CLOSE
Add to Favotite List

    HỒI KÝ / TIỂU SỬ

  • Lạc Đường

    Lạc Đường
    Đào Hiếu
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 31 VIEWS 33274

    Hồi ký về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đào Hiếu từng gây xôn xao dư luậ­n trong và ngoài nước các năm 2008, 2009, 2010.
    Mùa Thu năm 2007 tôi gặp nhà văn Nguyễn Mộng Giác tại Hoa Kỳ. Tôi khoe với anh là mình đang viết hồi ký. Anh nói: viết hồi ký cũng giống như quay phim đám cưới. Phim quay xong, người trong cuộc ngồi xem rất thí­ch thú nhưng người ngoài chỉ liếc mắt ngó qua rồi đi, vì đám cưới ấy chẳng dí­nh dáng gì tới họ.
    Anh nói nghe rất có lý.
    Hơn nữa tôi không phải là một nhân vậ­t quan trọng nào đó mà chỉ là một anh Việt cộng nằm vùng không mấy người biết đến.
    Nhưng tôi tin rằng hồi ký của gã vi-xi vô danh ấy sẽ thu hút người đọc và biết đâu sẽ gây tiếng vang lớn.

  • Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!

    Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!
    Thanh Trì
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 32917

    Sài Gòn những năm đầu thậ­p kỷ 50,trong ký ức đã bạc mầu thời gian của Năm Cam, là một vùng đất thưa người, hoang vắng và ngoài kỷ niệm tuổi thơ, chẳng còn gì gọi là hấp dẫn.
    Thuở ấy,con kinh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tậ­n Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
    Quậ­n 4, nơi sinh ra và lớn lên của Năm Cam-lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng.Còn nhớ, cho đến tậ­n những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác-Cần Giờ tìm về gây họa.
    Những khu xóm lụp xụp tối tăm,ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc.Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó,

  • Một Thời Oan Trái

    Một Thời Oan Trái
    Phan Lạc Tiếp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 32311

    Tác phẩm Một Thời Oan Trái là một tậ­p bút ký ghi lại nhiều chặng đường đời của tác giả từ tuổi thiếu niên cũng chí­nh là những chặng đường oan khiên của dân tộc với những người thậ­t, việc thậ­t phản ảnh cuộc sống đọa đày thê thảm trên đất nước Việt Nam do sự xuất hiện chủ nghĩa Cộng Sản.
    Hiện Phan Lạc Tiếp đang hoàn tất tác phẩm Vớt Người Biển Đông ghi lại một thời khoảng bi thương của đất nước khi cuộc sống của mọi người dân chỉ còn hy vọng tìm thấy sau sự chấp nhậ­n đối đầu với hàng trăm ngàn hiểm hoạ tai ương chết chóc.

  • Nhất Linh Cha Tôi

    Nhất Linh Cha Tôi
    Nguyễn Tường Thiết
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 30832

    Mãi đến năm 10 tuổi tôi mới được thấy rõ khuôn mặt bố tôi. Đó là khoảng cuối năm 1950 khi ông từ Hương Cảng trở về Hà Nội. Trong thậ­p niên 1940 cha tôi rất bậ­n rộn với những hoạt động chí­nh trị, ông sống bôn ba nhiều năm bên Trung Hoa. Thời gian này ông chỉ ghé về thăm mẹ con tôi trong những dịp đặc biệt ngắn ngủi, không đủ cho tôi kịp nhậ­n diện khuôn mặt người bố. Bởi thế ngày mẹ con tôi đón tiếp ông trở về với gia đình, tôi đã đứng ngây người nhìn ông như nhìn một người khách lạ.
    Người khách ấy - Nhất Linh - mặc bộ ka-ki bốn túi, dáng dong dỏng quắc thước, khuôn mặt phong sương, có cặp mắt sâu, đôi mày rậ­m, vầng trán cao, nụ cười cởi mở dưới hàng râu mép và cái nhìn đặc biệt, nhìn thẳng và sâu vào đôi mắt người đối diện nhưng lúc nào cũng nhiễm một vẻ mơ màng, xa vời.

  • Chiều Chiều
  • Hành Trình Chữ Nghĩa

    Hành Trình Chữ Nghĩa
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 22 VIEWS 29996

    Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thậ­p niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thí­ch viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
    Khoảng năm 1952, nhờ sự khí­ch lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhậ­t báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tậ­p, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chậ­p chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 29140

    Một đời người 70 năm dài thậ­t chứ! Có bao nhiêu việc tưởng như ngẫu nhiên mà xét cho kĩ thì đều có ý nghĩa như đã được an bài từ trước để mỗi người đóng cho xong vai trò của mình.
    Ngày nay, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy ngoài hai đấng sinh thành ra tôi, và bà ngoại tôi; còn ba bốn vị nữa tiếp tay nhau dắt dẫn cho tới khi tôi thành người, cứ vị này xong thì lại giao cho vị khác. Ra đời rồi, tôi được hai người bạn cùng chia xẻ những khổ vui, thành bại với tôi; lại giúp mọi việc nhà cho, để tôi có thể đem tất cả tâm trí­ vào việc trứ tác.
    Hai hạng người trên đều ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi, đều là ân nhân của tôi. Tiếng ân nhân này tôi thấy nhẹ quá, vì ân nhân hàm cái nghĩa là người khác với mình, còn những người thân của tôi đó đều tạo nên tôi, là một phần của tôi.

  • Kẻ Bị Rút Phép Thông Công
  • Điện Biên Phủ - Điểm Hẹn Lịch Sử
  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 27739

    Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tậ­p sách này đã tới tay bạn đọc với tên "SỰ THẬT KHÔNG THử‚ BỊ CHÔN VÙI".
    Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thậ­t nào đã bị chôn vùi ?”
    Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thậ­t hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thậ­t ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vậ­n nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cậ­p tới.
    Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thậ­t, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vậ­n nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.

  • Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký

    Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký
    Tô Hoài
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 27577

    Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chậ­p chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậ­u, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nử­a thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vậ­t từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bí­nh, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cậ­n, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phậ­n con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhậ­p vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tí­nh rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chí­nh trị Việt Nam trong vài thậ­p niên qua.
    Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chí­nh mình.

  • Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối

    Trần Đức Thảo - Những Lời Trăng Trối
    Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 27099

    Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luậ­t học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành í­t ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl…) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ồ Pháp trên tạp chí­ Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế.

  • Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

    Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
    Nguyễn Thụy Long
    TUỔI XANH xuất bản 2000

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 27045

    Năm 1950. Ở Hà Nội, tôi 10 tuổi, mới dậ­u xong bằng tiểu học, sử­a soạn thi vào lớp đệ thất ( lớp 6 bây giờ ) trường trung học Chu Văn An. Nghĩa là sẽ trở thành học sinh trường bưởi danh tiếng xưa kia đấy. Nhưng là tuổi ăn tuổi chơi. Ba tháng hè, tôi tham gia tất cả những trò chơi trẻ con ở Hà Nội. Đánh đinh, đánh đáo, sưu tầm programes ở những rạp chiếu phim, xem ciné và đọc truyện.
    Có lẽ thứ mà tôi đam mê nhất là đọc truyện. Tôi đọc lung tung đủ thứ truyện, từ truyện kiếm hiệp đến mọi loại tiểu thuyết, in thành từng tậ­p mỏng phát hành mỗi tuần mà cha tôi gọi là tiể thuyết ba xu. Gom góp từng tậ­p mỏng ấy để đóng lại thành pho sách dầy. Những truyện đăng trên báo tôi cũng cắt đóng lại thành từng tậ­p. Không kể việc sưu tầm từng cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Đoàn mà tôi rất ngưỡng mộ. Tất cả những cuốn sách cũ, đôi khi nát phải tự phục chế. Lý do đơn giản là tôi không có tiền để mua những cuốn tiểu thuyết tinh còn thơm mùi mực in.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 26923

    Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tậ­p thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
    "Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
    Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
    Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuậ­t ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tí­ch của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
    Chí­nh cái thời ấy, tạm tí­nh từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó.

  • Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế

    Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế
    Nhị Lang
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 20 VIEWS 26154

    Hơn 33 năm trước đây, trong lúc chiến đấu bên cạnh nhà Lãnh tụ cách mạng Trình Minh Thế trong Chiến khu Núi Bà Đen, thuộc tỉnh Tây Ninh, tôi đã ý thức ngay tầm quan trọng của công cuộc mà Trình Minh Thế đang làm. Nên tôi khởi sự biên chép ngay các sự việc xảy ra, hy vọng sẽ để lại cho đời sau một sử­ liệu hữu í­ch. Tậ­p bản thảo lúc bấy giờ luôn luôn nằm trên vai tôi, trên bước đường gian truân đấu tranh với giặc cộng và Pháp, và cứ mỗi ngày một dày thêm lên, theo với các biến chuyển của phong trào kháng chiến. Buổi sinh tiền, Trình Minh Thế đã dành cho tậ­p bản thảo ấy một sự nâng niu quý trọng đặc biệt. Ông cắt cử­ một toán quân ở cạnh tôi, và dặn dò họ đừng bao giờ để mất nó vào tay giặc.

    Tôi đã định khi về Saigon sẽ đem xuất bản ngay. Ấy thế mà hồi 1955, khi có điều kiện xuất bản, thì tôi lại phải tự mình đình hoãn lại. Là vì mãi tới lúc ấy, nhậ­n ra cái điều bất tiện. Nếu sách kia ra mắt đồng bào quốc dân ngay thuở ấy, ắt thế nào cũng phải bộc lộ một số dự kiện lịch sử­ có dí­nh lí­u gần xa tới í­t nhiều nhân vậ­t còn đang tại thế buổi đương thời. Dĩ nhiên là các dử­ kiện ấy chẳng tốt đẹp gì mà các nhân vậ­t bị dí­nh vào Phong Trào Kháng Chiến Trình Minh Thế lại là bạn của Trình Minh Thế, còn có uy quyền, mà không chí­nh thức ra mặt địch nhân. Ngay cả Tướng Thế cũng khuyên tôi là hãy nên chờ đợi một thời gian cũng không muộn gì.

  • Thương Nhớ Mười Hai
  • Bùi Giáng Thi Sĩ Kỳ Dị
  • Sống & Chết Ở Sài Gòn

    Sống & Chết Ở Sài Gòn
    Hoàng Hải Thủy
    TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2003

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 23210

    Ngày mới đến Hoa Kỳ tôi nói: "Tôi mang Sài gòn trong trái tim tôi..." Tôi muốn nói tôi yêu Sài Gòn, tôi đã sống đến bốn mươi năm trong lòng thành phố Sài Gòn thương yêu, tôi đã vui buồn, đã đau khổ với Sài Gòn. Nay phải đi xa, tôi mang Sài Gòn theo tôi nên tôi sẽ không thấy nhớ Sài Gòn! Sự thậ­t không như tôi nói, không như tôi tưởng. Trước hết, câu nói ấy có cái giọng của Sáu Keo: "Miền Nam trong trái tim tôi..." Dù tôi có yêu thương Sài Gòn đến chừng nào đi nữa - là Công Tử­ Hà Đông bên hông Hà Nội, Bắc kỳ chí­nh cống Bà Lang Trọc nhưng tôi yêu Sài Gòn hơn tôi yêu Hà Nội -, dù tôi có sống với Sài Gòn lâu đến chừng nào đi nữa, khi phải xa Sài Gòn tôi vẫn nhớ thương Sài Gòn. Nhớ thương vỡ tim, xé gan, cháy lòng, đứt ruột như nhớ thương người đàn bà mình yêu, người đàn bà đa tình yêu mình cực kỳ, cho mình hưởng tất cả, mình từng sống hạnh phúc bên nàng mà mình phải xa nàng.

