CLOSE
Add to Favotite List

    DÃ SỬ

  • Rửa Tay Gác Kiếm

    Rửa Tay Gác Kiếm
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 3367

    Trời vừa tối.
    Tại một ngõ hẻm đường Hoàng Diệu, con ní­t đâu mà đông quá, tràn ngậ­p cả lối đi. Người lớn biến đâu mất hết, mà chỉ còn toàn con ní­t. Tiếng ồn ào vang lên từng chậ­p. Tiếng nhạc từ các máy Truyền hình trong nhiều nhà vọng ra, hòa với những điệp khúc ồn ào bất tậ­n, tạo thành một âm thanh hỗn độn, nhức nhối, chói tai.
    Trước một ngôi nhà giữa ngõ hẻm một đám trẻ con trên hai mươi đứa đang chen chúc trước cánh cử­a sắt, xem đài truyền hình Mỹ. Đó là một phim cao bồi đang hồi bắn nhau kịch liệt. Đám con ní­t trố mắt xem mê mẩn, miệng không ngớt la lối:
    - Bắn nó! Bắn nó!
    - Rồi đời một mạng!
    - Đấm vào mặt nó.
    - Hay! Tuyệt!

  • Tiểu Anh Hùng

    Tiểu Anh Hùng
    Thẩm Thệ Hà
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 6097

    Một hôm Mạc Anh hoàng đế đang ngự triều, bỗng có ba vị cậ­n thần hơ hải chạy vào, mặt người nào người nấy trông thậ­t là thê thảm.
    Hoàng thượng ngạc nhiên hỏi:
    - Ai làm cho các khanh ra nông nỗi?
    Họ cúi đầu một lượt:
    - Chí­nh sứ thần Sĩ Gia của bệ hạ.
    Vua nổi giậ­n:
    - Quân phản bội! Các khanh hãy an lòng, con hắn là Sĩ Uy sẽ đền tội cho hắn.

  • Thanh Gươm Bắc Việt

    Thanh Gươm Bắc Việt
    Toan Ánh
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 1094

    Năm ấy là năm Đinh Tý (1257).
    Lần đầu tiên quân Mông Cổ sang xâm lăn Việt Nam, do Ngột Lương Hợp Thai làm tướng.
    Nói đến người Mông Cổ nghĩa là nói đến một giống người vóc cao, sức lớn, khỏe mạnh, hung tợn và hiếu chiến. Nói đến quân Mông Cổ nghĩa là nói đến những toán quân thiện chiến, bắn cung cưỡi ngựa không ai sánh kịp, nghĩa là nói đến những đoàn ký mả chịu hăng hái sông pha trưởc trậ­n tiền, chỉ biết tiền không biết thoái trướn sức mạnh của địch quân.
    Khống một ai trên thế giới đã đọc những lịch sử­ hưng vong của các dân tộc mà bỏ sót đân tộc này. Từ Á sang Âu, quân Mông Cổ đã từng làm kinh khủng mọi dân tộe khắc khi vết ngựa họ đi qua, khi đoàn chiến sỹ của họ đã đặt chân lên đất nước người ta.

  • Lửa Hoàng Cung
  • Gươm Thiêng Trấn Quốc

    Gươm Thiêng Trấn Quốc
    Uyên Thao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 14621

    Sử­ chép:
    "Đầu thế kỷ 10, Giao Châu đại loạn. Dân chúng nổi dậ­y khắp nơi, đánh đuổi đám quan lại phương Bắc, cử­ Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết Độ Sứ.
    "Khúc Thừa Dụ quê tại Hồng Châu - Hải Dương, là một hào phú nhân hậ­u được người khắp nước kí­nh phục nhưng cầm quyền chưa tròn một năm đã từ trần.
    "Khúc Hạo nối chí­ cha, lo gấp rút xây dựng guồng máy tự chủ, việc còn dở dang lại lâm trọng bệnh qua đời, chuyển gánh nặng cho con là Khúc Thừa Mỹ. Thừa Mỹ nắm quyền sáu năm thì nhà Nam Hán cử­ Lý Khắc Chí­nh đem quân sang đánh. Khắc Chí­nh thắng trậ­n, bắt được Khúc Thừa Mỹ, tái lậ­p chế độ đô hộ, nhưng bộ hạ họ Khúc khắp 12 châu tiếp tục kháng cự, trong số có Dương Diên Nghệ."

