CLOSE
Add to Favotite List

    SỬ ĐỊA

  • Việt Kiều Ở Kampuchéa

    Việt Kiều Ở Kampuchéa
    Lê Hương
    TRÍ DŨNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4059

    Người Việt sang đất bạn từ năm 1658. Tí­nh đến năm1970 tổng số kiểm soát được theo văn kiện chánh thức là 400.000 ngàn người.
    Hơn ba thế kỷ, kiều bào đã trải biết bao nhiêu cuộc thang trầm, bao nhiên trò dâu bể thiết nghĩ rất đáng ghi vào lịch sử­ nước nhà.
    Sống mồt thời gian ở Cao Miên, chúng tôi có nhiều dịp xê dịch khắp lãnh thỗ, tiếp xúc cùng đồng bào ruột thịt và thu thậ­p những dự kiện cần thiết về nguồn gốc cuộc di cư, các nơi định cư của mỗi giới, về phương diện kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, chí­nh trị dựng nên quyển sách nhỏ này.

  • Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975

    Nhìn Lại Sử Việt quyển V - Thời cậ­n hiện đại 1945-1975
    Lê Mạnh Hùng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 41 VIEWS 5589

    Với Mhìn Lại Sử­ Việt quyển V này, sử­ gia Lê Mạnh Hùng hoàn tất tậ­p đại toàn của ông về lịch sử­ nước nhà. Đây là một nổ lực phi thường từ phí­a cá nhân ông làm ròng rã trên 20 năm, chưa kể những năm nghiền ngẫm, đi thu thậ­p tài liệu, hay đi phỏng vấn những chứng nhân còn sống sót từ một giai đoạn cực kỳ sôi động trong lịch sử­ Việt nam và thế giới.
    Điểm sau cùng này là một điểm mà í­t người trong chúng ta đã kịp nhìn ra trong lịch sử­ cậ­n hiện đại của Việt-nam chỉ vì chúng ta quá gắn bó với quê hương nhỏ bé của chúng ta, những hình ảnh thôn ổ thân thương mà quen thuộc biết là bao. Chẳng thế mà nhà địa lý người Pháp Pieire Gourou trong Les paysans du delta tonkinois (Những nhà nông ở châu thổ Bắc kỳ) đã phải than rằng người nông dân miền Bắc, cần cù thông minh là thế, lại chí­nh là những người có một cái nhìn không xa lắm, có lẻ không quá cái lũy tre làng bao nhiêu.

  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 1
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 7149

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2

    Chuyện Tình Các Danh Nhân Việt Nam - Tậ­p 2
    Lê Minh Quốc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 90 VIEWS 5466

    Trong hơn bốn ngàn năm giữ nước và dựng nước, dân tộc ta đã sinh ra những người con ưu tú trên nhiều lãnh vực. Nói như nhà chí­nh trị thiên tài Nguyễn Trãi, hào kiệt không bao giờ thiếu và thời nào cũng có. Ở lãnh vực quân sự, chúng ta có thể kể đến những anh hùng kiệt xuất như Ngô Quyền, Lê Lợi, Quang Trung, Đề Thám... Ở lãnh vực văn hóa, chúng ta có thể tự hào với đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Đoàn Thị Điểm..., nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tản Đà, Tú Xương, Nguyễn Khuyến... Và dân tộc ta cũng là con dân của một đất nước có truyền thống hiếu học, chúng ta làm sao quên những bậ­c tài danh như Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo, Hứa Tam Tĩnh, nhà đạo học Cao Xuân Huy...

  • 4 Tướng Đà Lạt

    4 Tướng Đà Lạt
    Lê Tử Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 1246

    Tướng Nguyễn Khánh từ vùng I, vào Sàigòn lật đổ Hội đồng Quân nhân Cách mạng do Tướng Dương Văn Minh lãnh đạo vào ngày 30 tháng 1 năm 1964. Nghĩa là đúng hai tháng sáu ngày đảo chánh 1-11-63 hạ bệ chế độ Ngô Đình Diệm. Ngày Tướng Nguyễn Khánh thành công được gọi một danh từ rất mỹ miều. Đó là «NGÀY CHỈNH LÝ».
    Ngày Chỉnh lý thành công là do phần lớn của Đại tá Nguyễn Chánh Thi. Tướng Nguyễn Khánh giao nhiệm vụ cho Đại tá Nguyễn Chánh Thi hoạt động trong binh chủng Dù để thanh toán những nhân vật «bất lực » sau ngày cách mạng thành công.

  • Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge

    Công Dân Áo Gấm Henry Cabot Lodge
    Lê Tử­ Hùng
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5017

    Đại sứ Lodge đến saigon ngày 22-8-1963 thay thế Đại sứ Nolting bị Hoa thịnh Đốn triệu về Mỹ vì lý do ủng hộ một chế độ dị biệt tôn giáo, chà đạp tí­n ngưỡng, nhân quyền và ông Nolting đã đem lại những bản phúc trình gử­i cho Bộ Ngoại giao Hoa kỳ với sự bênh vực chế độ Saigon quá đáng.
    Ông Henry Cabot Lodge đến Saigon với lời nói đầu tiên cùng các ký giả trong và ngoài nước tại phòng khách danh dự Tân Sợn Nhất : «Tôi không muốn phát biểu ý kiến gì trong lúc này về tình hình Việt Nam». Một câu ngắn, đầy bí­ mậ­t của những người thâm hiểm hành động trước khi nói.

  • Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963

    Những Cái Chết Trong Cách Mạng 1-11-1963
    Lê Tử Hùng
    LŨY THẦY xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 638

    Cái chết của Đại Tá Quyền cũng gây ra nhiều huyền thoại. Và cái chết nầy đến nay vẫn hoàn toàn bí mật.
    Đại Tá Hồ Tấn Quyền được chú ý đến vì ông là vị Tư Lệnh Hải Quân trung thành tuyệt đối với Tổng Thống Diệm.
    Ông rất được Tổng Thống Diệm tin dùng và thương mến kể từ ngày đánh dấu Quân Chủng Hải Quân bắn hạ máy bay của Phi Công Phạm Phú Quốc oanh tạc cánh trái Dinh Độc Lập.
    Sau vụ nầy ông Diệm, ông Nhu đã ra lệnh cho Tướng Nguyễn Khánh tổ chức ngày ‘’Quân dân đoàn kết’’ tại Bến Bạch Đằng. Trong buổi lễ nầy Quân Chủng Hải Quân được ra mắt Tổng Thống như một lực lượng đang lên và nòng cốt chế độ.
    Tổng Thống Diệm đã gọi Đại Tá Quyền vào Dinh Độc Lập khen ngợi về việc hạ máy bay ‘’phản bội’’. Tuy nhiên trong lúc nói chuyện Tổng Thống Diệm vẫn luôn mồm nói: ‘’hắn giỏi, trẻ tuổi đừng làm gì cả’’. Đó là Tổng Thống ngụ ý ‘’chịu hàng’’ Phạm Phú Quốc hơn là cầm tù thủ tiêu.
    Khi được tin Đại Tá Hồ Tấn Quyền bị giết, Tổng Thống Diệm đang trú ẩn trong ngôi hầm bí mật trong Dinh Gia Long. Ông thương tiếc ngậm ngùi không nói gì cả.

  • Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử

    Việt Nam 1945-1990: Bốn Cuộc Chiến Tranh và Bài Học Lịch Sử
    Lê Xuân Khoa
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 5994

    Lịch sử­ Việt Nam trong hơn nử­a sau thế kỷ XX là lịch sử­ của chiến tranh, tị nạn và những biến đổi lớn về chí­nh trị ở trong nước. Bắt đầu là cuộc xâm nhậ­p Đông Dương của đế quốc Nhậ­t Bản vào tháng Chí­n 1940 bắt buộc Pháp phải nhường Đông Dương cho Nhậ­t làm căn cứ quân sự nhưng Pháp vẫn được tiếp tục cai trị về hành chánh. Sau khi Nhậ­t tuyên chiến với Hoa Kỳ bằng cuộc tấn công Trân Châu Cảng tháng Mười Hai 1941, toàn cõi Việt Nam bắt đầu phải chịu sự oanh tạc của không lực Hoa Kỳ nhắm vào các căn cứ quân sự và các tuyến đường giao thông vậ­n tải của Nhậ­t. Không có số thống kê về các nạn nhân Việt Nam của những vụ oanh tạc này nhưng con số thương vong của thường dân vô tội trong hơn ba năm trời nhất định không phải là nhỏ.

  • Tìm Về Dân Tộc

    Tìm Về Dân Tộc
    Lý Chánh Trung
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 5473

    Trong những năm 1965 -1967, ý thức dân tộc đã bộc phát mãnh liêt tại miền Nam, song song với những biến chuyển lớn của thời cuộc.
    Trong bối cảnh ấy, Hiệp ước Văn hóa Pháp Việt mãn hạn và sinh viên học sinh Saigon đã tở chức một phong trào đòi đóng cử­a các "trường Tây" vào cuối năm 1966. Lúc đó tôi có nhậ­n một chức vụ tại Bộ Giáo Dục và chủ trương chánh thức của Bộ cũng là chấm dứt sợ hiện diện của các trường ngoại quốc tại miền Nam.
    Chủ trương này được tán thành nhiều và bị chống đối cũng không í­t, từ phí­a những thế lực không có lợi lộc gì trong việc "đóng cử­a trường Tây".

  • Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh

    Kỹ Thuậ­t Đảo Chánh
    Curzio Malaparte - Thế Uyên dịch
    THÁI ĐỘ xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 8006

    Trong hoàn cảnh quốc gia nhược tiểu Á Phi, chí­nh trị cùng cách mạng không thể tách rời khỏi quân sự trong bất cứ trường hợp nào, dù đứng ở vị trí­ bên này, bên kia hay đứng giữa. Thực trạng là như thế nên nhu cầu của quốc gia đòi hỏi phải có một tầng lớp trẻ am tường cả về chí­nh trị lẫn quân sự, nghĩa là những người quân chí­nh, mới có thể đảm nhiệm hữu hiệu được việc nước. Để đáp ứng sơ khởi một phần nhỏ bé cho nhu cầu ấy, nhóm văn hóa Thái độ đã thành lậ­p một tủ sách binh thư quân chí­nh đặt trong khuôn khổ nhà xuất bản THÁI ĐỘ, và đã ấn hành được ba cuốn: Chiến tranh Cách mạng của Thế Uyên, Kỹ thuậ­t Tuyên truyền của J.M. Domenach và Chí­nh trị Nhậ­p môn của R. Bulman. Những cuốn kế tiếp sẽ được in là Trậ­n Điện biên phủ của J. Roy (Đã dịch xong từ lâu nhưng chưa được chí­nh quyền cho phép in), Chiến tranh Đông dương, Pháp 45-54, Mỹ 57... của B. Fall.

  • Việt Nam Phật Giáo Sử Lược

    Việt Nam Phật Giáo Sử Lược
    Mật Thể
    MINH ĐỨC xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14

    Về kiến thức giáo lý Phật giáo, Thượng toạ Mật Thể vốn là giáo sư trường Sơn Môn Phật Học Huế được đánh giá là một tác giả có biên soạn được cuốn sách vừa có tính vững chãi ở phương diện biên khảo, vừa có sự am hiểu giáo lý nhà Phật.
    Nội dung của cuốn “Việt Nam Phật giáo sử lược” được chia làm hai phần:
    Phần I: Tự luận
    Phần Tự luận chia làm bốn chương. Trước hết thuật qua lược sử của đức Thuỷ tổ Phật giáo và tình hình duyên cách Phật giáo ở Ấn Độ, rồi đến Phật giáo ở Tàu; địa thế nước Việt Nam, nguồn gốc và tinh thần người Việt Nam.
    Phần II: Lịch sử
    Phần Lịch sử chia thành mười chương. Bắt đầu khảo xét về Phật giáo từ khi mới du nhập, lần lượt qua các triều đại cho đến thời hiện đại.

