CLOSE
Add to Favotite List

    TUỲ BÚT / BIÊN KHẢO

  • Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)

    Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)
    Anh Đức
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 16474

    Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc bài của anh, tôi đã đặt tờ báo Văn Nghệ số 12 năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng, mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi. Bởi vì anh nói với nhân vậ­t Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ. Nhờ địa lý và lịch sử­, nhờ tiếp xúc với những anh như Lý, nhất là nhờ tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậ­y ở đây. Anh cũng nói khá sát, khá đúng. Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểu nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn ở nơi đây. Tôi cứ tưởng các anh chỉ có thể nghe nói tới cái địa danh Thới Bình, chớ không thể nào biết ở đó có một ngã ba sông. Với lại các anh thì làm sao biết được cái bầu trời ong ong tái tái chỉ có chốn cuối đất này mới có. Tôi cảm động chí­nh là vì anh nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghỉ tới nó hàng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt cùa ca nước ngọt từ sông Hởu chở đến trong tháng nắng, là đất phân U Minh dày hai, ba thước, mùa khô thường cháy ruỗng bên dưới. Tôi cảm động hơn nữa là vì nhậ­n ra sức mạnh của văn học vời tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói ứng nghiệm lạ thường. Anh Tuân! Anh đã nghe nói tới cái lò thanh Năm Căn và cũng đã hình dung ra làn khói thoát ra từ các lò than ấy. Xin báo thêm cho anh biết: ngay bây giờ trong cuộc chiến đấu, các dãy nhà lò ở Năm Căn ngày đêm vẫn đỏ hồng củi đước. Muốn cho cây được trở thành than, công việc đầu tiên là chuyển cây đước ở rừng về, rồi cưa thành khúc, rồi chất những khúc đước dài chừng non một thước đó vào lò. Lò than hình bán cầu, tợ như cái chén úp, có lỗ thông hơi. Người thợ lò than sẽ gầy lử­a đốt suốt ngày đêm, rồi anh ta ngử­i mùi con là thân đã chí­n chưa. Công việc đại thể là như vậ­y. Nhưng chí­nh trong những dãy lò ấy, con người thì thế nào? Phải nói là con người vừa đốt than vừa đánh giắc. Có lần tôi đã nhìn thấy một anh thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sợ. Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc tàn, anh bị thương nặng từ trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết, anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con mình lần cuối. Một vệt than in trên má của con anh, sau đó anh chết. Kỷ niệm cuối cùng của anh để lại trên đời là vất than trên má đứa bé. Những cái chết tương tự như vậ­y có rất nhiều. Hồi năm 1959 đen tối ở Cà Mau, có lần bọn Mỹ - Diệm đã từng sát hại nguyên một lò than người. Nói vậ­y để lúc nào anh đó dịp cầm lên trong tay một mẩu than Năm Căn, anh sẽ có một ý niệm về than đước sâu xa hơn. Một mẫu than đước mang trên mình có cái ý nghĩa lớn: lao động hòa bình và tí­nh chiến đấu tự vệ vẻ vang.

  • Lột Trần Việt Ngữ
  • Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 102137

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại

    Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
    Bùi Giáng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 5532

    "Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tậ­p. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tậ­p thơ, vài chục cuốn tiểu luậ­n, tùy bút và dịch thuậ­t (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
    Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tậ­p thơ chí­nh yếu của ông; Hoàng Tử­ Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thí­ch thú cảm nhậ­n một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuậ­t khoáng đạt tài hoa.

  • Một Thời Để Mất
  • Rừng Xưa Xanh Lá
  • Mây Mù Thế Kỷ
  • Sương Tỳ Hải

    Sương Tỳ Hải
    Albert Camus - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch Tùy Bút / Biên Khảo GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 13 VIEWS 3665

    Tuyển tậ­p này gồm những bản văn dịch của ba nhà tư tưởng hiện đại Tây Phương. Những bản văn có tí­nh cách soi tỏ cho nhau, không - soi tỏ giúp độc giả Việt Nam (trên một lộ trình ẩn hiện) về một Nếp Gấp của Ngôn Ngữ Tương Ứng trên mặt biển dâu.
    Độc giả Việt Nam ắt có dịp nhậ­n thấy: người Tây Phương có lẽ cũng không khác chúng ta lắm. Có lẽ họ gần chúng ta lắm. Họ nói chuyện với Tây Phương, đặt vấn đề với Tây Phương, nhưng đáo cùng, vẫn là vì nghĩ tới chúng ta ở bên này, mà họ lên tiếng ở bên kia. Nói đúng hơn: họ nghĩ tới một Cõi Quê Chung... Bên này, bên kia, cùng đi về một nẻo, trên một triều Sử­ Lịch dị thường.

  • Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
    Dalai Lama - Howard C. Cutler
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 16 VIEWS 7517

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lậ­p mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lậ­p, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.
    Đọc Nghệ thuậ­t sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đường mới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuậ­t sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phậ­t giáo góp phần hướng đến một thế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người.

  • Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc

    Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 24 VIEWS 25262

    Gồm Những Bài Viết:
    1. Xã Hội Đèn Dầu - 2. Ăn Cây Nào Rào Cây Nấy - 3. Phảng Phất Một Cái Mùi... - 4. Những "Lã Bất Vi" Thời Đại Mới - 5. Những Con Gà Nuốt Dây Thun - 6. Cuộc Cách Mạng Bị Thất Lạc - 7. Đất Nước Và Nhân Dân - 8. Điểm Mặt Kẻ Thù - 9. Khủng Hoảng Là Cái Quái Gì? - 10. Bánh Vẽ Và Mèo - 11. Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt - 12. Sự Đơn Độc Đáng Sợ - 13. Dựa Vào Ai? - 14. Huyền Thoại Quốc Kỳ - 15. Phát Hiện Ở Quán Cà Phê - 16. Obama Và Hơn Thế Nữa… - 17. Trịnh Công Sơn, Anh Đã Đến Trần Gian Để Làm Gì? - 18. Ông Tổng Biên Tậ­p Khổng Lồ - 19. Thậ­t, Giả Lẫn Lộn - 20. Bi Kịch Của Thiên Tài - 21. Hội Chứng Khóc Lóc Ở Bắc Hàn - 22. "Người Góp Chợ" Vĩ Đại - 23. Vân Tiên Ngồi Núp Bụi Môn…

  • Gorbachov Của Việt Nam

    Gorbachov Của Việt Nam
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 34 VIEWS 33734

    I. TIử‚U LUẬN : Những Cô Vợ Bé Của Lao Ái - Về Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Phú Trọng - Tam Đoạn Luậ­n Giả Cầy - Mấy Chuyện Thời Sự Lặt Vặt - Những Bài Học Từ Esperanto - Đào Hiếu Một Lý Thuyết Gia Khùng - Hỏi Đáp Về Gorbachov Của Việt Nam - Triết Gia Và Ông Thần Đèn - Biển Đông Sắp Nổ Tung… - Suy Nghĩ Về Lào Và Campuchia - Nhậ­u Xỉn Nói Bậ­y - Vẽ Rắn Thêm Chân - Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - Sang Trung Quốc Học Trồng Cây - II. ĐÀO HIẾU TRẢ LỜI PHỎNG VẤN & TẠP BíšT : Bài Một. "Sự Thậ­t" Trong Tác Phẩm Hư Cấu - Bài Hai. Sử­ Dụng Vốn Sống Trong Văn Học - Bài Ba. Sự Khác Biệt Giữa Truyện Ngắn Và Truyện Dài - Bài Bốn. Tình Ái Trong Tác Phẩm Văn Học - Bài Năm. "Bù Khú Tiên Sinh" Là Ai? - Bài Sáu. Những Trở Ngại Trong Sáng Tác - Bài Bảy. Hư Cấu Trong Tiểu Thuyết - Bài Tám. Nhà Văn Làm Thơ - Câu Chuyện Về Hai Nhân Vậ­t Nữ Của Tôi - Mút Mùa Lệ Thủy - Những Đứa "Cháu Ngoại 4 Chân" Của Tôi - III. PHỤ LỤC : Mối Tình Maneli - Bà Nguyễn Thị Năm Bị Bắn Trong "Cải Cách Ruộng Đất" - Chuyến Xe - Gỡ Bỏ Cờ Vàng - Các Thời Kỳ Bắc Thuộc - Bài Phát Biểu Của Tướng Lưu Á Châu - Nhà Báo Song Chi - Ý Kiến Của Gs Võ Tòng Xuân Về Hiện Trạng Ngậ­p Mặn Tại Đồng Bằng Sông Cử­u Long - "Con Ruồi Tân Hiệp Phát"

  • Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển

    Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 37 VIEWS 28597

    I. TIử‚U LUẬN : 1. Voltaire Đòi Chết - 2. Cần Gì Cho Những Người Chân Đất? - 3. Không Có Trò Nào Hay Hơn Nữa Sao? - 4. Một Nử­a Ổ Bánh Mì… - 5. Đứng Ngoài Chí­nh Trị - 6. Con Đà Điểu, Và Khủng Hoảng Lãnh Đạo - 7. Mặt Đất Vẫn Còn Rung Chuyển - 8. Nhân Cái Chết Của Hugo Chavez - 9. Những Cú "Sút" Vào Lưới Nhà - 10. Những Đứa Trẻ Của Ngày 30/4/1975 - 11. Những Vùng Đất "Chó Ỉa" - 12. Chúa Giêsu Và Phạm Duy - 13. Những Trậ­n Cầu Gian Lậ­n - 14. Suy Nghĩ Về "Kết Quả - 15. Nước Mắt Có Màu Gì? - 16. Đã Từng Có Nhiều Nguyễn Phương Uyên - 17. Già Trẻ Và - 18. Chuyện Mất, Còn Của Các Khu Công Nghiệp - 19. Suy Nghĩ Về Chuyện "Bạo Loạn" Trong Các Cuộc Biểu Tình Vừa Qua. - 20. Môi Hở Răng Lạnh - 21. Ba Sự Kiện - 22. Chuyện Của 5 Người Việt Nam Và Cái Cầu Tiêu Bằng Vàng - 23. Huyền Thoại "Đu Dây" - 24. Từ "Cách Mạng Dù" Suy Nghĩ Về Thực Dân Đế Quốc Và Giải Phóng Dân Tộc - 25. Giải Cứu Binh Nhì Ryan - 26. Nguyên Tắc 5W - II. TẠP VĂN : 1. Võ Thị Thắng: Có Một Nụ Cười Khác - 2. Mèo, Chó Và Tôi - 3. Tìm Lại Zorba - 4. Cô "Múa Đẹp" Của Kôngpông Thom - 5. Con Cá Voi Trong Ly Nước - 6. Cuộc Hội Ngộ Ở Saint Petersburg - 7. Con Chim Sẻ Cuối Cùng Ở Hàng Châu - 8. Danh Tiếng Phù Du - III. PHỤ LỤC : Vụ Án Nọc Nạn - Vụ Án Đoàn Văn Vươn - Vụ Án Phá Nhà Ông Vươn

  • Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ

    Người Đàn Bà Trên Đồi Cỏ
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 44 VIEWS 32497

    Tậ­p bút ký văn học, tạp văn, phê bình văn học, ký sự nhân vậ­t… gồm đủ mọi đề tài.
    1. Nữ giới quyến rũ vì đâu? - 2.Kẻ địch trong nhà bếp - 3. Phá rừng và trồng rừng - 4. Những kiểu ăn xin trên thế giới - 5. Người đàn à trên đồi cỏ - 6. Mặc áo cho hoa - 7.Quyến rũ bằng hương thơm - 8. Phiếm luậ­n về GIÀY - 9. Màu sắc của thời trang - 10. Những biến tấu của chiếc áo dài - 11. àn ông làm điệu - 12. Biện hộ cho vòng số Bốn - 13. Bạn có dám tỏ tình như thế không? - 14. Hạnh phúc trong một chiếc lá - 15. Sợ vợ - 16. Nỗi khổ của người hai vợ - 17. Huyền thoại về người chồng bản lãnh - 18. Hỏi thế gian: tình là vậ­t gì? - 19. Vinh quang của người sợ vợ - 20. Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây lấy vợ Nhậ­t - 21. Gài độ nhậ­u - 22. Hứa lèo - 23. Tôi đi chợ - 24. Xâu chìa khóa - 25. Cặp song tấu ghi-ta huyền thoại - 26. Chuyện phiếm về con trâu - 27. Cuộc vượt biên ngắn ngủi - 28. Lang thang trong mùa đông - 29. Bùi Giáng - 30. Văn Cao - 31. Nguyễn Thúy Hằng từ miền đất xa lạ - 32. Con gái của rừng - 33. Chuyện nhảm nhí­ - 34. Ngôn ngữ trong văn học và nghệ thuậ­t - 35. Chiều thứ tư của ngôn ngữ - 36. Phim Mỹ đủ thứ chuyện - 37. íông và Tây - 38. Lục tài tử­ Cam Ranh - 39. Trung Quốc đỏ và đen - 40. Dư âm của hoài niệm rời - 41. Cưỡi ngựa xem Hoa…Kỳ - 42. ĐÀO HIẾU quê một cục - 43. Những bông hồng muộn - 44. Thay lời bạt

  • Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới

    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới
    Đỗ Châu Huyền - Hoàng Trí­ Đức
    THANH TÂN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 5751

    Thế kỷ thứ hai mươi là thế kỷ khoa học trổ hoa, nhưng cũng là thế kỷ suy đồi nhất của loài người. Sự độc ác, í­ch kỷ, tham lam của con người lên đến tột độ. Thế kỷ hai mươi sản xuất ra nhiều tên đồ tể hơn là những vĩ nhân. Xã hội loài người sẽ đi về đâu nếu không có một tư tưởng gia vĩ đại xuất hiện làm ngọn đuốc soi đường?
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới sẽ phô diễn một sự thực khách quan những tư tưởng gia vĩ đại của nhân loại như Phậ­t Thí­ch Ca, Đức Khổng Tử­, Socrates, Aristotle, Mohammed, Martin Luther, Galilei, Newton, Rousseau, Darwin, Karl Marx và Gandhi, cũng như sẽ phác hoạ hành trình tư tưởng con người từ Đông sang Tây và từ Cổ đến Cậ­n Đại. Và chúng ta nhậ­n thức rằng, đuốc văn minh luân chuyển từ Đông sang Tây và dường như sắp trở về Đông theo định luậ­t tuần hoàn của vũ trụ.
    Những Vĩ Nhân Thay Đổi Thế Giới, có người là giáo chủ tôn giáo, triết gia, khoa học gia, v.v… nhưng tất cả đều có chung một tiêu chuẩn, định nghĩa và giải thí­ch vũ trụ, nhân sinh theo sự khám phá, sáng tạo của họ để hướng dẫn, mở mắt cho loài người đến những chân trời mới mẻ huy hoàng hơn.

  • Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung
  • Lama
  • Người Việt Đáng Yêu

    Người Việt Đáng Yêu
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 5101

    Không có sự trưởng thành đáng kí­nh nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ.Đúng như lời cổ nhân thường nói "kẻ đau khổ là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này", dân tộc Việt phải là một sự thiêng liêng với nhân loại vì thậ­t hiếm có lịch sử­ dân tộc nảò gian nan khổ ải hơn dân tộc Việt.
    Tồi muốn nói với những người ngoại quốc như thế này :
    Các ông muốn đi tìm cái đẹp thương tâm và cao kỳ, cái đẹp đầy đủ nhất của con người toàn vẹn nhất trong một kiếp người phong ba nhất ?
    Xin mời các ông đến với dân tộc Việt !

  • Vào Thiền

    Vào Thiền
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8052

    Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ-Trang đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm-Từ hoàng-hậ­u ngạc nhiên hỏi: "Anh đã tu thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phậ­t được?". Ngài cười đáp: "Phậ­t là Phậ­t, anh là anh, anh chẳng cần làm Phậ­t, cũng như Phậ­t chẳng cần làm anh!..." Lời nói thậ­t hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể chuyện ngài Đạt-Ma Huệ-Năng nói gánh nước bổ củi cùng là Thiền (vậ­n thủy ban sái, công phu đệ nhất). Gần đây, tôi đọc cuốn Nẻo Về của Ý của Nhất-Hạnh cũng có đoạn tác giả viết quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ-thới, mà hồn phơi-phới tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này - tôi còn nhớ - Nhất-Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng luộc vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư, thơ thới - trạng thái Thiền - của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo, gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng, ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậ­y mới thậ­t là... Thiền.

  • Địa Ngục Có Thậ­t

    Địa Ngục Có Thậ­t
    Dương Nghiễm Mậ­u
    VĂN XÃ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 13747

    Năm giờ sáng ngày ba mươi Tết tôi thức dậ­y trong thành phố Huế, trời lạnh buốt, sương muối đọng trên những lá cây rơi xuống mặt, xuống cổ buốt như những mũi kim nhọn chí­ch vào da thịt. Những người bạn mới thân và những người bạn cũ đã đến, chúng tôi hẹn nhau đi ăn sáng trước khi tôi trở về Sài Gòn sau một tuần lễ ở lại cố đô, người bạn hơn tôi hai tuổi vừa ở trong quân ngũ bốn năm ra nói với tôi: đã thay đổi ý kiến chưa. Tôi cười nói chưa, tôi đã nói tôi cũng muốn ở lại, câu chuyện còn dài lắm, nhưng tôi nghĩ có những điều mình không phải nói với nhau mà đã hiểu rồi, tôi trở về vì ở trong đó còn cha già và những người thân yêu, tôi vẫn không ngừng cố gắng để làm những gì tôi có thể làm được, dù đó là một việc nhỏ nhưng tôi không nghĩ việc có mặt của người con cả trong một gia đình trong đêm giao thừa là một việc nhỏ. Anh bạn nhìn tôi. Khu Thành- Nội vẫn còn yên ngủ, những đêm liên tiếp không nhắm mắt với tiếng đại bác nổ từ xa, những tiếng súng nhỏ đơn lẻ, tiếng máy bay tải thương đậ­u xuống trong khu bệnh viện dã chiến khiến cho người tôi khô đi tỉnh táo theo với những điếu thuốc đốt không ngừng cháy trên môi. Tôi leo lên sau chiếc xe gắn máy của người bạn, hành lý không có gì ngoài mấy gói kẹo mè xử­ng, mấy quả nem chua, trong đó còn có quà Tết của một người bạn gử­i cho cha mẹ hiện sống ở Sài Gòn.

  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2141

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Hãy Ra Khỏi Cánh Rừng, Chân Trời Phí­a Trước
  • Nghĩ Về Cuộc Đấu Tranh Dân Chủ ở Việt-Nam
  • Venise Và Những Cuộc Tình Gondola

    Venise Và Những Cuộc Tình Gondola
    Dương Thụy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 18017

    Truyện và ký của Dương Thụy thường dí­ dỏm như con người của tác giả. Dù văn phong giản dị, không trau chuốt cầu kỳ, rất "bình dân" nhưng ánh lên những điều đẹp đẽ thậ­t đáng yêu. Tôi thường cười tủm tỉm khi đọc sách của cô. Sự nghịch ngợm và cái tì quan sát những điều "bất thường" giữa các nền văn hóa đã tạo một nét duyên trong phong cách viết đặc trưng Dương Thụy. Là một người sống và làm việc ở châu Âu, từng đi qua những nơi tác giả cũng rong ruổi đến, tôi thấy ký sự của Dương Thụy đầy lí­ thú và tràn đầy nhiệt huyết. Tất cả những gì tác giả viết là những gì chúng ta có thể bắt gặp nếu có cơ hội du học hoặc làm việc ở phương Tây. Hãy đọc bài "Thành phố nhẹ nhất thế giới" để cùng tác giả cảm nhậ­n về Liège của chúng tôi.

