-
Chùa Đàn
Truyện Dài
Nguyễn Tuân
TÂN VIỆT xuất bản 1947CHAPTERS 3 VIEWS 17975
Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phía tây Bắc bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù. Anh Lịnh.
Thật vậy, trong đời sống hằng ngày của trại an trí, người bị đi đày kia là tượng trưng cho đời tù của bọn trí thức say đắm với công cuộc, vướng luỵ vì hoài bão, đưa Cách Mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh đày ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậc chân tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh. -
Một Giấc Mơ Ghê Gớm
Tập Truyện Kinh Dị Truyện Hay Tiền Chiến
Trọng Miên
TÂN VIỆT xuất bản 1940CHAPTERS 5 VIEWS 922
Khuya lắm, một trận gió lạnh trong cơn mưa lớn làm cho tôi tỉnh dậy. Bên mình tôi là một xác thịt trần truồng đang mê ngủ sau cơn khoái lạc. Tôi nhớ lại đã đi vào một nhà gái trụy lạc trong lúc say.
Tôi lại đắm đuối vào xác thịt nồng nàn đê quên nỗi chán sầu vừa tỉnh dậy trong hồn. Nhưng sự khoái lạc chỉ thêm thấm thía u buồn, một khối u buồn thiên vạn cố. Như một người đi trốn tôi vội vàng ra đi giữa lúc mưa lạnh, vì trong lòng cơn bão táp của đau thương bùng cháy.
Nhưng tôi biết đi về đâu ? Căn gác vắng thì chỉ có trống lạnh với bóng tối đợi chờ. Mà, như đã bao đêm, tôi biết không thể ngủ, chập chờn, khắc khoải. -
Nổi Lòng Đồ Chiểu
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Phan Văn Hùm
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 6 VIEWS 3764
-
Tang Tóc
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Trọng Can
TÂN VIỆT xuất bản 1942CHAPTERS 3 VIEWS 130
Đêm hôm nay lạnh lắm vì mùa đông ngự tới đã lâu.
Nhưng mùa đông hay đêm lạnh không phải là một cớ khiến cho tồi buồn.
Đêm đã khuya rồi. Nhà tôi lại «vắng» quá : ba bốn đứa em nhỏ đã ngủ say cả với vú già, trong khi ấy mẹ nuôi tôi về quê vắng. Mà đường phố cũng vắng quá. Tôi mong, tôi tìm một tiếng động, dù rất nhỏ ở ngoài phố hay ở trong nhà để đến phá tan cái ám ảnh vẫn lẳng nhẳng theo tôi từ tối. Nhưng không được. Mấy đứa em nằm với vú già trong kia thiêm thiếp ngủ như mấy con gà mới nở, nằm dưới bụng mẹ. Ngoài đường không một tiếng bánh xe qua hay một tiếng chân người. -
Thanh Gươm Tử Ánh
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Văn Tuyền
TÂN VIỆT xuất bản 1942CHAPTERS 10 VIEWS 956
Năm Kỷ dậu, vua Ngọa Triều băng hà, lão thần Lý công Thụ, sau khi mở Giảng võ đường ở núi Trường san để thu đồ đệ, trở về triều mưu cuộc đảo chính, tôn' Lý công Uẩn lên ngôi vua, tức là vua Thái Tổ nhà Lý vậy.
Việc triều chính đã tạm thu xếp xong xuôi, Thái tổ thấy đất Hoa Lư chật hẹp, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn bàn cùng các quan văn võ rồi quvết định dời đô về La Thành.
Tháng bẩy, năm Thuận thiên nguyên niên (1010), Ngài xuống thủ chiếu dời đô, lời dịch như sau này :
"Xưa nhà Thương đến vua Bàn Cann, năm lần dời đô nhà Chu đến vua Thành vương, ba lần dời đô, há có phải là các đời vua Tam Đại theo ý riêng của mình tự tiện dời đổi đâu, mà chính là tính việc lớn, phải tìm chỗ dữa trong nước để đóng đô, tính cuộc muôn đời cho con cháu, trên thuận lệnh Trời, dưới theo lòng Dân, hễ có tiện lợi thì thiên đô, cho nên ngôi nước được lâu dài.
