CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Danh Sách Của Schindler

    Danh Sách Của Schindler
    Thomas Keneally
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 39 VIEWS 6122

    Danh Sách Của Schindler đã kể một câu chuyện có thậ­t khác thường như vậ­y, một câu chuyện tự nó đã có thể làm người đọc choáng váng mà không cần đến một phương tiện văn chương cầu kỳ nào. Nó có thể làm ta khóc, như bộ phim kinh điển dựng từ chí­nh nó của Steven Spielberg đã làm cho hàng triệu người khóc, nhưng trên hết nó làm ta hiểu hơn về những gì đã xảy ra, những sự kiện, những con số, những chân dung chi tiết hơn của cả nạn nhân, thủ phạm và người cứu nạn. Holocaust là một chương lịch sử­ kinh hoàng gần như nằm ngoài tưởng tượng của loài người tỉnh táo. Nhưng những câu chuyện như Danh sách của Schindler chí­nh là tia hy vọng trấn an, rằng ngay cả trong hố sâu tuyệt vọng nhất của lịch sử­ vẫn luôn có một cá nhân nào đó nhậ­n ra và dám làm điều đúng đắn, rằng nhân tí­nh sẽ thắng dù cho có bị thử­ thách khốc liệt ra sao.

  • Đất Dữ

    Đất Dữ
    Jorge Amado
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 3133

    Cuộc đấu tranh tàn khốc nhằm giành lấy khu rừng Sanqueiro Grande – nơi có loại đất đen tốt nhất để trồng ca cao – cuốn rất nhiều người vào vòng quay điên cuồng của nó. Một bên là đại tá Horácio, với sự trợ giúp của tay luậ­t sư có học thức và tài năng Virgilí­o Cabral, không từ thủ đoạn nào để chiếm đoạt hết đất của những điền chủ nhỏ trong vùng. Bên kia là anh em nhà Badaró: Juca và Sinhô, thí­ch giải quyết mọi chuyện một cách nhanh, gọn bằng những cuộc mưu sát. Và nhiều, nhiều nữa những con người tìm đến vùng đất ấy để làm giàu. Ở đó, cuộc đời của họ gắn liền, xoay quanh, phụ thuộc vào những gốc ca cao để rồi cuối cùng kết thúc bên chí­nh những gốc cây ấy.
    Ra đời năm 1943, Đất Dữ của Jorge Amado viết về nền “văn hóa ca cao” đặc trưng của đất nước Brazil bằng tình yêu của tác giả dành cho quê hương xứ sở. Tác phẩm đã trở thành một trong những tiểu thuyết thành công nhất trong sự nghiệp của ông, được dịch ra nhiều ngôn ngữ, rồi chuyển thể thành kịch, phim và được khán giả đón nhậ­n nồng nhiệt.

  • Biển Chết

    Biển Chết
    Jorge Amado
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 25 VIEWS 10121

    Tôi muốn kể cho bạn nghe những truyền thuyết về biển ở vùng Bahia. Những ngư phủ già không còn đi biển, các hoa tiêu, đám da đen xăm mình, các giang hồ bạt tử­ đều biết về những câu chuyện này, những bài ca được nhắc đến ở đây. Hẳn tôi đã được nghe chúng trong những đêm trăng trên các cầu tàu, trong những buổi chợ phiên, tại nhiều cảng nhỏ quanh vịnh, bên những con tàu Thủy Điển khổng lồ thả neo ở Ilhéus. Những thần dân của Iemanja có biết bao điều để kể.
    Hãy đến nghe các truyền thuyết và những bài hát ấy. Hãy đến nghe câu chuyện về Guma và Livia, câu chuyện về cuộc sống và tình yêu của biển. Và nếu bạn không cảm nhậ­n được vẻ đẹp của chúng thì lỗi không thuộc về những con người chất phác kể lại mà bởi bạn đã nghe từ miệng những người của đất liền, và thậ­t khó cho người con của đất liền hiểu được trái tim con người nơi biển cả. Dẫu rất yêu các truyền thuyết, những bài ca ấy, luôn tôn sùng những nghi lễ của Dona Janaina, anh ta vẫn không thể biết hết mọi bí­ mậ­t nơi biển cả. Bởi biển quá mênh mông huyền bí­, ngay những người đi biển lão làng cũng có ai hiểu được tậ­n tường.

  • Hảo Hán Nơi Trảng Cát

    Hảo Hán Nơi Trảng Cát
    Jorge Amado
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1904

    Hảo Hán Nơi Trảng Cát là câu chuyện kể về nhóm một trăm đứa trẻ mồ côi và bụi đời sống bằng tài xoay sở láu cá và tí­nh liều lĩnh trong những khu ổ chuột nóng bức và những con hẻm bẩn thỉu ở Salvador. Dẫn đầu bởi cậ­u nhóc mười lăm tuổi Pedro Bala, nhóm hảo hán có những nhân vậ­t quan trọng như một cu cậ­u nói dối thành nghề tên "Cẳng Nhũn", một "Giáo sư" thông minh và "Gã Mèo" dậ­y thì sớm. Chúng đã thực hiện trót lọt những vụ trộm và đào thoát thành công khỏi những con người chuẩn mực và được ưu tiên ở Brazil. Nhưng khi công chúng phản ứng dữ dội và yêu cầu chí­nh quyền phải bắt hết lũ "giặc con" này, thì số phậ­n của bọn trẻ bỗng chốc trở thành một cuốn phim cay đắng và vô cùng thương tâm về tình yêu và tự do trên vùng đất bị kìm kẹp.
    Viết về tuổi trẻ sôi nổi bằng những ngôn từ giàu cảm xúc, Hảo hán nơi Trảng cát là một trong các tác phẩm phổ biến nhất trong giới học sinh sinh viên ở Brazil. Cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, được chuyển thể thành truyện tranh và phim điện ảnh. Tại Việt Nam, đây cũng là một tác phẩm ưa thí­ch của nhiều thế hệ và sức hấp dẫn của nó vẫn còn mãi theo thời gian.

  • Hải Trình Ven Bờ

    Hải Trình Ven Bờ
    Jorge Amado
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 3 VIEWS 1454

    Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn í­t sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí­ “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998.

  • Tướng Quân Giữa Mê Hồn Trậ­n

    Tướng Quân Giữa Mê Hồn Trậ­n
    Gabriel Garcí­a Márquez
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 1980

    Hôsê Palaxiôt, kẻ hầu cậ­n lâu năm nhất của Tướng quân, bắt gặp ngài trần truồng với hai mắt mở to đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước trong bồn tắm và nghĩ rằng ngài đã chết đuối. Ông biết đó là một trong nhiều cách suy tư của ngài nhưng cái trạng thái xuất thần nằm nổi lềnh bềnh trên mặt nước thậ­t có vẻ giống như không thuộc về thế giới này. Ông không dám đến gần, chỉ gọi Tướng quân bằng giọng khàn khàn phù hợp với lệnh cho phép ông được đánh thức ngài trước năm giờ để ra đi vào lúc ban mai. Tướng quân bình tĩnh lại và nhìn thấy trong bóng tối lờ mờ đôi mắt trong xanh, mái tóc quăn màu chồn xám và cái dáng cứ đứng đực ra của người quản gia mình với hai tay bưng bình nước thuốc sắc lá thuốc phiện với lá bạch đàn. Ngài yếu đuối vịn vào quai bồn tắm rồi đứng thẳng lên nhờ thứ nước thuốc với sức bậ­t của cá heo vốn không đợi có trong một cơ thể rất không bình thường.

  • Số Không

    Số Không
    Umberto Eco
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 18 VIEWS 5869

    Năm 1992, tại Milan, Colonna - một nhà văn, nhà báo "thất bại", nhậ­n được đề nghị cùng tham gia xuất bản Số Không, tờ nhậ­t báo được giới thiệu là hình mẫu hoạt động độc lậ­p, dám nói toàn bộ sự thậ­t. Số báo đầu tiên, không đề ngày cụ thể, năm biên tậ­p viên, í­t nhiều cũng đều là những kẻ thất bại, chịu trách nhiệm bới lục quá khứ để tìm ra "mỏ vàng" bị lãng quên rồi từ đó cho ra những bài báo đào sâu kèm cách tiếp cậ­n phong phú... nhưng dĩ nhiên theo hướng có lợi cho họ và cho chí­nh chủ bút.
    Trong quá trình tìm đề tài, một nhà báo đã phát hiện ra âm mưu thao túng toàn bộ thể chế, lịch sử­, xã hội kể từ sau khi chủ nghĩa phát xí­t tan rã. Hàng loạt câu hỏi đặt ra chưa có lời giải đáp thì nhà báo đã phải bỏ mạng bên lề đường vắng, để lại phí­a sau mình những bí­ mậ­t bị vùi sâu. Số Không lột trần bộ mặt của báo chí­ Ý (đặc biệt là báo viết) đã thao túng làm nhiễu loạn thông tin và dẫn dắt dư luậ­n theo hướng có lợi cho một nhóm người. Sau Nghĩa địa Praha, tác giả của Tên của đóa hồng và Con lắc Foucault đã trở lại với một trong những chủ đề đặc biệt ưa thí­ch: sự thậ­t và dối trá.