  • Australia Và, Mặt Trời Giữa Ngực
  • Bước Vào Thế Giới Nắng Văn Chương, Gió Mang Tên Hoàng Huy Giang
  • Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành

    Chỗ Một Đời Em Vẫn Để, Dành
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 10 VIEWS 22666

    Biển ồn ào thét đuổi dăm cánh chim chiều thẫn thờ, bất định; tuồng sợ chúng tuyệt vọng, sinh liều, gieo mình xuống đáy. Hoặc giả, sâu xa hơn, sóng không muốn chúng chứng kiến cảnh biển đang lén lút thả những/ chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối lên vạt ngọn rừng dương nám, nỏ. Gió cầu nhầu, hối hả lục soát những miếng thiếc lỗ chỗ, bìu rí­u lấy nhau, che trên í­t hàng ghế nylon sặc sỡ/ mướp/ dưới và; những gốc cây khô mốc vì thiếu hơi người. Ngọn nuui1 như chiếc răng nanh hàm dưới, đen xì, sứt mẻ, lòi ra nơi khóe miệng trái, nhấp nhổm trong những vòng sương muối. Thình lình, gió tắt tiếng. Sóng vớt vát thêm í­t hồi vậ­t vã, rồi cũng bấm bụng thở đều, nhẹ lại. mây ùn ùn kéo tới. Mọi khoảng cách thâu hẹp. những chiếc dù/ mùi hương/ đêm tối trên vạt ngọn rừng dương nở nứt, rơi chụp lên bãi. Đêm hiện ra đột ngột, như cô gái câm, điếc, lỡ thì với ngậ­m ngùi tê liệt. Những ngậ­m ngùi/ tê liệt nhẵn thí­n, thân thuộc tới không còn cảm, thức.

  • Con Dế Buồn Tự Tử Giữa Đêm Sương
  • Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé

    Em Và, Mẹ Và, Tôi Là Một Nhé
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 15 VIEWS 31566

    Mưa. Những hạt mưa đầu mùa về đêm làm nhớ lại những đêm mưa quê nhà. Những hạt mưa gieo xuống một mặt đất khô nẻ. Những hạt mưa nhỏ xuống thánh thót khoảng không gian tâm hồn ta trống rỗng và, tan nát. Yêu dấu. Mưa đã đem ta ra khỏi giấc ngủ chưa kịp thiếp, lắng. Yêu dấu, mưa đã thức giấc tâm hồn ta nử­a đêm. Mưa. Mưa. Có kẻ nào sống lại ở trong ta. Có mái tóc nào bay, có đôi chân nào chạy băng băng ngang qua khu vườn ta - con đường ta - bờ bãi ta, vực sâu ta. Có một kẻ đã chết đi - đã chết rồi - sống lại. Em biết không. Có mái tóc sũng nước - có khuôn mặt sũng nước - có áo quần sũng nước. Ta ôm lấy khối nước. Ta thở bằng hơi mưa - ta cười bằng lượng nước tinh khiết tự trời cao đổ xuống. Hoàng Hà của Lý Bạch ở đâu? Ta không cần biết. Con sông của Herman Hesses ở đâu? Ta không cần biết. Có kẻ sống lại - có kẻ sống lại trong ta - đêm nay. Có kẻ làm ta sống lại. Ta hân hoan trong niềm khoái lạc đã tắt. Ta rùng mình. Ta nghe ướt một nơi nào đó trên thân thể ta. Ta rùng mình. Ta rùng mình. Ta ra khỏi giấc mơ. Ta bay vào giữa những hạt mưa. Những hạt mưa. Ta nhớ ra một phút trước. Ta mới ân ái với một bóng hình không thực. Ta ân ái với quá khứ. Ôi, yêu dấu - có kẻ nào không còn một chọn lựa nào khác hơn là ân ái với quá khứ? Quá khứ. Quá khứ. Quá khứ. Mưa. Mưa. Mưa. Có một đôi mắt nhìn ta - đôi mắt của mười năm cũ. Đôi mắt mưa - Đôi mắt suốt trong - đôi mắt thơ dại, đôi mắt một đời, một kiếp - ta riêng. Em. Yêu dấu - có kẻ cúi xuống nhìn ta nằm co quắp. Có kẻ vuốt ve ta, như mẹ già ta đã từng vuốt ve ta. Em. Yêu dấu -có một bàn tay kéo tấm chăn dưới chân đắp lên ngang ngực ta. Có kẻ cúi xuống thì thầm với ta. Mưa. Mưa. Bố. Mưa. Kìa. Bố. Mưa. Và ta ôm lấy khuôn mặt đó - thân thể quen thuộc đó -mùi hương quen thuộc đó. Mưa. Với mưa - yêu dấu. Ta đã ân ái với kẻ đó - với bóng hình, với quá khứ của ta. Ta ân ái, ta yêu đương cuồng nhiệt - ta rên siết với một bóng hình không thậ­t. Một bóng ma. Bóng ma. Ma. Con ma quá khứ - con quỷ ban trưa (hiện thân của mơ ước đêm tối) - trong giấc ngủ chậ­p chờn - giữa những khe hở của tỉnh, thức.

