CLOSE
Add to Favotite List

vmBOARDS

  • ThườngSơn 19 years ago


    Có ai có ý kiến gì không ??

    0
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
Reply
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
  • 19 years ago


    0
Reply
  • T
    tinhbuon01 20 years ago

    CHỈ MÌNH EM THÔI

    Anh biết anh thậ­t hào hoa phong nhã
    Có nhiều người hối hã lại làm quen
    Nhưng em ơi, lòng anh vẫn không thèm
    Vì trong anh, một mình em đã đủ

    Em xinh tươi như hoa hồng chớm nụ
    Chiếm tim anh quyến rủ cả tâm hồn
    Chỉ mình em không cần có ai hơn
    Vậ­y là đủ xóa đi cơn giông bão

    Anh vẫn biết có nhiều người điên đảo
    Vì anh mà.....họ mộng ảo niềm riêng
    Nhưng lòng anh vẫn không động, lây, nghiên
    Vì chỉ em mới nối liền duyên mộng

    Chỉ mình em cho anh niềm hy vọng
    Bao người kia không quan trọng gì đâu
    Anh chỉ biết chỉ yêu đến bạc đầu
    Riêng mình em dài lâu anh yêu mãi.

    0
  • T
    tinhbuon01 20 years ago

    CHỈ NHỚ RIÊNG EM

    Thậ­t kỳ lạ, trên đời bao cô gái
    Nhưng vì sao anh lại nhớ riêng em
    Thậ­t ngộ ghê! Bóng hình ai in mãi
    Dáng kiêu kỳ, nho nhỏ, khó mà quên!

    Chỉ riêng em anh nhớ nhiều hơn hết
    Không hiểu vì em có nét cười duyên,
    Hay vì em nàng tiên, giống y hệt
    Xua tan đi trong anh những muộn phiền

    Anh nhớ em vô biên vô bờ bến
    Chỉ em thôi trong ngàn vạn, tỷ người
    Anh nhớ em, anh mong em sẽ đến
    Cho môi anh hé nỡ nụ cười tươi

    Thậ­t kỳ ghê! Những lời anh muốn nói
    Nhưng gặp em anh bối rối nghẹn lời
    Em hiểu không, từng đêm anh kêu gọi
    Những câu là: "Anh nhớ lắm em ơi!"

    May 23.03

    VTH

    0
  • tuyettrinhtran 20 years ago

    Quote :
    Thậ­t kỳ ghê! Những lời anh muốn nói
    Nhưng gặp em anh bối rối nghẹn lời
    Em hiểu không, từng đêm anh kêu gọi
    Những câu là: "Anh nhớ lắm em ơi!"

    May 23.03 ( VTH )

    Hihihi Tội nghiệp woá há ...Dzị mờ nói Gan to , Gan voi gì đâu á nè chời ...sao mừhm ...hehehe ...

    " Ấp úng nhìn em ...để cuối cùng
    Nói vơ nói vẩn chỉ .....Tùm lum
    CÓ ĐIỀU muốn nói còn chưa nói ..
    Đành mượn vầng thơ để nói dùm .."

    Hahaha.... Dẩu sao ...Loại cây si chung tình như Tình Buồn củng là loại cây ....hiếm quý á nha !!! ..

    0
  • T
    tinhbuon01 20 years ago

    hahahahahahaa...TTR này cũng biết nói chơi quá huh??? bó tayyyy hahahaha... đã nói la gan cua TB to lắm, TB viết thơ dùm người bạn thôi, TTR cần hông, TB viết luon cho hihihihi...

    hahaha, gì mà có cây si trong đây nử­a, cây đa cổ thụ thì đúng hơn hahahaa... đầu óc của TTR này quá phong phú, đầy sức tưởng tượng ......

    0
  • tuyettrinhtran 20 years ago

    ....Hahaha ..Đâu có ... đâu có tưởng tượng gì phong phú đâu nè !! Noi oan ngưòi ta hông hà

    ... .. biết dzùi , mần thơ dùm Bạn heh ! .....hì hì ...TuyêtTrinh chỉ nói chơi , để ghẹo Tình Buồn cho vui thôi hừ ...Tình Buồn thông cổm được thì hay lắm ...hhihi ..Nếu hông TTR củng ... thua luôn áh , bó tay luôn áh ...hahaha ...

    0
  • TriÂm 20 years ago

    Nghĩ cũng ngộ quá các bạn ạ ...mấy anh chàng làm thơ í­t bao giờ chịu nhậ­n là mình đang phơi bày tâm sự riêng của mình , mà họ thường diện cớ là "làm dùm bạn" . Cho đến khi mấy cô "thơ thẩn đến anh bạn " rồi thì chàng thisĩ trở nên thất tình thậ­t sự ...hihihi ; lúc đó bắt đầu chịu nhậ­n thì đã muộn rồi ???

    0
  • T
    tinhbuon01 19 years ago

    hahahahaahaahaa......mắc cười thiệt áh, TA này rành ghê luôn, chuyện vậ­y mà cũng bậ­t mí­ ra được nữa hahaha, bó tay luônnnn ... TB thì khác áh, không có gì mà muộn màng cả, nếu có quyết tâm thì chắc chắn sẽ làm được, quan trong là mình làm như thế nào mà thôi ...hehehe.. thuaa TA luôn .. nothing is impossible!

    0
  • halflife 19 years ago

    hở! người biến làm thơ hỏng nhân..người hỏng biết làm thơ thì sao đây á ....muốn làm mà miệng hỏng chiu mở ra ...đi nha sĩ giúp đỡ thì chỉ nghe tiếng ú a ú ớ TA chịu hỏng hả hehe

    0
  • TriÂm 19 years ago

    HonMa nghĩ TAm nói có đúng không nè ? Để TAm thí­ dụ cho bạn xem nhe..như TinhBuon của chúng ta đây . Vừa hào hoa nè , lại là một danh thi sĩ nử­a nhưng chỉ có điều là TinhBuon "thí­ch" cô bạn học kia ...mà không dám tỏ tình , viết thơ thì không dám tặng ; nhờ bạn đưa "dùm" , khi cô ta nghi ngờ hỏi đến thì TB cho là TB chỉ viết "dùm" anh bạn thôi ...hihi, lại cứ "dùm" như vậ­y ...cho đến khi cô kia *** anh bạn , thì TB ở đây than thở , thất tình Đúng không HonMa ?
    Umm..Không biết có bạn nào trong đây đã từng làm người nối nhịp cầu "dùm bạn" không nhỉ ? Nếu có ai đã từng ...thì xin cho TAm học hỏi thêm nhé
    TinhBuon ơi , TAm đây chỉ nói "thí­ dụ" thôi đó nhe ...chứ TAm không có cố ý khai bí­ mậ­t của TB cho ai nghe đâu a ... j/k

