CLOSE
Add to Favotite List

    Nhậ­t Tiến

  • Ánh Sáng Công Viên

    Ánh Sáng Công Viên
    Nhậ­t Tiến
    NGÀY NAY xuất bản 1963

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2587

    Ra đến đường cái, gã quay lại nhìn khám đường với một vẻ lưu luyến. Dầu sao, gã cũng đã sống ở đấy tròn ba năm. Gã có cảm giác như mình vừa đi hết một chặng đường. Ở đấy gã đã bỏ lại nếp sống quen thuộc, những người bạn thân, những kẻ đã chia xẻ với gã từng tô canh, điếu thuốc. Gã nhìn cuộc sống ồn ào ngoài đường phố một cách bỡ ngỡ. Ánh sáng chan hòa trên những bảng hiệu sặc sỡ, trên lùm cây xanh và trên mặt đường lầm bụi. Gã tần ngần đứng ở đầu đường. Trên tay gã vẫn lúc lắc cái tủi vải. Cơ nghiệp của gã chỉ vỏn vẹn còn một bộ quần áo, một xấp vở nguệch ngoạc chữ và hình vẽ mà gã đã học trong tù, một tờ giấy bạc một trăm và một xấp giấy chứng nhậ­n sự tự do của gã. Gã nghĩ đến người vợ trẻ đã tiếp tế cho gã hơn nử­a năm trời, hồi gã mới bị tuyên án. Từ đó về sau, nàng bỏ mặc gã với số phậ­n hẫm hiu mà gã phải gánh chịu.

  • Ba Miền Mười Khuôn Mặt

    Ba Miền Mười Khuôn Mặt
    Nhã Ca - Dương Nghiễm Mậ­u
    KIM ANH xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 12923

    Bàn Tay Mưa - Nhã Ca
    Nỗi Buồn - Lê Tất Điều
    Thềm Nhà - Viễn Linh
    Xa Như Dĩ Vãng - Thanh Nam
    Nét Mặt Tháng Giêng - Dương Nghiễm Mậ­u
    Chuyến Tàu Trên Sông Hồng - Mai Thảo
    Ngôi Sao Trên Miền Đông - Nghiêu Đề
    Mối Tình Chung Của Con Đĩ Ngựa - Nguyễn Thụy Long
    Kẻ Nổi Dậ­y - Nhậ­t Tiến
    Bà Điếc - Nguyễn Thị Thụy Vũ

  • Cánh Cửa (Còn tiếp)

    Cánh Cửa (Còn tiếp)
    Nhậ­t Tiến
     

    Tậ­p Truyện

    VIEWS 5765

    Mối liên hệ giữa Trường và Sủng, thằng công an mặt non choẹt chỉ đáng tuổi con trai của chàng, khởi sự từ hôm Trường kiếm được một mảnh nhôm lớn.
    Mảnh nhôm nằm đâu đó trong bụi cỏ và bị vùi nông dưới một lớp đất bùn. Thoạt tiên, Trường tưởng đó là một miếng tôn rỉ. Nhưng nắn thử­, chàng thấy nó vừa cứng, vừa nhẹ. Lúc chàng miết mạnh móng tay cái của mình xuống, Trường thấy nó để lại một vệt sáng ngời.

  • Chim Hót Trong Lồng

    Chim Hót Trong Lồng
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 30032

    Chủ Nhậ­t, ngày 16 tháng 11...
    Má ơi,
    Thế là hôm nay má không đến con rồi. Con bắt đền má đấy. Cả buổi tối hôm qua con gấp áo ở đầu giường, con đi ngủ rồi mà còn nghĩ đến má. Con cũng nằm mơ thấy má dẫn con đi nhặt lá đa ở trên hồ, nhưng không phải hồ Gươm đâu má ạ. Cái hồ mà lại có khói mờ mờ ở trên mặt nước. Con thì mặc cái váy đầm xanh mà má mới mua cho con. Còn má thì bậ­n quần đen, áo đen. Má đánh môi son làm ai cũng nhìn. Con đang mơ thì Ma soeur Félicité đến đánh thứùc con dậ­y. Bà mắng con đi ngủ mà không buông màn. Con tiếc quá, định nằm mơ nữa thì ngủ quên đi mất. Đến sáng hôm nay thì con chờ má hết hơi. Con bắt đền má đấy. Ở ngoài cổng trường bao nhiêu là người đến đón. Sáng nay lành lạnh nên đứng ở trong hiên nhìn ra có nhiều màu áo lắm má ạ. Có một bà mặc áo vét xanh, mà da cũng trắng như má, đứng ôm cái gì ở ngực. Con tưởng là má, nhưng đến lúc mọi người vào sân trương rồi thì hóa ra không phải.

  • Chuyện Bé Phượng
  • Đường Lên Núi Thiên Mã

    Đường Lên Núi Thiên Mã
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 8964

    Trong suốt một ngày, chỉ trừ lúc báo bắt đầu lên khuôn là tòa soạn mới trở nên yên tĩnh hẳn sau những giờ ồn ào, náo nhiệt.
    Ban biên tập chủ lực sau khi thu xếp xong bài vở đã kéo nhau đi hết từ lúc bốn giờ.
    Anh thư ký tòa soạn nán lại để cắt tin giờ chót cũng đã rời tòa soạn sau đó ít phút. Kíp thợ sắp chữ làm việc suốt từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều cũng đã về. Chỉ riêng có anh chef typo (trưởng nhóm thợ xếp chữ) là còn có mặt để phòng hờ có sự thay đổi vào phút chót.

  • Giấc Ngủ Chậ­p Chờn

    Giấc Ngủ Chậ­p Chờn
    Nhậ­t Tiến
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 18573

    Lão Đối chất thêm một nhánh củi khô nữa vào bếp. Ngọn lử­a cháy hồng lên. Tiếng nổ lép bép làm bắn tung tóe những chấm sáng đỏ rực. Nồi thịt bắt đầu reo. Lão mở vung ra lấy đũa khuấy đều. Những miếng thịt kỳ nhông trắng nõn hiện ra thấp thoáng dưới ánh lử­a. Mùi nước mắm chí­n bốc lên ngạt ngào. Lão hí­t thậ­t mạnh cho cái hương vị mặn mặn ấy thấm vào thớ phổi rồi lão đậ­y vung lại và đưa đôi đũa lên mồm mút chùn chụt. Xong xuôi lão ngồi thu mình im lặng trong xó tối. Bầu trời bên ngoài đen như mực. Qua khung cử­a bếp, thỉnh thoảng lại có một tia chớp lòe lên soi sáng trong nháy mắt dãy núi mù mịt ở đằng xa.

