CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Ức Trai Thi Văn Tập
  • Vân Đài Loại Ngữ

    Vân Đài Loại Ngữ
    Lê Quí Đôn
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14

    Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
    Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
    Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
    bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này.

  • Vấn Đề Thân Tộc

    Vấn Đề Thân Tộc
    Bửu Lịch
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 14

    Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
    Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.

  • Vầng Trăng Lạnh
  • Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á

    Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á
    Nguyễn Đăng Thục
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 9

    Nghiên cứu và trình bày đại cương một số dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo của khu vực Đông Nam Á. Các mối liên hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Đông Nam Á

  • Văn Học Đời Lý
  • Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh

    Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
    Phạm Việt Tuyên
    KHAI TRÍ xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 17

    Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.

  • Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên

    Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
    Đông Hồ
    QUỲNH LÂM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 32 VIEWS 20

    Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
    Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau.

  • Văn Học Nam Hà

    Văn Học Nam Hà
    Nguyễn Văn Sâm
    LỬA THIÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 19

    Văn học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm trình bày bộ mặt của văn học miền đất từ Thuận Hoá đến Hà Tiên thời gian từ khi Nguyễn Hoàng thật sự rời đất Bắc (Canh Tý 1598) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (Nhâm Tuất 1802).
    Những tác phẩm trong cuốn sách này phản ánh được tình trạng qua phân, phe nhóm, vì các tác giả phần nhiều là những người phục vụ cho chính quyền của Chúa Nguyễn.

  • Văn Học Phân Tích Toàn Thư

    Văn Học Phân Tích Toàn Thư
    Thạch Trung Giả
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 19

    Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động.
    Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Đức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác.
    Tập đọc sách, lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mực độ tuyệt đối.
    Sáng tác dễ, đọc sách khó. Điều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì tới môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét bao quát về tác giả hay tác phẩm.

  • Văn Học Từ Điển
  • Văn Học Việt Nam

    Văn Học Việt Nam
    Dương Quảng Hàm
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 21

    Văn Học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ. Văn học Việt Nam của tác giả Dương Quảng Hàm được soạn theo khoa giảng Việt văn ở năm thứ ba và năm thứ tư ban Cao - đẳng Tiểu - học vào thời trước, gồm hai phần :
    - Phần thứ nhất : Phép tắc các thể văn
    - Phần thứ nhì : Trích lục các bài văn để giảng nghĩa

  • Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa

    Văn Học Việt Nam - Đối Kháng Trung Hoa
    Thanh Lãng
    PHONG TRÀO VĂN hÓA xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 10

    Sự thịnh vượng của Hán học thời kỳ nước Việt giành được quyền tự chủ so với thời kỳ nội thuộc cho thấy tính trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo lúc bấy giờ. Thời kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như "phương tiện giao tế tao nhã" để ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần có được những vận hội mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau thời gian dài văn-sử-triết bất phân. 3 dòng tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất nhân tình.

  • Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XIX

    Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XIX
    Vũ Hân
    KHAI TRÍ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 22 VIEWS 6

