CLOSE
Add to Favotite List

    Phạm Văn Sơn

  • Cuộc Tổng Công Kí­ch - Tổng Khởi Nghĩa Của Việt Cộng Mậ­u Thân 1968

    Cuộc Tổng Công Kí­ch - Tổng Khởi Nghĩa Của Việt Cộng Mậ­u Thân 1968
    Phạm Văn Sơn
    QLVNCH xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 6484

    Những trang quân sử­ được viết sau đây là một sự cần thiết cấp bách để ghi lại những biến cố đã xẩy ra quanh vụ Tổng công kí­ch - Tổng khởi nghĩa của Việt Cộng vào dịp Tết Mậ­u Thân 1968. Những biến cố này đựơc ghi chép với mục đí­ch tìm hiểu, thâu thậ­p những bài học kinh nghiệm sống động của lịch sử­ có liên quan tới cá nhân và tậ­p thể của Quân Đội hầu có thể giúp cho mọi người, nhất là quân nhân khảo sát một cách hữu í­ch.

  • Quân Sử 1 - Dưới Các Triều Đại Phong Kiến

    Quân Sử 1 - Dưới Các Triều Đại Phong Kiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1817

    Nước ta tuy ra đời từ nhiều thế kỷ trước Công nguyên, nhưng đến thế kỷ thứ XI Quốc gia mới được ổn định về mọi phương diện.
    Cũng từ giai đoạn này, văn hóa dân tộc bắt đầu phát huy và mỗi ngày một thịnh đạt. Những bộ Quôc sử­ được lần lượt ra đời, ghi chép mọi tiên hóa của giống nòi Lạc Việt. Nhưng tới nay chưa có một nhà chép sử­ nào viết riêng về Quân đội. Nhìn ra bên ngoài thế giới, những tác phẩm quân sự cũng chỉ mới xuất hiện gần đây. Chủ trương cũng như nhiệm vụ cua các nhà quân sử­ đương kim không nhằm ghi dấu vết của các cuộc chiến tranh trong nước hay ngoài nước mà thôi, còn coi việc sưu tầm những nguyên nhân thành bại, nhậ­n định ưu khuyết điểm của các tổ chức quân đội cùng các phương pháp chiên đấu mới là phần căn bản.

  • Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến

    Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 1774

    Cuốn 2 Quân Lực Việt Nam hôm nay được phổ biến đến các đơn vị trong Quân Đội. Nhân dịp này, Bộ Tổng Tham Mưu ân căn nhắc lại công tác biên soạn và phổ biến tài liệu Quân Sử­ là một đáp ứng đúng lúc với yêu cầu phát huy phẩm chất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Quân Đội ta đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, riêng mặt xây dựng tư tưởng được coi trọng và là công tác hàng đầu. Trau giồi sự hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh anh dũng của dân tộc qua cuộc sinh tồn dài trên 40 thế kỷ là một căn bản không thể không có trong địa hạt xây dựng tư tưởng và củng cố lậ­p trường chiến đấu của quân nhân các cấp.

  • Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945

    Quân Sử 3 - Quân Dân Việt Nam Chống Tây Xâm 1847-1945
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 2830