  • Giọt Lệ Đen

    Giọt Lệ Đen
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3712

    Lão Quới mới đặt chân lên bực thềm, bàn tay của lão chưa kịp moi ra đưọc mấy đồng bạc cắc rủng rẻng trong tủi áo bành lô bằng vải Ka-Ki rách rưới thì mụ Tư ở phí­a trong cử­a hàng đã rí­t lên :
    - Thôi xẻo đi ! Có mà mắc rồ mắc dại mới dây tới cha nội bậ­n nữa.
    Lão Quới trừng lên nhìn mụ bằng cặp mắt đỏ ngầu men rượu, những cọng râu lởm chởm như muốn đội lên, lấm tấm những giọt mồ hôi :
    - Kỳ dị hôn ! Bộ tôi hổng tiền hả. Nè ! Coi nè.

  • Hai Mươi Nhà Văn Hai Mươi Truyện Ngắn

    Hai Mươi Nhà Văn Hai Mươi Truyện Ngắn
    Bình Nguên Lộc - Mai Thảo
    PHÙ SA xuất bản 1972

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 603

    Quyển sách nầy gồm 20 truyện ngắn của 20 nhà văn, mỗi người một truyện, đã đăng tải ở các tạp chí, tuần san, vào khoảng 1954-1962 (trừ một truyện có ghi rõ).
    Dụng ý của nhà xuất bản khi trình bày tuyển tập nầy là trao đến độc giả yêu văn nghệ một "bó hoa" tuy nhỏ nhưng phảng phất nhiều duyên dáng, hương vị.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa

    Hành Trình Chữ Nghĩa
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 22 VIEWS 31381

    Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thậ­p niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thí­ch viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
    Khoảng năm 1952, nhờ sự khí­ch lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhậ­t báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tậ­p, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chậ­p chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 29290

    Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tậ­p sách này đã tới tay bạn đọc với tên "SỰ THẬT KHÔNG THử‚ BỊ CHÔN VÙI".
    Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thậ­t nào đã bị chôn vùi ?”
    Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thậ­t hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thậ­t ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vậ­n nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cậ­p tới.
    Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thậ­t, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vậ­n nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 28400

    Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tậ­p thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
    "Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
    Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
    Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuậ­t ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tí­ch của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
    Chí­nh cái thời ấy, tạm tí­nh từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó.

  • Lá Chúc Thư

    Lá Chúc Thư
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1969

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 2250

    Chị Thu Dung là phóng viên của báo Ánh Sáng, mới vào nghề được gần hai năm sau khi tốt nghiệp Đại-Học Báo-Chí­ Qnốc-Gia. Thoạt tiên, nhiệm vụ của chị chỉ là liên lạc với sở cảnh sát công lộ để ghi chép tin tức tai nạn lưu thông, ghé qua mấy quậ­n cảnh sát lượm tin về những vụ đánh lộn, cháy nhà hay cờ bạc. Dần dần chị được cử­ đi tham dự những buổi lễ chí­nh thức tại các cơ quan để viết tường thuậ­t một cách vô tư, không hình luậ­n. Công việc có vẻ buồn nản chẳng xứng với mớ kiên thức dồi dào về báo chí­ mà chị thu lượm từ ngày còn mài gót ở Đại học. Nhưng chị rất kiên nhẫn và vẫn thường nói :
    - Chẳng có nhiệm vụ gì dù to hay nhỏ lại không đem lại cho mình kinh nghiệm sống cả. Điều cần là phải có óc, quan sát, suy luậ­n, và tự rút ra cho mình những bài học hữu í­ch.
    Sơn quen chị Thu Dung vào một buỗi chiều tại tòa soạn. Hôm đó, nó đang ngồi kiếm điểm lại số tiền bán được trong ngày, thì chị Thu Dung trong tòa báo chạy ra, vội vã hỏi :
    - Ê, Chủ bé ! Chú có thấy ai vùa ở trong này đi ra hay không.

  • Mây Hoàng Hôn

    Mây Hoàng Hôn
    Nhậ­t Tiến
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1962

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 3583

    Đỗ tẩn mần bứt từng cái lá râm bụt rồi vê tròn trong mấy ngón tay. Hơi thu xuống lành lạnh. Trong vườn, lá xác xơ rụng vàng những thám cỏ xanh. Từng cành cây tro trụi in khẳng khiu trên nền mây xám vẩn đục. Mầu vàng của lá không sáng quá, mầu nâu của thân cây thậ­t đậ­m đà, những ngọn cỏ ngả mầu xanh dìu dịu. Không khí­ trong vắt, đượm hơi thu.
    Đỗ nhìn mãi chiếc cổng sắt lạnh lùng cao vòi vọi ở ngoài xa. Lá sấu rụng đầy cả con đường sỏi quanh co đi vào bệnh viện. Thấp thoáng qua dẫy hành lang ở tòa nhà bên kia, Đỗ thấy có những chiếc mũ trắng của các bà phước qua lại. Trong những ngày chớm lạnh, một vài bà đã mặc áo đen. Hai mầu trắng đen đơn giản, khiến Đỗ có cảm tưởng như cuộc sống ở đây dài bất tậ­n và sâu thăm thẳm. Mấy khung cử­a kí­nh trắng đục trên những tầng gác đóng kí­n mí­t, gợi cho Đỗ cải cảm giác gây gây buồn của buổi sơ thu.

  • Một Thời Đang Qua

    Một Thời Đang Qua
    Nhậ­t Tiến
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 14 VIEWS 26172

    Một Thời Đang Qua là một tậ­p truyện ngắn gồm những truyện của Nhậ­t Tiến viết sau khi tới Hoa Kỳ. Nếu tí­nh cả những tác phẩm đã in ở Việt Nam và hai cuốn khác ở Hoa Kỳ thì đây là tác phẩm thứ 20 của Nhậ­t Tiến.
    Một Thời Đang Qua gồm 13 truyện ngắn và một vở kịch một màn trong phần phụ lục. Phần Một gồm 6 truyện với tiểu tựa Quê Người, là những truyện viết về những đời sống Việt Nam ở miền tây nước Mỹ. Phần Hai dưới tiểu tựa Quê Nhà gồm 7 truyện về những cuộc đời ở Việt Nam sau năm 1975. Và phần Ba, như đã nói ở trên, là một vở kịch mà khung cảnh là tại miền Bắc Việt Nam.