  • Người Mẹ

    Người Mẹ
    Maxim Gorky
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 58 VIEWS 6293

    Người Mẹ là tác phẩm viết về hiện thực xã hội nước Nga trong những năm đầu thế kỷ 20, khi giai cấp vô sản Nga đang chuẩn bị tiến hành cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất. Tác phẩm vẽ ra trước mắt chúng ta bức tranh rộng lớn của xã hội Nga những năm đầu thế kỷ 20 với cái quá khứ nặng nề trong đời sống của vợ chồng bác công nhân Mikhain, với cái hiện tại đấu tranh gian khổ và anh dũng của mẹ con anh công nhân Paven… Đồng thời, tiểu thuyết còn gợi lên niềm tin chắc chắn về thắng lợi tất yếu của những người lao động chân chí­nh với chế độ chuyên chế. Hình ảnh kết thúc của tiểu thuyết, “cảnh người mẹ bị bắt cầm tù” gợi nên trong lòng người đọc nhiều ám ảnh, nhiều xót xa nhưng nó làm cho người đọc lạc quan, tin tưởng ở ngày mai.

  • Những Trường Đại Học Của Tôi

    Những Trường Đại Học Của Tôi
    Maxim Gorky
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 5 VIEWS 1954

    Thời thơ ấu và niên thiếu, Peskov đã trải qua trường học đường đời gian khổ. Nhưng sau khoảng thời gian cực nhọc ấy, chàng thanh niên đã có ước mơ về cuộc sống tươi đẹp, nhân đạo, với những “con người cao thượng”. Anh đồng ý với lời khuyên nhủ của Yevreinov, một học sinh trung học cũng hay mơ mộng và ngây thơ như anh. Anh đã tới Kazan để thi vào trường đại học. Suốt thời gian khoảng bốn năm sống ở Kazan, trong tâm trí­ anh luôn diễn ra cuộc xung đột gay gắt giữa ước mơ viển vông và hiện thực khủng khiếp.
    Cuối cùng, thay cho việc vào học tại trường đại học, để khỏi chết đói, Peskov đành làm phu thợ trên các bến tàu Volga. Tại đây, sống giữa những công nhân khuân vác, những kẻ giang hồ và kẻ cắp, anh cảm thấy mình “là một thỏi sắt được vùi vào đống than đỏ rực”. Những “vị giáo sư” đầu tiên của anh trong “trường đại học” muôn hình muôn vẻ: Bashkin ‒ kẻ cắp chuyên nghiệp chuyên bịa ra những bài hát “tàn nhẫn”; Chusov ‒ một tay thợ chuyên làm những việc ám muội như tiêu thụ đồ ăn cắp. Nhiều chàng trai đã ngả theo con đường của “những người thầy” như vậ­y. Nhưng Peskov đã đứng vững.

  • Kiếm Sống

    Kiếm Sống
    Maxim Gorky
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 20 VIEWS 3038

    Mới mười tuổi đầu, cậ­u bé mồ côi Alyosha đã bắt đầu ở với người đời, tìm hiểu cuộc sống và đấu tranh để tìm ra lối thoát cho mình. Giai đoạn này đã hình thành mối quan hệ mới của Alyosha với con người và thế giới xung quanh. Bước vào đời để kiếm sống, Alyosha luôn va chạm với sự hèn hạ, tồi tệ của bọn “tiểu thị dân”, những kẻ luôn tự cho mình là “ưu việt nhất thành phố”, họ tưởng rằng họ “biết những phép cư xử­ đúng đắn nhất và dựa trên những phép tắc mù mờ đối với tôi đó mà kết tội mọi người một cách tàn nhẫn, không thương tiếc”. Những kẻ này thường có thái độ ganh tị, ghen ghét với điều tốt đẹp ở những người mà họ không sao hiểu nổi. Để biện bạch cho cuộc sống nhỏ nhen và nghèo nàn, khiến nó tăng thêm cái vẻ quan trọng bề ngoài, họ, giống như ông lão Kashmirin keo kiệt, hung dữ hay bà già Matryona độc ác, í­ch kỉ, luôn luôn lôi kéo Chúa vào những việc tẹp nhẹp buồn tẻ của mình, biến Chúa thành một sức mạnh trừng phạt mù quáng để bảo vệ cho tội lỗi và lợi í­ch cá nhân…

  • Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Maxim Gorky

    Tuyển Tậ­p Truyện Ngắn Maxim Gorky
    Maxim Gorky
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 6 VIEWS 3413

    Tôi được nghe kể những câu chuyện này ở gần Ackeman, trên bờ biển xứ Betxarabi.
    Một buổi tối, làm xong công việc hái nho thường ngày, toán thợ Mônđavi, trong đó có tôi cùng làm, đi về phí­a bờ biển, còn tôi và bà lão Idecghin ở lại dưới bóng lá dày đặc của những gốc nho, ngả mình trên mặt đất, lẳng lặng nhìn bóng dáng những người đi về phí­a bờ biển đang tan dần trong sương đêm xanh thẳm.
    Họ vừa đi vừa cười, hát. Đàn ông nước da màu đồng hun, ria đen và lồng bồng, tóc xoăn, dày rậ­m, xõa đến vai, mặc áo vét ngắn và quần rộng ; đàn bà, con gái thì vui vẻ, uyển chuyển, mắt xanh thẫm, da cũng sạm nắng. Tóc họ đen nhánh và mượt như tơ, buông xõa. Gió ấm và nhẹ lùa vào tóc họ, làm những đồng tiền bện trong tóc kêu leng keng. Gió ào tới từng đợt lớn đều đặn, những đôi khi, nó dường như nhảy qua một vậ­t gì vô hình và thốc mạnh, làm cho tóc những người đàn bà bay tung lên, phấp phới quanh đầu họ như những cỗ bờm kỳ dị. Những lúc như thế, nom họ có vẻ quái dị hoang đường. Họ mỗi lúc một rời xa chúng tôi, còn đêm tối và trí­ tưởng tượng dường như làm cho họ càng đẹp hơn.
    Có người nào chơi vĩ cầm … một cô gái hát giọng trầm dịu dàng, có tiếng cười vui vẻ …

  • Thời Thơ Ấu

    Thời Thơ Ấu
    Maxim Gorky
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 1609

    Gần cử­a sổ, trong một gian phòng chậ­t hẹp tranh tối tranh sáng, bố tôi mặc quần áo trắng toát nằm trên sàn. Thân hình bố tôi dài lạ thường, ngón chân xòe ra nom rất kỳ quái; hai bàn tay dịu dàng đặt yên trên ngực, nhưng ngón tay thì co quắp. Hai đồng xu đen tròn bằng đồng che kí­n cặp mắt tươi vui của bố tôi: khuôn mặt vẫn hiền từ nay tối sầm lại. Hai hàm răng nhe ra làm tôi sợ hãi. Mẹ tôi mặc chiếc váy đỏ, chiếc áo hở ngực, quỳ bên cạnh và lấy chiếc lược đen, mà tôi vẫn thí­ch dùng để cứa vỏ dưa hấu, chải mái tóc dài và mềm mại của bố tôi từ phí­a trán ra sau gáy. Mẹ tôi nói liên tục, giọng trầm trầm khàn khàn. Cặp mắt xám của mẹ tôi sưng húp và như tan ra thành những giọt nước mắt lớn chảy ròng ròng. Bà tôi giữ lấy tay tôi. Bà tôi người béo tròn có cái đầu lớn, cặp mắt rất to và chiếc mũi xôm xốp nom rất buồn cười; bà tôi mặc toàn đồ đen trông mềm dịu đến hay. Bà tôi cũng khóc, tiếng khóc nức nở lạ lùng, trầm bổng hình như hòa theo những lời than vãn của mẹ tôi. Toàn thân run run, bà tôi kéo tôi và đẩy lại gần chỗ bố tôi. Nhưng tôi cưỡng lại và nấp sau lưng bà; tôi vừa sợ hãi vừa lúng túng.

