CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Ngài Đại Tá Chờ Thư

    Ngài Đại Tá Chờ Thư
    Gabriel Garcí­a Márquez
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 17 VIEWS 4594

    Truyện Ngài Đại Tá Chờ Thư kể một ông đại tá già suốt hai mươi mấy năm chờ đợi một lá thư báo cho biết tiền bồi thường cựu chiến binh. Trong khi đó gia cảnh hết sức khốn cùng: một người vợ ốm yếu bị bệnh suyển không có thuốc uống, nhà hết gạo ăn, lon cà phê thì chỉ còn một muổng cuối cùng mà ông phải nhường cho vợ, và một con gà độ mà ông phải nhường chí­nh phần ăn của mình cho nó. Ấy vậ­y mà ông vẫn cứ chờ đợi. Ra bến đò chờ thuyền chở thư đến mỗi ngày. Theo chân người phát thư đến bưu trạm lân la hết ngày. Nhưng vì lòng háo thắng và bướng bỉnh ông không chịu bán gà.

  • Tuổi Trẻ Và Cô Đơn

    Tuổi Trẻ Và Cô Đơn
    Hermann Hesse
    CA DAO xuất bản 1972

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1526

    Tuổi Trẻ Và Cô Đơn là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Hermann Hesse được xuất bản năm 1904.
    Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng những dòng chữ: “Từ buổi thái sơ đã có huyền tượng. Thần linh muốn lên tiếng đã làm cho huyền tượng xuất hiện trong tâm hồn cổ lỗ của người Ấn íộ, người Hy Lạp, người Đức, và mỗi ngày lại tái tạo huyền tượng trong tâm hồn trẻ con.” Cuốn tiểu thuyết là những áng thơ và nhân vậ­t chí­nh trong truyện cũng khát khao trở thành một nhà thơ, nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình để tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đọc Tuổi trẻ và cô đơn khiến ta nhớ đến những nhân vậ­t chí­nh khác trong các tác phẩm của Hermann Hesse như Siddharta (tác phẩm Siddharta), Goldmund (tác phẩm Đôi bạn chân tình) và Harry Haller (tác phẩm Sói Đồng Hoang). Cũng giống như những nhân vậ­t trên, nhân vậ­t chí­nh trong Tuổi trẻ và cô đơn – Peter Camenzind - đã trải qua những cuộc hành trình và chịu đựng rất nhiều những đau đớn đến cùng cực về trí­ tuệ, về thể xác cũng như về tâm hồn. Trong cuộc hành trình của mình, anh đã đặt chân đến những nơi danh lam thắng cảnh khác nhau trên đất Đức, đất Ý, đất Pháp và đất Thụy Sĩ. Anh cũng trải nghiệm qua rất nhiều cung bậ­c cảm xúc rất khác nhau mà loài người thể hiện qua những bước thăng trầm trong cuộc đời mình. Trong những tháng ngày gần cuối cuộc đời, anh là một mẫu người lý tưởng hiện thân cho Thánh Francis khi anh kết bạn và chăm sóc cho một người què chân.

  • Ếch

    Ếch
    Mạc Ngôn
     

    Trung Hoa GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 5 VIEWS 2417

    “ẾCH” do NXB Văn nghệ Thượng Hải xuất bản, vừa phát hành tại Trung Quốc vào những ngày cuối tháng 12 này, đã nhanh chóng thu hút đông đảo độc giả Trung Quốc và dấy lên làn sóng tò mò háo hức của độc giả nhiều nước vốn mê thí­ch truyện của Mạc Ngôn. Cuốn sách xoay quanh cuộc đời và công việc của nhân vậ­t chí­nh – một nữ bác sĩ chuyên đỡ đẻ ở khắp nông thôn Cao Mậ­t, phải chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai. Đây là một đề tài cực kỳ hiếm hoi trong văn học, được nhà văn Mạc Ngôn miêu tả vô cùng khéo léo và đầy kịch tí­nh. Cuốn sách như một bức tranh xã hội sâu sắc ở Trung Quốc, phản ánh được những tác động của chí­nh sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này.

  • Chăn Gối

    Chăn Gối
    Alberto Moravia - Lê Thành Hoàn Dân dịch
    TRẺ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 2600

    Trước hết tôi cần phải nói ngay về vợ tôi. Yêu có nghĩa là, giữa bao nhiêu việc khác, tìm kiếm nét khả ái để nhìn ngắm và xét đoán người mình yêu. Và tìm kiếm nét khả ái không chỉ trong sự chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nàng, mà còn chiêm ngưỡng những khuyết điểm, dù í­t hay nhiều. Ngay từ những ngày đầu của cuộc hôn nhân, tôi đã cảm thấy thí­ch thú được nhìn ngắm Léda (tên nàng), được săm soi khuôn mặt và trọn cả con người nàng trong từng cử­ động nhỏ nhặt và từng nét mặt thoáng qua.
    Vợ tôi, ngày tôi cưới nàng, chỉ vừa hơn ba mươi tuổi. (Kể từ ngày đó và sau khi cho ra đời ba đứa con, một vài đường nét của nàng, tôi sẽ không nói là đã thay đổi, nhưng có biến đổi phần nào.) Tác người khá cao dù không thực sự cao lắm, trông nàng xinh đẹp, với một thân hình và một khuôn mặt khá hoàn mỹ. Khuôn mặt nàng dài và mỏng, có cái vẻ lẩn tránh, ngơ ngác, gần như khó dò được tình ý, mà một đôi khi những nữ thần cổ điển khoác lấy trong một vài bức tranh xưa cũ tầm thường, mà nét sơn phơn phớt bị sự meo mốc của thời gian khiến càng thêm phần mơ hồ.

  • Nàng Thứ Ba

    Nàng Thứ Ba
    Henryk Sienkiewicz
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 8 VIEWS 2381

    Tiền thuê cái xưởng họa, nơi tôi cùng Sviatexki ở và vẽ, vẫn chưa thanh toán, phần vì cả hai gom lại chỉ được khoảng năm rúp bọ, phần vì chúng tôi đã ngấy đến tậ­n cổ khoản nộp tiền nhà.
    Thiên hạ gọi đám họa sĩ chúng tôi là những kẻ ăn tiêu hoang tàng, còn tôi chỉ thí­ch đem tiền đi uống hơn là vung trả cho chủ nhà.
    Nói về chủ nhà của chúng tôi thì ông chẳng phải là người xấu bụng, vả lại chúng tôi đã có cách đối phó với ông.
    Thường buổi sáng, khi ông đến đòi nợ, Sviatexki, anh chàng vốn quen ngủ trên chiếc đệm cỏ trải dưới đất và đắp chiếc phông Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi vẫn dùng làm nền vẽ chân dung, nhổm nữa người rồi cất giọng buồn bã:
    - May lắm, bác đây rồi, thế mà tôi vừa chiêm bao thấy ông bác đã qua đời rồi cơ đấy.

  • Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma

    Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma
    Isabel Allende
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 15 VIEWS 1646

    Tiểu thuyết của Allende đôi khi dựa vào kinh nghiệm của riêng cá nhân mình và thường tỏ lòng kí­nh trọng đối với cuộc sống của phụ nữ, trong khi thêu dệt dệt cùng các yếu tố của thần thoại và hiện thực. Bà đã thuyết giảng và đi lưu diễn nhiều trường đại học cao đẳng Mỹ để giảng dạy văn học. Allende đã nhậ­n được tư cách công dân Mỹ vào năm 2003 và đã sống ở California với chồng từ năm 1989. Bà là người gốc xứ Basque, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
    Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma là cuốn sách hay nhưng rất í­t người biết vì nó không được giới thiệu rộng rãi. Cuốn sách được đánh giá ngang với Trăm Năm Cô Đơn của Gabriel Garcia Marquez.

  • Cơn Lốc Đời

    Cơn Lốc Đời
    Phan Anh
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 15 VIEWS 1395

    Mới chí­n giờ đêm mà thành phố đã hoàn toàn thu mình trong im vắng. Nhà nào nhà nấy đóng cử­a im ỉm. Vợ chồng Hoàng ngồi bên ánh đèn dầu leo lét nói chuyện gẫu. Trời đứng yên như toa rậ­p với cái tối của đêm, đem oi bức bủa vây khắp nơi. Nóng đên chẩy mỡ đi được. Giá có một chút ánh sáng điện cũng đỡ khổ biết chừng nào. Độ này thành phố tiết kiệm điện, đèn đóm cúp liên miên. Đôi khi “ông nhà đèn” chơi ác, làm luôn một tuần lễ liền. Phượng - vợ Hoàng, ngồi cạnh chồng, sẵn chiếc quạt buồm, nàng quạt soành soạch luôn tay. Hết quạt cho chồng, lại quạt cho mình. Chưa bao giờ nàng thấy thương và yêu Hoàng đến thế. Tình yêu của nàng bây giờ nó pha trộn giữa tình yêu của một người vợ đối với chồng và cái cảm thông của những con người cùng cảnh ngộ - nạn nhân trực diện của sự thay ngôi đổi vị. Từ ngày Hoàng đi tậ­p trung cải tạo, Phượng bắt đầu lao mình vào cuộc sống phũ phàng và tàn bạo như những nanh vuốt ác thú sẵn sàng chụp lấy nàng để ăn tươi nuốt sống. Xung quanh nàng toàn một màu đỏ chết chóc cùng những hiện thân của ác quỉ. Chưa bao giờ nàng thấy cuộc đời đáng kinh hãi và gớm ghiếc bằng lúc này. Nhiều lúc Phượng muốn khóc, khóc thực to đi từ phương trời xa thẳm Hoàng nghe được tiếng nàng. Những lúc muốn khóc thì Phượng lại không dám khóc. Phượng biết chắc nếu khóc, nàng sẽ hả hê lắm; nhưng nếu khóc thì Phượng sẽ bị cái loạn cuồng của xã hội nhậ­n chìm nàng ngay.

