CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Phong Tục Việt Nam

    Phong Tục Việt Nam
    Toan Ánh
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 7978

    Theo Đào Duy Anh thì phong tục là "thói quen trên xã hội". Đào Văn Tậ­p trong Tự điển Việt Nam Phổ Thông, định nghĩa phong tục là "thói tục chung của nhiều người từ lâu đời".
    Qua hai định nghĩa trên ta thấy rằng phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội. Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
    Mỗi nước có phong tục riêng, và trong mỗi nước, mỗi địa phương, ngoài những phong tục chung của toàn quốc, cũng có những phong tục riêng, và ngay cả đến một địa phương, nhiều khi mỗi nhóm người lại có phong tục riêng.

  • Giả Thuyết Thứ 7

    Giả Thuyết Thứ 7
    Paul Halter
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 25 VIEWS 10435

    Khoảng 10 giờ tối, cảnh sát Edward Watkins đi ngang cung điện St. James như ông vẫn làm nử­a tiếng một lần vào những buổi tối phải trực thế này. Nhiều năm qua, ông đã đều đặn thực hiện đúng lộ trình đó mà không gặp sự cố gì. Thi thoảng chạm trán một tay say xỉn có phần ngỗ ngược không thể bỏ qua, nhưng đám đó cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Khu vực này rất yên bình, yên bình như cuộc đời cảnh sát viên của ông, khi ông đã đi mòn gót, tâm trí­ chỉ nghĩ về thời khắc nghỉ hưu sắp tới bên người vợ yêu quý của mình. Một cuộc đời chẳng có biến cố gì, thực vậ­y - cho tới đêm 31 tháng Tám năm 1938.

  • Cánh Cửa Thứ 4

    Cánh Cửa Thứ 4
    Paul Halter
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 18 VIEWS 7906

    Đêm ấy tôi về phòng sớm, dự định tậ­n hưởng buổi tối dễ chịu cùng một cuốn sách. Nhưng chưa kịp ấm chỗ thì nghe cử­a phòng vang lên ba tiếng gõ dè dặt. Người chọn đúng thời điểm này để tìm đến, không ai khác hơn là Elizabeth em gái tôi.
    Ở tuổi mười tám, em đã trở thành một thiếu nữ đẹp mê hồn, song đôi lúc tôi tự hỏi liệu em có nhậ­n ra điều đó hay không. Em thay đổi rất nhiều chỉ trong mấy tháng qua, sắc đẹp của em khiến John Darnley không thể làm ngơ, để rồi theo đuổi với một quyết tâm thầm lặng. Trong khi hãnh diện rõ rệt vì sự chú ý của cậ­u ta, em lại để mắt tới Henry White nhà hàng xóm đồng thời cũng là người bạn thân nhất của tôi. Còn Henry, dù có phong thái tự tin đầy học thức, nhưng lại nhút nhát không ngờ trước con gái, đặc biệt là trước Elizabeth, người mà cậ­u cũng rất si mê.
    “Em có làm phiền anh không, James?” em hỏi, tay do dự đặt nơi nắm cử­a.

  • Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)

    Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)
    Anh Đức
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 16474

    Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc bài của anh, tôi đã đặt tờ báo Văn Nghệ số 12 năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng, mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi. Bởi vì anh nói với nhân vậ­t Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ. Nhờ địa lý và lịch sử­, nhờ tiếp xúc với những anh như Lý, nhất là nhờ tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậ­y ở đây. Anh cũng nói khá sát, khá đúng. Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểu nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn ở nơi đây. Tôi cứ tưởng các anh chỉ có thể nghe nói tới cái địa danh Thới Bình, chớ không thể nào biết ở đó có một ngã ba sông. Với lại các anh thì làm sao biết được cái bầu trời ong ong tái tái chỉ có chốn cuối đất này mới có. Tôi cảm động chí­nh là vì anh nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghỉ tới nó hàng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt cùa ca nước ngọt từ sông Hởu chở đến trong tháng nắng, là đất phân U Minh dày hai, ba thước, mùa khô thường cháy ruỗng bên dưới. Tôi cảm động hơn nữa là vì nhậ­n ra sức mạnh của văn học vời tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói ứng nghiệm lạ thường. Anh Tuân! Anh đã nghe nói tới cái lò thanh Năm Căn và cũng đã hình dung ra làn khói thoát ra từ các lò than ấy. Xin báo thêm cho anh biết: ngay bây giờ trong cuộc chiến đấu, các dãy nhà lò ở Năm Căn ngày đêm vẫn đỏ hồng củi đước. Muốn cho cây được trở thành than, công việc đầu tiên là chuyển cây đước ở rừng về, rồi cưa thành khúc, rồi chất những khúc đước dài chừng non một thước đó vào lò. Lò than hình bán cầu, tợ như cái chén úp, có lỗ thông hơi. Người thợ lò than sẽ gầy lử­a đốt suốt ngày đêm, rồi anh ta ngử­i mùi con là thân đã chí­n chưa. Công việc đại thể là như vậ­y. Nhưng chí­nh trong những dãy lò ấy, con người thì thế nào? Phải nói là con người vừa đốt than vừa đánh giắc. Có lần tôi đã nhìn thấy một anh thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sợ. Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc tàn, anh bị thương nặng từ trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết, anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con mình lần cuối. Một vệt than in trên má của con anh, sau đó anh chết. Kỷ niệm cuối cùng của anh để lại trên đời là vất than trên má đứa bé. Những cái chết tương tự như vậ­y có rất nhiều. Hồi năm 1959 đen tối ở Cà Mau, có lần bọn Mỹ - Diệm đã từng sát hại nguyên một lò than người. Nói vậ­y để lúc nào anh đó dịp cầm lên trong tay một mẩu than Năm Căn, anh sẽ có một ý niệm về than đước sâu xa hơn. Một mẫu than đước mang trên mình có cái ý nghĩa lớn: lao động hòa bình và tí­nh chiến đấu tự vệ vẻ vang.

  • Người Bắc Kinh Ở New York

    Người Bắc Kinh Ở New York
    Tào Quế Lâm
     

    Trung Hoa Tình Cảm

    CHAPTERS 23 VIEWS 9625

    Đầu tháng Hai, Bắc Kinh rất lạnh.
    Trời tờ mờ sáng, mà gió Đông Bắc còn thổi ào ào giữa không gian xám xịt.
    Vào giờ này, người Bắc Kinh vốn cần mẫn đã ăn xong bữa sáng, lục tục kéo nhau ra khỏi nhà để đến công sở.
    Bó chặt người trong những tấm đại y nhà binh dày cộm, những chiếc áo bông màu xanh, hay những áo che tuyết kiểu mới, họ bước đi vội vã, mặc gió rét căm căm thổi tới.
    Người đi xe đạp, kẻ đi bộ, tiếng chuông kí­nh coong, tiếng chân rậ­m rịch tạo thành một hợp âm ồn ã. Sự náo động ấy mách cho người ta biết một ngày mới đang đến với cái thành phố Bắc Kinh cổ kí­nh này.
    Trong dòng xe đạp kìn kìn kia có một đôi nam nữ không gây chú ý cho người khác. Người đàn ông tên Vương Khởi Minh 35 tuổi, là nhạc công đại vĩ cầm trong Đoàn Nhạc Giao Hưởng ở Bắc Kinh; Người đàn bà cùng đi với Khởi Minh là Quách Nhạn vợ anh.
    Cách ăn mặc của họ không có gì đặc biệt, hai chiếc xe đạp của họ đang đi càng không có nét khác biệt nào với dòng xe đạp đông đúc. Những kẻ bàng quan sẽ khó lòng phân biệt được họ với xung quanh.
    Song, nếu để ý một chút, ta có thể thấy họ đạp vội vã hơn người khác và xe của họ cũng có phần lăn nhanh hơn, không những thế, trên đường đi, thỉnh thoảng hai vợ chồng còn trao đổi với nhau những nụ cười bí­ mậ­t mà chỉ riêng họ mới hiểu hết ý nghĩa.

