CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • 1965 - Việc Từng Ngày

    1965 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 8305

    Giữa 1966, Nam chi Tùng thư có xuất bản cuốn Hai Mươi Năm Qua trong đó soạn giả Đoàn Thêm đã ghi nhận những việc chinh yếu trong nước và ngoài nước từ 1-1-1945 đến hết 31-12-1964
    Các cuốn 1965-1966-1967 tiếp theo cuốn trên, và liên quan tới thời sự quốc nội và quốc tế trong ba năm vừa qua.
    Tuy cũng nhằm góp phần tìm hiểu thời cuộc và bảo lưu tài liệu, cuốn này có nội dung sung túc hơn nhiều, bất cứ về phương diện nào và trên lãnh vực nào : chánh trị, an ninh, quân sự, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, quốc tế. Soạn giả không bỏ qua một ngày nào khi theo sát tình hình chung, nên người đọc có cảm tưởng là xem nhật ký.
    Song chính vì tài liệu rất dồi dào, mà soạn giả thấy càn lập các bảng trích yếu sau mỗi năm, chia ra từng địa hạt, để độc giả tiện bề tra cứu.
    Soạn giả có cho biết: kể từ 1968, sẽ cố in một cuốn về mỗi năm, theo một thể tài cải tiến hơn nữa. Vi thế, ông phải sớm cho ra các cuốn này.

  • 1966 - Việc Từng Ngày

    1966 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 4502

    1966 - Việc Từng Ngày. Chính Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chính. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1967 - Việc Từng Ngày

    1967 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5135

    1967 - Việc Từng Ngày. Chính Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chính. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1968 - Việc Từng Ngày

    1968 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5020

    1968 - Việc Từng Ngày. Chính Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chính. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1969 - Việc Từng Ngày

    1969 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 4809

    1969 - Việc Từng Ngày. Chính Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chính. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 1

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 1
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 42731

    Quận Củ Chi này, cũng không xa lạ gì với tôi lắm. Thời kháng chiến chống Pháp tôi cũng thường đóng quân ở đây, khi đó mới mười ba tuổi. Bây giờ đã trên ba mươi. Có cái gì giữ nguyên vẻ cũ ? Nhất là đường sá bị bom đạn tàn phá, làng mạc bị san bằng. Từ ngày Mỹ vô đây, không còn một con đường nào còn nguyên vẹn. Dân công, bộ đội, cán bộ và dân chúng toàn cắt đường mới xuyên qua rừng cao su, rừng tràm, trong cỏ mà đi để tránh làn đạn bộ binh pháo binh địch và sự theo dõi của phi cơ Mỹ.
    Củ Chi là một quận lớn của tỉnh Hậu Nghĩa, phía Bắc chạy dọc là con sông Sài Gòn, phía bên kia sông là quận Bến Cát tỉnh Bình Dương, phía Nam lấy ranh giới Cầu Bông thuộc quận Hốc Môn tỉnh Gia Định. Còn phía Tây Nam và Tây Bắc thuộc địa phận Đức Hòa và quận Trảng Bàng thuộc Hậu Nghĩa. Củ Chi gồm có mười lăm xả: Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân An Hội, Tân Thông Hội và Tân Phú Trung.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 2

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 2
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 28 VIEWS 72979

    Tôi móc bao thư trong túi. Thì ra của Thanh Tuyền. Nàng nhét cho tôi lúc nào tôi không biết. Tôi mở ra: một lá thư, một tấm hình có lời đề tặng với chữ ký sau lưng và một ít tiền. Tình yêu ơi, sao mà khổ vậy. Mới đến lại đi. Con chim bắt cô trói cột kêu đêm qua, dư âm còn não ruột đến giờ này. Sao nó không trói cô vào tôi?
    Cùng với phái đoàn Pháo Binh 69, có một lô các ông của cục R đi xuống giảng bài chỉnh huấn hoặc hụ hợ giúp cho trường Trung Sơ cấp Bộ Binh của thượng tá Nguyễn Việt Hồng. Trong số này lại có Huỳnh Mai. Mai đi theo để đánh máy tài liệu. Mai là địch thủ gay gắt nhất của Thanh Tuyền. Mai trầm tỉnh và sâu sắc hơn Thanh Tuyền lại rất có duyên. Thanh Tuyền chỉ được nước da trắng và cặp môi son. Nếu xây dựng gia đình thì tôi ngã hẳn về Huỳnh Mai. Thanh Tuyền sợ tôi yêu Huỳnh Mai. Do đó nàng cứ căn dặn và làm đủ mọi cách để giữ tôi. Quả thật làm anh hùng (giả) như tôi cũng khổ, nhưng không khổ bằng bị những bàn tay ngà cào cấu, rứt xé. Tôi hỏi Ba Hải.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 3

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 3
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 38739