    Văn Học Việt Nam thế kỷ XIX không phải là một sáng-tác-phẩm mà nó chỉ là một tập sách biên khảo nho nhỏ để giúp cho các bạn học sinh nam-nữ xa gần có một ý-niệm tổng-quát về một giai đoạn lịch sử văn-học nước nhà : Giai đoạn từ thế-kỷ 19 đến tiền-bán thế kỷ 20 (1802-1945), nghĩa là từ thời cực thịnh của văn Nôm đến khoảng vươn cao của văn chương Quốc-ngữ.
    Bởi vậy, sau khi biên khảo tập sách nhỏ này, Vũ-Hân tôi chỉ có 2 điều ước mong rất cụ-thể :
    Điều ước mong thứ nhất là cố-gắng làm sao cho tập sách nhỏ này được ra mắt bạn đọc bốn phương nhất là để nó được đến với các bạn học sinh nam nữ hiện tại ở bậc Trung-Học đệ-nhị-cấp, đang hằng ngày cắp sách đến trường hoặc đến với các bạn vì thiếu điều kiện đến trường mà phải ở nhà « tự-học », hầu giúp cho họ có thêm chút ít tài liệu về văn chương đất nước trong khi tra khảo học tập làm bài hoặc soạn bài.
    Điều ước mong thứ hai là làm sao cho tập sách nhỏ này được các bạn Giáo-sư đồng-nghiệp khắp nơi chú ý đến để nếu có thể, được các bạn góp phần xây dựng thêm cho, nghĩa là Vũ-Hân tôi rất chân thành mong được các bạn góp thêm ý kiến hoặc chỉ giáo cho những điểm sai lệch và thiếu sót mà soạn giả không thể nào tránh khỏi trong khi biên soạn. Và đồng thời cũng rất mong quý bạn đồng nghiệp giới thiệu tập tài liệu nhỏ này với những học trò của quý bạn, khuyên họ nên xem tập sách này như là một phần nào về tài liệu văn chương Việt-Ngữ để họ có thể dùng đó mà soạn những bài giải đáp, những câu hỏi về giảng-văn cũng như về luận văn mà quý bạn sẽ ra cho họ.

  • Văn Lang Dị Sử

    Văn Lang Dị Sử
    Nguyễn Lang
    AN TIÊM xuất bản 75

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 16 VIEWS 12

    Dị sử là lịch sử thần dị, lạ thường, là thực tại mang tính chất thi ca và thần thoại, phản ánh tâm hồn của những con người sống trong thiên nhiên và cuộc đời với tấm long cởi mở, hòa hợp, những con người còn nghe hiểu được tiếng chim, tiếng suối, còn nói chuyện được với sóng biển và sao trời.
    Văn Lang ngày xưa cũng là Việt Nam ngày nay. Tuy là dị sử mà không khác mấy với lịch sử hiện đại. Cũng khung trời ấy, cũng những con người ấy, cũng những bài học ấy, Nguyễn Lang đưa chúng ta về thăm quê hương cũ sáng đẹp nét nên thơ để chúng ta chứng kiến được chính lòng ta, nhận định được chính hoàn cảnh ta, nhìn lại bản thân ta. Tiếng sóng gào thét bên triền núi Tản Viên hôm nay vẫn còn là hiện thực.

  • Việt Hán Văn Khảo

    Việt Hán Văn Khảo
    Phan Kế Bính
    NAM KỲ xuất bản 1938

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 25 VIEWS 12

    Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.
    Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn cũng khi hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời nói chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 28

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 17

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

  • Việt Nam Ca Trù Biên Khảo

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo
    Đỗ Bằng Đoàn - Đỗ Trọng Huề
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 28

    Việt Nam Ca Trù Biên Khảo do hai cụ Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề biên soạn, bìa do họa sĩ Tạ Tỵ trình bày, Sách được tác giả tự ấn hành năm 1962 tại nhà in Văn Khoa. Ấn bản đang được lưu giữ ở Quán sách Mùa Thu là bản in lần thứ nhất, có tình trạng đẹp gần như hoàn hảo, bìa, gáy và ruột sách rất đẹp, lõi sách chắc chắn.
    Một lối chơi phong lưu tao nhã, trải qua các triều đại từ trong cung cấm phổ biến ra chốn dân gian, tạo nên những áng văn chương tuyệt bút, rút cục rơi vào đồi truỵ lãng quên: đó là quá trình diễn biến của ca trù Việt Nam. Rất may nhờ sự phát triển của nền quốc học, chương trình Trung học hiện nay đã dành một chỗ ngồi danh dự cho những bài hát nói của Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh, Trần Tế Xương, Tản Đà.
    Nhưng hát nói không phải là tất cả của ca trù Việt Nam, cũng như khuôn mặt không phải là tất cả của con người. Hát nói chỉ là một thể ca trù được các tao nhân mặc khách ưa chuộng nhất, vì thế đã được lưu lại những áng văn chương bất hủ. Ở con người, nếu chú trọng sửa sang khuôn mặt quá nhiều, sẽ không còn thời giờ nghĩ tới chân tay, tới đức hạnh. Về ca trù cũng vậy, trước kia các văn gia chỉ ưa chuộng hát nói, sau này sách báo cũng chỉ nghiên cứu về hát nói, nên các thể ca trù khác lần lần bị suy tàn đi. Người ta dường như quên mất rằng ngoài hát nói ra, ca trù còn tới hơn 40 thể khác. Ở cuốn sách này, độc giả sẽ được tìm hiểu về các mặt của ca trù.