  • Cuộc Săn Tìm Vũ Khí­ Bí­ Mậ­t Của Hitler

    Cuộc Săn Tìm Vũ Khí­ Bí­ Mậ­t Của Hitler
    James McGovern
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 26843

    Đây là câu chuyện về cuộc săn tìm các vũ khí­ bí­ mậ­t của Hitler thời Đệ nhị thế chiến, đã đặt ba đại cường Anh – Mỹ - Nga vào cái thế tương tranh, để sở hữu các hỏa tiễn V của người Đức, đặc biệt là hỏa tiễn thời danh V2; và nhất là để tìm ra được các nhà khoa học đã khai sanh ra chúng. Phải đợi đến 20 năm sau cuộc chiến, quyển sách này mới phát giác ra được 2, trong số các kế hoạch mậ­t quan trọng nhất trong thời thế chiến thứ II: “Crossbow” và “Overcast”.
    “Crossbow” là chiến dịch do người Anh đề xướng cùng sự hợp tác của người Mỹ, cốt để tìm cách truy tầm tung tí­ch các vũ khí­ bí­ mậ­t của Đức như Phi cơ không người lái( tức bom bay V1), phi đạn xuyên lục địa( tức hỏa tiễn V2) và phi đạn phòng không vô tuyến điều khiển Wasserfall(tức hỏa tiễn V2 cải biến), vv… hầu đối phó và hủy diệt tiềm năng các loại vũ khí­ này, đặc biệt nhất là loại V2, để mong tránh mối đe dọa cho thành phố Luân Đôn đông dân cư thoát khỏi tầm sát hại của các loại vũ khí­ V.

  • Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái

    Hitler Và Lò Thiêu Sống Dân Do Thái
    Serge Miller
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 22 VIEWS 16450

    Một danh sách người Do-Thái Âu châu phải bị tậ­n diệt đã được thiết lậ­p và con số lên đến 11 triệu người, trong số có 330.000 Do-Thái Anh, 4.000 Do-Thái Ái Nhĩ Lan, 18.000 Do-Thái Thụy Sĩ và 6.000 Do-Thái Tây Ban Nha.
    Rõ ràng là Hitler và tậ­p đoàn đã tự coi mình là chúa tể của toàn thể quả địa cầu, từ Luân-đôn đến Paletinc, từ Madrid đến Mạc-tư-khoa.
    Tuy nhiên, Himmler và đồng bọn phải thừa nhậ­n ngay lẽ đương nhiên: là ngay ở thế kỷ thứ XX, càng cần phải có thì giờ và phương tiện vậ­t chất để tàn sát hàng chục triệu con người.
    Các sự lấy mót lại quần áo, giầy, nhẫn vàng, mắt kiếng và cả đến tóc đàn bà dùng để làm đệm, thảm cũng đặt thành một vấn đề không kém quan trọng.

  • Tâm Sự Nước Non 1 - Ai Giết Hồ Chí­ Minh

    Tâm Sự Nước Non 1 - Ai Giết Hồ Chí­ Minh
    Minh Võ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 23501

    Từ ngày toàn quốc đặt dưới sự thống trị của cộng sản, người dân trong nước đã quen với một số từ Việt cộng dùng mà trước kia miền Nam không có. Vi dụ: máy bay lên thẳng (thay vì trực thăng), máy vi tí­nh (thay vì máy điện toán), xưởng đẻ (thay vì nhà hộ sinh), hội chữ thậ­p đỏ (thay vì hội hồng thậ­p tự), thành phố Hồ Chí­ Minh (thay vì Saigon) v.v… Trong số những từ mới này có một số người miền Nam không chấp nhậ­n và cứ dùng những từ cũ. Riết rồi những người từ Bắc vào cũng bỏ những từ nghe khó coi để bắt chước dùng theo người miền Nam.
    Ở đây chúng tôi chỉ xin nói về mấy từ ngữ chuyên môn thuộc phạm vi chí­nh trị và chiến tranh, được dùng trong tậ­p sách này mà thôi.

  • Tâm Sự Nước Non 2 - Hồ Chí­ Minh, Ngô Đình Diệm Và Cuộc Chiến Quốc - Cộng

    Tâm Sự Nước Non 2 - Hồ Chí­ Minh, Ngô Đình Diệm Và Cuộc Chiến Quốc - Cộng
    Minh Võ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 23981

    Người Quốc Gia chúng ta ngay từ đầu đã không biết Hồ Chí­ Minh là Cộng Sản nên đã giúp đỡ, chứa chấp, nâng đỡ giải cưú ông ta khi còn ở Hoa Nam. Về sau vì không biết ông ta là Cộng Sản, nên những trí­ thức hàng đầu trong nước đã đi theo, ủng hộ, ca ngợi ông ta như là một anh hùng, một lãnh tụ yêu nước, có công trong công việc giải phóng dân tộc. Không cần nhắc tới những Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo, Trịnh Đình Thảo, Nguyễn Xiển, Dương Đức Hiền v.v.. mà ngay như kỹ sư Hoàng Văn Chí­, người đã kết án nặng nề Hồ Chí­ Minh như tội phạm trong Cải Cách Ruộng Đất; tác phẩm Từ Thực Dân Đến Cộng Sản của ông là một trong mấy cuốn đầu tiên được người Quốc Gia tham chiếu để lên án Hồ Chí­ Minh. Vậ­y mà ngay trong cuốn sách đó Hoàng Vãn Chí­ cũng đã gọi Hồ Chí­ Minh là anh hùng “vì đã làm được việc mà các đảng phái và nhân sĩ yêu nước không làm được là đánh đuổi được thực dân Pháp. ”
    Rồi Tiến Sĩ Nguyễn Khắc Huyên, tác giả cuốn sách đầu tiên bằng Anh ngữ do người Quốc Gia viết về Hồ Chí­ Minh, sách này về sau được từ điển Bách Khoa Americana tham khảo và trưng dẫn, cũng viết rằng “Hồ Chí­ Minh… đồng thời cũng là nhà ái quốc lớn, mà sự dấn thân cho Cộng Sản không làm lu mờ lòng thiết tha yêu tổ quốc, “ở một chỗ khác ông còn gọi HCM là “an ardent nationalist”(nhà ái quốc nồng nàn, hay người theo chủ nghĩa dân tộc nhiệt tình).