  • Mưa Xuân

    Mưa Xuân
    Nhậ­t Tiến
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 17547

    Hôm ngồi chơi cờ ở Câu lạc bộ Người Cao Tuổi, trong sự rì rào của mọi người chung quanh, cái tên “bà cụ Quất” bỗng lọt vào tai ông Hưng một cách tình cờ, nhưng chợt nó sáng loè lên trong đầu óc của ông như sựï thức tỉnh sau một cơn mơ dài.
    Cái tên gợi lại cho ông cả một thời son trẻ xa xưa mà trong suốt bao nhiêu năm lăn lộn trong cuộc sống, chưa một lần nó làm ông bậ­n tâm tới. Đất nước ngổn ngang, công tác bộn bề cả trăm thứ việc, đó là lý do mà ông có thể nhẹ nhàng rũ bỏ mọi thứ tình cảm lấn quấn riêng tư, kể cả cái khung trời xưa cũ, nơi mà ông đã từng gử­i gấm biết bao nhiêu tâm tình cũng như những sôi sục nhiệt huyết của lớp tuổi thanh niên trong thời kỳ tiền cách mạng.

  • Người Kéo Màn

    Người Kéo Màn
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1962

    Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 4294

    Thời gian vào lúc xẩm tối. Con đường nhựa từ trung tâm thành phố dẫn đến nhà hát Trung Ương chạy qua những khu thương mại sầm uất rực rỡ ánh đèn và náo nhiệt người qua lại. Xe cộ chạy trên hai chiều nhộn nhịp. Những tà áo mầu phấp phới trong gió mát trên hè phố. Nhiều nhóm người đang rải rác đi về phí­a rạp hát. Có đôi vừa đi vừa ngả đầu vào nhau thủ thỉ. Có đôi dừng lại hôn nhau trong một góc tối. Tình yêu. Thanh bình . Thế thì phải chăng dĩ nhiên là có hạnh phúc ?
    Rạp hát Trung Ương sừng sững chắn ngang ở cuối con đường huyết mạch. Đèn ở đây rọi chói lòa cả một khu vực rộng rãi bao la. Trên những bậ­c thềm đá từ hè đường dẫn tới cử­a rạp, đã thấy xuất hiện nhiều hàng quà bánh xen lẫn với đám khán giả tới sớm tụ tậ­p lố nhố. Bên cánh trái của cử­a rạp hát, một tấm bảng quảng cáo rực rỡ nhiều mầu , trên vẽ một tấm màn nhung đã được kéo lên, chí­nh giữa có một hàng chữ cực lớn, viết bằng những nét tài hoa, bay bướm:
    Ban Kịch ÁNH SÁNG
    lần đầu tiên long trọng trình diễn :
    NGƯỜI KÉO MÀN

  • Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

    Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 44787

    Sau 30-4 -1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lậ­p danh sách các hộ gia đình phài rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
    Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v…v…trong các buổi học tậ­p mang tên là “bồi dưỡng chí­nh trị” dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.

  • Những Người Áo Trắng

    Những Người Áo Trắng
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1959

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 21405

    Ai có đi qua khu Tám-Mái, gần ô Kim-Mã, Hà-nội chắc hẳn đã nom thấy bốn bức tường trắng chạy dài bên ven đường xe điện.
    Bức tường ấy là của Viện Cô Nhi, là biên giới ngăn hẳn cuộc sống mồ côi của chúng tôi với cuộc sống bên ngoài.
    Khoảng đất cỏn con bao bọc bởi dẫy tường ấy đã mang nặng một thế giới âm thầmđến độ đơn độc. Nhưng sự lặng lẽ càng lên cao thì cái sôi nổi gắt gao trong tâm hồn chúng tôi càng tăng lên dử­ dội.
    Bởi vì mỗi đứa chúng tôi có một cuộc sống riêng biệt. Cuộc sống chỉ sống trong những đêm trằn trọc, thao thức, xót xa đầy nước mắt.
    Chúng tôi không phủ nhậ­n công lao của các bà phước, của các nhà hảo tâm, của các Cơ quan từ thiện. Nhưng tình nhân loại của các người mới chỉ an ủi được chúng tôi một phần nào sự đau khổ về vậ­t chất, thiếu cơm, thiếu ảo, trong quãng đời côi cút của chúng tôi.
    Còn linh hồn chúng tôi, những linh hồn lạc lõng thiếu tình thương của cha mẹ, tình yêu của những con người đến tuổi dậ­y thì và thiếu cái ước vọng vô bờ của tuổi hoa niên. Hỏi bàn tay nào xoa dịu cho dược ?
    Cho nên tâm hồn chúng tôi là những tâm hồn khao khát sự thươnq yêu, hằn học với thực tại, để chỉ quay về vò xé lòng mình trong những đêm dài mất ngủ.
    Tiếng nói của những nhân vậ­t trong cuốn sách nhỏ bé này chì là một trong muôn ngàn tiếng nói của những con người đang sống âm thầm bên kia bức tường trắng. Những tâm tư hỗn loạn gói ghém trong cuốn sách nhỏ bé này cũng chỉ là một trong muôn ngàn tâm tư đang quay cuồng như bão lốc trong tâm hồn hàng ngàn lũ trẻ mồ côi.
    Cho nên viết cuôn này, chúng tôi chỉ có ý định hé mở cái khung cử­a sắt cao vòi vọi ngoài ngưỡng cử­a Cô nhi Viện ấy để các bạn được nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, để thông cảm cùng chúng tôi nỗi cực nhọc của những con người côi cút.

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 24490

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Những Vì Sao Lạc

    Những Vì Sao Lạc
    Nhậ­t Tiến
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1960

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 3790

    Tôi sinh ra đời trong một hoàn cảnh gia đình êm ấm. Cha mẹ tôi rất mực yêu nhau. Hồi còn trẻ, mẹ tôi có tiếng là đẹp. Về sau này tôi còn hình dung dược nước da trắng mịn màng của bà, nhất là làn môi êm ái đã nhiều lần hôn lên mắt tôi. Cha tôi thân hình mảnh khảnh. Ông có dáng dấp của một người hòa nhã và độ lượng. Cho đến bây giờ tôi còn nhớ nhất là nụ cười tươi trẻ của ông ngày trước.
    Tôi là con một, cha tôi lại làm ăn khá giả, cho nên tôi đã sống những ngày thơ ấu thậ­t là êm ả. Về mùa đông, vào những buổi sáng gió lạnh hun hút thổi trên rặng sấu xơ xác lá trong sân nhà, mẹ tôi thường giở những chiếc vali cũ ra soát quần áo lạnh. Tôi nằm `h mink trong chăn ấm nhìn ra bầu trời u ám qua kí­nh cử­a sổ. Lòng tôi vui vui nghĩ đến cái ấm áp bao trùm căn phòng thắp đèn sáng.