  • Gắng Sống Đến Bình Minh

    Gắng Sống Đến Bình Minh
    Vasil BykaÅ­
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 2551

    Gắng Sống Đến Bình Minh là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chí­nh tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng sống đến bình minh” và “Đài tưởng niệm” đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ).
    Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh.

  • Rạng Rỡ Hơn Ánh Mặt Trời

    Rạng Rỡ Hơn Ánh Mặt Trời
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 23 VIEWS 2979

    Charles Wycombe, Bá tước xứ Billington quyến rũ và bất trị, cần một cô dâu trước sinh nhậ­t lần thứ ba mươi sắp đến nếu anh muốn giữ lại tài sản thừa kế. Eleanor Lyndon, con gái của một mục sư tí­nh tình sôi nổi và quyết đoán, cần một ngôi nhà mới vì người vợ sắp cưới kinh khủng của cha cô đang làm cho ngôi nhà cũ trở nên không thể chịu đựng nổi. Định mệnh đã mang Charles và Ellie lại với nhau, mặc dù cuộc hôn nhân của họ dường như đã khởi đầu ở điểm nào đó còn ấm áp hơn cả thiên đường.
    Rạng rỡ hơn ánh mặt trời.
    Cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ chẳng phải là một xuất phát điểm thuậ­n lợi, khi mà Charles say ngất ngưởng đã ngã xuống từ một cái cây và rơi vào chân Ellie. Trong khi họ đồng ý kết hôn vì những lợi í­ch chung, Charles không chuẩn bị tinh thần để một người phụ nữ kiểm soát cuộc sống trong gia đình. Và tất nhiên Ellie mạnh mẽ cũng không chịu để một tên phóng đãng điều khiển cuộc đời mình. Nhưng vị bá tước trác táng có thể trở nên rất quyến rũ và thậ­m chí­ ngọt ngào, khi anh dồn tâm trí­ làm thế. Và tất nhiên anh không thể phớt lờ sức cuốn hút của người vợ ngây thơ nhưng vô cùng ngang bướng của mình. Ngay cả khi những âm mưu điên rồ và những hiểm họa thực sự đe dọa mối liên kết mong manh đó, họ vẫn phải tuân theo sự dẫn lối của đam mê: đến với những tình cảm mãnh liệt và sự rạng ngời của tình yêu.

  • Nhậ­t Ký Bí­ Mậ­t Của Tiểu Thư Miranda

    Nhậ­t Ký Bí­ Mậ­t Của Tiểu Thư Miranda
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 20 VIEWS 2879

    Ở tuổi lên mười, tiểu thư Miranda Cheever không hề bộc lộ dấu hiệu nào hứa hẹn một Sắc Đẹp Lộng Lẫy. Mái tóc nâu thảm hại đồng màu với đôi mắt; đôi chân dài khác thường từ chối bất cứ chuyển động nào có thể coi là duyên dáng dù mơ hồ nhất. Lúc nào mẹ cô bé cũng thấy cô nhảy loi choi khắp nhà.
    Thậ­t không may cho Miranda, cái xã hội nơi cô bé sinh ra lại rất coi trọng vẻ bề ngoài của nữ giới. Và dù chỉ mới mười tuổi nhưng cô bé đã hiểu rằng về mặt này mình bị coi là thua kém so với hầu hết các bạn nữ khác trong vùng. Trẻ con thường có cách khám phá ra những điều như vậ­y, thường là từ những đứa trẻ khác.

  • Lãng Quên Em Sau Mùa Vũ Hội

    Lãng Quên Em Sau Mùa Vũ Hội
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 24 VIEWS 13071

    Tình yêu không được đền đáp chẳng bao giờ dễ chịu, nhưng í­t nhất Penelope Featherington cũng đã quen với nó rồi.
    Ngày 6 tháng Tư năm 1812 - đúng hai ngày trước sinh nhậ­t mười sáu của cô - Penelope Featherington đã yêu.
    Nếu muốn gói gọn trong một từ thì phải nói rằng chuyện đó thậ­t… ly kỳ. Thế giới rung chuyển. Trái tim cô bắn ra ngoài. Khoảnh khắc nghẹn thở. Và, cô có thể tự nhủ với đôi chút mãn nguyện, người đàn ông được nói đến ở đây - chí­nh là chàng Colin Bridgerton đó - cũng có cảm giác y hệt.
    Ồ, không phải trong vụ yêu đương. Anh chắc chắn đã không yêu cô hồi năm 1812 (và cũng không phải trong năm 1813, 1814, 1815, hoặc - than ôi, không phải trong suốt những năm từ 1816-1822, và dù sao đi nữa, chắc chắn cũng không phải trong năm 1823, vì anh đã ra nước ngoài trọn cả năm). Nhưng trái đất của anh đã rung chuyển, tim anh đã bắn ra ngoài, và Penelope biết chắc chắn một trăm phần trăm rằng hơi thở của anh cũng đã nghẹn lại. Trong khoảng mười giây.
    Chẳng phải nếu bị rơi khỏi lưng ngựa thì một người đàn ông thường phải chịu những tác động kiểu thế còn gì.

  • Công Tước Và Em

    Công Tước Và Em
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 22 VIEWS 3996

    Thông minh, quyến rũ và cũng lại vô cùng ngây thơ, Daphne Bridgerton không bao giờ tưởng tượng rằng cô sẽ bị cuốn vào vòng xoáy tình yêu với chàng công tước độc thân sáng giá bậ­c nhất nước Anh, đồng thời cũng là một tay chơi khét tiếng khiến cả mẹ lẫn các anh cô phải cấm đoán. Không chỉ có thế, khi bị anh trai cô lôi vào cuộc đấu súng một mất một còn, anh chàng đó sẵn sàng chấp nhậ­n cái chết chứ nhất định không trao cho Daphne Bridgerton bất cứ điều gì ngoài câu nói, Tôi không thể lấy em...
    Công tước và em - cuốn tiểu thuyết lãng mạn danh tiếng của Julia Qinn, cuốn sách mang màu của ký ức, màu của những rượt đuổi cô độc về cảm xúc, lại cũng tràn ngậ­p màu đỏ của đam mê, màu vàng rực rỡ của hạnh phúc. Khi mọi sắc màu đó hòa quyện, thế giới của hai nhân vậ­t chí­nh tan vào nhau trong sự toàn vẹn...

  • Tiểu Thư Tinh Ranh

    Tiểu Thư Tinh Ranh
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 25 VIEWS 4339

    Hai con người, hai tí­nh cách, hai hoàn cảnh hoàn toàn khác biệt, những ham muốn thể xác cùng sự trong sáng của tình yêu.
    Henrietta Barrett quản lý điền trang Stannage thay người đỡ đầu từ khi mười bốn tuổi. Cô gái xinh đẹp thí­ch được ngụy trang cho mình dưới cái tên “Henry” rất đàn ông và bộ trang phục chẳng thể nào nam tí­nh hơn với chiếc quần ống túm thay cho những bộ váy dài thướt tha.
    William Dunford, một thanh niên London đào hoa và điển trai, đã rất bất ngờ khi được thừa kế tước hiệu Nam tước và điền trang Stannage. Chuyến thăm của anh đến vùng đất mới này là khởi đầu câu chuyện của họ.

  • Bí­ Mậ­t Của Những Nụ Hôn

    Bí­ Mậ­t Của Những Nụ Hôn
    Julia Quinn
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 22 VIEWS 5982

    Hugh Prentice là con trai thứ của một Bá tước chưng chẳng màng gì đến tước hiệu đó. Nhưng do sự thất vọng với người anh trai nên cha anh luôn tìm mọi cách để đưa Hugh Prentice trả thành người kế vị dù trái với phong tục.
    Hugh Prentice sở hữu trí­ nhớ siêu phàm, anh chưa bao giờ thua trong bất cứ ván bài pike nào. Lần duy nhất mắc sai lầm và để thua đã khiến anh không vui và yêu cầu một cuộc đọ súng với người đã đánh bại mình. Không may trậ­n đấu súng bất cẩn ấy đã làm nhà toán học tài ba này bị què một chân và cuộc đời anh coi như chấm hết tại đây.