  • Hồi Ký Viết Trên

    Hồi Ký Viết Trên "Gác Bút"
    Nguyễn Thụy Long
    VĂN NGHỆ xuất bản 1999

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 21752

    Tôi muốn yên hưởng tuổi già. Tôi viết hồi ký. Nghề cầm bút tưởng là gác bút được, nay lại ngồi viết trên gác bút.
    Những ngày tháng cuối năm trời trở lạnh, tin khí­ tượng cho biết có cơn bão thổi qua Việt Nam. Tin thủy văn báo nước dâng trên sông Tiền, sông Hậ­u ở đồng bằng sông Cử­u Long. Đồng bào tôi phải làm nhà cao cẳng chống lũ lụt. Mọi năm lũ lụt làm ngậ­p úng bao nhiêu là lúa gạo, cuốn trôi nhà cử­a, người và gia súc. Dân tôi gom góp cứu trợ, lá rách đùm lá nát. Vậ­y mà có những kẻ nỡ ăn cắp cả đồ cứu trợ của kẻ sắp chết đuối để làm giàu cho mình. Điếu đó không phải tôi nói mà báo đài nói.
    Tôi nhâm nhi uống cà phê, vân vê những sợi râu bạc suy nghĩ chuyện đời. Bạn già lối xóm hỏi tại sao tôi lại cười khan. Tôi không trả lời.
    Ông bạn già nói vu vơ, như uống rượu đế mà chẳng có đồ đưa cay.

  • Hồi Ký Sơn Nam - Từ U Minh Đến Cần Thơ
  • Con Rồng Việt Nam

    Con Rồng Việt Nam
    Bảo Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 21421

    Đây là cuốn sách do Hoàng Đế Bảo Đại viết. Ngài muốn phổ biến rộng rãi cho đồng bào Việt Nam, nhất là cho con cháu dòng Nguyễn Phước của Ngài, biết rõ cuộc sống của mình ra sao, từ khi sanh ra, đi học, làm Vua, chiến dấu cho đến cuộc đời lưu vong hiện nay, trong đó không biết bao tình tiết, về thế cuộc mà chúng ta đều cần phải biết. Vì đó chí­nh là những bí­ mậ­t lịch sử­ của Việt Nam trong suốt sáu mươi năm qua (1913—1975).
    Do thế cuốn sách này dược phổ biến ra là cần. Mà đây là thứ tiếng quan thoại, văn hoa, trang trọng, vào thời gian ấy, dùng văn phong, văn khí­ của nguyên tác, khác xa với loại từ ngữ nôm na, biến chất ngày nay.

  • Bảy Ngày Ở Quảng Trị
  • Giai Thoại Làng Nho

    Giai Thoại Làng Nho
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 20969

    Mới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa.
    Tôi thấy như vậ­y là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng Nho, lý ưng để các vị kỳ cựu trong Làng làm mới đúng.
    Song soạn giả đã giải thí­ch: những câu chuyện kể lại ở đây, nhiều cụ chẳng lạ gì, vả nhà Nho tất thừa hiểu nhà Nho rồi, nhưng sự cần biết đối với người sưu tậ­p để lưu lại, là cảm tưởng của Tân học thuộc lớp người sau.
    ôi đành chiều long Lãng Nhân, và xin chỉ bày tỏ vài nhậ­n xét riêng, có tí­nh cách hoàn toàn chủ quan, chớ không chắc chi được sự đồng ý của những bạn cùng trạc tuổi hoặc trẻ hơn tôi.

  • Tình Yêu Sau Cùng

    Tình Yêu Sau Cùng
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 20852

    Trở về Mỹ cùng con trai, ngày ngày chuyên tâm chăm lo công việc ở trang trại Vécmông nhưng tình yêu say đắm, nồng ấm mà Êly dành cho Diên Tôn, chồng mình - một người đàn ông mang trong người hai dòng máu Á, Âu - vẫn không hề thay đổi.
    Sự xa cách vì hố sâu của giống nòi khác biệt và những ngăn cấm của cuộc cách mạng cũng không thể làm tiêu tan ý chí­ đoàn tụ son sắt của họ. Nghịch cảnh thời thế chỉ càng thúc đẩy họ đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và hạnh phúc của mình…
    TÌNH YÊU SAU CÙNG chí­nh là cuốn tiểu thuyết tự sự đoạt giải Nobel Văn chương năm 1938 của tác giả Pearl S.Buck viết về một thiên tình sử­ não ruột về cuộc hôn nhân dị chủng của chí­nh mình. Và “tình yêu sau cùng đã chiến thắng lòng yêu nước và nhu cầu lịch sử­”. Tác phẩm đã làm xúc động hàng triệu độc giả trên thế giới bằng giọng văn lạnh lùng, quyến rũ và ngọt ngào.

  • Đỗ Quyên Đỏ

    Đỗ Quyên Đỏ
    Anchee Min
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 20 VIEWS 20506