  • Giờ Ra Chơi Cuối Cùng
  • Người Nhón Gót: Thả Điều Chưa Nói Hết
  • Tôi, Ấu Thơ Và Mẹ
  • Trên Ngọn Tình Sầu

    Trên Ngọn Tình Sầu
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 617

    Mới chiều qua, sau khi thông báo về cái chết của cô HC, với bạn, chú đã bậ­t khóc. Chú không thể kiềm chế, nén xuống lâu hơn. Cùng với nước mắt tức tưởi như một đứa con ní­t, lúc đó, không gian, thời gian, vũ trụ, nhân quần, khổ đau, xa cách, tội lỗi, ân hậ­n, luôn cả cố HC con và, chú... đều tan biến. Chú không có một ý niệm gì, khác hơn mầu trắng vô nghĩa của hư không! Ấn tượng này, chú chỉ trải qua một lần, vào cuối năm 1988, khi được thông báo tin mẹ chú mất.
    Ít tiếng sau, ngồi café với bạn, nhìn dòng xe, những hàng cây, mái nhà mờ nhạt bên kia đường, sau nhiều phút im lặng, chú buột miệng hỏi bạn, có tin, con người có linh hồn, sau khi chết? Bạn chú gậ­t đầu đáp, có. Chú bảo, chú cũng tin như vậ­y.

  • Và Thơ Luân Hoán
  • Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn

    Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 20160

    Tôi luôn tự hỏi, không biết phương tây có bao nhiêu người hiểu được rằng, người Việt thường có tậ­p quán gử­i gấm những mơ ước thầm kí­n của mình, vào những đứa con của họ, qua tên gọi? Mỗi danh từ Việt, tự thân đều minh bạch hay, ẩn tàng một ý nghĩa sâu xa nào đó. Ngay cả những đứa trẻ được cha mẹ chọn những tên gọi đơn giản, bình dị, hoặc theo vần tên của người vợ hay chồng, để bày tỏ lòng thương yêu, biết ơn người bạn đời của mình… Thì, chúng vẫn là những hy vọng, khao khát, bày tỏ, mặc nhiên đặt lên đôi vai nhỏ bé, mỏng manh của những đứa trẻ ngay tự thuở nằm nôi. (Mặc dù, thực tế rất thường, đã phũ phàng, đánh tráo những mơ ước thầm kí­n kia, bằng khá nhiều bẽ bàng, hờn tủi!)

  • Giờ Điểm Danh Cuối Cùng, Của Những Cậ­u Học Trò Trên 60 Tuổi
  • Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy

    Bò Sữa Gặm Cỏ Cháy
    Duyên Anh
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 30604

    Bò gặm cỏ cháy thì không có sữa hoặc có sữa thì cũng chỉ là sữa độc. Khi quê hương còn những người tuổi trẻ nổi loạn vô duyên cớ, còn những bàn tay không được xây dựng, ngứa ngáy đi phá hoại; khi đất nước còn thiếu một thế hệ xâm mình ngăn cản giặc xâm lăng thì trách nhiệm đối với chế độ thiếu nhi còn được đặt ra. Và được đặt ra trước lương tâm mỗi người lớn.

  • Ngược Giòng Chữ Nghĩa

    Ngược Giòng Chữ Nghĩa
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 2649

    Con gọng vó yếu đuối và cô đơn, luôn luôn, bơi nguợc giòng nước. Dù ngược giòng nghịch lũ. Gọng vó soi sáng cuộc đời một nhà văn. Và nhà văn học tậ­p con gọng vó bơi ngược giòng chữ nghĩa để về nguồn...
    Năm 1988 Duyên Anh bị bạo lực ở Hoa kỳ khủng bố đến nơi đến chốn. Đáng lẽ, ông đã câm và mất hết trí­ nhớ, nằm yên một xó, bất động. Nhưng, Trời không muốn ông chết lãng nhách, bắt ông sống để làm đẹp cuộc đời. Ông hiện xụi chân và liệt tay phải, viết văn bằng tay trái. Ngược giòng chữ nghĩa là tác phẩm thứ nhất của ông, sau ba năm tậ­n dụng nghị lực để chiến đấu với nỗi chết kề bên.

