-
Nguyễn Trãi - Quyển 1. Oan Khuất
Truyện Dài Dã Sử
Bùi Anh Tấn
CHAPTERS 21 VIEWS 21862
Ngày 27 tháng 7 âm lịch 1442 (Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miềm đông, duyệt quan ở thành Chí Linh, Hải Dương; Nguyễn Trãi đón vua ngự chúa Côn Sơn, nơi ở của ông. Ngày 4 tháng 8 vua về Trại Vải (Lệ Chi Viên) - Bắc Ninh, đêm hôm đó thì băng hà. Lúc băng hà có Nguyễn Thị Lộ, người thiếp yêu quý của Nguyễn Trãi, bên cạnh. Triều đình quy Nguyễn Thị Lộ tội giết vua, Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 năm đó.
Đêm cuối trong nhà ngục, Nguyễn Trãi nghĩ gì?
Cuốn sách này dẫn bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc của lịch sử thời đại Nguyễn Trãi.
Cuốn sách này cũng dẫn dắt bạn khám phá muôn vàn uẩn khúc trong tâm hồn một con người mà về sau thế giới phải nghiêng mình. -
Cô gái Chúc Sơn
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 14 VIEWS 34278
Mới hạ tuần tháng chín, trời chưa hẳn sang đông mà đã giá căm căm. Trên mặt sông lạnh tanh từ sáng đến trưa, con đò ngang mới chở được vài ba chuyến, mỗi chuyến lèo tèo dăm sáu người.
Cảnh ngược xuôi tấp nập trên đường đê rộng thênh thang lượn dài theo con sông Đáy cũng không còn nữa.
Trong túp lều tranh nhỏ xíu dựng nép bên đường, bà hàng tóc bạc phơ buồn bã ngó con đê vắng ngắt, giòng sông lạnh lẽo với con đò bơ vơ.
Ngồi co ro trong tấm áo bông cánh còn mới, bà cụ chít lại chiếc khăn vuông nâu cho thật kín và nhớ lại những ngày đông vui đã qua. Nào mấy bà người làng te tái từ dưới bến lên vào uống bát nước chè tươi cho ấm bụng, nào mấy ông khách buôn, tay nải khoác chĩu một bên vai, sà xuống ghế làm một cút 1 rượu nhắm với đĩa lòng béo ngậy… -
Hồ Sen Voi Phục
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1974CHAPTERS 11 VIEWS 16598
Từ ngoài hàng rào, một chàng trẻ tuổi, thân hình cao lớn, cố hạ thật thấp giọng gọi vào, dường như sợ kinh động đến những con chim đang đậu trên cành hay những đóa hoa đang hé nở trong vườn.
Chàng sắp lên tiếng gọi tiếp thì từ trong ngôi nhà ngói ngự giữa vườn cây một cô gái, tuổi chừng 15, 16 hấp tấp bước ra mở cổng.
Chàng trai ngây ngất đứng nhìn ngón tay tháp bút của nàng đưa lên, để hờ hững trên môi mà tưởng chừng như nàng đang phác một cử chỉ thần tiên chàng chưa từng thấy. -
Ông Đồ Làng Nhị Khê
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Chân Phương
TUỔI HOA xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 14300
Một cây đa già có đến một trăm năm, cành lá xum xuê, tỏa bóng xuống một khoảnh đất rộng rãi phẳng phiu ở ngay đầu làng Nhị Khê. Nơi đây mát mẻ suốt ngày kể cả những buổi trưa hè oi bức nên từ sáng sớm đến lúc sẩm tối không mấy lúc vắng người.
Từ những khách lạ phương xa đến các bà trong làng đi chợ ở những xã kế cận, ai cũng lấy nơi đây làm chỗ nghỉ chân. Không tiền, bỏ nón ra, phe phẩy mấy cái cũng xong. Dư dả thì ghé vào quán nước dựng ngay dưới cây đa, uống bát nước chè tươi, ăn cái bánh, hỏi thăm đường, hoặc nói vài ba câu chuyện.
Quán thật khang trang mặc dầu mái chỉ lợp bằng tranh và bàn ghế đóng bằng tre nứa. Bà hàng đã đứng tuổi, nhai trầu, môi cắn chỉ, lúc nào cũng tươi cười chào đón khách dù lạ hay quen. -
Bóng Nước Hồ Gươm 1
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 4995
Hà Nội trước ngày Tây sang, với làn nước Hồ Gươm còn soi bóng các làn xóm, đình chùa cũ ngay bên bờ; với các ô và phố phường tuy còn nhiều tre lá hơn gạch ngói nhưng đã tập hợp được những khối óc với bàn tay sáng tạo khéo léo nhất của cả nước; với những vần thơ, câu đối, mẩu chuyện truyền miệng đây tinh thần phản kháng, đả kích tất cả những gì là phản phúc, cơ hội, phi nghĩa, không sợ bất cứ quyền thế nào; với những con người hào hiệp khảng khái hễ động có việc nghĩa cử nào, có chuyện bất bình gì là đã thấy có mặt ở hàng đầu; với những cô gái lanh lợi,hoạt bát, có một vẻ thanh lịch riêng chỉ người Hà Nội mới có - bấy nhiêu cảnh trí,lối sống và con người của Hà Nội trước đây ngót một thế kỷ đã được cố gắng tái hiện bằng những bức vẽ giau sức tạo hình, giúp người đọc hình dung được phần nào những cái đã làm nên truyền thống của Hà Nội mà sau này thực dân Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặt nhưng không sao có thể thay đổi được linh hồn bên trong.
-
Bóng Nước Hồ Gươm 2
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 3068
Hà Nội trước ngày Tây sang, với làn nước Hồ Gươm còn soi bóng các làn xóm, đình chùa cũ ngay bên bờ; với các ô và phố phường tuy còn nhiều tre lá hơn gạch ngói nhưng đã tập hợp được những khối óc với bàn tay sáng tạo khéo léo nhất của cả nước; với những vần thơ, câu đối, mẩu chuyện truyền miệng đây tinh thần phản kháng, đả kích tất cả những gì là phản phúc, cơ hội, phi nghĩa, không sợ bất cứ quyền thế nào; với những con người hào hiệp khảng khái hễ động có việc nghĩa cử nào, có chuyện bất bình gì là đã thấy có mặt ở hàng đầu; với những cô gái lanh lợi,hoạt bát, có một vẻ thanh lịch riêng chỉ người Hà Nội mới có - bấy nhiêu cảnh trí,lối sống và con người của Hà Nội trước đây ngót một thế kỷ đã được cố gắng tái hiện bằng những bức vẽ giau sức tạo hình, giúp người đọc hình dung được phần nào những cái đã làm nên truyền thống của Hà Nội mà sau này thực dân Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặt nhưng không sao có thể thay đổi được linh hồn bên trong.
