-
Anh Thư Nước Việt
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Bà Phương Lan
KHAI TRÍ xuất bản 1969CHAPTERS 9 VIEWS 6207
Trong lịch sử bốn ngàn năm liên tục đấu tranh để sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, nữ giới đã đóng góp một phần không nhỏ với đất nước.
Phụ nữ Việt Nam quả là những người đàn bà «ĐẢM ĐANG, THÔNG MINH ANH DŨNG và TÌNH NGHĨA".
Ấy thế trong hiện tại, giá trị người phụ nữ bị tổn thương rất nhiều, lòng dạ người đàn bà bị nghi ngờ cũng lắm. Có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ như bây giờ.
Tại sao có tình trạng bi dảt như thê? Hỏi tức là trả lời :
Thà là nín quách cho xong
Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu. -
Bài Học Thương Nhau
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 6059
Từ ngày gánh hát bội Bầu Kim dọn đi nơi khác, làng An Tịnh đắm chìm trong bầu không khí tĩnh mịch của những buổi chiều tà. Dân quê, những đêm trăng sáng, thường nhớ đến những tràng trống rộn rã, thúc giục, những giọng hát nam, hát khách của nàng Điêu Thuyền diễm lệ hay chàng Lữ Bố khôi ngô.
Riêng đám học sinh trường tiểu học, cứ mỗi khi ra chơi, chúng vẫn quen tụ họp nơi sân trường để nhắc nhở đến Chung Vô Diệm và Lưu Bị. Trong tâm hồn mỗi đứa trẻ hình như có một thần tượng hát bội. Nhất là Keo và Nga, chúng luôn luôn muốn được lên sân khấu, một đứa oai vệ uốn sợi lông trĩ cong vòng trên chiếc kim khôi, một đứa lộng lẫy trong chiếc áo giáp đầy kim tuyến, mái tóc hình cánh phượng cái trâm vàng lấp lánh. -
Binh Thư Yếu Lược
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Hưng Đạo Vương
KHAI TRÍ xuất bản 1969CHAPTERS 7 VIEWS 10406
Việc binh là việc sống chết của nhân-dân, là việc còn mất của quốc-gia nên bất cứ triều-đình nào, chánh-phủ nào, cũng đều phải lưu tâm đến binh-học. Bởi lẽ ấy, các võ-quan thời xưa đều phải thi võ-thuật và chịu khảo-hạch về binh-thư.
Nhưng các binh-thư lại có rất nbiều thứ. Phần Nghệ-văn-Chí trong Hán- thư có chép rằng: Nhiệm-hoành chia các binh-thư ra làm 4 loạỉ:
1.Binh Quyền Mưu,
2.Binh Hình-thế.
3.Binh Âm Dương
4.Binh Kỹ-xảo. -
Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Hạ
Phi Hư Cấu
Toan Ánh - Cửu Long Giang
KHAI TRÍ xuất bản 1974CHAPTERS 9 VIEWS 21
Cao nguyên Miền Thượng nằm trong Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa được in).
Không ai ngày nay có thể chối cãi được mối tình huỳnh đệ giữa người Thượng và người Kinh, và câu Kinh Thượng một nhà không phải là một sáo ngữ, mà chính là một sự kiện, và sự kiện đã ràng buộc gần một triệu người Thượng với 14 triệu người Kinh thành một khối vững mạnh mà nhiều người manh tâm tìm đường chia rẽ, nhưng sự manh tâm độc ác này chỉ khiến cho mối tình huynh đệ giữa người Kinh Thượng càng thêm khắng khít, không có sự gì lay chuyển nổi. Trước mọi biến cố của lịch sử, giây thân ái Kinh Thượng càng vững bền và sự đoàn kết càng chặt chẽ.
Nói cho đúng, Thượng không thể có Kinh, mà Kinh cũng không thể không có Thượng được. Kinh Thượng phải là một và phải chen vai sát cánh, chung lưng đấu cật để cùng phụng sự Quốc Gia, để cùng thăng tiến trên con đường tiến bộ. Dù đúng trên bình diện nào, Xã Hội, Kinh Tế, Văn Hóa hay Chính Trị, Kinh Thượng cũng chỉ là một và một triệu đồng bào chung thủy thực thà của chúng ta trên miền Cao Nguyên sẽ mạnh dạn đứng lên cùng chúng ta xây dựng miền Thượng nhất là về mặt dân trí và dân sinh. -
Cao Nguyên Miền Thượng - Quyển Thượng
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh - Cửu Long Giang
KHAI TRÍ xuất bản 1974CHAPTERS 6 VIEWS 37
Cao nguyên Miền Thượng nằm trong Bộ Việt Nam chí lược gồm 5 cuốn mới in được 3: Người Việt đất Việt, Miền Bắc khai nguyên, Cao nguyên miền thượng (2 cuốn còn lại là: Miền Trung kiên dũng, Miền Nam phú cường chưa được in).
Không ai ngày nay có thể chối cãi được mối tình huỳnh đệ giữa người Thượng và người Kinh, và câu Kinh Thượng một nhà không phải là một sáo ngữ, mà chính là một sự kiện, và sự kiện đã ràng buộc gần một triệu người Thượng với 14 triệu người Kinh thành một khối vững mạnh mà nhiều người manh tâm tìm đường chia rẽ, nhưng sự manh tâm độc ác này chỉ khiến cho mối tình huynh đệ giữa người Kinh Thượng càng thêm khắng khít, không có sự gì lay chuyển nổi. Trước mọi biến cố của lịch sử, giây thân ái Kinh Thượng càng vững bền và sự đoàn kết càng chặt chẽ.
