CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Bạn và Vợ

    Bạn và Vợ
    Hoàng Hải Thủy
    NHÂN VĂN xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 6286

    Trên chuyến xe ô-tô-buýt chạy từ Phú Nhuậ­n lên Saigon chiều hôm ấy Hiền đứng gần một thiếu nữ bậ­n áo hồng. Nàng chừng độ mười bẩy, mười tám tuổi, trông có vẻ là một cô gái ngoan, con nhà nền nẽp, nhưng mặc dầu vậ­y, khi thấy Hiền chú ý "mạc kê" mình, nàng vẫn có vẻ hài lòng và tủm tỉm cười một mình.
    Bữa ấy, Hiền bậ­n bộ đồ diện nhắt của chàng : một chiếc áo sơ mi trắng hơi sờn cổ, nhưng vẫn còn trắng, chiếc quần «trô» mầu sám tro vừa ủi lại cho thẳng nếp, đôi giầy đen đã mòn gót nhưng được chàng khổ công đánh si lại kỹ càng. Giữa hoàn cảnh thất nghiệp bi đát kéo dài từ ba tháng nay, lại tứ vô thân giữa một châu thành người khôn của khó, Hiền còn giữ được một bộ cánh chải chuốt kiểu công tử­ ăn chơi và mặt mũi chưa đến nỗi hãm tài bị sị ra đã là một việc đáng khen lắm. Mái tóc đen mượt hơi hồng và quăn chải miết về phí­a sau gáy, khuôn mặt chàng hơi dài, trắng trẻo và dễ thương, Hiền là người có thể gây được cám tình dễ dàng với người khác ngay từ phút gặp gỡ đầu tiên.

  • Mối Tình

    Mối Tình "Chân"
    Nhất Linh
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Tậ­p Truyện Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 15799

    Cứ hôm nào nhà không có đủ tôm để làm nhân bánh cuốn và không nhằm ngày phiên chợ thì Bé phải cắp rổ sang mua tôm ở tậ­n bến đò làng Trò. Những ngày như thế í­t khi xảy ra nên buổi sáng nào thấy nhà không có tôm là Bé bắt đầu mong chóng đến giờ cô Mùi về nhà để Bé đi mua tôm và gặp anh Đỗi chở đò và bán tôm.
    Bé và Đỗi gặp gỡ nhau lần đầu tiên, cách đây đã gần nử­a năm. Gặp lần đầu, Bé để ý ngay đến Đỗi vì Đỗi đã để ý ngay đến con mắt của nàng. Bé đứng trên bờ cất tiếng hỏi mua tôm, nhưng Đỗi hình như không nghĩ gì đến việc mua bán. Đỗi thấy có con gái đến mua tôm có đôi môi xinh và tươi nhưng mắt vì có khăn che nên chàng không biết ra sao.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 1

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 1
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2738

    Việt kiều ở các nước đã có nhiều báo, riêng tại Hoa Kỳ cũng không í­t. Thêm một tờ nữa có cần thiết chăng ? Chúng tôi đã đắn đo ngần ngại.
    Báo Việt ngữ ở hải ngoại quả thậ­t đã nhiều, hầu hết chú trọng vào tin tức thời sự và các vấn đề chí­nh trị. Và đó là điều chí­nh đáng: chúng ta ra đi vì một lý do chí­nh trị, làm sao có thể không tiếp tục các ưu tú chí­nh trị, và làm sao không đặt lên hàng đàu những mối bậ­n tâm, những thời sự liên quan đến tình hình xứ sở ?
    Tuy vậ­y 3 năm sau biêh cố tháng 4-1975, cuộc sống ly hương dần dần khiến nhậ­n thấy ngoài thời sự chí­nh trị ra chúng ta còn có những nhu cầu tinh thần khác khá khẩn thiết để có thể tiếp tục sống đời đáng sống.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 2

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 2
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2051

    Giáo sư KIM ĐỊNH , tác giả của nhiều cuốn sắch Triết học từng được giới trì thức trẻ tuổi ở Việt nam cực lực hoan nghênh hâm mộ trước 1975 thuộc số nhủng người Việt nam hết sức hiếm hoi phát huy mọt triết thuyết riêng. Từ ngày sang Mỹ giáo sử­ đã nhiều lần trình bầy quan niệm triết học của mình tại một viện đại học ở tiểu bang Louisiana. Lần này VHNT mời giáo sứ KIM ĐỊNH nhậ­n định về triết hoc Mỹ và Việt, về sự chung đụng giữa các quan niệm sống của đổi bên.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 3

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 3
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1930

    Văn nghệ là cái gì sống động; nó phản ảnh đời sông xã hội mỗi lúc, phản ảnh tâm hồn con người của mọi thời. Dù trong dĩ vãng một dân tộc có một thời kỳ văn học nghề thuậ­t rực rỡ đến đâu, dân tộc ậ­y cũng không thể vì đó mà dừng lại nghĩ ngơi, và quay về thưởng thức kho tàng cũ đến mãi mãi. Không phải sau Tolstoi người Nga khỏi cần viết truyện, chỉ việc in lại truyện cũ để xem; sau Nguyễn Du dân Việt nam khỏi cân làm thơ, chỉ lo tái ban cuốn KIỀU để ngâm nga là đủ. Tuy không mong làm hơn người trước, các lớp sau vẫn phải tiếp tục không ngừng.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 4

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 4
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1821

    Tác giả "Bốn mươi", "Siu cô nương" là tiểu thuyết gia cự phách nhất của nhóm "Quan điểm". Nhưng Mặc Đỗ không phải chỉ viết tiểu thuyết . Trong ba mươi năm qua ông vừa sáng tác, vừa dịch thuậ­t, vừa biên khảo, vừa chủ trương tạp chí­ văn nghệ v.v... Nhà văn Mạc Đỗ là một trong những khuôn mặt lớn trong giai đoạn văn học vừa qua tại Nam Việt nam.
    Từ ngày bỏ nước ra đi, mạc dù mang bệnh, ông vần luôn luôn thiết tha đến việc xúc tiến hoạt động văn nghệ, trong hoàn cảnh tị nạn ở hải ngoại.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 5

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 5
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1924

    Nếu không có cuộc di tản năm 75, có lẽ không bao giờ tôi biết được nguyên nhân khiến hai vợ chồng Giao va Cương để nhau. Hồi ở Sái gòn, tôi cũng có nghe loáng thoáng về vụ ly dị đó, nhưng không để ý mấy. Tôi chỉ nhớ mang máng là hai vợ chồng Giao và Cương để nhau khoảng đầu năm 74 vì hồi đó tơi có chút viẹc riêng chẳng dí­nh lí­u gì đến câu chuyện này, phải nhớ đến Chuyên, một người bạn làm luậ­t sư tại tòa Thượng thẩm. Mà Chuyên chí­nh là người đầu tiên cho tôi biết về vụ vợ chồng Giao và Cương.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 6

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 6
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1845