-
Chia Ba Thiên Hạ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 6 VIEWS 774
Tháng mười năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông mất, sang năm sau, Tân Mùi, Thái Tử Sấm lên ngôi, lấy hiệu là Huệ Tông giữ cộu là Dàm Dĩ Mông ở lại làm chức Tướng Quốc cầm quyền chính trị.
Tháng hai năm ấy, vua lại phong thứ phi Trần Phương Lan (xem Sắc Đẹp Ngai Vàng) lên chức Nguyên Phi, Tô Trung Tử làm Thái Thuận Lưu Bá, anh nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu.
Họ Trần đã bước được va o trường chính trị rồu. Dần dần lập đủ mưu kế lung loát cả Đàm Tướng Quốc. Nhờ có Phương Lan ở trong cung, họ Trần đưa được bao nhiêu người thân thích vảo các tiểu chức trong triều để làm vững vây cánh. Một mặt họ Trần lại thu dùng hết những tay võ sĩ nông cạn cho đi ngấm ngầm trừ diệt những mầm phản kháng họ ở khắp thiên hạ. -
Lê Thái Tổ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 12 VIEWS 882
Mặt giời đã lặn, còn ít ánh nắng rớt lại đỏ rực miền tây, nhuộm vàng những ngọn cây cao và mấy rẫy đồi núi xa xa. Chim chốc đã về bụi, riu rít tranh cành để chủ. Ngoài đồng không còn ai làm lụng. Thỉnh thoảng, trên đường về, mấy người nhà quê rảo bước. Giời tối dần, sóa nhòa những hình ảnh xa xăm...
Trần Nguyên Hãn quẩy gánh dầu mải miết đi về. Nhưng đường xa, giời tối, không thể kịp nữa, chàng ngập ngừng tìm nơi trọ. Thì một cái quán bên đường đang le lói lửa, chàng vào gõ cửa gọi, ở trong một ông lão mày râu bạc trắng đạo mạo đi ra. Chàng vái chào và ngỏ ý muốn nghĩ trọ một tối. Ông lão vui vẻ mời chàng vào, vừa đi vừa nói :
- Hân hạnh cho giờ này được gặp tráng sĩ !
Lần dầu tiên được người xưng hô mình như vậy, Trần Nguyên Hãn nửa mừng và nửa lo. Chàng vào chăm chú ngắm xem tứ phía. Quán rất sạch sẽ, song vắng vẻ không một bóng người. Ông cụ thấy chàng có ý suy xét, liền nói:
- Già này ở đây có mỗi một mình, tính già không muốn ở gần nơi huyên náo, chung đụng với nhiều người, nên phải lập ngôi quán này. -
Sắc Đẹp Ngai Vàng
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 690
Trời vừa đổ tối. Cảnh vật hãy còn nhờ nhờ cố hết sức chống lại với bóng tối nhá nhem. Nhưng vô hiệu, màn đen đã dần dần phũ kín...
Dừng ngựa lại, xuống đường, một thiếu niên ngơ ngát, nhìn quanh, chú mục tìm nhà người quen trong đám cây xanh nhòa tối chỉ còn là một chấm đen đồ sộ. Rồi thiếu niên, tay giắt cương đi thủng thẳng đến một cái cổng, kéo cái liếp che ngoài ra, và hỏi to lên rằng:
- Bác Hai có nhà không ? Sao chưa thấy cho đuốc lên ?
Ở trong có tiếng đưa ra :
- Ai đấy ? Đã tối hẳn đâu ! Và chả có việc gì, thắp chi cho phí dầu.
- Lại còn chưa tối ! Bác thử trông xem có ra mặt tôi là ai nào ?
- Trông chẳng rõ ai cả ! Nhưng chắc là người quen. Để tôi gọi thắp lửa lên xem.
Bóng người lại trở vào nhà và gọi to :
- Tân thắp đuốc mau lên nhá !
Còn thiếu niên lặng lẽ giắt ngựa buộc vào gốc cây nhãn cổ thụ ở ngay cưa; rồi chàng ung dung bước vào nhà, ngồi vào trường kỷ. Một lát sau, chủ nhà cầm đuốc lên. -
Cô Tư Hồng
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 27 VIEWS 4637
Vào khoảng trung tuần tháng giêng năm Canh Tuất (1910), hồi 9 giờ sáng, một ông cụ hình dáng cục mịch hom hem, râu tóc đã bạc gần hết, mình mặc áo the sờn vai, chân đi đôi giày da lộn, một tay kẹp chiếc ô vào nách để chổng đầu nhọn lên trên, tay kia xách một lồng chim bồ câu độ chục con, xem bộ tịch rõ ra một vị huynh thứ trong làng, lên tỉnh có việc.
Không ai biết cụ từ đâu đến, chỉ biết khi xuống xe hỏa ở ga Hàng Cỏ, cụ lần mò hỏi thăm người ta đường lối về ngõ Hội Vũ.
Ngõ này ở Hà Thành ta ba chục năm trước hẹp nhỏ, đường đi còn rải gạch non phủ cát, hai bên cỏ mọc làm bờ, phía trong còn nhiều đất để hoang chưa làm nhà; quang cảnh đó đâu sửa sang vui vẻ và cửa nhà tấp nập được như bây giờ.
Tuy vậy, lúc đó ai mới ở ngoài bước vào đầu ngõ, cũng trông thấy ngay một tòa lâu đài sừng sững, kiến trúc xen lẫn hai kiểu Tây Tàu, nhưng đại thể kiểu mới nhiều hơn: nguy nga, đột ngột, rộng rãi, có vẻ như một chốn phủ đệ thâm nghiêm, đài các. Chỉ cái ngoại quan đủ tỏ cho những người trông vào phải đoán ngay chủ nhân tất là một bực phong lưu, quí hiển. -
Lê Văn Khôi
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 16 VIEWS 2796
Giữa năm Kỷ Mảo (1819), vua Gia Long phát bệnh, tự liệu mình không qua khỏi thiên số, liền giáng chỉ vời ông Duyệt về triều, để phú thác hậu sự.
Ông giao ấn tín Gia Định thành Tống trấn cho ông Huỳnh Công Lý quyền tạm, rồi tức tốc lên đường, đi suốt đêm ngày ra kinh đô.
Nằm trên giường bệnh, vua Gia Long truyền gọi ông Duyệt lại gần, lấy lời ân cần dặn bảo ông hết lòng giúp đở tự quân:
- Trẫm vẫn biết khanh là người trung, nghĩa lại nhiều lịch duyệt việc đời, tự quân một mai thân chính, chắc hẳn quốc gia đại sự, ban đầu hãy còn bỡ ngỡ, vậy khanh phải nghĩ phúc nước lợi dân làm trọng, mỗi việc đều nên trịnh trọng suy xét, phò tá tự quân, chó phụ lòng trầm tin cậy, ký thác. -
Bên Lề Chính Sử
Phi Hư Cấu Dã Sử
Đinh Công Vĩ
CHAPTERS 26 VIEWS 11215
"Bên Lề Chính Sử" là cuốn sách của tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ (Viện nghiên cứu Hán Nôm) được NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách có nhiều bài viết trong đó có những bài viết: "Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long", “Người khai sáng Thăng Long, vở kịch lịch sử thành công”... là sự chuẩn bị chào mừng Thăng Long 1000 năm tuổi.