Nói cho đúng, Thượng không thể có Kinh, mà Kinh cũng không thể không có Thượng được. Kinh Thượng phải là một và phải chen vai sát cánh, chung lưng đấu cật để cùng phụng sự Quốc Gia, để cùng thăng tiến trên con đường tiến bộ. Dù đúng trên bình diện nào, Xã Hội, Kinh Tế, Văn Hóa hay Chính Trị, Kinh Thượng cũng chỉ là một và một triệu đồng bào chung thủy thực thà của chúng ta trên miền Cao Nguyên sẽ mạnh dạn đứng lên cùng chúng ta xây dựng miền Thượng nhất là về mặt dân trí và dân sinh. -
Chưa Tròn Tuổi Mộng
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 7240
Khai Thành là một thị trấn xinh đẹp của miền Nam Cao Ly, có vách thành bao quanh. Trên một triền đồi nhìn về hướng tây, một mái trường xinh xinh nhô mình lên ngàn cây xanh thẫm. Nơi đây, hàng ngàn thiếu sinh đang vô tư học tập, nhìn đời tươi đẹp như buổi lê minh của một xứ thanh bình.
Mỗi buổi chiều tan học, người ta thấy ba đứa trẻ nắm tay tung tăng chạy giỡn trên sườn đồi, líu lo như bầy chim sơn ca. Gió từ phương nam thổi vèo, làn tóc chúng phất phơ trước trán và mấy tà áo phe phẩy như những cánh quạt. -
Con Chim Vàng Anh
Tập Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 6737
Ngày xưa, thuở đất nước thanh bình, có hai vợ chồng chất phác hiền lành sống đầm ấm trong một túp lều tranh nghèo nàn. Đôi vợ chồng sanh đặng hai người con. Người chị tên Lý và đứa em tên Phong. Hai chị em rất thương yêu nhau. Gia đình thật là hạnh phúc.
Năm Lý được mười bảy tuổi thì cha nàng từ trần. Mẹ Lý phải tần tảo nuôi hai con. Gia đình từ đấy lâm vào cảnh cùng túng. Lý phải trồng rau, cây trái để đem bán phụ giúp gia đình.
Mặc dầu là cô gái quê, Lý có nhan sắc mặn mà dễ thương và tánh tình nhân hậu đáng mến. Người trong làng ai cũng mến thương nàng. Những cô gái vốn hay ganh tị cũng không thể nào ghét nàng được vì lúc nào nàng cũng tỏ ra mềm mỏng khả ái. Những chàng trai si mê nàng nhưng không ai dám suồng sã thả lời ong bướm trước vẻ mặt dịu hiền và cử chỉ đoan trang. -
Con Chim Xanh
Tập Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 2 VIEWS 5199
Ngày xưa có nàng Công chúa đẹp như hoa vàng và lành như suối ngọt. Người ta ca ngợi nàng như là tinh anh của trời đất để tô điểm cho bầu sông núi nghìn năm.
Kim Nga công chúa có hai tội làm cho Hoàng hậu ghét cay ghét đắng nàng: một vì nàng là con ghẻ; hai là vì nàng quá đẹp và nhân từ. Trái lại, con gái cưng của Hoàng hậu, Đan Tâm công chúa, là sự tương phản rõ rệt với Kim Nga từ dung nhan đến tánh hạnh. Đó là đầu mối để gây ra câu chuyện thê thảm của đôi giai nhân, và tài tử như sau đây:
Một vị Hoàng tử tên Hoa Lệ và chàng xứng với tên ấy - từ một nước xa đến tận ngai vàng để xin cưới Công chúa Kim Nga. Chàng là một trang tài tuấn, văn chương đã thông nhuần kim cổ, lược thao đã làm khiếp mặt anh hùng. Nhà vua lấy làm mừng; Kim Nga cũng thầm thỏa nguyện. -
Đề Thám - Con Hùm Yên Thế
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Duy Hinh
KHAI TRÍ xuất bản 1961CHAPTERS 9 VIEWS 6006
Năm 1859, vào niên hiệu Tự Đức thứ 11, Việt Nam bắt đầu bị Pháp xâm chiếm.
Mượn cớ bảo vệ kiều dân của các nước thuộc Âu Châu hiện ngụ tại lãnh thổ Việt Nam, trong công cuộc khủng bố giáo sĩ Gia tô và ngăn cấm bọn thương buôn da trắng của triều đình Huế, Pháp quân đem hạm đội viễn chinh mở cuộc xâm lăng nước Việt vào tháng bảy năm Mậu Ngọ tức là năm nói trên.
Ngày 31 tháng 8 dương lịch, đại đội chiến thuyền và binh mã Pháp bắn phá vào cửa Đà Nẵng dữ dội, Ông Nguyễn Tri Phương phải lập đồn Liên Tri chống giữ. -
Đoàn Quân Áo đen
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 4941
-
Gương Người Xưa
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Tế Xuyên
KHAI TRÍ xuất bản 1973CHAPTERS 15 VIEWS 14190
Đây là vài trang hùng sử để tặng các bạn thanh thiếu niên.
Tác giả sưu tầm tài liệu trong kho dã sử Việt Nam và trong các giai thoại về vài nhà cách mạng chân chánh, theo lời thuật lại của người đương thời - mà viết ra tập truyện bi hùng tráng này, bên lề lịch sử mong có thể là món quà tiêu khiển cho các bạn thanh thiếu niên nặng bầu nhiệt huyết vì Tổ quốc vì dân tộc. -
Lĩnh Nam Chích Quái
Cổ Văn VH Miền Nam Trước 75
Trần Thế Pháp
KHAI TRÍ xuất bản 1961CHAPTERS 40 VIEWS 39227
Quế Dương tuy ở Lĩnh ngoại, nhưng núi sông kỳ, đất đai linh, những người hào kiệt thường thường vẫn có. Từ đời Xuân Thu, Chiến quốc đến nay, nước dựng chưa lâu lắm, tục nước Nam đang còn giản lược, chưa có sử sách để chép việc thực cho nên việc cũ bị di vong rất nhiều, may chỉ nhờ nhân gian khẩu truyền mà còn lại không mất.