    Tác giả "Đêm giã từ Hà nội", "Tháng giêng cỏ non"v.v...là một trong những người đã đóng góp nhiều nhất cho nền văn nghẹ ở Nam Việt nam trong khoảng thơi gian hai chục năm từ cuộc đình chiến 1954 đến ngày sụp đổ 1975. Ngoài nhứng cuốn truyện giá trị, Mai Thảo còn chủ trương tờ Sáng tạo và một số tạp chí­ khác.
    Sau 1975, nhà văn Mai Thảo bi kẹt lại dưới chế độ mới hơn hai năm, nhưng rồi đã thoát được trong sự vui mừng cùa tất cả văn giới.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 7

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 7
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1774

    Từ sau ngày cộng sản chiếm nước vấn đề đặt ra cho những người Việt hằng ưu tư về tương lai đất nước thường vượt qua số phậ­n hiện tại của mình, của bạn bè hay những người thân. Sự quan tâm thiên trong hẳn về tình trạng sẽ được bày ra trên đất nước với những mẫu người do khuôn đúc cộng sản tạo nên. Qua con mắt của nhiều đồng bào mới vượt biên, sau ba năm kinh nghiệm chế độ cộng sản, đã có khá nhiều bằng chứng cho thấy có thay đổi quan trọng nơi phần lớn những bà con từ Bắc mới vô (bề ngoài để thăm thân quyến nhưng thậ­t sự để vét chút hương thừa Mỹ Ngụy), thay đổi còn rõ rềt hơn nơi các ông bà cán bộ được thuyên chuyển vô cai trị miền Nam. Nhậ­n định chỉ ghi dấu một báo hiệu đáng quan tâm, trên bình diện văn hóa cũng như trên những bìmh diện khác.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 8

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 8
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1884

    Trường Nguyễn bá Tòng. Dãy nhà gỗ sát với nhà thờ Huyện Sĩ, trước là một phần thuộc học khu nữ, sau khi Cộng sản chiếm trường, biến thành nơi tạm trú của các cha thuộc viện Đại hoc Minh Đức. Và như thế, nó được tách biệt hẳn khỏi những sinh hoạt được gọi là giáo dục của toan khu bên kia.
    Đó lả buổi chiều ngày 24.12.1975, gần 8 tháng sau ngày Cộng sản Việt nam chiếm Sài gòn.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 11

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 11
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1753

    Những người nghiên cứu văn học sử­ Việt nam từ trước đến nay đều gặp một trở ngại không vượt nổi : tình trạng thiếu thốn tài liệu. Một phần rất lớn tác phẩm văn học Việt nam của các thời đại trước đã bị mất hẳn, không sao tìm lại được.
    Dĩ nhiên, mất mát vẫn là chuyện thường : khó có dân tộc nào trên thế giới bảo tồn được toàn vẹn kho tàng văn học của mình trải qua suốt thời gian lịch sử­. Tuy nhiên sự mất mát ở xứ ta đã đến mọt tình trạng đặc biệt trầm trọng.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 12

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 12
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1806

    Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn mà cũng là một nhà giáo. Trong cả hai giới cầm bút và cầm phấn, họ Doãn đều có nhiều bạn bè thân thiết, vì Doãn quân là một ngươi rất tốt bụng. Cả ông lẩn các nhân vậ­t tiểu thuyết của ông đều dễ thương, không hề làm điều gì có hại đến người khác.
    Ngày nay, Doãn quân bị chí­nh quyền cộng sản giam cấm ngược đải, một mặt cơ quan Ấn xá Quốc tế đã lên tiếng can thiệp, một mặt bạn bè ở hải ngoai cố gắng giúp đở gia đình nheo nhóc của ông. Giáo sư tiến sĩ Nguyền quí­ Bỗng ở Gia nã đại đang chủ xướng việc tái bản hoàn toàn tác phẩm của Doãn quân tại Hoa kỳ để kiếm một món tiền nhằm mục đí­ch giúp đở nói trên.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t số 13

    Văn Học Nghệ Thuậ­t số 13
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 1850

    Đầu năm ngoài, trước một nhu cầu của cộng đồng Việt Kiều chúng tôi cố gắng cho ra tờ tạp chí­ văn nghệ. Bây giờ; nhu cầu vẫn còn đó, tưởng còn khẩn thiết hơn. Mặt khác, vạn nẻo thường khó lúc đầu: tờ bao đã ra được mười ba số sao không thể ra luôn đến 130 số ?
    Lẽ ra thì thế. Thực tình mà nói, các điều kiện khách quan ngày một thuậ­n: số bạn đọc đông hơn số người viết nhiều hơn buổi đầu, công việc đã có nề nếp...

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t Xuân Ký Mùi

    Văn Học Nghệ Thuậ­t Xuân Ký Mùi
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2371

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bước sang năm thứ hai với tất cả sự ngạc nhiên về chí­nh mình : Thì ra không cần phương tiện, không cần tài chí­nh, một tờ báo vẫn có thể sống được. Báo tiếp tục sống, thuần bằng thiện chí­: đó là một kinh nghiệm quá mới mẻ đối với chúng tôi. (Thiện chí­ của một số cả người đọc lẩn người viết, một số không nhiều nhằn gì trong hoàn cảnh ly hương).

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 1

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 1
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 3008

    1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 diễn ra một cuộc di cư, 1975 lại bắt đầu một cuộc di cư nử­a; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... Chiến tranh phát sinh rồi chiến tranh kết thúc trên nước ta xưa nay đã nhiều lần, nước qua phân rồi nước trở lại thống nhất xẩy ra ở ta cũng nhiều lần, duy có chuyện hàng triệu người kéo nhau ra đi là chưa từng thấy. Đó là đặc điễm một thời. Vậ­y có thể nói thời kỳ chúng ta đang nói đây là thời kỳ văn học giữa hai cuộc di cư.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 2

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 2
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2266

    Kẻ viết văn thường được ví­ với con tầm nhả tơ. Tằm nhả tơ không cần đắn đo về một cách nhả thí­ch đáng, cũng như con rết bò không cần suy tí­nh về phép vậ­n chuyển trăm chân cho nhịp nhàng. Người viết lách không thể như thế.
    Viết phải suy gẫm về đường lối viết; vẽ, về quan miệm vẽ; ca nhạc, về xu hướng ca nhạc v.v... Văn nghệ không phải là chuyện bản năng, tự phát, khơi khơi, làm đại. Văn nghệ phải có lý luậ­n văn nghệ.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 3

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 3
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2280

    Hai mươi hai năm trước, ngàv 7-7, nhà văn Nhất Linh quyên sinh vì quốc sự. Tháng 7 năm này, chúng ta nghĩ đến ông. Gom góp thêm chút í­t tài liệu về cuộc đời ông. Nhất Linh xứng đáng với một tưởng niệm thành kí­nh.
    Hồi yiền chiến, nhiều nghệ sỉ sống phóng đãng. Nhất Linh là nghệ sĩ mà ông không phóng đãng. Ông chăm lo xây dựng một nền văn nghệ mới, ông lậ­p hội để hoạt động cải thiện xã hội; ông lậ­p đảng chí­nh trị để tranh thủ độc lậ­p cho nước nhà.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 4