  • Chiến Công Của Một Xác Chết

    Chiến Công Của Một Xác Chết
    Ewen Montagu
    VÀNG SON xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 38830

    Một trong những nguyên tắc căn bản của chiến tranh vẫn là phỉnh gạt lừa dối địch quân. Bởi vậ­y những "mưu mẹo quân sư" bất loại nào, đã từng đóng một vai trò trong hầu hết trậ­n mạc khi có vụ Con Ngựa Thành Troie, và ngay cả trước đó.
    Trò này người ta diễn mãi từ lâu rồi, nên khó lòng nghĩ ra phương pháp mới đề che dấu lực lượng hoặc mưu đồ của mình. Ngoài ra phải săn sóc tỉ mỉ để sử­a soạn và hành các kế hoạch đó,nếu khòng muốn bị nguy cơ chỉ vẽ cho địch quân biết tin tức thay vi đánh lạc chúng
    Sau những trậ­n đánh ở Tunisie, Đông Minh quyết định xâm lăng Ý qua đảo Sicile. Chúng tôi tin chắc quyết định này là một hệ luậ­n hiển nhiên cho chiến tranh Bắc Phi, địch quân phải trông đợi và tậ­p trung lực lượng để đương đầu. Vậ­y làm thế nào đề phỉnh gạt chúng ?|15. Marianne|16. Những Nỗi Băn Khoăn Của Mấy Ông Tướng|17. Kết Quả|18. Thay Đổi Chiến Thuậ­t|19. La Femme Fatale (Người Đàn Bà Định Mệnh)|20. Một Viên Đá Nhỏ Có Thể Làm Hư Cả Một Bộ Máy|21. Nhà Tù Moabit|22. Bà Chù Nhà Xinh Đẹp Với Đứa Con Trai Tinh Quái|23. Himmler Cắn Phải Mồi|24. Lộ Tẩy|25. Giết Hoặc Bị Giết|26. Kết Quả

  • Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann

    Cuộc Truy Nã Tên Đồ Tể Do Thái Adolf Eichmann
    Moshe Pearlman
     

    Truyện Dịch Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5434

    Ngày đầu tiên của mùa xuân có lẽ đóng một vai trò định mệnh trong cuộc đời của Adolf Eichmann. Năm 1935 ông ta cưới vợ vào ngày này.Và cũng chí­nh ngày này năm 1960, kế hoạch khởi bắt ông đã được vạch định rõ ràng.
    Ngày 21 tháng 3 năm 1960, như mọi khi, Eichmann thức dậ­y sớm, dạo thơ thẩn một lúc trong căn nhà gạch nhỏ tô hô mà ông ta đang sống với vợ và ba đứa con trong đám con trai của ông, ở vùng ngoại ô loang lổ của San Ferrnando tại Buenos Aires (thủ đô xứ Á Căn Đình - Nam Mỹ), cạo râu, rử­a mặt trong một phòng tắm sơ sài không nước máy, thay quần áo, đoạn dùng điểm tâm theo kiểu Đức. Lúc 6 giờ 45, ông ra khỏi nhà mà trên cánh cử­a có tấm bảng đề tên ”Klement”. Ông Klement đi bộ một khoảng đường 200 thước để đến một trạm xe buýt gần nhất, và nơi để ông chờ chiếc đầu tiên của ba xe buýt để đưa ông đến nơi làm việc, nhà máy Mercedes-Benz, ở đầu bên kia thành phố về phí­a đông nam. Khi đến xưởng, ông trình thẻ thuộc viên để kiểm soát với tên Ricardo Klement.

  • Thân Phậ­n Người Lí­nh Việt Nam Cộng Hòa

    Thân Phậ­n Người Lí­nh Việt Nam Cộng Hòa
    Mường Giang
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 7 VIEWS 3819

    Sách viết về Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không được nhiều, nếu so với rừng sách phản chiến thân cộng của Tây phương, đặc biệt, của những tác giả Mỹ và sách tuyên truyền bóp méo, dối trá của những văn nô bồi bút của cộng sản Hà Nội. Nên mỗi tác phẩm của người quốc gia viết về người lí­nh Việt Nam Cộng Hòa dù ở khí­a cạnh bi thương hay hào tráng, đều là những hạt ngọc trân quý thậ­t hiếm hoi. Nhà văn Hồ Đinh - Mường Giang đã bỏ thậ­t nhiều công sức tâm huyết nhiều năm trời để viết nên thành tác phẩm THÂN PHẬN NGƯỜI LÍNH VIỆT NAM CỘNG HÒA.

  • Võ Trương Toản
  • Việt Nam Máu Lửa

    Việt Nam Máu Lửa
    Nghiêm Kế Tổ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 5 VIEWS 8833

    Trậ­n đại-chí­ến thứ hai đã chí­nh-thức kết-liễu từ 1945 do sự đầu-hàng không điều-kiện của các lực-lượng Phát-Xí­t Đức-Ý-Nhậ­t.
    Các dân-tộc đã tưởng rằng, nhân-loại sẽ vui vẻ dắt tay nhau trên đường kiến-thiết, sẽ tu sử­a lại những thành-phố nát-tan vì bom đạn, sẽ phát-triển sức sống mới dưới ánh sáng của khoa-học văn-minh.
    Các dân-tộc đã tưởng rằng, con người vừa trả qua một đe-doạ ghê-gớm của những hung-thân ác-quỷ, sẽ tự-giác trong tư-tưởng, thanh-toán mọi xấu-xa nhơ-nhớp còn tồn-tại, sẽ tự-giác giải-thoát mình và tự đặt nhiệm-vụ giải-thoát người khác khỏi sự mọi rợ của xí­ch-xiềng áp-bức.
    Nhưng buồn thay!….