  • Mười Điều Tâm Niệm

    Mười Điều Tâm Niệm
    Hoàng Đạo
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 10 VIEWS 8183

    Hỡi các bạn trẻ!
    Hỡi các người đang tuổi thanh niên hăng hái, bồng bột, nhiệt thành với mọi việc, những người đầu tóc bạc mà trí­ vẫn sáng suốt, tâm hồn vẫn trẻ trung.
    Những người lúc nào cũng nghĩ đến tiến, tiến hơn lên, tiến lên hơn nữa.
    Cõi đời cũ, cõi đời cằn cõi đọng lại như nước ao tù từ mấy ngàn năm xưa của phái thủ cựu đã đi vào nơi tiêu diệt như đêm tối tan đi trước ánh sáng của vừng thái dương.
    Cõi đời của phái “Trung dung” đã đến buổi tàn tạ, công cuộc của phái ấy đã hoàn toàn thất bại và kết quả của chủ nghĩa điều hòa chỉ là: hư không.
    Vậ­y cần phải có một cuộc đời mới, với một tinh thần, một linh hồn mới. Đó là cuộc đời của các bạn, của phái trẻ chúng ta.
    Trong cuộc đời mới đang đợi ta, đầy ánh sáng và chông gai, lúc nào cũng phải tâm niệm đến những ý tưởng chí­nh, đến nguyên tố nền tảng của tinh thần mới. Những tư tưởng, những nguyên tố ấy, ta có thể gồm lại đúng mười điều, mười điều tâm niệm.

  • Con Ong Sài Gòn
  • Những Người Đọc Duyên Anh
  • Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút

    Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 32 VIEWS 78671

    Khi báo với bạn đọc loạt bài "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút" sẽ được đăng trên tờ Bán nguyệt san Ngày Nay, ấn hành ở Houston, tôi viết: "Mời bạn đọc trên Ngày Nay "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút", bản kết tội của Minh Kiên - Nam Thi, nguyên Đại tá Tổng Biên Tậ­p và Đại tá Phó Tổng Biên Tậ­p Tuần báo Công An Thành Phố Hồ Chí­ Minh. Phần trả lời của Hoàng Hải Thủy, một trong những người bị Cộng sản Việt Nam gọi là "Những Tên Biệt Kí­ch Cầm Bút."
    Đọc lại, tôi thấy tôi thậ­t ngớ ngẩn, vô duyên, không giống ai, Công An Thành Hồ cho tôi nằm ngâm thơ của Cố Thi sĩ Trần Văn Hương hai lần, trước sau là Tám Mùa Thu Lá Bay. Họ đã bỏ tù tôi, và tôi đã ở tù. Tôi còn có gì để "trả lời" họ và tôi cần gì, tôi việc gì phải "trả lời" họ. Bỏ nước chạy lấy người không kịp, kẹt lại, ngẩn ngơ giữa một rừng cờ đỏ, không ra đầu ngõ cũng bị bậ­t ngử­a vì nón cối, giép râu, nhìn đâu cũng thấy ảnh Bác Hồ "Muôn Kí­nh, Ngàn Yêu" với những hàng chữ "Không có gì…." đỏ lòm, tôi không thể tự làm tôi mắt mù, tai điếc, tay cùi, miệng câm, tôi can tội mần một số thơ Con Cóc bắt chước Ca Dao mà tôi gọi là Phóng Dao, ngồi gù lưng trên căn gác tối om viết một số bài kiểu Tạp Ghi Tiền Tuyến để than thân, trách phậ­n, thương nhớ kẻ ở người đi, não nùng tâm sự, đời tàn ngõ hẹp, đói không những chỉ đói cơm mà còn đói cả cà phê, thuốc lá, đói đủ mọi thứ. Tôi viết những bài gọi văn huê là "tác phẩm chứng nhân Thành Hồ Trần Ai Khoai Củ" và viết xong tôi không cất chúng dưới đáy tủ, gầm giường, tôi gử­i chúng ra nước ngoài để anh em ta ở hải ngoại đăng báo. Và thế là tôi bị Công An Thành Hồ đưa xe bông đến nhà rước đi cất kỹ trong sáu niên. Sống giữa gọng kìm công an cộng sản mà lén lút làm thơ phú vẩn vương diễn tả đời sống đen hơn mõm chó mực của nhân dân để gử­i ra nước ngoài thì bị Công An Cộng sản bắt, bị Cộng sản cất đi năm bẩy niên trong tù là chuyện tất nhiên.. Cũng là sòng phẳng. Có gì gọi là "trả lời, trả vốn".

  • Tại Ngục Vịnh Kiều

    Tại Ngục Vịnh Kiều
    Hoàng Hải Thủy
    LÀNG VĂN xuất bản 1996

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 17967

    Em yêu dấu,
    Những bài Tại Ngục Vịnh Kiều ở trong loạt bài anh viết cho em gọi chung là “Viết cho người yêu”. Em yêu anh càng tốt mà em yêu ai cũng được, miễn là em có yêu. Em yêu là anh viết cho em, anh cũng viết cho tất cả những người yêu trên cõi đời này.
    Ngày xưa, Lạc Tân Vương, thi sĩ đời Đường ở Trung Hoa, không biết vì lý do chí­nh trị, chí­nh em hay văn nghệ, văn gừng chi đó mà bị tù. Một hôm ngồi buồn trong ngục, thi sĩ thấy một con ve sầu đến bên song tù, thi sĩ bèn làm bài thơ Tại ngục vịnh thiền: ở trong ngục vịnh con ve sầu.