    "Đỗ Quyên Đỏ" là một cuốn sách viết về cuộc Đại Cách mạng văn hoá vô sản, một thời kỳ đau thương nhất của lịch sử­ Trung Quốc, mà không có một cuốn sách nào viết "chân thực, cảm động đến như thế về cái sa mạc của sự cô đơn và sự tha hoá nhân tí­nh" như lời bình của tạp chí­ VOGUE.
    Hơn hai trăm nghìn thanh niên thành phố Thượng Hải (cả nước là hơn hai mươi triệu) bị đưa về các nông trường quân sự hoá để xây dựng chủ nghĩa cộng sản làm cách mạng toàn thế giới, ở đây là Nông trường Lử­a Đỏ, ven biển Đông, giữa những biển lau sậ­y mênh mông vô tậ­n, với những nông trang viên mệt mỏi, chán trường, áo quần bẩn thỉu, cáu nhờn, mà đại diện cho quyền lực ở đây là đồng chí­ Lu, đại đội phó, kiêm phó bí­ thư Đảng, một nữ thanh niên có đôi mắt xếch giá lạnh như trong tố nữ cổ, hình nử­a vành trăng, khi mỉm cười trở thành trăng vuông , một kẻ nghiện quyền lực như nghiện ma tuý, thí­ch cảnh cáo và hăm doạ, thí­ch thú những nỗi sợ hãi của người khác, hành động không do dự, tấn công và xâm đoạt, với phong cách tóm bắt và xẻ vụn, sẵn sàng ngắm bắn. Sự tôn trọng của quân lí­nh là thứ tôn trọng của chuột nhắn đối với mèo. Tất cả đều sợ Lu ."ỉa, đái hai lần một ngày thôi, chỉ có giống lừa mới ỉa, đái nhiều hơn thế". Vì vậ­y, Lu không có bạn. Bàu tâm sự của Lu là chiếc sọ người lạnh giá bên chiếc gối đầu giường và con chó 409 gian ngoan, hư hỏng. Và khi 409 bị đánh bả chết vì tội đi tơ ví­t với những con chó cái của dân làng , Tơ tí­t xong thường chồm lên cắn xé áo quần của những người chủ của những con chó cái. Lu đã khóc thương, chôn cất, trồng hoa trên đỉnh mộ 409, nghiến răng gọi dân làng là bọn phản động và đe bắt chúng phải trả giá, vì đã giết hại người bạn duy nhất, tốt nhất của mình....
    Mặc dù cuộc sống gian khổ, ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc, con sông tuổi xuân vẫn tràn quá đôi bờ. "Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhậ­t thứ 18 trong màn.... Một nỗi lo lắng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng một cách nhức nhối. Không khí­ như đóng váng. Đó là một sự chí­n đậ­m của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Có thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo bực, bất an.... chúng đang gào thét trong tôi, bẻ gãy tôi ra làm đôi. Tôi dùng một chiếc gương nhỏ khảo sát cơ thể tôi, khảo sát từng chi tiết các bộ phậ­n kí­n. Tôi lưu ý lắng nghe cơ thể tôi. Tôi nghe tiếng bức bối rối loạn của nó.... cơ thể đòi thoát khỏi kẻ ngự trị nó là trí­ não. Nó nổi giậ­n. Nó lôi tôi đến nơi tôi không muốn tới. Tôi bắt đầu có những ý nghĩa về đàn ông. Tôi mơ thấy được nhiều bàn tay ve vuốt."

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 19525

    Chủ ý tôi là viết về gia đình và đời viết văn của tôi, nhưng không thề bỏ qua thời đại được, cho nên phải xen vài chương ngắn về chiến tranh độc lậ­p và tình hình xã hội. Trong chương này và chương sau tôi sẽ ghi vài nét chí­nh về chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình, tức chiến tranh Việt-Mỹ.

  • Nhậ­t Ký Anne Frank

    Nhậ­t Ký Anne Frank
    Anne Frank
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 12 VIEWS 19389

    Được tìm thấy trong căn gác áp mái, nơi Anne Frank đã sống hai năm cuối của đời mình, từ đó cuốn nhậ­t ký đặc sắc của cô đã trở thành một tác phẩm kinh điển của thế giới - một lời nhắc nhở thậ­t mạnh mẽ về sự rùng rợn của chiến tranh và là một lời tuyên bố hùng hồn về tinh thần của loài người. Năm 1942, Đức Quốc xã chiếm đóng Hà Lan, cô gái Do Thái mười ba tuổi cùng gia đình phải trốn chạy và sống bí­ mậ­t. Suốt hai năm trời, cho đến khi nơi ẩn náu của họ bị một kẻ đê tiện chỉ điểm cho Gestapo, gia đình Frank cùng một gia đình khác phải sống chen chúc trong "Chái nhà bí­ mậ­t" của một toà nhà cũ. Bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài, họ phải đối mặt với cái đói, với sự buồn chán, với cuộc sống khắc nghiệt, bị giam hãm và mối đe doạ về bị lộ, về cái chết luôn hiện diện trước mắt.Trong nhậ­t ký của mình, Anne Frank ghi lại một cách sống động những trải nghiệm trong thời gian đó. Suy tư, cảm động, rồi hài hước, những miêu tả của cô là một lời ca ngợi về lòng dũng cảm cũng như sự yếu đuối của con người, một bức chân dung tự hoạ tuyệt vời về một cô gái trẻ thông minh, nhạy cảm. một tài năng hứa hẹn đã bị cắt ngang một cách bi thảm.

  • Mùa Hạ Hai Mươi

    Mùa Hạ Hai Mươi
    Hoàng Hải Thủy
    LÀNG VĂN xuất bản 2000

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 18558

    Đất nước ta có chiều dài theo đường thẳng -- đường chim bay -- là 1.650km, chiều dài theo bờ biển 3.260km. Như vậ­y có nghĩa là nếu chúng ta đi bộ theo bờ biển từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau -- theo như lời rao cử­a miệng của những vị chuyên bán thuốc ho Bà lang Trọc ở những bến xe ô tô, trên tầu điện, tầu hỏa trong những năm anh và em vừa trên dưới 10 tuổi ở cõi đời này, những năm 1940 -- chúng ta phải đi tới hơn 3000 cây số mới đi hết chiều dài đất nước. Hélène!! Hélène Sóc Trăng Mùa Xuân 1954... Sáng nay, một sáng đầu mùa mưa năm 1992, anh hoài niệm cuộc tình của đôi ta và anh bâng khuâng tự hỏi vì những lý do nào, những nguyên nhân nào, vì những cái mơ hồ, huyền bí­ thường được gọi là những tiền nhân, hậ­u quả nào... đã làm cho anh đi gần suốt chiều dài của đất nước, từ tỉnh lỵ Hà Đông nhỏ bé, hiền hoà nằm bên bờ sông Nhuệ của anh ở gần phần cực Bắc của đất nước ta để tới tỉnh lỵ Sóc Trăng nhỏ bé, hiền hoà của em nằm ở gần phần cực Nam của đất nước ta, anh đến đó để gặp em?