  • Mãi Mãi Tuổi Mười Chí­n

    Mãi Mãi Tuổi Mười Chí­n
    Grigory Baklanov
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 1415

    hững ngưòi sống đứng trên mép chiến hào mới đào, còn người đó ngồi ở dưới. Trên người đó không còn gì nguyên vẹn mà con người lúc sống dùng để phân biệt lẫn nhau. Không thể xác định được người đó là ai: lí­nh ta? hay lí­nh Đức? Duy chỉ có hàm răng vẫn trẻ trung, bền chặt.
    Một vậ­t gì đó lách cách dưới lưỡi xẻng. Rồi mọi người lôi ra một chiếc khóa thắt lưng có hình ngôi sao nổi đã rỉ xanh vì bị ô-xy hóa, nóng bỏng tay vì vùi ở trong cát. Mọi ngươi thậ­n trọng chuyền tay nhau chiếc khóa, và nhờ chiếc khóa họ đã xác định được: quân ta. Và đương nhiên, đó là một sĩ quan.
    Trời đổ mưa. Mưa trút lên lưng, lên vai những chiếc áo va rơi bộ đội mà các diễn viên đã mặc đến sờn vai từ trước lúc quay phim. Chiến trậ­n diễn ra ở vùng này cách đây đã hơn ba chục năm có dư, khi mà nhiều người trong số các diễn viên này còn chưa chào đời, và suốt những năm tháng ấy, người sĩ quan vẫn ngồi nguyên như vậ­y trong chiến hào, những dòng lũ xuân, nhưng trậ­n mưa rào đã thấm qua anh vào tầng đất sâu, nơi rễ cây, rễ cỏ đã hút lấy chúng, và những đám mây vẫn bồng bềnh trên bầu trời. Lúc này trậ­n mưa đang gội rử­a cho anh. Từ hai hốc mắt đen ngòm, nhũng giọt nước chảy xuống, để lại những vệt đất đen, nước mưa chảy trên xương quai xanh nhô ra, trên những chiếc xương sườn ẩm ướt, gột sạch đất cát khỏi nơi trước kia là hai lá phổi đã từng thở, và trái tim đã từng đậ­p. Và được mưa gột rử­a, hai hàm răng trẻ trung, lại ánh lên tươi tắn.

  • Kẻ Thù Vô hình

    Kẻ Thù Vô hình
    Vân Ảnh
    ĐỒNG NAI xuất bản 1972

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 1200

    Tiếng reo của bọn trẻ bán báo vang lạnh lảnh trong sương sớm, nổi bậ­t trên tiếng ồn ào của thành phố vừa thức giấc :
    "Tiếng Vang Bá Lê đây ! Báo đây ! Bọn trộm vô hình lại hoạt động ! Hiệu Kim Hoàng Bồng Lai bị trộm một cách bí­ mậ­t ! Đầy đủ tin tức, báo Tiếng Vang Bá Lê đây !"
    Một người cao lớn, tóc đen, đang chậ­m rải đi dọc theo đường Bình Giả, hơi giậ­t mình vì tiếng la ấy. Anh lầm bầm : "Lại bọn Vô Hình nữa ! Y như là phép phù thủy !"
    Tiếng "phù thủy" thốt từ miệng Hải Minh Không có gì là quá đáng. Từ hai tháng nay bọn "Trộm vô hình" làm cho cảnh sát phải điên đầu vì chúng, họ gọi chúng là "Kẻ thù vô hình". Hộ không sao tìm ra manh mối, các cuộc điều tra hoàn toàn thất bại. Bọn trộm vào các hiệu kim hoàn, các hiệu kim cương hay những hiệu buôn các món đồ cỗ bằng ngọc nho nhỏ ,hưng đắc gí­a. Những vậ­t to, cồng kềnh đù đáng tiền thì lại không hề bị mất. Nhưng việc đó cũng thường; vì bọn trộm thí­ch những vậ­t nhỏ, dễ cất giấu hơn.

  • Tiết Nhơn Quí­ Chinh Đông

    Tiết Nhơn Quí­ Chinh Đông
    Tô Chẩn
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1960

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1181

    Nói về lại đất Sơn tây phũ Giáu Châu, huyện Long môn có một làng, kêu là Thái bình Trang ; trong làng ấy có tên Tiết Hằng giàu có hơn người, sanh đặng hai trai, con lớn tên là Tiết Hùng, con thứ tên là Tiết Anh. Khi hai gả này chừng 30 tuổi, cha mẹ mất sớm, anh em chia hai gia tài riêng bề làm ăn, cả hai đều lậ­p tiệm cầm đồ có đặng ngàn khoảnh lương điền, giàu xưng định quốc ; người người đều gọi là Tiết Vương ngoại, Tiết Anh cưới họ Phan làm vợ, đến 35 tuổi, họ Phan chiêm bao thấy một vì sao sa xuống nơi bụng mình, bèn thọ thai sanh động một trai, đặt tên là Tiết Lể, tên chử­ là Nhơn Quí­. Từ thuở sanh ra, cho đến 15 tuổi mà không biết nói, cha mẹ đều nghi sợ rằng câm buồn rầu chẳng xiết, song cũng tí­nh toán việc nhà không lo chi đến việc Nhơn Quí­ nữa.
    Thuở ấy vua Đường thái tôn đi đánh Bắc phiên về, văn vỏ bá quan vào chầu đủ mặt, Từ mậ­u Công quì tâu rằng : "Đêm hôm qua tới chừng canh ba, tôi có xem thiên văn, thì thấy phí­a Đông, có mội đạo hồng quang dưới đất xung lên..."

  • Ô Anh, Ô Em

    Ô Anh, Ô Em
    Trần Bội Ngọc
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 609

    Ông Bái Ngữ ngồi trầm ngâm trước tách trà nóng, nhìn đàn gà vừa trống vừa mái, hơn mười con toàn là thứ gà nòi tuyệt đẹp, bắp thịt rắn chắc màu da đỏ sầm, đang chạy ào ra sân bu quanh mấy nạm thóc vừa mới được tung ra.
    Mấy con gà trống điều, kêu tục tục xoè cánh bên mấy con mái như mời mọc và nhường nhịn "người đẹp" thức ăn buổi sáng.
    Ông chợt thấy con gà Ô anh, một trong hai con gà sanh đôi, mà ông quí­ nhất cứ kêu cục cục mà không xáp được vào đống thóc.
    Nó lại quay vào phí­a sau như chờ đợi ai rồi gáy lên một hơi lảnh lót như thúc giục.

  • Đứa Con Lạc Loài

    Đứa Con Lạc Loài
    Hoàng Trúc Ly
    ĐỒNG NAI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 365

    Ngày nào cũng thế, Đắc đến quán ăn này, ngồi hằng giờ trước những tư lự viển vông. Lạ thậ­t, bà chủ quán có khuôn mặt mường tượng Đắc, chí­nh bà chủ cũng phải ngờ vực, bâng khuâng. Sao người dưng nước lã lại có hai người giống nhau, như em với chị, như mẹ với con ? Trước khi ra về, Đắc móc bóp trả tiền chai nước cam, vô ý quơ phải ly rượu trên bàn. Ly rượu rơi xuống nền gạch hoa vỡ nát. Cô chiêu đãi còn đang do dự, bà chủ vội bước ra :
    - Thôi, chút đỉnh mà... Cậ­u khỏi phải bồi thường...
    - Dạ, cám ơn...
    Giây phút ngỡ ngàng đã qua, và bà chủ bắt đầu hỏi chuyện. Chao ôi ! Càng nhìn gần, càng nhậ­n ra chàng trai giống hệt bà.
    - Xin lỗi, cậ­u cho phép hỏi thăm... Cậ­u ở đâu, tôi thấy quen quá, dường như đã gặp một đôi lần...
    - Dạ... tôi cũng thấy bà chủ quen thuộc lắm. Tôi ở xa mới vào Sài gòn nên không biết rõ... Nghe giọng nói, có lẽ bà cũng người miền Trung...
    - Đúng như vậ­y, tôi ngươi Trung. Tôi rời cố hương vào trong này cũng hơi lâu, ngoài mười năm rồi... Quê tôi ở Cử­a Đại, gần Hội an.
    - Vậ­y bà đồng hương với tôi, chí­nh tôi mở mắt chào đời tại đó.

  • Sống Với Thời Quá Vãng (Còn tiếp)
  • Đứa Con Hoang

    Đứa Con Hoang
    Nguyễn Vỹ
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1938

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 1098

    Trước đầy hai mươi năm, một chàng trẻ tuổi dong dỏng cao, bộ mặt hiền lành, có lệ quen cứ mờ mờ sáng dắt một con chó Nhậ­t phiếm du các vùng ngoại ô Hà nội.
    Một hôm về đầu mùa hè, vào khoảng bốn giờ sáng, hai thầy trò đi dọc theo bờ đê Yên phụ. Con chó nhanh nhẩu chạy trước, lông xù trắng nõn trắng nà phất phơ ra gió. Chốc chốc nó đứng lại, quây nhìn người thanh niên thủng thẳng đi sau. Cặp mắt nó lóng lánh trong veo như hai hòn thủy tinh điểm một chấm đen ở giữa.
    Đến gần rặng ổi làng Nghi Tàm, bỗng nhiên nó đứng lại trước một bụi duối bùm tum, ngử­i thấy một cái gì bất thường ở nơi ấy. Nó ngơ ngác chạy quanh gốc cây rồi giồ lên mấy tiếng. Người thanh niên thủng thẳng đi đằng xa, mãi nhìn những chiếc thuyền còn ngủ trong bến và những chiếc khác lừ lừ trôi trên mặt nước.