"Bên Lề Chính Sử" là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩđã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được. -
Nguyễn Trãi Phá Đông Đô
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Đông Giang
CHAPTERS 4 VIEWS 6474
"Bách Tằng Lầu" tức là cái lầu trăm tầng đo tay ông Nguyễn Trãi dựng lên ở bến Bồ đề (tức đầu cầu đất Hanoi bây giờ) từ năm 1426. Nhờ có cái lầu ấy mà rõ được hết nội tình Đông Đô (Hanoi) khiến cho 15 vạn quân Tầu là bọn Vương Thông, Trần Trí ở trong thành Đông Đô đành phải thức thủ chịu chết, không còn có thề giở trò gì được nữa, dù rằng quân Vày thành của NguyễnTrãi chỉ có 5 vạn.
Trước kia Nguyễn Trãi đã dùng kế "tầm ăn giâu", cứ lần lần chiếm lấy hết các châu, quận sung quanh khiến cho đại đội quân Tầu phải thu rồn vào cả thành Đông Đô. Ông biết Đông Đô không thể phá vỡ được, chỉ có cách bố chí trường truyến bao vây để chờ quân giặc kiệt lương cùng sức mà thôi. -
Bên Bờ Thiên Mạc
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 5 VIEWS 11744
Khi trời tang tảng sáng, Trần Bình Trọng dẫn đạo quân của mình về tới bờ Thiên Mạc. Mưa xuân vẫn lất phất baỵ Sau màn mưa, bãi lầy Màn Trò càng tăng thêm vẻ bí ẩn. Những bụi lau đuôi cờ mới đâm bông kéo ngút ngàn. Tiếng lá xát vào nhau tưởng như cạnh sắc răng cưa của lá không hề vì ngấm nước mưa mà nhụt đi chút nào. Gió đông mỗi lúc mỗi mạnh dần thêm, đập điên đảo những bông lau còn cúp. Gió cứ tràn đi; tiết trời càng trở lạnh khiến Trần Bình Trọng rùng mình. Ông gò cương ngựa chiến, nheo mắt nhìn sâu vào bãi lầy, cố gắng tìm ra con đường độc đạo xuyên qua Màn Trò dẫn xuống mé nam vùng Thiên Mạc.
-
Người Thăng Long
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 19 VIEWS 8559
Trời đã về chiều. Rặng Yên Tử xa xa đã sẫm màu, một màu tím mơ màng, bí mật. Một người cưỡi ngựa phi nước kiệu trên con đê thấp viền dòng sông Lục Đầu, hai bên trồng một giống nhãn gốc to, thân vặn cong xuống, tán thật thấp, lá cành loà xoà cả ra giữa mặt đê. Những con chuồn chuồn “đi tu”, bay đứng im lìm trên không trung, chỉ có đôi cánh khẽ run rẩy.
-
Ông Đội Cấn
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 11 VIEWS 6781
Đội Cấn lắng nghe những tiếng động của một đêm sắp tàn. Trời còn tối nhưng tiếng gà gáy sáng đã eo óc xa xa. ở bên trại lính khố xanh Thái Nguyên, sức sống đang uể oải trỗi dậy; tiếng bàn ghế lục cục, tiếng nồi niêu va chạm, tiếng sạp giường tre rên lên cót két. Mọi tiếng động đều có vẻ bất ngờ. Hình như trong dãy nhà thấp mái tôn này mọi người e ngại làm động tới giấc ngủ hiếm hoi của trẻ thơ hoặc sợ hãi một điều gì đây sẽ làm đảo lộn cả cuộc đời mà họ đã quen chịu đựng từ lâu. Nhưng một bước chân vụng về nào đó đụng phải một đồ vật bằng kim loại gây thành một tiếng động lanh lảnh. Rồi thình lình tiếng trẻ khóc thét lên. Tiếng khóc như tiếng mèo kêu. Chắc đứa trẻ cũng gầy guộc như một nhách mèo con đói sữa. Đội Cấn nằm chìm trong mớ âm thanh quen thuộc ở nơi đã trên mười năm ông tiêu hoài tuổi trai trẻ của mình. Dãy nhà thấp mái tôn có mười mấy gian. Nhà chung tường, chung ngõ, chung bếp theo một kiểu cách gặp bất kỳ ở ven một cái đồn khố xanh, khố đỏ miền trung du và mạn ngược.
-
Trăng Nước Chương Dương
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 5 VIEWS 6727
Khi Trần Quốc Tuấn từ vùng đầm lầy Màn Trò ra đến cái bãi sa bồi bên bờ Thiên Mạc, trời đã sang nửa đêm về sáng. Bên kia con sông rộng mênh mang, lửa quân ta đốt thuyền giặc còn bùng lên nhuốm đỏ mây trời. Gió đêm đầu mùa hạ thổi mạnh, phả mùi phù sa màu mỡ tanh lạnh xộc lên mũi vị tướng già và đoàn tùy tùng im lặng. Trần Quốc Tuấn tụt đôi hài cỏ xách lên tay, giẫm chân không lên cát ẩm. Một cảm giác rợn mát làm cho ông rên một tiếng thầm trong lòng. Thiên nhiên sau mấy ngày rét quái nàng Bân bây giờ trở lại rõ ràng tiết trời mùa hạ.
-
Trên Sông Truyền Hịch
Truyện Dài Dã Sử
Hà Ân
CHAPTERS 10 VIEWS 6507
Trần Quốc Tuấn sực tỉnh dậy từ cuối canh tư. Ông nằm yên lặng trong khung cảnh thân thiết quen thuộc.
Ngoài kia, trời còn tối. Gió từ rừng Yên Tử thổi về tràn ngập hương xuân. Trong căn phòng, mùi trầm đốt đêm trước vẫn còn thoang thoảng gợi lên một phong vị tết sắp tàn. Trần Quốc Tuấn từ từ ngồi dậy. Vị tướng già nghiêng đầu lắng nghe. Gà chưa gọi sáng, nhưng côn trùng đã thôi rền rĩ từ lâu. Xa xa, dòng Lục Đầu đưa vẳng lại tiếng nước thủ thỉ mùa sông cạn. Không gian thanh bình làm cho Trần Quốc Tuấn bất giác thấy khoan khoái hẳn người. -
Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Thứ Lang
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960CHAPTERS 11 VIEWS 13583
Một tiếng "choang" bật tóe lửa. Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu cúi gập người đỡ lưỡi gươm ác liệt. Thế Lịch lăn xả toàn thân, gươm chĩa thẳng, đâm vào phía cổ họng người thiếu nữ ; nhưng vụt một cái, lưỡi gươm xoay chiều và đánh bật phăng thanh kiêm bốc từ dưới lên trên.