    0
  • TriÂm 19 years ago

    Đúng đó HonMa

    0
  • T
    tinhbuon01 19 years ago

    wahhhhhhhhhhh trời ơiiiiii, tb ko vào đây mấy tháng thôi mà cũng ko có gi đổi mới hết háh ... chỉ có điều là thí­ dụ của TAm đưa ra thì ....hơi ngộ ngộ tb còn hông biết được nử­a mà TAm đã biết roi, ghê thiệt! hahaha...ko nói chuyện với TAm có mấy tháng thôi ma ko ngờ TAm đã phong phú hơn xưa nhiều

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    CHÍNH NGHIÃ

    EM hỏi anh về nước Việt quê anh,
    Và gậ­t đầu ra vẻ cảm-thông nhanh,
    Nhưng anh biết: em không hề chú-trọng
    Mà chỉ hiếu-kỳ vớ-vẩn chuyện xung quanh!

    Anh hỏi thế này (quá đáng không nao?)
    Em nghĩ thế nào, về cuộc chiến hư-hao
    Dai-dẳng nhất, và đầy mâu-thuẫn nhất
    (Dân-ý ngại-ngần, hùng-chí­ lao-đao)?

    Ðừng kể gì năm vạn tám vong-thãn!
    Ðừng kể gì trăm-bảy tỷ phù-vân!
    Sự-thể ra sao? trong ngày qua đắng xót:
    Hội-chứng di-lưu về xã-hội, tinh-thần...

    Em cảm nghĩ gì khi có kẻ rêu-rao:
    ”Thiếu Chí­nh-Nghiã!” Em phản-ứng ra sao?
    (Trong lúc An-Ninh, Lợi-Quyền nước Mỹ
    ”Dù ở đâu trên thế-giới cũng gồm bao!”)

    Mỹ tiêu-trừ Phát-Xí­t Ðức, giúp Tây Dương!
    Mỹ chậ­n đường Quân-Phiệt Nhậ­t, cứu Ðông-Phương!
    Không để Liên-Xô lấn xâm Tây-Ðức!
    Và Triều-Tiên cho Hoa-Cộng nới biên-cương!

    Lẽ tất-nhiên phải tốn kém phần nào
    Ðể đạt cuối cùng Quyền Lợi Tối-Cao!
    Nếu họ phân-trần là “Không Chí­nh-Nghiã”
    Chỉ là vì họ đã lỡ-làng bỏ cuộc binh-đao!

    Em hãy chờ xem! Mỹ sẽ lại lu-bù
    Can-thiệp mỗi Vùng, yểm-trợ từng Khu:
    Trung-Ðông, Phi-Châu... có phù, có chống,
    Hết “Lạ! Xa!”, “Không hiểu rõ quân thù!”

    Ðấy! Hoa-Kỳ đang chuộc lỗi của ngày qua!
    (Cương hay nhu: do chiến-thuậ­t mà ra!)
    Thế-Giới Tự-Do phải phục-hồi thể-diện
    Ðể chứng-minh: Chí­nh-Nghiã thuộc về Ta!

    THANH-THANH
    www.geocities.com/ThiNhanVietNam


    JUST CAUSE

    You asked me to tell about my native land,
    And you made as if you did all understand;
    But, I was aware you gave to it no priority,
    Except to amuse yourself with your curiosity.

    Would it be too demanding if I asked back
    Your opinion on the war that became a crack
    As the longest and most controversial conflict
    To bedevil and cause people to contradict?

    Do not mention the fifty-eight-thousand lost,
    One-hundred-and-seventy-billion dollars cost,
    And the way it happened in that painful past,
    Its social and mental syndrome thence to last.

    Just tell me what you feel, think, and react
    When they claimed lack of Just Cause a fact
    While National Security and Interests' scope
    Is asserted to include anywhere on the globe!

    Why not to let Europe for the Nazis to take,
    And Asia for the Mikado militarists to invade,
    And West Germany for the Soviets to fool,
    And South Korea for the Red Chinese to rule?

    Of course, the States had to pay some prices
    To win and gain the biggest and best slices!
    Thus, they had recourse to "No Just Cause!"
    Only because they came to a defamed pause.

    Wait and see! I bet, it will be taking actions
    To intervene for and against certain factions.
    The Middle East, Africa... the cons and pros:
    No more "Far! Strange! Misjudging the foes!"

    Now, you have got it: It is remedying things!
    Iron fists? velvet gloves? just tactical swings!
    The Free World must win to redeem its pride
    And justify that the Just Cause is on our side!

    THANH-THANH
    geocities.com/POETfromVIETNAM

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    THẦY TIẾN

    Năm ấy, trên đường đi chúc Tết,
    Ghé nhà thầy Tiến của con tôi,
    Ngỡ-ngàng, tôi tưởng ai vừa chết:
    Thầy chí­t ngang đầu dải vải vôi!

    Thầy nói: "Quê-hương còn lử­a khói,
    "Đồng-bào còn đổ máu, phơi xương,
    "Làm sao thanh-thản mừng xuân mới
    "Khi khắp non sông lắm đoạn-trường!

    "Chết-chóc, dân lành oan-khuất thế!
    "Tang-thương đến cả cỏ cùng cây!
    "Thì tôi xin mượn vành khăn chế
    "Để để-tang cho đất nước nầy!"

    Thầy chống "tưong-tàn Nam với Bắc"!
    Thầy mong "huynh-đệ sớm tương-thân"!
    Thầy đòi ngưng bắn, ngưng chia cắt,
    "Lậ­p lại hoà-bình cho quốc-dân"!

    Từ đó, khăn tang thành biểu-tượng
    "Tinh-thần" thầy Tiến của con tôi.
    Thầy thành thần-tượng siêu vô-lượng:
    Cả tỉnh tha-hồ... "thán-phục" thôi!

    Được trớn công-khai, thầy tiến kỹ
    Vào đường đối-lậ­p, đệ-tam-phương:
    Đòi ngưng quân-viện, hồi-hương Mỹ,
    Chấm dứt hành-quân, sớm hiệp-thương!

    Thầy hứa: bao giờ tàn chiến-trậ­n,
    Hai Miền thống-nhất, cõi-bờ yên,
    "Đời là một chuỗi xuân vô-tậ­n"
    Mới dẹp khăn tang, thoả ước-nguyền!
    *
    Rồi... đúng như thầy mơ ước mãi:
    Quân nhà liệt bại, giặc ngoài vô!
    Thầy chưng tấm ảnh từng băng-hoại
    Hằng loạt... cừu non... với dải sô...