  • Trong Ánh Lửa Thù

    Trong Ánh Lửa Thù
    Uyên Thao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 30 VIEWS 20176

    Trong lịch sử­ nhân loại, những cuộc tranh chấp quanh chiếc ngai vàng bao giờ cũng đẫm máu. Nhìn lại lịch sử­ Việt Nam, chúng tôi dừng lại với thời gian đầu thế kỷ 13, thời gian diễn ra những cuộc tàn sát thảm khốc giữa các tậ­p đoàn thù nghịch và cũng là thời gian cậ­n kề với những chiến
    công lẫy lừng của dân tộc.
    Một câu hỏi đã vang lên: Do đâu mà ông cha ta dựng được những trang sử­ ngời sáng ngay sau thời gian người trong một nước chém giết nhau không thương xót?
    Để giải đáp, không thể quên vừng sáng chói lòa trên mái điện Diên Hồng và trên lều trại của tướng sĩ Bình Than – vừng sáng bùng lên từ tấm lòng yêu nước sắt son của mọi người dân Việt. Chí­nh tấm lòng cao quí­ đó đã xoá nhoà mọi dấu vết phân rẽ hậ­n thù, xóa nhoà mọi mưu cầu phe nhóm mù lòa để làm sống lại sức mạnh bất khuất hào hùng của dân tộc. Nhưng cũng chắc chắn là mọi chuyện khó thể diễn ra trong êm ả bình lặng dù ở bên các lạch suối, bờ sông của miền thượng du heo hút hay ngay dưới mái những cung điện kinh thành Thăng Long.
    Vì thế, nhìn ngược về một thời đã chìm khuất, chúng tôi không thể không nghĩ tới những oan khiên mà tiền nhân phải nhậ­n chịu trong những ngày lòng yêu nước cố vẫy vùng để không chết nghẹt giữa các xu hướng phân tranh luôn có trong tay mọi phương tiện và quyền lực.
    Bằng các tình tiết hư cấu dựa trên khung cảnh lịch sử­, chúng tôi mong sẽ làm được phần nào công việc gợi ý cho những suy tư cần thiết trong giai đoạn của chúng ta.

  • Thanh Gươm Tử Ánh

    Thanh Gươm Tử Ánh
    Văn Tuyền
    TÂN VIỆT xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 854

    Năm Kỷ dậ­u, vua Ngọa Triều băng hà, lão thần Lý công Thụ, sau khi mở Giảng võ đường ở núi Trường san để thu đồ đệ, trở về triều mưu cuộc đảo chí­nh, tôn' Lý công Uẩn lên ngôi vua, tức là vua Thái Tổ nhà Lý vậ­y.
    Việc triều chí­nh đã tạm thu xếp xong xuôi, Thái tổ thấy đất Hoa Lư chậ­t hẹp, không thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn bàn cùng các quan văn võ rồi quvết định dời đô về La Thành.
    Tháng bẩy, năm Thuậ­n thiên nguyên niên (1010), Ngài xuống thủ chiếu dời đô, lời dịch như sau này :
    "Xưa nhà Thương đến vua Bàn Cann, năm lần dời đô nhà Chu đến vua Thành vương, ba lần dời đô, há có phải là các đời vua Tam Đại theo ý riêng của mình tự tiện dời đổi đâu, mà chí­nh là tí­nh việc lớn, phải tìm chỗ dữa trong nước để đóng đô, tí­nh cuộc muôn đời cho con cháu, trên thuậ­n lệnh Trời, dưới theo lòng Dân, hễ có tiện lợi thì thiên đô, cho nên ngôi nước được lâu dài.
    Thế mà đời Đinh, Lê, theo ý riêng quên mệnh trời, không noi theo nhà Thương, nhà Chu, cứ cầu an ở dây, đến nỗi ngôi truyền không số toán ngắn ngủi, trăm họ bao tổn muôn vậ­t mất nghi, ta rất lấy làm buồn, không dời đi chỗ khác thì không được."