    Trên một vài khí­a cạnh, lịch sử­ Việt Nam có thể xem như một chiến sử­ liên tục. Từ thời lậ­p quốc đến nay người Việt đã liên tiếp đổ xương máu đổi lấy quốc quyền trong công cuộc giữ nước và mở nước. Tình cảnh ấy cho
    phép ta nói không ngoa rằng dân tộc Việt Nam có một lịch sử­ cam go bậ­c nhất thế giới, và sự tồn tại của quốc gia này đến ngày nay là một vấn đề đáng gây ngạc nhiên cho người đọc sử­.
    Trong tiến trình đấu tranh bất tậ­n ấy, quân dân Việt Nam đã bao phen so tài với ngoại nhân, nhưng kẻ thù không đến từ đâu xa hơn là các lân bang. Do đó, chiến cuộc có thể tàn khốc, tổn hại có thể lớn lao, hậ­u quả có thề trầm trọng khác nhau..., nhưng tất cả các cuộc xung đột đều được điều động theo nhữrng nguyên tắc và kỹ năng chiến tranh tương đồng. Ảnh hưởng giao hỗ và sự truyền thông dễ đàng của những nền văn minh tương cậ­n đã khiến cho những cuộc chiến tranh suốt 19 thế kỷ của Việt sử­ đã được chỉ đạo theo những nguyên tắc tổng quát khá gần gũi. Những yếu tố bất ngờ trên chiến trường có thể được thu tóm vào các vấn đề lực lượng và chiến thuậ­t. Chưa bao giờ, trên lãnh thổ Việt Nam có hai lực lượng giao tranh với những chiến lược và kỹ thuậ­t tác chiến hoàn toàn khác biệt từ căn bản.

  • Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955

    Quân Sử 4 - Trong Giai Đoạn Hình Thành 1946-1955
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 2387

    Chiến sử­ là tài liệu viết về chiến tranh trong một lịch sử­ Quốc Gia. Sự viết này thuộc về các sử­ gia, đôi khi nặng về các mục phiêu chí­nh trj, và nhẹ về các sự kiện quân sự. Tỷ như việc xây đắp chiến lũy sông Cầu của Lý Thường Kiệt, việc đóng cọc hai lần trên sông Bạch Đằng chống quân Tàu của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, đều là những công trình chiến đấu đáng chú ý của sử­ Việt. Thế mà ngày nay, ta chỉ mường tượng tới những công nghiệp oai hùng ấy, chứ chẳng biết tiền nhân ta đã thực hiện ra sao ?
    Còn quân sử­, không những chỉ viết riêng về chiến sử­ mà viết chung về các hoạt dộng quân sự. Đó là một sự đúc kết tất cả các thành quả trên mọi lảnh vực của một quân dội. Quân sử­ đòi hỏi sự nghiên cứu tỉ mỉ, chí­nh xác và nếu viết dược đầy đủ sẽ là những kinh nghiệm quý để cho quân nhân thuộc mọi ngành khai thác và thí­ch dụng.

  • Thủy Chiến Việt Nam

    Thủy Chiến Việt Nam
    Phạm Văn Sơn
    NÙNG SƠN THƯ XẢ xuất bản 1952

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 4086

    Cách đây hơn năm nghìn năm lịch sử­, khi nhưng bộ lạc thủy tổ của dân tộc Việt Nam từ miềnTây tạng di cư xuống miền Nam để tìm chỗ sống, non sông đang ở trong cảnh hoang dại ghê người, và biển, hồ thì đầy loại thủy quái hung ác, chỉ quyết giết hại loài người.
    Từ bỏ miền núi non để đi về miền bể, dân tộc Việt Nam vào thời ấy cũng chưa biết cày cấy mấy, và đã từ bỏ dần cuộc sống về trái cây, về săn bắn thú vậ­t ngày một hiếm, một khó khăn, để đi đến một nghề mới hơn, có lợi hơn nhiều : nghề chài cá. Nhưng
    biết bao người đã vì mưu sinh mà đem thân làm mồi cho quái vậ­t ở Nam hải. Biết bao thuyền bè đều bị phá vở. Cảnh sống vô cùng khó khan và nguy hiểm, cuộc tranh đấu ngày một gay go, phức tạp.

  • Việt Nam Tranh Đấu Sử

    Việt Nam Tranh Đấu Sử
    Phạm Văn Sơn
    VIỆT CƯỜNG xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 13379

    Nước Việt-Nam còn, dân Việt Nam mạnh, đó là nhờ í­t công trình chiến đấu, xây dựng đầy gian khổ và hy sinh của mọi tầng lớp nhân dân.
    Cuốn sách rày được viết ra khônq ngoài múc đí­ch kể công sự nghiệp vô cùng vĩ đại của tiền nhân chúng ta từ bốn ngàn năm trước.