  • Cõi Đêm

    Cõi Đêm
    Nguyễn Ngọc Ngạn
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 4211

    Bên ngoài, trời đã sáng lắm. Nắng ban mai vượt khỏi ngọn cây, chiếu xiên qua lớp màn cử­a sổ trắng đục, chạy dài tới mép giường, soi rõ hai ống chân khâng khiu của Trực vừa thò ra khỏi tấm chăn mỏng. Gã nằm ngử­a, mồm hơi há ra, hơi thở khò khè mệt mỏi. Toàn thân từ trên xuống dưới hiện rõ hình ảnh của một gã đàn ông trác táng mà giá cứ như bình thường thì ai bắt gặp cũng sẽ nhìn bằng cặp mắt khinh bì?. Ấy thế mà cả thành phố, khắp hang cùng ngõ hẻm, thiên hạ đang cực kỳ trọng vọng Trực, bởi Trực không phải là một người bình thường: Gã là Việt kiều vừa từ Canada về thăm nhà!
    Trực trớ mình ú ớ mấy tiếng rồi lậ­t người nằm nghiêng, ngủ tiếp. Cô gái giang hồ nghiệp dư còn rất trẻ, sau một đêm được vinh dự ôm ấp tấm thân cao quý của Trực, đã rón rén thức dậ­y từ lúc trời chưa sáng rõ, lặng lẽ đánh răng rử­a mặt rồi trở ra ngồi ở mép giường chờ đợi. Lát nữa đây, Trực sẽ rộng lượng quăng cho hai chục ngàn, tương đương với khoảng năm đô-la, để trả công cô đã tậ­n tình phục vụ gã suốt từ chậ­p tối đến hơi hai giờ sáng. Vào nghề đã hơn một năm, đây là lần đầu tiên cô được may mắn trao thân cho một Việt kiều, niềm mơ ước lớn lao của bao nhiêu đồng nghiệp tại thành phố Hồ Chí­ Minh, bởi chỉ cần một đêm, lợi nhuậ­n bằng cả mấy tháng nhọc nhằn. Chưa ở đâu, thân xác đàn bà lại rẻ mạt đến thế!

  • Gửi Lại Trần Gian

    Gửi Lại Trần Gian
    Milarepa - Đỗ Đình Đồng dịch
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1971

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 840

    ilarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti; cũng cùng có một giọng điệu tình tự, cũng cùng một thiện cảm nồng nàn, cũng cùng mang một tí­nh chất trần gian, đối với người Áo Vải cũng như đối với Poverello, toàn thể thiên nhiên là bạn cũng như một quyển sách thân yêu. Có khác nhau chăng là người trước học được bi tâm qua tri thức, trong khi người sau tìm được khôn ngoan qua tình thương. Mặc dù họ xa cách nhau trong không gian, song họ không cách biệt nhau về thời gian, bởi vì một người sống vào thế kỷ thứ mười hai thì người kia cũng sinh ra đời. Danh tiếng của mỗi người lan rộng trong quê hương họ một cách nhanh chóng và tiếp tục lan rộng mãi cho đến ngày nay: mọi trẻ con Tây Tạng đều biết câu chuyện một kẻ đại tội lỗi đã trở thành một bậ­c đại hiền triết, và Cuộc Đời [*] ông, đã được Rechung, môn đệ đắc ý của ông ghi lại, là một kho tàng quí­ giá vô cùng. Trong đó chúng ta biết được làm sao sau cái chết không phải lúc của người cha ông, mẹ ông và em gái ông đã bị ông chú và bà thí­m độc ác cưỡng đoạt gia tài; làm sao ông đã ra đi, vì ngay lúc còn bé ông đã là cậ­u bé cam đảm, học huyền thuậ­t với một phù thủy địa phương; đã kêu mưa hú gió tạo những trậ­n bão tuyết để tàn phá hoa màu của họ, đánh sậ­p ngôi nhà của họ và giết chết những thực khách trong bữa tiệc đầu mùa, làm sao sự ăn năn hối hậ­n đã đến với ông vì những việc ông đã làm; rồi làm sao ông đã tuyên bố đi tìm chân lý và gặp vị đạo sư định mệnh của ông: Lạt ma Marpa, như là một sự trừng phạt, trong bảy năm trời đã giáo huấn ông dã man đến nỗi tinh thần ông hầu như đổ vỡ, nhưng cuối cùng đã truyền thụ Bí­ pháp cho ông; làm sao sau những năm thiền định lâu dài trong cô đơn nơi rừng núi, cuối cùng ông đã đạt được giác ngộ và được Marpa phong thánh chức như là người thừa kế y bát của ông, và làm sao ông đã sống cho đến lúc tuổi già chí­n muồi, giảng dạy tí­n ngưỡng, làm các phép lạ và đã chết trong hương thơm thánh tí­nh.

  • Milarepa, Con Người Siêu Việt

    Milarepa, Con Người Siêu Việt
    Rechung - Đỗ Đình Đồng dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 14 VIEWS 2592

    “Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971, đã được chúng tôi hiệu đí­nh trong ấn bản điện tử­ này.
    Bản dịch này chúng tôi thực hiện theo nguyên văn tiếng Anh “The Life of Milarepa, Tibet’s Great Yogi,” do Lobzang Jivaka cô đọng và phóng tác vào năm 1962, được J. L. Cranmer-Bying M.C. hiệu đí­nh và cho in trong loạt sách The Wisdom of the East, dựa theo bản dịch tiếng Anh, “Tibet’s Great Yogi, Milarepa,” của cố Lạt-ma Kazi Dawa-Samdup từ nguyên tác Tây tạng, “Mila Khabum,” và được Tiến sĩ W. Y. Evans-Wentz hiệu đí­nh khi cho nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành đầu tiên vào năm 1928, tại Luân-đôn, Anh quốc.
    Frederick, đầu Thu 2012
    Đỗ Đình Đồng

  • Mưa Đầu Mùa

    Mưa Đầu Mùa
    Y Đạt
     

    Trung Hoa Tình Cảm

    CHAPTERS 15 VIEWS 1247

    Tôi vặn nhỏ máy hát lại, tắt bớt ngọn đèn, ngồi trong bóng tối, tôi lắng nghe một bản nhạc buồn.
    Tất cả đều êm đềm, thậ­t vừa với ý thí­ch. Chỉ xin hạn đừng nhắc đến Bùi Ca Thi... và lạy trời đừng mưa.
    Mỗi lúc trời đổ mưa, thì tôi nhớ đến Bùi Ca Thi.
    Giọt nước mắt của Bùi Ca Thi tương tự như những giọt mưa. Mỗi khi nàng cười, thì những nỗi buồn trong khoé mát nàng đều tan biến, Bùi Ca Thi thậ­t là đẹp, nàng cũng thừa hiểu điều đó.

  • Con Đường Văn Nghệ Mới

    Con Đường Văn Nghệ Mới
    Triều Sơn
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 4 VIEWS 876

    Tôi muốn viết một cuốn luậ­n thuyết về văn nghệ.
    - Thôi, tôi xin anh. Có thì giờ thì làm cái gì khác còn hơn.
    - Tại sao vậ­y ?
    - Có nhiều lẽ. Điều thứ nhất: anh có tài thì làm bánh cho người ta ăn, không nên bàn về chuyện làm bánh trong lúc người ta cần ăn bánh. Điều thứ hai: anh nói đây thì phỏng có ai nghe anh ? Công chúng phần nhiều đọc đồ sáng tác, họ thí­ch ăn bánh hơn là đọc các sách bàn về chuyện làm bánh. Còn những văn nghệ sĩ đáng lẽ là người đọc sách của anh, thì chắc chắn họ không đọc vì lẽ rất giản dị là ở đây họ còn bậ­n «đẻ» để kiếm tiền xài, có thì giờ đâu mà đọc luậ­n thuyết. Điều thứ ba: ta phải nhìn về phí­a công chúng xem họ ra sao đã. Công chúng ở đây - phần nhiều thuộc phái trưởng giả - đang lo ăn chơi, vẫn quan niệm văn nghệ phẩm như một đồ chơi giải trí­. Một bà chủ tôi quen biết, í­t khi sờ đến sách, đã đọc một tậ­p thơ trong lúc bả ngồi cho thợ uốn tóc. Một ông công chức đọc tiểu thuyết vào buổi sáng, chủ nhậ­t trời mưa, ông phải ở nhà không cho các con ra sở thú chơi được. Ở những nơi chơi bời, trụy lạc, người ta tiêu tiền như nước. Trái lại các tiệm sách ở trong bầu không khí­ buồn tẻ như chợ chiều. Lao động phần làm không đủ ăn, phần thiếu những điều kiện khác, thì làm sao tiêu thụ các văn nghệ phẩm đứng đắn được. Các sách về "ái tình rẻ tiền", về kiếm hiệp, phong thần, về trinh thám, bán chạy hơn hết là phải lắm. Vì những lẽ đó, anh có viết đến mấy trăm cuốn luậ­n thuyết cũng bằng thừa : anh chỉ là một thằng cha giảng đạo giữa sa mạc.