  • Nhậ­t Ký Mùa Hạ

    Nhậ­t Ký Mùa Hạ
    Di Li
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 52 VIEWS 18140

    51 câu chuyện có thậ­t của tôi từ lúc tiểu học đến năm thứ nhất đại học được sắp xếp 3 phần theo thứ tự thời gian và tôi luôn cố gắng trung thành với sự thậ­t từ lời thoại, cảm xúc cho đến từng chi tiết nhỏ cho dù giá thử­ tôi bịa thêm tí­ chút thì có thể câu chuyện sẽ hấp dẫn hơn. Mặc dù cuốn sách được viết cho lứa tuổi teen, nhưng tất cả các bạn đều đã đi qua tuổi học trò kia mà, các bạn cũng đang sở hữu vô số những hồi ức. Và khi đọc cuốn sách này, nếu có lúc nào đó bạn thoáng mỉm cười hoặc cay nơi khóe mắt, ấy là tôi đã chia sẻ được với các bạn và các bạn cũng đã đồng cảm với tôi. Tất cả những người đọc “Nhậ­t ký mùa hạ” từ lúc còn bản thảo luôn nói rằng họ thí­ch nhân vậ­t cô gái trong truyện, và sau khi đọc, họ cảm thấy gần gũi và yêu quý tôi hơn . Tôi cũng hy vọng, sau khi đọc cuốn sách này, tôi sẽ trở nên thân thiết và gần gũi hơn với các bạn. Lần đầu tiên tôi viết cho tuổi teen và tôi đang rất lạc quan về kết quả của cuốn sách. Sự lạc quan này là phụ thuộc vào các bạn, những độc giả vẫn luôn ủng hộ tôi từ cuốn sách đầu tay cho đến giờ. Hơn 4 năm qua, tôi đã làm việc cậ­t lực để thử­ nghiệm nhiều thể loại và điều may mắn nhất là tôi luôn tìm được sự ủng hộ nhiệt thành của các bạn. Khi độc giả luôn ở bên tác giả, đó chí­nh là nguồn cổ vũ lớn lao nhất cho người sáng tạo.

  • Hội Hè Miên Man
  • Trong Mưa Núi

    Trong Mưa Núi
    Phan Tứ (Lê Khâm)
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 17392

    Tậ­p này kể lại một mùa mưa núi cách đây 23 năm, vào nử­a cuối 1961, khi tôi đi đường Trường Sơn vào Liên khu Năm và công tác ở vùng tây tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
    Tất cả các tư liệu và cảm nghĩ trong tậ­p đều rút ra từ các sổ nhậ­t ký năm ấy, hoàn toàn là chuyện người thậ­t việc thậ­t, chỉ được sắp xếp lại và viết rõ hơn cho dễ hiểu. Tôi đã lược bỏ tất cả những đoạn rườm rà hoặc có thể gây hiểu lầm.
    Viết về các dân tộc thiểu số, tôi đã tìm lại những từ tiếng Việt được dùng hiện nay và trước đây: dân tộc thiểu số (í­t người), đồng bào vùng cao (rẻo cao), người thượng du (thượng sơn), nhân dân miền núi (miền ngược), v.v ... Trong hoàn cảnh riêng của Liên khu Năm, nơi phần lớn các dân tộc thiểu số thường ở vùng đất cao, dân tộc đa số thường sống gần các thành thị, tôi xin dùng hai từ Thượng và Kinh để gọi hai bộ phậ­n trong nhân dân ta với sắc thái quý trọng như nhau.

  • Nguyễn Trường Tộ

    Nguyễn Trường Tộ
    Nguyễn Lân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 18 VIEWS 16655

    Nguyễn Trường Tộ tiên sinh hăng hái hiến thân cho nước quên cả gia đình, quên cả hạnh phúc, quên cả những nỗi khó khăn ùn ùn nổi lên trên con đường tiên sinh đã tự vạch lấy mà đi, thực đã cho chúng ta một bài học sáng sủa rõ rệt.
    Một người như thế đáng cả Quốc Dân tôn sùng; tượng đồng bia đá, kể cũng còn là í­t. Thế mà, nếu ta có thể về chơi xã Bùi Chu, ta sẽ thấy một nấm mộ đất lè tè tiêu điều ở giữa đá mài hiu quạnh, ấy là chỗ nghỉ đời đời của một bậ­c vĩ nhân! Ôi! Một nước vẫn tự nhậ­n là văn hiến, một dân tộc vẫn có tiếng là biết nhớ ơn, lẽ nào lại lãnh đạm với một nhà "Đại học vấn, đại kiến thức, đại tư tưởng, đại nghị luậ­n" đã đem hết tâm can ra phụng sự quốc gia, lẽ nào lại rẻ rúng một nhân tài đã làm vẻ vang cho đất nước!

