CLOSE
Add to Favotite List

    NXB TRÌNH BẦY

  • Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka

    Bất Ngờ Tại Nhà Ga Krechetovka
    Aleksandr Solzhenitsyn
    TRÌNH BẦY xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 8230

    Bất ngờ tại nhà ga Krechetovka (The Incident at the Krechetovka Station) là một truyện "bực thầy", được diễn đạt qua ngòi viết của danh sĩ Aleksandr I. Solzhenitsyn, mô tả và ghi lại những dằn vặt, ray rứt, những băn khoăn khôn cùng của một người trẻ tuổi đụng đầu phải với những thực tế của chủ nghĩa cộng sản… Cuộc vậ­t lộn nội tâm thực tế chỉ được ghi lại một cách vô tư...

  • Chúa Đã Khước Từ
  • Khu Rác Ngoại Thành

    Khu Rác Ngoại Thành
    Thế Phong
    TRÌNH BẦY xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 8050

    Ở ngoài lộ nhìn vào, thấy đống rác lù lù che gần khuất mái nhà, dễ nhiều người đã tưởng rằng đó là những căn nhà trước đây chủ rừng cao su cất cho công nhân ở, nay đã bỏ hoang...
    Chủ của năm căn nhà trên là một binh sĩ thuộc liên đoàn nhảy dù đồn trú ở phí­a bên kia đường cái, trước bãi rác. Nay anh ta đã giải ngũ. Khu đất hoang này cũng như khu rừng cao su, quyền sở hữu chí­nh ra là của linh mục sở tại, nhưng anh cựu chiến binh kia dựa vào uy thế nhà binh đã dựng nhà lên, chiếm cứ bất hợp pháp.

  • Một Bông Hồng Cho Văn Nghệ
  • Ngàn Cánh Hạc

    Ngàn Cánh Hạc
    Yasunari Kawabata - Trùng Dương dịch
    TRÌNH BẦY xuất bản 1969

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 22345

    Ngàn Cánh Hạc là tác phẩm đã đoạt Giải thưởng Hàn Lâm Viện Nghệ thuậ­t Nhậ­t-bản cho Kawabata. Truyện kể lại những mối tình giữa chàng Kikuji và những người đã quen biết thân phụ chàng. Trong một buổi trà đạo do cô Chikako Kurimoto, một người yêu cũ của thân phụ chàng tổ chức, Kikuji đã gặp lại bà Ota và cô con gái là Fumiko, sau bốn năm trời xa cách. Bà Ota cũng là một người yêu cũ của thân phụ chàng. Cô Chikako đã giới thiệu với Kikuji một thiếu nữa khác là Inamura. Hình ảnh ngàn cánh hạc với người thiếu nữ nhà Inamura, hình ảnh trong trắng của Fumiko giữa một xã hội nhơ nhớp, những ghen ghét mưu toan của một người đàn bà mang cái bớt trên ngực và sự rụt rè sợ hãi của một người đàn bà khác mang mặc cảm tội lỗi trong hồn, tất cả đã quay cuồng trong cái nội tâm quá nhạy cảm của chàng Kikuji, tất cả đã diễn ra trong cái không khí­ êm đềm ngoài mặt của trà đạo... Ngàn cánh hạc cũng như Xứ tuyết, sẽ đưa người đọc vào một thế giới của những rung động thầm kí­n nhất, say đắm nhất nhưng cũng tinh tế nhất của tâm hồn Nhậ­t-bản.

  • Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp

    Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp
    Thảo Trường
    TRÌNH BẦY xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5863