  • Việt Sử Tân Biên 1

    Việt Sử Tân Biên 1
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 5728

    Họ Hồng Bàng ra đời trước Thiên Chúa kỳ nguyên ngồi 30 thế kỷ.
    Với họ Hồng Bàng xuất hiện một dân tộc tại vùng hạ lưu sông Dương Tử­ phêu bạt dần xuống miền Đông Nam Trung Quốc, vịnh Bác Việt và ngày nay dừng chân bên bờ biển Tiêm La.
    Dân tộc đó là dân tộc Việt Nam.
    Bắc, qua nhiêu thể hệ Việt Nam chống nhau với Đế Quốc Hán tộc, một khối người trên 400 triệu, diện tí­ch 3.637.000 cây số cuông, một quôc gia đông đảo, rộng rãi và trước đây văn minh vào bậ­c nhất trên thế giới. So sánh với Trung Quốc hùng vĩ như cậ­y, Việt Nam chỉ là một Quốc gia nhược tiểu, dân số chưa nổi một phần hai mươi, đất đai gồm lại chỉ là cát giải nếu Trung Quốc có thể ví­ là cái áo.
    Nam, từ đệ tam thế kỷ sau Tây Lịch Việt Nam luôn luôn bị nạn quấy phá của Chiêm thành tuy chảng là một nước lớn nhưng củng là một dân tộc đã tiến hóa và kiệt hiệt dưới trời Đông Nam Á ngót một ngàn năm.

  • Việt Sử Tân Biên 2

    Việt Sử Tân Biên 2
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1958

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 24 VIEWS 4939

    Nhà Lý cáo chung tứ mạng sau 215 năm cầm đầu dân tộc Việt Nam.
    Ông vua cuối cùng của Lý triều đến Huệ tôn thì không còn đủ năng lực và trí­ sáng suốt để đảm nhiệm trọng trách của mình đối với Quốc gia, Dân tộc. Tháng10 năm giáp thân, (1225), Huệ tôn tự bỏ ngai vàng, nhường đế vị cho Công chúa Phậ­t Kim mới 7 tuổi lên ngôi, lấy hiệu là Chiêu Hoàng.
    Huệ tôn xuất gia đầu Phậ­t tại chùa Chán Giáo. Trong những năm cuối cùng của họ Lý - nước nhà đã trải nhiều ly loạn, nhân dân từ các vùng thành thị đến thôn quê điêu đứng lầm than hết chỗ nói. Nạn giặc cướp, trộm đạo, quan tham lại nhũng hoành hành khắp mọi nơi.

  • Việt Sử Tân Biên 4

    Việt Sử Tân Biên 4
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 1256

    Việt Sử Tân Biên quyển 4 tiếp tục trình bầy cùng bạn đọc những sự việc xảy ra từ cuối đời Tây-Sơn qua đời Nguyễn - sơ là một giai đoạn lịch sử vô cùng quan trọng từ cuối thế kỷ XVIII qua thượng bán thế kỷ XIX.
    Chúng tôi nói như vậy là vì lúc này về phía Tây-phương đang có những thay đổi lớn lao : (và những sự thay đổi của Tây-phương thuở đó có nhiều ảnh hưởng đến Á-châu) nền kỹ nghệ ở đây bột phát làm cho nhiều nước như Anh, Mỹ, Pháp, Bào-đào-nha, Hòa-lan v.v... trở nên vô cùng thịnh đạt và do đó họ phải ào ạt xuất dương đi kiếm thị trường và nguyên liệu. Lại cũng do vấn đề sản xuất quá thặng dư, một vấn đề khác tự nhiên được đặt ra tai hại cho các dân tộc chậm tiến là vấn đề các cường quốc Tây-phương ganh nhau chiếm đất rồi chiếm cả người lẫn của ở nhiều lục địa lạc hậu để Xây dựng đế quốc.