Thanh kiếm mỏng bật lên cao. Ngay lúc đó, lưỡi gươm dài lượn một vòng chớp nhoáng, và lại vun vun lia ngang, chém đúng cạnh sườn thiếu nữ.
Ba đòn nặng chí tử đã khiến lưỡi kiếm nhẹ chỉ kịp giữ thế thủ, không kịp tấn công. Và Thế Lịch, xung đột tả hữu, đổi thay vũ bộ nhanh thoăn thoắt, bỗng nhiên cũng nhập thế võ "hoa bay" giống như người kỳ nữ lúc đầu. -
Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu 2
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Thứ Lang
NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960CHAPTERS 4 VIEWS 3310
Con ngựa bạch áp mình trên cỏ mà phóng như bay. Trên lưng nó, Kỳ Nữ Gò Ôn Khâu, mái tóc bay tung trước gió theo giải khăn lụa bạch phần phật, mím môi giật giây cương, luôn tay ra roi vun vút.
Người ta nhận thấy con Bạch Tuyết đã thở hơi phì phì đằng mũi như phun khói, nhưng người thiếu nữ vẫn có vẻ nóng nẩy, sốt ruột, hình như cảm thấy con ngựa đi chậm quá !
Con tuấn mã băng ngàn, vượt núi, lao đi như tên bắn. Chẳng mấy chốc, nó đã phi lên một ngọn đồi thoai thoải, xuống dốc, đập vó rào rạo trên đường đất đỏ rồi vùn vụt len lỏi qua những gốc thông già thằng tắp. -
Lửa Rừng Khuya
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoài Điệp Tử
HOÀNG LÂM xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 2599
Núi rừng Sơn Minh vào mùa Đông năm 1788.
Buối sáng, trời vần vũ mây và rất lạnh. Lớp lớp sương mù làm đục ngầu cả không gian, kéo giăng lê thê, tưởng chừng như không bao giờ tan biến được.
Trong cái giá lạnh của một mùa Đông xám ấy, nhà nhà bế kín cửa, không ai còn muốn ra đứng giữa đất trời để hứng lạnh hoặc chịu sự rét mướt, thứ rét mướt mà người ta ngở như có thể làm khô đọng lại những giòng máu trong cơ thể con người.
Thế mà ở Lạc Hòa thôn, trên khoảng đất trống trên sau ngôi chùa cổ, lại có một người trẻ tuổi khinh thường sức lạnh của gió núi sương rừng. Người trẻ tuổi ấy gọn gàng trong bộ võ phục màu lam, bàn tay rắn chắc của chàng giữ chặc chuôi đồng của một thanh trường kiếm, rồi điều khiến thứ khí giới đó quay vun vút giữa khoảng không. -
Bão Táp Cung Đình
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 29 VIEWS 46956
Vì Lý Huệ tôn là một ông vua bất tài nên Trần Thủ Độ bắt nhà vua thoái vị, đưa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi (8 tuổi). Thực sự, đây chỉ là một nước cờ để nhà Trần làm cuộc đảo chính. Sau đó, Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh (con của Trần Thừa và là cháu ruột của Trần Thủ Độ) và nhường ngôi cho chồng. Nhà vua còn nhỏ tuổi, nên mọi quyền hành trong triều đều đặt dưới sự điều khiển của thái sư Trần Thủ Độ. Từ đây, nhà Trần gây dựng cơ nghiệp và tạo nên cơn bão táp chốn cung đình.
Để cơ nghiệp được vững vàng, Trần Thủ Độ từng bước thực hiện kế hoạch. Trước hết, giết vua Lý Huệ tôn, lấy hoàng hậu Trần Thị Dung; ép công chúa Thuận Thiên lấy Trần Liễu (anh của Trần Cảnh); diệt giặc Nguyễn Nộn và phe cánh của chúng. Tiếp đến, do Chiêu Hoàng sinh con nhưng không may đứa bé chết và nàng không thể tiếp tục sinh con nối dõi nên Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung ép Trần Cảnh lấy Thuận Thiên khi đó đã có mang 3 tháng. Và mối nguy hại lớn nhất là diệt trừ loạn Trần Liễu. Vì Trần Cảnh là em lại được lên ngôi vua, còn Trần Liễu trưởng thành mà không được tước vị nên nảy sinh mâu thuẫn khá sâu sắc trong hai dòng trưởng thứ. Trần Thủ Độ không muốn nhà Trần lung lay đã tìm cách ngăn chặn và diệt trừ. Tuy nhiên, vì không muốn anh mình bị giết, nhà vua tìm cách cứu anh, nhưng quân lính và vây cánh của hắn bị Trần Thủ Độ bắt giết hàng loạt…
Thế mới biết, ngôi báu và quyền bính đã đẩy con người đến những cuộc thanh trừng lật đổ nhau một cách tàn nhẫn và vô luân. -
Huyền Trân Công Chúa
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 28 VIEWS 21545
Dưới triều đại nhà Trần nghiêm cấm con trai, con gái lấy người ngoại tộc. Tuy nhiên, vì nền hòa bình hai nước Đại Việt và Chiêm Thành cũng như “để tránh họa chiến tranh ở phương Nam, cùng nhau rảnh tay đối phó giặc Bắc”, thượng hoàng Trần Nhân Tông hứa gả Huyền Trân cho vua Chế Mân. Vốn dĩ thông cảm và thấu hiểu được nỗi lo của vua cha nên Huyền Trân đã chấp nhận.
Để làm vợ vua Chế Mân, Huyền Trân phải học ngôn ngữ và cả những vũ điệu, ca hát, phong tục tập quán của Chiêm Thành. Tuy quá trình tập luyện gian khổ, song, những điều này đều được công chúa lĩnh hội rất nhanh và thông thạo. Không những thế, nàng còn cố gắng trau dồi và học thật nhuần nhuyễn những điều hay, cái đẹp của nền văn hiến Đại Việt để giới thiệu sang đất nước Chiêm.
Sau khi về làm vợ vua Chế Mân, tài năng và sắc đẹp của nàng khiến nhà vua hài lòng. Ngài rất sủng ái và đã sắc phong Huyền Trân làm hoàng hậu. Song, cũng từ đây, nàng phải đối phó với sự ganh ghét và đố kỵ của hoàng hậu Tapasi. -
Thăng Long Nổi Giận
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 26 VIEWS 22792
Sau khi bình định Trung Quốc, Hốt Tất Liệt đặt nền thống trị và đổi quốc hiệu là Đại Nguyên, đồng thời cũng ôm mộng bá chủ… Hắn truyền lệnh cho Sứ thần Sài Thung dẫn bọn phản bội Trần Di Ái - bù nhìn quốc vương về Đại Việt. Trên đất Thăng Long, Sài Thung tỏ ra nghênh ngang, “hạch sách, đánh đập, quát, thét các quan tiếp sứ. Y đánh đập những người hầu hạ phục dịch rất tàn nhẫn. Phố xá buôn bán, người qua kẻ lại tấp nập, y cứ phóng ngựa ào ào. Đã có mấy bà già nhà quê ra chợ mua sắm, bị ngựa của Sài Thung giẫm cho què cẳng”. Sự việc diễn ra khiến cho vua tôi nhà Trần và dân chúng hết sức căm giận và phẫn nộ. Song, vì đại cuộc mà tất cả đều nén lòng bỏ qua.