Thế mà đời Đinh, Lê, theo ý riêng quên mệnh trời, không noi theo nhà Thương, nhà Chu, cứ cầu an ở dây, đến nỗi ngôi truyền không số toán ngắn ngủi, trăm họ bao tổn muôn vật mất nghi, ta rất lấy làm buồn, không dời đi chỗ khác thì không được." -
Tôn Thọ Tường
Phi Hư Cấu Sử Địa
Nguyễn Bá Thế
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 5 VIEWS 4
Tôn Thọ Tường sinh năm 1825, tại huyện Bình Dương, trấn Phiên An (Gia Định) là con của Tôn Thọ Đức, ông này đậu Cử nhân năm 1821 làm quan đến chức Tuần phủ Thuận Khánh, mất tại chức năm 1840. Là cháu nội của Tôn Thọ Vinh, là quan võ đến chức Hậu dinh Phó Đô Thống chế, có theo chúa Nguyễn Ánh sang Vọng Các năm 1784, nên năm 1810, vua Gia Long cho thờ trong Trung hưng công thần miếu.
Lúc nhỏ, Tôn Thọ Tường có ra Huế theo học với ông Nguyễn Hữu Quang. Năm 1842, Tôn Thọ Tường phải về Nam thọ tang cha, sau khi mãn tang năm 1843, ông kết duyên cùng bà Trần Thị Lê ở chợ Lách quận Vũng Liêm, Vĩnh Long.
Sau khi an bề gia thất, Tôn Thọ Tường ra Huế xin tập ấm, triều đình xét thấy ông là cháu công thần thuộc phái võ quan, nên ban cho ông Võ hàm Án kỵ úy, ông không được hài lòng vì sở trường của ông là văn chương, nên ông xin cải hàm văn, nhưng triều đình không thuận, nên ông bỏ về Gia Định. -
Trên Đồi Xim
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Khắc Mẫn
TÂN VIỆT xuất bản 1941CHAPTERS 4 VIEWS 1126
Tuy mới ban mai, nhưng khí trời tháng sáu đã bức tức, khó chịu. Phải chăng vì những rụng núi làm bao bọc quanh vùng, phơ phớt trong lớp sương mờ trắng, ngăn cản gió ngoài lướt tới, khiến hơi thở của người như khó thoát ra xa ?
Phong cảnh âm u. Cây cỏ lặng lờ chờ gió thoảng. Dưới dàn thiên lý, mấy cụm phong lan im lìm ngái ngủ. Phảng phất hương thơm của hoa sói chín.
Bên đồn Chi-nê, mọi cửa vẫn đóng kin như bưng.
Nhưng Kỳ thở ra nhẹ nhàng. Chàng cảm thấy lòng vui man mác. Là vi chàng hi vọng, đón chờ một hạnh phúc rất gần: chàng sắp có dịp gặp Khuyên, người đã ngỏ ý cùng chàng phiên chợ trước, và đã khiến chàng mơ tưởng suốt năm ngày. -
Trông Giòng Sông Vị
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Thanh Mại
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 15 VIEWS 20
Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho ” dài lưng tốn vải”. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông lo liệu. Cuộc đời của ông gắn liền với việc thi cử, tính ra ông đã thi đến 8 lần. Ông sống trong một cuộc sống về vật chất rất thiếu thốn. Vào năm ông đậu tú tài ( 1894) thì ngôi nhà của ông bị cháy nhưng khi đã xây được nhà lại thì ông lại bị bà Hai An chiếm đoạt. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Những hoàn cảnh đó đã được in đậm trong thơ phú của Tú xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiên.
-
Truyện Phan Trần
Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 3 VIEWS 74
Phan Trần là một truyện lấy sự tích ở bên Tàu, về đời Tĩnh Khang và Thiệu Hưng nhà Tống. Hai vai chính là Phan Tất Chánh và Trần Kiều Liên được hai cha mẹ đính ước gả cho nhau từ khi còn chưa lọt lòng. Khi khôn lớn, chưa kịp thành hôn, thì gặp loạn ly lưu lạc, tưởng đến phải dở dang; may có cuộc tình cờ gặp gỡ mà đôi bên nhận ra nhau. Rồi vu quy với vinh quy một ngày, sau kết quả rất là mỹ mãn. Truyện do một tác giả vô danh Việt Nam diễn ra quốc âm, gồm có 940 câu, theo thể lục bát.
-
Truyện Trê Cóc
Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 3 VIEWS 45
Truyện Trê Cóc là một truyện Nôm khuyết danh của Việt Nam, chủ ý bày tỏ cái thói “tranh hơi tức khí” gây nên những cuộc kiện tụng và chỉ trích cái tệ nhũng lạm của bọn sai nha cùng cái hại “xui nguyên giục bị” của bọn thầy cò.
-
Truyện Trinh Thử
Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75
Hồ Huyền Qui
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 3 VIEWS 16
Truyện Trinh Thử là truyện thơ Nôm Việt Nam, dài 850 câu lục bát và 2 bài thơ thất ngôn luật Đường. Hiện chưa rõ tác giả là ai và thời điểm tác phẩm ra đời.