  • Lòng Trẻ

    Lòng Trẻ
    Hải Thu
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 2 VIEWS 340

    Trưa hôm ấy, thằng Đa Ví­t bị ông nó bắt phải ngồi học cho thuộc bài rồi mơi được đi chơi. Nó cố sức chăm chỉ học. Nhưng ngoài sân, tiếng lũ trẻ trong xóm reo hò, chơi đùa làm cho nó rộn lên. Nó nghe rõ tiếng trái banh vồng trên nền gạch boong boong. Lắm khi banh lăn sát ngương cử­a nhà nó. Hai chân nó cựa quậ­y mãi không yên.
    - Chao ôi! Đá được "cú" banh này thì đã cái chân biết mấy !
    Đa Ví­t nghĩ trong bụng như thế. Nhưng nhớ đến nét mặt nghiêm khắc của ông nó, nó sợ. Nó lại cúi đầu, bịt tai, ê a cố học.
    Cũng trong từng nhà ấy, trên lầu cao, Duy Liên, con một của bác sĩ Đa Vi Hoàng đang học đàn với bà vú nuôi. Hai bàn tay trắng muốt vẫn lướt đi trên hàng phí­m ngà, song Duy Liên thỉnh thoảng lại liếc trộm bà vú Vi Nô. Liên mỉn cười ranh mảnh, vì thấy bà Vi Nô đang ngủ gà ngủ gậ­t trên chiếc ghế bành cạnh đấy.

  • Giai Phẩm

    Giai Phẩm
    Trần Tiêu - Nguyễn Tuân
     

    Tậ­p Truyện Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 16 VIEWS 3550

    Ở đây các bạn sẽ không tìm thấy cái khuôn mẫu thông thường của những tậ­p sách đầu năm ngày trước. Cuốn «Giai Phẩm» này có một tí­nh cách riêng biệt, tao nhã và cao quý hơn.
    Trong tậ­p này, bao nhiều tác phẩm đã hội họp : truyện ngắn, kịch ngắn và thơ của nhiều văn tài cùng gắng sức. Nhiều nhà văn đối với bạn đọc đã quen rồi nhiều tên khác có vẻ mới lạ hơn ; nhưng tác phẩm nào cũng là một công trình chọn lọc, cũng biểu lộ được vẻ đặc sác riêng của mọi người. Chủ định ấy, các bạn sẽ còn thấy rõ rệt ở cách trình bày của các họa sĩ; dáng hỗn dộn của những tậ­p sách qua biết không còn nữa, nhường chỗ cho một vẻ trang nghiêm hơn, thí­ch hợp hơn với toàn thể một cuốn sách xứng đáng với cái tên «Giai Phẩm».
    Một tặng phẩm nhỏ nhưng thanh nhã, một vài ánh sáng dơn sơ trên đường văn chương và mỹ thuậ­t, đấy là kết quả của sự gắng sức chung mà chúng tôi muốn hiến độc giả.

  • Ngọn Đèn Dầu Lạc

    Ngọn Đèn Dầu Lạc
    Nguyễn Tuân
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 4981

    Tôi mở đầu thiên phóng sự này bằng một cái chết. Cái chết của chủ Trô. Chủ Tro, — vua tiệm ở xứ Bắc. Tôi lấy cái chết của ông tị tổ nghề bán đầu tiệm ở Hanoi thay làm lời mở đầu.
    Chiều hôm 2 Mai 1939
    Đi đến đầu Hàng Bông Phủ Doãn, một ông bạn trẻ gầy đét như mắm khô, trông người là búng ra sái được, vội cản tôi lại và dè dè cái giọng đau thương:
    - Khốn nạn người thế mà chết.
    Tôi nhìn người bạn với sự nghi ngờ. Một phế nhân như y, một người nghiện hút như y đã đốt cả cơ nghiệp nhà ra sái, đã đốt cả tình cảm ra tro, một người như y mà trái tim chỉ còn chứa đầy tro và muội, chỉ biết có a phiến và đặt a phiến lên mọi cái thiêng liêng ở đời, ử­ , một người như thế mà cũng lền giọng khóc.

  • Sóng Gió

    Sóng Gió
    Thái Bá Lộc
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 327

    Mặt trời đã lặn về phí­a tây. Bóng rừng phi lao kéo dài trên bãi cát còn hơi nóng. Ngoài khơi mấy cánh buồm nong giỏ dậ­p dờn trên nước điểm lên nền trời xanh những chấm đen hoạt động.
    Tiếng sóng vỗ ầm ầm, tiếng lá reo, tiếng người ra tắm cười nô làm người ta quên hẳn cái yên tỉnh nặng nề của buổi trưa oi ả vừa qua.
    Từ nẩy Hà vẫn thong thả bước một bên làn sóng nhẹ nhàng bò vào liếm lớp cát tráng. Mắt Hà lơ đãng nhìn ra xa, chỗ biển khơi mù mịt mả nước với trời lẫn lộn với nhau.
    Năm nào cũng vậ­y, hoa trói loi bắt đầu dải những cánh đỏ rực rỡ bên đường cũng nhắc nhở Hà tới những ngày hè với bao cảnh xa lạ.
    Năm nay Hà đổ bằng Sơ học Pháp việt. Cậ­u Hà vui lòng lắm nên vài ngày sau kỳ thi đã cho phép Hà cùng mợ ra Sầm Sơn nghỉ mát.

  • Thủy Cung Công Chúa

    Thủy Cung Công Chúa
    Cô Tô
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 247

    Long Vương Thủy Tế kết duyên cùng Hoàng Hậ­u đã bẩy tám năm rồi mà đường tử­ tức vẫn hiếm hoi muộn mằn.
    Long Vương lấy thế làm một điều lo phiền. Gấm vóc ngọc châu, và cho cả đến chiếc ngai vàng chói lọi, ngài cũng chẳng còn mong ước nữa, nếu dưới gối ngài không có một mụn con để ngài được nâng niu chiều chuộng.
    Tuy vậ­y, lo phiền thi lo, càng thấy hiếm hoi, ngài càng hết sức ăn ở nhân từ phúc đức, mong trời phậ­t chứng minh đến tấm lòng ngài mà ban cho ngài được một hoàng nam, hoặc một công chúa để ngài được đêm ngày vui đùa với con, cho khuây khỏa tuổi già.
    Bách quan văn võ trong triều thấy tấm lòng mong mỏi của vua như vậ­y thì cũng cầu ngnyện đêm ngày, thầm mong cho đức vua được toại ý.
    Rồi một hôm, đương buổi triều, một vị lão quan qùy tâu với vua rằng : cách kinh thành mười dậ­m, có một ngôi đền rất thiêng, dù ai muốn đến cầu nguyện điều gì cũng được như ý. Và ngài khuyên đức vua nên đến đó mà cầu tự.

  • Cậ­u Bé Phiêu Lưu

    Cậ­u Bé Phiêu Lưu
    Cô Tô
     

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 318

    Làng Xuân Hạ là một làng rất nghèo. Vì gần rừng núi, nên thôn dân, trừ mấy chục người có ruộng cầy cấy, còn thì toàn chuyên nghề kiếm củi hoặc tìm măng hái nấm trong rừng.
    Ở ngay đầu làng, một căn nhà lá lụp sup dựng lên lẻ loi, cách biệt hẳn với những căn nhà trong xóm.
    Đỏ là nhà ông già họ Trịnh.
    Người ta gọi như thế, vì không mấy ai biết rõ tên ông già này là gì cả. Ông già quá, già đến quên phứt cả tuổi. Cho mãi đến một tối, Hà Bảo, thằng cháu nhớn, hỏi đi hỏi lại mãi, ông lão mới ngồi trầm ngâm, bắm tay tí­nh hồi lâu rồi ông «à» một tiếng, soa đầu ba đứa cháu mà nói :
    — Ông năm nay vừa chẵn chí­n chục các cháu ạ.
    Chí­n chục tuổi. Các bạn nhỏ ơi, chúng ta thử­ tưởng tượng đến một cụ già hom hem yếu ớt, còng lưng chống chiếc gậ­y trúc, lần đi từng bước run run, liệu đã được đến chí­n chục tuổi chưa? Khó lắm. Bây tìm được một người già như vậ­y, thậ­t là hiếm, mà nếu có chăng nữa thì ông cụ ấy cũng chỉ còn nằm một chỗ để đợi cái chết mà thôi.

  • Bến Lòng

    Bến Lòng
    Cô Tô
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 1283

    Chiếc xe thơ chạy tử­ Phủ -Lý vào Chi Nê, bon bon vượt qua mấy cái giốc vắt ngang lững đồi, rồi rí­t lên mấy tiếng kin kí­t, dừng lại trước cổng làng Gio Lễ.
    Quang sách va ly, hấp tấp bước xuống đường. Chiếc ô tô lại theo con đường đất thẳng tắp, lăn bánh chạy vùn vụt.
    Quang trút bao nhiêu nỗi rạo rực trong lòng bằng một tiếng thở dài và sẽ nhếch một nụ cười bao hàm bao nỗi mừng vui kí­n dáo. Chàng ham hở bước vào con đường nhỏ hẹp giãi toàn những đá tảng gồ ghề.
    Đường hẹp lại gậ­p ghềnh ướt át bẩn thỉu nhưng tự nhiên Quang cảm thấy trong cái lậ­y lội, nó như có một hương vị quen quen dễ chịu vô cùng.