Với ý đồ xâm chiếm Đại Việt để mở đường sang tiến đánh Chiêm Thành, quân Nguyên đã đem quân tấn công nước ta. Đất Thăng Long phải một phen điêu đứng. Tuy nhiên, vua tôi trên dưới một lòng, nguyện thề “Sát Thát” đã chiến đấu mưu lược anh dũng, mang lại hòa bình cho dân tộc. Và trong cơn nguy biến ấy mới thấy rõ tấm lòng kiên trung, sẵn sàng xả thân cứu nước của các bậc tướng lĩnh và dân quân nhà Trần, như: Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản, chàng thanh niên người dân tộc Man…, và cả những nghĩa cử cao đẹp của công chúa An Tư. -
Vương Triều Sụp Đổ
Truyện Dài Dã Sử
Hoàng Quốc Hải
CHAPTERS 32 VIEWS 14299
Uông xong tuần trà cuối cùng Chu An dừng lại ngắm ngọn bạch lạp đã sắp tàn. Ông định nối thêm ngọn sáp khác vào giá, chợt nghe tiếng chim vít chè hót.
Thế là người học trò của ông- những nǎm gần đây, ông chỉ có mỗi một người học trò, ấy là đức Dụ Tông, đã gần hai tháng nay bỏ học, không nói với ông một lời. Từ ngày ông được về Quốc tử giám tư nghiệp, có đôi ba lần tiếp xúc với đức thượnghoàng Minh tông. Nhà vua quả là người có vǎn chất, có đức độ. Thượng hoàng ngỏ ý muốn mời ông về dạy cho quan gia, để khai sáng thêm con đường trị nước của Dụ tông. Gọi là mời, nhưng đấy là mệnh vua, ông chỉ biết tuân phục. Mấy nǎm trước, quả Dụ tông có chǎm nghe, chǎm hỏi về kinh sách, về đạo trị, loạn ở đời, về nhân, nghĩa, vàvề đủ mọi thứ ứng xử từ nội trị đến bang giao. Nhưng từ ngày thượng hoàng Minh tông bǎng; Dụ tônghay tìm đọc những yêu thư, rồi lại kết bè kết cánh với lũ thần tử đồi bại, thả lỏng kỷ cương, xa dời phép tắc, sa vào con đường đoạ lạc. Ông đã hết lời can ngǎn, những mong nhà vua hồi tâm tỉnh ngộ, nhưng vô ích. Cực chẳng đã, ông đành liều thân can gián, dâng sớ xin chém bảy tên quyền gian, quan cao, chức trọng vào loại đầu triều, được vua sủng ái...
Trên đây là trích đoạn mở đầu cuốn tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng Vương triều sụp đổ , phản ánh 60 nǎm suy thoái rồi sụp đổ của cuối vương triều Trần. -
Ba Ông Hoàng Tử
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Vân
CHAPTERS 5 VIEWS 964
Ngày xưa lâu lắm, tại một bờ sông Hằng xứ Ấn, có một thành phố nhiều nhà cao đường lớn và đông đúc dân cư. Trong thành phố có những đường rộng, trồng đầy cây cỏ xanh tốt quanh năm. Trong thành phố lại có một hoàng cung đô sộ với năm cái điện rất nguy nga. Đặc biệt nhất là trong thành phố đã có một chuồng voi. Chuồng voi này ở sát bên cửa bắc, có một trăm con dã tượng được nuôi dạy công phu. Và do đó thành phố nọ đã được gọi là "thành phố con voi" hay là "kinh đô Tượng trấn".
-
Đỗ Nương Nương Báo Oán
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồ Biểu Chánh
SÔNG KIÊN xuất bản 1961CHAPTERS 14 VIEWS 26673
...Thử lật Việt-Nam Quốc-Sử mà xem, chúng ta sẽ nhận thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.
-
Nặng Gánh Cang Thường
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồ Biểu Chánh
TÂN PHÁT xuất bản 1953CHAPTERS 14 VIEWS 20114
Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: một Nghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậu là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lập Bang Cơ lên làm Thái tử tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khi vua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng Sơn Vương giết mà giành ngôi. Ðến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tàn bạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn.
Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuận. Ðến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng Ðức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậy ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạc nghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị. -
Kế Thế
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
CHAPTERS 5 VIEWS 3139
Năm 1802, Nguyễn phúc Ánh toàn thắng, dẹp nhà Nguyễn Tây Sơn nhất thống sơn hà, dựng lên nhà Nguyễn : ấy là vua Gia Long.
Vua Gia Long sợ ngày sau con cháu Tây Sơn chỗi dậy được, nên ra lệnh đào hết mồ mã của anh em Nhạc, Lử, Huệ cùng của tổ tiên,bắt giết hết dòng họ, không chừa một đứa con nít hay một người đàn bà... Đó là lời sử chép.
Nhưng gần hai trăm năm nay, nhiều người nối tiếp nhau tin nhiều giả thuyết về một người vợ của Quang Trung hoàng đế, tức là về Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân, nguyên Công chúa nhà Lê. Kẻ thì cho rằng vua Gia Long quí nhà Lê, thương hại cho Công chúa nên tha chết cho và thả về dân dã. Sỗ đông lại tin rằng ông vua vừa thắng trận mến tiếc cái sắc đẹp của người vợ góa của vị anh hùng Đống Đa, nên nạp nàng vào cung, khiến nên vị Công chúa nhà Lê có đến hai đời chồng cả hai đều làm Hoàng Đế. -
Máu Chảy Ruột Mềm (Biển Trầm Luân)
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Hồng Tiêu
CHAPTERS 2 VIEWS 590
Trời mờ mịt mấy, đất điều hiêu gió, chim sầu lẻ bạn, lá thãm lìa cành. Cái quang cảnh thành Thăng Long lúc bấy giờ thiệt là thê lương, thiệt là tịch mịch, thế thi nhơn đân ở trong cái quang canh ấy ra làm sao ?
Trên một con đường bên thành kia, một tốp quân Tàu sắp hàng hai, gươm trần dàng mặt như long như hổ, rần rần rộ rộ kéo đi. Một chàng thiếu niên mặt tròn, da trắng, miệng rộng trán cao, hai tay bị trói ké ra sau lưng, và đi và miểm miểm cười. Bên chàng có một người đàn hà mặc đồ trắng, riếu riếu bước theo, bỏ tóc xã, đi chưn không, người thì gầy, bụng thì chửa, mà đôi con măt dầm dề hai hàng nước mắt. Chàng là ai ? Tại sao mà bị người cột trói ? Quân giã mau kia dẫn chàng đi đâu mà có gươm gìn, giáo giữ làm vậy ? Lại người đàn bà kia là ai ? Đối với chàng có quan hệ gì ? -
Bóng Hoa Rừng
Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75
Hồng Trung
CHAPTERS 13 VIEWS 2274
Vào năm Ất Dậu (1885)...