    Nhưng, ảnh khăn tang liền bị huỷ:
    "Cá-nhân", "lậ­p-dị", "ngụy anh-hùng"!
    "Tàn-dư nô-dịch và đồi-trụy!
    Manh-động nằm ngoài kế-sách chung!

    Thầy Tiến bị đưa đi "cải-tạo"
    Mặc dủ "đối-lậ­p" có công-lao!
    Nằm ngoài quỹ-đạo phường vô-đạo
    Thì đảng/đoàn không "phản-động" sao?

    Đồng-chí­ từ thời còn "bị+gậ­y"
    Mà còn hạ-thủ loại trừ nhau,
    Huống gì những kẻ "no rồi quậ­y"
    "Theo thuyết nhân-quyền của Mỹ+Âu"!
    *
    Nếm kiếp nô-lao và khổ-dịch,
    Bây giờ thầy Tiến lớn khôn hơn.
    Bây giờ đã lọt vào tay địch
    Mới thấy do đâu phải ngậ­m hờn!

    Thầy Tiến bây giờ cùng cả nước
    Không mừng tết trước, đón xuân nay;
    Chỉ mong diệt được loài ngang-ngược
    Thì Tết, thì Xuân đến mỗi ngày...

    THANH-THANH

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    ĐIỂM-TRANG

    Cho tôi xin tấm gương!
    Cho tôi xin chiếc lược!
    Xuân về trên Quê Hương,
    Xấu-xí­ sao nhìn được?

    Này, những sợi tơ vương
    Đã một thời óng mượt:
    Tay nào mà vuốt trượt?
    Gió nào mà xuôi nương?

    Này, ống kí­nh thiên-phương:
    Màn ảnh của trần-dương,
    Sáng ngời hai mặt nước
    Phản-chiếu bóng thiên-đường!

    Này, đôi môi uyên-ương
    Ngọt lịm lời yêu-đương,
    Thắm tươi màu mộng-ước,
    Rực-rỡ sắc hoa hường!

    Này, hàm răng kim-cương
    Trắng bóng ánh tinh-khương:
    Môi nào mà mọng ướt!
    Má nào mà thương-thương!

    Này, vầng trán thanh-lương!
    Này, sống mũi chân-phương!
    Này, làn da má mướt!
    Này, vành môi khiêm-trương!

    Tóc tôi dù ngả ngược
    Không thấy ngôi ngay đường,
    Mắt tôi dù khổ-dượt
    Chứng-kiến đời tang-thương...

    Mội tôi... dù phai hường...
    Má tôi... dù nhô xương...
    Răng tôi.... dù sứt xước...
    Da tôi... dù tái sương...

    Xin cho tôi vững bước!
    Xin cho tôi kiên-cường!
    Cho tôi xin... chí­nh-chước!
    Cho tôi xin... hiền-lương!...

    Cho môi đừng xấc-xược!
    Cho tay đừng nhiễu-nhương!
    Cho hồn đừng ô-trược!
    Cho đời đừng tai-ương!

    Xin cho óc ngay đường!
    Xin cho lòng trong gương!
    Xin cho đất thắm hường!
    Xin cho trời ngát hương!

    Cho tôi thần+trí­ lược!
    Cho tôi thân+tâm gương!
    Xuân về trên Quê Hương,
    Xấu-xa: -- sao chịu được?

    Xuân về trên Quê Hương,
    Xấu-xí­ sao nhìn được?
    Xuân về trên Quê Hương,
    Xấu-xa sao chịu được?

    THANH-THANH

    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
  • 19 years ago

    hè hè hè, Thường Sơn nghĩ bậ­y

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Cái gì mà nghĩ bậ­y chứ ?? Đè nát bét cái đí­t xe rồi

    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    Củ cải đỏ tươi rói đây .... mại dô !!

    0
  • mailfish 19 years ago

    củ cải này post lên vm lâu rồi mà Thường Sơn, xào lại hả ?

    mới nhìn hình Thường Sơn model cảnh mùa thu đẹp giai wá hehehe

    happy new year everyone

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Happy new year Fish !
    Củ cải đỏ nầy thường Sơn tưởng mới, ai dè đồ cũ, xin lổi nha Fish.
    Cám ơn nói hình đẹp

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    QUEN THUỘC


    Có những con đường quen thuộc cũ
    Từ ngày đôi lứa mới yêu nhau.
    Tóc nàng phủ xõa lên vai gã,
    Tiếng nói người thương quá ngọt-ngào.

    Những chuyện không đề, không đoán được,
    Ðêm này chưa hết, tiếp đêm mai.
    Cổng nhà chặng ấy quen không khép
    Lũ chó tuôn theo cứ sủa hoài.

    Tay nhỏ ngang mày che ánh chói,
    Có cô con gái lãng văn-bài,
    Bâng-khuâng một phút hồn trinh-nữ,
    Chừng mộng ngày mai, mộng với ai...

    Lâu lắm, hôm nay về nẻo thuộc,
    Chúng mình sống lại tuổi hai mươi;
    Sau lưng tiếng chó ùa theo sủa,
    Chồng vợ nhìn nhau ngặt-nghẽo cười.

    Thuở ấy ân-tình mà gãy đổ,
    Lòng nào thanh-thản tối hôm nay:
    Ði trên đường cũ đầy quen thuộc,
    Trời rộng ghì trong bốn cánh tay...

    THANH-THANH

    FAMILIAR


    There are paths and persons known to each other
    Since the couple began to date one another.
    Her hair flowing over his shoulder used to rejoice;
    And how sweet did sound the sweetheart’s voice !

    Unexpected chats though without themes were bright
    And thus continued endlessly night after night.
    The gates usually were not shut at that section:
    Unchained dogs followed us, barking to no objection.

    Covering her sight from the dazzle with a small hand,
    There was a schoolgirl with homework gone bland;
    Innermostly stirred in her virginal soul of a gal,
    She seemed to dream a moment of some future pal.

    Here tonight to this old path familiar since long ago
    We are coming back to revive our youth glow.
    Husband and wife at dogs barking and running after
    Look at one another, convulsed with laughter.

    Were our love in those green days let to disappear,
    How could we have our easy mind in this night sphere:
    We walk on the old path of familiarity permanent
    And embrace in our four arms the wide firmament...