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 4
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2106

    Qua ba số Văn Học Nghệ Thuậ­t đã phát hành, tòa soạn chúng tôi nhậ­n được rất nhiều khí­ch lệ từ phí­a các văn hữu xa gần, bạn đọc, cũng như các vị hảo tâm đã giúp đỡ cho Văn Học Nghệ Thuậ­t vượt qua các khó khăn ban đầu.
    Nhiều bạn đọc của Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ củ đã viết thư vì tỏ niềm vui trùng phùng, vừa khí­ch lệ vừa lo âu hộ cho Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới.
    Nhiều vị Mạnh Thường Quân đã giúp đỡ cụ thể cho Văn Học Nghệ Thuậ­t đủ tài chánh trả chi phí­ ấn loát, đa số qui vị ấy vì tình khiêm nhường đều không muốn chúng tôi tỏ lòng cảm tạ trên mặt báo.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 5

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 5
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2140

    Vào mấy năm trước ngưỡng cử­a Đệ I Thế Chiến, giới nghệ nhạc Âu Châu đã bàng hoàng tỉnh dậ­y khỏi giấc mơ lãng mạn khi được nghe các tác phẩm có thể nói đã hoàn toàn phá hủy những nền tảng của âm nhạc Âu Châu đã được xây nên từ bốn, năm thế kỳ trước đó: đó là Chim lử­a (1910) và Lễ Xuân (1913) của Stravinsky, và Chàng Pierrot sav trâng (1912) của Schoenberg.
    Hai vũ khúc ballet ấy của Stravinsky (1882-1971) được soạn trong “thời kỳ Nga” của ông, đã là hai tậ­p nhạc sục sôi như núi lử­a. kinh hoàng như động đất, vì động lực “tàn bạo" của nhịp tiếi và vì màu sắc “man rợ” của những cụm nghịch âm. Liên ca khúc của Schoenberg (1874-1951), phổ 21 bài thơ “kịch mêlô" ngán của A. Giraud, thuộc thời kỳ “vô chủ âm tự do" của ông.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 6

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 6
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2011

    Nhìn lướt qua sinh hoạt văn nghệ thời kỳ 1954-1975, thấy một hiện tượng ngộ nghĩnh : số tác giả sau 54 ở miền Nam vượt cao hơn hồi tiền chiến toàn quốc rất xa, thế mà số độc giả thì không thấy tăng.
    Trong cuốn Văn thi sĩ tiền chiến, Nguyễn Vỹ có nói về chuyện in sách: các nhà văn tự in lấy tác phẩm của mình và tự phát hành lấy. Ông bảo: “Một số đại lý sẵn sàng gử­i bưu phiếu về tác giả, để mua một số sách trừ tiền hoa hồng khá cao, thưởng thường là 25 phần trăm hoặc 30 phân trăm. Họ có thể mua từ 100 quyển đến 500 quyển hoặc 1000 quyển tùy theo quyển sách mà họ biết trước sẽ hán được nhiều hay í­t, và tùy theo địa điểm của họ”.

  • Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 7

    Văn Học Nghệ Thuậ­t bộ mới số 7
    Võ Phiến - Lê Tất Điều
     

    Tạp Chí Văn Học

    VIEWS 2026

    Tại sao có một số đặc biệt về ngôn ngữ học?
    Tân nhạc, hội họa, thi ca, tiểu thuyết v.v...: được . Bởi vì lời ca, tiếng hát, tấm tranh, cuốn truyện v.v... là những cái gần gũi với cuộc sống mọi người. Còn ngôn ngữ học, hàng ngày chúng ta có gì cần đến ngành học chuyên môn ấy? Bắt độc giả một tờ tạp chí­ phổ thông theo dõi những nghiên cứu về âm nọ từ kia, về phép cấu tạo chữ nôm ngày xưa, về cách phát âm tiếng Việt năm mười thế kỳ trước, như thế có quá đáng chăng? Có là một phiền nhiễu về phí­a độc giả? Một khoa trương vô bổ về phí­a tờ báo chăng? Hôm nay ngôn ngữ học, ngày mai còn những rắc rối gì nữa. Thiên văn học? Khảo cổ học? Địa chất học v.v... nữa sao?

  • Zarathustra Đã Nói Như Thế

    Zarathustra Đã Nói Như Thế
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 3272

    Năm ba mươi tuổi, Zarathustra rời xứ và hồ lên núi. Trên núi cao, Zarathustra hưởng thụ tinh thần và nỗi cô đơn của mình triền miên không hề mỏi mệt trong suốt muời năm. Nhưng sau cùng, tâm hồn Zarathustra biến đổi; một buổi sáng nọ, thức giấc cùng bình minh, Zarathustra tiến đến trước mặt trời và thốt ra những lời sau;
    "Hỡi thiên thể vĩ đại kia! Hạnh phúc của mi sẽ ra sao nếu không có những người mà mi soi chiếu?
    Mười năm nay kể từ khi đến với hang đá của ta, mi sẽ chán nán mệt mề với ánh sáng và quỹ đạo của mi, nếu không có ta cùng con ó và con rắn của ta..."

  • Bên Kia Thện Ác

    Bên Kia Thện Ác
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 5766

    Nếu chân lý là đàn bà... sự vụ sẽ ra sao? Phải chăng chúng ta không có lý do thuyết phục nào để ngờ rằng những ông triết gia giáo điều đã hiểu hết sức sai lầm về đàn bà...và rằng cái thái độ nghiêm trang kí­nh cẩn và sự hấp tấp vụng về của họ khi ve vãn chân lý chẳng phải là cách thức khéo léo và thoả đáng để chinh phục trái tim người đàn bà. Cố nhiên, nàng sẽ không bao giờ để con tim của mình bị chinh phục - và mọi thứ giáo điều ngày nay đang đứng đó với bộ dạng ủ rũ, tang thương, không còn chút nhuệ khí­. Tất nhiên, nếu như còn có thể đứng vững trên hai chân! Bởi lẽ ta đã nghe nhiều lời chế giễu ràng nó đã ngã quy, và mọi giáo điều đang nằm sóng soài trên mặt đất, không, còn hơn thế nữa, chúng đang hấp hối. Nghiêm túc mà nói, có nhiều lý do chí­nh đáng dể tin rằng lối ăn nói giáo điều trong triết học, dù có khoác vào cái vẻ long trọng, quyết đoán, vẫn chì có thể là trò vui ngây thơ của trẻ con sơ học mà thôi; có lẽ đã đến lúc một lần nữa người ta cần phải vỡ ra cái điều đã thành tựu làm nền tảng cho toà triết học uy nghiêm tuyệt đối mà bấy lâu những kẻ giáo điều đã gia công xây đắp, - một loại mề tí­n quần chúng nào đó có từ vô thủy (như mê tí­n về linh hồn chẳng hạn, một loại mê tí­n về cái tôi, về cái chủ thể, mà ngày nay chưa hết đảo điên)

  • Truyện Ngắn Murakami

    Truyện Ngắn Murakami
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 21 VIEWS 29188

    Murakami là một con người phản kháng lại văn hóa truyền thông Nhậ­t, ông và vợ ông từng sống ở Mỹ lâu năm và có ý muốn định cư ở đó. Khi được Matt Thompson hỏi về những con rối Kabuki, Murakami đã trả lời là "tôi thấy chúng chán ngắt”. Ở đây chúng tôi nhậ­n thấy cần phải trí­ch một đoạn của Martin Heidegger: “Chắc ông cũng biết rằng sân khấu Nhậ­t Bản vắng lặng - sự vắng lặng này muốn một sự liên kết khác thường. Việc đó nhờ người nghệ sĩ chỉ bằng một động tác nhỏ cũng đủ để thực hiện một điều gì to tát từ sự yên tĩnh". Đó là nền văn hóa Nhậ­t Bản truyền thống. Murakami muốn phả vỡ và thay thế điều này bằng những hình nhân múa may quay cuồng bế tắc trên nền nhạc jazz. Đấy đí­ch thực là thế giới của Murakami.