  • Việt Nam Danh Nhân Tự Điển

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển
    Nguyễn Huyền Anh
    HỘI VĂN HÓA BÌNH DÂN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 31

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh biên chép thân thế và sự nghiệp của những người Việt Nam, theo các biến chuyển thăng trầm trải qua gầm 4000 năm lịch sử, hoặc đã hy sinh xương máu để chống ngoại xâm, hoặc bằng những đức tính, những cử chỉ cao đẹp, đã giữ lấy nhân phẩm, bảo toàn nếp sống hợp với đạo lý của dân tộc.
    Bằng quan niệm “cái quan luận định” tác giả chỉ trình bày một số nhân vật quá cố có những thành tích thật rõ ràng được mọi người công nhận. Những người ấy đều đáng gọi là danh nhân vì họ đã đem tài lực và bằng những cố gắng lỗi lạc phi thường thực hiện được những công cuộc hữu ích, tô bồi cho Đất nước mỗi ngày thêm rạng rỡ, vững vàng.

  • Việt Nam Gấm Vóc

    Việt Nam Gấm Vóc
    Phan Xuân Hòa
    THỤY ĐÌNH xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 28

    Để tỏ lòng biết ơn các bậc Tiền bối trong công cuộc xây dựng giang sơn, chúng tôi viết quyển "Việt Nam gấm vóc" này. Trước hết với chương I "Địa thế", chúng tôi trình bày để độc giả rõ nước Việt Nam có những núi, cao nguyên, bình nguyên, sông ngòi, biển và bờ biển như thế nào? Khí hậu, thảo mộc ra sao? Rồi chúng tôi sẽ đưa độc giả đi xem những danh lam thắng cảnh đã nêu cao giá trị cho giải giang sơn cẩm tú của con Lạc cháu Hồng. Qua chương II "Nhân Văn", chúng tôi sẽ nói đến nguồn gốc, đến sự trưởng thành trên một nền đạo lý phong phú, và đến bước nam tiến anh dũng, của dân tộc, với những Lễ nghi Phong tục tôn nghiêm và thuần mỹ, từng để lại dấu vết vẻ vang trong lịch sử. Sau hết chương III sẽ thuật qua đời "Sinh hoạt kinh tế" trên những thửa ruộng phì nhiêu, trong sơn hải đa tài sản, của một dân tộc không thiếu đức tính cần mẫn, kiên nhẫn và tinh xảo."

  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 1
  • Việt Nam Giáo Sử - Quyển 2
  • Việt Nam Ngoại Giao Sử
  • Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên

    Việt Nam Nhân Vật Chí Vựng Biên
    Thái Văn Kiểm - Hồ Đắc Hàm
    BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 24