  • Việt Sử Tân Biên 5

    Việt Sử Tân Biên 5
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1961

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 1625

    Việt-Nam do hai Hòa-ước 1862 và 1884 đã mất dần đất đai vào tay đế-qúổc Pháp. Bắt đầu là Nam-Kỳ, vùng này đã được con dân Việt-Nam đổ bao nhiêu mồ-hôi nước mắt không riêng từ Gia-Long khi còn là Đại Nguyên súy nhiếp quốc chính. Các tiên chúa trước Cao-Hoàng nhà Nguyễn và các đồng bào nông dân trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh đã âm-thầm trút rất nhiêu xương máu, đã hao tốn rất nhiêu trí-lực mới đặt chân được vào miền Đồng-nai, biến nơi đây muỗi mòng, rừng rậm, lam chướng này ra giải đất phì-nhiêu chan hòa sinh-khí.

  • Việt Sử Tân Biên 6

    Việt Sử Tân Biên 6
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 1684

    Hòa-ước Giáp-Thân ký ngày 6-6-1884 giữa các ông Ngnyễn-văn-Tường, Phạm-thận-Duật đại-diện Nam-triều và Patenôtre đại-diện chánh-phủ Paris đã là bản án khai tử đối với nền độc-lập của Việt-Nam cuối thế-kỷ XIX.
    Hy-vọng cứu-vãn đại-cục nước nhà bấy giờ đã thành cái bóng mỗi phút một mở thêm trên bầu trời chánh-trị Việt-Pháp. Trong lúc này binh đội của nhà Thanh đã rút khỏi về bên kia biên giới, quân lực của Tiết-chế quân-vụ Hoàng-kế-Viêm cũng đã chìm lặng dần trên xứ Bắc.

  • Việt Sử Tân Biên 7

    Việt Sử Tân Biên 7
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 918

    Albert Sarraut nguyên Toàn quyền Đông Dương trên bốn chục năm trước đây có phổ biến một tác phẩm nhan đề là "Grandieur et servitude coloniale" (Vinh nhục của -chủ nghĩa thuộc địa) trong đó mặc dầu có sự ca tụng chánh sách thực dân của nước Pháp nhưng cũng có lời thành thực thú nhận rằng chánh sách thuộc địa nào cãng phải dựa vào cường quyền hay bạo lực. Ngoài ra kẻ đi chinh phục bao giờ cũng đặt quyền lợi của mình và của xứ sở mình trên hết.

  • Việt Sử Tân Biên 3

    Việt Sử Tân Biên 3
    Phạm Văn Sơn
    VĂN HỮU Á CHÂU xuất bản 1959

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 1271

    Đầu thế kỷ XVI, con cháu vua Lê Thái Tổ hư hèn, nạn chém giết nhau vì quyền vị đà khai diễn hàng ngày giữa các phần tử trong Hoàng gia, rồi ra tới ngoải triều đình việc vua giết tôi, tôi giết vua cũng luôn luôn xuất hiện khiến cái ngai vàng của vua Lê Chiêu Tông phải gảy gục, rồi nhà Mạc ra đời chiếm giữ toàn thể cõi Bắc.
    Họ Trịnh lấy vua Trang tông làm bung xung xưng vương ở đất Thanh, họ Nguyễn chẳng chịu kém cũng dựng cờ tự trị tại hai miên Thuận, Quảng.