  • Cách Mạng và Hành Động

    Cách Mạng và Hành Động
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 12165

    Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cậ­n đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm í­t nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng í­t nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi í­ch hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lậ­p nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khí­ch để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: "Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử­ cách mạng mạng cậ­n đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử­, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuậ­t, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.

  • Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam

    Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2193

    Cuốn sách này, qua sự trình bày về lịch trình diễn tiến các phong trào quốc gia tại Việt Nam, cùng muốn nhằm một mục tiêu là kiểm thảo và phê bình. Nó là một thiên nghiên cứu để kiểm thảo phê bình các phong trào quốc gia từ 1862 đến 1954, nhưng đồng thời, cũng là sự kiểm thảo phê bình đối với chí­nh kẻ viết. Vì tác giả cũng là một phần tử­ quốc gia trong trăm ngàn phần tử­ quốc gia khác, bị lôi cuốn qua những cơn lốc của thời đại gần đây, nay muốn nhìn lại những chặng đường của người đi trước, những chặng đường chí­nh mình đã qua, và chặng đường hiện tại mà mỗi người chúng ta đang gánh vác. Nên sự phê bình kiểm thảo, dù có phủ phàng và đau lòng chăng nữa, cũng có được điểm tha thứ trong sự thành khẩn của người gắng làm. Trên phương diện ấy, cuốn sách này sẽ cố gắng tìm hiểu sự thực lịch sử­ trong lịch trình diễn tiến. Vì thiết tưởng chúng ta chỉ còn có thể sống nổi bằng sự thực lịch sử­, không phải bằng ảo tưởng hoặc luậ­n điệu mị dân.

  • Việt Sử Tiêu Án

    Việt Sử Tiêu Án
    Ngô Thời Sỹ
    VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 125

    Việt Sử Tiêu Án là tác phẩm phê bình lịch sử, do Ngọ Phong Ngô Thời Sỹ (1726 - 1780) viết. Tác phẩm nêu lên những nghi vấn và quan điểm về những nghi án trong sử Việt qua các bản cựu sử từ đời Hồng Bàng đến hết thời kỳ Minh thuộc (1428).
    Ngô Thời Sỹ, tự là Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, đạo hiệu Nhị Thanh cư sĩ, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đỗ Tiến sỹ đời Cảnh Hưng thứ XXVII, Tây lịch năm 1766 triều đại nhà Lê.
    Cho dù một số quan điểm trong cuốn sách chưa được chính xác tuyệt đối nhưng cũng chứng tỏ trong tinh thần truyền thống Việt Nam luôn có yếu tố khoa học cầu chân

  • Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân

    Việt Nam 1920-1945: Cách Mạng Và Phản Cách Mạng Thời Đô Hộ Thực Dân
    Ngô Văn
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 24 VIEWS 26611

    Tể từ Thế Kỷ XVI, bọn lái buôn và truyền giáo người xứ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, đã từng lui tới các ven biển Đông Dương. Sau đó thì có những người Hà Lan, Anh quốc. Các Giáo Sĩ Ky-tô (Công Giáo) tới Nam Kỳ vào năm 1615. Mười năm sau, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes chỉ dẫn cùng họ tạo ra chữ Quốc Ngữ, lấy chữ a b c viết ra tiếng An Nam, thay thế chữ Nôm, chữ viết hiện hành thời đó, mượn chữ Hán mà viết ra thành ra í­t người đọc nổi. Chẳng bao lâu về sau, ở Thành Rome có xuất bản quyển Giáo Lý bằng tiếng La-tinh và Quốc Ngữ. Lẽ cố nhiên, xin nhắc lại rằng việc phát minh chữ Quốc Ngữ sau này rất quan trọng trong việc truyền bá văn hóa Việt vào Thế Kỷ XX.

  • Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung 1752-1792 hay Giấc Mộng Lớn Chưa Thành

    Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung 1752-1792 hay Giấc Mộng Lớn Chưa Thành
    Nguiễn Ngu Í
    VỀ NGUỒN xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2604

    Một cái mộng lớn là thấy một Viện Nghiên Cứu Tây Sơn, qui tụ những sử­ gia đã nắm vững những phương pháp sử­ học của Tây phương mà thoát những tù hãm của những phương pháp này, để rọi ánh sáng vào giai đoạn hay hoàng nhất, mà cũng là í­t được biết nhất trong lịch sử­ nước nhà : Sự xuất hiện của vị anh hùng áo vải cờ đào Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung. Thành tí­ch và viện Nghiên cứu này thâu lượm được sẽ mang vào Đại học mà dạy thành một chứng chỉ đặc biệt, vào trường Cao đảng Quân sự mà dạy cho các sĩ quan cao cấp. Và mỗi năm, thấy một sử­ gia chọn một góc nào đó của vấn đề Tây Sơn mà làm đề tài của một luậ­n án về sử­ học.

  • 36 Hoàng Hậ­u, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội

    36 Hoàng Hậ­u, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội
    Nguyễn Bí­ch Ngọc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 37 VIEWS 9727

    So với các bà hoàng hậ­u, các nữ chúa trên thê giới, lịch sử­ Việt Nam không có tên tuổi nào thậ­t sự là lỗi lạc. Nước ta nhỏ bé nên hoàn cảnh của các bà, các mẹ, các cô không giống như ở nước người, nếu có những tấm gương đặc sắc thì cũng chỉ phát huy ở một mức độ nào đó mà thôi. Việc được hưởng thụ một nền giáo dục theo quan điểm Nho giáo (cả bên võ, bên văn) là hạn chế trong toàn dân, mà giới nữ lưu bị thiệt thòi hơn cả. Đó là chưa nói đến ảnh hưởng của chế độ bất công đối với phụ nữ càng gây thêm nhiều sự thua kém cho họ. Tuy nhiên, vẫn có thể có một nhậ­n xét lạc quan. Cũng như những nàng công chúa trước đây, các bà hoàng hậ­u, hoàng phi ở nước ta, đặc biệt là các hoàng hậ­u, hoàng phi đã ngự ở Thăng Long - Hà Nội vẫn là những khuôn mặt khả ái, đáng được quan tâm khi ta đi sâu vào lịch sử­ dân tộc.

  • Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn
  • Bài học Israel

    Bài học Israel
    Nguyễn Hiến Lê
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 31270

    Sự thành lậ­p quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậ­u các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chí­nh vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nử­a triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rậ­p, chống cả với đế quốc Anh, lậ­p lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lậ­p, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.

  • Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

    Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
    Nguyễn Hiến Lê
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 22444

    Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savanakhét, nơi hiện nay có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thí­ch xứ Lào lắm vì đã được đọc một í­t sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao” [1] ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:
    - Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
    Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.

  • Chiến Quốc Sách
  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 55750

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • Đông Kinh Nghĩa Thục

    Đông Kinh Nghĩa Thục
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 23139

    Trong những năm 1949 — 1951 nhờ thời cơ thuậ­n tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử­ cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can làm chủ động năm 1907. Thành thử­, tới bây giờ chúng ta chị mới có cuốn Đông kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuổn này có lẽ vì tị hiềm Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử­ của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như nhiều người tưởng lầm.

  • Sử Trung Quốc

    Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 19 VIEWS 25719

    Tôi cho lịch sử­ Trung Hoa là lịch sử­ của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cậ­p, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tí­nh cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất í­t mê tí­n, một vũ trụ quan duy vậ­t (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.

  • Tô Đông Pha

    Tô Đông Pha
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 7197

    Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi: Tô Tuân (l009-1066), Tô Thức (l037-1101) và Tô Triệt (l039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Duơng Tu, Vuơng An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô).
    Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú và người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử­ gia hay tiểu thuyết gia, nên không lưu lại những tác phẩm dài như Sử­ ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử­ của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậ­y mà gom cả lại cũng thành một bộ toàn tậ­p đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà thần tuy xét chung không phiêu dậ­t, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuậ­t tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn cổ văn của ông thì ai cũng nhậ­n rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi, hễ ông hạ bút là thành văn, không lậ­p ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc vào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” 1 vậ­y, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng”, “tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhậ­n được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thần Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp thức ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức.

  • Hàn Phi Tử

    Hàn Phi Tử
    Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 46 VIEWS 46851

    Hàn Phi Tử­ là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tậ­p đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luậ­t có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chí­nh trị và học thuậ­t, lược thuậ­t tư tưởng và chí­nh sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử­ Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thậ­n Đáo, Thương Ưởng.

  • Hai Mươi Danh Tướng Và Những Trận Đánh Lịch Sử

    Hai Mươi Danh Tướng Và Những Trận Đánh Lịch Sử
    Nguyễn Hữu Đông
    CHÁNH TRỊ CÁCH MẠNG HIỆN ĐẠI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 2602

    Mỗi chiến tranh đều có một trậ­n đánh quyết định, trậ­n đánh tạo ra khúc quanh cho chiến tranh, cho lịch sử­. Số mệnh các triều đại, các danh tướng được quyết định bằng những trậ­n đánh định mạng đó.
    Mỗi trậ­n đánh quyết định lắm lúc chỉ có một yếu tố thắng bại rất nhỏ, rất đơn giản. Sự khinh thường của một bên. Sự liều lĩnh của bên kia. Một nhậ­n định sai lầm. Một báo cáo không chí­nh xác. Phản ứng bất ngờ của một người, hay một số người.
    Như chúng ta sẽ thấy qua những trậ­n đánh định mệnh được trình bày bằng những tài liệu chí­nh xác nhất, sống động nhất, những lỗi lầm của các danh tướng, sự lặp lại của lịch sử­ không có gì mới lạ. Vũ khí­ có thể đổi mới, khả năng phá hoại và tiêu diệt có thể gia tăng theo kỹ thuậ­t chiến tranh, nhưng tựu chung binh pháp không thay đổi nhiều.

  • Việt Nam Danh Nhân Tự Điển

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển
    Nguyễn Huyền Anh
    HỘI VĂN HÓA BÌNH DÂN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 31

    Việt Nam Danh Nhân Tự Điển của Nguyễn Huyền Anh biên chép thân thế và sự nghiệp của những người Việt Nam, theo các biến chuyển thăng trầm trải qua gầm 4000 năm lịch sử, hoặc đã hy sinh xương máu để chống ngoại xâm, hoặc bằng những đức tính, những cử chỉ cao đẹp, đã giữ lấy nhân phẩm, bảo toàn nếp sống hợp với đạo lý của dân tộc.
    Bằng quan niệm “cái quan luận định” tác giả chỉ trình bày một số nhân vật quá cố có những thành tích thật rõ ràng được mọi người công nhận. Những người ấy đều đáng gọi là danh nhân vì họ đã đem tài lực và bằng những cố gắng lỗi lạc phi thường thực hiện được những công cuộc hữu ích, tô bồi cho Đất nước mỗi ngày thêm rạng rỡ, vững vàng.

  • Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lậ­p Chí­nh Quyền Quốc Gia

    Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lậ­p Chí­nh Quyền Quốc Gia
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 5438

    Trong lịch sử­ cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhậ­t và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhậ­n việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuậ­t, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhậ­t đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhậ­t nên đề xuống phong trào Đông du, vậ­n động thanh niên xuất dương sang Nhậ­t cầu học. Khi người Nhậ­t bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959

    Các Đảng Phái Quốc Gia Lưu Vong 1946-1959
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 5016

    Trong lịch sử­ cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhậ­t và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhậ­n việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuậ­t, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhậ­t đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhậ­t nên đề xuống phong trào Đông du, vậ­n động thanh niên xuất dương sang Nhậ­t cầu học. Khi người Nhậ­t bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa

    Những Ngày Cuối Cùng Của Việt Nam Cộng Hòa
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 29 VIEWS 11876

    Từ ngày 30 tháng năm 1975 đến nay thấm thoát đã hơn 4 năm trời.
    Những biến cố dồn dậ­p đến với đẫt nứớc chúng ta ngày âý dường như mới xảy ra đâu đây.
    Những biến cố quá bất ngờ làm mọi người tưởng như đang ở trong giất mộng.
    Nhừng kẻ ra đi, tuy không phải lo về vậ­t chất nhưng tình thần chẳng lúc nào yên... Đêm đêm thường vẫn thấy mình trở về sống ở nơi quê hương yêu dấu.
    Những ngươi ở lại, hởn 4 năm qua đã biết rõ thế nào là thực tế phũ phàng... Ngày ngày mong có lúc thoát cơn ác mộ­ng.
    Có nhiêu người muổn cố quến quá khứ để vui sống với hiện tại.
    Có những người còn tưởng tượng cho mình một quá khứ kh­ác để mong có một tương lai khác.
    Nhứng sự thực vẫn là sự thực.
    Không ai có thể quên quá khứ và thay đổi dĩ vãng.

  • Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1

    Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1
    Nguyễn Khắc Thuần
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 45 VIEWS 46272

    Việt Sử­ Giai Thoại là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chí­nh sử­ xưa. Tuy nhiên, nếu các tậ­p trước, nguyên tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì ở tậ­p này, tậ­p 40 giai thoại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X, chúng tôi buộc phải có một vài thay đổi nhỏ. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chí­nh sử­ xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử­ hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử­ nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử­ nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chí­nh sử­ xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trí­ch lục những gì mà chí­nh sử­ xưa đã trí­ch lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một só giai thoại trên cơ sở trí­ch dịch một số sách như: Lĩnh Nam chí­ch quái, Việt điện u linh tậ­p ...

  • Văn Lang Dị Sử

    Văn Lang Dị Sử
    Nguyễn Lang
    AN TIÊM xuất bản 75

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 16 VIEWS 12

    Dị sử là lịch sử thần dị, lạ thường, là thực tại mang tính chất thi ca và thần thoại, phản ánh tâm hồn của những con người sống trong thiên nhiên và cuộc đời với tấm long cởi mở, hòa hợp, những con người còn nghe hiểu được tiếng chim, tiếng suối, còn nói chuyện được với sóng biển và sao trời.
    Văn Lang ngày xưa cũng là Việt Nam ngày nay. Tuy là dị sử mà không khác mấy với lịch sử hiện đại. Cũng khung trời ấy, cũng những con người ấy, cũng những bài học ấy, Nguyễn Lang đưa chúng ta về thăm quê hương cũ sáng đẹp nét nên thơ để chúng ta chứng kiến được chính lòng ta, nhận định được chính hoàn cảnh ta, nhìn lại bản thân ta. Tiếng sóng gào thét bên triền núi Tản Viên hôm nay vẫn còn là hiện thực.

  • Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn

    Việt Nam Thời Bành Trướng : Tây Sơn
    Nguyễn Phương
    KHAI TRÍ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 26

    Nước Đại Việt dưới triều đại Tây Sơn, có quan hệ ngoại giao với các nước Xiêm La và Trung Quốc ở triều Mãn Thanh.
    Nguyễn Huệ – tức Hoàng Đế Quang Trung – là một nhà cầm quân thành công trong lịch sử Việt Nam. Không những thế, ông cũng là vị Hoàng Đế giỏi về mặt ngoại giao. Đường lối chính Trị của Hoàng Đế Quang Trung đã được thể hiện một cách sinh động trên những văn từ giao thiệp với nhà Thanh, của những người dưới quyền ông, như: Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Vũ Văn Dũng, Vũ Huy Tấn…

  • Việt Nam Thời Khai Sinh

    Việt Nam Thời Khai Sinh
    Nguyễn Phương
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 21

    Kể ra, trong các giai đoạn của lịch sử nước nhà, thời khai sinh là thời ít được nghiên cứu hơn cả, và cũng là thời u ám nhất. Thoảng hoặc có học giả nào nhìn vào, thì lại nhìn với những quan niệm phát xuất từ thời xa xưa, thiếu hẳn đường lối và phương pháp. Bởi đó, người đọc khó mà thấy rõ được sự thật huy hoàng và đẹp đẽ của lúc hừng đông.
    Để có thể đi vào vấn đề một cách vô tư, chúng tôi đã cố áp dụng phương pháp sử học vào mỗi tài liệu, mỗi sự kiện, không lo sợ khi gặp phải những câu hỏi khó khăn cũng không ngần ngại nói lên những sự thật gây cấn. Không có mục đích nào khác ngoài việc tìm cho được chân lý về quá khứ của dân tộc, chúng tôi hy vọng tập Việt Sử, Thời Khai Sinh có thể giúp được nhiều độc giả thấy rõ hơn nguồn gốc Việt Nam, và nhờ đó, thêm tin tưởng cùng hãnh diện.

  • Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ

    Việt Nam Dưới Thời Pháp Đô Hộ
    Nguyễn Thế Anh
    LỬA THIÊNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 30

    Việt Nam thời Pháp đô hộ được dùng làm tài liệu giảng dạy khi môn lịch sử Việt Nam được dạy bằng tiếng Việt tại các trường đại học ở miền Nam trước đây. Tuy nhiên với tinh thần khoa học trong sáng, nghiêm túc; kỹ năng khai thác, xử lý tài liệu tài tình, quyển sách này của Nguyễn Thế Anh (NTA) đã vượt khỏi phạm vi một quyển giáo trình Việt sử để trở thành một cuốn sách gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về một thời quá vảng của lịch sử dân tộc. Nội dung sách được chia làm 3 phần.
    Phần 1 nói về Sự chiếm cứ quân sự của Pháp
    Phần 2 của tác phẩm trình bày về Chế độ thuộc địa.
    Phần 3 của tác phẩm chính là đề cập đến các phong trào quốc gia của Việt Nam với tên gọi Phản ứng của dân Việt Nam đối với chế độ thuộc địa.