    Tôi xuống hầm. Lòng hầm chiếm trọn một căn nhà. Cột và đà ngang làm bằng gỗ lấy từ ngôi nhà lớn nên rất chắc chắn. Nóc đất dày hơn một thước tây. Trên nóc còn chất vô số cây gỗ, ván và các thứ lặt vặt khác nhằm chặn sức xoi của đầu đạn cà nông.
    Hồi kháng chiến chống Pháp tôi cũng từng đi năm sông bảy núi nhưng chưa bao giờ phải chui vô một cái hầm kiên cố như thế này. Cao lắm là loại hầm gọi là hố một cạn như lỗ mèo quào và ít khi có nắp. Nhưng đánh với Mỹ kỳ này toàn dân ở hang. Nhưng không phải thứ hang lơ mơ đâu, phải là hang Pắc Pó mới bảo đảm. Tôi đã từng trốn máy bay Mỹ ở trong đường hầm khoét trong núi Quyết ở gần Phà Bến Thủy. Bom bỏ trên đầu không ăn thua.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 4

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 4
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 51894

    "Anh Hai ơi! Em đâu có muốn mần anh hùng mà nhịn đói!" Đó là lời nói của dũng sĩ diệt Mỹ Củ Chi: Năm Cội. Người anh hùng này đã khóc và nói với tôi như vậy trong một đêm tàn trận ở vùng Bàu Lách trên đường về của chúng tôi sau khi nghiên cứu bãi bắn pháo ở Ràng. Anh hùng! Hai tiếng đó thiêng liêng cao quý cho những chiến tướng lừng danh hoặc những chiến sĩ bình thường có lòng dũng cảm hơn người. Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Mô, Út Nhỡ, Bảy Nê và vô số chiến sĩ cán bộ khác có thừa lòng dũng cảm đó. Ai dám bảo là không , khi họ dám dùng súng ngựa trời đạp lôi thô ơ, hầm chông lạc hậu chống xe tăng và phản lực? Nhưng, sau mấy năm liền, hi sinh , chịu đựng, họ bừng mắt ra tự hỏi: Anh hùng để làm gì mà lại đói ?

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 5

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 5
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 14 VIEWS 36169

    Nói chuyện đánh Mỹ trên đất Củ Chi thì không cùng. Vả lại chúng tôi cũng không thể nào nhớ hết trong 2000 ngày đêm trấn thủ vùng đát từ “thép” đến “bùn” này. Bởi vì đêm bảy ngày ba, trưa cũng không nghỉ. Có khi đang ngủ vụt ngồi dậy thấy xe tăng đã lúc nhúc như bọ hung, lính Mỹ vàng đồng, trực thăng đen trời, chỉ quơ lấy súng vừa núp vừa bắn. Có khi đang ăn cơm pháo nó giã, buông đủa vô hầm. Có khi đi ven đồng bị “cá rô” rượt, chỉa AK bắn mà chạy thoát thân, lại có trường hợp hai thằng cùng đi bị Mỹ đuổi bất ngờ, cắm đầu chạy, chừng dừng lại thấy thằng bạn mình đâu mất, nó đã bị bắn gục phía sau lưng.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 6

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 6
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 42512

    Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tập họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lính Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: “Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?” Thằng Hòn vọt miệng: “Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây”. Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông “Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao ? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậy ai dám ăn tôm mà mua”.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 7

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 7
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 26 VIEWS 62824

    Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tập họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lính Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: “Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?” Thằng Hòn vọt miệng: “Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây”. Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông “Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao ? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậy ai dám ăn tôm mà mua”.

  • 36 Hoàng Hậu, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội

    36 Hoàng Hậu, Hoàng Phi Thăng Long Hà Nội
    Nguyễn Bích Ngọc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 37 VIEWS 8274

    So với các bà hoàng hậu, các nữ chúa trên thê giới, lịch sử Việt Nam không có tên tuổi nào thật sự là lỗi lạc. Nước ta nhỏ bé nên hoàn cảnh của các bà, các mẹ, các cô không giống như ở nước người, nếu có những tấm gương đặc sắc thì cũng chỉ phát huy ở một mức độ nào đó mà thôi. Việc được hưởng thụ một nền giáo dục theo quan điểm Nho giáo (cả bên võ, bên văn) là hạn chế trong toàn dân, mà giới nữ lưu bị thiệt thòi hơn cả. Đó là chưa nói đến ảnh hưởng của chế độ bất công đối với phụ nữ càng gây thêm nhiều sự thua kém cho họ. Tuy nhiên, vẫn có thể có một nhận xét lạc quan. Cũng như những nàng công chúa trước đây, các bà hoàng hậu, hoàng phi ở nước ta, đặc biệt là các hoàng hậu, hoàng phi đã ngự ở Thăng Long - Hà Nội vẫn là những khuôn mặt khả ái, đáng được quan tâm khi ta đi sâu vào lịch sử dân tộc.