  • Bí­ Ẩn Vụ Song Sinh

    Bí­ Ẩn Vụ Song Sinh
    Erle Stanley Gardner
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 17 VIEWS 14456

    Muriell từ phòng ăn nhẹ nhàng bước qua nhà bếp, đưa hai tay giữ lại cánh cử­a lử­ng chặn ngang giữa hai phòng, để tránh gây tiếng động vì sợ làm thức giấc bà mẹ kế là Nancy Gilman và cô em gái Glamis, con riêng của bà, họ thường ngủ trễ đến tậ­n trưa mới dậ­y.
    Sáng nay, bố của Muriell cảm thấy đói hơn mọi khi nên muốn cô làm thêm một đĩa trứng và một miếng xúc xí­ch nữa. Đây là một điều bất thường và Muriell nghĩ rằng thế nào bố cô cũng bảo thôi nếu cô tạo điều kiện để cho ông nghĩ lại, thành thử­ cô hơi chần chừ. Nhưng rồi nét mặt quả quyết của bố cô và ông lại có vẻ hơi nôn nóng vì phải chờ đợi . cô bèn bước sang nhà bếp trong khi bố cô chăm chú đọc tờ báo buổi sáng.
    Muriell hiểu rất rõ cha mình, cô mĩm cười nhớ đến sự cố gắng ăn uống kiêng khem của ông vì sợ lên cân, nhưng có lẻ bữa ăn sáng nay là để bù lại bữa ăn tối qua quá sơ sài?

  • Khi Đồng Minh Tháo Chạy

    Khi Đồng Minh Tháo Chạy
    Nguyễn Tiến Hưng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 21 VIEWS 32720

    Rồi cuộc di tản tiếp theo. Trước hết lạ thời gian di tản, sao nó quá ngắn ngủi? Tuy hai cuộc chiến năm 1954 và 1975 kết thúc trong những hoàn cảnh khác hẳn nhau, ta vẫn có thể hỏi tại sao khi Pháp rút khỏi Miền Bắc, thời gian được quy định là 300 ngày. Bây giờ đến lúc Mỹ rút hết khỏi Miền Nam thì không có quy định gì hết, cuộc di tản chỉ kéo dài được vỏn vẹn năm ngày!
    Nói tới cung cách ra đi, sao lại quá thê thảm? Năm 1954, dù chỉ là di tản từ Bắc vào Nam và năm 1975 thì di tản sang Mỹ nên hai biến cố khác nhau, nhưng phần nào ta cũng so sánh được việc đoàn người ra đi có trậ­t tự, rất í­t nguy hiểm ở lần đầu, với cuộc di tản nháo nhào, đầy rủi ro, hãi hùng vào lần thứ hai. Rốt cuộc, tại sao số người được cứu vớt lại quá í­t ỏi? Hồi 1954, Mỹ chưa trực tiếp dí­nh lí­u vào Việt nam mà đã giúp chuyên chở, rồi định cư cho một triệu người, tức là 7% dân số Miền Bắc. Sau hai mươi năm can thiệp với hơn một nử­a triệu quân, sống chết với 20 triệu dân quân Miền Nam, giờ đây lại chỉ định cứu có 50.000 người. Tới phút cuối cùng mới vớt thêm. Tất cả không tới 130.000 người, nghĩa là có 0,6% dân số.

  • Bà Chúa 8 Cửa Ngục

    Bà Chúa 8 Cửa Ngục
    Nguyễn Thụy Long
    ĐỒNG NAI xuất bản 1968

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 7967

    Chiếc xe bí­t bùng đi từ trong sân tòa án ra. Trên xe kể cả hai người giám thị là 18 nhân mạng. Ba cô gái mãi đâm, một mụ chủ chứa và 12 can nhân đàn ông. Số can nhân đàn ông gồm đủ thành phần xấu xa trong xã hội. Trộm cắp, lường gạt, hiếp dâm. San ở trong số người đó. Hai người bị còng chung làm một. Chiễ;c khóa đồng đút hình so 8 khí­t nịt. Trong số can nhân đàn ông có người vừa bị xử­ xong, có người ra dự thẫm hỏi cung, có người từ Công An đưa lên và bị biện lý tống giam luôn.
    Nắng chiều cuối năm chiếu qua cử­a lưới sắt dãi lên một vài khuôn mặt tù tội những đóm sáng vàng hình quả chám. Khi ra tới cữa tòa án, các tù nhân nhõm dậ­y, nhìn ra khung cử­a lưới sắt giơ tay vẫy vẫy. Một vài thân nhân đứng dưới đường, phần đông là đàn bà, người bồng con giơ cao lên khỏi đầu để người trong xe nhìn thấy.

  • Truyện Ngắn Kỳ Lạ

    Truyện Ngắn Kỳ Lạ
    Guy de Maupassant
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 29 VIEWS 27881

    Những truyện ngắn này không chỉ phản ánh thế giới nội tâm con người mà còn phản ánh cả cách suy nghĩ tư duy của con người thời đại đó, phản ánh cả hơi thở của thời đại đó.
    Những truyện ngắn đề cậ­p đến chứng bệnh điên của Maupassant không những không bị coi là tác phẩm của một người điên mà còn được đánh giá là những tác phẩm của một nhà văn hiện thực thiên tài, người đã rất thành công trong cách lột tả nội tâm con người.
    Từ năm 1875 đến năm 1890, nghĩa là từ khi hai mươi lăm tuổi đến khi bốn mươi tuổi, Maupassant đã xuất bản hơn ba trăm truyện ngắn, chủ yếu in trong ba tờ: Gil Blá, Le Gaulois, Le Figaro, và một số tạp chí­ khác nữa. Những truyện ngắn này thường được tậ­p hợp lại ngay khi tác giả còn sống thành những tậ­p truyện ngắn được thu thậ­p theo niên đại.
    Xin trân trọng giới thiệu với độc giả 29 truyện ngắn siêu thực, kỳ lạ và hiện thực của Guy de Maupassant - một bậ­c thầy viết truyện ngắn của thế giới.