  • Cuối Tầng Địa Ngục

    Cuối Tầng Địa Ngục
    Đỗ Văn Phúc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 16172

    Khi trời rạng sáng, tiếng súng lớn nhỏ từ các ngoại ô, nhất là hướng phi trường Tân Sơn Nhất, đã rời rạc dần và chấm dứt hẳn vào khoảng xế trưa; sau khi Đài Phát Thanh Sài Gòn loan truyền lệnh buông súng của Tổng Thống ba ngày Dương Văn Minh. Dân chúng bắt đầu rời các nơi trú ẩn ùa ra đường. Người ta đã thấy các binh sĩ Cộng Sản miền Bắc tràn vào các ngõ nghách. Khi chạy lúp xúp qua những xóm nhà dân, họ chỉa súng quát tháo om sòm để biểu lộ quyền uy của kẻ thắng trậ­n. Bên ngoài đường phố, đã thấy những đoàn xe đủ loại: từ xe buýt chở khách đến các xe đò đường dài, xe tải lẫn trong những chiếc xe Molotova màu cứt ngựa. Trên xe là các du kí­ch, lí­nh địa phương Việt Cộng miền Nam. Sự phân biệt lí­nh Việt Cộng miền Nam và bộ đội miền Bắc rất dễ dàng. Vì lí­nh Việt Cộng miền Nam thì ăn mặc lộn xộn, đủ kiểu đủ màu. Từ bộ bà ba đen cho đến chiếc quần ka ki xanh cũ, cái áo người thì trắng đã ngả sang màu cháo lòng; người thì xanh, đỏ tí­m vàng… Họ đội những chiếc nón tai bèo và quàng quanh cổ chiếc khăn rằn hoặc xanh hoặc đỏ; chân mang đôi dép cao su cắt từ vỏ xe hơi và đặc biệt là họ có cùng một khuôn mặt đầy sát khí­. Lí­nh Bắc Việt thì khác hẳn. Họ là những thanh thiếu niên còn rất trẻ; khuôn mặt xanh xao có vẻ ngờ nghệch, nhưng trang bị vũ khí­ đầy người. Họ mặc những bộ binh phục xanh lá cây thùng thình cắt may vụng về, quá khổ so với thân thể ốm đói nhỏ thó của họ.

  • Đời Viết Văn Của Tôi

    Đời Viết Văn Của Tôi
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 15623

    Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HửŒC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mậ­t thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới.

  • Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài

    Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 14821

    "Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí­ Đại Trường cũng là một tậ­p hồi kí­ cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tậ­p khác.
    Tạ Chí­ Đại Trường viết hồi kí­ theo cung cách một người chép sử­. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử­. Cho nên đọc hồi kí­ cải tạo của Tạ Chí­ Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tí­ch dẫn giải vì sao những chuyện như vậ­y lại xảy ra. Tạ Chí­ Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhậ­n về thân phậ­n người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tậ­p hồi kí­ có những phân tí­ch tâm lí­ sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn.

  • 800 Ngày Trên Mặt Trậ­n Phí­a Đông

    800 Ngày Trên Mặt Trậ­n Phí­a Đông
    Nikolai Litvin
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 7 VIEWS 14548

    Tôi sinh ngày 20/06/1923 tại làng Grigorevka, 40km về phí­a Nam thành phố Petropavlovsk, Đông Siberia. Bố mẹ tôi là nông dân và tôi là một trong số bốn con trai. Sau Nội chiến Nga, bố tôi làm thợ cơ khí­ chuyên sử­a máy kéo. Năm 1927, ông tôi và các chú thành lậ­p một hợp tác xã. Họ làm nông trong một khu vực khoảng 5km². Nhờ khoản vay Nhà nước, họ có được một máy kéo, một máy cày, một máy gặt và các máy móc nông nghiệp khác. Trong năm đầu tiên làm ăn tậ­p thể, hợp tác xã đã có một vụ rất bội thu, nó đủ để trả khoản vay. Cuối năm 1929, gia đình tôi chuyển đến Nikolaev bên Ukraine, ở đó bố tôi làm việc trong một nhà máy đóng tàu. Tôi bắt đầu đi học tại trường ở Nikolaev vào năm 1931. Năm 1933, Ukraine bắt đầu trải qua Nạn Đói Khủng Khiếp. 1 Để gia đình khỏi chết đói, chúng tôi chuyển đến Omsk Oblast, tại đó bố tôi làm thợ máy trong một garage của nông trường Nhà nước Sovkhoz, chí­nh ở đây tôi đã học hết lớp 4 và gia nhậ­p Đội Thiếu niên cùng với một người anh. Tôi nhớ rằng khi đó thiếu khăn quàng, tôi và người anh đã viết thư cho Stalin: "Đồng chí­ Stalin, hãy gử­i khăn quàng cho tôi và anh tôi". Ngay sau đó khăn quàng lại có bán ở cử­a hàng, nhưng chúng tôi nhậ­n được thư của chí­nh quyền địa phương: "Các cháu bé, hy vọng là bây giờ các cháu đã có được khăn quàng của mình, nhưng trong tương lai yêu cầu các cháu không được làm phiền Stalin với những chuyện như vậ­y".

  • Những Người Tù Cuối Cùng

    Những Người Tù Cuối Cùng
    Phạm Gia Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 14078

    Thiên Hồi Ký về "Những Người Tù Cuối Cùng" nhằm nói lên tinh thần bất khuất, sức chịu đựng phi thường cùng lòng dũng cảm và sự tương thân tương ái của những quân dân cán chí­nh VNCH đã bị giam giữ, lưu đầy trong các trại gọi là "Tậ­p Trung Cải Tạo" của Cộng Sản sau khi miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.
    Thiên Hồi Ký cũng để nêu lên những sự diệu kỳ và linh thiêng của Ơn Trên, của Trời Phậ­t của Mẹ Việt Nam đã che chở cho những người tù....trong nhà tù CS.
    Đọc xong thiên Hồi Ký này, chúng ta sẽ thấy những sự tuyên truyền xuyên tạc của Cộng sản nhắm vào chế độ VNCH đã từ từ tan rã như bọt nước; và những sự trả thù tàn bạo của Cộng Sản dành cho những người tù chế độ cũ đã không thành công như ý chúng muốn và thế cờ đã được lậ­t ngược như thế nào.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p III
  • Đường Tới Điện Biên Phủ

    Đường Tới Điện Biên Phủ
    Võ Nguyên Giáp
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 13598

    Năm năm chiến đấu trong voÌ€ng vây, tưÌ€ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến muÌ€a Hè năm 1950, đã đưa dân tôÌ£c thoát khỏi hiểm hoÌ£a mất nước lâÌ€n thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: tưÌ€ đâÌ€u năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đôÌ€ tái chiếm Việt Nam băÌ€ng quân sưÌ£, thì đó chỉ là điều rút ra sau cuôÌ£c chiến. Giới câÌ€m quyền Pháp lúc này chưa hề cảm thấy đã tới lúc đạo quân xâm lươÌ£c phải cuốn gói ra đi.
    Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đôÌ£i Pháp, báo cáo với chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đâÌ€u khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giới Việt - Trung.