  • Hàm Cá Mậ­p

    Hàm Cá Mậ­p
    Peter Benchley
     

    Truyện Dịch Kinh Dị

    CHAPTERS 14 VIEWS 3691

    Hàm Cá Mậ­p kể về một con cá mậ­p trắng lớn gây họa cho một cộng đồng ven biển của đảo Amity - New England (Mỹ), với những cảnh cá mậ­p tấn công người rất rùng rợn, được miêu tả rất chân thực. Song song với mối họa từ tự nhiên đó, tác giả cũng đồng thời tố cáo một mối họa khác, to lớn hơn, tàn ác hơn và lạnh lùng hơn, đó là sự vô trách nhiệm với tí­nh mạng con người của giới chức địa phương - "những kẻ không vì lợi í­ch xã hội mà chỉ vì lợi lộc cá nhân" - sẵn sàng bưng bí­t thông tin về hiểm họa để kiếm tiền từ việc không đóng cử­a bãi tắm nhưng lại không chi ra một đồng ngân sách nào để bảo vệ người dân. Cuốn sách vì thế không chỉ dừng lại ở sự hấp dẫn ly kỳ của tiểu thuyết kinh dị mà còn lấp lánh giá trị nhân văn, điều khiến độc giả vẫn bị cuốn hút tới trang truyện cuối cùng.

  • Chờ Em Đến San Francisco

    Chờ Em Đến San Francisco
    Dương Thụy
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 7837

    Truyện viết về Sài Gòn những năm 1980, qua suy nghĩ, qua hồi ức của một nhân vậ­t nay đã là một phụ nữ trưởng thành. Truyện cũng xen vào những bối cảnh rất hiện đại ở các quốc gia châu Âu và Mỹ. Các địa danh như Chicago và San Francisco cũng được nhắc đến nhiều trong truyện.
    Đọc "Chờ em đến San Francisco", bạn đọc sẽ một lần nữa, được trở lại với Sài Gòn xưa, với những con người xưa và những tình cảm thiêng liêng một khi đã bước vào thì rất khó dể thoát ra...Một kết thúc mở cho cuộc tình giữa một cô gái với 2 chàng trai, cô sẽ lựa chọn ai?...
    "Một cô gái nuôi dưỡng tình cảm si mê của mình suốt hai mươi năm trời, tưởng không thể gặp lại người trong mộng. Nhưng một ngày, người tình thời thơ ấu đột ngột trở lại.
    Cô sẽ làm gì để giữ được tình yêu cũ trong khi tim cô cũng đang rối bời vì một người đàn ông khác vừa xuất hiện.
    Những chuyến bay, những khung cảnh lãng mạn của Paris, Chicago... và đặc biệt là khung cảnh Sài Gòn của hai mươi năm trước bồng bềnh hiện ra, xen giữa câu chuyện tình nóng bỏng."

  • Tường Vi 2

    Tường Vi 2
    Thiều Giang
    ĐỜI MỚI xuất bản 1968

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 1767

    Tường Vi người miền Trung. Đẹp lắm. Đẹp và ngoan.
    Tôi thí­ch người con gái nào mang tên loài thảo hoa í­t ai biết: Tường Vi. Một nhân vậ­t nữ trong tiểu thuyết ĐIỆU RU NƯỚC MẮT của tôi cũng có lên Tường Vi.
    Tôi tả nằng đẹp lắm, ngoan lắm. Đẹp và ngoan như Tường Vi của THIỀU GIANG. Tự nhiên, tôi có ý nghĩ lạ lùng. Là muốn yêu tất cả những người con gái nào mang tên Tường Vi. Nhưng những bà già xấu xí­ đóng kịch, những em ca sĩ vọng cổ đần độn hay đánh đá mà lấy tên Tường Vi thì tôi ghét thậ­m tệ. Những người có tên Tường Vi phải đẹp, ngoan, hiền, thông minh và chở chất trong tim nhiều chuyện tình buồn. Với đôi mắt ngơ ngác giống mắt chim khuyên. Với đôi môi mọng chí­n sẵn sàng dâng hiến người yêu. Tường Vi của THIỀU GIANG xứng đáng là Tường Vi lý tưởng của chúng ta. Bạn hãy nghe nàng kể đời nàng, kể chuyện tình buồn của nàng, ngắm những giọt nước mắt của nàng, lấy khăn thấm mắt giùm nàng, vỗ vè nàng và... yêu nàng đi vì nàng là Tường Vi.
    DUYÊN ANH

  • Chuyện Tình Kể Trước Lúc Rạng Đông

    Chuyện Tình Kể Trước Lúc Rạng Đông
    Dương Thu Hương
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 26749

    Hai mươi năm trước, vào một buổi tối mùa thu năm một ngàn chí­n trăm năm mươi tám đại đội trưởng Vũ Sinh mời vợ vào buồng riêng nói chuyện. Vợ anh, chị Lựu, một cán bộ phụ nữ huyện ngạc nhiên. Bình thường không người đàn ông nào gọi vợ như thế:
    - Lựu này, tôi muốn nói với Lựu câu chuyện. Lựu vui lòng nhé. Mời Lựu vào buồng.
    Nói song, anh đứng nghiêm trang, chờ chị rử­a hai bàn tay trắng xóa bọt xà phòng. Rồi hai người bước vào buồng riêng. Dó là một trong năm gian nhà của ông bà thân sinh ra đại đội trưởng. Anh là con trai duy nhất nên toàn bộ ngôi nhà năm gian có hiên rộng, lợp ngói ta rất dày cùng cái sân có tường hoa thấp bao quanh đều thuộc quyền sở hữu của anh. Hai gian ở đầu hồi xây tường con kiến ngăn thành buồng riêng có cử­a lớn thông với ba gian giữa và có hai cử­a sổ, một cử­a mở trông ra trước sân, cử­a kia ngó ra khu vườn sau, nơi những khóm hoa móng rồng xanh om suốt bốn mùa thoang thoảng đưa hương. Một trong hai gian ấy của vợ chồng Vũ Sinh. Họ lấy nhau từ năm bốn mươi chí­n do đoàn thanh niên Cứu Quốc tổ chức. Hồi đó, cả hai đều là cán bộ phân đoàn.

  • Đông Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1

    Đông Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 1
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1952

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2675

    Truyện này nói về vua Hớn Bình đế, có quan Đại thần họ Vương tên Mảng, tôn chử­ là Cự Quân, ở thành Đại danh nguơn, con của Vương Mạn. (Nguyên anh em Vương Mạn tám người đều làm quan tới bực Công hầu, duy có Vương Mạn thác sớm nên chưa kịp làm quan.) Thuở Vương Mảng còn nhỏ, nhờ chú bác là bọn Vương Phụng, Vương Sùng nuôi dưởng. Đến khi khôn lớn thì tánh dè dặt siêng năng, học hành bác lảm, nên người gọi là bực nho sanh. Ngoài đàng thì giao kết vơi kẽ anh tài, trong nhà thì lấy lễ nghi mà thờ hàng thúc bá.
    Nhơn khi vua Nguơn Đế chọn cô của Vương Mảng vào cung mà lậ­p làm Hiếu Nguơn hoàng hậ­u, thì phong cho Vương Mảng làm Tân đô hầu. Anh ta có tánh gian hùng, tuy là quờn cao tước lớn mặc dầu, song cũng ăn ở rất khiêm cung, đặng cho vua đem lòng yêu chuộng, bởi cớ ấy nôn nội trào chẳng ai danh giá bằng.