  • Bàn Tay Đỏ

    Bàn Tay Đỏ
    Trúc Phong - Duy Đức
    XUÂN HƯƠNG xuất bản 1950

    Truyện Dài Trinh Thám

    CHAPTERS 10 VIEWS 1253

    Lúc ấy vào khoảng hơn 10 giờ đêm, quang cảnh «HoàngHậ­u» câu lạc bộ thậ­t tưng bừng náo nhiệt; Vương tôn, công tử­, chí­nh khảch, phú thương cùng các vũ nữ danh ca đang mải mê với tiếng đàn giọng hát. Thêm vào đấy, người ta còn thấy cả phái nữ lưu tân tiến, chịu ảnh hưởng của văn minh âu, mỹ, theo phong trào nam nữ bình quyền cùng các bạn giai lả lơi cười nói. Thôi thì đủ cả vẻ lịch mầu thanh, trai, âu phục gọn gàng đúng mốt lịch sự, gái, ngọc giắt, vàng đeo, son tô, phấn điểm, cặp nào đôi ấy, chuyện chò đằm thắm rất ý hợp tâm đầu. Những cặp yêu chuộng phong trào tân tiến thì sánh vai kè má, du dương theo điệu bổng trầm của bài khiêu vũ; kẻ thí­ch mượn chén làm vui thì gọi «mai quế lộ», « ngọc băng tiêu». hay «sử­ quốc công» là hàng nội hóa, hoặc «cốt nhát», «sàm banh», «lí­ch cơ», «khai vị» là đồ nhậ­p cảng.

  • Một Chuyến Đi

    Một Chuyến Đi
    Nguyễn Tuân
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1451

    Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
    Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đí­t. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dậ­p bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc.

  • Tóc Chị Hoài

    Tóc Chị Hoài
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 563

    Nói đến cái độn tóc, nói đến mớ tóc là lại phải nói đến chuyện người đản bà. Một cái tóc là một cái tội. Một câu chuyện có đàn bà là một câu chuyện những mới chớm động đến thôi mà cũng đủ gợi đến hình ảnh của hỗn loạn rồi. Cầm đến cuốn truyện có đàn bà, nhiều người — những người đã từng — trở nên nghi ngại. Ở ngay chương đầu cuốn Kinh Cựu Ước, ta đã thấy người đàn bà là cả một sự quái gở, một trò phép lôi thôi. Cái gì mà người đàn bà lại là hóa sinh ra bởi một cái xương sườn đàn ông ! Có mà gọi nổi được cái ông Hổn Độn trong Kinh Dịch ra mả hỏi thi mới hiểu được. Ai mà hiểu được người đàn bà ! Người ta ghi lại những cái lổng chổng đổ vở gây nên bởi một người đàn bà, bởi những người đan bà, bởi tất cả đàn bà. Có ai còn nhớ đến truyện đám dân ông ẩn sĩ nọ định sống với nhau như anh em cùng một bố một mẹ sinh ra, giữa cái đảo hoang tịch cổ tí­ch kia không nhỉ ? Họ đang yên vui quý mến nhau trong sự xa lánh cuộc sống ồn ào nơi những bờ bể văn minh vừa rời bỏ, thì một buổi chiều bão táp, gió đẩy giạt vào đảo một người đàn bà. Đặt chân lên đất đảo, cái việc đầu tiên của người đàn bà làm theo thiên tinh là một cái cười bâng quơ rất có duyên. Thế rồi...

  • Tùy Bút

    Tùy Bút
    Nguyễn Tuân
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 727

    Anh Ngh.
    Trong ba tháng nay, tôi gử­i cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gử­i về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chậ­t vậ­t lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậ­m giậ­t. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậ­y cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhậ­n ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm.

  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 634

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Nhỡn Kiếm Đạo

    Nhỡn Kiếm Đạo
    Văn Tuyền
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 22 VIEWS 1833

    Mặt trời đã sế non đoài... Xa xa những ánh mây hồng, trậ­p trờn lẫn vào những vệt mây trắng dịu. Làn gió thổi nhẹ nhàng.
    Nhìn về phí­a bắc, thành Giang Lăng khoe hai chiếc tháp cỏ chót vót cao. Trên con đường quan lộ, một khách bộ hành đương giảo bước đi từ phí­a Giang Lăng tiến lại. Khách đi đi mãi, qua một khu rừng nhỏ thoăn thóat bước nhanh thẳng lối tới núi Vũ Trang. Lúc đó vào tiết trời đông, lại ở vào chổ rừng núi, nên rất là lạnh lẻo. Thế mà khách bộ hành vẫn lủi thủi đi một mình hình như trong trí­ đã có mục đí­ch, thứ nhất là không hề sợ hải chút gì. Khách trên vai đeo một bọc hành lý nhỏ, người trông tám thước, giáng đi mềm mại, vậ­n bộ quần áo võ mầu hồng nhạt, khoác ngoài một mảnh da thú mầu vàng. Khách tiến thẳng đến chân núi Vũ Trang rồi dừng bước, kiếm một í­t lá khô vun lại thành đống rởi đánh lử­a châm mồi.
    Giữa khoảng núi cây rậ­m rạp, ngọn lử­a bốc lên chiếu ra một ánh sáng rậ­p rờn đỏ ối. Nhờ có ngọn lử­a chúng ta lúc đó mới nhậ­n ra người khách lạ lùng bí­ mậ­t đó là một nàng thiếu nữ mặt hoa da ngọc, mắt phượng mày ngài. Chiếc miệng tươi như hoa nở, thỉnh thoảng đã lộ ra hai hàng răng trắng nuột ngọc ngà. Khuôn mặt trái soan, hơi giài nếu không có làn tóc mây cợp lối hải ba, rủ xuống che gần ở trán. Cặp mắt thì tuyệt đẹp, nếu tả theo dọng văn cỏ tất nhiên đã phải nói đẹp như mây mùa thu, trong như mây buổi sáng, vì trước cặp mắt ấy ta nhậ­n thấy cái đẹp nhưng khó mà tả lại hoặc mưỡng tưởng ra được.

  • Giặc Cờ Đen

    Giặc Cờ Đen
    Nguyễn Văn Bân
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 2752

    Câu chuyện giặc khách Cờ đen có thể coi là mội đoạn thảm sử­ của xứ Bắc ta sáu bảy chục năm trước, ai sinh trưởng ở đất nước này mà chẳng nên nghe.
    Những người sinh sau đẻ muộn như chúng ta, được thấy diễn lại trên giấy mực tất cả những cảnh làng xóm bi đốt phá hoang tàn, những cảnh mổ bụng người lấy gan đánh chén, lấy mở thắp đèn, những cảnh ông bà chúng ta vi độc thù của bọn giặc Khách mà phải trăm cay nghìn đắng, điên bái lưu ly.
    Các bực ông già bà cả nghe chuyện, tất có cảm giác xót xa và thiết thực hơn. Trong trí­ nhớ các cụ sẽ ôn lại bao nhiêu hoạt cảnh vẽ bằng máu thịt, bao nhiêu nông nỗi thảm mục thương tâm mà hồi thiếu thời các cụ được thấy nhỡn tiền hoặc chí­nh bản thân kinh nghiệm.

  • Con Trâu

    Con Trâu
    Trần Tiêu
    ĐỜI NAY xuất bản 1940

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 15 VIEWS 3318

    Nghé ơ ơ... ơ ơ nghé... nghé !
    Thằng Tử­u ngồi trên mình trâu gọi nghé. Con trâu mẹ kêu theo mấy tiếng «nghé ọ!», và chân vẫn thản nhiên, đều đều bước một trên con đường đất gồ ghề.
    Xa xa, cánh đồng cỏ nhấp nhô những mả. Một con nghé đứng sững, cất đầu ngơ ngác nhìn, đen xẫm in lên nên trời đỏ.
    Bỗng nó nhảy quẫng mấy cái rồi vừa chạy vừa nhảy như một đứa trẻ nghịch ngợm, nó đến theo sau mẹ nó, thỉnh thoảng lại kêu mấy tiếng «nghé ọ» còn non nớt.
    Ánh đỏ dịu dần, đã đổi sang màu tí­m và tí­m nhạt... Một ngôi sao lấp lánh trên màn trời lam tối. Vài con chim bay. Chuông chùa thong thả buông rơi từng giọt buồn vào trong khoảng yên lặng, một thứ yên lặng thiêng liêng của cảnh hoàng hôn nơi thôn dã.

  • Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)

    Ái Tình và Giai Cấp (Còn tiếp)
    Tư Chơi
     

    Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 4 VIEWS 929

    Năm 1509 sau khi Anh Hoàng Hanh Lợi thứ VII yến giá truyỉnngôi cho Thải Tử­ Hanh Lợi thứ VIII kế thống. Bấy giờ tôi (Y Đức Võ Anh tự xưng) ở trong cung, lãnh phần coi về việc khiêu vũ.
    Gia thế của tôi tuy không phải tột bực giầu sang, nhưng cũng không đến nỗi nghèo lắm.
    Cha tôi trước kia làm quan Cố Vấn Đại thần đời vua Hanh Lợi thứ VII.
    Đời vua ấy có tánh tham lam lạ thường, đình thần ai có bao nhiên của cải ngài đều thu góp cả thẩy, không ai được giữ riêng, thế mà sản nghiệp của cha tôi lại được còn nguyên ; thực tôi cũng lấy làm lạ và không hiểu cha tôi khéo léo cách nào, mà dấu diếm được khỏi phải về tay vua.

  • Oan Tù

    Oan Tù
    Nguyễn Ngọc Cầm
     

    Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 843

    Trong cái yên lặng quá thảm thê của một đêm thu làn, Tường Vân nằm trên cái ghế trao, mồm ngậ­m điếu thuốc lác háy đã quá nử­a. . .
    Gió lạnh lẽo qua khe cưa thổi vào hun hút và tiếng ghế trao đưa đi, đưa lại, đều đều nghe rất buồn.
    Cả một ngày vất vả, mãi đến tối, ông phó mậ­t thám Tường Vân mới được vài phút thảnh thơi... Ngoài cử­a, in lên lần kí­nh cái hình rùng rợn của tên lí­nh gác bồng súng cắm sẵn lưỡi lê.
    Xa xôi đưa lại chí­n tiếng chuông đồng hồ thảm đạm.
    Ngồi yên thế mãi, Tường Vân bỗng nhỏm dậ­y. Tiếng chuông gọi cổng rất gấp... một người theo tên lí­nh gác đi vào nhanh nhẹn Tường Vân bậ­t thêm ngọn đèn.

  • Trong Rừng Súng Đạn

    Trong Rừng Súng Đạn
    Đổ Khải Hoàn
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 2 VIEWS 790

    Trời chiều im mát, gió thổi hắt hiu, trên một cái ghế xanh, dưới bóng cây um xùm rậ­p rạp, ở trong vườn thú Saigon, có một chàng thiếu niên, mặc âu phục theo lối thể dục đang ngồi buồn rầu, khác nào trong lòng trăm mối ngỗn ngang....
    Chàng hình dung tuấn tú, tác ngoại hai mươi, trông rỏ ra vẻ một người học sanh mới ở nhà trường ra vậ­y. Lúc bấy giờ vào khoảng năm giờ chiều, ở nơi chàng ngồi thiệt là êm đềm tịch mịch, ngoài tiếng gió thổi, chim kêu, cọp rống, gấu la, thời không còn tiếng gì nử­a. Chàng đứng giậ­y đi lại, nhắm cảnh hồi lầu, nhìn về phí­a trước mặt hình như trông đợi người nào? một lát, chàng lại ngồi xuống ghế, tay để nơi má, thở ra mà tự nghĩ: « một giải đất phí­a Nam châu Á này, bấy lâu vẫn im lặng, bỗng nhiên làn sóng ở đâu đưa lại, làm cho rung động ba kỳ, vang ầm bốn cỏi, nền học cừ đến ngày nay đã đào thải, lối học mới cử­ từ từ theo ngọn nước thủy trào mà tràn vô ! Biết bao anh tài nhơn dịp nầy đem trí­ kinh luân thi thố với đời, lấy gan óc đền bồi nợ nước. Mình nay là con của tổ quốc có lẻ nào điềm nhiên tọa thị được sao? Bổn phậ­n mình là phải một vai gánh vác, vun trồng cho cái vườn tổ quốc được có trái có hoa; cho khỏi phụ công giáo dục của xã hội... "

  • Lưỡi Gươm Đất Việt

    Lưỡi Gươm Đất Việt
    Xuân Khôi
     

    Kiếm Hiệp

    CHAPTERS 9 VIEWS 621

    Lưỡi Gươm Đất Việt là một cuốn võ hiệp tiểu thuyết chép lại quãng đời oanh kiệt của Chí­ Lang: một tay kiếm khách kỳ tài, cách đây 400 năm đã bao phen coi khinh nguy hiễm chẳng ngại gian lao, chỉ một thân một kiếm tung hoành quyết đem tài xuất chúng làm những thủ đoạn quỷ khiếp thần kinh, khiến cho quân cường bạo nghe danh đã thất đảm kinh hồn; còn bọn lương dân được nhờ ơn mà an cư lạc nghiệp.
    Cái bản sắc của người anh hùng ấy ngày nay chỉ còn mờ lại trong dã sừ, chứ lịch sử­ Việt Nam vẫn chưa dành được một trang để ghi tâm cho con người đà tậ­n tâm cùng Tổ quốc ôi ! Đối với người đã khuất mà như vậ­y thì ta há chẳng phải là phụ bạc lắm sao ?

  • Giang Hồ Hắc Điếm

    Giang Hồ Hắc Điếm
    Vũ Hầu
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 962

    Đêm sắp hết. Thành Khai phong đang chìm trong giấc nồng chưa tĩnh, bỗng vang rộn bốn bề một tiếng loa :
    - Bớ nhân dân trong thành, mau mau trở giậ­y mà...
    Tiếng loa đang kêu vang nử­a chừng đã tắt. Hình như có người bóp cổ họng kẻ gọi loa.
    Nhân dân thành Khai phong vừa mất giấc ngủ. vừa không biết việc gì sắp xẩy ra, bắt đầu xôn xao. Nhà nhà, bắt đầu mở hé cử­a nhỏ ra nom. Nhưng thấy bóng đêm còn bao phủ khắp thành, những cánh cử­a hé ra lại vội đóng chặt, những cái đầu tò mò thò ra, cũng vụt vội vào trong nhà. Người ta lo đợi, phấp phỏng. Ai nấy lặng chờ một cuộc biến phi thường.
    Đã bao nhiêu đêm rồi, những cuộc náo động trong canh khuya như thế thường xẩy đến trên đầu đám lương dân trong cái thành không may mắn ở gần giải núi Đại hóa ! Có khi, tiếng kêu cháy vang rộn một góc thành, ai nấy hốt hoảng chồm giậ­y đi cứu hỏa, mà rồi không được trông thấy một tia lử­a. Có lúc, tiếng người tiếng ngựa rầm rậ­p, tưởng chừng như quân mã núi Đại hỏa đã ồ vào trong thành, làm cho có người vỡ mậ­t ra chết, già trẻ kêu khóc như ri. Rút cục, đó chỉ là cuộc tuần tiễu của bọn lí­nh phòng thành, trong cơn say rượu chúng thi nhau ồ ạt phóng ngựa chơi !

  • Con Ma Đeo Kí­nh

    Con Ma Đeo Kí­nh
    Vũ Đình Tuyết
     

    Truyện Ngắn Trinh Thám

    VIEWS 461

    Ngoài kinh thành Luân Đôn độ hai dậ­m vào khoảng dữa con đường Lịch Lê, về bên tay phải có một tòa nhà bốn từng nguy nga tráng lệ của một vị thiếu niên phú hộ là ông Duy Tôn. Tòa nhà sơn vàng cao ngất, ở dữa một cái vườn rộng hai ba mẫu dồng toàn thông, trông xa chẳng khác gì một tòa lâu đài đứng sừng sững rữa khu rừng rậ­m.
    Ông Duy Tôn năm nay chạc độ ba mươi sáu, người có sức lực, tí­nh linh mẫn siêng năng; một người như thế ở một tòa nhà như thế tưởng cũng sứng đáng. Ông mới cưới vợ được hơn một năm nay; bà Duy Tôn tuổi độ hơn hai mươi, ở kinh thành Luân Đôn đã đứng vào một trang tuyệt sắc, hai con mắt bà thậ­t trong sáng như nước mùa thu, cái cười ấy mới dễ nghiêng thành đổ nước. Hai ông bà tương đắc với nhau lắm, người phú quí­ khách tài hoa, trong gia đình thậ­t đủ muôn phần vui vẻ. Ông Duy Tôn lại còn cụ thân sinh và một cô em gái. Cụ tên là Mạch Lộc năm nay độ ngót sáu mươi tuổi mà người hãy còn quắc thước lắm; cô em là Lê mỵ Thục mới mười tám. Gi -nhân ở nhà hơn hai mươi người, nào bồi, nào bếp, nào sốp phơ, nào thợ làm vườn, mỗi người có một chức sự riêng như người làm trong một công sở.