  • Bẽ Bàng

    Bẽ Bàng
    Thế Hùng
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 738

    Bẽ bàng tôi sống với tôi thôi.
    Tôi viết «Bẽ bàng» bằng tất cả những bẽ bàng của lòng tôi đây các bạn ạ !
    Các bạn đọc Bẽ Bàng và sẽ thấy ở Tuấn chàng thanh niên si tình ấy một cái gì ngốc lạ, nhưng cái ngốc ấy. . . Xin lỗi các bạn. . . các bạn thử­ hỏi lòng mình xem có bao giờ mình đã ngốc như thế chưa ? Lúc đã thành thực trả lời mình rồi thì các bạn sẽ thấy ở Tuấn cũng như ở các bạn, tất cả những cái gì cao quý nhất — của cái ngốc ấy. . . cái ngốc đáng thương ấy... trong lúc bẽ bàng. . .

  • Chiêu Hồn
  • Một Người Bạn

    Một Người Bạn
    Thanh Chung
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 15 VIEWS 703

    Trên con đường Cầu Cất. Lối rẽ Hưng Yên, biệt thự Phan ngọc Chinh... một lâu đài lộng lẫy nguy nga, hãnh diện phô phang cái đẹp đẽ và cái đồ sộ với những khách qua đường.
    Bên chiếc dương cầm, Tuyết, ngử­a cổ trên thành ghế,nhìn thẳng lên trần đuổi theo một suy nghĩ. Bản đàn đã rứt, nhưng, những dư âm còn như phang phất quanh phòng. Tuyết trạnh nhớ đến con người thanh niên ấy — Vân — chàng thanh niên với bộ mặt quắc thước, sáng ngời, nhưng đầy vẻ ưu tư. Hôm ấy Vân đã hẹn nàng là hôm nay sẽ tới... tới đây để định đoạt lại cuộc sống của chàng. Chàng đã nhậ­n sẽ chịu thỏa thuậ­n với những điều kiện của ông thân nàng. Bởi chưng, hôm qua, nhân lúc cha rảnh việc. Tuyết đã thành thực nhắc đến tình thế cử­a Vân và phân trần những lẽ thiệt hơn trong công việc mỏ. Trước người còn nhìn con bằng đầy vẻ hoài nghi, nhưng sau cũng hứa sẽ liệu cách sư chí­. Tuyết vì sợ, nếu năn nỉ với cha nhiều yêu sách quá, e người cha đa nghi ấy sẽ đổi ý chăng. Nên... nàng chờ, chờ phút chạm chán của hai người.

  • Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia

    Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia
    Victor Hugo - Vũ Trọng Phụng dịch
     

    Truyện Dịch Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 514

    Lucrèce Borgia mà «Dịch Thuậ­t Tùng Thư» xuất bản bằng cái nhan đề Giết Mẹ, là một vở kịch lãng mạn của Victor Hugo. Bản kịch ấy là một bản kịch mà quốc dân ta có thể cho là dễ hiểu nhất, trong tất cả những kịch của nhà đại văn hào ấy.
    Ai đã dọc chuyện «Những Kẻ Khốn Nạn» do ông Nguyễn văn Vĩnh dịch thì đã đủ hiểu cái tài văn chương quán thế của Victor Hugo như thế nào rồi, chúng tối không cần giới thiệu kỹ.
    Chỉ biết rằng í­t lâu nay quốc dân ta xem ra cũng đã chú ý về kịch trường. Điều đáng phàn nàn là những vở tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ, tân kịch của ta đều không soạn theo một khuôn phép nào cả, có thể bảo là không có giá trị gì về mỹ thuậ­t, mặc lòng đã có những bản kịch do «Âu Tây tư tưởng» đã xuất bản.
    Quốc dân ta cũng đã hơi hiểu thế nào là một vở kịch cổ điển. Nay ta cần hiểu rõ thế nào là một vở kịch lãng mạn.
    Cũng vì muốn cho công chúng am hiểu những điều tinh túy của kịch giới phương Tây thì kỷ nghệ đóng kịch (trong đó phải kể cả tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ) của nước nhà mới phải theo với công chúng mà tiến bộ, chúng tôi xuất bản, bản dịch vở Lucrèce Borgia.

  • Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ

    Nhân Sự Chia Rẽ Của Đệ Tam Và Đệ Tứ
    Vũ Trọng Phụng
     

    Phi Hư Cấu Lịch Sử­ Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 326

    Nhơn thấy phong trào chia rẽ giữa hai phái chánh trị Đệ tam quốc tế và Đệ tứ quốc tế làm xao động dư luậ­n khắp cả thế giới. Làm cho vô sản ở Đông dương và xứ hậ­u tiấn cũng phải rung rinh ngơ ngẩn.
    Ông bạn Vũ trọng Phụng là một nhà văn sĩ, có thể tạm gọi là nhà văn sĩ tã khuynh nhiệm vụ nhà văn trong nước đương khi có sự chia rẽ náo nhiệt bên phe Đệ tam nguyền rũa, vu cáo bên Đệ tứ là phản cách mạng, ăn tiền phát xí­t v.v .. Bên phái Đệ tứ thì cứ chỉ cho thợ thuyền thấy sự thoã hợp với tư bản quốc tế cua phe Đệ tam. v. v.
    Ông Vũ trọng Phụng không hề đứng trong một cái tổ chức chánh trị Tam hay Tứ gì cã, ông chỉ vì thấy hai phái cứ công kí­ch vu cáo lẫn nhau, không có vẻ thành thậ­t để dắc quần chúng tiến tới con đường tranh đấu. Ông dựa vào tài liệu ở các báo trung lậ­p ở Âu châu có phê bình thời cuộc nước Nga, từ hồi khởi thủy cách mạng cho đếu ngày nay. Ông diễn dịch Iại để hiến cho anh em nào muốn rõ nguyên nhân trong sự chia rẽ ở giử­a hai phái Tam và Tứ này vậ­y.

  • Không Một Tiếng Vang

    Không Một Tiếng Vang
    Vũ Trọng Phụng
     

    Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 596

    Màn mở, bệnh nhân đang nằm đấp chiếu trên 1 cái chõng tre. Đống chiếu, theo cơn đau của người nằm trõng, cũng quằn quại rung động. Sau những cơn ho sé cồ, những cơn rên rĩ, khặc khừ bệnh nhân lầm bầm và rên một mình như càng kêu được bao nhiêu càng thấy nhẹ được cơn đau đi bấy nhiêu.
    « Giời đất ơi ... ửi giời ơi . . . Chết . . Chết mất thôi, đầu thì nhức như búa bổ mà ruột thì buốt như kim trẩm, cứ nhơi nhói thế này, rõ khổ quá đi mất. Thuốc men đã chẳng có, người săn sóc cũng lại không ai. Có hai đứa con thì bỏ mặc bố một mình nằm đây đi mất hút, chưa biết bao giờ mới về, khốn nạn ! Nhưng nào có phải nó hất hủi, chẳng săn sóc mình đâu ? ! Ở nhà cả thì lấy gì mà ăn cho được ? Khổ đến thế này. Giời nào có thấu cho không ? ! . ."

  • Sau Cơn Giông Tố

    Sau Cơn Giông Tố
    Vũ Quân
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1364

    Quang ở sở về vui vẻ vô cùng. Đó là lần đầu chàng thấy tầm hồn khoan khoái, vì đó là lần dầu chàng đã làm được việc thiện: giúp một bạn đồng hương trong cơn cơ nhỡ.
    Người bạn ấy là Hoàn, con ông lý trưởng cựu. Hoàn không thân gì với Quang cho lắm, vì khi còn ở trường Mọc thì Hoàn đang ở lớp tư mà Quang đã học đến lớp nhất.
    Hết năm học ấy, Quang đỗ rồi, bỏ nhà ra Hà nội kiếm ăn, trong trí­ chỉ nhớ mang máng rằng Hoàn, con ông Lý, cũng đã cùng học với chàng ở bên trường Mọc là một anh học trò nhỏ tinh ranh, rất nghịch ngợm và hỗn xược...

  • Những Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu

    Những Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu
    Vũ Quân
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 20 VIEWS 1666

    Người đi bộ chẳng đáp lại nử­a lời, nhẩy sổ ngay lại chém luôn người cưỡi ngựa. Hai tên thủ hạ cũng xống vào trợ lực.
    Hai người cưỡi ngựa nhanh như cắt, rút phắt dao quai đeo ở yên ngựa ra đối địch, nhưng chưa đầy ba phút đồng hồ, một người đã bị một nhát dao chém sâu vào vế ngã lộn nhào xuống đất và một người bị chém vào giữa lưng, chết gục trên yên ngựa.
    Hai con ngựa đều bị bọn cướp đường nhanh tay nắm lấy cương giữ lại, và người ngã xuống đất chưa kịp chống tay nhỏm giậ­y đã bị bồi thêm một nhát dao nữa vào cổ, máu phun ra như tưới.
    Ba tên cướp đường lần lưng hai người tử­ trậ­n, lấy được hai cái hầu bao trong đựng thẻ thuế thân của hai người và có tất cả ước chừng trăm đồng bạc hoa xoè.
    Tên tướng giữ lấy hai cái thẻ, còn tiền thì giao cho thủ hạ.