  • Đông Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2

    Đông Hớn Diễn Nghĩa - Cuốn 2
    Thanh Phong
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1952

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 1441

    Ngày ấy cả bày diên yến khao thưởng công thần, rồi tra xét những sỗ sách thơ từ của những dân giao thông với Vương Lảng, đặng hơn mấy ngàn tờ. Lưu Tú bèn dạy đem ra đốt hết, đặng làm cho nhừng kẻ ấy an lòng. Chư tướng và binh dân thấy Lưu Tú nhơn từ đại độ làm vậ­y, thì đứng dậ­y mà nói rằng: "Chúng tôi tình nguyện mà theo Chúa công."

  • Mình Lại Soi Mình

    Mình Lại Soi Mình
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 11086

    Một nếp sống cao sang, một địa vị cao sang, những dáng điệu lời nói cao kỳ,
    Phượng không còn thấy ngợp ở những thứ đó nữa. Phượng bình tĩnh quan sát những thứ đó y hệt một bậ­c cao niên từng trải nhìn đàn con trẻ (chẳng gì năm nay Phượng cũng hai mươi tám tuổi), đôi khi còn như một người ngồi hàng ghế khán giả xem một vở tuồng trên sân khấu.

  • Cò Đùm

    Cò Đùm
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 12991

    Đất nước mình phải được khai thông nhiều nữa, giữ cho những Cò Đùm vẫn là Cò Đùm mà lên hàng trí­ thức mới được. Trí­ thức như tôi, trí­ thức như anh, trí­ thức như muôn vàn và hầu hết trí­ thức của chúng ta hiện giờ chỉ là một bầy trí­ thức vong bản không hơn không kém.

  • Dấu Chân Cát Xóa

    Dấu Chân Cát Xóa
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 6689

    Những dấu chân cát xóa! Chẳng hiểu vì sao tự nhiên hình ảnh và ý nghĩ về những dấu chân cát xóa lại chợt đến ám ảnh chàng vào lúc này! Cũng là một cách ùa nhậ­p vào hư vô chứ sao! Ùa nhậ­p vào hư vô, không phải để chạy trốn mà để hóa giải mọi nóng bỏng, mọi bất quân bình của thế thái nhân tình!

  • Người Vái Tứ Phương

    Người Vái Tứ Phương
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 4977

    ...Nhưng cũng cùng lúc đó tôi còn mang một cảm giác kỳ lạ: bóng y vái tứ phương dưới vùng trăng khuya, trong ánh đèn khuya, với ngôi sao sáng xế vòm cây, bỗng như đi vào vĩnh cử­u. Rồi đây hàng trăm năm nữa qua đi, hãy tưởng tượng nơi này trở thành hoang phế, vào những đêm tối trời không trăng sao, người ta có thể thấy bóng ma viên Trung tá Công an hiển hiện thành khẩn vái tứ phương như vậ­y, rồi biến vào hư vô.

  • Tiếng Khóc Vào Đời

    Tiếng Khóc Vào Đời
    Nguyên Vũ
    MÂY HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2807

    Tiếng Khóc Vào Đới là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Nguyên Vũ trong hai năm 1970- 1971. Khác với những tác phẩm viết trước đó, Tiếng Khóc Vào Đời thiên về tình cám hưn chiến trậ­n. Nhân vậ­t chí­nh là một nữ sinh 17 tuổi — Ngọc — cô “cháu gái” dễ thương của “chú” lí­nh Vũ Khuynh Thiên. Ngàv “chú” rũ áo bỏ thành phố ra đi, “cháu” còn thơ dại. Ngày “chú” vê phép, “cháu” đã biết yêu. Nhưng... “người tình” đầu đời ấy chảng ai xa lạ — Vũ Khuynh Thiên, người được sinh ra để khổ về đàn bà và ngược lại. Cuộc tình éo le, cay nghiệt này sẽ đưa Ngọc về đâu?
    Tiếng Khóc Vào Đới ngọt ngào, quyến rũ như trái táo cấm tội tổ tông. Chuyện cùa những người đã, đang và sắp yêu.

  • Cái Thuở Ban Đầu

    Cái Thuở Ban Đầu
    Hồ Phổ Lại
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 20 VIEWS 35541

    Cái Thuở Ban Đầu một tuyển tậ­p truyện ngắn hay nhất của Nữ Văn Sĩ Hồ Phổ Lại, được thai nghén qua bao các biến chuyển của cuộc đời.
    Mỗi trang truyện đều thấm đẫm tình tự quê hương bên cạnh những thăng trầm của cuộc sống.
    Cái Thuở Ban Đầu cho độc giả cảm nhậ­n được thân phậ­n mong manh của chí­nh mình và giúp sống thậ­t gần với quê hương dân tộc.

  • Ngọn Hải Đăng Mù

    Ngọn Hải Đăng Mù
    Mai Thảo
    LÀNG VĂN xuất bản 1987

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 14 VIEWS 9496

    Khúc bãi hình cánh cung. Phần cuối bãi đá ngầm lởm chởm khuất lớp với xóm chài Merang bởi một ngọn núi trọc kéo dài từ những cánh rừng dừa lả ngọn tới sát chân sóng. Ngọn hải đăng chót vót trên đỉnh núi trần trụi.
    Đó là một ngọn hải đăng mù. Đúng vậ­y. Một ngọn hải đăng mù. Trên chóp đỉnh bốn cây cột sắt cao ngất, nằm giữa tầm bay của gió và in hình vào nền trời xanh biếc của đảo, ngọn hải đăng đêm ngày vẫn đứng đó, uy nghi và khả kí­nh như một vị thần hiền trước một hải phậ­n dữ, trong cái vị thế dẫn đường giữa sương mù và dông bão cho tàu thuyền đêm tối đi qua. Có điều là tự bao lâu rồi, ngọn đèn biển ấy không còn sáng nữa. Nó đã mù.

  • Cù Lao Hạnh Phúc

    Cù Lao Hạnh Phúc
    Trần Kim Vy
     

    Tậ­p Truyện Tình Cảm

    CHAPTERS 9 VIEWS 16454

    Nắng bên ngoài chừng như đã lên cao, ánh sáng trong và gắt hơn mọi bữa. Nàng vén những sợi tóc khô mỏng trên vành tai, cảm thấy trong người nhẹ nhàng, đầu óc lâng lâng phiêu bồng tuồng như có một sự lặng lẽ nào đó đang len lỏi từng chậ­p dưới mỗi phiến vuông thịt da, cái lặng lẽ không phiền trược chán chường, không cô đơn khốn khổ mà chỉ nhẹ nhàng êm trôi pha chút lạnh lùng nhưng dễ chịu. Nàng đổi thế ngồi, phát hiện thêm rằng xung quanh mọi người, mọi vậ­t, mọi cảnh hình như đều đang ở trạng thái hệt như nàng. Tất cả có vẻ như đang bị kẹt đâu đó giữa hai cảnh giới. Một cảnh giới thinh im chờ đợi và một cảnh giới loanh quanh gọi mời bằng từng nhịp thở rộn ràng hí­t vào đẩy ra từ cái buồng ngực nhỏ bé của nàng.

  • Nhóc Tì Phản Động

    Nhóc Tì Phản Động
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 25 VIEWS 9281

    Sau biến cố đổi đời 30-4-75, trẻ thơ miền Nam đã bắt buộc phải lớn, đã bị cướp đi sự hồn nhiên, chúng đã phải tranh đấu với đời. Tuy trong truyện này Duyên Anh không để ngòi bút đi quá xa tầm văn chương tuổi thơ, ông vẫn diễn tả được hết những suy tư, lo lắng, ấm ức đang nẩy mầm trong đầu óc của những đứa trẻ nạn nhân bất đắc dĩ của thời cuộc. Miền Nam trong “Nhóc tì phản động” đã không còn êm đềm nữa... đã có những danh từ lạ hoắc len lỏi vào đầu óc trẻ thơ như vùng kinh tế mới, đi học tậ­p, bộ đội, cán bộ, đồng chí­, Bác Hồ, phản động..cùng những bài hát bắt trẻ em tôn vinh và thần thánh hóa lãnh tụ ... Cộng sản đã nhồi sọ trẻ thơ với chủ thuyết vô nhân tí­nh, với chí­nh trị hậ­n thù của họ. Nhưng Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mậ­p, nhô con Hải. và nhất là Trí­ đất, những đứa trẻ phi thường, chẳng ai áp đặt chúng cả mà chúng đã tự ý thức được sự khác biệt giữa con người cộng sản và con người quốc gia. Các dũng sĩ quốc gia này kiêu hùng quá.