Vùng Phú Lạc chập chùng bao quanh một đỉnh núi nhọn vắt như muốn chọc thủng vòm trời, Dưới ánh nắng chiều lê thê khắp làng mạc.
Dòng sông Côn uốn mình, khuất trong mấy rặn dâu xanh nghịt, mặt nước cau mày, gắt gỏng như muốn trôi phăng những cái gì giận hờn, căm phẫn chất chứa từ phương xa đưa lại.
Trên ven sông, dọc theo con đường cát trắng, lơ thơ vài ba mái rạ, buồn bã nhả ra mấy lùm khói xám vướn trên đọt cây cao.
Quán bà Đanh, mấy năm trước đây vắng tanh, cả ngày vài ba người khách qua đường ghé lại, trốn nắng, uống vài ngụm nước trà tươi. Thế mà đã hai thắng nay, quán bà ta khách khứa đông nghẹt... -
Hờn Vong Quốc
Truyện Dài Dã Sử
Huỳnh Dung
CHAPTERS 21 VIEWS 49872
Trên giòng Lỗi Giang xuôi về miền Thanh Hóa có một con thuyền buông xuôi mái chèo. Cô lái đò đã ngưng tiếng hát từ lâu. Trên sông bây giờ chỉ còn nghe tiếng rẽ nước của con thuyền lướt nhẹ trên làn lau sậy và tiếng bì bõm thật khẽ của chiếc dầm bơi.
Trời chiều thật êm.
Gió ngàn phương dường như ngưng thổi, để lại cho không gian một sự im vắng ngộp thở… -
Tiêu Sơn Tráng Sĩ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng
CHAPTERS 49 VIEWS 82807
Tuy mới vào khoảng đầu giờ Dậu, nhưng về tiết mùa đồng, trời đã nhá nhem tối. Các nhà, các hàng xén ở phố Từ Sơn đều đóng cửa. Chỉ trừ một hàng cơm là có ánh sáng. Và luôn luôn ở trong đưa ra tiếng cười nói ầm ỹ.
Một trang thiếu niên kỵ sĩ, từ phía Nam tới, kìm ghì cương ngựa trước cửa hàng. Chàng y phục nai nịt gọn gàng, đầu đội nón lông đen, chân đi hia chẽn, cỗ quấn một cái khăn lụa trắng thắt lỏng, mối bỏ rủ sau lưng. Con ngựa của chàng sắc nâu xẫm, và tuy nhỏ thon, nhưng có dáng mạnh mẽ và khoẻ dai. Trời lạnh buốt căm căm mà mình nó ướt đẫm mồ hôi, xem đó đủ đoán biết chủ nó đi từ xa lại. Thế mà mũi nó hục hặc thở ra hai luồng hơi khói, bốn gió nó cuốc xuống đất như gõ nhịp, để tỏ ý muốn là còn thừa sức chạy một thôi dài nữa. Kỵ sĩ lấy tay vỗ khẽ vào cổ ngựa nói :
- Hãy thong thả, tuấn mã, đi đâu mà vội thế? Thầy trò ta nghỉ chân ăn lót dạ đã. -
Ai Lên Phố Cát
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
ĐUỐC VIỆT xuất bản 1937CHAPTERS 16 VIEWS 6952
Nắng chiều khi ấy chỉ còn soi vứt những chỏm cây to mọc rải rác quanh võ trường, một khu đất rộng bên tả ngạn sông Lô hiện nay khuất dưới cánh rừng Bãi phủ, cách xa về phía Nam Tuyên Quang hơn mười cây số.
Ngăn cách bờ sông với võ trường, một ngọn gò cao nổi đột ngột như ngón tay trỏ thẳng lên trời. Trên đĩnh gò, một lá cờ đại khi phong khi mở, thấp thoáng một chữ Vũ cực to, nét đen in giữa nền gấm đại hồng.
Dưới cờ, một viên tướng trẻ đứng yển lặng nhìn xuống bãi. Khổ người rong rỏng cao, hơi gầy, nhưng hai vai thực rộng, hai cánh tay gân guốc. Khuôn mặt chữ dụng, nét dắn như gọt vào đá. Mầu da ngăm đen vì đã dày dạn nắng sương. Lông mày nét mắc chênh chênh trên hai mắt long lanh. Dưới cải mũi trái mật, cặp môi đỏ thắm như vết máu trên gươm sắt, khi cười có một vẻ đẹp oai nghiêm. -
Ái Tình và Sự Nghiệp
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
THANH XUÂN xuất bản 1961CHAPTERS 11 VIEWS 9062
Trong gian đầu hồi phía Đông tòa nhà lợp ngói ống, tường đá ong, mà người ta gọi một cách văn chương là Mạc Vương Phủ, Thái tử Mạc kính Hoàng, tức gọi là Chúa Thao, lúc ấy vấn ngồi trơ một mình trước án sơn, như mải nghỉ việc gì quan trọng lắm.
Ấy là một chàng trẻ, chừng hai mươi nhăm tuổi, dáng người cao lớn, vai rộng, ngực nở, tay dài. Chàng có một vầng trán vĩ đại, một đôi mày nét mác rậm phủ bóng xuống cặp mắt sắc và sáng như đèn, một cái mũi thẳng và một cái miệng rộng hình cánh cung. Màu da của chàng là cái màu da ngà hơi cũ, tỏ ra chàng tuy giòng giõi cao quý mà ưa chuộng đời sống ngoài phong sương hơn là ở trong lầu son, trướng gấm. -
Cái Hột Mận
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
ĐUỐC VIỆT xuất bản 1961CHAPTERS 15 VIEWS 25570
Trong vường hoa dinh quan Thái sư chí sĩ Phạm Cự Lượng Tướng công - khuất sau dải tường đá ong rêu phủ - Không khí lúc nào cũng dịu dàng và sực nước hương thơm...
Những khóm liễu mo màng, những gốc đào cổ kính, những cụm hải đường, tầm xuân, thược dược in bóng dưới gương hồ.
Ngồi trên các đầu cột trụ hoặc đuổi nhau trên các mái lầu cong, những cặp kỳ lân, những đôi phượng sứ phản chiếu nắng xuân thành những tia lửa cầu vòng chói lọi...
Đàn bướm ngũ sắc tung bay...
Con hoàng oanh, chiếc thoi vàng thấp thoáng trong tơ liễu biếc, véo von ca khúc xuân tình. Tiếng hót của chim, phản chiếu cái tiếng gọi thiết tha của một linh hồn lẽ bạn ấy, khiến nỗi lòng của Bội Ngọc càng não nùng... -
Cánh Buồm Thoát Tục
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 12 VIEWS 2361
Vầng Ô đã khuất.
