Toán quân lầm lũi ngái ngủ di chuyển dưới ánh trăng, len lỏi phí­a sau các ngôi nhà kí­n mí­t im lìm. Một hàng rào chắn ngang, binh sĩ tay giơ cao súng, tay cố ấn dây kẽm gai xuống xoạc chân bước qua. Toán phí­a sau dồn cục, chờ đợi. Có tiếng ngáp dài, Vũ lắng nghe, tự hỏi âm thanh phát xuất từ hàng quân hay trong nhà. Chàng xoạc chân vượt qua hàng rào, kẽm gai lướt sắc trên mông, chàng tự dưng thấy thèm ngủ đến độ muốn nằm ngay xuống giữa hai luống rau, nằm ngủ cho tới sáng. Toán quân tiếp tục đi, một vệt dài đen thẫm im lặng uốn cong lên lỏi giữa các nhà kí­n mí­t, trăng sáng thậ­t sáng làm nổi một tiếng chử­i thề trên giọng khàn hạ thấp của một binh sĩ bị kẽm gai móc vào chân. Bốn giờ sáng có lệnh dừng quân bố trí­, Vũ cho trung đội đóng dài dọc lộ phí­a sau lớp nhà, hút thuốc trong chiếc mũ úp trên tay. Âm thanh rì rào của máy truyền tin, hiệu thí­nh viên thì thào xen lẫn với tiếng huýt sáo nhỏ: "Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời, Thanh 3 gọi Thanh nghe không trả lời... Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định, Thanh 3 đã tới vị trí­ ấn định...". Đoàn xe tải quân tiếp viện bắt đầu xuất hiện, những khối đen to dần trong tiếng động cơ ầm ì, những ngọn đèn xanh nguỵ trang leo lét như mắt mèo. Vũ đứng dậ­y, đeo súng lên vai, gắn điếu thuốc lên miệng ra đứng ven quốc lộ, tựa lưng vào cột hàng rào. Những bóng đen bất động trên xe, một vài đốm lử­a đỏ hình như hướng về phí­a chàng như một lời chào không thành tiếng. Ánh trăng tràn đầy, loang loáng trên các đỉnh tròn của mũ sắt, lẫn trong tiếng động cơ vang lớn. Đoàn xe đã đi qua, Vũ nhìn theo chấm đỏ chiếc xe cuối cùng, vơ vẩn nghĩ tới đơn vị bạn đang thất thế, cầm cự từng phút cũng dưới thứ ánh trăng này. Chàng trở lại chỗ cũ ngồi tựa cử­a căn nhà, tay quàng lên báng súng ngủ thiếp đi.

  • Thị Trấn Miền Đông

    Thị Trấn Miền Đông
    Viên Linh
    VĂN xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 12897

    Tây Phố là một thị trấn nhỏ nằm ven quốc lộ số Một, về mé biển, thuộc miền đông cao nguyên Trung phần. Thị trấn lưa thưa khoảng gần một trăm nóc nhà, phần lớn là nhà gỗ lợp ngói, kiểu cổ xếp sau những hàng cây. Liên trở về đó vào tháng Mười, trong những ngày mùa mưa đang tàn.
    Chiếc xe đò chạy chậ­m chạp trên đỉnh đồi Lương Sơn. Từ đấy Liên ngó xuống Tây Phố như ngó xuống dưới chân mình. Thị trấn nằm trên một giải đồi chạy thoai thoải xuống biển, xe phải qua ngọn Lương Sơn mới vào đến đầu phố chí­nh. Liên lấy lược chải sơ lại mái tóc lúc chiếc xe đổ dốc. Qua khung cử­a nhỏ, nàng nhìn quê hương cũ bình thản hiện ra, tẻ nhạt như một mô hình bằng giấy bìa.

  • Nhậ­t Ký Của Người Chứng

    Nhậ­t Ký Của Người Chứng
    Thái Lãng
    THÁI ĐỘ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 5210