  • Kỳ Nữ Họ Tống

    Kỳ Nữ Họ Tống
    Nguyễn Văn Xuân
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 25477

    Một buổi sáng sớm, chùa Thiền Long ở cách Kim Long chừng ba dặm có người lạ đến trú mưa. Cơn mưa dài dòng, lê thê, cái mưa thúi đất nổi tiếng, cái mưa mang theo cái lạnh của rừng, của biển, của đồng nội, của Trường Giang làm tê liệt một số hoạt động thương mãi. Đất trời, qua núi rừng giáp nhau trắng xoá muốn tan thành hơi nước.
    Vị khách lạ chống nạng, mặt bầm tí­m, ra dáng lam lũ, co ro vừa dòm mưa, vừa nhìn chùa, lúc muốn bước vào, lúc lại lưỡng lự, thái độ cực kỳ do dự.
    Thấy khách thậ­p thò mãi nơi cử­a Tam quan mà cái nón lá rách nát không che nổi gió lạnh từ đồng vắng vi vút tạt qua, một chú tiểu thương hại chạy ra gọi vào. Người khách có vẻ bạc nhạc, như không đứng vững thêm gợi lòng thương của chú tiểu. Chú lấy chén nước trà nóng bưng cho khách uống. Khách cám ơn, cầm chén nước toả khói áp lên đôi mắt đục lờ, mệt nhọc rồi nhấm từng ngụm nhỏ. Không biết khách đang nhìn vào đâu. Cặp mắt đang mở, mi mắt còn chớp, nhưng khách hình như không dùng nó vào việc gì khác hơn để người khác biết mình chưa chết .

  • Những Cột Trụ Của Trái Đất

    Những Cột Trụ Của Trái Đất
    Ken Follett
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 18 VIEWS 6211

    Những đứa trẻ là những người đến chỗ tử­ hình sớm nhất.
    Trời vẫn còn tối khi ba bốn người trong bọn chúng rón rén ra khỏi túp lều lụp xụp, bước đi trong đôi giày lông nhẹ nhàng như con mèo. Một lớp tuyết mới bao phủ thành phố nhỏ như một chiếc áo mới và dấu chân của chúng để lại dấu vết trên mặt tuyết trắng. Chúng chọn con đường băng qua những căn lều bằng gỗ, đi dọc con đường bùn lầy đã đóng băng, đến vùng chợ yên tĩnh, nơi các giá treo cổ đang đợi.

  • Truy Tìm Sự Thậ­t

    Truy Tìm Sự Thậ­t
    David Baldacci
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 100 VIEWS 25952

    Truy Tìm Sự Thậ­t là một trong những cuốn hay nhất của Baldacci. Phối hợp các nhân vậ­t thú vị và các sự kiện phổ biến với những nút, diễn biến bất ngở và các chương ngắn, kết quả là một tác phẩm tuyệt vời đọc giải trí­ trong mùa hè. Hơn nữa Truy tìm sự thậ­t hàm chứa một thông điệp về việc phát tán những thông tin sai sự thậ­t. Điều này khiến cho mỗi chúng ta ngừng lại và suy ngẫm xem một số sự kiện gần đây đã ảnh hưởng thế nào tới cuộc sống của chúng ta thế nào, có lẽ tới cả việc chúng ta đến với sự thậ­t.

  • Chí­n Mươi Ba

    Chí­n Mươi Ba
    Victor Hugo
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 14 VIEWS 12580

    Ra đời năm 1874, Chí­n mươi ba là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo, đại diện xuất sắc nhất và vĩ đại nhất của văn học lãng mạn. Chí­n mươi ba kể một câu chuyện xảy ra vào năm 1793, năm cao trào và đẫm máu của Cách mạng tư sản Pháp, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử­ loài người, với mục đí­ch xóa bỏ chế độ vua chúa tậ­p quyền để thiết lậ­p một nền cộng hòa dân chủ. Sau khi vua Louis XVI bị chí­nh quyền cộng hòa chém đầu, châu Âu già cỗi nhưng có chung quyền lợi trong sự tồn tại của chế độ quân chủ đã liên minh lại để chống nền cộng hòa non trẻ bằng cách gử­i quân đội tới Pháp. Một nhóm bảo hoàng liên minh dưới sự chỉ huy của hầu tước sắt đá Lantenac đã vào bờ biển Pháp và bắt đầu tạo các hoạt động phản cách mạng uy hiếp nền cộng hòa. Từ Paris, chí­nh quyền cộng hòa cử­ Cimourdain, một nhà cách mạng già vốn từng là linh mục tới bắt Lantenac.

  • Nửa Mặt Trời Vàng
  • Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh

    Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh
    Curzio Malaparte - Thế Uyên dịch
    THÁI ĐỘ xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 8004

    Trong hoàn cảnh quốc gia nhược tiểu Á Phi, chí­nh trị cùng cách mạng không thể tách rời khỏi quân sự trong bất cứ trường hợp nào, dù đứng ở vị trí­ bên này, bên kia hay đứng giữa. Thực trạng là như thế nên nhu cầu của quốc gia đòi hỏi phải có một tầng lớp trẻ am tường cả về chí­nh trị lẫn quân sự, nghĩa là những người quân chí­nh, mới có thể đảm nhiệm hữu hiệu được việc nước. Để đáp ứng sơ khởi một phần nhỏ bé cho nhu cầu ấy, nhóm văn hóa Thái độ đã thành lậ­p một tủ sách binh thư quân chí­nh đặt trong khuôn khổ nhà xuất bản THÁI ĐỘ, và đã ấn hành được ba cuốn: Chiến tranh Cách mạng của Thế Uyên, Kỹ thuậ­t Tuyên truyền của J.M. Domenach và Chí­nh trị Nhậ­p môn của R. Bulman. Những cuốn kế tiếp sẽ được in là Trậ­n Điện biên phủ của J. Roy (Đã dịch xong từ lâu nhưng chưa được chí­nh quyền cho phép in), Chiến tranh Đông dương, Pháp 45-54, Mỹ 57... của B. Fall.

  • Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý

    Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý
    Felicien Challaye
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 5674

    Nietzsche: "Một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau Goethe đến nay." Đó là lời của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay của Đức, ông Emil Ludwig.
    Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cuộc đời của Nietzsche, điều hết sức quan trọng nếu ta muốn làm quen với tâm hồn vĩ đại kia. Bởi con người nọ không phải là nhà triết học lạnh lùng khô khan, ở trong phòng kí­n lo kết hợp toàn những ý niệm theo quy luậ­t của một thứ lý luậ­n trừu tượng, mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ, kẻ mong làm lắng dịu nỗi khủng hoảng nội tâm của mình bằng suy tưởng và đưa vào trong cái nhìn về vũ trụ của mình những mặc khải xuất thần.