Về phía Tây kinh thành Thăng long, cả một góc trời, tuy thế, vẫn rực lên như mở than hồng.
Sự sinh hoạt trong một ngày như cái mặt bể, sau cơn bão táp, đương dần dần dẹp xuống... sương lạnh chiều thu, lặng lẽ, rây trên sự vật một lớp phấn lam mờ.
Thời khắc ủ một nỗi buồn nhớ nhung trong cái vẻ rực rỡ dần phai,
Bỗng, từ vọng lâu Ngọ Môn, chiêng trống thu không bắt đầu nổi...
Cả một kinh thành như lắng nghe những tiếng chấm hết của một ngày tốt đẹp. -
Chàng Đi Theo Nước
Truyện Dài Dã Sử
Lan Khai
CHAPTERS 21 VIEWS 971
Cũng như mọi buổi sớm ; Lê dậy khi bà mẹ còn ngủ kỹ, Lê nhắc tấm phên che cửa bước ra sân ; một vẻ bỡ-ngỡ thoáng qua trên gương mặt thơ ngây mơn-mởn. Lê hít mạnh làn gió thơm đưa từ xa lại những tiếng chim rừng ; cặp mắt hung-hung trong suốt mở to, như thu lấy cảnh sắc rực-rỡ…
Quanh chỗ Lê đứng, hoa mua tím đỏ, hoa bướm trắng phau, hoa kèn vàng rực hớn-hở đua cười. Dải mây vàng tha-thướt kéo ngang nền trời biếc. Bát ngát dưới chân gò, đồng ruộng phơi màu cỏ non xanh ướt. Xa xa, tít đằng xa, núi Dùm vẫn như ngái ngủ trong bức màn sương.
Lê ngây người nhìn cảnh đẹp nhưng, chỉ giây lát, lại quên ngay. Cô gái quê ấy không biết cái thú mơ-màng trước sự vật. Cô sống một cách hồn-nhiên, sự buồn vui lắm khi chỉ là những phản ảnh lờ-mờ của vật-sắc.
Lê vấn lại mớ tóc buông xõa sau lưng, đen như một đêm hạ tuần. Đoạn, quay vào góc sân bên hữu, Lê tháo văng cho đàn trâu ra ngoài. Lê cử-động dịu-dàng mà nhanh-nhẹn. Khổ người giong-giỏng cao, gọn gàng trong mảnh áo chàm. Ống chân tròn ; hai bàn chân nhỏ và trắng.
Lê tháo xong ; đàn trâu nặng-nề đen trũi xô nhau thoát khỏi gian chuồng chật hẹp. Những cặp mắt lì-lì dại dột bỗng tinh lanh, sáng quắc.
Lê nhảy ngồi chễm-chệ giữa lưng con vật đầu đàn, vớ mẩu thừng khẽ vụt : « Đi ! »
Đàn trâu ầm-ạc kéo nhau xuống ruộng.
…Một giọng hát cất lên, văng-vẳng giữa nội cỏ ngàn hoa. -
Chàng Kỵ Sĩ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 12 VIEWS 2323
Trước cổng dinh Tổng Trấn Gia định, buổi sáng mùa xuân ấy, giữa lúc Tả quân Thống chế Lê Văn Duyệt, kiêm Tổng trấn lục tỉnh vừa thăng đường, một chàng kỵ sĩ gò cương ngựa nhảy xuống đất, vơ dùi vụt lia lịa lên mặt chiếc trống cái mà người ta, theo lệnh quan Tống trấn đã treo sẵn đẽ dân gian ai có việc gì oan khuất muốn kêu thì cứ việc đánh to lên.
Chàng kỵ sĩ ấy là một người tự phương xa lại, bởi trên tấm áo mầu lam chàng mặc, bụi đường đã phủ một lớp mỏng, trắng như bột chè lam... -
Đỉnh Non Thần
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 15 VIEWS 19836
Tòa thánh đất châu Đại Man đứng sừng sững bên bờ phía tây sông Gấm, trên một gò cao hình phẩm oản.
Bốn thung lũng bọc chung quanh chân gò như một cái hào thiên nhiên.
Nhà cửa dân cư vây kín bên ngoài phần nhiều là mái tranh vách đất.
Đường từ phố vào thành chỉ có một lối khuất khúc chạy đến một đoạn cầu treo men qua lòng vực thẳm, ngay phía cửa tiền.
Bờ thành cao hơn trượng, bốn cửa có bốn vọng gác, ngày đêm lúc nào cũng canh giữ nghiêm cẩn.
Trong giữa thành, một tòa nhà kiểu cung điện, mặt ngoảnh về phương nam, mái lợp ngói vẩy rồng, toàn thân bằng gỗ sến sắc hồng. Hướng nhà ấy không phải là ngẫu nhiên. Chính do cái ý ngầm nam diện xưng cô của Ma Vạn Thắng.
Ma nhận thấy tình trạng trong nước nhiễu loạn, nào giặc Cờ Đen, Cờ Vàng, Cờ Trắng, Cờ Đỏ nổi tứ tung liền cũng tự xưng làm Đại Tiết chế, lấy danh nghĩa phù tá triều đình, nhưng bản thân thì thực có chia giang sơn riêng cõi, làm tỏ mặt can trường...
Ma Vạn Thắng giấu rất kỹ cái ý mình nên các tả hữu thân tín cũng không ai biết được. Là bởi, Ma tự liệu sức mình chưa thể cùng một lúc với Hoàng Sùng Anh (tướng Cờ Vàng), Lưu Vĩnh Phúc (tướng Cờ Đen), và triều nhà Nguyễn được. -
Gái Thời Loạn
Tập Truyện Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 2 VIEWS 34499
Về bên tả ngạn Lô Giang, từ Soi Châu tới ngã ba sông, dải Sâm Sơn đổ xô lên mạn Bắc, như đàn voi tán loạn chạy lẩn vào đám sương mù.
Cứ chiều chiều, khoảng ánh tà nhuộm vớt đầu non, bóng tối bôi nhòa vật sắc thì cái yên tĩnh, như lần qua những bậc đá khổng lồ, tản xuống tỉnh thành Tuyên, nép dưới lòng cái thung lũng kéo dài theo miệt hữu ngạn sông. Lúc ấy, dưới đất trên sông tắt hẳn tiếng ồn ào. Sự vật từ náo động bước vào giấc ngủ êm đềm. Có chăng trừ con sông nhỏ vẫn róc rách theo dòng, lẩn dưới bóng cây bờ u uất.