Kịp đến đời Tây Hán, Tam Quốc, Đông Tây Tấn, Nam Bắc Triều, rồi Đường, Tống, Nguyên mới có sử truyện để chép công việc, như mấy bản Lĩnh Nam Chí, Giao Quảng Chỉ Lược, rõ ràng có thể khảo được.
Nhưng, nước Việt ta từ xưa là đất yêu hoang, sự biên tập còn phần khuyết lược. Nước Việt ta lập quốc bắt đầu từ Hùng Vương, mà văn minh tiệm tiến thì tràn lan từ đời Triệu, Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến bây giờ cho nên quốc sử biên tập có phần tường tận hơn, thời bản liệt truyện này làm ra, không biết làm từ đời nào và người nào làm, ngờ rằng các bậc hồng sinh thạc nho đời Lý, Trần thảo sáng ra rồi các bậc quân tử hiếu cổ bác nhã ngày nay nhuận sắc lại. -
Loạn Trung Bút
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Vũ Hoàng Chương
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 12 VIEWS 6352
Bãi Phựơng Thảo là chỗ giáp giới của 3 làng Thanh dạ, Hồng đô và Bạch bích. Cỏ non phơi phới chạy dài trên một bề mặt khá rộng; mai trắng cúc vàng, mẫu đơn, thạch lựu, đây đó lác đác từng khóm từng gò, xa trông như muôn vạn chiếc cù lao ngũ sắc nổi lềnh bềnh trên một đại dương thơm phức xanh dợn chân trời.
Ở đây, hằng năm có hội Nguyên tiêu. Đường lối sửa sang gọn ghẽ. Hàng quán mọc lên như nấm, nhỏ nhẳn xinh xinh, dẫu bằng tre nứa loàng xoàng nhưng được kiến trúc theo một nhịp cổ kính trang nhã; gác Nghinh-phong, đình Ngoạn-nguyệt.... thấy đều có mái xếp thành đợt uốn vòng cung. -
Lý Công Uẩn
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Trúc Ly
KHAI TRÍ xuất bản 1971VIEWS 2280
Sau khi dẹp xong loạn sử quân, vị anh hùng Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Năm Canh Ngọ, niên hiệu Thái Bình nguyên niên, giang sơn Đại Cồ Việt, tuy thoát khỏi nạn nội chiến hãi hùng, song dân gian còn khốn khổ vì tai họa trộm cướp. Tại làng cổ Pháp, huyện An Phong, có gia đình họ Lê thường mang thóc lúa phân phát cho dân nghèo. Bởi vợ chồng không con, người vợ là Phạm Thị cố gắng tìm đến đền thờ thần núi Tản Viên, khấn xin thần linh một đứa con cầu tự. Nửa tháng sau, Phạm Thị mang thai, cảnh nhà từ đó thêm êm ấm. Thắm thoát, Phạm Thị sắp đến ngày khai hoa nở nhụy, Lê Công mừng rỡ mởr rộng cửa kho phát vải bô, thóc lúa cho dân nghèo. Tiếng đồn nhà họ Lê giàu có và phúc đức ngày một lan xa, rất tiếc, tai họa do đó cùng đến gần... Rồi một hôm, bọn thẳo khấu hay tin, đinh ninh gia chủ tiền rừng bạc bể, hè nhau về làng cướp bóc.
-
Nếp Củ Của Người Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 25 VIEWS 13
Nếu con người Việt Nam ngày nay là kết tinh của người xưa thì muốn tìm hiểu những gì còn chi phối đời sống của chúng ta trong khi co chân chạy theo đà tiến trên vũ bão của văn minh cơ khí, thiết tưởng có ngoảnh lại nheo một đuôi mắt vào cuộc sống hôm qua ắt hẳn không dễ dàng gì! Vì vậy, cuốn sách "Nếp Cũ Con Người Việt Nam" của Toan Ánh là một công trình quan trọng để ghi lại những gì đã mất cùng những gì sắp mất, giúp ta có thể nhận diện và vơ vớt lại một vài giá trị cũ - những giá trị tuy không còn đứng vững trên hiện tại nữa, nhưng cũng giúp ta hiểu biết đôi phần về gốc rễ của cái hiện tại, ngõ hầu giúp ta định được hướng đi để xây dựng một tương lai phù hợp với bản chất dân tộc.
Cuốn sách giới thiệu nhiều những phong tục tập quán của người Việt Nam xưa như: Đời sống gia đình; Sinh con; Văn học và thi cử; Hôn nhân; Nhà cửa; Tang lễ; Cải táng... -
Ngoại Tình và Ghen
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Oanh
KHAI TRÍ xuất bản 1973CHAPTERS 8 VIEWS 977
Trên coi đời này, nếu ai tìm ra được một người đàn ông không ưa thích đàn bà con gái đẹp, hoặc một người đàn bà không biết ghen thì tôi xin đi đầu xuống đất !
Bởi lẽ đó mà câu chuyện ghen lúc nào cũng, được mới mẻ với mọi người trong bất cứ thời đại nào :
Một ông mê gái đến nỗi trong khi chạy loạn, gặp máy bay sà xuống thả bom, lẽ ra ông ta phải nằm sấp ngay bên bụi tre cạnh ông, thì ông lại chạy băng sang bụi tre đằng trưóc để được nấp gần một cô gái đẹp, khiến mảnh bom vô tình đã tiện hẳn một bên chân của ông mà rồi ông vẫn cố lết lại gần người đẹp cho đến khi ngất xỉu mới chịu ngưng thì thật là : "chết đến đít vẫn còn cay !" -
Ngọc Tuyền Thảm Sử
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 6 VIEWS 6646
Năm Nhâm Ngọ (1786), vua Thái Đức cử Nguyễn Huệ làm Tiết Chế thủy quân đánh Bắc Hà. Nhờ tài thao lược của Vũ văn Nhậm và Nguyễn Hữu Chỉnh, đại quân của Nguyễn Huệ đã chiến thắng vẻ vang, quân của Đoan Nam Vương không còn manh giáp.