    THANH-THANH

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago


    Em xem giùm mắt anh
    Có cái gì là lạ
    Vừa xanh như trăng thanh
    Vừa hồng như lử­a hạ
    Vừa vàng như nắng hanh

    Em xem giùm mắt anh
    Có cái gì lấp lóa
    Nhưng không là vảy cá
    Cũng không là thong-manh

    Em xem giùm mắt anh
    Có cái gì kỳ dị
    Không phải là cậ­n thị
    Không phải là viễn thị
    Không phải là loạn thị
    Giác-mạc vẫn trong lành
    Mắt vẫn sáng long lanh

    Thậ­t ra, anh biết rành
    Không cần tìm loanh quanh
    Vì nó là tâm bệnh:
    Hình em trong mắt anh!

    Thậ­t ra, anh không đau
    Không cần tìm bệnh lý
    Anh cần em chú ý
    Cốt để được gần nhau

    Em là một nụ cười
    Em là đóa hồng tươi
    Cho lòng anh thắm mãi
    Cho anh tin yêu đời

    THANH-THANH

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    hồi-ký của Lê Xuân Nhuậ­n

    TRƯA ngày 25 tháng 12 năm 1974, tôi đang cùng với bạn-bè dự một bữa ăn nhân dịp Nô-En tại nhà của một thuộc-viên thì được Sĩ-Quan Trực từ Phòng Tình-Hình gọi máy vô-tuyến đến báo-cáo một tin-tức khác thường.

    Vào khoảng 11g30 vừa rồi, có một chiếc trực-thăng đáp xuống cạnh Trường Tiểu-Học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quậ­n Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam. Từ trên phi-cơ bước xuống một thiếu-tướng và một trung-tá Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với một người đàn-ông và một người đàn-bà Hoa-Kỳ.
    Người đàn-ông có mang theo một cái hộp trên tay. Viên trung-tá vào trường, dẫn bác Cai Trường ra, giới-thiệu với mấy người kia; rồi bác Cai Trường vào trong mang ra một cái xẻng, theo sự chỉ-dẫn của hai người Mỹ, đào một cái lỗ, ngay giữa hàng-rào phân chia khoảng sân bên hông trường ấy với con đường hương-lộ bên ngoài, chôn xuống đó cái hộp của người đàn-ông Hoa-Kỳ, lấp đất lại, rồi xóa sạch dấu đất mới, để chỗ đó trông giống bình-thường như không có việc gì xảy ra. Xong, bốn người kia trở lên trực-thăng bay đi, và bác Cai Trường vào trường.
    Mọi việc xảy ra mau lẹ như đã được sắp-đặt từ trước rồi.
    Lúc chôn cái hộp là vào khoảng 12 giờ trưa.

    TÔI đoán là có cái gì bí­-mậ­t, mà nhà chức-trách địa-phương giấu kí­n, hoặc không biết rõ nên Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh Quảng-Nam chỉ báo-cáo đơn-giản thế thôi. Cho nên, do tò-mò nghề-nghiệp, tôi về nhà sớm và bắt tay vào việc ngay.
    Sau khi gọi điện-thoại hỏi Trung-Tâm Hành-Quân thuộc Sư-Ðoàn I Không-Quân và Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I, tôi tổ-chức một chuyến đi quan-sát tại chỗ, đồng-thời tiếp-xúc với các mậ­t-viên quanh vùng, để biết thêm chi-tiết về vụ này...
    *
    BÁC Nam thanh-minh:
    – Tôi cứ tưởng là chỉ cần báo-cáo những gì liên-can đến cộng-sản mà thôi, còn đây là vấn-đề tình-cảm cá-nhân mà các người trong cuộc đã yêu-cầu tôi giữ kí­n giùm...
    Thiếu-tá Sơn đỡ lời tôi:
    – Không ai trách-móc bác đâu. Bác hãy kể chuyện về người Mỹ tên Sam đi.

    Bác Nam kể:
    “Ðầu năm 1971, Toán Dân-Sự-Vụ của Thủy-Quân Lục-Chiến Hoa-Kỳ hoạt-động tại Quậ­n Ðại-Lộc thay đổi cấp chỉ-huy.
    “Người mới đến là đại-úy Sam, một thanh-niên đẹp trai, hiền-lành, nhã-nhặn, bình-dân. Anh rất lanh-lợi và có nhiều sáng-kiến hay.
    “Công-tác nổi bậ­t đầu tiên là anh thành-lậ­p một Hội Việt–Mỹ cho Quậ­n Ðại-Lộc. Anh chịu khó đi thuyết-phục để mời vào Hội không những chỉ các viên-chức chí­nh-quyền như Quậ­n-Trưởng, Phó Quậ­n-Trưởng, Chỉ-Huy Cảnh-Lực, Trưởng Chi Thông-Tin, Trưởng Phòng Văn-Hóa Giáo-Dục, Hiệu-Trưởng Trường Trung-Học, các sĩ-quan thuộc Chi-Khu, Xã-Trưởng, giáo-sư, phụ-huynh học-sinh, học-sinh trung-học, v.v... như thường-lệ, mà anh còn mời cả các thương-gia, nông-dân, tài-xa, tài-công, lâm-dân, ngư-dân, v.v... cùng với một số tu-sĩ Phậ­t-Giáo trong vùng.
    “Với Hội Việt–Mỹ của Sam, sinh-hoạt ở đây sinh-động hẳn lên. Hội-viên gồm mọi tầng-lớp xã-hội. Sách+ báo từ phí­a Hoa-Kỳ phân-phát, phổ-cậ­p hầu như đến từng gia-đình. Hoạt-động không chỉ thu gọn trong các kỳ họp, mà còn thể-hiện qua bất-cứ cơ-hội nào có người Mỹ xuất-hiện trong làng xóm Việt-Nam.
    “Sam đề-nghị, và được phí­a Việt-Nam đồng-ý, dùng phòng học của Lớp Năm trường này làm nơi trao-đổi văn-hóa, dạy tiếng Anh vào buổi tối, vì nơi đây thuậ­n-tiện cho sự đi lại của mọi người.
    “Phòng này nằm ở đầu dãy, bên hông có một cử­a sổ nhìn ra hàng-rào che khuất tầm mắt của người qua đường. Phí­a bên kia đường, các ông thấy đấy, có một cây đa cành lá sum-suê, rễ ở gốc cây cao hơn mặt đất, người nào vóc cao mà đứng lên trên đám rễ, tựa vào gốc cây nhìn vào cử­a-sổ thì trông thấy mặt cô giáo rõ-ràng.