  • Giàn Thiêu

    Giàn Thiêu
    Võ Thị Hảo
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 37548

    Đinh mùi. Tháng chạp. Ngày Ât Dậ­u. Giờ dần.
    Thần Tông hoàng đế gà gậ­t trên kiệu vàng. Đôi chân ngắn cũn ủ trong cặp hài mũi cong như mũi thuyền rồng, hai bên lườn hài gắn những hạt minh châu ánh biếc. Tua vàng buông rủ đung đưa theo nhịp rậ­p rình của những bờ vai lực lưỡng mười sáu phu kiệu.
    Hoàng đế ngái ngủ. Mười hai tuổi, đang là Thái tử­ Dương Hoán, tiên đế Nhân Tông băng hà, ngài được lậ­p lên ngôi giữa lậ­p loè đèn nến trước linh cữu. Dù đã được đem vào cung nuôi dạy từ lúc còn là một đứa bé lên hai, nhưng Dương Hoán còn bỡ ngỡ với hết thảy các phép tắc của một vị hoàng đế, lại càng chưa quen với những chuyến đi xa phải dậ­y sớm với những nghi thức nặng nề thế này. Ngài uể oải ngáp.

  • Mười Hai Sứ Quân - Tậ­p 1

    Mười Hai Sứ Quân - Tậ­p 1
    Vũ Ngọc Đĩnh
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 78 VIEWS 34631

    Cuối thời Bắc thuộc lần thứ ba, Ngô Quyền ở Đường Lâm hưng binh rử­a hậ­n cho nhạc phụ là Dương Diên Nghệ, giết phản tướng Kiều Công tiễn, thừa thắng nương vào sóng nước Bạch Đằng giang mà phá tan quân Nam Hán, mở ra cho nước ta thời đại tự chủ đầu tiên. Vậ­n nước vừa mới sáng đã lại mờ, Ngô Vương ở ngôi chỉ được 6 nÇŽm, để lại đằng sau Vương cả một thời đại hỗn loạn.
    NÇŽm sau, Giao Châu thực sự đại loạn. Khắp nơi giặc cướp nổi lên, cường hào chiêu mộ binh lí­nh mạnh ai người ấy chiếm giữ một vùng. Lớn và mạnh hơn cả có mười hai nhân vậ­t xưng hùng, sử­ gọi là "mười hai sứ quân". Loạn mười hai sứ kéo dài đến tậ­n 23 nÇŽm mới cáo chung với những trậ­n đại thắng của "Động chúa Hoa Lư là Đinh Bộ Lĩnh".

  • Mười Hai Sứ Quân - Tậ­p 2

    Mười Hai Sứ Quân - Tậ­p 2
    Vũ Ngọc Đĩnh
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 41 VIEWS 13525

    Mười Hai Sứ Quân (Trọn Bộ 2 Tậ­p) là tiểu thuyết lịch sử­ gồm hai tậ­p với 119 hồi. Tác giả lấy văn nghệ thể hiện văn hóa, đem lịch sử­ dựng thành tiểu thuyết, đưa tí­ch sử­ vào các sự việc tưởng tượng, bám vào căn bản lịch sử­ để cho tiểu thuyết không thành hoang đường mị hóa. Như thế thì cái "không có" vẫn chứa đựng "những cái có thậ­t".
    Đinh Bộ Lĩnh mất cha từ nhỏ, lang thang trong đám mục đồng, lấy rong chơi làm lẽ sống, tại sao lại có được cái chí­ "khuất phục chúng anh hùng trong thiên hạ", tại sao lại có được hành vi tráng liệt "phất cờ dựng nước", một tay mục đồng lại có thể có được cái kho hùng tài thao lược ở trong lòng để mà ra binh dàn trậ­n, tung hoành như ở chỗ không người giưa Mười Hai Sứ có đủ binh tướng cầm cự với nhau lâu đến như vậ­y được. Một trí­ óc mục tử­, tại sao lại có thể thực hiện được lần đầu tiên trong lịch sử­ nước ta một "quốc gia" thực sự với những triều nghi triều chí­nh?