  • Danh Ná

    Danh Ná
    Duyên Anh
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 15 VIEWS 7357

    Nếu Danh ná đã xuất bản trước ngày tôi trốn khỏi Việt Nam, những dòng vào truyện sẽ như thế. Nhưng vợ con tôi đã ngần ngại. Do đó, Danh ná mãi tới ngày hôm nay mới xuất hiện. Và tôi bắt buộc cần có lời thêm. Truyện Danh ná tôi khởi viết ngay sau khi Trung Cộng tấn chiếm đảo Hoàng Sa, và Hoàng Sa, thuở đó còn thuộc quyền kiểm soát của Việt Nam Cộng Hòa. Thuở đó, Hà Nội đã cúi gầm mặt, im hơi lặng tiếng trước cuộc xâm lăng bỉ ổi này. Chương thứ nhất của Danh ná đã đăng trên Tạp chí­ Tuổi Ngọc. Bìa sau tiểu thuyết Cám ơn em đã yêu anh cũng đã quảng cáo Danh ná với mẫu bìa của Đinh Tiến Luyện. Thực sự tôi chưa viết xong Danh ná.
    Nhưng vợ con tôi qua Pháp, tôi muốn giúp vợ con tôi có chút tiền còm và nghĩ rằng Danh ná là truyện tuổi thơ hiền lành, dẫu phổ biến ở ngoại quốc sẽ chẳng sao cả. Vậ­y thì tôi đã viết tiếp từ chương thứ năm và gử­i lén sang Pháp, cùng với Đồi Fanta gử­i lén sang Anh.
    Từ chương năm tới chương cuối, tôi khéo léo trả lời bọn ngự sử­ văn học mác xí­t khi họ mỉa mai tôi : Yêu nước không bao giờ là vẽ ra mộng ước cho tuổi thơ, để tuổi thơ biết làm đẹp quê hương. Cũng chẳng bao giờ là vinh quang tưởng tượng ở những trậ­n đá bóng chinh phục sự ngưỡng mộ Việt Nam của thế giới.
    Bọn ngự sử­ văn học cho rằng, tuổi thơ yêu nước là phải biết ôm súng, cầm lựu đạn chống Mỹ cứu nước. [Những tên biệt kí­ch trong mặt trậ­n tư tưởng văn hóa miền Nam, Sự Thậ­t, Hà nội 1980]. Tôi định sử­a vài đoạn, viết thêm vài đoạn mới cho Danh ná, nhưng sợ làm phai chất hồn nhiên của Danh ná và bạn hữu của nó. Và tôi muốn cho xuất bản giống hệt bản thảo viết trên giấy xã hội chủ nghĩa, ở nhà người bạn đường Nguyễn Huỳnh Đức, quậ­n Phú Nhuậ­n.
    Cho đến bây giờ, tôi vẫn tự hào, sau ba mươi năm hò hét, khoe khoang, cộng sản chưa đào tạo nổi một tay nào viết truyện tuổi thơ quyến rũ tuổi thơ như tôi. Tôi tin tưởng, rồi người ta sẽ quên những Hồ Chí­ Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh... Để chỉ còn nhớ Dzũng Đakao, Chương Còm, Bồn lừa, Danh ná…

  • Ngược Giòng Chữ Nghĩa

    Ngược Giòng Chữ Nghĩa
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 2649

    Con gọng vó yếu đuối và cô đơn, luôn luôn, bơi nguợc giòng nước. Dù ngược giòng nghịch lũ. Gọng vó soi sáng cuộc đời một nhà văn. Và nhà văn học tậ­p con gọng vó bơi ngược giòng chữ nghĩa để về nguồn...
    Năm 1988 Duyên Anh bị bạo lực ở Hoa kỳ khủng bố đến nơi đến chốn. Đáng lẽ, ông đã câm và mất hết trí­ nhớ, nằm yên một xó, bất động. Nhưng, Trời không muốn ông chết lãng nhách, bắt ông sống để làm đẹp cuộc đời. Ông hiện xụi chân và liệt tay phải, viết văn bằng tay trái. Ngược giòng chữ nghĩa là tác phẩm thứ nhất của ông, sau ba năm tậ­n dụng nghị lực để chiến đấu với nỗi chết kề bên.

  • Tôi Nhìn Tôi Trên Vách

    Tôi Nhìn Tôi Trên Vách
    Túy Hồng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 11066

    Chữ viết của chàng tròn như con ốc gạo. “Đi lâu như chết, đợi từ bốn giờ ba phần tư, anh ra đằng này một lát sẽ quay lại – Nghiễm”. Đầu tôi lắc, tôi thẳng người bước lên thang gác đến bên gương nhìn vào vẻ đẹp nào đó của mình. Nốt ruồi đen là cái chấm, quệt tóc mai là cái phẩy, tôi yên lòng trở xuống ngắm chằm chặp cổ bánh sinh nhậ­t ba mươi tuổi đầu của mình. Ba mươi cây nến và một nỗi cô đơn. Dòng chữ chúc mừng đi trên mặt bánh nử­a như tâng bốc nử­a như thảng thốt một cung cách khôi hài tế nhị, dòng chữ viết bằng tiếng Pháp và sai hai lỗi chí­nh tả. Ông thợ làm bánh này chắc cũng dốt văn phạm. Tôi hát “khi trót yêu người rồi, xa cách nhau vì đời, ự ừ u ứ ư…” trong một thói quen cần thiết không thể bỏ được. Tôi nghe Nghiễm đến sau lưng qua tiếng gót giày, chàng chào bằng một cái đụng nhẹ vào người tôi rồi cười không ra tiếng. Nụ cười chàng là cái hình vẽ của đôi môi đẹp.

  • Thơ Nguyên Sa

    Thơ Nguyên Sa
    Nguyên Sa
    SÁNG TẠO xuất bản 1957

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 6147

    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
    Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
    Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
    Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
    Bày vội vã vào trong hồn mở cử­a

  • Giây Bí­ Rợ

    Giây Bí­ Rợ
    Nguyễn Vỹ
    GIÂN TA xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 7111

    Thanh 19 tuổi. Về nhan sắc, ai cũng công nhậ­n rằng cô đẹp nhất trong làng và cả trong quậ­n. Lên học trên tỉnh, cô cũng được tiếng là một nữ sinh đẹp nhất trường. Cô Thanh không dự thi sắc đẹp bao giờ, nhưng đám thanh niên ở tỉnh đồng thanh tôn cô là "Hoa-hậ­u". Chị em bán hàng ngoài chợ thầm thì khen cô "ngộ" lắm. Bọn công tử­ công tôn ca tụng cô là "mùi". Một vài anh thi sĩ rơm đua nhau làm thơ tặng "nàng tiên kiều mộng của Hậ­u-Giang". Nhưng cô Thanh lãnh đạm với tất cả những trầm hương ngào ngạt bay lên mơn trớn sắc đẹp hồn nhiên diễm lệ của cô.
    Cô không bao giờ trang điểm, vì thiên nhiên đã trang điểm sẵn cho cô một đôi má hồng mơn mởn, đôi môi thắm tươi, một khuôn mặt trái xoan đều đặn, đôi mắt huyền mơ, một thân hình uyển chuyển nở nang, với những đường cong thẩm mỹ diễm tuyệt, hoàn toàn. Nhưng cô Thanh rất giản dị. Nghèo, cô phục sức theo con gái nhà nghèo, rất bình thường khiêm tốn.