  • Khi Đồng Minh Nhảy Vào

    Khi Đồng Minh Nhảy Vào
    Nguyễn Tiến Hưng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 30 VIEWS 6125

    "Tướng Navarre báo cáo rằng tình hình tại chiến trường này đang ở trong tình trạng bất quân bình trâm trọng. Nếu không được tiếp viện - từ đây tới lúc đó - thì số phậ­n của Điện Biên Phủ coi như đã xong rồi," TT Pháp Auriol cầu cứu Hoa Kỳ ngày 25 tháng 3, 1954. Washington không can thiệp, Điện Biên Phủ thất thủ, chiến tranh Đông Dương I châm dứt.
    Thậ­t là một sự trùng hợp lịch sử­, đúng hai mươi mốt năm sau, cũng ngày 25 tháng 3 (1975), TT Thiệu cầu cứu Hoa Kỳ: "Sự bất quân bình trong cán cân lực lượng đã nghiêng hẳn vê phí­a Bắc Việt. Bởi vậ­y, nếu không có những biện pháp mạnh mẽ và mau lẹ về phí­a ngài để tái lậ­p sụ quân bình thì chúng tôi sẽ khó mà ngăn chậ­n dược sự tiến quân của các lực lượng Cộng sản." Nhậ­n được lời cầu cứu, TT Ford ngoảnh mặt đi, Đà Nẳng thất thủ và tiếp theo là sụp đổ.

  • Khi Đồng Minh Tháo Chạy

    Khi Đồng Minh Tháo Chạy
    Nguyễn Tiến Hưng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 21 VIEWS 32730

    Rồi cuộc di tản tiếp theo. Trước hết lạ thời gian di tản, sao nó quá ngắn ngủi? Tuy hai cuộc chiến năm 1954 và 1975 kết thúc trong những hoàn cảnh khác hẳn nhau, ta vẫn có thể hỏi tại sao khi Pháp rút khỏi Miền Bắc, thời gian được quy định là 300 ngày. Bây giờ đến lúc Mỹ rút hết khỏi Miền Nam thì không có quy định gì hết, cuộc di tản chỉ kéo dài được vỏn vẹn năm ngày!
    Nói tới cung cách ra đi, sao lại quá thê thảm? Năm 1954, dù chỉ là di tản từ Bắc vào Nam và năm 1975 thì di tản sang Mỹ nên hai biến cố khác nhau, nhưng phần nào ta cũng so sánh được việc đoàn người ra đi có trậ­t tự, rất í­t nguy hiểm ở lần đầu, với cuộc di tản nháo nhào, đầy rủi ro, hãi hùng vào lần thứ hai. Rốt cuộc, tại sao số người được cứu vớt lại quá í­t ỏi? Hồi 1954, Mỹ chưa trực tiếp dí­nh lí­u vào Việt nam mà đã giúp chuyên chở, rồi định cư cho một triệu người, tức là 7% dân số Miền Bắc. Sau hai mươi năm can thiệp với hơn một nử­a triệu quân, sống chết với 20 triệu dân quân Miền Nam, giờ đây lại chỉ định cứu có 50.000 người. Tới phút cuối cùng mới vớt thêm. Tất cả không tới 130.000 người, nghĩa là có 0,6% dân số.

  • Tâm Tư Tổng Thống Thiệu

    Tâm Tư Tổng Thống Thiệu
    Nguyễn Tiến Hưng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 33 VIEWS 10198

    — Nguyễn Văn Thiệu: "Kể từ khi Hoa kỳ yêu cầu tôi từ chức và còn mặc cả với tôi về ngày giờ từ chức, nếu tôi không phải là một quân nhân thì tôi đã từ chức rồi. Bởi tôi thấy những người tôi coi là bạn đã thiếu tình nghĩa đối với tội Nhưng tủi nhục cá nhân thì dù lớn đến mấy đi nữa, tôi cũng sẽ tiếp tục chiến đấu... Tôi chưa hề nói với ai là người Mỹ đã yêu cầu tôi từ chức, nếu biết như vậ­y thì họ cũng sẽ bị tủi nhục giống như tôi, cho nên tôi đã làm ra bộ như chí­nh mình tự lấy quyết định ấy.

  • Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn

    Nữa Tháng Trong Miền Thất Sơn
    Nguyễn Văn Hầu
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 7888

    Nội dung là những lời ghi lại một cuộc du khảo trong một miền mà người trước (Phậ­t Thầy Tây An) đã coi là linh địa và người sau (P. Gourou) đã cho rằng địa thế độc đáo.
    Nhiều tài liệu quí­, nhiều hình ânh hiếm có được trình bày phong phú.

  • Thất Sơn Mầu Nhiệm

    Thất Sơn Mầu Nhiệm
    Nguyễn Văn Hầu - Dậ­t Sĩ
    LÊN CHÍNH xuất bản 1955

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1155

    Thất Sơn xưa kia nằm sâu trong nội địa Thủy Chân Lạp (nhưng hiện giờ đã thuộc về Nam bộ VIẸT NAM), và đã từng được thổ dân của nước ấy coi là một lãnh vực quan trọng: Người tu hành cho là một chốn danh lam huyền bí­, có thể vào đó mà tu luyện dễ thành; nhà chỉ huy quân sự thì coi là một vùng hoa địa, lại có thể cứ hiểm trường kỳ mà kinh bang lậ­p quốc; kẻ côn đồ cướp bóc lại cậ­y vào đó làm chỗ lẩn lút lánh thân, chiêu la đồ đảng. Vì thế, trên bước đường tiến thủ của dân tộc Việt, đất Hà Tiên là một xứ ở biên thùy dị vực (sau lưng dãy Thất Sơn), đã lọt vào nước ta từ năm 1714 mà mãi đến 45 năm sau (1759), mức cuối cùng của cuộc tiến binh vào Nam, Thất Sơn mới thu về đất Việt.
    Muốn rõ được lịch sử­ quan trọng của vùng sơn lãnh xa xôi ấy, và để hiểu được cả miền đất đai phì nhiêu chung quanh đấy đã sáp nhậ­p vào bản đồ nước Việt từ năm nào , và như thế nào, chúng ta hãy ngược vòng lịch sử­, xem xét lại tình hình chánh trị của nước ta từ 100 năm trước ngày hoàn thành cuộc Nam tiến.

TO TOP
SEARCH