  • 40 Gương Thành Công

    40 Gương Thành Công
    Dale Carnegie - Nguyễn Hiến Lê dịch
    THANH TÂN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 125623

    Theo bạn, kịch nào có giá trị nhất từ trước? Có lần, các nhà phê bình nổi danh về kịch đã bầu kín ở Nữu Ước để lựa lấy mười kịch có giá trị nhất thì kịch Hamlet đứng đầu sổ. Kịch đó viết cách đây trên ba trăm năm. Rồi kịch thứ nhì không phải là kịch Macbeth, hoặc kịch Vua Lear, kịch Nhà buôn ở Venice, mà là kịch Mưa. Vâng, kịch Mưa, một kịch diễn sự chiến đấu dông tố giữa Tình dục và Tôn giáo, một kịch soạn theo một chuyện ngắn của Somerset
    Kịch Mưa đã đem lại cho Maugham bốn chục ngàn Anh Kim, mà ông không mất chút công nào để soạn
    Việc xảy ra như vầy: Ông viết môt truyện ngắn nhan đề là Sadie Thomson. Viết xong, ông chẳng nhớ gì tới nó nữa. Nhưng một đêm John Colton lại chơi nhà ông, và Colton muốn có cái gì đọc để vỗ giấc ngủ, Maugham bèn đưa cho Colton ấn cảo truyện đó.

  • 41 Năm Làm Báo

    41 Năm Làm Báo
    Hồ Hữu Tường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 10230

    Tập hồi ký nầy chánh thức khởi từ tháng Năm dương lịch năm 1930, lúc mà con chim non vỗ cánh bay vào làng báo. Nhưng cần nhắc về lắm việc đã xảy ra trước đó. Ít lắm từ đầu năm 1926.
    Tôi đã biết đọc báo từ năm 1916. Đọc trong tờ tạp chí rất khô khan của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là Nam Phong. Cha mẹ tôi là tá điền của người cậu bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậu bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí nầy. Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng, anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

  • 7 Bước Đến Thành Công

    7 Bước Đến Thành Công
    Gordon Byron - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Non-fiction

    CHAPTERS 7 VIEWS 11167

    Nhìn nền trời thăm thẳm, lấp lánh sao vàng, người phương Tây tò mò muốn biết trên những vì tinh tú đó có gì và tìm cách chinh phục không trung để đến tận nơi quan sát thế giới huyền bí, xa xăm đó; còn người phương Đông ta chỉ nghĩ tới sự bé nhỏ của thân mình, sự yếu ớt của sức mình và cảnh phù du của đời mình. Họ chinh phục Thiên nhiên thì ta khuất phục Thiên nhiên. Mọi việc từ việc nước, việc nhà, tới việc ăn, việc uống, ta đã đều cho đã có Hoá công sắp đặt trước, gắng sức chẳng những đã vô ích mà còn trái đạo Trời nữa. Họ phấn đấu, tiến thủ, còn ta uỷ mị, an phận.

  • Ác Quỷ Trên Thiên Đàng

    Ác Quỷ Trên Thiên Đàng
    Henry Miller
    KINH THI xuất bản 1971

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 20961

    Liệu ta phải tìm đến sách, tìm đến thầy, đến khoa học, đến tôn giáo, đến triết học, liệu ta phải biết nhiều đến thế sao - tuy có là bao! - rồi mới dám sống sao? Liệu ta cứ phải hành hạ thân mình đủ tình đủ tội rồi mới hoàn toàn tỉnh ngộ và hiểu biết hay sao? [...]
    Hãy quên, hãy tha thứ, hãy từ bỏ, hãy thoái vị. Tôi cần phải nghiên cứu lá số tôi mới hiểu được sống giản dị, như thế là khôn ngoan sao? Cần phải sống với hôm qua mới biết hưởng ngày mai sao? Sao tôi lại không thể cạo bỏ ngay dĩ vãng, ngay tức khắc bắt đầu sống cho ra sống - nếu thực tình tôi muốn? Thanh thản và vui tươi... theo tôi chỉ cần muốn là được.

  • Adam & Eva

    Adam & Eva
    Di Li
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 24 VIEWS 11343

    Tập tản văn “Adam & Eva” bao gồm 24 câu chuyện xoay quanh đề tài đàn ông và phụ nữ, bình đẳng giới, tình yêu, hôn nhân, gia đình. Các đặc tính khác biệt về người nam và người nữ được tác giả thể hiện bằng giọng văn hài hước và những câu chuyện đời thường như “Nhan sắc hay trí tuệ hay giàu có”, “Đàn ông chọn vợ: Đẹp đần hay Khôn xấu?”, “Đàn ông mới là khổ”, “Đàn bà bao giờ cũng đúng”, “Một thế giới không đàn ông”, “Đàn ông trước sau cũng được tha thứ”, “Làm bạn với đàn bà”, “Cưới lần hai”, “Mã số của tình yêu”…Tập sách không dành cho lứa tuổi teen mà tập trung vào những đối tượng độc giả đã, đang và sắp có gia đình.

  • Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã

    Adolf Hitler - Đảng Quốc Xã
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 23299

    Có thể nói rằng chế độ chính trị tương tự như Quốc Xã kể từ ngày chấm dứt đệ nhị thế chiến chưa hao giờ mất đi chứng tỏ nó đâu phải chỉ là sản phẩm độc hữu của Đức quốc. Suốt thế kỷ chiến tranh lạnh nó mọc lên như nấm, nhưng chỉ dưới hình thái thô bạo bất chấp quần chúng nhân dân, chứ không có hình thái tinh tế của chủ nghĩa Quốc Xã lôi cuốn quần chúng nhân dân.
    Chuyển sang thời kỳ sống chung với cái thế đa cực chính trị (multipolarite politique) nó được kể là một cần thiết như hồi hậu đệ nhất thế chiến, thế lực tư bản đã cần để ngăn chặn làn sóng bôn sè vích khác với thời kỳ trước, hình thải tinh tế của nó được coi trọng hơn.

  • Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm

    Ai Giết Anh Em Ngô Đình Diệm
    Quốc Đại
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 11 VIEWS 36697

    Sáng sớm ngày 2-11-1963, sau một đêm dài không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây với nhiều đám khói tại trung tâm Sài Gòn, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chính, đã hạ được dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ Ngô Đình Diệm, nhưng anh em ông Diệm đã trốn thoát.
    Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài phát thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử”? Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em ông Diệm đã chết và nhất là không tin anh em ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Tổng thống Diệm là một trong những người ngoan đạo, mà Thiên Chúa cấm tự sát. Trong khi ấy phe đảo chính không cho biết thêm tin tức nào về cái chết của Diệm, Nhu. Và báo chí không dám nói rằng anh em ông Diệm bị giết.
    Ngày 6-11-1963, nhật báo New York Time in hình xác Tổng thống Diệm bị còng tay với lời chú thích “suicide with no hand” (tự sát không có tay). Có ý mỉa mai lời thông báo của phe đảo chính rằng anh em ông Diệm đã tự sát. Về sau, người ta đã có thể công khai nói rằng anh em cố Tổng thống bị giết. Nhưng ai giết? Và ai ra lệnh giết? Đó là một nghi vấn cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn phơi bày ra trước ánh sáng.

  • Alexandre Soljenitsyne: Tác phẩm - Con Người Và Cuộc Đời
  • Ăn, Cầu Nguyện, Yêu

    Ăn, Cầu Nguyện, Yêu
    Elizabeth Gilbert
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 108 VIEWS 157513

    Con đường kiếm tìm tự do và hạnh phúc của Liz trải dài qua 3 lãnh thổ văn hóa độc đáo, mà cô đặt tên cho từng chặng: Ăn (Italy), Cầu nguyện (Ấn Độ) và Yêu (đảo Bali, Indonesia). Bằng giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, quan sát tỉ mỉ và chớp lấy sự việc một cách láu lỉnh, ranh mãnh cộng với khả năng tự phơi bày những cảm xúc, suy tưởng và khát vọng, ẩn ức… cụ thể nhất của bản thân, Elizabeth đã cuốn hút chúng ta vào hành động chủ động chứng nghiệm những nét văn hóa độc đáo, đồng thời với sự trưởng thành về tâm lý và tâm hồn đáng mơ ước từ chính những biểu hiện văn hóa đặc thù ấy. Ở Italy là sự buông thả các giác quan và cảm nhận trong những biểu hiện đời sống bình dị: các món ăn ngon lành, khác lạ, phong vị thụ hưởng - “cái đẹp của không làm gì cả”, ý nghĩa tốt lành của chính bản thân tồn tại hay cảm giác ngọt ngào từ tiếng Italy, thứ tiếng của Danté... Thoải mái với những cảm giác của chính mình, và hơn nữa, tự cho phép đi đến giới hạn mãnh liệt của những cảm giác, niềm vui thích… là cách để Liz chủ động bằng dụng ý, chiến thắng nỗi cô đơn và bệnh trầm cảm vẫn bám riết. Đó cũng là cách để cô thoát khỏi lối đong đếm đời sống bằng quy phạm đầy tính thực dụng, như tiền bạc hay gia đình hạnh phúc… mà hầu hết mọi người tự giam mình vào. Cảm giác về bản thân là bước đầu tiên để sau đó Liz bước vào hành trình tâm linh, trong Ashram của các sư phụ mà cô hằng ngưỡng mộ tại Ấn Độ. Bạn đọc có thể cảm thấy vô cùng lý thú với từng bước thực hành để quên đi cái bản ngã nhỏ hẹp, bước vào trạng thái tĩnh tại thuần khiết của tâm linh, nơi đó Liz tha thứ và được tha thứ cho tất cả những phiền toái mà con người vô tình gây ra cho nhau trong đời sống hữu hạn, bao gồm cả bi kịch vừa xảy ra của riêng cô. Ở Bali, Liz tìm lại một sống tràn đầy yêu thương từ những người bạn cũ và mới, với người tình mãn nguyện và sự tương ái sẻ chia tuyệt đẹp giữa con người mà không bị tổn thương bởi sự quá đà của chính những người mình yêu quý.
    Vấn đề của Liz, cũng như nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại khác, không phải tham vọng hay sex, mà chính là khả năng yêu thương một cách tự do, khả năng tìm đến đời sống tinh thần rộng mở và bền lâu, khi con người cá nhân vượt lên những ràng buộc chật hẹp của đời sống vị kỷ để đạt tới niềm hạnh phúc toàn mãn, có thể đẩy lùi tính chất mong manh, vô thường, bất ổn của đa số các mối quan hệ trong đời sống hậu công nghiệp.
    Nói sự thật. Chỉ nói sự thật. Elizabeth Gilbert đã tuyên ngôn vậy, khi cô kể lại câu chuyện cuộc đời mình trong Ăn, cầu nguyện, yêu. Những đau khổ rất nhân bản nhưng vẫn quá ngỡ ngàng đã xuất hiện giữa tuổi ba mưoi đầy xáo động của cô. Vượt qua tuyệt vọng, Liz tự mình thực hiện một hành trình dũng cảm để tìm kiếm thanh thản. Chính vì sự thật mà chuyện kể của một con người đã đủ sức mở lối cho hàng triệu người khác nhau trên khắp thế giới tìm được con đường thoát khỏi trầm cảm, thấy lại niềm vui và sự cân bằng, đồng thời sẵn sàng yêu nhau lần nữa.

  • Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang - Ba Thắc

    Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang - Ba Thắc
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 18 VIEWS 12178

    Ăn Cơm Mới, Nói Chuyện Cũ: Hậu Giang - Ba Thắcđược Vương Hồng Sển viết năm 1974, duyệt lại năm 1978; là những gì ông chưa viết trong Hơn Nửa Đời Hư, và cũng được gọi là hồi ký.
    Những nếp sinh hoạt, các sự kiện, nhân vật và đất đai thủy thổ của Miền Nam cũ, đặc biệt là vùng Hậu Giang hồi đầu thế kỷ trước được kể lại và so sánh với thời điểm ông viết. Các mốc thời gian lùi dần theo dòng hồi ức, cũng tiện cho người đọc hôm nay -- khi đọc, sẽ đặt mình ở điểm “giữa” tức khoảng năm 1974); chúng ta có cái lợi thế được thấy quá khứ của một vùng dất mới và cả "tương lai" mà tác giả lúc đó chưa thể biết.

  • Anh Em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh

    Anh Em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh
    Khúc Hà Linh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 2443

    Đầu những năm 60 của thế kỳ trước, khi tôi còn là cậu học sinh trường trung học, không nhớ từ đâu một lần tôi đã có trong tay tập truyện Nắng Thu cùa Nhất Linh. .Giữa cái tuổi đang mộng mơ, được đọc một tập truyện tả về mối tình lãng mạn giữa một anh sinh viên trường thuốc với một cô gái quê dịu dàng xinh đẹp bị câm... xúc động vô cùng. Hình ảnh chàng Phong và cô Trâm với cái tên tác giả Nhất Linh cứ bám riết lấy tôi đến tận bây giờ. Mãi sau này đọc những tác phẩm của Nhất Linh và tìm hiểu mới biết rằng đậy là nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn từ khi tôi còn trong cát bụi.
    Tự lực văn đoàn, với tôi còn là một kỳ niệm thời học trò mãi mãi không quên.

  • Anh Thư Nước Việt

    Anh Thư Nước Việt
    Phương Lan
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 9 VIEWS 4871

    Trong lịch sử bốn ngàn năm liên tục đấu tranh để sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam, nữ giới đã đóng góp một phần không nhỏ với đất nước.
    Phụ nữ Việt Nam quả là những người đàn bà «ĐẢM ĐANG, THÔNG MINH ANH DŨNG và TÌNH NGHĨA".
    Ấy thế trong hiện tại, giá trị người phụ nữ bị tổn thương rất nhiều, lòng dạ người đàn bà bị nghi ngờ cũng lắm. Có lẽ trong lịch sử chưa bao giờ như bây giờ.
    Tại sao có tình trạng bi dảt như thê? Hỏi tức là trả lời :
    Thà là nín quách cho xong
    Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu.

  • Australia Và, Mặt Trời Giữa Ngực
  • Ba Chị Em Nhà Họ Tống
  • Ba Cuốn Sách, Không Đủ Một Nửa Sự Thật
  • Bài học Israel

    Bài học Israel
    Nguyễn Hiến Lê
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 28141

    Sự thành lập quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậu các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chính vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nửa triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rập, chống cả với đế quốc Anh, lập lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lập, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.

