CLOSE
Add to Favotite List

    NXB NGUYỄN HIẾN LÊ

  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 59876

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • Nghề Viết Văn

    Nghề Viết Văn
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 1143

    Thời xưa, các cụ ta làm thơ, làm phú, viết truyện ngắn, truyện dài, soạn Sử ký, Địa lý…, đều là để tiêu khiển hoặc giúp đời, cầu danh, chứ không khi nào nghĩ tới tiền. Viết xong một tác phẩm, các cụ chép tay lại, gởi cho bạn bè đọc. Con cháu hoặc môn sinh thấy sách hay, góp nhau, kẻ vài quan, người dăm tiền, thuê thợ khắc lên gỗ quý. Thợ khắc xong, các cụ cho in ít chục, ít trăm bản gởi tặng bè bạn, bà con. Người lạ muốn có một bản thì cứ mang giấy mực lại, người giữ bản khắc sẵn lòng cho phép in hoặc nếu nhờ họ in thì họ tính tiền công rất nhẹ. Họ thấy có một cái vinh dự được truyền bá tác phẩm và vinh dự đó đủ làm cho họ thoả mãn, làm công việc đó chỉ mong trả ơn ông cha hoặc thầy học, hoàn toàn vì tình chứ không vì lợi.

  • Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân

    Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 10435

    Theo bảng thống kê của các trường hàm thụ Âu-Mỹ, cứ 100 học sinh tự học có được 20 người học đến nơi đến chốn. Vậ­y cứ năm người được một người thành công. Tự học, tự tu thân bằng cách đọc sách, không được người chỉ dẫn từng bước, nhắc nhở mỗi ngày như trong các lớp hàm thụ, kết quả có phần kém, nhưng tôi tưởng mười người hoặc hai mươi người học phải có một người đạt mục đí­ch. Đâu cần phải bực siêu nhân mới hơn được chí­n người hoặc mười chí­n người khác. Chỉ cần gắng sức thôi.
    Tôi tin rằng những bạn đọc cuốn sách này nhất định nhoi lên trên số chí­n hoặc mười chí­n người ấy. Không khó, hễ các bạn muốn là được. Tất nhiên cũng phải biết cách muốn. Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.

  • Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen

    Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen
    André Maurois - Nguyễn Hiến Lê dịch
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1970

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 12440

    Có cô mà không có cô. Khi một ông bạn nhờ tôi viết mỗi tuần một bức thư cho cô thì tôi thí­ch thú tưởng tượng ra cô. Tôi tạo ra cô : hoàn toàn về óc phán đoán cũng như về nét mặt. Tôi chắc chắn cô sẽ từ cõi mộng tưởng của tôi xuất hiện thành một người thực, rồi đọc thư tôi, đáp tôi, nói với tôi tất cả những lời mà một nhà văn muốn nghe.
    Ngay từ buổi đầu tôi đã cho cô một hình thể rõ rệt, hình thể một thiếu phụ rất đẹp mà tôi thấy trong một hí­ viện. Không phải trên sân khấu mà ở trong rạp. Các ông bạn ngồi cạnh tôi không biết thiếu phụ đó là ai. Từ lúc đó cô có một cặp mắt, một làn môi, một giọng nói, một thân thể, mà vẫn là Người đàn bà không quen biết, có thể mới phải phép.

  • Tương Lai Trong tay Ta

    Tương Lai Trong tay Ta
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 37

    Ngày 20-9-1519, Magellan chỉ huy năm chiếc tàu, rời hải cảng Séville để tiến ra khơi. Ông đã dự bị trong hai năm cuộc hành trình đó: sắm tàu, mộ thủy thủ, mua các khí giới, đồ dùng và thức ăn để mang theo... Nhờ nhiều cuộc phỏng vấn những người ở Ấn Độ, Mã Lai và nhờ công tra khảo trong các sách Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ông biết rằng trái đất tròn, và từ Séville cứ đi về phương Tây sẽ tới châu Mỹ mà Christophe Comlomb đã tìm ra hơn hai chục năm trước, rồi theo bờ biến Nam Mỹ mà kiếm thì thế nào cũng thấy một eo biến đưa qua phương Đông, qua những xứ Trung Hoa, Ma Lai, Ân Độ, nơi sản xuất vàng, lụa, hương liệu; sau cùng lại từ Ma Lai, Ấn Độ, tiến hoài về phương Tây thì sẽ trớ về Séville được. Ồng chỉ biết đại cương cái hướng
    phải theo, còn đường đi thì ông chưa biết. Eo biển ớ chỗ nào, có ở xa về phương Nam không hay chỉ ớ dưới Ba Tây một chút? Rồi đại dương ớ bên kia châu Mỹ ra sao? Rộng lắm không? Sóng gió nhiều không? Đi mấy tháng thì tới? Những điều đó còn là hoàn toàn bí mật.
    Hồi mới ra trường, chúng ta không có cảm tưởng bắt đầu một cuộc phiêu lưu ghê gớm như vậy và tôi biết, nhiều người, bình tăm, thản nhiên, chẳng suy nghĩ, lo tính gì cả, mặc cho đời đưa tới đâu thì đưa; ngay cá với những ké đó, đời vẫn là một cuộc phiêu lưu, mặc dầu họ không nhận thấy.

TO TOP
SEARCH