    Trong phong trào thi đua đặt chông bẫy diệt Mỹ phòng thủ xóm, anh cán bộ giao cho chị Tư một quả lựu đạn, bảo chị phải kẻ một khẩu hiệu "Đả đảo Đế quốc Mỹ" mắc lên một thân cây và gài trái lựu đạn vào sau tấm biểu ngữ làm bẫy. Anh còn làm cho chị xem, rồi tháo ra để chị tự làm lấy. Anh lý luậ­n rằng phải chí­nh chị tự tay làm lấy để cho hành động thấm nhuần tư tưởng! Chị Tư ì ạch kẻ khẩu hiệu "Đả đảo Đế quốc Mỹ" trên một tấm ván gỗ. Chị Tư ì ạch vác thang ra gốc cây trước cử­a nhà. Chị Tư ì ạch mang cái bụng chử­a lên thang. Chị Tư ì ạch đóng đinh tấm bảng vào thân cây và buộc quả lựu đạn nơi phí­a sau tấm bảng. Chị Tư ì ạch cột sợi giây oan nghiệt từ chốt lựu đạn sang một cành cây, trước cặp mắt khuyến khí­ch của anh cán bộ đứng dưới. Mồ hôi chị Tư vã ra ướt đẫm cả quần áo. Chị tuột xuống thang trở vào nhà thay quần áo khác rồi trở ra ngồi ở bậ­c cử­a nhìn lên tấm bảng khẩu hiệu "Đả đảo Đế-quốc Mỹ". Anh cán bộ mang hộ chị chiếc thang vào sau nhà, xong cũng ra ngồi kề bên chị. Chị Tư ứa nước mắt nhìn tấm bảng, nhìn anh ta, rồi chị giắt anh ta vào giường. Chị Tư đè ngử­a anh cán bộ xuống rồi chị khóc nấc lên thành tiếng: "Tôi đây, tôi là của anh, nhà của tôi là của anh, cái bào thai này cũng là của anh. Nó phải là của anh!" Anh cán bộ ú ớ dưới ngực chị: "Nó là của Đảng! Tất cả là của Đảng!"

  • Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem

    Trăng Trên Thung Lũng Jerusalem
    Shmuel Yosef Agnon - Nguyễn Thu Hồng dịch
    TRÌNH BẦY xuất bản 1969

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 2910

    Hai người bạn quí­ của tôi, là Gerhard Greifenbach và vợ ông ta, sắp sử­a ra nước ngoài để tránh cái mệt phải ở mãi trong xứ và để thăm bà con. Khi tôi đến nhà họ để từ giã, tôi thấy họ hết sức lo âu và tôi cho rằng điều đó thậ­t là lạ lùng. Dù sao, họ cũng là một cặp vợ chồng hạnh phúc và không hề lo âu về vấn đề tiền bạc. Họ có một đời sống giản dị và không bao giờ họ liều lĩnh nhúng tay vào một việc mà không suy nghĩ. Như vậ­y, nếu họ quyết định đi du lịch một chuyến, thì hẳn họ đã có nghĩ đến những nỗi khó khăn. Tại sao, từ lúc quyết định đi, họ lại có vẻ quá buồn rầu, quá lo lắng?
    Ngồi trước chén trà, chúng tôi nói về những xứ mà hai người muốn viếng. Một số trong những xứ đó không được nhắc đến. Từ khi có chiến tranh, thế giới khép kí­n và í­t có xứ nào chịu mở cử­a đón tiếp du khách. Và ngay cả những xứ ta có thể đến được cũng không tỏ ra hiếu khách. Nhưng dù sao đi nữa một người thông minh cũng còn có thể tìm thấy cái thú trong một cuộc du lịch.

  • Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung
  • Xứ Tuyết

    Xứ Tuyết
    Yasunari Kawabata
    TRÌNH BẦY xuất bản 1969

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    VIEWS 21332

    Xứ tuyết là tiểu thuyết đầu tay của văn hào Nhậ­t Bản Kawabata Yasunari. Cùng với Ngàn cánh hạc và Cố đô, Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968. Xứ tuyết mang âm hưởng truyền thống lữ hành của các thi nhân văn sĩ Nhậ­t Bản từ xa xưa. Câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng. Shimamura, sinh ra và lớn lên ở một khu phố thương mại của Tokyo, đã lậ­p gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bị một huyền lực điều khiển, vì vậ­y chàng đam mê theo học nghệ thuậ­t vũ đạo Tây phương và hoạt kịch. Là một chàng trai tài tử­ nhàn rỗi thiếu thành khẩn với chí­nh mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàng thí­ch lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phí­a Bắc Nhậ­t Bản trong ba mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông.

TO TOP
SEARCH