Tỉnh thành khi ấy còn rậm rạp, lèo tèo độ hơn trăm nóc nhà tranh tản mát dưới chân lau. Đường sá chỉ là những lối chân mòn cỏ, rác rưởi bộn bề. Nhỡ hôm trời mưa phải đi ra ngoài thực là cái thân tội. Vì vậy, nhiều người thích ở bè, tụ thành vạn Vân Hà. Những hiệu buôn khách cũng ở bè cả, vừa tiện đường sông giao dịch, vừa tiện phòng giữ trộm cắp đêm hôm và nhất là tránh khỏi cái nạn hùm beo, chưa chập tối đã ngông nghênh cả ngoài phố, nhảy vào tận sân bắt lợn đem đi; người trong nhà có biết cũng đành chỉ tiếc của kêu trời. Vẫn hay ở sông, gặp hôm giở trời, thường có những đàn giải nổi lên như trâu, làm đắm thuyền, chết người. Nhưng, cái tai nạn đó kể ra vẫn họa hoằn. -
Gửi Cái Xuân Tàn
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 11 VIEWS 701
Gà vừa gáy tan canh, Kiếm Thu đã ngồi nhỏm dậy. Chàng cầm cái tăm đẩy nhoi sợi bấc trong lòng đọi đèn cho ngọn lửa cháy bồng lên, và cất tiếng gọi bõ già. Không ai thưa. Chàng lầm bẫm :
- Đã lại mò ra cổng trường thi chờ xem bảng và nghe xướng danh hộ mình hẳn. Nhưng, cần gì mà vội vàng thế !
Chàng bật cười khanh khách. Là bởi, chính chàng cũng dậy quá sớm, còn nói chi bõ già. Cả đêm qua, chàng lại đã trằn trọc, vẩn vơ mãi không sao ngũ được :
- Ta làm như ta là một chàng thưsinh đã thề sống chết với khoa hoạn không bằng !
Chàng chấm hết câu nói bằng một tiếng thở dài. Không, chàng không phải là kẻ nhiệt tâm công danh, việc ra ứng thi của chàng dấu kín một mục đích, một tâm sự mà, trừ bõ già, người ngoài chẳng ai biết rõ được. -
Người Thù Của Mặt Trời
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 14 VIEWS 672
Từng trận gió ẩm sương thổi mạnh từ phương Bắc lại làm cho cả cảnh sa mạc, đỏ rực ánh mặt trời tà, vang thành những tiếng tinh tinh, tang tang kỳ dị. Ấy là cái khúc nhạc mênh mông của những chiều hè xứ Ngoại mông cổ, mà sức quyến dũ phi thường đã khiến tâm hồn cái dân thiết huyết và mọi rợ nơi này nhiều lúc phải vẩn vơ mơ mộng. Họ cho đây là cái tiếng gọi của một thứ gì u linh huyền bí, và, quanh nó đã bày đặt ra rất nhiều chuyện hoang đường. Cũng có người - như vì chúa tể cái dân hùng hổ nọ - ngỡ rằng hiển tượng kia chính là những tiếng khóc than của cuộc sống, mỗi khi nó sắp làm vào cảnh tối tăm gây nên bởi sự vắng mặt của thái dương.
-
Sầu Lên Ngọn Ải
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942CHAPTERS 12 VIEWS 558
Chập tối một ngày cuối thu năm Tân tị, niên hiệu Càn Phù hữu đạo thứ ba, đời Lý Thái Tông, cả một vùng Đảng Ro tự hồ đã im hơi nép bóng dưới màng sương tỏa mịt mù. Cửa nhà nào nhà nấy đóng im ỉm. Trên các lối đi đầy xác lá, tuyệt nhiên không một bóng người. Cả những con chó hình như cùng vâng theo một lệnh bí mật nào đó, nên không con nào cắn sủa. Sự lặng lẽ gần thành ra một cái gì rờ mó được. Nó tiếp xúc với giác quan người ta chẳng khác một vật hữu hình, bí mật, đầy de dọa.
Nhưng, vào khoáng đầu canh hai, ở trên con đường đất gồ ghề chạy thẳng tới một nếp nhà gỗ, mái thấp lup xụp, một bóng người bỗng từ đâu hiện ra, đi êm êm như một giống ma quái hiện hình... -
Thành Bại Với Anh Hùng
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
CHAPTERS 10 VIEWS 12988
Hôm ấy nhằm ngày sinh nhật chúa Minh Đô vương Trịnh Doanh. Ở Suý phủ, nơi hậu đường, đoàn cung nữ tập điệu múa "Trình tường" đã thành thạo đâu vào đó, cũng vừa ở bên cung vua đưa sang. Cái lệ nhà vua ban vũ nữ mừng sinh nhật hoặc ngày chấp chính của nhà chúa phát sinh tự đời Lê Thần Tông Hoàng đế, đến nay vẫn giữ nguyên câu chuyện thực cũng li kỳ. Duyên do về đời Lê Kính Tông, vua Lê mưu với Trịnh Xuân là con thứ Triết Vương Trịnh Tùng định hại Vương. Sau việc không thành và đáng lẽ vua Kính Tông cùng các hoàng tử đều bị giết cả.
Khi ấy, Thái tử Duy Kỳ mới mười ba tuổi, chơi rất thân với Thế tử Trịnh Tạc, cháu đích tôn của Triết Vương, tức Bình An Vương Trịnh Tùng.
Thế tử Trịnh Tạc tuy còn nhỏ tuổi mà thông minh lắm. Thấy việc Trịnh Xuân định hành thích Bình An Vương bị vỡ lở, vua Kính Tông bị ép phải tự sát và các hoàng tử phải bắt sang giam bên phủ Liêu, Thế tử vẫn có ý cứu Thái tử Duy Kỳ khỏi chết. -
Trăng Nước Hồ Tây
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
Á CHÂU xuất bản 1942CHAPTERS 13 VIEWS 511
Mặt trời chỉ còn cách xa ngọn núi chừng nửa một con sào.
Chung quanh thành cũ Tây Đô, các đồi lũng, rừng cây đã bắt đầu nhòa nhạt dưới lớp sương chiều trắng xóa như bụi phấn.
Trong một nếp nhà cổ, thoạt nom cũng biết ngay là một phủ đệ của bậc cẽng hầu, ở giáp gần cửa Bắc thành trì, một đám đông hội họp giữa trung đường, vẻ lặng lể và nghiêm trọng.
Người ta không phải là tay thông thạo tinh đời cũng có thể biết ngay rằng đây là một cuộc hội họp bí mật để mưu việc gì lớn lao và ghê gớm hết sức. Và, nếu người ta tò mò nhìn kỹ từng nhân vật có dự phần vào sự ám mưu kia, người ta sẽ nhận thấy công tử Đàm văn Nghĩa, con quan cố Lại bộ Thượng thư Đàm văn Lễ, quan Binh bộ thượng thư Vũ Quyền, hiện đương cáo ốm nghĩ việc, Vũ tá Hầu Phùng Mại, Lê quang Độ, Trình chí Sâm, Vũ như Tò và Nguyên quận công Trịnh duy Sản, một thiếu niên danh tướng, có sức địch muôn người.