  • Bài Sử Khác Cho Việt Nam

    Bài Sử Khác Cho Việt Nam
    Tạ Chí Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 17 VIEWS 13277

    Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhập ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sửa soạn trình Tiểu luận Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử Việt Nam: vị trí của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử Việt Nam” đăng trong Tập san Sử Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thật lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tích tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay.
    Giữ làm dấu tích là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậu) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011.
    Vì đề từ cho Sử Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”

  • Bài Viết Về Tonle Tchombe (Tống Lê Chân)
  • Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lập Chính Quyền Quốc Gia

    Bảo Đại Các Đảng Phái Quốc Gia và Sự Thành Lập Chính Quyền Quốc Gia
    Nguyễn Khắc Ngữ
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 4590

    Trong lịch sử cách mạng hiện đại, các nhà cách mạng Việt nam đã nhiều lần phải trốn tránh ra ngoại quốc, đặc-biệt là sang Tầu, sang Nhật và sang Xiêm.
    Đợt lưu vong đầu tiên bắt đầu khi quân Pháp cưỡng chiếm toàn cõi Việt nam và Triều đình Huế ký kết Hòa ước 1884 chấp nhận việc nhường Nam kỳ cho Pháp và sự bảo hộ của Pháp ở Bắc kỳ.
    Đợt này có các nhà ái quốc chống Pháp như Nguyễn Thiện Thuật, Tôn Thất-Thuyết...
    Đợt lưu vong thứ hai bắt đầu khi quân Nhật đại thắng quân Nga (1905), Phan Bội Châu và các nhà ái quốc Việt nam muốn noi gương duy tân của người Nhật nên đề xuống phong trào Đông du, vận động thanh niên xuất dương sang Nhật cầu học. Khi người Nhật bắt tay với Pháp, họ ra lệnh trục xuất các thanh niên du học nên phần lớn những ngưởi nầy phải chạy sang Trung hoa.

  • Bảo Đại, Hay Là Những Ngày Cuối Cùng Của Vương Quốc An Nam
  • Ba Phút Sự Thật
  • Bây Giờ Tháng Mấy

    Bây Giờ Tháng Mấy
    Hoàng Hải Thủy
    CHIÊU DƯƠNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3825

    Lúc "Mắt Em Đẹp Trời Sao" Là lúc anh nhìn thấy tình yêu trong mắt em. Những đèm trăng mùa thu sáng vàng trời khi chúng ta chung sống năm vợ chồng đầu tiên ở căn nhà đường Mayer. Em còn nhớ những đêm trăng vàng đó không em ? Anh chắc em phải nhớ kỹ hơn anh. Và ngày đó anh mới bước chân vào Tình Yêu, anh đúng là một gã con trai lần đầu tiên đặt những bước chân mê đắm đi trên con đường tình ái. Lúc đó, gã con trai ấy tưởng là nó đã đi vững lắm — Gã con trai đó là Anh.— nhưng thực ra anh đã đi theo bàn tay yêu đương dẫn dắt của em, anh đã đi theo bước chân em đi trên con đường Tình Ái. Lúc đó, anh mới và hãy còn là một gã con trai, còn em, em đã là một người đàn bà.

  • Bảy Ngày Ở Quảng Trị
  • Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

    Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
    Nguyễn Hiến Lê
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 20902

    Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savanakhét, nơi hiện nay có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thích xứ Lào lắm vì đã được đọc một ít sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao” [1] ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:
    - Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
    Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.

  • Bên Đời Hiu Quạnh
  • Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965

    Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965
    Cao Văn Luận
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 45 VIEWS 153036

    Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.

  • Bên Kia Thện Ác

    Bên Kia Thện Ác
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 5290

    Nếu chân lý là đàn bà... sự vụ sẽ ra sao? Phải chăng chúng ta không có lý do thuyết phục nào để ngờ rằng những ông triết gia giáo điều đã hiểu hết sức sai lầm về đàn bà...và rằng cái thái độ nghiêm trang kính cẩn và sự hấp tấp vụng về của họ khi ve vãn chân lý chẳng phải là cách thức khéo léo và thoả đáng để chinh phục trái tim người đàn bà. Cố nhiên, nàng sẽ không bao giờ để con tim của mình bị chinh phục - và mọi thứ giáo điều ngày nay đang đứng đó với bộ dạng ủ rũ, tang thương, không còn chút nhuệ khí. Tất nhiên, nếu như còn có thể đứng vững trên hai chân! Bởi lẽ ta đã nghe nhiều lời chế giễu ràng nó đã ngã quy, và mọi giáo điều đang nằm sóng soài trên mặt đất, không, còn hơn thế nữa, chúng đang hấp hối. Nghiêm túc mà nói, có nhiều lý do chính đáng dể tin rằng lối ăn nói giáo điều trong triết học, dù có khoác vào cái vẻ long trọng, quyết đoán, vẫn chì có thể là trò vui ngây thơ của trẻ con sơ học mà thôi; có lẽ đã đến lúc một lần nữa người ta cần phải vỡ ra cái điều đã thành tựu làm nền tảng cho toà triết học uy nghiêm tuyệt đối mà bấy lâu những kẻ giáo điều đã gia công xây đắp, - một loại mề tín quần chúng nào đó có từ vô thủy (như mê tín về linh hồn chẳng hạn, một loại mê tín về cái tôi, về cái chủ thể, mà ngày nay chưa hết đảo điên)

  • Bên Lề Chính Sử

    Bên Lề Chính Sử
    Đinh Công Vĩ
     

    Phi Hư Cấu Dã Sử

    CHAPTERS 26 VIEWS 11255

    "Bên Lề Chính Sử" là cuốn sách của tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ (Viện nghiên cứu Hán Nôm) được NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách có nhiều bài viết trong đó có những bài viết: "Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long", “Người khai sáng Thăng Long, vở kịch lịch sử thành công”... là sự chuẩn bị chào mừng Thăng Long 1000 năm tuổi.
    "Bên Lề Chính Sử" là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩđã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được.