    Muốn biết việc xưa, nên xem truyện cổ. Xem truyện cổ để hiểu cách xử thế, hành sự của người xưa, suy luận và rút kinh nghiệm để xử sự trong thời nay.
    Vì lẽ đó mà ông Phó Duyệt đã khuyên vua Cao Tôn nhà Thương: "Người ta cần nghe biết cho thật nhiều, để lập nghiệp; muốn vậy phải học những lời dạy của người xưa; nếu không noi theo xưa, cứ tự ý làm, mà được vĩnh viễn trên đời, thì Duyệt này chưa từng nghe vậy!"
    Tếp theo lời ông Phó Duyệt, Đức Khổng Tử cũng có nói:
    "Ta sinh ra không phải tự nhiên mà biết được mọi việc trái lại phải ham học người xưa, siêng năng tìm tòi vậy đó".
    Nước ta lập quốc từ thời Hồng Bàng tới nay đã mấy chục thế kỉ, trong khoảng thời gian đó, các nhà chép sử đã biên theo từng thời đại những việc hưng vong thành bại, những điều đắc thất thị phi, thảy thảy đều có ghi chép rõ ràng.
    Song các pho sách đều biên soạn bằng chữ Hán, ngày nay khó đem ra phổ biếm, vì rằng chữ Hán mất tính thông dụng như ngày xưa, và do đó những tài liệu quý báu của ta lần hồi có thể bị chìm đắm trong sự lãng quên.

  • Việt Nam Pháp Thuộc Sử

    Việt Nam Pháp Thuộc Sử
    Phan Khoang
    KHAI TRÍ xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 34

    Lịch sử cuộc mất chủ quyền của một nước là lịch sử tối cần thiết cho nhân dân nước ấy.
    Vì có thấy rõ việc trước mới đề phòng và lo liệu cho việc sau, có thấy những sai lầm, những đắc sách của người xưa, thì người nay và người sau mới lo tránh hoặc gắng bắt chước theo; có cảm những hờn tủi của người dân mất nước mới phấn khích, tự cường mà mưu nghĩ đến cuộc phục hưng.
    Trong lịch sử cận đại của người Việt Nam, sự can thiệp của nước pháp, như lấy Nam kỳ làm thuộc địa, đặt bảo hộ ở Trung và Bắc kỳ là một biến cố lớn lao và hệ trọng.
    Từ trước đến nay, biến cố ấy chỉ ghi chép trong các sách, sử, rời rạc tùy theo việc lặt vặt, chưa có một quyển sử nào chuyên chép riêng ra và đầy đủ. Mà những sự tình trong 80 năm ngoại thuộc ấy lại tô điểm bởi một cuộc chống chọi, tranh đấu không ngừng của dân tộc Việt Nam, đáng cho hậu thế chiêm nghiệm biết bao !

  • Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

    Việt Nam Phật Giáo Sử Lược
    Mật Thể
    MINH ĐỨC xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14

    Về kiến thức giáo lý Phật giáo, Thượng toạ Mật Thể vốn là giáo sư trường Sơn Môn Phật Học Huế được đánh giá là một tác giả có biên soạn được cuốn sách vừa có tính vững chãi ở phương diện biên khảo, vừa có sự am hiểu giáo lý nhà Phật.
    Nội dung của cuốn “Việt Nam Phật giáo sử lược” được chia làm hai phần:
    Phần I: Tự luận
    Phần Tự luận chia làm bốn chương. Trước hết thuật qua lược sử của đức Thuỷ tổ Phật giáo và tình hình duyên cách Phật giáo ở Ấn Độ, rồi đến Phật giáo ở Tàu; địa thế nước Việt Nam, nguồn gốc và tinh thần người Việt Nam.
    Phần II: Lịch sử
    Phần Lịch sử chia thành mười chương. Bắt đầu khảo xét về Phật giáo từ khi mới du nhập, lần lượt qua các triều đại cho đến thời hiện đại.