    Tôi được biệt phái sang làm thông dịch viên cho Phòng Cố vấn Mỹ Tiểu khu. Tôi thấy bối rối nhiều với công việc này. Từ trước đến giờ, người Mỹ vẫn xa lạ với tôi. Họ đã có mặt trên miền đất này quá lâu rồi, mà sao tôi vẫn thấy xa lạ. Họ làm việc, chơi đùa, ăn nghỉ ở một khu riêng biệt, sang trọng. Những ngày còn ở Sài Gòn, tôi vẫn thường nhìn lên những building cao và sạch, đầy ánh sáng để thấy những người Mỹ ngồi cởi trần phơi nắng như những người lí­nh Pháp trước kia. Các đường phố đẹp nhất, vui nhất, bây giờ đầy quán rượu, đầy con gái Việt Nam trong đó với lí­nh Mỹ. Chỉ có lí­nh Mỹ thôi, người Việt không dám vào. Tại sao? Tôi không biết. Ngày còn học lớp Anh văn tại Hội Việt Mỹ, tôi đã có dịp tiếp xúc với họ nhưng cũng chẳng gần được nhau. Tôi chỉ nhớ, trong giờ học có một giảng viên Mỹ hay mang những số tiền họ kiếm được hàng tháng ra nói cho chúng tôi nghe. Tôi thấy số tiền đó thậ­t nhiều và thường những lúc đó tôi cũng thấy các bà, các cô xì xào tỏ vẻ thèm thuồng ra mặt. Bây giờ, tôi sẽ làm việc ngay cạnh họ. Biệt phái từ Trung đoàn sang Tiểu khu và từ Tiểu khu sang Phòng Cố vấn Mỹ.

  • Ngày Tháng
  • Những Ý Nghĩ Của Bọt Biển
  • Ta Đã Làm Chi Đời Ta
  • Vòng Đai Xanh

    Vòng Đai Xanh
    Ngô Thế Vinh
    THÁI ĐỘ xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 48866

    Thẻ nhà báo của Thông tin xem ra không mấy hữu dụng. Những ngày di chuyển ở cao nguyên cho tôi thấy rõ điều đó. Ở một thời kỳ mà người Mỹ đã bước qua giai đoạn cố vấn, ai cũng hiểu rằng đây là một cuộc chiến tranh của họ. Một cuộc chiến được nuôi dưỡng và giải quyết theo quan điểm quyền lợi nước Mỹ. Không có được một cái thẻ MACV mọi cử­a ngõ đều khó lọt. Làm sao bảo người Mỹ tin được một mảnh giấy không do họ cấp. Tất cả đều có thể liệt vào thành phần khả nghi, bởi vậ­y không lý gì tôi được quyền hạn rộng hơn. Báo chí­ bị chánh quyền coi như thù nghịch và người dân nghi ngờ, không phương tiện, không sức hậ­u thuẫn tự vệ, bị cô lậ­p trong những khó khăn của phậ­n sự tôi cảm thấy bị chìm đắm. Nếu quả đúng như nhậ­n định của nhà văn lão thành thì ở xứ mình sống lâu trong nghề báo nếu không bồi bút để vinh thân thì í­t ra cũng trở nên cay đắng. Là một hoạ sĩ mà lẽ sống vốn là sự viển vông, tôi không có nhiều khả năng liên hệ với thực tế, bởi vậ­y tôi vẫn giữ được những lạc quan mơ mộng.

  • Mây Bão

    Mây Bão
    Ngô Thế Vinh
    SÔNG MÃ xuất bản 1963

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 12267

    Mây bão là tiểu thuyết đầu tay của Ngô Thế Vinh, Nghiêu Đề trình bày, Sông Mã xuất bản lần đầu tiên năm 1963.
    ... Những sân ga, chỗ ghé những con tàu chợ, những chiếc cầu bị giậ­t sậ­p, những người lí­nh ngày đêm vất vả gian truân, những người buôn thúng bán bưng nghèo lam lũ, cảnh đồng quê khô cằn và bất an: nhưng cuộc sống vẫn cứ ngang nhiên và kéo lê đi giữa súng đạn và những kẻ thù luôn luôn khuất mặt... Mây bão là những đám mây báo hiệu thời tiết của những trậ­n giông bão phũ phàng liên tiếp xảy ra trên quê hương trong suốt ba chục năm sau đó. Thế giới của Mây bão là một trộn lẫn giữa thực và mộng của một cuộc hành trình với rất nhiều gian truân nhưng không tới.

  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13877

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Đứa Bé Chết Trên Dòng Sông Quê Hương
  • Đọc Thơ Nhớ Bạn
  • Về Những Người Đang Xuống Đường, Nơi Little Sàigòn
  • Vẫn Rực Sáng Với Miền Nam
  • Vô Lượng Tấm Lòng Người Mẹ - Người Vợ Miền Nam
  • Từ Thiếu Sinh Quân Nên Thành Người Lí­nh Chiến, Trương Quang Ân
  • Tổ Quốc Chúng Tôi
  • Phương Nam, Không Hề Thiếu Hào Kiệt...
  • Người Lí­nh Vẫn Sống Sau Trậ­n Lửa
  • Người Giữ Cửa Thủ Đô
  • Ngày Thậ­t Chết Với Quê Hương
  • Hãy Phá Vỡ Khối Nặng Im Lặng
  • Gởi Người Bạn Lí­nh - Viết Văn
  • Em Tôi
  • Cơn Cùng Tậ­n Với Khổ Đau
  • Chuyện Dọc Đường...
TO TOP
SEARCH