  • Bên Lề Sách Cũ

    Bên Lề Sách Cũ
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 6177

    Những cuốn sách của Cụ Vương Hồng Sển luôn cho thấy một cốt cách học giả uyên bác, nghiêm cẩn, song, cũng rất bình dị, tự tại trong phần việc của một độc giả yêu thích và sống hết mình vì sách. Độc giả thế hệ hôm nay có thể hiểu rõ hơn về quan điểm sống cũng như cốt cách của Cụ thông qua nhiều ấn phẩm quý giá, chẳng hạn như Bên Lề Sách Cũ.

  • Bên Thắng Cuộc I. Giải phóng

    Bên Thắng Cuộc I. Giải phóng
    Huy Đức
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 27106

    Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm "da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách". Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.
    Sáng sớm ngày 30-4-1975, "cánh" của ông Võ Văn Kiệt về tới một khu "đám lá tối trời" thuộc huyện Bình Chánh. Hai mươi hai ngày trước, ông Lê Đức Thọ vào Trung ương Cục, sau đó, công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng thời trao quyết định cử ông Võ Văn Kiệt làm bí thư Đảng ủy Đặc biệt Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, cử ông Lê Đức Anh làm phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban Quân quản, và ông Mười Cúc Nguyễn Văn Linh đảm trách lực lượng nổi dậy phối hợp với quân chủ lực.

  • Bên Thắng Cuộc II. Quyền Bính

    Bên Thắng Cuộc II. Quyền Bính
    Huy Đức
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 29484

    Cuốn II bắt đầu từ thời điểm ông Nguyễn Văn Linh lên cầm quyền cho đến khi ba ông cố vấn đưa ông Lê Khả Phiêu ra khỏi chiếc ghế tổng bí thư. Tuy có những câu chuyện còn kéo dài đến sau Đại hội Đảng lần thứ XI (1-2011), nhưng hai chương cuối của cuốn II chủ yếu nói về "cái đuôi" chủ nghĩa xã hội và những hệ lụy mà xã hội Việt Nam đang gánh chịu.
    Chương Tướng Giáp được đặt ở vị trí cuối phần "Dấu ấn Nguyễn Văn Linh", bắt đầu bằng một nỗ lực nhằm hạ uy tín của "vị tướng Điện Biên" diễn ra cuối nhiệm kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nhưng chủ yếu nói về mối quan hệ giữa Lê Duẩn - Tướng Giáp - Lê Đức Thọ. Những xung đột quyền lực đã chi phối phần lớn các quyết định liên quan đến cuộc chiến diễn ra thời thập niên 1960, kéo dài tới giữa thập niên 1980, liên quan đến không ít máu xương và để lại khá nhiều di chứng. Phần còn lại của cuốn II chủ yếu viết về những gì diễn ra bên trong Ba Đình thời thập niên 1990. Thời mà ý thức hệ không chỉ tồn tại như một đức tin của những người cầm quyền mà còn trở thành những công cụ chính trị phục vụ cho quyền lực.

  • Biệt Kích Văn Nghệ Duyên Anh

    Biệt Kích Văn Nghệ Duyên Anh
    Vũ Trung Hiền
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 2352

    Tôi kẹt lại ở Saigon, mãi tới giữa năm 1982 mới vượt biên đường bộ, thoát đến biên giới Thái-Miên, ở trong trại Khmer Đỏ và Thái một năm trước khi qua Mỹ. Tôi cũng bị tù hai lần, ở ba trại, về tội trốn ra nước ngoài. Mọi sinh hoạt văn nghệ của Saigon sau 1975, tôi đều theo dõi. Sang Mỹ, tôi thấy những biệt kích Nhất Hạnh, Mai Thảo, Võ Phiến, Vũ Khắc Khoan có vẻ như không còn chiến đấu theo cung cách biệt kích văn nghệ mà cộng sản đã đánh giá họ. Biệt kích trong nước còn ai? Doãn Quốc Sĩ lại vào tù. Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca sống trong vòng quản chế. Nhìn kỹ, tôi chì thấy một Duyên Anh đơn thương độc mã tiếp tục vai trò và sứ mạng biệt kích văn nghệ trong nghèo túng, cô đơn. Anh ta đã cô đơn chống cộng sản từ khi cầm bút, chống cộng hào sảng, chống cộng không ngửa tay nhận tiền Mỹ và tay sai của Mỹ. Cộng sản gian manh đã xuyên tạc, bôi nhọ Duyên Anh bằng đủ mọi cách. Riêng có một điều không, những chúng không dám xuyên tạc mà còn xác nhận một cách thảng thắn, tuy đau đớn.

