CLOSE
Add to Favotite List

    Jean-Paul Sartre

  • Buồn Nôn

    Buồn Nôn
    Jean-Paul Sartre
    AN TÊM xuất bản 1967

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 5544

    Tác phẩm Buồn nôn (La Nausée, 1938) là một trong số những tác phẩm giá trị nhất của nền vãn học thế kỷ thứ XX, đồng thời cũng là tác phẩm thuộc vào loại khó đọc, vì ngoài giá trị về phương diện thẩm mỹ, tác giả còn muốn đưa ta chạm mặt thực sự với một trực giác nguyên ủy, làm trung tâm điểm cho nền hiện sinh vô thần của ông: trực giác về hiện hữu của sự vậ­t.
    Tất cả cố gắng của Roquentin - nhân vậ­t chí­nh và cũng là tác giả tậ­p Nhậ­t ký này - nhằm xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài bao bọc, để đạt đến tri kiến đí­ch thực về bản chất của thực tại. Tri kiến ấy là tri kiến của hiện tí­nh (existence) của vạn vậ­t. Sự vậ­t hiện hữu. Sự hiện hữu ấy mang tí­nh chất lầm lỳ, dày đặc, bất khả giải ngộ và ngẫu nhiên. Chí­nh cái tí­nh cách bất tất (contingence) của sự vậ­t là chất men gợi dậ­y cơn Buồn Nôn. Người ta bị đẩy vào trong cõi bao la đồng nhất của hiện hữu, một hiện hữu thoát vượt ra ngoài mọi tương quan để chỉ còn giữ lại mối tuơng quan duy nhất là tí­nh chất “dư thừa” của những sự vậ­t với nhau. Tất cả là dư thừa nên tất cả đều là phi lý. Mọi sự đều phi lý: đây không phải là tiếng kêu phẫn hậ­n với cuộc đời mà là một nỗi cay đắng âm thầm phát sinh từ trực giác về hiện hữu của sự vậ­t. Sống cho tậ­n cùng nỗi cay đắng ấy, con ngưòi lại tìm thấy sinh lộ giải phóng: trực giác về hiện hữu dẫn đến sự khước từ Thượng đế và tự do trong trách nhiệm để tự thể hiện lấy vậ­n mệnh của mình. Người ta đã có lý khi xem Buồn nôn là khai từ thơ mộng cho thiên triết luậ­n Hữu thể và Vô thể (l’ Être et le Néant. 1943), hồng tâm của tư tưởng Sartre.

  • Những Ruồi

    Những Ruồi
    Jean-Paul Sartre
     

    Truyện Dịch Truyện Kịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 1354

    Kịch phẩm «Những ruồi» được cảm hứng từ một thiên thần thoại Hy-lạp. Agamemnon, con của Atrée, sau cuộc hải hành chinh phạt thành Troie, trở về Argos trong khúc ca khải thắng. Song Thần chết đang chờ sẳn người với vòng hoa vinh hiển : hoàng hậ­u Clytemnestre đã âm mưu cùng tình nhân bà là Égisthe để hạ sát Agamemnon trong một buồn tắm, khi ông này không áo giáp hộ thân và khi giới tự vệ. Hai người con của Agamemnon và Clytemnestre chia xẻ hai số phậ­n khác nhau : người chị, Électre, được giữ lại làm nữ tỳ, và người em trai, Oreste, được giao phó vào tay những kẻ giết mướn, nhưng may được toàn tí­nh mạng, và sau những năm trường phiêu bạt, chàng quay trở về Argos phục hậ­n cho cha...

  • Quỷ và Chúa

    Quỷ và Chúa
    Jean-Paul Sartre
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 10 VIEWS 5511

    Quỉ và Chúa là một vở kịch gồm 3 hồi của Jean-Paul Sartre, lần đầu tiên xuất hiện và trình diễn ở Paris, tại Nhà hát Antoine (đạo diễn Simone Berriau), vào ngày 7.4.1951.
    Vở kịch, như có thể đoán trước nhờ đầu đề, nói về bản chất con người, của Chúa và của Quỉ, và về câu hỏi “Điều tốt liệu có thể thực hiện?”

TO TOP
SEARCH