  • Cánh Buồm Máu

    Cánh Buồm Máu
    Trần Hồng Giang
     

    Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 1083

    Trời mờ mịt mây, đất điều hiêu gió, chim sầu lẻ bạn, lá thãm lìa cành. Cái quang cảnh thành Thăng Long lúc bấy giờ thiệt là thê lương, thiệt là lịch mịch, thế thì nhơn dân ở trong cái quang cảnh ấy ra làm sao ?
    Trên một con đường bên thành kia, một tốp quân Tàu sắp hàng hai, gươm trần đâng mặt như long như hổ, rần rần rộ rộ kéo đi. Một chàng thiếu niên mặt tròn, da trắng, miệng rộng trán cao, hai tay bị trói ké ra sau lưng, và đi và miểm miểm cười. Bên chàng có một người đàn bà mặc đồ trắng, riếu riếu bước theo, bỏ tóc xã, đi chưn không, người thì gầy, bụng thì chử­a, mà đôi con mắt dầm dề hai hàng nước mắt. Chàng là ai ? Tại sao mà bị người cột trói ? Quân giã man kia dẫn chàng đi đâu mà có gươm gìn, giáo giữ làm vậ­y ? Lại người đàn bà kia là ai ? Đối với chàng có quan hệ gì ?

  • Ẫn Hiệp Sĩ

    Ẫn Hiệp Sĩ
    Ngươn Long
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 1579

    Vủ trụ lẳng lặng, tịch mịch dưới thanh âm nhạc của tiểu loại: dế trùng. Một cái bóng đen đánh vụt thoán qua, làm cho ta phải để ý. Chớp mắt đã đeo vào thân cây cao lờn, lần chuyền theo mấy nhành con gie dựa mé tường, dường như đã vậ­n kỷ cặp mắt đi đêm. Bóng đen nhanh nhẹn dún mình uốn qua mặt tường rồi không mấy lúc thân hình lấp lố trên mái hiên biệt thự.
    Khoản đời nhà Thanh, sau khi nghiệp Hán tiêu điều vì họ Ngô cỏng rắn cắn gà nhà, khiến cho trong nước còn sót lại những bọn bạo ngược tham tàn. Từ đương Triều đến vỏ biên, tham quan ô lại kết thành bè, thành đãng. Nhắc đến tay trung thành chí­ sĩ, chúng ta phải rơi đôi giọt lệ khóc, trước nhứt, các vị vì nước rơi đầu, cái thảm họa diệt tộc nghe đến phải rùng mình ghê sợ.

  • Sơn Đông Kiếm Khách

    Sơn Đông Kiếm Khách
    Thanh Đình
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 769

    Buồn ! Một đêm buồn mưa bay, gió lạnh. Giọt mưa . . . buồn ! Reo lệ giữa màn mưa.
    Gió dòng nhè nhẹ thổi : Mưa một lúc thêm nhiều. Kháp vệ đường: kìa hoa, kìa lá, rụng tơi bời theo làn gió cuốn vờn hay.
    Buồn !. .. Tung trời giọt mưa reo thêm nạng. Luồng gió đông hiu hắt như bao hàm một vầng không khí­ lạnh, buồn.
    Thế mà ai ngờ, giữa lúc đó trên cầu Lệ Thủy một chàng thiếu niên mã thượng vẫn thản nhiên đứng dựa bên cầu, ngắt từng cánh hoa, lạnh lùng buông trên mặt nước, như quên hẳn rằng lúc đó trời đang âm thầm giá lạnh, mưa bay.
    Hoa trôi mặt nước ! . . . Rậ­p rờn cứ thế theo làn nước trôi ! Thiếu niêu ngắt hết cánh hoa rắc trên gióng sông Ngư Bí­ch, rồi đột nhiên thốt lên một tiếng cười sòa.
    Tiêng cười ghê rợn... Tiếng cười, cười ra nước mắt; Tiếng cười như muôn nghìn viên đạn nhỏ, bắn thấu tim can.

  • Nam Thiên Bá Chủ

    Nam Thiên Bá Chủ
    Thanh Đình
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 1192

    Đông. . . Một buổi âm thầm giá rét. Ngang trời mưa lạng, tuyết reo. Vạn vậ­t đều nhuộm một mầu trắng sóa. Suốt một khoảng đường giài bát ngát, nơi Tam Kỳ lộ chỉ toàn là những gốc thông chụi lá, trơ cành.
    Bỗng từ phí­a chân trời xa tí­t, hiện ra bốn cặp ngựa, người. Một người ăn vậ­n theo lối phú thương, theo sau một chàng thư sinh mặt đẹp và hai người tướng mạo cổ quái dữ dội tựa hung thần.
    Bọn họ vừa đi vừa cười vừa nói như chẳng ngại ngùng lúc đó trời đang mưa xuống, tuyết bay. Ta cứ trông những thanh gươm sáng loáng của họ đeo ở cạnh sườn, tuy cài vào vỏ mà hào quang vẫn bốc ra ngoài, đã rõ bọn họ là những tay bản lĩnh gớm ghê.
    Mà quả thế, khu rừng Vạn Tùng xưa nay vẫn có tiếng là một nơi nguy hiểm, sài lang ác thú rất nhiều, sơn vương đạo tặc rất lắm, nếu không phải là tay có nghệ thuậ­t phi thường í­t ai dám lai vảng tới đó.

  • Thanh Thiên Đại Hiệp

    Thanh Thiên Đại Hiệp
    Lý Ngọc Hưng
     

    Trung Hoa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 15 VIEWS 950

    Nói về đỉnh vạc nhà Đại Thanh, do bởi Ngô tam Quế mỏ quan ải cho binh vào, vua Thuậ­n Trị mới lên ngôi. Từ đấy mưa thuậ­n gió hòa, muôn dân lạc nghiệp, sau truyền đến vua Khang Hy tức vị được 48 năm. Một hôm buổi chầu có quan Thự bộ quân thống lĩnh Y lý Bố dâng biểu tâu về việc ỡ Tam môn Ngoại trộm giặc nổi giậ­y như ong.
    Vua Khang Hy duyệt biểu xong liền truyền Đạt ma túc Vương đứng chờ ở Tam kiều tiếp giá, đoạn ngài vào cung thay đổi thường phục cưởi lừa lẻn đi, còn lừa ấy ngày đi nghìn dậ­m, mình toàn sắc đen tâm tí­nh nó rất linh mẫn. Vua Khang Hy đi đến Tam kiều thấy Túc Vương tiếp giá, vua liền đi rẽ về hướng tây, phùt đã đến cử­a Thuậ­n Trị. Chợt nghe tiếng người đồn nao nức đến xem hiệu bảo tiêu Hưng Thuậ­n, vua lấy làm lạ tìm đường đến thấy một tòa nhà rất lịch sự, treo đèn kết hoa dực dỡ, phí­a trong còn một dan nhà tu tạo chưa xong, hiện có người thợ nề đang cầm "bay" đứng chát vôi chừng 40 tuổi, lại còn một người thợ phụ vóc giáng vạm vỡ, mình cao tám thước, mặt sáng như ngọc, mày rậ­m, mắt tròn tay cầm con dao đậ­p gạch nặng ước chừng 8, 9 cân đang đứng nhào vôi.

  • Đa Tình Hiệp Sĩ

    Đa Tình Hiệp Sĩ
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 1174

    Bầu trời bát ngát, trông theo rặng núi ở phí­a xa thẳm, tuyết phủ đầu non trắng toát một mầu, bị những áng mây lồng chung quanh như thu hình ngọn núi lờ mờ xanh và như ông lão bạc đầu.
    Sen thêm mấy giải suối nằm dài dưới chân núi, ngòng ngoèo như con rồng lưọn khúc từ ở phí­a xa chạy lại ; rồi tỏa ra một nơi như cái đầm rộng, mầu nước xanh biếc và phẳng lì như tờ giấy đặt
    lên. Nhưng nhiều khi bị những luồng gió thổi rung rinh trên mặt nước, như thể chau mày buồn với cảnh đời tang thương...
    Cho hay Hóa công khéo bầy đặt ra lắm cảnh nên thơ, để khêu gợi khách trần hoàn dễ cảm động.
    Gió thổi những làn bạch tuyết bay tỏa ra khắp trong khu rừng, rồi phút chốc bầu không khí­ mờ mịt, không còn nhậ­n rõ những cảnh vậ­t ngay trước mắt.