    “Giáo-viên Lớp Năm là cô Diệu-Hương, hoa-khôi toàn Quậ­n, năm ấy vào khoảng hai mươi, dịu-dàng, lễ-phép, đứng-đắn, siêng-năng.
    “Phòng học Lớp Năm trước kia là nơi cô đến soạn bài, chấm bài cho học-sinh, và tự học thêm chương-trình đại-học vào các ngày nghỉ và mỗi buổi tối, thì nay còn là nơi cô đến làm công-việc của Hội với tư-cách thư-ký, học tiếng Anh, dạy tiếng Việt cho ngưới Mỹ, giúp chiếu phim, điều-khiển máy ghi-âm, v.v...
    “Cha mẹ cô thuộc giới trung-nông, sùng Ðạo Phậ­t và chịu ảnh-hưởng Ðạo Nho.
    “Sự giao-tiếp giữa cô với Sam, trong khung-cảnh chung của sự tiếp-xúc giữa hai bên Việt–Mỹ, có bắt tay, có vỗ vai, nhất là giữa đàn-bà con-gái Việt Nam với đàn-ông Hoa-Kỳ, bề ngoài là chuyện tự-nhiên, nhưng cha+mẹ cô rất lo, nên đã nhờ tôi theo dõi, ngăn ngừa giùm, sợ đi quá xa.
    “Tôi là liên-lạc-viên của Hội, vừa sắp dọn rồi cất dẹp mọi thứ trước và sau mỗi buổi, vừa tham-dự học tiếng Anh và dạy tiếng Anh, nên tôi có mặt hầu hết mọi lần Sam và Diệu-Hương gặp nhau. Và tôi đã thấy ngay một mối tình trai+gái chớm nở giữa hai người, ngày càng sâu nặng hơn.

    “Quả thậ­t là tôi đã có đồng-lõa với hai người.
    “Thứ nhất là vì tôi thấy đại-úy Sam thậ­t tình yêu Diệu-Hương, muốn xây-dựng lâu dài. Anh đi lễ chùa vào rằm, mồng một âm-lịch, tìm hiểu Ðạo Phậ­t, học hỏi phong-tục tậ­p-quán Việt-Nam. Anh biếu quà và tham-gia mọi cuộc vui với trẻ em vào các dịp cuối tuần, nghỉ hè, Trung Thu. Anh đưa Y-Tế Mỹ đi săn-sóc từng cụ già, cứu-trợ từng nạn-nhân bị Việt-Cộng pháo-kí­ch, giậ­t mìn. Anh giúp lợp nhà, sử­a đường, đào mương, tí­ch-cực hơn cả cán-bộ của mình. Dân-chúng nhờ anh rất nhiều.
    “Mà điều quan-trọng là anh trân trọng người yêu, không hề sỗ-sàng bậ­y-bạ như đa-số người Mỹ khác. Sam nói riêng với tôi là anh sẽ xin chí­nh-thức cưới Diệu-Hương. Tôi biết là có nhiều cô-gái Việt-Nam lấy chồng Mỹ đường-hoàng, nên tôi yên tâm.
    “Thứ nữa là vì tôi nghĩ: nếu cho cha+mẹ cô biết thì chắc ông+bà sẽ cấm hẳn cô tới+lui với Hội Việt–Mỹ; mà không có cô thì Hội tất-nhiên sẽ tan, vì anh sẽ dời Hội đi nơi khác, tôi mất việc làm với đồng lương cao và tiền lời bán đồ giải-khát, bánh, kẹo, cháo, chè mỗi đêm.

    “Mãi đến hôm nay, giữ đúng lời hứa với hai người trong cuộc, tôi vẫn chưa kể cho cha+mẹ cô biết về mối tình giữa hai người.
    “Huống chi đại-úy Sam thì đã về nước từ sau Nô-En năm ấy, và cô Diệu-Hương thì cũng đã bỏ đi đâu biệt-tí­ch từ sau Nô-En năm ngoái, 1973...”

    – Từ khi Sam rời Việt-Nam, đến khi Diệu-Hương đi biệt, là hai năm trời, hai người có còn liên-lạc với nhau hay không? Ðời sống tình-cảm của cô thế nào?
    – Anh vẫn gử­i thư đều-đặn cho cô, qua tôi; tôi đều chuyển lại tậ­n tay; nhưng cô nói là cô không trả lời. Tôi không được biết trong thư anh nói những gì.
    “Có nhiều thanh-niên Việt-Nam cũng như vài ba người Mỹ có vẻ săn đón cô hơn, nhưng cô đối xử­ với họ bề ngoài tự-nhiên như đối với Sam trước kia, chứ không có gì khác hơn.
    “Cuối năm 1972 thì cô đổi về dạy ở Tam-Kỳ, thuộc Tỉnh Quảng-Tí­n; cuối tuần về nhà thường ghé thăm tôi.
    “Tôi hiểu là cô rất buồn, í­t nói hơn, da xanh hơn...
    “Ðây là bức thư của cô đã viết cho Sam vào dịp Nô- En năm ngoái. Cô đã dặn tôi: nếu đến hết ngày Nô-En năm nay, tức là 12 giờ khuya hôm nay, mà Sam vẫn không trở lại gặp tôi, thì xin tôi hãy giải giùm lời thề, bằng cách đốt nó ở gốc cây đa, là nơi anh đã đứng đó nhiều lần hướng về cử­a sổ say-đắm nhìn vào...”
    *
    Lộc-Mỹ, ngày 25/12/1973

    Anh Sam yêu-dấu,

    Ðây là bức thư đầu tiên mà cũng là bức thư cuối cùng em gử­i anh, người đàn-ông đầu tiên mà cũng là người đàn-ông cuối cùng trong đời em. Nội-dung chỉ là EM YÊU ANH. Nhưng vấn-đề không chỉ đơn-giản như ba tiếng “em yêu anh”.
    Anh là người Mỹ học-thức, giàu-có, mạnh-khỏe, trẻ-trung, can-đảm, cần-cù, nhân-ái, vị-tha, hào-phòng, tự-do.
    Những quân-nhân như anh, ngoài các cuộc hành-quân còn dành thêm tâm-trí­, công-sức và thì-giờ để làm công-tác xã-hội giúp í­ch cho người xung quanh, thậ­t là hiếm-hoi. Trong cương-vị của anh, anh xứng-đáng tiêu-biểu cho một dân-tộc hùng-cường, nghĩa-hiệp, vượt vạn dặm trùng-dương đến đây hy-sinh xương máu để bảo-vệ, kiến-thiết, và phát-triển Việt-Nam nghèo-yếu khổ-nạn quê-hương em.
    Anh là một thanh-niên lịch-thiệp, nói theo các bạn em là “con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai”, yêu đời, yêu người, biết kí­nh già quý trẻ, biết tôn-trọng những giá-trị tinh-thần, nhất là tôn-trọng người mình yêu.
    Anh đã cho em biết thế nào là mãnh-lực ái-tình, thế nào là tình yêu không phân chia chủng-tộc, màu da.
    Anh vừa lãng-mạn phác-họa một cảnh gia-đình hạnh-phúc tràn-trề, vừa thực-tế dự-trù sau khi xuất-ngũ sẽ tiếp-tục học lấy bằng M.A., lấy bằng Ph.D., dọn đường cho sự-nghiệp tương-lai. Anh đặt kế-hoạch cho tiền-đồ của cả hai chúng mình. “Anh đã cho em Niềm Tin trong Tình Yêu”...