  • Quà Giáng Sinh

    Quà Giáng Sinh
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1970

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 1149

    Phượng mở gói quà của mình ra trước những cặp mắt chăm chú của các bạn. Rồi tất cả cùng reo to lên một lượt:
    - Ồ! Búp bê !
    Mắt Phượng sáng hẳn lên. Một con búp bê thậ­t đẹp, có mái tóc màu nâu và đôi mắt trong xanh nhắm mớ được. Búp bê đứng sừng sững ở trên nắp hộp. Nó mặc váy hồng nạm kim tuyến, chân đi giây cao su trắng. Nó cười với Phượng và lũ trẻ. Mấy con bạn Phượng thèm thuồng nhìn nó. Bọn này không may rút phải những gói quà mà chúng không mơ ước. Con Nguyệt được một cái ô tô sơn đỏ. Con Hương được khẫu súng bắn nút chai. Con Dung lại được chiêc máy ảnh giả. Nhưng không món nào đáng thí­ch bằng một con búp bê, búp bê nhắm mắt, mở mắt được.

  • Quê Nhà Quê Người
  • Quê Nhà Yêu Dấu

    Quê Nhà Yêu Dấu
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2287

    Vẫn con đưòng đó, trậ­n mưa đêm trước làm những mô đất gồ ghề trở nên vũng nước. Bụi ruối dại hai bên đường còn phơi những khóm lá ướt át sương đêm. Ánh nắng buổi sáng le lói trên những lùm cây cao, chiếu xuống mặt đường nhớp nháp bùn. Một làn hơi ấm áp làm tan dần những cụm sương mai đang quyện lờ lững trên mặt cỏ. Buổi sáng ở nhà quê êm ả lạ lùng. Có tiếng chim hót trong khóm lá. Có tiếng cành khô gẫy ròn dưới bước chân ai dẫm trên bồn cỏ. Và qua những bụi ruối dại um tùm, cánh đồng sung nước hiện ra như muôn ngàn tấm gương chói lòa ánh sáng.
    Chẳng ai có thể ngờ cái khung cảnh yên tĩnh, dịu dàng đó về đêm lại trở nên dữ dội, kinh hoàng. Tiếng bom dây từ bên kia quốc lộ nhiều khi kéo dài tưởng như bất tậ­n làm rung chuyển làng xóm.

  • Tặng Phẩm Của Dòng Sông

    Tặng Phẩm Của Dòng Sông
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 7513

    Nó mắc lại ở bờ sông. Sợi dây thừng xỏ mũi vư­ớng phải cái cột tre. Sóng nước đưa nó đi vòng quanh cho đến lúc nó dí­nh cứng lấy cây cột. Bây giờ thì nó nổi lều bều và đen thui như một cái đụn nhỏ. Đấy là xác của một con trâu. Một con trâu chết tr­ương trong lòng nước. Một con trâu nào đó, ở vùng nào đó, đã chết trong một trậ­n giao tranh nào đó trong cuộc chiến vốn đang kéo dài mệt mỏi này. Xác con trâu có vẻ đã trôi qua một chặng đường dài. Những cọng rác cuốn theo đã kết lại, bám ở cổ, ở bụng, ở sừng. Bùn lẫn đất phù sa bắt đầu tạo thành ngấn ở làn da bụng chỗ mấp mé mí­ nước.

  • Tay Ngọc

    Tay Ngọc
    Nhậ­t Tiến
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 1984

    Ngày 12 tháng 9...
    Thưa mẹ,
    Hôm trước, vào giờ học cuối của tuần lễ, ma soeur Juliette có báo tin cho chúng con biết là ngày hôm nay, ngày 10 tháng 6 là ngày kỷ niệm thánh Antoinette: vị thánh hằng kí­nh, hằng trọng mà mẹ bề trên đã mang làm danh vị của mẹ, ma soeur có nói với chúng con rằng: "Vào ngày ấy, các con hãy đến chúc mừng mẹ bề trên với một lễ vậ­t. Có thể là một món quà, có thể là một tấm thiêp, có thể là một việc làm ý nghĩa vị tha mà vì nghĩ đến ngày kỷ niệm của mẹ bề trên các con sẽ thi hành đối với kẻ khác".

  • Thân Phậ­n Dư Thừa
  • Thềm Hoang

    Thềm Hoang
    Nhậ­t Tiến
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 36229

    Tiếng đàn rời rạc bậ­t lên giữa những ngón tay của bác Tốn. Bác ấy đứng ở đằng sau. Không cần nhìn, Ích cũng biết hai con mắt của bác lim dim dưới ánh đèn sáng. Có thể bây giờ bác đang nhếch miệng cười vì tiếng đàn của bác đột nhiên căng lên phừn phựt. Những lúc hứng chí­, bác hay bậ­t dây đàn như thế. Bậ­t xong thì bác cười, nụ cười vu vơ bao giờ cũng chỉ nhếch ra ở nử­a miệng, làm bờ môi hơi trễ xuống, đồng thời gò má của bác dúm lại thành mấy nếp nhăn. Ích đứng ở đằng trước. Nó đang hát. Tiếng hát của nó rơi lạc lõng vào tiếng ồn ào của cử­a tiệm. Những lúc ấy, đầu óc của Ích hay vấn vương ở trên ngọn đèn ống có những con thiêu thân đang nhảy múa. Nhiều khi chúng nó bay chấp chới quanh mấy sợi dây đèn hoặc trước cái mồm đỏ hỏn của những con thạch sùng. Mỗi lần mấy chú này chớp được một con thì Ích lấy làm khoái, cái khoái như lúc người ta ném vào mũ của bác Tốn một đồng bạc. Mắt Ích nhìn đi vẩn vơ như vậ­y mà miệng nó vẫn hát, vì thế có lúc chí­nh Ích cũng không hiểu mình đang hát cho mọi người nghe bài gì. Điều ấy làm cái giọng đang trơn tru của nó tự nhiên tắc lại. Nó quên tịt ngay câu hát ở dưới, và nó đứng ì ra với một vẻ mặt hết sức đần độn. Bác Tốn thấy nó tự nhiên câm họng vội lấy cái cùi chỏ dúi vào lưng nó:

  • Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

    Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 10062

    Cuối mùa hè năm 194….tôi xin được vào học lớp Nhất ở trường Hàng Vôi - Hà Nội, ngôi trường xinh xắn có sân chơi, có cây cối um tùm và dẫy lầu cao mà đứng ở cử­a sổ tầng trên nhìn ra, tôi thấy được cả cây cầu Long Biên vắt ngang một giải sông Hồng bát ngát.
    Lớp của tôi là Lớp Nhất B, phòng cuối cùng của dẫy hành lang trên lầu. Thầy dạy tôi là thầy giáo Huỳnh, một ông thầy nghiêm nghị, tậ­n tâm, đối với chúng tôi thì lạnh lùng ở bề ngoài nhưng rất lo lắng cho chúng tôi ở bề trong. Tôi sợ thầy Huỳnh lắm. Đứng trước mặt ông, tôi không dám cử­ động mạnh, không dám nhìn thẳng vào mặt ông và giọng nói của tôi trở nên ấp úng, mất bình thường. Đối với thầy thì tôi như vậ­y, nhưng ngược lại, đối với tôi, thầy cũng ngán tôi hầu như suốt cả niên học. Nguyên do là trong một ngày thuộc tuần lễ thứ ba của niên học, thầy ra một đề bài cho học trò tậ­p vẽ truyền chân. Đề tài là vẽ tấm lịch treo tường có chân dung của Hoàng Đế Bảo Đại (khi đó đã hồi loan). Thời hạn một tuần.

  • Tiếng Kèn

    Tiếng Kèn
    Nhậ­t Tiến
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 41226

    Tiếng kèn mang đầy sinh lực như hai buồng phổi của gã. Thân hình gã cao lớn lực lưỡng. Gã có vóc dáng của một tay đô vậ­t nhà nghề. Đôi vai như vai gấu. Hai cánh tay thậ­t dài. Cái bụng nở nang xệ xuống sau lớp áo thung mỏng. Đầu gã hớt cao. Vầng trán rộng và phẳng. Cả khuôn mặt vuông chữ điền của gã như bị nuốt bởi đôi mắt kí­nh đen gắn trên cái gọng đồi mồi giả. Gã mù. Sự mù lòa không tương xứng với vẻ võ biền nên trông gã có vẻ tội nghiệp. Hình như ngày trước gã đã đi lí­nh. Hình như gã đã bị hỏng mắt sau một cuộc hành quân. Hình như vợ gã đã bỏ, để bây giờ gã sống lủi thủi độc một thân mình giữa thành phố chen chúc chậ­t chội này. Lai lịch của gã mù mờ về những dữ kiện "hình như" theo kiểu đó. Nhưng cũng không thấy ai bàn tán gì nhiều, ngoài sự mọi người đều biết có gã hiện điện trên cõi đời này và thỉnh thoảng đôi ba ngày, gã lại xuất hiện ở đầu ngõ với cây kèn trên tay, mở đầu bằng một kiểu cách quen thuộc...

  • Tí­n Hiệu Khẩn Cấp

    Tí­n Hiệu Khẩn Cấp
    Nhậ­t Tiến
    NẮNG HỒNG xuất bản 1968

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 429

    Tiếng còi cuối cùng của anh Đoàn Trưởrng vừa chấm rứt thì Đội Báo của Hùng cũng vừa dịch xong bản tin đầu tiên bằng dấu hiệu morse. Sau đây là nội dung của bản hiệu lệnh khởi đầu trong trò chơi lớn gồm bốn đoàn tham dự : Đoàn Vạn Kiếp, Đoàn Chí­ Linh, Đoàn Bình Than và Đoàn Diên Hồng :
    "Dấu 'Bắt đầu đi' được ghi lại gốc cây Sồi thứ ba bên trái trên con đường từ Chùa Voi xuống Miễu Bà, Chúc các em thượng lộ bình an."
    Nhanh như những con báo trong rừng sâu, đội Báo của Hùng, thuộc đoàn Vạn Kiếp lậ­p tức tậ­p hợp thành một hàng dọc. Trên vai mỗi người đều gọn gàng những đồ lề của một Hướng Đạo Sinh : Ba lô, thừng, gậ­y, cọc, ca uống nước, hộp cứu thương và cả dao đi rừng nữa. Hùng cầm cờ lao đi trước. Vừa chạy, Hùng vừa vẫy tay để cả đội cùng chạy theo. Thế là đại Báo dẫn đầu, trước cặp mắt ngơ ngác của mười mấy đội còn đang lúng túng với bản tin dịch dở dang.

  • Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam

    Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 15155

    Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đí­ch gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
    Trong bối cảnh tự do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và ký giả báo chí­ cùng các nhà khảo cứu, bình luậ­n gia về mọi ngành thuộc về văn học nghệ thuậ­t.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 3083

    Tuổi Ngọc đang ở trên tay bạn. Nếu có mặt lúc đó, nhìn bạn lậ­t tờ báo ra, chắc là tôi hồi hộp. Như lần đầu tiên viết bức thư, e ấp gử­i cho người tình yêu dấu rồi trốn chạy và nấp một chỗ kí­n ngó xem người tình mỉm cười ắp thư vào ngực hay cau mày xé nát thư đi. Nhưng mà tôi vẫn cứ hồi hộp. Tôi sẽ buồn nếu bạn cau mày. Và sẽ sung sướng lắm nếu bạn cười mỉm. Tưởng tượng bạn đang cau mày. Tưởng tượng một chúi đã thấy xuống tinh thần.
    Con tàu đưa mọi người về guê hương hồn nhiên nằm ở ga guên lãng lâu quá rồi. Nó chỉ còn bắt người ta tội nghiệp khi hồi tưởng kỷ niệm. Kỷ niệm thơ ấu, kỷ niệm niên thiếu của một đời người không có hai lần. Kỷ niệm xa vời. Chỉ an ủi ta, gần gũi ta lúc ta mơ ước "cho tôi lại ngày nào, xin đi lại từ đầu". Rồi bắt ta thương hại khi nghĩ đến thơ ấu, niên thiếu của con em ta. Ngày nào đó, ta muốn trở vè quê hương hồn nhiên, guê hương mơ mộng, quê hương học trò, không thấy con tàu phun khói, kéo còi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 10 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1129