  • Bình Nguyên Lộc, Ðất Nước Và Con Người
  • Bình Nguyên Lộc Với Hương Gió Đồng Nai

    Bình Nguyên Lộc Với Hương Gió Đồng Nai
    Nguyễn Q. Thắng
     

    Phi Hư Cấu Văn Học

    CHAPTERS 5 VIEWS 2483

    Tập sách Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai đề cập về nhà văn, học giả Tô Văn Tuấn (BNL) một cây bút của văn học Việt Nam nơi xứ Đàng Trong thời hiện đại mà cũng là một chứng nhân của đoàn người di dân lập ấp trên đường mở sinh lộ vào phương Nam.
    Bút lực của con Nai Đồng bằng (BNL) miền Đông này rất sung mãn với bao suy tư, ray rứt về đất nước và con người nơi miền đất mới muôn nơi và muôn thuở. Những nỗi ưu tư của ông luôn hiện hữu suốt hành trình sáng tác, nghiên cứu cũa cá nhân mình. Không những ở từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký... mà rộng hơn, sâu hơn về hồn quê, hồn nước cũng như nguồn gốc, tiếng nói dân tộc Việt Nam.

  • Binh Thư Yếu Lược

    Binh Thư Yếu Lược
    Hưng Đạo Vương
    KHAI TRÍ xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 9502

    Việc binh là việc sống chết của nhân-dân, là việc còn mất của quốc-gia nên bất cứ triều-đình nào, chánh-phủ nào, cũng đều phải lưu tâm đến binh-học. Bởi lẽ ấy, các võ-quan thời xưa đều phải thi võ-thuật và chịu khảo-hạch về binh-thư.
    Nhưng các binh-thư lại có rất nbiều thứ. Phần Nghệ-văn-Chí trong Hán- thư có chép rằng: Nhiệm-hoành chia các binh-thư ra làm 4 loạỉ:
    1.Binh Quyền Mưu,
    2.Binh Hình-thế.
    3.Binh Âm Dương
    4.Binh Kỹ-xảo.

  • Bị Thiêu Sống

    Bị Thiêu Sống
    Souad
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 19 VIEWS 57313

    Tôi là một đứa con gái, và là con gái thì phải bước nhanh, đầu lúc nào cũng phải cuối xuống đất như thể đang đếm bước. Mắt không được nhìn lên, không được liếc sang phải hay sang trái trên đừờng đi. Vì nếu lỡ để ánh mắt mình bắt gặp ánh mắt của một người đàn ông thì sẽ bị cả làng gọi là "charmuta".
    Nếu để một chị hàng xóm đã có chồng, một cụ già hoặc bất cứ một người nào khác bắt gặp cô gái đi một mình trong hẻm nhỏ, không có mẹ hay chị đi kèm, không dắt cừu, không đội bó rơm hay sọt đựng quả vả thì cũng bị gọi là "charmuta".
    Con gái phải có chồng mới được phép nhìn thẳng về phía trước, mới được phép bước vào hàng quán, mới được phép tự nhổ lông và đeo nữ trang.
    Khi bước sang tuổi mười bốn mà chưa có chồng như mẹ tôi thì người con gái bắt đầu bị cả làng chế nhạo. Nhưng muốn được lấy chồng thì phải đợi đến lượt mình. Chị cả trong nhà lấy trước, sau đó mới tuần tự đến các cô em.
    Trong nhà bố tôi có quá nhiều con gái, bốn đứa lớn đều đến tuổi lấy chồng. Ngoài ra còn có hai đứa em gái cùng cha khác mẹ do bà vợ hai của cha tôi sinh ra. Chúng vẫn còn nhỏ. Đứa con trai duy nhất trong gia đình mà ai cũng yêu quí là thằng Assad đã chào đời trong vinh quang giữa bấy nhiêu đứa con gái, nó là đứa thứ tư trong nhà. Tôi là đứa thứ ba.

  • Bó Hoa Bắc Việt

    Bó Hoa Bắc Việt
    Toan Ánh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 15 VIEWS 7226

    Mỗi nước có những thuần phong mỹ tục riêng. Người ngoại quốc muốn nghiên cứu sự sinh hoạt tiến triển xã hội của một nước nào thường căn cứ vào những phong tục tập quán của dân nước ấy, vì phong tục tập quán là cái phản ảnh của tinh thần dân tộc mỗi nước.
    Nước Việt Nam ta, từ khi lập quốc trải bốn nghìn năm có lẻ, vẫn có PHONG TỤC LỄ NGHI riêng của dân tộc ta. Những phong tục lễ nghi Việt Nam đã tạo nên con người Việt, có những đặc tính riêng, những đặc tính đáng quý nó khiến cho người Việt có thể tự hào với thế giới.

TO TOP
SEARCH