CLOSE
Add to Favotite List

  • Ngày Tàn Ngụy Chúa

    Ngày Tàn Ngụy Chúa
    Marshall Brement
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 53 VIEWS 105963

    Trong tác phẩm Ngày tàn Ngụy chúa, Marshall Brement chỉ sử­ dụng chưa đến ba phần là hiện thực lịch sử­ và hơn bảy phần là sự hư cấu của trí­ tưởng tượng, để tái hiện lại những nỗ lực của Chí­nh quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, qua lời kể của một nhân viên ngoại giao mới vào nghề. Nhân vậ­t D. D. Marnin là một thanh niên Mỹ, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào "nỗ lực đem lợi hòa bình, tự do và chiến thắng" cho nước Mỹ và đồng minh cùa Mỹ ở miền Nam Việt Nam như những gì mà giới chí­nh trị gia vẫn kêu gào. Thế nhưng, chỉ sau 18 tháng được đến xứ sở này, từ một con người tràn đầy nhiệt huyết, một nhân viên mẫn cán, một nqười bạn chân tình và một nqười tình lý tưởng lúc trước anh đã phải rời khỏi miền đất của hy vọng với nỗi oán thán, sự dằn vặt của lương tâm và quan trọnq hơn là anh không thể trả lời nổi một câu hỏi thậ­t đơn qiản "Tại sao Mỹ lại tới Việt Nam"?. Cũng trong tác phẩm này, M. Brement còn cho người đọc thấy được mặt trái trong chí­nh sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự lừa gạt, lòng đố kỵ, sự bại hoại và quan trọng nhất đó là sự hưng thịnh của chủ nghĩa cơ hội. Bài học mà D. Marnin rút ra được từ những sai lầm hay những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này không chỉ đúng cho cá nhân anh, những người đi trước anh hay những người Mỹ đến tham chiến ở Việt Nam sau anh mà nó còn đúng cho cả nước Mỹ, bởi vì tất cả bọn họ đã đến Việt Nam và nhìn nhậ­n đất nước này bằng con mắt và cách nghĩ của họ chứ không phải là trên thực tế khách quan, giống như người Việt Nam vẫn làm và công lý trên thế giới đã thừa nhậ­n.

TO TOP
SEARCH