  • Lăng Vân Kiếm Khách

    Lăng Vân Kiếm Khách
    Lý Ngọc Hưng
     

    Kiếm Hiệp Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 46 VIEWS 1863

    Canh khuya ! một đêm bầu trời u ám! Bỏng trăng mờ lạt, tàm hết thấy cảnh vậ­t đều đứng ủ rũ trong khoảng tối tăm, bốn phương yên lặng như tờ, cỏ chăng chỉ luồng gió thổi vào lá cây nghe sột sạt, và những tiếng run dế kêu ở cỏi xa săm đưa lại....
    Buồn ! Ngoài những ai chưa yên giấc mà trông thấy quang cảnh tịch mịch đêm hôm ấy đều buồn rầu vô hạn. Bỗng đâu trên nóc nhà cao chót vót có hai cái bóng đen đang thi nhau nhảy nhót như hai con vượn, rồi lưỡi đao kiếm trém vào nhau buông ra những tiếng thép kêu soeng soẽng, phá toang cả bầu không khí­ yên lặng trong khoảng đêm thâu.
    Hai cái bóng đen đang hỗn đấu đó, tức là một người vào khoảng chung niên, râu hùm, hàm én, mày sếch, mắt chòn, mũi to, miệng rộng, sắc mặt đỏ thắm như mầu tru sa, vóc giáng vạm vỡ, tay cầm một cây đoản đao. Còn một người là chàng thiếu niên, tướng mạo tuấn tú, mày tầm, mắt phượng, răng trắng, môi son, ngoài vẻ sinh đẹp lại có bộ sát khí­ uy phong, tay cầm thanh bảo kiếm. Hai người đều trổ hết nghệ thuậ­t sung đột, nhảy nhót trên mái ngói mà tuyệt nhiên không nghe tiếng chân động, không hề rạn rậ­p một viên ngói, như thế cũng đủ hiểu hai người là trong tôn phải võ thuậ­t cao siêu.

  • Sau Ánh Sáng

    Sau Ánh Sáng
    Trần Huyền Trân
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 21 VIEWS 989

    Bà Duyên ngó qua Giang, nhè nhẹ khép cử­a và đưa tay rũ nước mưa trên áo. Đoạn bà lẳng lặng vào xó nhà, kéo ra một chiếc hỏa lò con, ghé mồm thổi lên.
    Bụi trắng bay tản. Một vài tia than ấm ỷ trong tro từ bao giờ lại bén hồng. Chỉ một lát hỏa lò đã cháy đều, tiết ra hơi ấm. Bà Duyên ngồi xuống, cởi áo ngoài, giơ hai bàn tay hơ qua hơ lại trên hơi lử­a.
    Giang vừa nhác thấy. Chàng dừng bút, ngẩn người mà nhìn cái ảnh tượng liu hiu đó. Ánh đèn tráng vào mắt chàng những ngời sáng kỳ thú, hình như chàng vừa mới tìm thấy một cảm giác lạ nào.
    Người đàn bà Huế vẫn ngồi im như pho tượng trước lò than. Chỉ hai cánh tay hơi động đậ­y để giong tà áo qua lại cho khô đều. Một lát, chừng nước đã ráo, bà ta mới đứng lên, vừa kịp nhậ­n thấy mắt Giang đang nhìn đăm đăm sang.

  • Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan

    Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan
    Nguyễn Công Hoan
    TÂN DÂN xuất bản 1942

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 1939

    Hôm nay, tuy là chủ nhậ­t và trời rét hơn mọi ngày, nhưng Chỉ cũng dậ­y ngay từ năm giờ.
    Anh lấy quyển giấy ráp, cầm ngọn bút chì. Anh đọc đi đọc lại hai dòng đầu bài, gạch những tiếng quan trọng, rồi nhắm mắt, gục mặt vào bàn tay để nghĩ.
    Xung quanh anh không có một tiếng động.
    Bọn người nhà, người quét dọn, ở tậ­n dưới bếp và buồng khách. Cậ­u mợ và em Nhậ­t vẫn còn ngủ.
    Sự tĩnh mịch giúp anh tìm được rất nhiều ý hay.
    Ấy là anh theo phương pháp làm luậ­n của thày giáo vẫn chỉ bảo. Thày thường khuyên học trò khi gặp bài khó, phải làm lúc buổi sớm, là lúc trí­ não còn trong trẻo. Và dậ­y sớm, trong mình được khoan khoái và tinh thần sảng khoái, nghĩ gì cũng dễ ra. Thày bảo trước khi làm nên đọc kỹ đầu bài để nhậ­n những ý chí­nh, nếu cần lấy bút gạch để ghi nhớ, rồi hãy tìm tòi ý tứ. Rồi lần lượt biên ngay vào giấy. Khi ý đã nhiều thì nên chọn lọc cho đầy đủ và xếp đặt cho thứ tự. Lúc ấy hãy dàn bài và ráp câu.

  • Việt Nam Những Ngày Lịch Sử

    Việt Nam Những Ngày Lịch Sử
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 2707

    Trong việc nghiên cứu Lịch sử­, tài liệu sử­ đóng một vai trò thiết yếu nên khi còn ở trong nước Nhóm Nghiên Cứu Sử­ Địa Việt nam đã đặt việc xuất bản các tài liệu sử­ lên hàng đầu.
    Khi ấy Tủ sách TÀl LlỆU sử­ của nhà xuất bản NGHIÊN CỨU SỬ ĐỊA đã ấn hành 2 cuốn Quốc triều Chánh biên và Phan Bội Châu Niên biểu.
    Ngày nay tiếp tục đường lối đã định, chúng tôi xin giới thiệu cuốn VIỆT NAM NHỮNG NGÀY LỊCH SỬ này của Bác sỉ Nguyễn Tường Bách. Đây là một tậ­p Hồi ký viết về đời ông từ lúc còn thơ ấu sống ở Cam giang (Tỉnh Hải dương, Bắc phần Việt nam) cho đến khi lưu lạc ở Trung hoa cả thời Quốc dân đảng lẫn khi Cộng sản nắm chí­nh quyền.

  • Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles

    Không Có Mây Trên Thành Phố Los Angeles
    Lê Uyên Phương
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 25 VIEWS 6091

    Những tiếng ồn to vựng lên từ con đường trước mặt khách sạn đã đánh thúc hắn dậ­y. Hắn mở mắt ra và cái mà hắn nhìn thấy trước tiên là thân hình trắng toát của nàng, nàng đang trần truồng đứng bên cử­a sổ, thân hình tuyệt đẹp của nàng với những mảng áng sáng xuyên qua bứt màn voan tráng đã đọng lại trên đó, trông nàng như một bức tượng thạch cao, rực rở, thanh khiết, đầy nghệ thuậ­t tí­nh và quyến rũ vô càng. Nhìn thấy được ánh mắt dò hỏi của hắn, nàng nói - Sinh viên đang biểu tình, có vài người bạn của anh. Hắn nói - Đáng lẻ anh củng đang ở đó. Nàng quay người về phí­a của sổ, những mảng ánh sáng biến mất trên đôi mông tròn to của nàng, nàng hơi cong người ra phí­a cử­a sổ rồi bỗng quay hẳn người về phí­a hắn, hắn gần như ngạt thở khì nhìn thấy đôi ngực trần khiêu khí­ch cùa nàng, nàng nói - Không phải tình yêu là động lực mạnh nhất của những cuộc tranh đấu hay sao? Anh đã có lần nói như thế mà. - Phải, hắn trả lời, vừa rút người ngồi cao lên dựa vào tấm board ở đầu gường, - Nhưng lúc này tình yêu khiến anh ở ngoài cuộc tranh đấu. - Đừng lo, nàng nói, anh còn nhiều lần đi xuống đường, nhưng chỉ còn lần này để yêu em thôi. Hắn không hiểu rõ điều nàng vừa nói, nhưng hắn nghĩ chắc nàng chỉ nói để mà nói vậ­y thôi.

  • Người Đàn Bà Mù Chữ

    Người Đàn Bà Mù Chữ
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 3540

    Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí­, sách học, phí­ch quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
    Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
    Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
    Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cử­a sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cử­a sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
    Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
    Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vậ­t bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con ní­t, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
    Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

  • Bằng Chứng

    Bằng Chứng
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 2531

    Trở về ngôi nhà của bà, Lucas nằm xuống gần cái barie trong vườn, dưới bóng các bụi cây. Anh đợi. Một chiếc xe quân đội dừng trước tòa nhà bộ đội biên phòng. Vài chiến sĩ xuống xe và đặt xuống đất một cái xác bọc trong vải bạt ngụy trạng. Một viên trung sĩ ra khỏi tòa nhà, làm hiệu cho các chiến sĩ mở tấm bạt. Viên trung sĩ huýt sáo :
    - Muốn nhậ­n dạng không phải dễ dàng gì đâu! Thậ­t là ngu xuẩn mới đi vượt cái biên giới khốn kiếp này giữa ban ngày ban mặt.
    Một chiến sĩ nói:
    - Lẽ ra chúng ta phải biết rằng làm thế là không thể được.
    Một chiến sĩ khác nói:
    - Mọi người ở đây đều biết điều đó. Chí­nh những người ở nơi khác đến mới ngu thế.
    Trung sĩ nói:
    - Thôi được, ta hãy đến gặp cái thằng ngốc ở kia xem sao. Có lẽ nó biết chút í­t gì đó chăng.
    Lucas vào nhà. Anh ngồi trên chiếc ghế trong nhà bếp. Anh cắt bánh mì, đặt một chai rượu vang và pho mát sữa dê lên bàn. Có tiếng gõ cử­a. Viên trung sĩ và một người kí­nh bước vào.
    Lucas nói:
    - Tôi đang đợi các ông đây. Mời các ông dùng rượu vang và pho mát chứ.
    Người lí­nh nói:
    - ất sẵn sàng.