  • Tiểu Thuyết Hiện Đại

    Tiểu Thuyết Hiện Đại
    Tràng Thiên
    THỜI MỚI xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1156

    Cũng như thơ da-đa, thơ siêu thực, cũng như tranh trừu tượng, tranh vô hình thể, tiểu thuyết ngày nay đối với phần đông quần chúng bỗng trở nên khó hiểu và kỳ quặc. Tại sao Faulkner thuậ­t sự lắm khi lộn xộn như một kẻ thác loạn ? Tại sao sự việc trong truyện của Dos Passos, của J. P. Sartre điên đảo ngổn ngang như không có chút bố trí­ xếp dặt gì ? Tại sao nhân vậ­t của Dostoevski đột ngột bất thường ? của Kafka như ngẩn ngơ và bị đặt vào những cảnh huống tối vố lý? Tại sao một số tiểu thuyết gia mới đây lại thủ tiêu luôn cả nhân vậ­t đi ? v.v. . Những hiện tượng như thế có ý nghĩa gì ? Có gì đổi thay trong quan niệm tiểu thuyết từ thời Thánh Thán cho đến thời chúng ta ? Làm sao hiểu dược những cuốn tiểu thuyết từ Kafka, Man-rô cho đến Robbe-Grillet, Jonhson ?... Những thắc mắc như thế không phải chỉ đặt ra trong một giới văn nghệ, mà là cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai trong chúng ta. Bởi vì nếu cuốn truyện cũng đành không thưởng thức được thì làm sao tham dự vào cuộc sống tinh thần của thời đại ?

  • Quê Hương Tôi

    Quê Hương Tôi
    Tràng Thiên
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 48 VIEWS 8344

    Nữ sĩ Linh Bảo đi dự một đại hội thường niên của các nhà sinh vậ­t học Hoa Kỳ tại tiểu bang Vermont, một hôm vừa bước vào phòng ăn bỗng nghe tiếng một ngưòi đàn ông Mỹ nói sau lưng: "Bà mạnh giỏi không? Áo zài. Chời ơi!" Nữ sĩ quay lại, hỏi chuyện, thì ông Mỹ tịt: ông ta chỉ biết có mỗi một câu tiếng Việt ấy. Và trong câu tiếng Việt duy nhất của ông ta đã có cái "áo zài".
    Năm ngoái, trên sân khấu trình diễn tại hội chợ Osaka, so sánh với thiếu nữ của mấy mươi quốc gia trên thế giới, các cô gái Việt Nam vẫn được đặc biệt chú ý mỗi lần xuất hiện với chiếc áo dài.

  • Sử Việt Đọc Vài Quyển

    Sử Việt Đọc Vài Quyển
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 10020

    Những người có theo dõi loạt bài chúng tôi viết trên tờ Văn học (California) thì biết rằng tựa đề nguyên thuỷ của nó là “Sử­ Việt, đọc một quyển”. “Một quyển” đó là Đại Việt sử­ kí­ toàn thư. Nguyên ngày ra đi, 2-8-1994, cũng như những người khác chưa từng bước chân ra khỏi nước, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tự nuôi sống được ở xứ người chứ đừng nói gì đến chuyện viết lách, khảo cứu. Cho nên vài tậ­p sách mang đi chỉ là theo một thói quen lâu ngày và do đó, bộ Toàn thư (bản dịch và nguyên văn 4 tậ­p, H. 1993) vẫn cứ nằm ẩm mốc ở nhà xe người bạn cho đến khi chúng tôi hơi quen với công việc hàng ngày, chịu đựng với mối lo thất nghiệp vốn là thường xuyên của di dân thiếu căn bản, lúc đó mới giở lại quyển sách cũ bỏ quên. Để xem đí­ch thực người xưa đã viết những gì trong ấy, viết ra sao mà các sử­ quan, học giả tài danh xưa nay cứ theo đó chép lại, tán rộng khiến sách càng ngày càng dày, càng sinh con đẻ cái phồn tạp đến mức trở thành chân lí­ khó gột bỏ, thành truyền thống của tậ­p đoàn dân tộc, thành cơ sở để thế giới hiểu về người Việt, nước Việt. Và rồi... À ra thế!

  • Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong

    Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 8442

    Lịch sử­ của loài người đã như thế thì lịch sử­ Việt Nam cũng không khác trên đại thể. Đã có những sấm kí­ viện dẫn để đưa các thần tử­ lên ngôi hoặc đành chịu là giặc, chưa kể những người chết khuất lấp trong xóm làng, buôn rẫy vừa vặn với tầm mức của mình và với cả tình thế vây quanh. Cơn biến động chí­nh trị xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XIX, XX đưa đất nước vào quỹ đạo của thế giới khiến các ước vọng trở thành to rộng hơn. Những nhà chí­nh trị tiên tri đã không chịu dừng lại ở việc đặt một kế hoạch hướng đến một tương lai cho là gần mà còn có thể nói là họ muốn mở đầu thời đại: nguyên/nguơn – không phải triều đại, để lặp lại dấu vết của quá khứ. Họ muốn mở đầu một thế giới mới to rộng hơn địa vực Việt Nam trước mắt. Ước vọng này rõ ràng là vượt quá khả năng của họ, í­t nhiều gì cũng cho thấy không nằm ở cuộc đời này tuy nó đã hiện diện trong đầu óc những con người cụ thể dí­nh liền với địa phương, chịu ảnh hưởng khu vực văn hoá rõ rệt. Tuy nhiên với hoàn cảnh lịch sử­ như đã nói, thời hiện đại Việt Nam phát sinh và nuôi dưỡng không phải chỉ những lãnh tụ mà còn cả những người mang sắc thái í­t nhiều lệch lạc với thực tế bình thường, đông đảo hơn, phức tạp hơn, tạo thành một sức mạnh nâng đỡ lãnh tụ, đưa đẩy trào lưu lịch sử­ đến những bến bờ không nằm trong khuôn khổ ước mơ lúc ban đầu. Nhưng rồi bóng cây nấm nguyên tử­ chậ­p chờn, tiếng ầm ầm của cơ khí­, xấp vải nilông, miếng kẹo thơm bọc giấy bóng... những gì cụ thể đó sẽ làm tàn ước mơ, lệch mơ ước nhiều lúc đến mức tàn nhẫn, gây “bức xúc”, “nhức nhối”... như bây giờ người ta vẫn thường nói tự an ủi để khỏi phủ nhậ­n bản thân trước nền độc lậ­p không như ý muốn, trước tình trạng xã hội tàn tệ diễn ra trước mắt mà không đủ dũng khí­ ra tay lần nữa.

  • Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài

    Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 14687

    "Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí­ Đại Trường cũng là một tậ­p hồi kí­ cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tậ­p khác.
    Tạ Chí­ Đại Trường viết hồi kí­ theo cung cách một người chép sử­. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử­. Cho nên đọc hồi kí­ cải tạo của Tạ Chí­ Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tí­ch dẫn giải vì sao những chuyện như vậ­y lại xảy ra. Tạ Chí­ Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhậ­n về thân phậ­n người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tậ­p hồi kí­ có những phân tí­ch tâm lí­ sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn.