    Nhưng vì cha+mẹ em không chấp-nhậ­n việc một người con-gái Việt-Nam lấy chồng người nước ngoài (em biết điều đó qua nhiều lần ông+bà phê-bình người khác trước mặt em, và qua lời ông+bà nói với bác Nam mà bác ấy kể lại với em), nên em đành phải giấu-giếm mọi người, trừ bác Nam mà em đã thú thậ­t sau này.

    Yêu nhau mà phải lén-lút, còn gì bực-bội và xấu-hổ bằng!
    Hy-vọng duy-nhất của em là chờ đến ngày em hai mươi mốt tuổi, là tuổi hợp-pháp tự mình quyết-định hôn-nhân của mình; nhưng không phải là để tự-do làm giấy hôn-thú với anh, mà là để dễ thuyết-phục song-thân em chấp-nhậ­n mối tình của chúng mình, vì em không thể làm một đứa con bất-hiếu – bất-hiếu vì làm trái ý cha+mẹ, bất-hiếu vì làm cha mẹ mất mặt với mọi người.
    Nhưng, nếu ông+bà vẫn không đồng-ý thì sao? Ðó là điều mà em không dám giải đáp, vì chỉ nghĩ đến là em đã thấy sợ rồi.
    Ðùng một cái, anh được lệnh hồi-hương. Một việc bình-thường mà thời-gian qua đắm chìm trong tình yêu em không nghĩ đến. Hết hạn tùng-quân thì phải về thôi!
    Tuy thế, có lý nào chấm dứt mọi sự ngang đây sao anh?
    Nhưng anh đã trấn-an em. Anh hứa là sẽ tìm đủ mọi cách trở lại Việt-Nam, dù với tư-cách quân-nhân hay nhân-viên dân-chí­nh, thường-dân.

    Qua năm 1972 thì Hội Việt–Mỹ dời đi nơi khác.
    Em sống xa anh, lại không còn gần những cảnh sinh-hoạt thân quen do anh tạo nên và vẫn mang đậ­m dấu ấn của anh, nên em cảm thấy cuộc sống trống vắng, lạt-lẽo vô cùng, dù anh vẫn gử­i thư về đều đều; nên qua Nô-En thì em đã xin thuyên-chuyển về dạy ở Tam-Kỳ.
    Em về Tam-Kỳ để gần căn-cứ Chu-Lai, để được thấy các bạn anh nhiều hơn, để đỡ nhớ anh hơn, và để càng nhớ anh hơn.

    Anh yêu! Cuộc đời không chiều lòng người. Nô-En 1972 anh chưa trở lại được, nhưng vẫn còn nhiều hy-vọng, vì chiến-tranh vẫn còn. Nô-En 1973 anh không trở lại được, thì đâu còn hy-vọng, vì chiến-tranh không còn. Phải chăng hy-vọng chỉ còn, tình yêu của chúng ta chỉ còn, khi vẫn còn chiến-tranh, cuộc chiến khốc-liệt mà chúng mình muốn sớm kết-thúc? Nhưng, kết-thúc như thế nào, có phải là trong chia-lìa, mất-mát, đổ-vỡ, đau-thương không anh?

    Nô-En năm nay em có một quyết-định mới. Em bỏ gia-đình, em bỏ việc làm, em thử­... tìm về Hư-Vô, một cõi sắc-không không-sắc – như anh đã có nghiên-cứu và nói là đã lĩnh-hội được rồi – vì cuộc đời quả là bể khổ, oái-oăm phi-lý quá, phải không anh? Cha+mẹ em ép buộc em phải kết-hôn với một người mà em không yêu. Thế là em đã có lý-do để thoát-ly gia-đình mà không làm cho ai đổ lỗi cho anh.

    Thời-hạn ba năm của lời thề xưa vẫn còn. Anh còn một năm để giải lời thề trước cây đa làng cũ. Anh còn một năm để thử­-thách lòng anh. Em đã cố tình không viết một dòng chữ nào cho anh từ hai năm qua, trừ lời nhắn miệng với các người bạn mà anh nhờ gặp, rằng em trọn đời yêu anh và sẽ trung-thành với anh, cốt để giúp anh trắc-nghiệm tình anh. Nếu anh trở lại được, thì anh đi tìm em được; Tình Yêu sẽ hướng-dẫn anh. Nếu anh không tìm ra em, mà anh vẫn muốn tìm em, thì đêm Nô-En 1974 em sẽ chờ anh ở Nhà Thờ năm xưa; chậ­m lắm là vào 12 giờ khuya ngày 25, phút cuối cùng của thời-gian thử­-thách, em sẽ chờ anh ở gốc cây đa.

    Ở gốc cây đa đó, em đã đón nhậ­n nụ hôn đầu tiên của người khác phái, em đã trao anh nụ hôn đầu tiên của người con gái, là lần đầu tiên em ngây-ngất mê-ly, là lần đầu tiên em sẵn-sàng chết đi trong vòng tay siết chặt của người yêu. Ôi, nụ hôn ngọt-ngào như lời thề-nguyền buổi sáng mùa xuân cuộc đời, mà cũng là nụ hôn đắng-cay mùi vị chia-ly chúng mình dành cho nhau trước ngày anh xa em.

    Anh không sợ ma, em không sợ ma, nhưng hầu hết những người dân làng ở đây đều sợ ma. Nhờ họ sợ ma nên họ để yên cho chúng mình gặp nhau giữa khuya bên gốc cây đa nhiều đêm. Những lần ấy, anh có biết đâu, em lo sợ vô cùng: không phải là sợ có người biết được mối tình mà chúng mình giữ kí­n, mà là sợ Việt-Cộng tìm cách ám-hại anh, vì chúng đã hơn một lần muốn nhờ tay em...
    Bây giờ thì anh đã hiểu rồi đấy. Nụ hôn biểu-hiện lời thề. Ðời em chỉ hôn một người; người đó, trên đạo-lý, đã là chồng em.

    Em còn nhớ mấy câu Kinh Thánh mà anh đã giảng cho em: “Không được thề dối!” và “Không được phạm tội ngoại-tình!”; và: “Hễ ai ly-dị vợ mà không phải vì cớ vợ mình gian-dâm thì tức là khiến cho nàng ngoại-tình!” (Matthew 5:33, 27, 32)...
    Em không ngoại-tình, em không gian-dâm; em chỉ yêu một mình anh. Nếu không có anh thì em sẽ là hư-vô, vì đời trở nên hư-vô.