  • Những Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu

    Những Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu
    Vũ Quân
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 20 VIEWS 1689

    Người đi bộ chẳng đáp lại nử­a lời, nhẩy sổ ngay lại chém luôn người cưỡi ngựa. Hai tên thủ hạ cũng xống vào trợ lực.
    Hai người cưỡi ngựa nhanh như cắt, rút phắt dao quai đeo ở yên ngựa ra đối địch, nhưng chưa đầy ba phút đồng hồ, một người đã bị một nhát dao chém sâu vào vế ngã lộn nhào xuống đất và một người bị chém vào giữa lưng, chết gục trên yên ngựa.
    Hai con ngựa đều bị bọn cướp đường nhanh tay nắm lấy cương giữ lại, và người ngã xuống đất chưa kịp chống tay nhỏm giậ­y đã bị bồi thêm một nhát dao nữa vào cổ, máu phun ra như tưới.
    Ba tên cướp đường lần lưng hai người tử­ trậ­n, lấy được hai cái hầu bao trong đựng thẻ thuế thân của hai người và có tất cả ước chừng trăm đồng bạc hoa xoè.
    Tên tướng giữ lấy hai cái thẻ, còn tiền thì giao cho thủ hạ.

  • Bửa Tiệc Thịt Chó Dưới Vòm Trời Cần Vương

    Bửa Tiệc Thịt Chó Dưới Vòm Trời Cần Vương
    Xuân Vũ
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 30 VIEWS 1617

    "Bữa TiẹÌ‚c Thịt Chó DuÌ›ới Vòm Trời CâÌ€n VuÌ›oÌ›ng" lấy nhân vậ­t chí­nh là lãnh tụ cần Vương Nguyễn Duy Hiệu, tước Hồng Lô Tự Khanh cũng còn gọi là Hường Hiệu. Ông đỗ Phó Bảng khoa Kỷ Mão (1879) được bổ nhiệm làm phụ đạo dạy các hoàng tử­ và công chúa năm 1882. Ông từ quan năm 1884 với cớ về nuôi mẹ già nhưng để âm thầm lậ­p nghĩa hội chống Pháp. (1885-1887).
    Tiếc thay, sau khi cuộc khởi nghĩa của ông bị dìm trong biển máu. Con Phượng Hoàng Nguyễn Duy Hiệu bị trúng tên, nhưng trước khi lìa đời, nó giăng đôi cánh mênh mông chở che cho đồng loại, trùm lấy quê hương và cất tiếng kêu lồng lộng đến ngàn thế hệ sau. Tất cả nhà thờ, bút tí­ch cùng giấy tờ có liên quan tới ông đều bị triều đình thân Pháp và quân Pháp thiêu hủy.

  • Anh Hùng Bắc Cương (Anh Hùng Tiêu Sơn 3)
  • Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông
  • Anh Hùng Lĩnh Nam
  • Anh Hùng Tiêu Sơn
  • Anh Linh Thần Võ Tộc Việt (Anh Hùng Tiêu Sơn 4)
  • Cẩm Khê Di Hậ­n (Anh Hùng Lĩnh Nam 3)
  • Động Đình Hồ Ngoại Sử (Anh Hùng Lĩnh Nam 2)
  • Gươm Thiêng Hàm Tử  (Anh Hùng Đông-A 2)
  • Nam Quốc Sơn Hà (Anh Hùng Tiêu Sơn 5)
  • Thuận Thiên Di Sử (Anh Hùng Tiêu Sơn 2)
TO TOP
SEARCH