  • Việt Nam Phong Sử
  • Việt Nam Quốc Dân Đảng

    Việt Nam Quốc Dân Đảng
    Hoàng Văn Đào
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 30 VIEWS 20

    Trong hàng ngũ cách mạng quốc gia. Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng tiền tiến, có một tổ chức kiện toàn, hoạt động liên tục nhất và thành tích nhiều nhất.
    Trên bảng vinh quang ghi danh những vị hy sinh cho chính nghĩa trong hơn 40 năm qua, Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng đã cống hiến nhiều anh hùng liệt nữ cho Tổ Quốc và Dân Tộc.
    Trên chính trường tranh đấu chống Thực, Phong, Cộng và Độc Tài, Việt Nam Quốc Dân Đảng là hàng ngũ tiền phong đông đảo nhất, và cũng là thành trì tranh đấu cuối cùng cho Tự Do Dân Chủ.
    Đã có nhiều báo chí trong nước cũng như ngoại quốc, đã có nhiều văn sĩ cũng như ký giả viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng phần đông chỉ diễn đạt mô tả được một khía cạnh nào về Việt Nam Quốc Dân Đảng mà thôi, không những thế, đôi khi còn vì lý do này hay lý do khác, tác giả lại còn trình bày sai lầm, nếu không phải là xuyên tạc mục đích cũng như lịch trình tiến triển Việt Nam Quốc Dân Đảng.

  • Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển

    Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển
    Dương Quảng Hàm
    BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 22

    Một hợp tuyển đầy màu sắc, đặc trưng và thể loại văn học Việt Nam dựa trên ba tiêu chí chọn lựa : Văn từ, tư tưởng, tư tưởng, tác phẩm chọn lựa. Bao gồm từ ca dao đến các tác phẩm chữ Nôm, kể cả khuyết danh và các tác giả, tác phẩm văn học chữ Quốc ngữ đến năm 1945.

  • Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn

    Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn
    Nguyễn Phương
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 26

    Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.
    Nguyễn Huệ – tức Hoàng Đế Quang Trung – là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị Hoàng Đế giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của Hoàng Đế Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn…

  • Việt Nam Thời Khai Sinh

    Việt Nam Thời Khai Sinh
    Nguyễn Phương
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 21

    Kể ra, trong các giai đoạn của lịch sử nước nhà, thời khai sinh là thời ít được nghiên cứu hơn cả, và cũng là thời u ám nhất. Thoảng hoặc có học giả nào nhìn vào, thì lại nhìn với những quan niệm phát xuất từ thời xa xưa, thiếu hẳn đường lối và phương pháp. Bởi đó, người đọc khó mà thấy rõ được sự thật huy hoàng và đẹp đẽ của lúc hừng đông.
    Để có thể đi vào vấn đề một cách vô tư, chúng tôi đã cố áp dụng phương pháp sử học vào mỗi tài liệu, mỗi sự kiện, không lo sợ khi gặp phải những câu hỏi khó khăn cũng không ngần ngại nói lên những sự thật gây cấn. Không có mục đích nào khác ngoài việc tìm cho được chân lý về quá khứ của dân tộc, chúng tôi hy vọng tập Việt Sử, Thời Khai Sinh có thể giúp được nhiều độc giả thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam, và nhờ đó, thêm tin tưởng cùng hãnh diện.

  • Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ

    Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ
    Nguyễn Thế Anh
    LỬA THIÊNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 30

    Việt Nam thời Pháp đô hộ được dùng làm tài liệu giảng dạy khi môn lịch sử Việt Nam được dạy bằng tiếng Việt tại các trường đại học ở miền Nam trước đây. Tuy nhiên với tinh thần khoa học trong sáng, nghiêm túc; kỹ năng khai thác, xử lý tài liệu tài tình, quyển sách này của Nguyễn Thế Anh (NTA) đã vượt khỏi phạm vi một quyển giáo trình Việt sử để trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về một thời quá vảng của lịch sử dân tộc. Nội dung sách được chia làm 3 phần.
    Phần 1 nói về Sự chiếm cứ quân sự của Pháp
    Phần 2 của tác phẩm trình bày về Chế độ thuộc địa.
    Phần 3 của tác phẩm chính là đề cập đến các phong trào quốc gia của Việt Nam với tên gọi Phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa.