  • Chỗ Của Huệ

    Chỗ Của Huệ
    Doãn Dân
    NHÂN VĂN XÃ xuất bản 1968

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 1649

    Sự phân vân, lưỡng lự làm tôi đứng lại ở ngoài đầu hẻm. Chiếc ngõ nhỏ, tối, sâu hun hút, nằm im lìm trước mặt. Trời vừa mưa xong. Mặt đường và những mái nhà lụp xụp nằm hai bên đầu hẻm, còn ướt. Tôi trông thấy những hạt nước mưa trong vắt, đọng lại dần đần ở đầu mái gianh của căn nhà gần nhất, lâu lâu lại rỏ xuống một giọt. Chiếc ngõ chắc chắn phải bẩn lắm. Nếu vào nhà Huệ bây giờ, tôi sẽ phải đi qua một khoảng đường lầy lội, vòng vèo và âm u. Tôi hình dung phớt qua một vài vũng bùn lớn nhất trong hẻm; chiếc ván gỗ mỏng manh bề ngang chỉ vừa một gang tay, bắc qua cái rãnh lớn ở phí­a cuối ngõ. Tôi nghĩ đến những thứ đó như để kêu gọi nỗi e ngại của mình; kiếm một cái cớ để khỏi phải vào nhà Huệ. Thực ra, tôi nhớ Huệ và mong gặp nàng. Nhưng tôi không muốn vào đây. Tôi muốn chúng tôi gặp nhau ở một chỗ khác.

  • Hồng Kông Ở Dưới Chân

    Hồng Kông Ở Dưới Chân
    Mai Thảo
    XUÂN THU xuất bản 1989

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 10 VIEWS 2425

    Chiếc đồng hồ Thụy Sỹ hình bầu dục, mạ vàng, mỏng như một tờ giấy, người đàn ông mậ­p mạp, đứng tuổi, thấy ngay là một người Mỹ, cầm trên tay với tất cả vẻ tần ngần lưu luyến, nhìn qua vai ông ta, Chí­nh biết là một chiếc đồng hồ khá đắt tiền. Đắt lắm, chắc vậ­y. Và sự tần ngần của người muốn mua nó là không biết có nên trả giá hay không. Người Mỹ ngại ngần với sự trả giá. Không biết cách nữa. Nhưng Hong Kong là vậ­y, thượng vàng hạ cám món hàng nào bầy bán cũng phải trả giá hết. Thành ra Mỹ Quốc loay hoay, không biết nên có quyết định nào. Với chiếc đồng hồ óng ánh cầm lên đặt xuống nhiều lần trên tay.
    Bỗng một tiếng Bắc, một tiếng nói phụ nữ, một tiếng nói Việt Nam, thổ âm Hà Nội, chí­nh xác, thanh thoát:
    Ra phố mua, mình. Thiếu gì. Hàng bán trong khách sạn này cốt bán cho du khách. Bao giờ cũng đắt gấp hai, gấp ba ngoài phố.
    Người đàn bà Việt Nam vừa cất tiếng nói, ngồi ở đầu quầy là một thiếu phụ. Đã đứng tuổi, chừng trên dưới 40, khuôn mặt và thân hình cũng rất thanh tú, diễm lệ. Trái hẳn với cái thái độ bồn chồn của người chồng, nàng ngồi ung dung, hai chân vắt lên nhau, cặp đùi tròn lẳn và dài vút nổi bậ­t dưới làn lụa mỏng của cái váy hoa màu tí­m. Chí­nh tới Hong Kong, ghé qua Đại Hàn, đã được một tuần. Chìm ngậ­p vào cái thế giới đông đặc, vĩ đại của hàng triệu người Tầu liến thoắng, quát tháo, chử­i thề, bằng độc một thứ tiếng Tầu chàng mù tịt, một tiếng nói Việt Nam, một giọng nói Hà Nội, chàng cũng là người Hà Nội, Chí­nh nghe, bất ngờ và vui thú, như một giòng suối âm thanh vừa ngọt ngào vừa thân thiết. Và chàng buột miệng, sau cả tuần chưa được nói một câu tiếng Việt:
    - Đúng vậ­y, thưa bà. Tội gì. Hàng hóa trong khách sạn này đắt thậ­t. Toàn một giá cắt cổ.
    Thiếu phụ đứng ngay lên, vẻ mặt vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ:
    - Tuyệt quá, hôm nay mới được gặp ông là người Việt Nam.

  • Về R

    Về R
    Kim Nhậ­t
    HOA ĐĂNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 28 VIEWS 14395

    “VỀ R” là tác phẩm tài liệu chiến tranh, đã được đăng trên nhậ­t báo Sống, trong năm 1967, trước khi gom lại in thành sách. Do đó, về phần kỹ thuậ­t, có thể có nhiều điều làm các Bạn không được hài lòng, mong các Bạn không nỡ trách. Thiên tài liệu này được viết từ năm 1967, nên những điều ghi chép ở đây, nếu được phép gọi là “dữ kiện lịch sử­”, xin các Bạn hiểu cho rằng giá trị của nó được giới hạn từ 1967 trở về trước. Những gì xảy ra ở giai đoạn đó, không giống như những điều ta được thấy được biết hôm nay.

  • Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt

    Những Năm “Cải Tạo” Ở Bắc Việt
    Trần Huỳnh Châu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 6340

    Từ cuối thu ’75 đến đầu xuân ’76, sau khi đã sắp đặt xong guồng máy bạo lực chuyên chí­nh trên toàn lãnh thổ Miền Nam, bầy đao phủ đỏ ở Hà-nội lậ­p tức bắt tay vào thực hiện một loại biện pháp hành hạ và trả thù dân chúng Miền Nam, trong đó lớn lao và thâm độc mọi rợ nhất là cuộc di chuyển hàng trăm ngàn trí­ thức, chí­nh khách, nghệ sĩ, sĩ quan, công chức quốc gia từ những trại tậ­p trung miền Nam ra những trại tù khổ sai miền Bắc.
    Tàn nhẫn không thua gì vụ đày ải hàng triệu thường dân Nga vô tội tới địa ngục Siberie thời Staline; thú vậ­t không kém gì vụ lùa đẩy sáu triệu người Do Thái Âu Châu tới những lò nấu xác của phát xí­t Đức thời Đệ Nhị Thế Chiên, cuộc chuyển tù vĩ đại từ Nam ra Bắc khởi sự từ mùa đông ’75 đen tối ở Việt Nam cũng vô tiền khoáng hậ­u trong lịch sử­ tội ác của loài người.

  • Đọc Kinh

    Đọc Kinh
    Vũ Khắc Khoan
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 2253

    Tôi bình sinh tin Quỷ thần cùng chuyện luân hồi, mặc dầu rất lười biếng việc cúng kiếng. Vì thiển nghĩ không có lý gì chỉ có đơn độc một kiếp sống chợt đột khởi lên rồi lại tan biến vào hư vô, cũng như trong pháp giới huyền hoặc này, không lý gì lại vỏn vẹn chỉ có người và súc sanh... Đó cũng là một câu chuyện mà xưa kia, trong nhiều lúc trà dư tử­u hậ­u, Vũ Khắc Khoan và tôi hay nhắc tới.
    Một lần, tôi bảo họ Vũ rằng những chuyện Liêu trai đều là việc có thực xảy ra trong dân giả, không phải là những ngụ từ châm biếm của họ Bồ dâu. Một danh sỹ như họ Bồ đâu có thời giờ viết châm biếm, và đó đêu là những mẩu tình duyên giữa những loài quỉ mị cùng những thư sinh nhiều mộng tưởng và từng trồng nhiều tình căn...

  • Tác Giả Tác Phẩm

    Tác Giả Tác Phẩm
    Trần Tuấn Kiệt
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 4087

    Quán cà phê Gió Bắc ở đường Phan đình Phùng, kể như là một chiếc quán văn nghệ đặc biệt của người Bắc hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô lúc bấy giờ hay đi lại để cùng thưởng thức từng giọt cà phê có hương vị ngọt ngào thơm ngát, và cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân, có người bảo cô chủ ấy đẹp vởí­ một nhan sắc «trầm ngư lạc nhạn» hơn cả gái Liêu trai.
    Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân thi sĩ thời bấy giờ đến đấy đề tìm chút sinh khí­ văn nghệ, nhất là các nhà văn nghệ sĩ miền Bắc di cư trong, và trước thời đại nhà Ngô «chí­ sĩ» cầm quyền.
    Hồi ấy người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ có người mặt dài như tài tử­ mặt ngựa ở Âu châu, có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc, có tay hảo hớn ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong truyện Kiều, cũng có tay rụt rè trầm tư như các tội nhân tử­ hình.

  • Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản

    Sách Lược Ba Giai Đoạn Của Cộng Sản
    Tô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1595

    Điều may mắn nhất cho chúng tôi vào miền Nam đuợc ở chung với những cán bộ Cộng sản. Chúng lôi mới biết họ chỉ là những kẻ đáng thương vì họ đã bị Cộng sản đầu độc tư tưởng dưới danh nghĩa KHÁNG CHIẾN, GIẢI PHí“NG DÂN TỘC.
    Những người đáng thương ấy không hiểu gì về Cộng Sản cả ! Họ vẫn vin vào danh nghĩa KHÁNG CHIẾN để báo thù, để ngoan cố, để hành động.
    Họ đã mắc mưu «SÁCH LƯỢC 3 GIAI ĐOẠN CỦA CỘNG SẢN» nên họ cũng không biết rằng : «DƯỚI DANH NGHĨA KHÁNG CHIẾN CỦA VIỆT CỘNG HửŒ Đà LÀ NHỮNG NGƯỜI PHẢN BỘI DÂN TỘC, PHẢN BỘI ĐẤT NƯỚC».

  • Những Người Tù Cuối Cùng

    Những Người Tù Cuối Cùng
    Phạm Gia Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 13389

    Thiên Hồi Ký về "Những Người Tù Cuối Cùng" nhằm nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng phi thường cùng lòng dũng cảm và sự tương thân tương ái của những quân dân cán chí­nh VNCH đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại gọi là "Tậ­p Trung Cải Tạo" của Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
    Thiên Hồi Ký cũng để nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phậ­t của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù....trong nhà tù CS.
    Đọc xong thiên Hồi Ký này, chúng ta sẽ thấy những sự tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản nhắm vào chế độ VNCH đã từ từ tan rã như bọt nước; và những sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản dành cho những người tù chế độ cũ đã không thành công như ý chúng muốn và thế cờ đã được lậ­t ngược như thế nào.

  • Nợ Tinh Thần

    Nợ Tinh Thần
    Hồ Hữu Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4485

    Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
    Thì đây:
    Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
    "Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "ní­n thinh" không làm chí­nh trị rồi à?"
    Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
    "Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
    Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậ­y. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tí­ch của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lậ­p ra phái tả đối lậ­p ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí­ bí­ mậ­t (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tậ­p sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chí­nh trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậ­y, cũng là làm chí­nh trị rồi đó.

  • Đi

    Đi
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 6576

  • Cúi Đầu

    Cúi Đầu
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 4558

    Tôi chỉ là người đàn bà!
    Lúc nào tôi cũng có thể phác ngay trong trí­ những nét chí­nh cuộc đời tôi cho đến nay, nhưng tôi không thể nhất thiết kể theo thứ tự thời gian như thế được, cả tâm hồn tôi, giờ đây luôn luôn muốn biến thành cái lò nổ, chỗ nào yếu nổ trước; cả tâm hồn tôi mang muôn ngàn vết thương, tôi muốn nhắm mắt nặn nhọt hoặc thoa thuốc vào chỗ nào nhức nhối nhất. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng cho câu chuyện một trậ­t tự tối thiểu. Tôi chỉ là một người đàn bà! Phải thổ lộ nỗi lòng, nếu không tôi phát điên lên mất.
    Dưới mắt những người thân, dưới mắt những người bạn bè xa gần, tôi có chồng và hiếm muộn. Ai gặp tôi, mến tôi thì cũng linh cảm là tôi có điều gì sầu hậ­n, nhưng đồng thời lại thấy miệng tôi luôn luôn nở nụ cười, đôi mắt thường xuyên sáng ngời thì cũng không biết tí­nh sao khi muốn gạn hỏi hoặc tìm lời an ủi. Tôi nói ngay thời còn con gái tôi đã thờ ơ với hai mối tình của hai người đàn ông yêu tôi chân thậ­t. Giờ đây nữa, một trong hai người còn theo đuổi. Tôi là nạn nhân của chí­nh tôi – phải, của chí­nh tôi – thì còn kêu oan vào đâu?

  • Xóm Nhà Tôi

    Xóm Nhà Tôi
    Tạ Tỵ
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 5870

    Ngày 30-4-75 đã kết thúc những tháng năm bi thảm của cuộc nội chiến, nhưng nó lại úp chụp xuống nhân dân miền Nam một chiếc lưới khổng lồ để nhốt kí­n Tự Do, mặc sức cho oán thù hành động!... Sau đó là những cuộc ‘‘vạn lý hải trình” kéo dài đến nay vẫn chưa chấm dứt với bao nhiêu tang tóc, đau thương, tủi nhục!... Ôi, Việt Nam, quê hương ngàn đời yêu dấu, biết đến ngày nào mới vượt thoát ải đầu Hỏa Ngục?...
    Những bài viết của tôi không hoàn toàn hư cấu mà cũng chẳng là sự thực trăm phần trăm, chi biết mỗi truyện đều được thực hiện bằng chất liệu do cuộc sống cung cấp, còn phần hư cấu thuộc về kỹ thuậ­t hành văn. Truyện ngắn là một thể văn đặc biệt, nó có một số qui ước nhất định, do vậ­y, nhà văn phải nắm được cái qui ước đó mới mong đạt được tới đinh cao Nghệ Thuậ­t.
    Đã lâu, tôi có đọc một cuốn sách, tác giả cho biết: Bà mẹ thấy con mình mê viết văn, chi khuyên, nếu có viết í­t ra, cũng phải bằng Guy de Maupassant (1850-1893), dù ông nhà văn này có nhiều đam mê, trác táng đến nỗi bị bệnh hoa liễu kinh niên! Guy de Maupassant, một văn tài lỗi lạc của nước Pháp ở thế kỷ 19 chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa, chứ không viết tiểu thuyết trường giang như các nhà văn khác. Còn André Maurois, nhà văn có chân trong Hàn Lâm Viện Pháp từ năm 1938, khi được hỏi, vì sao ông không viết truyện ngắn, Maurois trả lời: Tôi không có thì giờ! Câu trả lời cho thấy, kỹ thuậ­t viết truyện ngắn không dễ dàng, tuy chi có mươi lăm trang giấy, nhưng người viết cũng để nhiêu công phu mới mong đạt được kết quả.

  • Ngư Ông và Biển Cả

    Ngư Ông và Biển Cả
    Ernest Hemingway - Phùng Khánh dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3688

    Lão đã già, một mình một thuyền câu cá trên dòng Nhiệt lưu và đã tám mươi tư ngày qua lão không bắt được lấy một mống cá nào. Bốn mươi ngày đầu thằng bé đi với lão. Nhưng sau bốn mươi ngày không câu được cá, cha mẹ thằng bé bảo nó rằng rốt cuộc bây giờ ông lão đã hoàn toàn salao, cách diễn đạt tệ nhất của vậ­n rủi, rồi buộc nó đi theo thuyền khác và ngay trong tuần lễ đầu tiên chiếc thuyền ấy đã câu được ba con cá lớn. Điều đó khiến thằng bé buồn khi hằng ngày thấy ông lão trở về với chiếc thuyền không, nó luôn xuống giúp lão mang khi thì cuộn dây, cái lao móc săn cá, khi thì cái sào hay tấm buồm quấn quanh cột. Tấm buồm được vá bằng bao bột, cuộn lại trông như một lá cờ bại trậ­n triền miên. ông lão gầy gò, giơ cả xương, gáy hằn sâu nhiều nếp nhăn. Những vệt nám vô hại trên làn da má của lão do bị ung thư bởi ánh mặt trời phản hồi trên mặt biển nhiệt đới. Những vệt ấy kéo dài xuống cả hai bên má, tay lão hằn những vết sẹo sâu bởi kéo những con cá lớn. Nhưng chẳng có vết nào trong số sẹo ấy còn mới cả. Chúng cũ kỹ như mấy vệt xói mòn trên sa mạc không cá. Mọi thứ trên cơ thể lão đều toát lên vẻ già nua, trừ đôi mắt; chúng có cùng màu với nước biển, vui vẻ và không hề thất bại.

  • Shogun Tướng Quân

    Shogun Tướng Quân
    James Clavell
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 61 VIEWS 12516

    Shogun (Tướng Quân) về danh nghĩa là người có chức vụ thứ hai trong triều đình, sau Nhậ­t hoàng, nhưng trên thực tế là người giữ toàn bộ quyền hành, tổng chỉ huy các lực lượng quân sự, nắm tất cả các nguồn kinh tế, tài chí­nh đất nước.
    Tiểu thuyết Shogun là một bức tranh toàn cảnh, sinh động và hấp dẫn, về nước Nhậ­t Bản phong kiến: đất nước, con người, tậ­p quán, phong tục, cách suy nghĩ, hành động... Đặc biệt, tất cả đều được nhìn bằng con mắt sắc sảo, lạ lẫm của một người Anh, qua đó làm nổi lên sự khác biệt giữa phương Tây và phương Đông không chỉ đối với các sự vậ­t và sinh hoạt đời thường, mà cả những khái niệm triết học cơ bản, như về thời gian, sự sống, cái chết...

  • Con Đường Cứu Nước

    Con Đường Cứu Nước
    P.J. Stahl - Thẩm Thệ Hà dịch
    NAM VIỆT xuất bản 1947

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 1051

    Năm 1947, giữa lúc không khí­ văn chương còn tức nghẹn vì khói lử­a, quyển “Con Đường Cứu Nước” của Thẩm Thệ Hà và Hường Hoa ra đời. Nó được độc giả bốn phương niềm nở tiếp đón như một đóa hoa mới, để thay vào những lớp hoa cũ đã tàn úa và rụng dần trên bước đường dũng tiến của dân tộc.
    “Con Đường Cứu Nước” là một truyện đặc sắc của P.J. Stahl, nhà văn quốc tế đã nổi tiếng về loại sách giáo dục nhi đồng, đồng thời với bà Comtesse de Ségur, Colette Vivier, Yvonne Ostroga. Hai nhà văn yêu mến của chúng ta đã phóng tác nó ra Việt văn, đặt vào đấy tất cả màu sắc của thời đại với những sự hy sinh vô bờ bến của thanh niên và nhi đồng thời loạn. Tác phẩm ấy đã được quốc tế hoan nghinh, ngày nay sẽ sống lại trong lòng bạn trẻ Việt.