Huệ và Chỉnh vào chầu vua, lấy danh là diệt Trịnh phò Lê. Vua phong Huệ làm Uy Quốc công và gả Công chúa Ngọc Hân cho Huệ. Lê Hiến Tôn đang ốm, vì bị kích thích quá, nên sau khi cử hành hôn lễ cho Công chúa, vua băng hà. Hoàng Tự Tôn Duy Kỳ lên thay, lấy tên là Lê Chiêu Thống. -
Người Bạn Triệu Phú
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Sơn Nam
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 10 VIEWS 20612
Tối hôm ấy — tối thứ ba (chi tiết này rất quan trọng) — đâu vào khoảng 7 giờ, tôi đi lang thang trên đường Huỳnh Quang Tiên với ý định thăm viếng một người bạn thân thiết. Rủi thay khi tôi đến thì bạn vừa ra khỏi nhà chừng năm ba phút.
Tôi đứng dưới gốc cây, hút thuốc với vẻ mặt sầu tư của con người cô độc. Thời giờ còn dư nhiều quá, giết nỏ bằng cách nào bây giờ ?
Hút thuốc được vài hơi, tôi sực nhớ tới nhiệm vụ của mình là phải... Đứng lâu một chỗ, coi kỳ quả, tôi rão bước về phía mé sông Cầu Ông Lãnh. Quang cảnh hai bên hơi rộn rịp khác thường. Trẻ con đứng lố nhố, chỉ chỏ... Ngay cả những người lớn tuổi, những ông chủ nhà lầu, chủ biệt thự cũng ra ngoài sân, rời khỏi cổng, đi tới lui ngoài đường, nện từng bước khá mạnh, biểu lộ nỗi xao xuyến, bất mãn. Họ giận ai vậy ? Thái độ dân chúng ra ngoài đường khiến tôi suy nghĩ tưởng tượng đến một biến cố... -
Nhân Ngư Công Chúa
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 5 VIEWS 5751
Thủy Tinh cung hôm nay tưng bừng, rực rỡ. Toàn dân rộn ràng tấp nập dự hội Mùa Xuân vừa là ngày lễ mừng Nhân Ngư công chúa vừa đến tuổi cập kê, theo tục lệ triều đình Thủy quốc.
Xứ Thủy Tinh là một xứ của giống Nhân ngư một giống dân đầu người, mình người, đuôi cá, ở tận dưới đáy đại dương. Hoàng đế và Hoàng hậu vô cùng phúc hậu. Công chúa Nhân ngư được vua ban danh hiệu là Thủy Tinh công chúa. Nàng là một trang quốc sắc, không một mỹ nhân nào ở trần gian có thể so sánh được với nàng. Dân cư vui vẻ sống trong cảnh thái hòa. Tiếng trúc, tiếng tơ hòa với giọng hát mê hồn ngày ngày vang lên khắp nơi... -
Những Sợi Sắc Không
Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75
Túy Hồng
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 12 VIEWS 4832
Cơn mưa quen thuộc kéo dài với ngày tháng xám nhạt đã làm rách tươm những tàu lá chuối không gân. Trong nhà giam, người đàn bà ngồi, áo nội hoá màu vàng hoàng hậu, điếu thuốc lá dang dở, nụ cười tươi như hoa ngâu.
Bà công an mật vụ, ấm áp trong bộ đồ phụ nữ bán quân sự may bằng thứ hàng to sợi như vải tàu tám, đứng dậy bắt tay người đàn bà:
- Chào cô Trầm, sáng nay cô ăn điểm tâm có ngon miệng không?
Người đàn bà hút Salem, nhả khói, trả lời:
- Trứng gà la cót... không đến nỗi tệ... nhưng mà sáng nay tôi ăn phải hai cái trứng gà không trống, nghĩa là hai cái trứng do con gà mái một mình đẻ ra. -
Nùng Trí cao
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Trúc Ly
KHAI TRÍ xuất bản 1971VIEWS 3104
Dưới triều vua Lý thái Tông, ở thượng du Bắc Việt, giữa Gao Bằng và Lạng sơn, tù trưởng người Thái là Nùng Tôn Phúc nồi lên hùng cứ một phương, không chịu thuần phục triều đình, tự xưng Trường sanh hoàng đế. Lý Thái Tông thân chinh dẹp loạn, bắt Tôn Phúc và trưởng nam là Trí Tông giải về giam cầm ở kinh đô, nửa đường Tôn Phúc lâm trọng bệnh qua đời. Bà vợ của Tôn Phúc cùng con thứ là Tri Cao trốn được, về sống lẩn lút miền rừng núi. Một hôm Trí Cao đang chăn ngựa, trời bỗng nổi gió mưa, rồi một con rồng đen sà xuống ấp con ngựa trắng. Sau, ngựa trắng sinh được ngựa con sức khỏe phi thường, trèo đèo vượt núi nhữ bay. Từ ngày có thần mã, Trí Gao được dân chúng kính trọng như thần linh, chả bao lâu trở nên một tù trưởng giàu có, hùng mạnh nhất. Trí Cao cỡi thần mã về kinh đô giải vây cho anh. Thấy Trí Cao vi dũng phi thường vua nhà Lý rất ngưỡng mộ, phong làm tri châu.