Truyện kể rằng vào năm Long Khánh (niên hiệu của Trần Duệ Tông ), đời Trần ở miền Lộc Đỗng có người Hồ sinh, học rộng biết nhiều, lại nghe được tiếng chim muông. Nhân ra chơi kinh thành, chàng ngụ ở gần nhà Thừa tướng Hồ Qúy Ly. Đêm nằm bỗng nghe tiếng chó sủa. Chó sủa làm cho một con chuột bạch góa chồng đang đi kiếm ăn bên nhà Hồ Quý Ly kinh hãi chạy vào nấp ở hang chuột đực. -
Việt Thi
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Trọng Kim
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 3 VIEWS 25
-
Vó Ngựa Cầu Thu
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
TÂN VIỆT xuất bản 1949CHAPTERS 9 VIEWS 12905
Thái giật cương ngựa cho tiến tới. Chàng quay lại mỉm cười chào Sơn, rồi cho ngựa phi nước đại về phương bắc.
Sơn đứng tần ngần nhìn theo. Làn bụi bốc sau đuôi ngựa, dậy bừng lên như một cơn loạn gió. Mây và trời đìu hiu. Tiếng vó câu rộn ràng, hờ hững vời nỗi niềm cô tịch.
Chàng thờ thẩn thúc ngựa. Nhưng biết về đâu? Đêm dần muộn màng cũng đã trỡ về trên cảnh vật. Vầng trăng mờ lơ lửng trên đầu non. Mãng mây hồng núp sau núi giải tràng san đã nhuộm màu tím thẳm.
Gió lên. Gió cướp đi những tờ lá và làm ríu rít những đàn chim. Gió thu gieo nặng một u buồn và làm lạnh lòng người độc mã. Sơn dõi mắt nhìn ra xa, cố tìm một bóng đèn. Nhưng bốn phương chỉ những bức màn tối. Chàng đành lỏng cương ngựa, mặc cho nó muốn đi đâu thì đi, muốn đến đâu thì đến…
Bỗng trong đêm trường tịch mịch, dường thoang thoảng một tiếng đàn. Sơn lắng tai. Tiếng vi vu buồn một cách lạ thường, không thể là tiếng gió. Dư âm đưa sang từ phương bắc, triền miên trong một điệp khúc tràng giang.
Sơn cho ngựa đi lần vế phía tiếng đàn. Qua khỏi một rặng cây, chàng đã thấy một ánh đèn lấp lánh. Thanh âm càng rõ rệt, Sơn nhận ra là những tiếng nguyệt cầm. Đó là những tiếng khoan hoà trong nhung gấm, những tiếng đã biểu lộ một cái gì đài các phong lưu, đã gói ghém cả một thời xa xưa phong kiến. Những tiếng du dương lưu lệ ấy, sao lại còn vẩn vương ở một gốc rừng xanh? Sơn còn ngẩn ngơ, thì một tiếng hát trong veo như tiếng suối đã buông ra trong khoảng tối. Lòng người lữ hành bị hấp dẫn trong một tràng cảm giác lê thê… -
Võ Trương Toản
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nam Xuân Thọ
TÂN VIỆT xuất bản 1957CHAPTERS 3 VIEWS 38
-
Vương An Thạch
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Đào Trinh Nhất
TÂN VIỆT xuất bản 1960CHAPTERS 10 VIEWS 74
Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học. -
Vương Dương Minh
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Trọng Kim
TÂN VIỆT xuất bản 1960CHAPTERS 6 VIEWS 40
Vương Dương Minh là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc. Đồng thời ông còn là người văn võ song toàn, từng là tướng mang quân đi dẹp loạn nhiều lần. Quê ông ở Chiết Giang nhưng phải sống ở nhiều nơi khác nhau. Ông từng có thời gian sống ở động Dương Minh nên ông được người ta gọi là Dương Minh tiên sinh. Ông đã xây dựng Dương Minh phái, có ảnh hưởng sâu rộng ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả Việt Nam.
Vương Dương Minh được đánh giá rất cao trong giới Nho học. Ông được đánh giá là 1 trong 4 vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng Tử, Mạnh Tử và Chu Hi. Ông thành lập phái Dương Minh tâm học hay còn gọi là Diêu giang phái. Đạo học của ông gọi chung là Dương Minh phái hay Dương Minh học, có ảnh hưởng lớn đến Nho học thời Minh, Thanh, đồng thời có ảnh hưởng đặc biệt lớn với Nhật Bản