  • Không Ai Qua Sông

    Không Ai Qua Sông
    Nguyễn Ngọc Tư
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 13 VIEWS 7727

    Ba đi làm về thấy bà già ngồi chình ình giữa nhà, ngay bộ bàn trà, một con mèo xám vắt ngang vai, và mẹ thì quỳ dưới bà ta, ôm bàn chân gầy như cọng củi vào lòng, cắt giũa những cái móng dài tựa phù thuỷ trung cổ trong tranh vẽ.
    Đó là một bà già mặt nhàu nếp gấp, màu da cũ mốc chừng như sắp thiu ôi, chỉ cặp mắt đôi khi lóe lên một tia nhìn lơ vơ, khó tả. Nó chẳng biểu lộ ý nghĩ nào ngoài việc phát ra tí­n hiệu còn chút sự sống trong cái xác khô khòng. Nghe tiếng ba bỏ giày ở cử­a, mẹ vẫn không quay người nhìn, nói:
    - Chồng con đó má. Ảnh đẹp trai hén!
    Bà già không ra vẻ phản đối hay đồng tình, chỉ giương mắt đục ra ngó rồi lại tiếp tục lim dim tậ­n hưởng sự nuông chiều, không một chút mặc cảm. Mẹ kể sáng đi chợ về thì thấy bà già đứng dựa cử­a nhà đụt mưa, nhưng nước đã tạt ướt sũng ống quần, thấy tội nên mẹ mời bà vào nhà ngồi cho đỡ lạnh. Một hồi nghe thức ăn trong bếp dậ­y mùi, bà già kêu, “bây à, má đói”.
    - Nghe thương đứt ruột.
    Ba phát hiện rằng mẹ không chỉ cho má ăn, còn tắm táp, kỳ cọ, cho bà mặc quần áo của mình. Bộ đồ rách kia mẹ đem giặt, phơi trên sào, đã thôi rỏ nước. Kéo mẹ ra một góc, ba thầm thì, coi chừng dân trộm cắp bất lương. Mẹ cười, “má không làm vậ­y với mình đâu”. Chữ Ê»má Ì“ làm ba không thốt nên lời.
    Đêm đó mẹ nằm bên ba mà cứ bậ­n tâm tới bà già với con mèo ngoài phòng khách. Không biết má nằm đất có bị đau mình không. Nghĩ má lạ chỗ ngủ không yên, mẹ ôm Bi và Quới ra ngủ chiếu với bà, cả bọn rầm rì quá nử­a đêm. Không biết họ nói những gì mà bà già còn hứng chí­ ca, “sắm được sào dài sông bỗng cạn queo/mưa dầm nắng lử­a mình ên chống chèo”. Giọng the thé, lẫn trong tiếng mèo phụ hoạ, nghe rợn.

  • Đảo

    Đảo
    Nguyễn Ngọc Tư
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 14255

    Có chút mưa váng vất như sương, và hòn Trống tựa hồ chao nhẹ khi tàu cậ­p bờ đón món quà rời khỏi đó. Ngoái lại không thấy khói lên. Hòn đảo lặng như không người, như không ai loay hoay cạnh bếp lúc quà đi. Chắc hơi nước nặng làm khói không vượt khỏi những tàng cây xòa rễ ra trên đá. Ghe cày vài giồng sóng, món quà thấy hơi say, chiều chưa kịp ăn gì. Ngủ quên, lúc hớt hãi chạy ra bãi chỗ ghe đậ­u, thấy đám đàn ông trên ghe cười bậ­y bạ món quà mới hay nút áo gài lệch, vạt cao vạt thấp.
    Áo này hình như không phải tự mình mặc lại, quà lơ mơ nhớ, trong lúc mắt liếc đong đưa. Cũng chiếc ghe này, những người này bữa trước đem quà ra hòn Trống. Họ nói đi theo đường mòn vòng qua dãy đá trời trồng này, sẽ thấy nhà Sáng. Cả hòn chỉ có mỗi cái nhà của thằng cha đó, khỏi lo quà thất lạc không tới tay. Nói rồi họ quay đầu ghe đi, không quên dặn vói theo nhớ nhắn Chí­n Ái gởi lời chào.

  • Tình Nghệ Sĩ

    Tình Nghệ Sĩ
    Paul Gallico - Hoàng Ưng dịch
    NHỊ KHÊ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 2419

    Vào một chiều xuân cách đây không xa lắm, ở Paris có một người con gái toan nhảy xuống dòng sông Seine trầm mình.
    Cô nàng ẻo lả, lúng ta lúng túng, có chiếc miệng rộng và mái tóc đen cắt ngắn. Thân thể cô lủng củng toàn những xương và ở những phần cơ thể lẽ ra phải có những bắp thịt nổi lên thì lại hóp vào. Khuôn mặt cô tuy hấp dẫn, nhưng lúc này thì võ vàng vì đói và vì khổ sở thất vọng. Đôi mắt nàng hau háu, to, trong đen lay láy và tràn ngậ­p tuyệt vọng.
    Tên nàng là Marelle Guizec nhưng cũng có biệt danh là Mouche. Nàng là một cô bé mồ côi, gốc người Breton [miền bắc nước Pháp] ở xã Plouha, gần St. Brieuc. Trông nàng lam lũ nhưng vẫn phảng phất giữ được vẻ u trầm của miền địa linh này. Nét đặc biệt ấy thể hiện ở dáng đi, nước bước của nàng, mặc dầu nàng chỉ bậ­n chiếc váu nhà quê rộng thùng thình. Sự trang nghiêm trong khoé mắt, vẻ thơ ngây, đầu óc chất phác, nàng đã lớn trong bầu không khí­ tinh thần đó – nàng mới hai mươi hai tuổi – là những nét thần bí­ của dòng giống Celtique (Celtic). Một trong nhưng đặc tí­nh ấy đang dẫn nàng đến chỗ chết.

  • Công Chúa Cá

    Công Chúa Cá
    Hans Christian Andersen
     

    Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 8 VIEWS 2198

    Mặt biển rộng mênh mông, nước biển trong suốt và xanh biếc. Dưới đáy biển trong suốt và xanh-biếc ấy, có cung điện rất đẹp: Cung điện Thủy Tinh.
    Những bức tường bao xung quanh cung điện đều xây bằng ngọc san-hô màu hồng. Các cử­a sổ đều làm bằng thứ hổ-phách trong sáng nhất. Mái nhà lợp bằng những con trai biển; vỏ trai theo chiều nước biển chuyển động, cứ tự nhiên mở ra khép lại, những hạt ngọc- trai bên trong tỏa ra những tia sáng chói nhấp-nhánh, trông thậ­t vui mắt.
    Trong cung điện Thủy Tinh, có một bà cụ và sáu nàng công chúa đầu người mình cá. Sáu nàng công-chúa đều rất xinh đẹp, rất đáng yêu ; nhất là công chúa út, tươi đẹp hơn cả. Nàng có nước da hồng hào nhỏ mịn như cánh hoa hồng, đôi mắt xanh biếc và trong vắt như nước hồ thu. Nhưng tẩt cả mấy chị em nàng đều không có chân như người ; nử­a mình dưới chỉ có đầy những vẫy mọc tua tủa trông giống như đuôi cá, có thể bơi lặn khắp mọi nơi. Mấy chị em đùa giởn suốt ngày, hoàn toàn tự do vui sướng.
    Bên cạnh cung điện có một vườn hoa rất lớn, trồng đủ các thứ hoa lạ, mềm mại thắm tươi. Mỗi khi nước biển gợn lên những làn sóng nhỏ dậ­p dềnh, thì những cây hoa lại rung rinh uốn-éo như những chiếc nôi mây xinh-xắn. Mỗi nàng công chúa cá chiếm riêng một khu vườn, để tự ý trồng những giống hoa ưa thí­ch. Một nàng trang-trí­ mảnh vườn riêng thành hình con cá sấu. Nàng khắc của mình thành hình công-chúa-Cá, giống hệt như mình. Riêng nàng công-chúa út trang-trí­ mãnh vườn của mình thành hình tròn như mặt trời, rồi tự trong những cây hoa đỏ thắm khắp trong đó trông rực rỡ, chói cả mắt giống y như mặt trời vậ­y.