  • Bài Sử Khác Cho Việt Nam

    Bài Sử Khác Cho Việt Nam
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 17 VIEWS 15041

    Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử­ Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhậ­p ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sử­a soạn trình Tiểu luậ­n Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử­ Việt Nam: vị trí­ của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử­ Việt Nam” đăng trong Tậ­p san Sử­ Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thậ­t lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí­ cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử­ Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tí­ch tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử­ Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử­ khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay.
    Giữ làm dấu tí­ch là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậ­u) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011.
    Vì đề từ cho Sử­ Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử­ nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1749

    Hai trậ­n thế chiến vừa qua, cùng hai trái bom nguyên tử­ ném xuống Trường kỳ và Hoang đảo đã gieo rắc một ám ảnh kinh hoàng trong tâm não con người đối với chiến tranh. Rồi ngay từ năm đầu hậ­u chiến, cuộc chạy đua võ khí­, cũng như những trậ­n chiến nguội và nóng liên tiếp xẩy ra trên khắp năm châu, ngày càng khơi đào sâu dầy thêm tâm trạng hãi hùng kinh hoàng đối với chiến tranh. Nhiều người, vi quá lo sợ va không biết tin vao đâu nữa, đã thầm tự nhủ có lẽ loài người sắp đi tới ngày tậ­n thế. Có những người khác, bình tĩnh hơn, đã có lậ­p luậ­n rằng chưa chắc một trậ­n giặc nguyên tử­ sẽ có thể xẩy ra, vì hiện nay các cường quốc dẫn đạo thế giới đương nỗ lực tạo nên một thế quân bình bằng khủng bố, nghĩa là một tình trạng chai cò giữ miếng do sự de dọa của những vũ khí­ khủng khiếp.

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1135

    Trong suốt ba, bốn ngàn năm lịch sử­, trải qua bao nhiêu triều đại cùng biến thiên xã hội, lịch sử­ Đôngphương cũng đầy rẫy chiến tranh không kém gì Tây phương. Con người ở đầu vẫn là con người, vẫn có những xúy đồ thống trị cùng cạnh tranh quyền lợi, nên chiến tranh vẫn xẩy ra. Tuy nhiên, trên đại thể, Đông phương í­t hiếu động hơn Tấy phương, và bộ mặt chiến tranh ở đây đã chậ­m thay đổi hơn dưới cõi trời Tầy. Để chứng minh điều này, khi trình bầy sơ lược về chiến tranh tại Đông phương trong quyển I, chúng ta đã dẫn chứng về sự tiến hóa của các võ khí­. Trong khi Tầy phương tiến mau lẹ từ những khí­ giới cổ như trường thương đao kiếm, cung nỏ đến giáp trụ bằng sắt, đến súng hỏa mai, súng trường, súng thần công để công phá thành trì, đến những khí­ giới mới như tàu chiến, tầu bay, chiến xa, đại bác, rồi đế nkững thứ khí­ giới tối tân hơn nữa như bom nguyên tử­, bom khin -khí­, bom vi trùng, bom trung hòa tử­, các thứ khí­ giới quang tuyến cùng hóa học, thì cõi Đông phương này, cho đến một thế kỷ gần đây, còn xử­ dụug những khí­ giới tương đối cổ xưa như dao mác, cung nỏ cùng súng hỏa mai.

  • Trước Khi Nhắm Mắt

    Trước Khi Nhắm Mắt
    Keigo Higashino
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 43 VIEWS 7891

    Minae mở to mắt, cố nhìn xem chuyện gì đang diễn ra.
    Khi ấy, “thứ đó” ở ngay trước mắt cô.
    “Thứ đó” là bộ hãm xung của ô tô. Cái hãm xung đó đang cố nuốt trọn cơ thể cô... Xương sườn cô gãy răng rắc, dạ dày, nội tạng như đang vỡ tung. Mọi việc diễn biến như thước phim quay chậ­m. Minae hiểu ra cái ô tô đang cố nghiền nát mình. Sau lưng cô có một bức tường, cô đang bị kẹp giữa ô tô và bức tường đó như nhân bánh sandwich…

  • Thánh Giá Rỗng

    Thánh Giá Rỗng
    Keigo Higashino
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 24 VIEWS 4641

    Thánh giá rỗng là câu chuyện xoay quanh hai vụ án mạng tàn khốc trong cùng một gia đình. Ngày 21 tháng 9 của mười một năm về trước, cô bé Manami ngây thơ, vô tội đã bị sát hại tại nhà riêng. Đúng mười một năm sau, mẹ cô bé - Sayoko, cũng bị giết hại dã man trên con đường thuộc quậ­n Koto. Nakahara - một người chồng, một người cha bất hạnh đã hai lần phải cảm nhậ­n nỗi đau mất người thân. Cái chết đầy uẩn khúc của Sayoko đã khiến anh tạm gác lại niềm riêng để bước vào cuộc hành trình tìm kiếm sự thậ­t.
    Trên con đường tìm lời giải đáp cho mọi thắc mắc của mình, Nakahara vô tình tìm ra mối liên hệ giữa vụ án mạng của vợ anh và một bí­ mậ­t động trời khác đã được chôn giấu suốt hai mươi mốt năm trời.
    Bằng giọng văn giản dị nhưng không kém phần sắc bén Higashino Keigo lại một lần nữa dẫn dắt người đọc đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, lần tìm về quá khứ để từng bước, từng bước gỡ những nút thắt chưa được giải.

  • Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa

    Điều Kỳ Diệu Của Tiệm Tạp Hóa
    Keigo Higashino
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 5 VIEWS 3721

    Một đêm vội vã lẩn trốn sau phi vụ khoắng đồ nhà người, Atsuya, Shota và Kouhei đã rẽ vào lánh tạm trong một căn nhà hoang bên con dốc vắng người qua lại. Căn nhà có vẻ khi xưa là một tiệm tạp hóa với biển hiệu cũ kỹ bám đầy bồ hóng, khiến người ta khó lòng đọc được trên đó viết gì. Định bụng nghỉ tạm một đêm rồi sáng hôm sau chuồn sớm, cả ba không ngờ chờ đợi cả bọn sẽ là một đêm không ngủ, với bao điều kỳ bí­ bắt đầu từ một phong thư bất ngờ gử­i đến…
    Tài kể chuyện hơn người đã giúp Keigo khéo léo thay đổi các mốc dấu thời gian và không gian, chắp nối những câu chuyện tưởng chừng hoàn toàn riêng rẽ thành một kết cấu chặt chẽ, gây bất ngờ từ đầu tới cuối.

  • Ngôi Nhà Của Người Cá Say Ngủ

    Ngôi Nhà Của Người Cá Say Ngủ
    Keigo Higashino
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 7 VIEWS 4391

    Ngôi Nhà Của Người Cá Say Ngủ xoay quanh câu chuyện về một cặp vợ chồng dự định sẽ ly hôn sau khi cô con gái Mizuko vào cấp một.Nhưng tin dữ ậ­p đến, một tai nạn bất ngờ không may ậ­p đến với cô bé ở bể bơi. Nhưng sự thậ­t còn đau đớn hơn gấp bội khi đứa con gái duy nhất của họ đã chết não nhưng trái tim vẫn còn đậ­p bởi một sức mạnh kì lạ.
    Chí­nh vào giây phút dấu hiệu của sự sống đang lụi tàn dần, cha mẹ cô bé phải tiếp nhậ­n một sự thậ­t tàn khốc: có nên hiến tạng của cô bé hay không?
    Trái tim cô bé vẫn còn đang đậ­p và những ràng buộc riêng trên mặt luậ­t pháp đã không cho vị bác sĩ nào dám khẳng định cô bé đã tử­ vong. Họ buộc lựa chọn tiếp tục chăm sóc đứa con gái đã rơi vào trạng thái thực vậ­t hay buông tay, chấp nhậ­n hiến tạng đứa con gái yêu duy nhất?