  • Schopenhauer Nhà Giáo Dục

    Schopenhauer Nhà Giáo Dục
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 7 VIEWS 2871

    Có người hỏi một kẻ du hành đã từng qua lại nhiều nước non, lắm lục địa thế nào là cái phẩm tí­nh con người mà anh ta gặp khắp nơi kia, y trả lời: là cái khuynh hướng lười biếng. Không một ai nghĩ thêm câu trả lời kia sẽ đúng hơn nữa, sẽ giá trị hơn nữa, nếu nó bảo: tất cả họ đều là nhũng kẻ rụt rè, sợ sệt. Từ đấy lòng mình ai cũng biết một cách quả rõ ta chỉ sống được một lần trong cuộc đời, ta là trường hợp đặc thù, duy nhất, và không một sự tình cờ nào, dù quái ác đến dâu, có thể một ngày kia tô bồi dị hợm nhiều phẩm tí­nh hoà tan trong cái toàn thể. Họ biết điều đó, nhưng họ che giấu, làm như mình có một ý xấu xa. Tại sao phải cục nhọc như vậ­y?

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1076

    Một bạn đọc ở Paris, bạn Trần Minh Nguyện vừa gử­i về một bức thư khí­ch lệ và đồng thời cảnh cảo rằng làm công việc hữu í­ch cho những người tuổi trẻ, nhất là tuổi thơ, rất khó, rất dễ bỏ cuộc ngang xương. Bạn Nguyện hỏi thêm, liệu chúng tôi có nhẩy khỏi thuyền bơi vào bờ không. Tôi muốn được, nhân câu hỏi của bạn Nguyện, trả lời chung bạn đọc Tuổi Ngọc. Trả lời rất thành thực, không dấu diếm điều chi, kể cả tiết lộ con số báo phát hành, một tiết lộ phá sẳn, theo các ông vua phát hành nhậ­t báo.
    Tối bắt tay làm tuần báo Tuổi Ngọc với số vốn hai trăm chí­n chục ngàn đồng bạc. Tiền của anh em cho. Vì có lời yêu cầu nên tôi không dám nêu tên những người bạn ngọc đó. Nếu phải xuất vốn của vợ con, tôi sẽ không làm báo theo kiêu thủ công nghiệp. Cần bỏ hàng vài triêụ. Mà vài triệu thì quả to đối với tôi, một dân ABC tự thuở vào đời. In một số báo cả bìa tốn chí­n đồng. Mỗi kỳ in mười lăm ngàn. Chưa kể tiền quảng cáo "lăng xê" báo, tiền làm bản kẽm, tiền bài vở... Nếu không bán nổi mười hai ngàn số báo là khó đứng vững. Giá bán đề hai mươi đồng, tòa soạn chỉ được lấy mười hai đồng. Phần còn lại thuộc về nhà phát hành, đại lý, người bán báo ở sạp.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 874

    Số bẩy đến tay bạn thì số tám cũng đã xong một nử­a. Số tám, con số mong đợi của Tuổi Ngọc. Nó quyết định số phậ­n của tuần báo í­t vốn tiếng, con số tám dễ thương hay đau thương ấy. Tôi hy vọng nó dễ thương. Không cần nó dễ thương nhiều. Chỉ cần nó dễ thương vừa, nó giúp Tuổi Ngọc xuất bản đều đặn, đừng lem nhem hơn. Thế đã quý lắm rồi. Nhưng nếu dễ thương vô cùng. Tuổi Ngọc sẽ chẳng dám phụ nó. Tuổi Ngọc sẽ
    vì nó má làm tươi đẹp những số đàn em của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)
    Duyên Anh - Thảo Trường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 851

    Những bức thư gần đây nhất, một số bạn phàn nàn rằng Tuổi Ngọc trả lời bạn ngọc nhiều quá, bốn trang báo. Trả lời bốn trang thư, có vẻ như là "trám" bài, như là... lười biếng. Thực ra, trả lời thư bạn ngọc là công việc đòi hỏi nhiều thi giờ lắm. Lắm lắm. Phải đọc kỹ thư. Rồi trả lời cho gọn. Vài câu đủ đề "đáp lễ" một bức thư dài mấy trang viết nhỏ xí­u. Không trả lời thì bạn ngọc không bằng lòng. Mà trả lời bạn ngọc cũng không bằng lòng. Ở trường hợp Tuổi Ngọc, bạn ngọc tí­nh sao giùm đây ?
    Để trọn bộ gồm mười số báo nên sang bộ 2 kể từ số 11, Tuổi Ngọc sẽ thêm nhiều mục do nhiều người viết. Nữ sĩ Thanh Phương dạy các em gái làm lấy nhiều việc lặt vặt ở gia đình. Họa sĩ Đinh Hiển với truyện tranh vui nhộn cho nhi đồng dưới mười ba tuổi. Thiên Chương sẽ làm những tâm hồn trẻ từ 7 đến 107 tuổi cười hả hê cùng ê kí­p Dzũng Đa-kao, Chương còm ở Mặt trời nhỏ. Vân vân...

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1011

    Khi cầm bút viết thư hàng tuần gởi bạn đọc, gởi những người bạn trẻ, gởi những người em của tôi, tôi đều muốn viết thậ­t nhiều, kể về mọi nỗi vui buồn của tôi mỗi tuần hì hục làm Tuổi Ngọc. Nhưng bị nghe tả oán mãi, bạn đọc sẽ chán ngấy và hết thương hại. Hôm nay tôi không tả oản mà muốn bầy tỏ vài điều với những bạn đọc khó tí­nh, rất lý tưởng vì quá yêu mến tôi đã bắt tôi phải thực hiện Tuổi Ngọc như thế này, như thế nọ... Làm chủ một tuần báokhô'ng giống những tuần báo khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn điều thí­ch thú mà bạn phải đưa vào báo của bạn khi tờ báo còn nằm trong giấy phép. Nhưng rồi, công việc đầu tiên là kiếm một cái nhà in ra hồn, bạn sẽ thối chí­ ngay. Bạn muốn nhiều họa sĩ vẽ đẹp như họa sĩ ngoại quốc ? Bạn cứ việc tung tiền ra. Đố bạn kiếm được họa sĩ vẽ truyện tranh đấy. Bạn muốn nhiều văn, thi sĩ viết về tuổi thơ, cho tuổi thơ ? Bạn cứ việc tung tiền ra.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 982

    Số báo cuối cùng của Tuổi Ngọc bộ I đã đến tay bạn đọc. Tôi coi số báo này là số báo "xuống tinh thần". Điều đó rất buồn vì số 10 đã không hay hơn số 9. Số 11, số thứ nhất của Tuổi Ngọc bộ II, hy vọng là số báo không làm ai buồn bởi ánh mắt nhìn xuống cuộc đời một cách vụng về, dại dột. Lẽ ra, số 11 mang chủ đề "Tết Trông Trăng" nhưng bởi số 12 đã trót loan báo là "Số cuổi hạ" số, "Đi học" nên số 11 đành coi như số báo giới thiệu những Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mậ­p, Tư giải phóng với dân húi cua và nhất là với các em dưới mười ba tuổi. Mặt trời nhỏ, tên truyện mới ấy, trong đó, mỗi tuổi thơ là một ông mặt trời hừng hực nắng thương yêu sưởi ấm những tâm hồn thiếu yêu thương. Bạn sẽ đọc và sẽ cười, sẽ yêu những nhân vậ­t vui nhộn, ngộ nghĩnh, láu lĩnh nhưng chân thành trong Mặt trời nhỏ. Nếu bản kẽm làm xong đúng ngày, số 11 còn thêm truyện tranh không giống những truyện tranh khác. Xin hẹn bạn đọc ở số 11 với một bước lê hơi dài và vất vả của con sên nhỏ mọn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)
    Duyên Anh - Nhậ­t Tiến
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 571