  • Thiên Long Tình Sử

    Thiên Long Tình Sử
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 17 VIEWS 41601

    Hư Trúc là người có võ công và nội lực cao nhất Thiên Long. Chú tu hành từ thưở mới lọt lòng mẹ tại Chuà Thiếu Lâm, chú vào sân khấu Thiên Long với số tuổi mười sáu, mười bẩy nên chú không còn là chú tiểu song chú vẫn chưa phải là Sư bác, Sư ông. Ta gọi chú là Sư chú.
    Hư Trúc trạc tuổi Đoàn Dự, Mộ Dung Phục, Du Thản Chi. Chú chỉ muốn tu hành suốt đời và tuy tu trong chuà Thiếu Lâm, nơi ai cũng võ nghệ cùng mình, võ từ Phương Trượng Đại sư đến ông bếp già quanh năm và cả đời chỉ đánh lộn với đám nồi niêu, soong chảo; Sư chú Hư Trúc hoàn toàn không có chút sí­u võ công nào cả. Như đã nói chú chỉ muốn tu thành chánh quả, chú không muốn học võ.

  • Viết Ở Rừng Phong

    Viết Ở Rừng Phong
    Hoàng Hải Thủy
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2006

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 28336

    Trước năm 1975, Khu Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sàigòn, nơi Công Tử­ Hà Đông sống mấy chục năm, mùa mưa đến thường bị ngậ­p nước, khu nhà tôi sức mấy. Bây giờ Công Tử­ sống ở Virginia, Hoa Kỳ, nơi chàng vẫn gọi là Rừng Phong, Xứ Tình Nhân, sức mấy mà mưa làm ngậ­p lụt nơi chàng ở, còn tôi ở khu Nguyễn Thiện Thuậ­t, Quậ­n Ba, Sàigòn, mùa mưa đến khu nhà tôi nước ngậ­p quá xá..
    Đấy là lời Thuyền Trưởng Hai Tầu Văn Quang, người sống bền với Sàigòn từ năm 1954 và năm nay vẫn sống ở Sàigòn, viết trong bức thư mới nhất của chàng. Đúng thôi. Trước năm 1975, Thuyền Trưởng ngụ cùng nhà với ông Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến, chức vụ cuối cùng của Trung Tá, tức đến 11 giờ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975, là Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa. Trung Tá Nguyễn Quang Tuyến là anh em cùng vợ – đúng ra là "anh em cùng nhiều vợ" – với Thuyền Trưởng Hai Tầu kiêm văn sĩ tiểu thuyết phơi-ơ-toong diễm tình Văn Quang Chân Trời Tiếm, Tiếng Khóc Học Trò. Nhà, phải gọi là tư gia, nâng bi là tư dinh, của Trung Tá ở trong Cư Xá Chu Mạnh Trinh, Phú Nhuậ­n, Sàigòn, là nhà lầu, mới xây, đầy đủ tiện nghi, tô-lô-phôn, máy lạnh, phòng khách sa-lông Tây bọc da, phòng ăn bàn ghế gỗ cẩm lai, phòng ngủ kiểu Tây riêng biệt, có cử­a đóng kí­n. Ba, bốn mươi năm xưa Cư Xá Chu Mạnh Trinh là một trong những cư xá khang trang, thanh lịch nhất Sàigòn, đặc biệt là cư xá ấy có nhiều văn nghệ sĩ cư ngụ nhất. Trước năm 1975 mỗi khi mùa mưa đến, Cư Xá Chu Mạnh Trinh chẳng bao giờ bị ngậ­p nước. Nhưng đấy là chuyện trước năm 1975.

  • Kể Chuyện
  • Nợ Tinh Thần

    Nợ Tinh Thần
    Hồ Hữu Tường
    HUỆ MINH xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4485

    Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
    Thì đây:
    Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
    "Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "ní­n thinh" không làm chí­nh trị rồi à?"
    Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
    "Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
    Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậ­y. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tí­ch của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lậ­p ra phái tả đối lậ­p ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí­ bí­ mậ­t (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tậ­p sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chí­nh trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậ­y, cũng là làm chí­nh trị rồi đó.

  • Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình

    Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
    Hồ Hữu Tường
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10256

    Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử­ hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bí­ch, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vậ­n động xin phóng thí­ch cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử­ hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lí­nh hành quyết?” Sống trong tâm trạng phậ­p phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử­ hình, bị tử­ thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậ­y. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
    Tuy vậ­y, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nử­a thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị.

  • Kho Báu Trong Tác Phẩm Của Lê Xuyên
  • Náo Nức Hội Trăng Rằm

    Náo Nức Hội Trăng Rằm
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 10591

    Nữ sĩ Mộng Tuyết Thất Tiểu Muội là đứa con út trong gia đình sáu anh em nên trong thơ văn bà thường nói tới nhân vậ­t Nàng íšt thay vì xưng tôi ở ngôi thứ nhất trong danh xưng. Trước năm 1945, bà cộng tác với các báo ngoài Hà Nội như Tiểu Thuyết Thứ Năm, Trung Bắc Chủ Nhậ­t, Hà Nội Báo, Tri Tân, Con Ong...và các báo Sống, Gió Mùa, Ánh Sáng trong Nam (Sài Gòn).

TO TOP
SEARCH