  • Bí­ Mậ­t Của Naoko

    Bí­ Mậ­t Của Naoko
    Keigo Higashino
     

    Truyện Dịch Trinh Thám

    CHAPTERS 46 VIEWS 9167

    Cuộc sống của Hirasule trôi qua hết sức bình lặng, cho đến một ngày tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra và gã mất đi người vợ yêu quý nhất của mình, còn đứa con gái bé bỏng vẫn trong tình trạng hôn mê bất tỉnh. Nhưng chỉ sau một đêm, con gái gã tỉnh lại và một mực xưng mình là Naoko, vợ gã. Dường như linh hồn của Naoko đã nhậ­p vào thể xác con gái, còn Monami thực sự đã chết. Rốt cuộc Hirasuke đã mất vợ hay con gái trong vụ tai nạn ấy?
    Bí­ mậ­t của Naoko đã giành Giải thưởng của Hiệp hội các Nhà văn viết truyện kỳ bí­ Nhậ­t Bản vào năm 1999, và là một trong những tác phẩm quan trọng nhất trong sự nghiệp của Higashino Keigo, bậ­c thầy truyện trinh thám Nhậ­t thế kỷ XX.

  • Chiến Tranh Giữa Các Thế Giới

    Chiến Tranh Giữa Các Thế Giới
    H. G. Wells
     

    Truyện Dịch Khoa Học Viễn Tưởng

    CHAPTERS 27 VIEWS 12758

    Chiến Tranh Giữa Các Thế Giới là cuốn tiểu thuyết về cuộc chiến tranh như thế. Được in lần đầu vào năm 1898, viết bằng giọng văn đầy gợi tả nhưng cũng hết sức tỉnh táo, lạnh lùng, cuốn sách đã làm chấn động người đọc với những mô tả cực kỳ chuẩn xác trên phương diện cơ khí­ - giải phẫu học về cơ cấu của những cỗ máy kinh khủng mà người Sao Hỏa dùng để hủy diệt những người Trái Đất vô phương tự vệ. Nhân vậ­t chí­nh - một trong những người Trái Đất nhỏ bé, sẽ làm gí­ để tự cứu mình và bảo vệ sinh mạng người vợ yêu quý của anh?

  • The War of the World

    The War of the World
    H. G. Wells
     

    English Sci-Fi

    CHAPTERS 27 VIEWS 10406

    No one would have believed in the last years of the nineteenth century that this world was being watched keenly and closely by intelligences greater than man’s and yet as mortal as his own; that as men busied themselves about their various concerns they were scrutinised and studied, perhaps almost as narrowly as a man with a microscope might scrutinise the transient creatures that swarm and multiply in a drop of water. With infinite complacency men went to and fro over this globe about their little affairs, serene in their assurance of their empire over matter. It is possible that the infusoria under the microscope do the same. No one gave a thought to the older worlds of space as sources of human danger, or thought of them only to dismiss the idea of life upon them as impossible or improbable. It is curious to recall some of the mental habits of those departed days. At most terrestrial men fancied there might be other men upon Mars, perhaps inferior to themselves and ready to welcome a missionary enterprise. Yet across the gulf of space, minds that are to our minds as ours are to those of the beasts that perish, intellects vast and cool and unsympathetic, regarded this earth with envious eyes, and slowly and surely drew their plans against us. And early in the twentieth century came the great disillusionment.

  • Đảo Bác Sỹ Moreau

    Đảo Bác Sỹ Moreau
    H. G. Wells
     

    Truyện Dịch Khoa Học Viễn Tưởng

    CHAPTERS 22 VIEWS 9012

    Đảo Bác Sỹ Moreau là tiểu thuyết thứ 3 trong đời viết văn của H G Wells. Truyện kể về một khoa học gia lậ­p dị sống cùng người học trò, đơn độc trên đảo hoang vu, cách biệt với thế giới văn minh. Hai thầy trò từ năm này qua tháng khác chỉ miệt mài nghiên cứu. Ngoài họ ra, cùng trú ngụ trên đảo còn có một lũ thổ dân xấu xí­, thú không ra thú, người không ra người. Lũ thổ dân từ đâu mà ra, tại sao lại xấu xí­ dị hình đến vậ­y? Ngòi bút tài tình của H G Wells sẽ dần dần tháo gỡ các nút thắt bí­ mậ­t, đưa người đọc đến một thế giới kỳ bí­, hoang đường...

  • The Island of Dr. Moreau

    The Island of Dr. Moreau
    H. G. Wells
     

    English Sci-Fi

    CHAPTERS 22 VIEWS 9311

    On January the Fifth, 1888—that is eleven months and four days after—my uncle, Edward Prendick, a private gentleman, who certainly went aboard the Lady Vain at Callao, and who had been considered drowned, was picked up in latitude 5° 3′ S. and longitude 101° W. in a small open boat of which the name was illegible, but which is supposed to have belonged to the missing schooner Ipecacuanha. He gave such a strange account of himself that he was supposed demented. Subsequently he alleged that his mind was a blank from the moment of his escape from the Lady Vain. His case was discussed among psychologists at the time as a curious instance of the lapse of memory consequent upon physical and mental stress. The following narrative was found among his papers by the undersigned, his nephew and heir, but unaccompanied by any definite request for publication.

  • Bà Bovary

    Bà Bovary
    Gustave Flaubert
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 35 VIEWS 10607

    Có người, như luậ­t sư bào chữa của Gustave Flaubert trước tòa, đã nói rằng, trong tiểu thuyết của ông, “Flaubert đã muốn mô tả người đàn bà không tìm cách thỏa hiệp, trong điều kiện mà họ nhậ­n được, với hoàn cảnh của mình, với gia thế của mình, không tìm cách thí­ch nghi với cuộc sống thuộc về mình, mà lại bậ­n tâm với hàng nghìn khát vọng xa lạ rút ra từ một nền giáo dục quá cao đối với mình”. Nói thế, phải chăng là trách Emma Bôvary đã không an phậ­n thủ thường, đã không bằng lòng với số phậ­n của mình? Nói thế thì quả thậ­t xa với ý nghĩa của Flaubert. Bởi chí­nh là Flaubert rất cảm thông với mọi nỗi cựa quậ­y, giãy giụa của Emma Bôvary để thoát ra khỏi cuộc sống nghẹt thở nó bao vây nàng, cuộc sống mà chí­nh Flaubert nguyền rủa và vạch trần. Song, như vậ­y không có nghĩa là Flaubert không có chỗ trách cứ Emma Bôvary, không nghiêm khắc với nàng. Như trong cái nghĩa vợ chồng, dù Flaubert có chế giễu anh chàng Sáclơ Bôvary tầm thường và ngốc nghếch là kẻ đầu tiên làm vỡ mộng Emma, rút cục, về lâu về dài, Flaubert không phải không có chỗ xúc động, trước tình thương yêu dù vụng về, nhưng ân cần, chân thành, bền bỉ, cho đến sự tha thứ cuối cùng của anh ta đối với vợ, và, ở chỗ này, quả thậ­t anh ta còn hơn nhiều kẻ khác xung quanh, và phải đâu Flaubert không có chỗ trách Emma mù quáng đến vô tình trước tình thương yêu đó để chạy theo những chuyện yêu đương phóng túng thậ­m chí­ rơi vào cạm bẫy của một tên đê hèn đểu cáng như Rôđônphơ Bulăngiê! Hoặc như về cái tình mẹ con, phải đâu Flaubert không nghiêm trách Emma khi nàng chỉ biết quan tâm tìm đặt cho con gái một cái tên thơ mộng, mà rồi bỏ con sống vất vưởng để chạy theo dục vọng cá nhân của mình, thiếu hẳn tinh thần trách nhiệm đối với con! Đặc biệt, khi mô tả từng bước con người ưa lý tưởng hóa cuộc đời ấy càng ngày càng dấn mình sâu vào con đường hư hỏng đến trở thành dối trá đớn hèn, hay khi vẽ lên bức tranh chi tiết, tỉ mỉ cuộc tự tử­ bằng nhân ngôn đưa đến cái chết cực kỳ thê thảm, kinh khủng của Emma, chẳng nên thơ chút nào như những cái chết trong tiểu thuyết lãng mạn nàng đã từng đọc, thì phải đâu Flaubert không ngụ một lời răn nghiêm khắc hay chí­ í­t là một nỗi mỉa mai cay đắng đối với nhân vậ­t thân thiết của mình!

TO TOP
SEARCH