-
Ông Nghè Dê
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 5386
Ngày xưa, có đôi vợ chồng người nhà quê chất phác, hiền lành, sống với nhau thật ấm êm, hạnh phúc. Chồng làm việc đồng áng vất vả nhưng lúc nào cũng vui vẻ với mọi người. Vợ trông nom công việc trong nhà và lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ những người lân cận. Láng giềng rất mến vợ chồng anh. Họ thường bảo nhau:
- Anh Lê thật tốt bụng.
- Chị Lý quả là vợ hiền.
- Lê Lý thật xứng đôi.
Nhưng có kẻ cũng hơi tò mò:
- Hình như anh Lê chỉ ao ước có một đứa con. -
Phong Tục Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
KHAI TRÍ xuất bản 1968CHAPTERS 14 VIEWS 8690
Theo Đào Duy Anh thì phong tục là "thói quen trên xã hội". Đào Văn Tập trong Tự điển Việt Nam Phổ Thông, định nghĩa phong tục là "thói tục chung của nhiều người từ lâu đời".
Qua hai định nghĩa trên ta thấy rằng phong tục tức là những điều mà mọi người vẫn theo từ trước tới nay và đã trở nên thói quen trong xã hội. Phong Tuc Tap Quan Viet Nam
Mỗi nước có phong tục riêng, và trong mỗi nước, mỗi địa phương, ngoài những phong tục chung của toàn quốc, cũng có những phong tục riêng, và ngay cả đến một địa phương, nhiều khi mỗi nhóm người lại có phong tục riêng. -
Rửa Tay Gác Kiếm
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 3650
Trời vừa tối.
Tại một ngõ hẻm đường Hoàng Diệu, con nít đâu mà đông quá, tràn ngập cả lối đi. Người lớn biến đâu mất hết, mà chỉ còn toàn con nít. Tiếng ồn ào vang lên từng chập. Tiếng nhạc từ các máy Truyền hình trong nhiều nhà vọng ra, hòa với những điệp khúc ồn ào bất tận, tạo thành một âm thanh hỗn độn, nhức nhối, chói tai.
Trước một ngôi nhà giữa ngõ hẻm một đám trẻ con trên hai mươi đứa đang chen chúc trước cánh cửa sắt, xem đài truyền hình Mỹ. Đó là một phim cao bồi đang hồi bắn nhau kịch liệt. Đám con nít trố mắt xem mê mẩn, miệng không ngớt la lối:
- Bắn nó! Bắn nó!
- Rồi đời một mạng!
- Đấm vào mặt nó.
- Hay! Tuyệt! -
Tài Không Đợi Tuổi
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971VIEWS 2662
Tan học, Phương và Duyên hí hởn ra về. Hôm nay, hai cô bé rất vui vẻ, gương mặt tươi như hai đóa hoa hồng. Chúng đi bên nhau, bàn tán về buổi học vừa qua.
Duyên liến thoắng nói:
- Hôm nay, bà làm luận Quốc văn cừ quá. Chắc là “đạo văn” ở sách nào chớ gì?
Phương nhoẻn cười duyên dáng:
- Còn lâu! Làm luận mà đạo văn thì ẹ lắm.
- Văn bà ăn đứt “Ông Tướng” Xuân rồi đó. Để Tướng Xuân dẫn đầu hoài làm ê mặt bọn chúng mình. -
Tam Quốc Chí
Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75
La Quán Trung - Phan Kế Bính dịch
KHAI TRÍ xuất bản 1972CHAPTERS 120 VIEWS 50630
Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: Như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán.
Nhà Hán, từ lúc vua Cao tổ (Bái Công) chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến Đế; lúc bấy giờ lại chia ra thành ba nước.
Nguyên nhân gây ra biến loạn ấy là do hai vua Hoàn đế, Linh đế. Vua Hoàn đế tin dùng lũ hoạn quan, cấm cố những người hiền sĩ. Đến lúc vua Hoàn đế băng hà, vua Linh đế lên ngôi nối nghiệp; được quan đại tướng quân Đậu Vũ, quan thái phó Trần Phồn giúp đỡ. Khi ấy, trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậu Vũ, Trần Phồn lập mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu tiết lộ nên lại bị chúng nó giết mất. Từ đấy, bọn hoạn quan ngày càng bạo ngược.
Ngày rằm tháng tư năm Kiến ninh thứ hai (một trăm sáu mươi bảy dương lịch) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoàng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nửa đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cửa không biết bao nhiêu mà kể.
Tháng hai, năm Kiến ninh thứ tư (một trăm sáu mươi chín) tỉnh Lạc Dương có động đất, nước bể dâng lên ngập lưng trời, dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả. -
Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75
Kim Định
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 10 VIEWS 7288
Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luận theo logic với những luật tắc cảu sự vật bất động. Nhiều người đã nhận ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
Vậy cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng. -
Tàn Giấc Mơ Tiên
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 3 VIEWS 4140
Thằng Sinh năm nay học lớp nhất trường Trảng Bàng.
Nó là một đứa học trò giỏi, nhưng phải cái tật ham mê đọc sách nhảm.
Những sách của nó đọc không phải là sách học ở nhà trường, cũng không phải những sách giải trí hoặc giáo dục dành riêng cho trẻ em, mà là những bộ truyện Tàu và kiếm hiệp hoang đường nhảm nhí... Bộ nào bộ nấy dày kết sù, thế mà nó nhai ngấu nghiến từ bộ này sang bộ khác, từ trong lớp học cả đến giờ chơi. Trong lớp, nó giấu sách trong hộc bàn, giả vờ cúi đầu nhìn vào tập, nhưng thật ra tâm hồn nó đang mê man theo những hành động kỳ quái của những nhân vật trong truyện. Đến khi thầy gọi đến, hỏi nó một câu về địa dư hay cách trí, thì nó giật mình đứng dậy, mặt mày ngơ ngác như vừa ở cung trăng rớt xuống. Đợi cho thầy lập đi lập lại câu hỏi vài ba lần, nhờ trí thông minh sẵn, nó mới nhớ mà trả lời trôi chảy.