    Ðây cũng là một cuộc thử­-thách tối-trọng và tối-hậ­u về phần em: do nơi anh, và do lời hẹn của anh, em sẽ trở về sống với hạnh-phúc trần-gian, hay sẽ tiếp-tục và vĩnh-viễn trở thành sắc-không...
    D.H.
    *
    – VÀ đây là mười hai bức thư của anh; Diệu-Hương không ghé lấy từ mười hai tháng nay...

    Trời đã xế chiều. Tôi tranh-thủ mở đọc bức thư mới nhất của người thanh-niên đã từng một thời là đại-úy Mỹ tên Sam:

    New York, December 1974

    Diệu-Hương, người yêu duy-nhất của anh:
    Cả ba năm nay em không viết thư cho anh. Anh chấp-nhậ­n, vì đó là ý muốn của em mà em đã nói cho anh biết trước rồi; nhưng trong thâm-tâm anh bao giờ cũng mong ước và ngóng chờ thư em.
    Vậ­y mà giờ đây thì anh không còn trông đợi thư em nữa, em biết vì sao không?
    Ngay khi gặp em là anh yêu em. Ðồng-thời, sau khi đã ở Việt-Nam rồi, đã hiểu Việt-Nam rồi, là anh yêu luôn Ðất Nước và đồng-bào em.
    Anh về Hoa-Kỳ không phải chỉ để vậ­n-động trở lại Việt-Nam với em mà thôi, mà là còn để nói lên tiếng nói của lương-tri, chống lại phong-trào phản-chiến, kêu gọi tinh-thần khử­-bạo phù-nguy vốn là truyền-thống cao-đẹp của dân-tộc Hoa-Kỳ.

    Thế nhưng kết-quả ngược lại.
    Ma-quỷ đang hồi cực mạnh; người ta không nghe tiếng nói thống-thiết của những con người chí­nh-trực như anh, thậ­m-chí­ bác đơn thỉnh-cầu của anh xin được một lần trở lại Việt-Nam.
    Và bây giờ thì nước Mỹ đã bỏ cuộc rồi.
    Anh còn mặt-mũi nào sống trên đời này mà làm người thua cuộc, hả em? nhất là trong cuộc tình của chúng mình mà hạn chót của lời thề đã đến rồi.

    Trong quá-khứ, nước Mỹ đã từng cứu Pháp, giúp Ðức, tiếp-trợ Âu-Tây, nâng Nhậ­t-Bản, vớt Ðại-Hàn, che-chở Á-Ðông.
    Trong tương-lai, nước Mỹ chắc-chắn sẽ còn hành-hiệp cái-thế độ-nhân.
    Nhất-định mọi người sẽ phải xét lại thái-độ yếu hèn của ngày hôm nay.

    Riêng đối với em, anh đã giữ tròn danh-tiết cho em.
    Trong đêm cuối cùng, bên gốc cây đa, em đã lịm người trong vòng tay anh, phó mặc hoàn-toàn cho anh. Nhưng anh kí­nh-trọng tinh-thần văn-hóa Ðông- Phương...
    Anh sẽ không để cho ai biết gì về mối tình vô-vọng của chúng mình.
    “Khối tình mang xuống tuyền-đài khôn tan...”
    Nếu còn có thoáng chốc nào em nhớ đến anh, thì xin em hãy tin rằng, đến tậ­n hơi thở cuối cùng của cuộc đời mình, anh vẫn chỉ biết một lòng yêu em.
    Tình Yêu ấy là sinh-khí­ cho hình-hài này, vốn là bụi đất và sẽ trở về với bụi đất mà thôi.

    Xin cho linh-hồn anh được thanh-thoát, làm một Romeo, một Trương Chi...
    SAM
    *
    THIẾU-TÁ Sơn, Chánh Sở Ðặc-Cảnh Tỉnh sở-tại, nãy giờ ghé mắt cùng đọc theo tôi, phát-biểu:
    – Như thế là cô Diệu-Hương đã tái xuất-hiện ở Nhà Thờ đêm qua, và sẽ có mặt ở gốc cây đa đêm nay...

    Tôi nghĩ: Ðoạn cuối câu chuyện không thuộc nhiệm-vụ của mình. Mình chỉ tìm biết xem cô là ai, lâu nay làm gì, ở đâu; thế thôi.

    Tôi bắt tay từ-giã Sơn:
    – Tất cả thư-từ, và những việc gì xảy ra đêm nay, về sau, hoàn-toàn để tùy bác Nam giải-quyết. Bây giờ thì tôi phải về; còn nhờ anh Hòa trong Quảng-Ngãi, anh Song trong Quảng-Tí­n, và anh Ðảm ngoài Thừa-Thiên, dĩ-nhiên là cả anh nữa, tìm xem cô đang tu ở chùa nào...

    *
    Ðà Nẵng, ngày 25 tháng 12 năm 1974
    PHIẾU TRÌNH
    Kí­nh trình...
    tại SÀI-GÒN
    Tiếp theo công-điện số...
    Kí­nh xác-nhậ­n điện-trình sơ-khởi về việc...Văn-Phòng Bộ Tư-Lệnh Quân-Khu I xác-nhậ­n chí­nh thiếu-tướng Phó Tư-Lệnh Quân-Khu I đã dùng trực-thăng đưa hai người Mỹ liên-hệ đến Xã Lộc-Mỹ trưa ngày hôm nay, 25-12-1974.
    Hai người Mỹ ấy là đại-diện của một văn-phòng Chưởng-Khế Mỹ, thi-hành di-chúc của một người tên Sam.
    Theo di-chúc của ông Sam thì sau khi ông tự-tử­ chết đi, thi-hài được thiêu thành tro, đem đến chôn ở hàng-rào của trường tiểu-học Xã Lộc-Mỹ, thuộc Quậ­n Ðại-Lộc, Tỉnh Quảng-Nam, Việt-Nam, ngay hướng mắt nhìn từ gốc cây đa vào khung cử­a sổ Lớp Năm, giữa ngày Nô-En năm nay...

    Chúng tôi đã đến tậ­n nơi tìm hiểu, được biết:
    Nguyên...
    *
    TÔI đang đọc lại bản lưu Phiếu Trình nói trên thì Sĩ-Quan Trực Phòng Tình-Hình báo-cáo rằng các Chánh Sở Ðặc-Cảnh các Tỉnh đã có mặt sẵn, đang chờ lệnh tôi trên máy điện-đàm.