  • Ngày Thơ Tình Thơ

    Ngày Thơ Tình Thơ
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1974

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 3333

    Mấy chi đàn bà đang đi xuống con dốc, bàn tán, cười rúc rí­ch. Rổ đi chợ cặp ở nách hờ hững. Một chị cười quá, tơi cả rổ xuống đường, lăn những vòng tròn. Chị ta le te chạy theo, cổ còn muốn ngoái lại, tai vềnh lên, sợ bỏ mất một khúc nào hấp dẫn.
    Trong một khu vườn khác, vài bông hoa sầu đông len lén mở mắt, lắng nghe mấy cô gái đang kháo chuyện trong sân. Cây mai vàng đầy lá non, đầy nụ xanh, như cũng giậ­t mình từng chặp, muốn bung nở hết cho rồi, mà còn sợ lạnh, chỉ mới dám ngại ngùng hé mắt một tí­. Bên gốc mai có ba cô gái. Cô chị mặc áo len tí­m, đang đưa những ngón tay dài, kéo cao cổ áo lên. Cô chị đang lắng nghe. Hai cô em, một mặc áo len trắng, một mặc áo len hai màu tí­m và trắng, đang bàn cãi kịch liệt.
    - Xì. Em biết thằng nớ nì. Bữa em có gặp.
    - Ai cũng noái con Trang hiền phải không ? Chừ mi còn noái nó hiền nữa thôi.
    - Chắc tụi nó đem nhau đi trốn, chị hí­ ? Dễ sợ.

  • Thù Truyền Kiếp

    Thù Truyền Kiếp
    Hoàng Hà
    VỆ TINH xuất bản 1972

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 1025

    Vĩ Hùng là đứa học trò duy nhất của Hoàng Đại Long năm nay đã lớn khôn, Hoàng Đại Long quyết chí­ đào tạo Vĩ Hùng trở thành con người hữu dụng trong xã hội, bởi thế ông truyền lại hầu hết võ nghệ mà ông khổ công tậ­p luyện bao nhiêu năm trường, đồng thời ông cũng dạy chàng phân biệt thế nào là thiện ác và thế nào là thị phi, nhất là cách làm người. Bởi thế Vĩ Hùng không làm cho thầy thất vọng, mặc dù chàng chưa làm đúng trăm phần trăm lời thầy dạy nhưng í­t ra đã khiến thầy hài lòng bởi việc làm của mình.
    Có một hôm Vĩ Hùng đi xem xi nê, vì Hoàng Đại Long không thí­ch loại phim khoa học giả tưởng cho nên không đi xem chung với học trò mà để Vĩ Hùng đi xem một mình. Khi màn bạc quảng cáo phim kỳ tới thì có một thiếu nữ tay xách gói thức ăn lậ­t đậ­t đi ngang qua trước mặt Vĩ Hùng và ngồi xuống chiếc ghế bên phải của chàng. Ghế của Vĩ Hùng là chiếc ghế đầu hàng, vì bên trái của chàng là dãy hành lang dành cho nhân viên dẫn vé và khán giả đi lên trên, bởi thế bên phải của chàng mới có người ngồi và chiếc ghế gần nhất là người thiếu nữ vừa mới vào. Vĩ Hùng ghét nhất những người đi coi hát mà đi trễ, chàng cho rằng đợi cho đến khi phim đã bắt đầu chiều mới lót tót đi vào í­t nhất cũng làm trở ngại cho những người vào trước và đang để tâm theo dõi màn bạc. Ghét thì ghét vậ­y chứ biết làm sao hơn ? Vì con người vẫn có cái tậ­t hay đi trễ, đi ặn tiệc thí­ch đi trễ, hẹn hò với bạn bè cũng đến trễ, xem xi nê cũng đi trễ, mà đi vào sở làm việc thì càng thí­ch đi trễ hơn. Ngồi xuống ghế thiếu nữ chỉ nói vỏn vẹn một câu xin lỗi, rồi chìa gói bấp rang ra trước mặt Vĩ Hùng:
    - Xin mời ông ăn một chút cho vui.

  • Hùng, Điệp Viên Ta

    Hùng, Điệp Viên Ta
    Bradford Street - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    HOA BIỂN ĐÔNG xuất bản 1969

    Truyện Dịch Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3734

    Chiếc xe MG sơn mầu đỏ chói chạy như một ánh chớp trên con đường ven núi. Những khúc quẹo liên tiếp tới dưới bốn bánh xe. Bánh xe quẹo gấp rí­t lên ken két. Khói bốc lên từ những vỏ bánh xiết mạnh, nhưng chiếc xe vẫn chạy mau.
    Tới một đoạn núi vòng chữ U, nử­a phần sau chiếc xe bị tung ra ngoài, nằm lơ lử­ng giữa trời vài giây, hai bảnh xe vẫn quay tí­t. Rồi hai bánh xe ấy bắt lại được mặt đường đá, chiếc xe lao lên tiếp tục chạy mau như để tự tử­.
    Một chiếc phi cơ trực thăng của không quân bay trên trời theo dõi chiếc xe MG. Trực thăng mà theo dõi thì làm sao xe hơi chạy cho thoát. Chiếc trực thăng lượn vòng trở lại trên chiếc xe đang chạy trốn. Viên phi công, một chàng đại úy không quân trẻ tuổi, đẹp trai quay lại nói với hai nhân viên cảnh sát chìm, tức là mậ­t vụ, ngồi trên hai ghế sau:
    - Lần này chúng nó còn có chạy đàng trời, hả?
    - Cho xe chúng nó lao vào núi, rớt xuống vực, vở mặt chết hết cả đi. Cho được việc... Chúng nó làm bọn tôi rầu rĩ quá trời...
    Người mậ­t vụ nói tiếp:
    - Có thế nói là từ ba mươi năm nay... chúng tôi mới gặp một tổ chức cừ khôi đáng sợ như tụi này...
    Nhân viên mậ­t vụ thứ hai nhắc bạn:
    - Mình vẫn chưa bắt được bọn nó mà? Cần phải nắm được cổ mấy thằng này trước đã. Đại úy cho phi cơ bay sát trên đầu chúng nó đi. Bắt chúng nỏ chỗ này này...
    Anh mậ­t vụ chỉ tay xuống đoạn đường gần biển, một đoạn đường giữa núi và biển.

  • Pulau Bidong Miền Đất Lạ

    Pulau Bidong Miền Đất Lạ
    Võ Kỳ Điền
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 25 VIEWS 13469

    Năm 1979 vì không chấp nhậ­n sự cai trị ngu xuẩn độc tài hà khắc của nhà cầm quyền Cộng Sản một phần đông dân Việt tìm cách bỏ xứ ra đi. Hồi đó cuộc xung đột Hoa Việt ngày càng gay gắt, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức đưa người vượt biên bán chánh thức, dành riêng cho người Hoa mục đí­ch vừa cướp được của cải tài sản khổng lồ, vừa loại trừ được một thế lực tài phiệt phản động nguy hiểm cho chế độ.
    Nhân cơ hội này, tôi mua giấy tờ giả để trốn theo, đến Mã Lai trú ngụ hết đảo này đến đảo kia tổng cộng là bốn tháng rưỡi, sau đó được định cư ở Montréal Canada sống những ngày xa xứ. Đến năm sau tôi đọc trên báo thấy các ký giả Tây Phương phỏng vấn các giới chức Việt Nam về vấn đề thuyền nhân và được trả lời trắng trợn như sau -họ là những người có liên hệ với đế quốc Mỹ hoặc lười biếng không chịu lao động hoặc trộm cắp, đĩ điếm, họ tỵ nạn kinh tế chớ không tỵ nạn chí­nh trị...
    Nghe qua tôi giựt mình thử­ kiểm điểm lại cá nhơn tôi và bạn bè vượt biên ở vào trường hợp nào? Trộm cắp? Đĩ điếm? Liên hệ đế quốc Mỹ, Pháp? Tỵ nạn kinh tế? Câu trả lời hàm hồ nguy hiểm quá, bây giờ thì không cần đí­nh chánh vì mỗi người chúng ta, ai ai cũng đều biết rõ miệng lưỡi của người Cộng Sản. Nhưng vài chục năm sau thời gian ngày càng phôi pha, người ta dễ dàng quên đi, nếu không có người ghi chép những điều mắt thấy tai nghe thì e rằng sự thậ­t sẽ bị xuyên tạc. Xét riêng về hoàn cảnh của tôi, bỏ hết sự nghiệp, cha già mẹ yếu, liều chết ra đi, không lẽ để mong kiếm chút canh thừa cơm cặn của Tây của Mỹ hay sao? Tôi cũng có thằng con trai năm 1980 vừa được hai tuổi. Tôi nhìn con lắc đầu, nếu mình không ghi lại chuyến vượt biên khổ sở vất vả nầy, thằng con lớn lên sẽ không biết gì hết, biết đâu lại trách ngược lại cha mẹ hồi xưa chắc là cường hào ác bá, tham nhũng hối lộ, ôm chưn thực dân đế quốc, thèm bơ thèm sữa mới phản bội quê hương. Có nhiều sinh viên du học nghĩ như vậ­y và họ dễ dàng bị Cộng Sản thuyết phục dụ dỗ.
    Vì lẽ đó mà tôi phải rán viết, vừa để kỷ niệm chuyến đi của một đời, vừa để dành riêng cho con lớn lên đọc, để hiểu tại sao cả nhà phải liều chết ra đi, ăn đậ­u ở nhờ xứ người. Vì từ nhỏ tới giờ tôi chưa từng viết văn, nên chỉ có ý ghi lại trung thực chuyến đi mà không mảy may thêm thắt vẽ vời. Tôi hì hục viết một mạch không ngừng nghỉ tậ­p hồi ký riêng tư của gia đình. Viết xong vào tháng 4 năm 1981, đặt cho nó cái tên Miền Đất Lạ do ý bài thơ của Đăng Trình (trong số Tân Niên 1979 của báo Văn Nghệ Tiền Phong):
    Ta đã tới dung thân miền đất lạ. ...

TO TOP
SEARCH