  • Việt Sử Toàn Thư

    Việt Sử Toàn Thư
    Phạm Văn Sơn
    THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 44 VIEWS 17978

    Người Việt Nam thuộc giống da vàng. Kẻ làm nghề lao động dầm mưa dãi nắng da ngăm ngăm đen. Người làm các nghề nhàn nhã í­t ra ngoài trời thì da trắng mầu ngà. Về chiều cao, người Việt Nam phần nhiều tầm thước (không cao không thấp), nhỏ hơn người Tầu chút í­t - mặt phần nhiều xương xương, trán cao rộng, mắt đen và hơi xếch về phí­a bên, gò má cao, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, răng to thường khểnh, râu thưa, tóc đen và nhiều, cắt ngắn. Dáng đi lanh lẹ, vẻ mặt lanh lợi, thân hình mảnh dẻ nhưng cứng cát và vững chắc.
    Y phục của người đàn ông Việt Nam thường dài, rộng trong áo hẹp. Người lao động vậ­n quần áo ngắn, ở nơi tỉnh thành dùng mầu trắng, chốn thôn quê dùng mầu nâu hoặc đen, đi ra ngoài thăm bè bạn, dự lễ nghi thường mặc thêm chiếc áo thâm dài quá gối. Ở chốn thôn quê thì thêm chiếc khăn đen hay quấn ngang đầu làm cho vẻ mặt thêm phần nghiêm trang. Ngày nay, ở các thành thị, những người tân tiến như các công chức, trí­ thức, sinh viên là những phần tử­ có tiếp xúc với văn hóa Tây phương thường vậ­n Âu phục do lẽ thuậ­n tiện và mỹ thuậ­t.
    Phụ nữ Việt Nam ở các đô thị Bắc Việt và Trung Việt thường mặc quần trắng hay đen, nhưng áo dài thì thay đổi nhiều mầu, chí­t khăn đen, cuộn tròn ngang đầu. Ở thôn quê thì mặc váy, có yếm che ngực, lại cũng có nhiều người mặc quần như đàn bà thành thị. Ở Nam Việt, đàn bà ưa mặc quần đen, áo ngắn và búi tóc.


  • Phạm Văn Sơn
    Phạm Văn Sơn (1915-1978)

    Phạm Văn Sơn sinh ngày 15 tháng 8 năm 1915 tại tỉnh Hà Đông .
    Trong vai trò người viết sử, ông cộng tác với Tập san Sử Địa (do một nhóm giáo viên và sinh viên trường Đại học Sư phạm Sài Gòn sáng lập) và viết rất nhiều bài nghiên cứu, như các bài "Thái độ và hành động của nhân sĩ Việt Nam trong khoảng đầu thế kỷ XX", "Để so sánh các anh hùng trước Nguyễn Huệ với Nguyễn Huệ",... Ông cũng biên khảo rất nhiều sách sử, trong đó có bộ sách sử công phu nhất của ông là Việt sử tân biên, gồm 7 quyển, biên soạn và phát hành từng quyển từ năm 1956 đến năm 1972.
    Khi là sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, ông từng là Chỉ huy trưởng trường Quân báo và Chiến tranh tâm lý Cây Mai. Chức vụ cuối cùng năm 1975 là Đại tá, trưởng Khối Quân Sử, Phòng 5 (Phòng Nghiên cứu) bộ Tổng Tham mưu.
    Sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông bị bắt đi học tập cải tạo. Ngày 6 tháng 12 năm 1978, ông qua đời vì bệnh tật tại trại cải tạo Tân Lâp.

    TÁC PHẨM:
    Việt Nam tranh đấu sử (1949)
    Việt Nam hiện đại sử yếu (1952)
    Thủy Chiến Việt Nam (1952)
    Vỹ tuyến 17 (ký tên Dương Châu, 1956)
    Việt sử tân biên - 7 quyển (1956-1972)
    Việt sử toàn thư (1960)
    Cuộc Tổng Công Kích - Tổng Khởi Nghĩa của Việt-Cộng Mậu Thân 1968 (1968)
    Quân sử Việt Nam Cộng hòa - 4 quyển (1968)
    Chiến sử Việt Nam (1969)

TO TOP
SEARCH