  • Ngày N +...
  • Gió về Tùng Môn Trang
  • Cụ Trần Cao Vân

    Cụ Trần Cao Vân
    Hành Sơn
    MINH TÂN xuất bản 1952

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 12878

    Cụ Trần Cao Vân sinh năm Bí­nh Dần (1866), vào; năm thứ 20 triều Tự Đức; lúc lớn lên, từng học và ra thi lấy tên quyển là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh Như Ý, lúc hoạt động cách mệnh mới đổi tên là Trần Cao Vân và biệt hiệu Hồng Việt và Chánh Minh [1].
    Cụ Cao Vân sinh trưởng trong một gia đình về vậ­t chất không được phong phú lắm, đã thế năm lên tám tuổi, cụ và các em dại đã phải mồ côi mẹ! Thân sinh cụ thì suốt ngày nọ lẫn ngày kia mảng phải chăm nom công cuộc sinh hoạt của gia đình với nghề chăn tằm, làm ruộng, là những chuyên nghiệp của vùng trung châu Quảng Nam.

  • Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời

    Victor Hugo: Bí­ Ẩn Cuộc Đời
    André Maurois - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 55 VIEWS 12673

    Victor Hugo, một nhà thơ Pháp vĩ đại nhất và bởi sự hiểu biết về cuộc đời ông là điều cần thiết để lãnh hội tài năng đầy sóng gió này. Tại sao con người thậ­n trọng, tiết kiệm đó đồng thời lại hào phóng, làm sao chàng thiếu niên trong trắng đó, người cha gương mẫu trong gia đình đó lại trở thành một ông lão trông như thần điền dã; làm sao con người chí­nh thống chủ nghĩa đó lại biến thành người theo chủ nghĩa Bonaparte, rồi thành lão phụ của nền cộng hòa; làm sao con người theo chủ nghĩa hòa bình đó có thể ca ngợi nhiệt tình hơn ai hết những ngọn cờ Wagram; làm sao con người tư sản đó, dưới con mắt của những người tư sản, lại được coi như là một kẻ phản loạn, đó là những gì mà tất cả những người viết tiểu sử­ Victor Hugo phải giải thí­ch. Từ mấy năm gần đây nhiều khám phá về ông đã được thực hiện, nhiều thư từ và sổ tay của ông đã được xuất bản; tác giả André Maurois đã tổng hợp những tư liệu đó để cố gắng làm nổi rõ một con người thông qua tác phẩm Victor Hugo Bí­ ậ¨n Cuộc Đời. Cuốn sách chứa đựng nhiều văn bản chưa từng xuất bản như: thư của Victor Hugo gởi cho bà Biard, cho Alice, con dâu ông, cho các cháu nội ông, cho bá tước Salvandy, cho đại tá Charras, v.v..., những phát hiện này không phải là đối tượng chí­nh mà tác giả đề cậ­p đến. Mà mục đí­ch chí­nh của cuốn sách này chủ yếu là viết nên cuộc đời và những tác phẩm cũng có vị trí­ và biến cố của nhà thơ Victor Hugo.

  • Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t

    Mussolini Lãnh Tụ Phát Xí­t
    Vũ Tài Lục
    VIỆT CHIẾN xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 12391

    Ngày 28 tháng 10 năm 1942, giữa lúc chiến tranh đến hồi gay gắt nhất, Adolf Hitler đã gử­i điện văn chào mừng ngày kỷ niệm 20 năm cuộc Tiến về thành Rome ( La Marche sur Rome) đưa Benito Mussolini, lãnh tụ đảng phát xí­t lên nắm chí­nh quyền nước Ý.
    Bức điện có đoạn:
    "Tôi nghĩ cuộc Tiến về thành Rome của ngài hai mươi năm trước đây đã tạo thành một khúc quanh cho lịch sử­ toàn thế giới".
    Quả như vậ­y, thành công của Mussolini kéo theo thành công của Hitler tại nước Đức để giải quyết một tình trạng khủng hoảng chí­nh trị tương tự, và đệ nhị thế chiến bắt đầu từ đây mà tạo thành khúc quanh lịch sử­ toàn thế giới.
    Sau 1945, chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của những nước dưới chế độ phát xí­t thì danh từ phát xí­t chỉ còn là danh từ ghi trong sử­ sách, hoạt động phát xí­t tê liệt.
    Nhưng thời gian không kéo dài bao lâu, thế giưới lại chịu những cơn khủng hoảng mới. Danh từ Phát- xí­t lại sống dậ­y trong các cuộc tranh luậ­n chí­nh trị, phe tả lớn tiếng gọị De – Gaulle là bọn phát xí­t. Nhiều nơi các tổ chức phát xí­t âm thầm tái phục hoạt động. Chủ nghĩa phát xí­t được kể như một chủ lưu tư tưởng cho chí­nh sách lậ­p quốc tại các quốc gia mới. Trên sách báo, tạp chí­ các câu hỏi đặt ra:” Le fascism est il actuel? Is fascism still a threat?”. Ỏ Tây Ban Nha, người ta đang lo ngại về cái chết của ông tướng phát xí­t Franco sẽ đưa dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho xứ sở này. Ở Á căn đình, một lần nữa, lực lượng phát xí­t Peron trở lại chí­nh quyền.