Những khi giờ chơi, nó họp bạn bè lại dưới gốc cây trâm, rồi bàn nào là chuyện trên trời dưới đất, chuyện Tôn - Hành - Giả cân đấu vân, chuyện nhà sư tu ngàn năm đắc thành chánh quả, chuyện những vị tiên ngồi trong thạch động để luyện thuốc trường sanh. -
Thần Điểu Và Hoa Hồng
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 5 VIEWS 4276
Trời trong như ngọc.
Vườn tiên rực rỡ cây Quỳnh cành Dao. Trên một cành hạnh, hai con chim phượng đang uyển chuyển trong một vũ khúc tuyệt vời. Trên một nhánh đào, ba con chim oanh đang líu lo ca hót, âm hưởng vui tươi, thảnh thót như ca ngợi mùa xuân bất tuyệt chốn Bồng Lai.
Tiếng suối reo róc rách đâu đây hòa với tiếng chim ca, tạo thành một khúc tiêu thiều nhã nhạc. Những trái đào non mơn mởn trên cành. Những hương hoa ngào ngạt phảng phất khắp nơi.
Bỗng có tiếng chim hạc reo vang. Từ phương Đông, một nàng tiên áo hồng đang cỡi hạc bay đến. Con hạc dừng lại trước vườn tiên. Nàng áo hồng nhẹ nhàng bước xuống, đến ngồi trên một hòn đá vân cẩm thạch, bên cạnh dòng suối ngọc trong veo. Nàng im lặng nhìn dòng suối, môi nở nụ cười tươi, dường như nàng đang đợi chờ ai.
Lại có tiếng chim ngân vang từ phương Bắc. Và cũng từ phương ấy, một con chim hoàng đang lướt gió bay tới, mang trên lưng một tiên nữ áo thiên thanh. Con chim hoàng cũng dừng lại trước vườn tiên. Nàng áo thiên thanh bước xuống, nhẹ gót sen dưới rặng thùy dương. -
Thiên Tài Lạc Lối
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 5 VIEWS 5435
Ngày xưa, không nhớ rõ vào triều đại nào của nước Trung Hoa, đất Hàng Châu bỗng xuất hiện ba thần đồng tiếng đồn vang khắp xa gần.
Đó là ba đứa trẻ mồ côi đã tình cờ gặp gỡ nhau trong một đoàn mãi võ. Chúng gồm một gái và hai trai. Cả ba đã từng biểu diễn võ, văn làm cho nhiều người mến phục.
Đứa bé gái độ mười bốn tuổi tên là Phi Yến. Cô bé có tài vũ rất uyển chuyển dịu dàng, nhất là vũ trên dây rất thần tình, đi đến đâu cũng được người xem hoan nghênh nhiệt liệt. Mặc dầu còn bé, thân hình chưa phát triển đúng mức theo tuổi dậy thì, Phi Yến cũng đã biểu lộ một nhan sắc tuyệt vời qua gương mặt sáng rỡ như ngọc, đôi mày thanh thanh, đôi mắt lóng lánh như ôm ấp nhiều mộng đẹp tương lai. Gót son bé bỏng đã sớm dày dạn với phong trần. Tài ba của nàng đã làm ngẩn ngơ bao du tử. -
Tiểu Anh Hùng
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Thẩm Thệ Hà
KHAI TRÍ xuất bản 1971CHAPTERS 6 VIEWS 6350
Một hôm Mạc Anh hoàng đế đang ngự triều, bỗng có ba vị cận thần hơ hải chạy vào, mặt người nào người nấy trông thật là thê thảm.
Hoàng thượng ngạc nhiên hỏi:
- Ai làm cho các khanh ra nông nỗi?
Họ cúi đầu một lượt:
- Chính sứ thần Sĩ Gia của bệ hạ.
Vua nổi giận:
- Quân phản bội! Các khanh hãy an lòng, con hắn là Sĩ Uy sẽ đền tội cho hắn. -
Truyện Cổ Cao Miên 1
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Lê Hương
KHAI TRÍ xuất bản 1969CHAPTERS 38 VIEWS 47
Gọi là truyện cổ, những truyện đã có từ ngàn xưa hoặc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc ghi chép trong sách vở, phổ biến khắp dân gian.
Trên thế giới, quốc gia nào cũng có một số truyện cổ, phần nhiều dựa trên nền tảng thần thánh, huyền bí mà người có óc khoa học cho là dị đoan, hoang đường. Nhưng xét về phương diện triết lý thì mỗi chuyện đều hàm súc một hoặc nhiều ý nghĩa cao thâm, có tánh cách răn dạy con người bỏ cái xấu, chọn cái tốt. Ngoài ra, căn cứ vào những truyện đã qua, người đời sau mới có thể tìm hiểu dân tộc, tính của một nước, phong tục tập quán, tư tưởng, sinh hoạt của một sắc dân.
Nước Cao-Miên có một kho truyện cổ phong phú mà du khách có thể tìm thấy ở những tuồng hát gọi là Lokhon, trên vách các đền đài Angkor, các bản văn tàng trữ trong những ngôi chùa cổ kính, những bảo tàng viện, thư viện hoặc nghe nhân dân kể lại vào những giờ nhàn rỗi. -
Truyện Cổ Cao Miên 2
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Lê Hương
KHAI TRÍ xuất bản 1969CHAPTERS 37 VIEWS 34
Gọi là truyện cổ, những truyện đã có từ ngàn xưa hoặc truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác, hoặc ghi chép trong sách vở, phổ biến khắp dân gian.