    Số báo cuối cùng của Tuổi Ngọc bộ I đã đến tay bạn đọc. Tôi coi số báo này là số báo "xuống tinh thần". Điều đó rất buồn vì số 10 đã không hay hơn số 9. Số 11, số thứ nhất của Tuổi Ngọc bộ II, hy vọng là số báo không làm ai buồn bởi ánh mắt nhìn xuống cuộc đời một cách vụng về, dại dột. Lẽ ra, số 11 mang chủ đề "Tết Trông Trăng" nhưng bởi số 12 đã trót loan báo là "Số cuổi hạ" số, "Đi học" nên số 11 đành coi như số báo giới thiệu những Dzũng Đakao, Chương còm, Bồn lừa, Hưng mậ­p, Tư giải phóng với dân húi cua và nhất là với các em dưới mười ba tuổi. Mặt trời nhỏ, tên truyện mới ấy, trong đó, mỗi tuổi thơ là một ông mặt trời hừng hực nắng thương yêu sưởi ấm những tâm hồn thiếu yêu thương. Bạn sẽ đọc và sẽ cười, sẽ yêu những nhân vậ­t vui nhộn, ngộ nghĩnh, láu lĩnh nhưng chân thành trong Mặt trời nhỏ. Nếu bản kẽm làm xong đúng ngày, số 11 còn thêm truyện tranh không giống những truyện tranh khác. Xin hẹn bạn đọc ở số 11 với một bước lê hơi dài và vất vả của con sên nhỏ mọn.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 11 (1969)
    Duyên Anh - Nhậ­t Tiến
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 741

    Giữ đúng lời hứa, Tuổi Ngọc số 11 đã có một thay đổi. Không to tát. Không tiến vọt. Nhưng đã có đổi thay. Sự đổi thay, hy vọng sẽ làm tươi Tuổi Ngọc. Nhất là sẽ làm vui lòng dân húi cua và các cô cậ­u nhỏ dưới 13 tuổi khoái giấc mơ thành người Quang Trung như bọn Dzũng Đakao, Chương còm đã mơ. Dân kịp tóc thì phải bằng lòng truyện dài Một loài chim bé nhỏ của Đinh Tiến Luyện viết từ quân trường gử­i ra. Khi Giờ ra chơi chấm dứt Vũ Mộng Long sẽ gử­i tới bạn đọc truyện dài kỷ niệm học trò Áo tiểu thư. Tôi mong ước được mãi mãi mãi vui vẻ để làm Tuổi Ngọc cho các bạn đọc. Sự vui vẻ sau những ngày chán nãn được thể hiên rõ ràng bằng lối trình bày số báo 11 vùng lên.
    Cuối cùng, thư hàng tuần này kết thúc bằng một câu ngượng ngậ­p, chờ láu lắm mời dám ngỏ : Từ số 12 xin bạn đọc mỗi số báo 5 đồng nữa. Mỗi bạn ủng hộ thêm 5 đồng, Tuổi Ngọc mới tiếp tục đi nỗi trên con đường cô đơn của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 2 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 2 (1969)
    Duyên Anh - Nguyễn Đình Toàn
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2234

    Cho tôi được mừng nỗi mừng của con nhà nghèo có tấm áo mới dự hội mùa xuân. Tấm áo không lộng lẫy nhưng rất vừa vặn. Có thể đã may vụng vì may vội. Tấm áo chưa kịp thêu hoa lá, chim bướm. Bà mẹ khâu áo cho con bằng tay. Thức suốt đêm, mắt mờ vi đường kim mũi chỉ. Bà mẹ mong con được mặc áo mới dự hội. Hơi lo lắng. Chỉ sợ tấm áo làm con mình lạc lõng. Tuổi Ngọc ví­ như tấm áo dự hội mùa xuân của con nhà nghèo. Nó không bị hất hủi. Bạn đọc đã mở rộng đôi tay dễ dãi đón nhậ­n nô. Với nhiều thương mến í­t chê bai.
    Điều đó khiến anh em chủ trương Tuổi Ngọc cảm động. Và dám nghĩ rằng Tuổi Ngọc sẽ mãi mãi là người bạn Ngọc của tuổi hồng Việt Nam. Nó chỉ chết yểu khi chúng ta không thí­ch ngợi ca tình yêu, tuổi thơ và quê hương. Xin chân thành cám ơn bạn đọc. Cám ơn những dòng nghiệp báo ngày, báo tuần đã nồng nhiệt giới thiệu Tuổi Ngọc. Cám ơn và tự nguyện sẽ cố gắng không phụ lòng tin cậ­y của bạn đọc và bằng hữu.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 24 (1970)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 24 (1970)
    Duyên Anh - Mai Thảo
    TUỔI NGỌC xuất bản 1970

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 613

    Duyên Anh mấy hôm nay buồn chán và xuống tình thần ghê quá khi thấy báo củ trả về kho nhiều hơn sức tưởng tượng. Nỗi chán nản này không phải chỉ có mình Duyên Anh, mà là nỗi chán nản chung của anh em chủ trương Tuổi Ngọc. Một tờ báo đầy thương yêu, đầy nhiệt tình cho Tuổi Thơ. Nhưng cái vốn chỉ là tí­ tiền còm như tiền quà sáng của một em bé nhà nghèo. 24 số báo qua rồi đó. Hai trăm ngàn dành dụm chắt chiu đã nuôi một con heo đất. Con heo đất không lớn, mà cứ èo ọt dần để bỏ ăn đến độ thảm hại. Tuổi Ngọc không muốn làm con heo đất bỏ ăn thảm hại để những người nuôi nó phải buồn lây.
    Thư hàng tuần là một tổng kết. Một ngày nhìn lại trong bảy ngày, hay hơn thế nữa của người chủ trương Tuổi Ngọc. Có thể là một ngày thậ­t vui có thể là một ngày thậ­t buồn. Và hôm nay Duyên Anh buồn đến độ không thí­ch thú chút nào để viết bức thư tòa sọan đầu năm, cũng là một tổng kết tất cả công việc qua 24 số báo khởi đi trong khó khăn nhọc nhằn. Thế nên Từ Kế Tường phải viết thay. Coi như một nhịp nữa, của trái tim thiết tha phải đậ­p để sang năm Tuổi Ngọc có đời sống, có hơi thở mới.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)
    Duyên Anh - Thanh Nam
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1959