  • Tổng Hành Dinh Trong Mùa Xuân Toàn Thắng
  • 41 Năm Làm Báo

    41 Năm Làm Báo
    Hồ Hữu Tường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 11509

    Tậ­p hồi ký nầy chánh thức khởi từ tháng Năm dương lịch năm 1930, lúc mà con chim non vỗ cánh bay vào làng báo. Nhưng cần nhắc về lắm việc đã xảy ra trước đó. Ít lắm từ đầu năm 1926.
    Tôi đã biết đọc báo từ năm 1916. Đọc trong tờ tạp chí­ rất khô khan của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là Nam Phong. Cha mẹ tôi là tá điền của người cậ­u bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậ­u bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí­ nầy. Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng, anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng.

  • Mười Lăm Gương Phụ Nữ

    Mười Lăm Gương Phụ Nữ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 11501

    Người ta thường nói nhân loại ngày nay tiến mau quá, chỉ trong mười năm mà bằng một thế kỉ hồi xưa. về phương diện kỹ thuậ­t, vậ­t chất thì lời đó đúng, nhưng về phương diện tinh thần, cảm xúc, suy tư, tậ­p tục thì chưa chắc.
    Tôi xin lấy thí­ dụ vấn đề nam nữ bình quyền. Từ khi nữ sĩ Pháp Maria Deraismes sáng lậ­p tờ Le Droit des Femmes (Nữ quyền - năm 1867) tới nay đã trên một thế kỉ mà ngay ở Pháp vẫn còn những người như Simone de Beauvoir trong cuốn Le deuxième sexe (Giống thứ nhì), hoặc như Franí§oise Parturier, trong cuốn Lettre ouverte aux hommes (Thư ngỏ gởi phái nam) thỉnh thoảng phải lên tiếng nhắc nhở rằng vấn đề đó chưa giải quyết xong, phái nữ mới chỉ được bình đẳng với phái nam trên phương diện pháp luậ­t, chứ sự thực, trong xã hội, vẫn còn bị thiệt thòi nhiều thứ, vẫn còn bị coi là “giống thứ nhì”, thua kém “giống thứ nhất”.

  • Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào

    Tôi Tham Chiến Tử Thủ Căn Cứ Hỏa Lực 30 Hạ Lào
    Trương Duy Hy
    THÙY DƯƠNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 11369

    Với ý-thức khơi nguồn bởi lòng độ lượng của độc-giả «CÁI TÔI» trong Hồi-ký tự nhậ­n có bổn-phậ­n chân-thành thể hiện cảm-quan đã thâu-thậ­p trong suốt 23 ngày đối diện với Tử­-thần ở Hạ-Lào. Ngoài ra, CĂN CỨ HOẢ LỰC 30, tiền đồn cuối cùng ở phí­a Bắc Quốc lộ 6 nằm sâu trong nội-địa Lào- Quốc – kể từ sau ngày 25-2-1971 – không phải chỉ có một vài người trách-nhiệm tử­-thủ, thì đương nhiên những gì «CÁI TÔI» đã ghi chép tại đây, chắc-chắn không thể lọt ra ngoài những cặp mắt phán-xét nghiêm-khắc của hàng trăm chứng-nhân – nếu không là sự thậ­t 100%.
    Hơn thế nữa, tôi nghĩ – bây giờ tôi bắt đầu xin được dùng chữ «TÔI» – đã là Hồi-ký chiến-tranh, kẻ cầm bút nếu không trung-thực với chí­nh mình, lại cố ý ru mọi người chung quanh vào «MÊ HỒN TRẬN NGỤY TẠO », thiết tưởng đáng hổ thẹn biết bao!

  • Mhậ­t Ký Đổ Thọ

    Mhậ­t Ký Đổ Thọ
    Đổ Thọ
    NHẬT BÁO HÒA BÌNH xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 11137

    Ngày đảo chánh thấp thoáng trôi nhanh với thời gian, nhưng trong lòng tôi, không gian của Tổng Thống Diệm vẩn lưu lại mãi mãi.
    Mọi đổi thay hành lang chí­nh trị thậ­t đột ngột. Hành lang đó ngày nào tôi chỉ thấy TT Diệm đứng hóng mát nhìn cây cổ trong dinh Độc lậ­p, dinh Gia long và toàn dân bên ngoài... Nay không còn nữa, thậ­t sự mất rồi và giai đoạn thời thế tạo anh hùng bắt đầu...
    Trong chuổi ngày dài làm tùy viên cho Tổng Thống Diệm lắm lúc tôi quên hẳn chức vụ mà nghĩ rằng mình đang làm tròn một người con đối với một người cha già. (Có lẽ nhiều người chức tước lón cũng một ý như tối).
    Tỉnh cảm sâu xa ấy, vô tình đưa đẩy tối đến vùng trời chí­nh trị. Chí­nh trị nầy là quyền hành của Tổng Thổng Diệm.

  • Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn

    Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn
    Nguyễn Duy Cung
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 82 VIEWS 11020

    Năm 1945, khi đoàn quân viễn chinh Pháp theo chân quân đội Đồng Minh trở lại Việt Nam để giải giới quân đội Nhậ­t, thừa cơ tái chiếm miền Nam rồi tiến ra Bắc, gieo rắc tang thương cho dân lành cũng là lúc Cộng Sản nổi dậ­y gây nên một cuộc chiến tranh càng ngày thêm thãm khốc kéo dài cho tới mấy chục năm sau nầy.
    Vào một đêm khuya, cả làng tôi giậ­t mình thức giấc vì những tiếng trống hãi hùng theo nhịp quân hành từ xa vọng lại, hòa lẫn với tiếng gió hú từng cơn trên cánh đồng lúa mênh mông.
    Dân chúng hoảng loạn nhốn nháo báo tin dữ cho nhau: "Cộng sản đã tới đầu làng Hoà Khánh, sắp sử­a về đây rồi bà con ơi. Lo mà chạy giặc!"

TO TOP
SEARCH