Trên thế giới, quốc gia nào cũng có một số truyện cổ, phần nhiều dựa trên nền tảng thần thánh, huyền bí mà người có óc khoa học cho là dị đoan, hoang đường. Nhưng xét về phương diện triết lý thì mỗi chuyện đều hàm súc một hoặc nhiều ý nghĩa cao thâm, có tánh cách răn dạy con người bỏ cái xấu, chọn cái tốt. Ngoài ra, căn cứ vào những truyện đã qua, người đời sau mới có thể tìm hiểu dân tộc, tính của một nước, phong tục tập quán, tư tưởng, sinh hoạt của một sắc dân.
Nước Cao-Miên có một kho truyện cổ phong phú mà du khách có thể tìm thấy ở những tuồng hát gọi là Lokhon, trên vách các đền đài Angkor, các bản văn tàng trữ trong những ngôi chùa cổ kính, những bảo tàng viện, thư viện hoặc nghe nhân dân kể lại vào những giờ nhàn rỗi. -
Truyện Cổ Viễn Xứ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Như Tuyết
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 3 VIEWS 23
-
Truyện Cổ Việt Nam
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Trúc Ly
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 42 VIEWS 66
Truyện Cổ Việt Nam của Hoàng Trúc Ly nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian. Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.
-
Văn Học Đời Lý
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Ngô Tất Tố
KHAI TRÍ xuất bản 1960CHAPTERS 24 VIEWS 27
-
Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Phạm Việt Tuyên
KHAI TRÍ xuất bản 1965CHAPTERS 11 VIEWS 32
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
-
Văn Học Từ Điển
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thanh Tùng
KHAI TRÍ xuất bản 1974CHAPTERS 20 VIEWS 33
-
Văn Học Việt Nam Thế Kỷ XIX
Phi Hư Cấu Văn Học
Vũ Hân
KHAI TRÍ xuất bản 1972CHAPTERS 22 VIEWS 12
Văn Học Việt Nam thế kỷ XIX không phải là một sáng-tác-phẩm mà nó chỉ là một tập sách biên khảo nho nhỏ để giúp cho các bạn học sinh nam-nữ xa gần có một ý-niệm tổng-quát về một giai đoạn lịch sử văn-học nước nhà : Giai đoạn từ thế-kỷ 19 đến tiền-bán thế kỷ 20 (1802-1945), nghĩa là từ thời cực thịnh của văn Nôm đến khoảng vươn cao của văn chương Quốc-ngữ.
Bởi vậy, sau khi biên khảo tập sách nhỏ này, Vũ-Hân tôi chỉ có 2 điều ước mong rất cụ-thể :
Điều ước mong thứ nhất là cố-gắng làm sao cho tập sách nhỏ này được ra mắt bạn đọc bốn phương nhất là để nó được đến với các bạn học sinh nam nữ hiện tại ở bậc Trung-Học đệ-nhị-cấp, đang hằng ngày cắp sách đến trường hoặc đến với các bạn vì thiếu điều kiện đến trường mà phải ở nhà « tự-học », hầu giúp cho họ có thêm chút ít tài liệu về văn chương đất nước trong khi tra khảo học tập làm bài hoặc soạn bài.
Điều ước mong thứ hai là làm sao cho tập sách nhỏ này được các bạn Giáo-sư đồng-nghiệp khắp nơi chú ý đến để nếu có thể, được các bạn góp phần xây dựng thêm cho, nghĩa là Vũ-Hân tôi rất chân thành mong được các bạn góp thêm ý kiến hoặc chỉ giáo cho những điểm sai lệch và thiếu sót mà soạn giả không thể nào tránh khỏi trong khi biên soạn. Và đồng thời cũng rất mong quý bạn đồng nghiệp giới thiệu tập tài liệu nhỏ này với những học trò của quý bạn, khuyên họ nên xem tập sách này như là một phần nào về tài liệu văn chương Việt-Ngữ để họ có thể dùng đó mà soạn những bài giải đáp, những câu hỏi về giảng-văn cũng như về luận văn mà quý bạn sẽ ra cho họ. -
Văn Thi Sĩ Tiền Chiến
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Vỹ
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 3 VIEWS 6282
Tác phẩm này không phải là một Văn học Sử, cũng không phải một công trình khảo luận.
Đây là chứng dẫn một thời đại, của một người đã bước trong lịch trình hăng say của Thế hệ Văn học Cận kim, đã lăn lốc hằng ngày với các bạn đồng hành. Nó đã sống, đã thấy, đã căm xúc giữa một thế giới mới đột nhiên xuất hiện từ một thế giới cũ. Nó đã chia xẻ những vinh nhục của số kiếp con nhà văn.
Tiếng súng đại bác lần đầu tiên nổ dưới vòm trời Âu làm rung chuyển địa cầu, hai mươi mốt năm sau Đệ nhất Thế chiến, đã làm sụp đổ tất cả kiến trúc đồ sộ những mong manh của Đô hộ Pháp trên Đất Nước thiêng liêng cua Tổ quốc. Chỉ độc nhất còn lại Văn hóa. -
Việt Nam Phong Tục
Phi Hư Cấu
Phan Kế Bính
KHAI TRÍ xuất bản 1973CHAPTERS 3 VIEWS 3712
Cha mẹ: Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nời thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược ( Hưng hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bu. Nam kì thì gọi cha là Tía, mẹ là Má. Ở đây, bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Me. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú, Thím, người thì cho con gọi là Anh, Chị, Cậu, Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng
Sinh con: Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình thì gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua, của chát gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay bị trớ, mà phải tránh chỗ giọt gianh ( chỗ nước mưa mái nhà nhỏ xuống – Yahoo) kẻo về sau con chốc đầu toét mắt -
Việt Điện U Linh Tập
Cổ Văn Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75
Lý Tế Xuyên
KHAI TRÍ xuất bản 1961CHAPTERS 35 VIEWS 25863
Từ khi được hoàn thành đến nay, Việt Điện U Linh Tập đã gây một tiếng vang không nhỏ trong giới văn học Việt Nam, mặc dầu chưa được khắc in một cách chính thức, tác phẩm đã được sao đi chép lại nhiều lần, đã được các học giả tiếm bình, tăng bổ, tùng biên, trùng bổ, đã trở thành những bản thần tích của nhiều thần từ miền trung châu và nhất là đã cung cấp nhiều tài liệu cho lịch sử. Một tác phẩm như vậy là một tác phẩm đã có nhiều người đọc, có ảnh hưởng lớn và cần phải được chúng ta chú trọng đến hơn. Phần dẫn nhập này sẽ đề cập đến soạn niên của tác phẩm, tác giả và những bản chép tay, nội dung, giá trị và ảnh hưởng của Việt Điện U Linh Tập.