  • Việt Nam Tự Điển - Quyển Hạ

    Việt Nam Tự Điển - Quyển Hạ
    Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 62

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Việt Nam Tự Điển - Quyển Thượng

    Việt Nam Tự Điển - Quyển Thượng
    Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 95

    Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
    Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
    Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển.

  • Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I

    Việt Nam Văn Học Sử Trich Yếu I
    Nghiêm Toản
    VĨNH BẢO xuất bản 1949

    Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 32

    Việt Nam Văn Học Sử Yếu bao quát một khối lượng kiến thức khổng lồ, bắt đầu từ văn học dân gian cho đến các tác giả hiện đại cùng thời với Dương Quảng Hàm như: Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử... Không chỉ dừng ở việc khảo cứu các giai đoạn, các tác giả và tác phẩm văn học, sách còn đề cập đến các tác giả Trung Quốc có ảnh hưởng tới văn học Việt Nam, đến sự hình thành chữ Quốc Ngữ và ảnh hưởng của văn học Pháp đến nền quốc văn hiện đại.

  • Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị

    Việt Ngữ Chánh Tả Tự Vị
    Lê Ngọc Trụ
    THANH TÂN xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 137

    Theo giáo sư Lê Ngọc Trụ, để biên soạn cuốn sách này, ông đã dung hoà lý thuyết về đại cương, tuy theo tự nguyện để quyết định chính tả, nhưng tuỳ lúc cũng giữ lối viết thông dụng theo tập tục.
    Theo tác giả, khi áp dụng luật ngôn ngữ để giải quyết chính tả, tác giả thấy về lý thuyết là đúng ở đại thể, nhưng lúc thực hành trong chi tiết lại gặp lắm trở ngại. Vả lại, về tự nguyện, tác giả cùng nhóm biên soạn chỉ chú trọng tới phần lớn vào tiếng Hán Việt, dựa nơi âm, nghĩa của nó mà truy khảo; những tiếng Việt chuyển gốc hoặc tương đương với mấy tiếng Mường, Chàm, đồng bào Thượng hoặc tiếng các xứ láng giềng, tiếng Thái, tiếng Miên, tiếng Mã Lai...vì thiếu tài liệu đích xác nên sẽ không xét đến.

  • Việt Ngữ Tình Nghĩa Tự Điển 2

    Việt Ngữ Tình Nghĩa Tự Điển 2
    Long Điền
    HOA TIÊN xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 100 VIEWS 122

    Công việc biên soạn cuốn từ điển này được khởi thảo từ ngày 2/9/1947, tại Việt Bắc, ròng rã gần hai năm, đến ngày 26/5/1949 thì xong 02 tập đầu, gồm 923 tiếng thông dụng nhất.
    Soạn giả nói: “Muốn có một nền học thuật hoàn mỹ thuần túy Việt Nam, xứng đáng một dân tộc độc lập, quốc văn cần phải như những tiếng của các nước Âu Mỹ, phân minh, rành rọt: tiếng nào nghĩa ấy, mỗi tiếng có một nghĩa riêng, không có tiếng nào thực đồng nghĩa”
    Quyển “Việt ngữ tinh nghĩa từ điển” này, không những sẽ giúp ích được cho các nhà văn, giáo sư giảng dạy môn quốc văn mà còn có thể là cái “cốt” giúp cho những công trình tinh nghĩa sau này được hoàn bị phong phú hơn.

