-
Hoa Đăng
Thơ VH Miền Nam Trước 75
Vũ Hoàng Chương
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1959CHAPTERS 50 VIEWS 77653
Hoa mai nở tuyết đầu khe suối
Làn sóng kỳ hương nhập ánh trăng
Ca giữa lời mây hề đàn trong tiếng khói
Hồn cũ trời Nghiêu hề ai có nghe chăng?
Ta nghe vạt áo Cô Hằng
Nổi lên trận gió chim bằng ngày xưa...
Nhạc tan thành một bài thơ
Giòng Ngân quạ réo đôi bờ lưu ly...
Từ phen Trái Đất ra đi
Lệ chia phôi đã xanh rì trùng dương
Chiều nay hề lòng khe nở nguyệt
Đầu khe hề rừng tuyết đưa hương
Tám suối âm thanh hề dồn trong nhịp trúc
Ta gõ mà chơi hề vang giấc hoàng lương
Nhắn chơi về cuộc tang thương
Bóng hoa mai rợp con đường trầm luân
Đời hiểu gì chăng hề chữ Đạo?
Ta có hay không hề cái Thân?
Nước trôi sáu ngả vào Tần
Chẳng qua một phút mây vần sườn non -
Việt Sử Tân Biên 1
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1956CHAPTERS 21 VIEWS 5637
Họ Hồng Bàng ra đời trước Thiên Chúa kỳ nguyên ngồi 30 thế kỷ.
Với họ Hồng Bàng xuất hiện một dân tộc tại vùng hạ lưu sông Dương Tử phêu bạt dần xuống miền Đông Nam Trung Quốc, vịnh Bác Việt và ngày nay dừng chân bên bờ biển Tiêm La.
Dân tộc đó là dân tộc Việt Nam.
Bắc, qua nhiêu thể hệ Việt Nam chống nhau với Đế Quốc Hán tộc, một khối người trên 400 triệu, diện tích 3.637.000 cây số cuông, một quôc gia đông đảo, rộng rãi và trước đây văn minh vào bậc nhất trên thế giới. So sánh với Trung Quốc hùng vĩ như cậy, Việt Nam chỉ là một Quốc gia nhược tiểu, dân số chưa nổi một phần hai mươi, đất đai gồm lại chỉ là cát giải nếu Trung Quốc có thể ví là cái áo.
Nam, từ đệ tam thế kỷ sau Tây Lịch Việt Nam luôn luôn bị nạn quấy phá của Chiêm thành tuy chảng là một nước lớn nhưng củng là một dân tộc đã tiến hóa và kiệt hiệt dưới trời Đông Nam Á ngót một ngàn năm. -
Việt Sử Tân Biên 2
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1958CHAPTERS 24 VIEWS 4846
Nhà Lý cáo chung tứ mạng sau 215 năm cầm đầu dân tộc Việt Nam.
Ông vua cuối cùng của Lý triều đến Huệ tôn thì không còn đủ năng lực và trí sáng suốt để đảm nhiệm trọng trách của mình đối với Quốc gia, Dân tộc. Tháng10 năm giáp thân, (1225), Huệ tôn tự bỏ ngai vàng, nhường đế vị cho Công chúa Phật Kim mới 7 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Chiêu Hoàng.
Huệ tôn xuất gia đầu Phật tại chùa Chán Giáo. Trong những năm cuối cùng của họ Lý - nước nhà đã trải nhiều ly loạn, nhân dân từ các vùng thành thị đến thôn quê điêu đứng lầm than hết chỗ nói. Nạn giặc cướp, trộm đạo, quan tham lại nhũng hoành hành khắp mọi nơi. -
Việt Sử Tân Biên 4
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961CHAPTERS 18 VIEWS 1203
Việt Sử Tân Biên quyển 4 tiếp tục trình bầy cùng bạn đọc những sự việc xảy ra từ cuối đời Tây-Sơn qua đời Nguyễn - sơ là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng từ cuối thế kỷ XVIII qua thượng bán thế kỷ XIX.