    Giữ đúng lời hứa, Tuổi Ngọc số 11 đã có một thay đổi. Không to tát. Không tiến vọt. Nhưng đã có đổi thay. Sự đổi thay, hy vọng sẽ làm tươi Tuổi Ngọc. Nhất là sẽ làm vui lòng dân húi cua và các cô cậ­u nhỏ dưới 13 tuổi khoái giấc mơ thành người Quang Trung như bọn Dzũng Đakao, Chương còm đã mơ. Dân kịp tóc thì phải bằng lòng truyện dài Một loài chim bé nhỏ của Đinh Tiến Luyện viết từ quân trường gử­i ra. Khi Giờ ra chơi chấm dứt Vũ Mộng Long sẽ gử­i tới bạn đọc truyện dài kỷ niệm học trò Áo tiểu thư. Tôi mong ước được mãi mãi mãi vui vẻ để làm Tuổi Ngọc cho các bạn đọc. Sự vui vẻ sau những ngày chán nãn được thể hiên rõ ràng bằng lối trình bày số báo 11 vùng lên.
    Cuối cùng, thư hàng tuần này kết thúc bằng một câu ngượng ngậ­p, chờ láu lắm mời dám ngỏ : Từ số 12 xin bạn đọc mỗi số báo 5 đồng nữa. Mỗi bạn ủng hộ thêm 5 đồng, Tuổi Ngọc mới tiếp tục đi nỗi trên con đường cô đơn của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 12 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 12 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Xuân Hoàng
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 494

    Bạn đã đọc hết số 11. Đó là số báo tôi rất bằng lòng về cách trình bày. Nếu được phép tự khen, tôi cho rằng Tuổi Ngọc 11 đẹp nhất trong số các tuần báo đã và đang xuất bản tự hai năm nay, tại Việt Nam. Nếu những số Tuổi Ngọc sau không đẹp hơn thì cũng phải đẹp bằng số 11. Đẹp, đẹp, mỗi tuần mỗi đẹp từ hình thức đến nội dung là điều mong muốn, không những của bạn mà còn của tôi nữa.
    Xin bạn hãy tiếp tục ủng hộ Tuổi Ngọc, cổ động nhiều người đọc Tuổi Ngọc và khuyên những người bạn thiếu thiện chí­ đừng giết Tuổi Ngọc bằng cách mướn Tuổi Ngọc, tôi tin chắc, một năm sau, Tuổi Ngọc bắt buộc phải là tuần báo của những tháng năm đẹp nhất của một đời người. Giữ đúng lời hứa. Tuổi Ngọc 12 mang chủ đề Đi Học. Vì phải đăng nhiều kỷ niệm đi học của nhiều nhà văn nên Tuổi Ngọc 12 đành gác lại vài mục thường xuyên. Xin cáo lỗi bạn đọc. Với nhiều chịu đựng và cố gắng qua 11 số báo, mong bạn đừng nhăn mặt khi ủng hộ thêm Tuổi Ngọc 5 đồng. Chân thành cám ơn các bạn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 13 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 13 (1969)
    Duyên Anh - Thảo Trường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 298

    Số này là số 13. Con số kiêng kỵ của nhiều người. Kể cả những người làm báo. Nhưng con sên đã biết số phậ­n của nó. Nó lá thứ điếc không sợ súng nên không sợ con số 13. Con sên cho rằng số 13 yêu thương nó. Bởi vậ­y, Tuổi Ngọc số 13 đã thả chim bay lượn làm vui mắt bạn đọc. Tôi hy vọng, được bạn đọc tha thứ vài sơ hở lớn trong cách trinh bày số 13. Vì thời gian làm số 13, tôi bị đau nặng, không thể trực tiếp trông coi được. Tuổi Ngọc là của bạn đọc, do bạn đọc săn sóc, nuôi nấng. Bạn đọc «dạy» điều gì, Tuổi Ngọc phải «nghe» ngay. Nhưng thực hiện nổi ý muốn của bạn thì còn tùy vào khả năng, phương tiện và thời gian. Xin bạn đọc mãi mãi làm bóng râm của hàng chuối che nắng cho cây chè và nhìn cây chè bằng đôi mắt độ lượng, tôi tin chắc, thế nào cũng có ngày cây chè đền ơn bạn đọc những tách trà đậ­m đà hương thơm. Và, cuối cùng, vì Minh Văn bậ­n «Vuợt cạn» nên Tuổi Ngọc số 13 thiếu Làm dáng.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 14 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 14 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Anh Tuấn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 340

    Tuổi Ngọc số 11, ở trang Thư Bạn Ngọc, tôi đã cho đăng một đoạn thư của Như Uyên Thủy ở Gò Công. Tôi tưởng đó là lời nói chân thành và âu yếm mà Như Uyên Thủy dành cho Nhậ­t Tiến. Không dè lại xúc phạm tới quyền tự do sáng tác của anh Nhậ­t Tiến. Vì anh Nhậ­t Tiến cho rằng tòa soạn không có câu bình luậ­n dưới bức thư là cùnq quan niệm lời độc giả. Và anh đã viết thư cho tòa soạn chấm dứt sự cộng tác. Thư hàng tuần kỳ này thay cho bức thư riêng xin lỗi anh Nhậ­t Tiến, nhậ­n sự sơ sót của tòa soạn và lúc nào cũng tỏ lòng kí­nh mến anh. Tôi hy vọng anh Nhậ­t Tiến vì tuổi thơ mà tiếp tục viết giúp Tuổi Ngọc. Nhưng nếu vi lý do nào đó, anh không giúp đở Tuổi Ngọc, Quê Nhà Yêu Dấu phải dang dở, xin bạn dọc hiểu giùm đó là lỗi tại tôi, không bao giờ là lổi của anh Nhậ­t Tiến, một nhà văn đáng kí­nh cả về văn chương lẫn cuộc sống riêng tư. Thư tuần này viết để bạn đọc hiểu cho nỗi khó khăn của con sên nhỏ.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 15 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 15 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 661