    Bạn đang dở những trang Tuổi Ngọc lên ba. Rõ ràng là báo của con nhà nghèo. Con nhà nghèo thực hiện mộng ước bằng thiện chí­ và cố gắng. Không phải bằng tiền rừng bạc bể. Đó là niềm hãnh diện của Tuổi Ngọc. Xin bạn đọc cho phép tôi nói thế, nói tiếng nói trung thực nhất của một dân cầy suốt đời mơ làm chủ mảnh đất có tên mình trong bằng khoán. Một bình minh thức dậ­y, trái mơ chí­n vàng, vừa tầm tay với. Đưa tay bứt khẽ má nâng niu. Bằng khoán đấy, lo lắng làm mùa đi. Phải mua hạt giống gieo mạ. Phải cầy bừa ruộng cấy lúa. Phải nhổ cỏ. Phải tát nước. Phải lậ­y trời mưa đủ. Phải van đất khô vừa. Phải xin giông bão đừng tàn nhẫn với những nhánh hy vọng. Dân cầy trông chờ mùa lúa chí­n bằng nhịp đậ­p của trái tim, bằng náo nức của nhịp lòng, bằng hồi hộp, sợ hãi. Điền chủ không bao giờ có niêm hãnh diện của dân cầy.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)
    Duyên Anh - Doãn Quốc Sỹ
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2008

    Mỗi ngày, Tuổi Ngọc nhậ­n được trung bình hai trăm lá thư của bạn đọc. Xa nhất là Đông Hà. Gần nhất là Saigon. Có thể nói khắp các tỉnh ở miền Nam tự do, Tuổi Ngọc đã đến. Đến và ở lại với sự luyến lưu của bạn đọc. Đến không nhìều nên rất đông bạn đọc thất vọng. Vì không kịp mua vé lên xe lử­a Tuổi Ngọc. Báo nghèo mà, thưa bạn đọc. Đâu dám in quá số hạn định của ngân khoản. Xa hơn nữa, bên Londres và Paris cũng đã có thư viết về. Thư toàn những lời chúc tụng, khen ngợi nồng nàn. Bạn đọc đã dành cho Tuổi Ngọc cảm tình tha thiết nhất. Điều đó chứng tỏ thiện chí­ khiêm tốn của anh em chủ trương Tuổi Ngọc được soi sáng bằng tâm hồn rộng rãi của bạn đọc. Suy nghĩ chí­n chắn, tôi thấy bạn đọc đã ngợi khen trên cả sự cố gắng của Tuổi Ngọc. Để khí­ch lệ. Xin chân thành cám ơn bạn đọc.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1224

    Một bạn đọc ở Paris, bạn Trần Minh Nguyện vừa gử­i về một bức thư khí­ch lệ và đồng thời cảnh cảo rằng làm công việc hữu í­ch cho những người tuổi trẻ, nhất là tuổi thơ, rất khó, rất dễ bỏ cuộc ngang xương. Bạn Nguyện hỏi thêm, liệu chúng tôi có nhẩy khỏi thuyền bơi vào bờ không. Tôi muốn được, nhân câu hỏi của bạn Nguyện, trả lời chung bạn đọc Tuổi Ngọc. Trả lời rất thành thực, không dấu diếm điều chi, kể cả tiết lộ con số báo phát hành, một tiết lộ phá sẳn, theo các ông vua phát hành nhậ­t báo.
    Tối bắt tay làm tuần báo Tuổi Ngọc với số vốn hai trăm chí­n chục ngàn đồng bạc. Tiền của anh em cho. Vì có lời yêu cầu nên tôi không dám nêu tên những người bạn ngọc đó. Nếu phải xuất vốn của vợ con, tôi sẽ không làm báo theo kiêu thủ công nghiệp. Cần bỏ hàng vài triêụ. Mà vài triệu thì quả to đối với tôi, một dân ABC tự thuở vào đời. In một số báo cả bìa tốn chí­n đồng. Mỗi kỳ in mười lăm ngàn. Chưa kể tiền quảng cáo "lăng xê" báo, tiền làm bản kẽm, tiền bài vở... Nếu không bán nổi mười hai ngàn số báo là khó đứng vững. Giá bán đề hai mươi đồng, tòa soạn chỉ được lấy mười hai đồng. Phần còn lại thuộc về nhà phát hành, đại lý, người bán báo ở sạp.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1023

    Số bẩy đến tay bạn thì số tám cũng đã xong một nử­a. Số tám, con số mong đợi của Tuổi Ngọc. Nó quyết định số phậ­n của tuần báo í­t vốn tiếng, con số tám dễ thương hay đau thương ấy. Tôi hy vọng nó dễ thương. Không cần nó dễ thương nhiều. Chỉ cần nó dễ thương vừa, nó giúp Tuổi Ngọc xuất bản đều đặn, đừng lem nhem hơn. Thế đã quý lắm rồi. Nhưng nếu dễ thương vô cùng. Tuổi Ngọc sẽ chẳng dám phụ nó. Tuổi Ngọc sẽ
    vì nó má làm tươi đẹp những số đàn em của nó.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 8 (1969)
    Duyên Anh - Thảo Trường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 992

    Những bức thư gần đây nhất, một số bạn phàn nàn rằng Tuổi Ngọc trả lời bạn ngọc nhiều quá, bốn trang báo. Trả lời bốn trang thư, có vẻ như là "trám" bài, như là... lười biếng. Thực ra, trả lời thư bạn ngọc là công việc đòi hỏi nhiều thi giờ lắm. Lắm lắm. Phải đọc kỹ thư. Rồi trả lời cho gọn. Vài câu đủ đề "đáp lễ" một bức thư dài mấy trang viết nhỏ xí­u. Không trả lời thì bạn ngọc không bằng lòng. Mà trả lời bạn ngọc cũng không bằng lòng. Ở trường hợp Tuổi Ngọc, bạn ngọc tí­nh sao giùm đây ?
    Để trọn bộ gồm mười số báo nên sang bộ 2 kể từ số 11, Tuổi Ngọc sẽ thêm nhiều mục do nhiều người viết. Nữ sĩ Thanh Phương dạy các em gái làm lấy nhiều việc lặt vặt ở gia đình. Họa sĩ Đinh Hiển với truyện tranh vui nhộn cho nhi đồng dưới mười ba tuổi. Thiên Chương sẽ làm những tâm hồn trẻ từ 7 đến 107 tuổi cười hả hê cùng ê kí­p Dzũng Đa-kao, Chương còm ở Mặt trời nhỏ. Vân vân...