-
Việt Nam Pháp Thuộc Sử
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phan Khoang
KHAI TRÍ xuất bản 1960CHAPTERS 25 VIEWS 61
Lịch sử cuộc mất chủ quyền của một nước là lịch sử tối cần thiết cho nhân dân nước ấy.
Vì có thấy rõ việc trước mới đề phòng và lo liệu cho việc sau, có thấy những sai lầm, những đắc sách của người xưa, thì người nay và người sau mới lo tránh hoặc gắng bắt chước theo; có cảm những hờn tủi của người dân mất nước mới phấn khích, tự cường mà mưu nghĩ đến cuộc phục hưng.
Trong lịch sử cận đại của người Việt Nam, sự can thiệp của nước pháp, như lấy Nam kỳ làm thuộc địa, đặt bảo hộ ở Trung và Bắc kỳ là một biến cố lớn lao và hệ trọng.
Từ trước đến nay, biến cố ấy chỉ ghi chép trong các sách, sử, rời rạc tùy theo việc lặt vặt, chưa có một quyển sử nào chuyên chép riêng ra và đầy đủ. Mà những sự tình trong 80 năm ngoại thuộc ấy lại tô điểm bởi một cuộc chống chọi, tranh đấu không ngừng của dân tộc Việt Nam, đáng cho hậu thế chiêm nghiệm biết bao ! -
Việt Nam Quốc Dân Đảng
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Văn Đào
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 30 VIEWS 34
Trong hàng ngũ cách mạng quốc gia. Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng tiền tiến, có một tổ chức kiện toàn, hoạt động liên tục nhất và thành tích nhiều nhất.
Trên bảng vinh quang ghi danh những vị hy sinh cho chính nghĩa trong hơn 40 năm qua, Việt Nam Quốc Dân Đảng là Đảng đã cống hiến nhiều anh hùng liệt nữ cho Tổ Quốc và Dân Tộc.
Trên chính trường tranh đấu chống Thực, Phong, Cộng và Độc Tài, Việt Nam Quốc Dân Đảng là hàng ngũ tiền phong đông đảo nhất, và cũng là thành trì tranh đấu cuối cùng cho Tự Do Dân Chủ.
Đã có nhiều báo chí trong nước cũng như ngoại quốc, đã có nhiều văn sĩ cũng như ký giả viết về Việt Nam Quốc Dân Đảng nhưng phần đông chỉ diễn đạt mô tả được một khía cạnh nào về Việt Nam Quốc Dân Đảng mà thôi, không những thế, đôi khi còn vì lý do này hay lý do khác, tác giả lại còn trình bày sai lầm, nếu không phải là xuyên tạc mục đích cũng như lịch trình tiến triển Việt Nam Quốc Dân Đảng. -
Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Phương
KHAI TRÍ xuất bản 1968CHAPTERS 6 VIEWS 53
Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.
Nguyễn Huệ – tức Hoàng Đế Quang Trung – là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị Hoàng Đế giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của Hoàng Đế Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn… -
Việt Nam Tự Điển - Quyển Hạ
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 97
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển. -
Việt Nam Tự Điển - Quyển Thượng
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Lê Văn Đức - Lê Ngọc Trụ
KHAI TRÍ xuất bản 1970CHAPTERS 16 VIEWS 138
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển. -
Việt Sử : Xứ Đàng Trong
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Phan Khoang
KHAI TRÍ xuất bản 1969CHAPTERS 4 VIEWS 113
Việt Sử: Xứ Đàng Trong (1558-1777) - Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam không chỉ là một cuốn lịch sử của một phần cơ thể dân tộc, quốc gia Việt Nam mà còn là một trong những cuốn sách đầy đặn bậc nhất ở thập kỷ 60 về những vấn đề cơ bản của công cuộc khai phá vùng đất Nam Bộ ngót 300 năm. Đặc biệt, cây bút sử học Phan Khoang có được những nhận định về bản chất của các sự kiện lịch sử (vốn rất phức tạp và chồng chéo) được đưa ra trong quá trình “phục hiện lịch sử Đàng Trong”, sau gần 50 năm, vẫn có sức tham khảo, gợi mở với nhận thức lịch sử ngày nay.
Từ khi mới ra mắt bạn đọc đã sớm được ghi nhận. Vấn đề là ở chỗ, tác phẩm này không chỉ là sự phục hiện hệ thống và chi tiết nhất về lịch sử hình thành Vương triều Nguyễn nói riêng và lịch sử Đại Việt thời Lê - Trịnh nói chung, mà còn được dưa trên căn bản hệ thống tư liệu rất đồ sộ, quý hiếm. Chúng ta biết rằng, viết về lịch sử xứ Đàng Trong, không chỉ đụng đến lịch sử cuộc Nam tiến hào hùng, đẫm mồ hôi nước mắt của những người con dân Việt can đảm và khai phóng, mà còn đề cập đến lịch sử của vương quốc Chăm Pa, vấn đề Chân Lạp… những thách đố với giới sử học lúc đó và cả ngày hôm nay.