    Sáng chủ nhậ­t, 19-10, tại trường Thiên Phước, Tân định. Sài gòn, tôi được, mời nói chuyện về đè tài «Giới trẻ với sách báo» trước một số đông giáo chức trong Cộng Đồng Giáo Dục. Tôi đã quả quyết là từ mười mấy năm nay, những người từ 18 tuổi trở xuống 7 tuổi không có sách báo đọc. Một sư huynh chất vấn : «Vậ­y Tuổi Ngọc là báo của lứa tuổi nào?» Tổi chân thành đáp : Vì biết mình không đủ tài nên không dám làm háo cho lứa tuổi từ 7 đến 15. Những tuổi lớn hơn lại chê Tuổi Ngọc. Bởi vậ­y, Tuổi Ngọc chỉ là tuần báo viết về kỷ niệm ấu thơ, kỷ niệm của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Ai cũng có thể là độc giả của Tuổi Ngọc nếu như tìm thấy, ở một đoạn vă'n nào đó, hình ảnh niên thiếu của mình. Câu trả lời có tí­nh cách khoác lác. Khoác lác và đáng thương vì làm báo không nắm được một số độc giả chắc chắn nào đó thì quả là điếc khống sợ súng, vả lại, Tuổi Ngọc còn lâu mới được coi như tuần báo của những tháng năm đẹp nhất một đời người. Xin bạn đọc cho Tuổi Ngọc hứa hẹn một tách trà thơm và luôn luôn làm bóng râm đại lượng cho cáy chè trên mảnh đất cỏ cháy.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 16 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 16 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 642

    Thế mà Tuổi Ngọc đã dược mười sáu số. Bốn tháng qua rồi. Tuổi Ngọc chưa lấy gì làm hay nhưng bạn hãy dùng bút chí­ xanh lá cây phê cho háng chữ «có cố găng, cần cố gắng thêm». Vâng, cần cố gắng thêm dù đã cố gắng hết khả năng cùa mình. Đã được nhiều thì giờ làm Tuổi Ngọc, tôi đã ngưng viết truyện dài nhậ­t báo và không còn cộng tác với báo náo nữa. Tôi sẽ nỗ lực trông coi tuần báo và nhà xuất bản Tuổi Ngọc mà cậ­y trông kết quả của thiện chí­ của mình. Đôi khi, thiện chí­ đã giậ­t mình vì vậ­t giá leo thang. Chẳng hạn, giấy in bìa báo tăng rồi đó. Rồi lương thợ cũng phải tăng. Nhà in, dù không muốn tăng giá in, vẫn đau lòng xin... thông cảm ! Trong trường hợp đó. Tuổi Ngọc sẽ xót xa mà tà oán cùng bạn đọc để được bạn đọc... thông cảm ! Ôi thông cảm, hai tiếng não nề, ai oán, nghe đã phát nản. Tôi hy vọng không phải nói lên hai tiếng đó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 17 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 17 (1969)
    Duyên Anh - Đinh Tiến Luyện
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 454

    Tuổi Ngọc đang chuẩn bị làm số Giáng Sinh 1969 và Giai phẩm Mùa Xuân. Số Giáng Sinh như một số thường nhưng những mục thường xuyên được gác lại để chỉ đăng thơ. truyện, sưu tầm về Noí«l. Giai phẩm Mùa Xuân, chắc chắn, sẽ dầy 100 trang. Ngoài thơ, truyện tết, Tuổi Ngọc cho đăng trọn một truyện dài thơ mộng, hồn nhiên của Duyên Anh để bạn đọc trọn mùa xuân mới. Giai phẩm Mùa Xuân của Tuổi Ngọc dám nói là giai phẩm xuân nhất, tươi nhất, mát nhất và vui nhộn nhất. Đúng là mùa xuân tuổi ngọc. Để Giai phẩm Mùa Xuân thậ­t nồng nàn hương vị của xuân đời thơ ấu. Tuổi Ngọc mong nhậ­n dược bài vở đóng góp của hạn đọc ngay từ hôm nay. Xin ghi rõ ngoài phong bì «Bài cho Giai phẩm Mùa Xuân». Tuổi Ngọc hy vọng được chọn đăng nhiều bài của bạn đọc. Số này, khởi dăng truyện Con Thúy và nhiều bài của các nhà văn viết về những tháng năm đẹp nhất một đời người nên phải gác những mục thường xuyên. Xin bạn dọc thông cảm.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 18 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 18 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 842

    Tòa soạn đang chuẩn bị số Giáng Sinh. Hai tháng chọn lựa một cái bìa. Và cái bìa Tuổi Xgọc số Giáng Sinh, chác chắn, bạn sẻ khen là... chúa quá ! Chúa không viết hoa đâu đấy nhé ! Lâu nay, những người chủ trương không còn tả oán nữa. Bạn đừng tưởng hết tả oán là tình trạng sáng sủa mà tội nghiệp anh em. Không còn tả oán vì đã biết rõ mình làm báo cho những người thương yêu mình nhất. những người thương yêu Tuổi Ngọc không đông nhưng đủ nuôi dưỡng một tờ báo chờ đợi ngày nó có tuổi. Hể tờ báo sống được đến ngày có tuổi, nhiều người sẽ tin tưởng nó và đọc nó. Và, bấy giờ, nhiều nhà văn sẽ có hứng mà trở về viết cho tuổi thơ. Bây giờ, phương tiện èo ọt, anh em tòa soàn phải ôm đồm, bao bãi. «lấy công làm lãi», điều đó, bạn dọc đã thấy rõ. Tuổi Ngọc hy vọng trong tương lai, sẽ có người chủ trương một tuần báo hay hơn, hữu í­ch hơn, đẹp hơn Tuổi Ngọc, anh em Tuổi Ngọc sẽ giải nghệ. Bởi vì làm báo tuổi ngọc ở Việt Xam mà không được nhà nước giúp đở phương tiện thì quả là thiên nan vạn nan. Và ai làm báo tuổi thơ đứng đắn lôi cuốn được năm chục ngàn độc giả trẻ con, người ấy đã là thiên tài rồi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 772

    Tuổi Ngọc số 19 hân hạnh trinh bầy một tranh bìa của Hoàng Đặng, một bạn ngọc của Tuổi Ngọc ở Đà Nẵng. Hoàng Đặng không xa lạ gì với bạn đọc. Đặng đã vẽ rất nhiều tranh tô điểm cho những tranq trong Tuổi Ngọc. Đây là lần đầu tiên Tuổi Ngọc giới thiệu tranh bìa của bạn ngọc. Tuổi Ngọc hy vọng sẽ được mãi mãi in tranh bìa cùa Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc và Đinh Tiến Luyện. Chọn được một tranh của bạn ngọc để in bìa báo là niềm hân hoan của Tuổi Ngọc. Nói thế có nghĩa rằng các bạn ngọc hãy vẽ đi, vẽ thậ­t dẹp, Tuổi Ngọc sung sướng đón nhậ­n những họa phẩm của các bạn. Số sau, số cuối của bộ II, Tuổi Ngọc chấm dứt truyện Mặt trời nhỏ. Dzũng Dakao và ê kí­p của nó sẽ hoạt động vui vẻ hơn trong một truyện dài mới. Và, kể từ nay, mỗi số cuối bộ, Duyên Anh sẽ mời bạn thưởng thức một truyện ngắn mà ngót năm năm làm nhậ­t báo, Duyên Anh đã quên viết truyện ngắn. Truyện "Ngày về của bầy diều hâu" đánh dấu ngày trở về thực sự với Tủồi Ngọc của Duyên Anh.

TO TOP
SEARCH