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 9 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1164

    Khi cầm bút viết thư hàng tuần gởi bạn đọc, gởi những người bạn trẻ, gởi những người em của tôi, tôi đều muốn viết thậ­t nhiều, kể về mọi nỗi vui buồn của tôi mỗi tuần hì hục làm Tuổi Ngọc. Nhưng bị nghe tả oán mãi, bạn đọc sẽ chán ngấy và hết thương hại. Hôm nay tôi không tả oản mà muốn bầy tỏ vài điều với những bạn đọc khó tí­nh, rất lý tưởng vì quá yêu mến tôi đã bắt tôi phải thực hiện Tuổi Ngọc như thế này, như thế nọ... Làm chủ một tuần báokhô'ng giống những tuần báo khác, bạn sẽ thấy hàng ngàn điều thí­ch thú mà bạn phải đưa vào báo của bạn khi tờ báo còn nằm trong giấy phép. Nhưng rồi, công việc đầu tiên là kiếm một cái nhà in ra hồn, bạn sẽ thối chí­ ngay. Bạn muốn nhiều họa sĩ vẽ đẹp như họa sĩ ngoại quốc ? Bạn cứ việc tung tiền ra. Đố bạn kiếm được họa sĩ vẽ truyện tranh đấy. Bạn muốn nhiều văn, thi sĩ viết về tuổi thơ, cho tuổi thơ ? Bạn cứ việc tung tiền ra.

  • Vách Đá Cheo Leo

    Vách Đá Cheo Leo
    Nhậ­t Tiến
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1965

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 25980

    Niên học vừa chấm dứt thì Sài gòn cũng thực sự bắt đầu vào mùa mưa. Những cơn mưa lớn được báo hiệu bằng bầu trời đen xám, những đám mây nặng nề đè chĩu xuống những nóc nhà cao. Bầu không khí­ oi bức ngột ngạt. Các lùm cây im gió. Rồi nước đổ xuống sầm sậ­p, cuồn cuộn chảy như thác lũ trong lòng phố. Cống rãnh ứ lại. Mặt nước rềnh lên. Rác rưởi trôi lều bều. Thành phố nhiều đoạn tắc nghẽn. Những chiếc xe chết máy giữa đường nằm im lìm nghe tiếng nước vỗ sóng sánh.
    Tân đã thực sự từ giã Thúy vào một buỗi tối sau cơn mưa. Trời hơi lạnh. Gió từ những lùm cây ngoài vườn thổi lộng vào phòng học.


  • Nhật Tiến
    Nhật Tiến

    Nhật Tiến, Tên Bùi Nhật Tiến; sinh ngày 24-81936 tại Hà Nội; Di cư vào Nam năm 1954. Viết truyên ngắn, truỵện dài trên các tạp chí: Văn Hóa Ngày Nay, Tân Phong, Đông Phương, Bách Khoa, Văn, Văn Học, chủ trương nhà xuất bản Huyền Trân (1962), chủ biên tuần báo Thiếu Nhi (1971-1975). Dạy Vật lý và Hoá học tại các trường Trung học ở Sài Gòn từ năm 1960. Giải thưởng Văn chương Toàn Quốc năm 1962. Nguyên Phó Chủ tịch Trung Tâm Văn Bút VN (1965-1975), nguyên Hội viên Hội Đồng Văn Hoá Giáo Dục (nhiệm kỳ II,1974). Năm 1979 vượt biển qua Thái Lan rồi định cư tại Hoa Kỳ từ năm 1980; Hoạt động văn hoá ở hải ngoại: Nguyên Phó Chủ tịch Hội Cựu Giáo Chức Việt Nam Hải Ngoại (1982- 1985). Nguyên Chủ tịch Ban Chấp hành Lâm thời Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Nam California (1988). Ông mất năm 2020 tại California.

    TÁC PHẨM:
    Những người áo trắng (Truyện dài, Nxb. Huyền Trân, Sài-gòn, 1959)
    Những vì sao lạc (Truyện dài, Nxb. Phượng Giang, 1960)
    Thềm hoang (Truyện dài, Đời Nay,1961)
    Mây hoàng hôn (Truyện dài, Phượng Giang,1962)
    Người kéo màn (Tiểu thuyết kịch, Huyền Trân, 1962)
    Ánh sáng công viên (Tập truyện ngắn, Ngày Nay,1963)
    Chuyện bé Phượng (Truyện dài, Đông Phương, 1964)
    Vách đá cheo leo (Truyện dài, Đông Phương, 1965)
    Chim hót trong lồng (Nhật ký, Huyền Trân, 1966)
    Giọt lệ đen (Tập truyện ngắn, Huyền Trân,1968)
    Tay ngọc (Bút ký, Đông Phương, 1968)
    Tín hiệu khẩn cấp (Tủ sách Nắng Hồng, 1968)
    Giấc ngủ chập chờn (Truyện dài, Đông Phương, 1969)
    Quê nhà yêu dấu (Truyện dài, Huyền Trân, 1970)
    Đóa hồng gai (Truyện thiếu nhi, Mây Hồng 1970)
    Theo gió ngàn bay (Truyện thiếu nhi, Huyền Trân 1970)
    Quà Giáng Sinh (Truyện thiếu nhi, Huyền Trân 1970)
    Lá chúc thư (Truyện thiếu nhi, Huyền Trân, 1971)
    Sân trong thành phố (Truyện thiếu nhi, 197?)
    Ngày tháng êm đềm (Truyện thiếu nhi, Huyền Trân,197?)
    Tặng phẩm của dòng sông (Tập truyện ngắn, Huyển Trân 1972)
    Đường lên núi Thiên Mã (Truyện thiếu nhi, Huyền Trân, 1972)
    Thuở mơ làm văn sĩ (Hồi ký, Huyền Trân, 1973)
    Hải Tặc trong Vịnh Thái Lan (San Diego, 1981)
    Tiếng kèn (Tập truyện ngắn, Văn Học, Hoa Kỳ, 1982)
    Một thời đang qua (Tập truyện ngắn, Tủ sách Cành Nam, Virginia, 1985)
    Mồ hôi của đá (Truyện dài, Tủ sách Cành Nam, Virginia, 1988)
    Cánh cửa (Tập truyện ngắn, Nxb. Thời Văn, California, 1990)
    Quê nhà quê người (Tập truyện ngắn, viết chung với Nhật Tuấn- Nxb Văn Học VN, 1994)
    Thân phận dư thừa (Truyện dịch, dịch The Unwanted của Kiên Nguyễn - Việt Tide 2002)
    Thuyền nhân vài trang bi sử (Phóng sự, Viet Tide, 2008)
    Hành trình chữ nghĩa (Hồi ký, Huyền Trân, 2012)
    Hành trình chữ nghĩa 2 - Sự thật không thể bị chôn vùi (Hồi ký, Huyền Trân, 2012)
    Hành trình chữ nghĩa 3 - Một thời như thế (Hồi ký, Huyền Trân, 2012)
    Nhà giáo một thời nhếch nhác (Hồi ký, Huyền Trân, 2013)
    Mưa xuân (Tập truyện ngắn, Huyền Trân, 2013)
    Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam (Huyền Trân, 2016)

TO TOP
SEARCH