Chúng tôi nói như vậy là vì lúc này về phía Tây-phương đang có những thay đổi lớn lao : (và những sự thay đổi của Tây-phương thuở đó có nhiều ảnh hưởng đến Á-châu) nền kỹ nghệ ở đây bột phát làm cho nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp, Bào-đào-nha, Hòa-lan v.v... trở nên vô cùng thịnh đạt và do đó họ phải ào ạt xuất dương đi kiếm thị trường và nguyên liệu. Lại cũng do vấn đề sản xuất quá thặng dư, một vấn đề khác tự nhiên được đặt ra tai hại cho các dân tộc chậm tiến là vấn đề các cường quốc Tây-phương ganh nhau chiếm đất rồi chiếm cả người lẫn của ở nhiều lục địa lạc hậu để Xây dựng đế quốc. -
Việt Sử Tân Biên 5
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961CHAPTERS 25 VIEWS 1601
Việt-Nam do hai Hòa-ước 1862 và 1884 đã mất dần đất đai vào tay đế-qúổc Pháp. Bắt đầu là Nam-Kỳ, vùng này đã được con dân Việt-Nam đổ bao nhiêu mồ-hôi nước mắt không riêng từ Gia-Long khi còn là Đại Nguyên súy nhiếp quốc chính. Các tiên chúa trước Cao-Hoàng nhà Nguyễn và các đồng bào nông dân trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã âm-thầm trút rất nhiêu xương máu, đã hao tốn rất nhiêu trí-lực mới đặt chân được vào miền Đồng-nai, biến nơi đây muỗi mòng, rừng rậm, lam chướng này ra giải đất phì-nhiêu chan hòa sinh-khí.
-
Việt Sử Tân Biên 6
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1963CHAPTERS 23 VIEWS 1580
Hòa-ước Giáp-Thân ký ngày 6-6-1884 giữa các ông Ngnyễn-văn-Tường, Phạm-thận-Duật đại-diện Nam-triều và Patenôtre đại-diện chánh-phủ Paris đã là bản án khai tử đối với nền độc-lập của Việt-Nam cuối thế-kỷ XIX.
Hy-vọng cứu-vãn đại-cục nước nhà bấy giờ đã thành cái bóng mỗi phút một mở thêm trên bầu trời chánh-trị Việt-Pháp. Trong lúc này binh đội của nhà Thanh đã rút khỏi về bên kia biên giới, quân lực của Tiết-chế quân-vụ Hoàng-kế-Viêm cũng đã chìm lặng dần trên xứ Bắc. -
Việt Sử Tân Biên 7
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1972CHAPTERS 10 VIEWS 892
Albert Sarraut nguyên Toàn quyền Đông Dương trên bốn chục năm trước đây có phổ biến một tác phẩm nhan đề là "Grandieur et servitude coloniale" (Vinh nhục của -chủ nghĩa thuộc địa) trong đó mặc dầu có sự ca tụng chánh sách thực dân của nước Pháp nhưng cũng có lời thành thực thú nhận rằng chánh sách thuộc địa nào cãng phải dựa vào cường quyền hay bạo lực. Ngoài ra kẻ đi chinh phục bao giờ cũng đặt quyền lợi của mình và của xứ sở mình trên hết.
-
Việt Sử Tân Biên 3
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phạm Văn Sơn
VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1959CHAPTERS 18 VIEWS 1255
Đầu thế kỷ XVI, con cháu vua Lê Thái Tổ hư hèn, nạn chém giết nhau vì quyền vị đà khai diễn hàng ngày giữa các phần tử trong Hoàng gia, rồi ra tới ngoải triều đình việc vua giết tôi, tôi giết vua cũng luôn luôn xuất hiện khiến cái ngai vàng của vua Lê Chiêu Tông phải gảy gục, rồi nhà Mạc ra đời chiếm giữ toàn thể cõi Bắc.
Họ Trịnh lấy vua Trang tông làm bung xung xưng vương ở đất Thanh, họ Nguyễn chẳng chịu kém cũng dựng cờ tự trị tại hai miên Thuận, Quảng.