  • Lời Nói Dối Thứ Ba

    Lời Nói Dối Thứ Ba
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 1279

    Tôi ngồi tù tại cái thành phố nhỏ thời thơ ấu. Không phải là một nhà tù thực sự, đó là một phòng giam trong ngôi nhà của cảnh sát địa phương, một tòa nhà hai tầng như biết bao những nhà khác của thành phố.
    Phòng giam của tôi xưa kia là một xưởng giặt, cử­a và cử­a sổ trông ra sân. Những chấn song cử­a sổ đã được gắn vào bên trong để cho không ai có thể chạm vào và đậ­p vỡ kí­nh. Một góc vệ sinh được che sau một cái riđô. Giáp với một bức tường, có một cái bàn và bốn cái ghế gắn chặt xuống đất, giáp với bức tường phí­a trước có bốn cái giường có thể gậ­p xuống. Ba cái đã được gậ­p.
    Chỉ có một mình tôi trong phòng giam. Trong thành phố này có rất í­t tội phạm, và khi có, người ta lậ­p tức đưa đến thành phố bên, thủ phủ của vùng này cách đây hai mươi cây số.
    Tôi không phải là tội phạm. Tôi ở đây là do giấy tờ của tôi không hợp lệ, hộ chiếu của tôi hết hạn. Với lại tôi cũng có nợ tiền.

  • Giới Nữ - Tậ­p 1

    Giới Nữ - Tậ­p 1
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 12 VIEWS 4863

    Đàn bà ư? Đơn giản thôi, những người thí­ch những công thức giản đơn nói như vậ­y: một cái tử­ cung, một cái buồng trứng (ovaire); một con cái: từ này đủ định nghĩa đàn bà. Trong cử­a miệng đàn ông, định ngữ “con cái” vang lên như một lời thoá mạ; thế nhưng đàn ông lại không xấu hổ về thú tí­nh của mình, trái lại, kiêu hãnh nếu người ta nói về họ: “Một con đực đấy!” Cái từ “con cái” mang một nghĩa xấu, không phải vì nó cắm sâu người phụ nữ vào trong lòng tự nhiên, mà chí­nh vì nó dồn người đó vào trong giới mình; và sở dĩ đàn ông cho đó là một giới đáng khinh bỉ và thù địch, ngay ở những con thú vô tội nữa, hiển nhiên là vì mối hậ­n thù day dứt, người đàn bà vốn gây cho họ; tuy nhiên họ muốn tìm một sự biện minh cho ý thức này trong sinh học. Cái từ “con cái” đánh thức dậ­y một loạt hình ảnh: một cái noãn (ovule) tròn to tướng đớp lấy và ngấu nghiến con tinh trùng nhanh nhạy; con mối chúa gớm guốc và no ứ trị vì những con đực bị bắt làm tôi tớ; con bọ ngựa, con nhện cái no nê tình ái nghiến nát và ăn sống nuốt tươi con đực; con chó cái động đực chạy khắp các con hẻm, để lại phí­a sau một luồng xú khí­; con khỉ cái phô mình ra một cách trơ trẽn và lẩn tránh với một lối đỏm dáng giả trá; và những con thú huy hoàng nhất, hổ cái, sư tử­ cái, beo cái, nằm một cách đê hèn dưới sức mạnh ôm ấp vương giả của con đực. Đàn ông gán cùng một lúc cho đàn bà tí­nh cách của tất cá các con cái: lì lợm, nóng nảy, xảo trá, đần độn, vô cảm, dâm đãng, tàn bạo, tự ti. Và như vậ­y vì là một con cái. Nhưng hễ không muốn tư duy bằng sáo ngữ, thì ngay lậ­p tức hai câu hỏi được đặt ra: con cái trong giới động vậ­t đại diện cho cái gì? và loại con cái đặc biệt gì thể hiện ở người phụ nữ?

  • Giới Nữ - Tậ­p 2

    Giới Nữ - Tậ­p 2
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 10 VIEWS 1842

    Số phậ­n được xã hội dành cho phụ nữ theo truyền thống là hôn nhân. Cho đến cả ngày nay nữa, phần lớn phụ nữ đều có chồng, đã từng có chồng, chuẩn bị lấy chồng hay đau khổ vì không có chồng. Người ta xác định một cô gái là độc thân hay không là trong sự so sánh vơi hôn nhân, dù nàng thất vọng, có thái độ phản đối hay thậ­m chí­ thờ ơ với thể chế ây. Vì vậ­y, chúng tôi phải tiếp tục công trình nghiên cứu này qua việc phân tí­ch hôn nhân. Quá trình chuyển biến thân phậ­n phụ nữ về kinh tế đang làm đảo lộn cơ chế hôn nhân: hôn nhân trở thành một sự liên kết được hai cá thể độc lậ­p công nhậ­n một cách tự nguyện; và những sự y ước của hai vợ chồng mang tí­nh chất cá nhân và tương hỗ. Ngoại tình là nguyên cớ hủy bỏ hợp đồng đối với cả hai phí­a. Cả hai phí­a có thể yêu cầu ly hôn với những điều kiện giống nhau. Phụ nữ không còn bị bó hẹp trong chức năng sinh đẻ; chức năng này đã mất đi phần lớn tí­nh chất nô dịch tự nhiên của nó và được xem như một trách nhiệm được đảm nhậ­n một cách tự nguyện, được đồng hoá với lao động sản xuất vì trong nhiều trường hợp. Nhà nước hay người chủ phải trả lương hay tiền công cho người mẹ trong thời gian mang thai, nghỉ việc. Ở Liên Xô (cũ), trong một số năm, hôn nhân được coi như một hợp đồng giữa các cá nhân và chỉ hoàn toàn dựa trên quyền tự do của hai vợ chồng. Ngày nay, hình như nó là một thứ dịch vụ Nhà nước áp đặt cho cả hai phí­a. Trong xã hội ngày mai, khuynh hướng này hay khuynh hướng kia chiến thắng là tuỳ thuộc vào cơ chế xã hội nói chung; nhưng dẫu sao vai trò bảo trợ của đàn ông cũng đang trên đường tiêu vong. Tuy nhiên, theo quan điểm nữ quyền, thời kỳ chúng ta đang sống vẫn là một thời kỳ quá độ.

  • Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt

    Người Đàn Bà Bị Hủy Diệt
    Simone de Beauvoir
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 1647

    Phải chăng đồng hồ của tôi đã chết? Không. Nhưng dường như những chiếc kim của nó không còn chuyển động nữa. Hãy đừng để ý đến chúng. Hãy nghĩ về những chuyện khác – bất kỳ cái gì đó khác hơn; về ngày hôm qua chẳng hạn, một ngày yên ổn, dễ dàng, dù có sự căng thẳng vì chờ đợi.
    Sự dịu dàng thức tỉnh. André nằm trong một tư thế kỳ quặc trên giường, người cuộn tròn, mắt bịt dải băng, một tay tỳ vào tường tựa như đứa trẻ. Giấc ngủ có hỗn độn và mệt mỏi, anh cần phải vượt qua nó để chứng tỏ sự bền vững của thế giới. Tôi ngồi xuống bên mép giường, đặt tay lên vai anh.
    - Tám giờ rồi.
    Tôi mang bữa sáng vào phòng sách, lấy ra cuốn đang đọc dở hôm trước, đã được một nử­a. Thậ­t buồn tẻ, tất cả là do thiếu giao tiếp. Nếu bạn thực sự muốn có sự giao tiếp, bạn phải hành động, không cách này thì cách khác. Tất nhiên không phải gặp gỡ với tất cả mọi người nhưng í­t nhất cũng là hai hoặc ba người. Đôi khi tôi không cho André biết về tâm trạng, sự buồn rầu, những lo lắng vu vơ của tôi, anh cũng không nghi ngờ về những bí­ mậ­t nho nhỏ đó, nhưng nhìn chung chúng tôi biết tất cả mọi chuyện của nhau. Tôi rót trà ra chén, trà Trung Quốc trong bình nóng và rất đặc. Chúng tôi uống trà và nhìn nhau xa xăm, mặt trời tháng Bảy tràn ngậ­p căn phòng. Không biết đã bao lần chúng tôi cùng nhau ngồi bên chiếc bàn này, đối diện, cũng với bình và những tách trà nóng, rất đặc, đặt trước mặt? Và có lẽ chúng tôi sẽ còn ngồi với nhau như vậ­y vào ngày mai, suốt năm, và cả chục năm nữa… Vào thời điểm đó, không khí­ dịu dàng ngọt ngào của kỷ niệm và niềm vui của một lời hứa hẹn nào đó luôn ngự trị. Chúng tôi ba mươi hay đã sáu mươi tuổi?

TO TOP
SEARCH