  • Việt Ngữ Tình Nghĩa Tự Điển 1

    Việt Ngữ Tình Nghĩa Tự Điển 1
    Long Điền
    HOA TIÊN xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 200 VIEWS 356

    Ngày này, tiếng Việt Nam đã có thêm giá trị trên thị trường quốc tế. Văn tự ngôn ngữ Việt Nam, ngoài sự truyền bá tư tưởng cho người trong nước, còn có nhiệm vụ giới thiệu tư tưởng học thuật nước nhà với các nước trên thế giới, để góp vào sự xây dựng nền văn hóa chung cho nhân loại. Muốn chiếm được vị trí ưu tiên, tiếng Việt trước hết cần rõ ràng, sáng sủa, khúc chiết. Nhận thấy tiếng ta có nhiều tiếng đồng nghĩa lại chưa được quy định, ông Long điền Nguyễn Văn Minh, một học giả sốt sắng với nền quốc văn, đã biên soạn cuốn từ điển này.
    Cuốn từ điển này gồm 02 tập.
    - Tập I, tác giả xác định và đưa ra nghĩa của của mỗi từ, định nghĩa vô cùng công phu.
    - Tập II, soạn giả chọn những danh từ mới, đang thịnh hành và thích dụng, giải nghĩa và phân tích rất tỉ mỉ, giúp người đọc hiểu rõ để khi viết văn không bị nhầm lẫn.

  • Việt Sử Thông Lãm

    Việt Sử Thông Lãm
    Vũ Huy Chân
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 27

    Việt Sử Thông Lãm, là cuốn sử liệu viết bằng văn vần, kể từ thời lập quốc cho đến hết thời Bắc thuộc. Sách dường như đã được viết từ lâu lắm, nhưng trải qua nhiều năm di tản vì chiến tranh, bản thảo nhiều phần bị thất lạc, cho nên mãi đến năm 1973 mới được xuất bản ở Sài-gòn.

  • Việt Sử Tiêu Án

    Việt Sử Tiêu Án
    Ngô Thời Sỹ
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 125

    Việt Sử Tiêu Án là tác phẩm phê bình lịch sử, do Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726 - 1780) viết. Tác phẩm nêu lên những nghi vấn và quan điểm về những nghi án trong sử Việt qua các bản cựu sử từ đời Hồng Bàng đến hết thời kỳ Minh thuộc (1428).
    Ngô Thời Sỹ, tự là Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đỗ Tiến sỹ đời Cảnh Hưng thứ XXVII, Tây lịch năm 1766 triều đại nhà Lê.
    Cho dù một số quan điểm trong cuốn sách chưa được chính xác tuyệt đối nhưng cũng chứng tỏ trong tinh thần truyền thống Việt Nam luôn có yếu tố khoa học cầu chân

  • Việt Sử : Xứ Đàng Trong

    Việt Sử : Xứ Đàng Trong
    Phan Khoang
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 87

    Việt Sử: Xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.
    Từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Vấn đề là ở chỗ, tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.

  • Việt Thi
  • Vĩnh long Xưa và Nay

    Vĩnh long Xưa và Nay
    Huỳnh Minh
    CÁNH BẰNG xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 43

    Vào thuở quân Pháp chưa chiếm 3 tỉnh miền tây, chợ Vĩnh Long nhóm họp nơi voi đất thuộc địa phận khóm 1 Phường 5, những cư dân buôn bán, mặc toàn bà ba vải ú, bao gồm gánh gióng, thúng, mê, mẹt, ngồi rải rác chứ không hàng lối như hiện nay. Thuở đó bên Phường một hiện nay là cơ sở hành chánh cùng quân sự, dưới quyền cai quản cụ Phan Thanh Giản, giao thông chánh là xuồng ghe. Theo lời kể lại, voi đất nơi họp chợ, cách bờ sông tiền hiện tại cả trăm thước có hơn, những khi nước lớn nơi ngã ba sông Tiền và sông Long Hồ sóng rất to và chảy xiết, do vậy những ghe xuồng từ sông cái vào sông Long Hồ không cẩn thận lèo lái thường bị chìm...

  • Võ Trương Toản
  • Vua Hàm Nghi
  • Vua Lê Chiêu Thống
  • Vụ Án Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Vụ Án Lịch Sử 31.10.74
  • Vương An Thạch

    Vương An Thạch
    Đào Trinh Nhất
    TÂN VIỆT xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 65

    Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
    Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.

TO TOP
SEARCH