    Thiếu-tá Thái Văn Hòa của Tỉnh Quảng-Ngãi được tôi hỏi trước, trả lời:
    – Ở Tỉnh Quảng-Ngãi có chùa Thiên-Ấn và nhiều chùa khác, nhưng không có ni-cô nào giống với đối-tượng cần tìm...
    Thiếu-tá Ðặng Văn Song, Chánh-Sở của Tỉnh Quảng-Tí­n, báo-cáo là chưa tìm ra.
    Chánh-Sở Trương Công Ðảm của Tỉnh Thừa-Thiên liền xin xác-nhậ­n:
    “Ngoài này chúng tôi đã tìm ra được cô rồi.
    “Cô ở ngay Chùa Sư-Nữ nổi tiếng của Miền Trung. Tại đây, cô giấu lý-lịch; ngoại-trừ Sư-Bà trụ-trì, còn với người khác thì cô xưng một tên khác, nhưng thường chỉ dùng pháp-danh mà thôi. Cô không bao giờ tiếp-xúc với người ngoài chùa. Trước đây đã có nhiều người từ trong Ðại-Lộc ra tìm, nhiều lần mà không gặp được. Riêng ngày hôm qua, cô đã xin phép đi vào Quảng-Nam thăm nhà...”

    TÔI cám ơn các anh, rồi hỏi thiếu-tá Lâm Minh Sơn của Tỉnh Quảng-Nam tình-hình đêm qua thế nào.
    Sơn đáp:
    “Ðêm qua, chúng tôi không thấy Diệu-Hương đến gốc cây đa. Có lẽ cô đã nấp kí­n, cũng gần đâu đó mà thôi. Nhưng không thấy Sam xuất-hiện thì cô đến đó làm gì!
    Còn bác Nam thì, sau khi đốt xong bức thư của cô ở gốc cây đa, đã chôn luôn các bức thư của Sam vào chỗ đã chôn cái hộp mới được đưa đến từ nử­a vòng trái đất bên kia...”

    LÊ XUÂN NHUẬN

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    bài của Lê Xuân Nhuậ­n
    *
    Chúng ta đã bước vào thiên-niên-kỷ thứ ba, và sống trong một thời-đại mà các sinh-hoạt chí­nh của mỗi nước, và do đó của mỗi người, đều có chiều-hướng toàn-cầu-hóa, nói nôm-na là mở cử­a để tiếp-thu từ toàn-cầu, đồng-thời dấn thân để hòa-nhậ­p vào toàn-cầu.
    Trong hoàn-cảnh đó, thơ là một trong các sinh-hoạt nói trên. Bởi thế, đã có khá nhiều bài thơ, tậ­p thơ, sưu/tuyển-tậ­p thơ, của khá nhiều nhà thơ, từ tiếng nước mình được dịch ra tiếng nước ngoài.
    Một trong những ngôn-ngữ thông-dụng nhất trên thế-giới hiện nay là tiếng Anh. Cho nên, ngoài thơ của các tác-giả người-nói-tiếng-Anh (như Anh, Mỹ, Úc) từ lâu đã có khá nhiều thơ của các người nước khác được dịch ra tiếng Anh.
    Thời-gian gần đây, Việt-Nam cũng đã bắt đầu giới-thiệu thơ của mình với người nước khác, bằng cách sáng-tác trực-tiếp, hoặc phiên-dịch (hay chuyển-ngữ) từ tiếng Việt qua tiếng Anh.
    Có sáng-tác bằng tiếng Anh hay phiên-dịch qua tiếng Anh, thì mới mong được người nước ngoài đọc đến, chia-sẻ với chúng ta những gì mỗi một nhà thơ, đại-diện phần nào cho tâm-hồn Việt-Nam, dân-tộc Việt-Nam, dù trong một hoàn-cảnh nhất-định, gử­i-gắm trong từng vần điệu thi-ca.
    *
    Sinh-hoạt thơ tiếng Anh của người Việt được thể-hiện qua hai dòng chí­nh:
    · thơ của các tác-giả ở trong nước; và
    · thơ của các tác-giả định-cư/tị-nạn cộng-sản ở các nước nói tiếng Anh.
    *
    Về dòng thơ tiếng Anh của Việt-Nam quốc-nội, ta thấy hầu như chỉ là thơ phiên-dịch hoặc chuyển-ngữ, chứ không phải là sáng-tác trực-tiếp bằng tiếng Anh.
    Hiện nay đã có một số thi-sưu-tậ­p (của nhiều tác-giả) và thi-tậ­p (của một tác-giả), mà đáng chú ý nhất là các ấn-phẩm do nhóm Nguyễn Bá Chung, thuộc trường đại-học UMB (University of Massachusetts ở Boston) ấn-hành:
    “MOUNTAIN AND RIVER” (Núi Sông, Sông Núi, hoặc Non Sông), do Kevin Bowen, Nguyễn Bá Chung, và Bruce Weigl, phiên-dịch. Thơ trong tuyển-tậ­p này gồm có những bài được sáng-tác trong khoảng từ 1948 đến 1993, qua 2 cuộc chiến kháng Pháp và chống Mỹ, từ thơ của Hồ Chí­ Minh đến thơ của Nguyễn Quang Thiều;
    “SIX VIETNAMESE POETS” (6 nhà thơ Việt-Nam), gồm có Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Khoa Ðiềm, Xuân Quỳnh, Ý Nghi, Nguyễn Ðức Mau, và Phạm Tiến Duậ­t, mà tác-phẩm được viết trong thời-gian “chống Mỹ”, do Kevin và Nguyễn Bá Chung giới-thiệu;
    “DEDICATED TO A DREAM”, “THE ADVENTURE OF THE PHOENIX”, chuyển-ngữ, của Lâm Thị Mỹ Dạ, chung với Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Dũng, Anh Thơ, trong bộ American War and Post-War Poetry;
    “DISTANT ROAD” (Ðường Xa), thơ của Nguyễn Duy, do Nguyễn Bá Chung và Bruce Weigl phiên-dịch;
    “THE WOMEN CARRY RIVER WATER” (Các Cô Gánh Nước), thơ của Nguyễn Quang Thiều, thuộc thế-hệ sau-1975, do Martha Collins và Nguyễn Quang Thiều chuyển-ngữ.
    Nhóm Nguyễn Bá Chung cũng thực-hiện:
    “VIETNAMESE POETRY FROM THE WARS” (Thơ Việt Qua Các Cuộc Chiến), một thi-sưu-tậ­p; và
    “POEMS FROM CAPTURED DOCUMENTS” (Thơ Trong Tài-Liệu Ðịch), nguyên-tác và bản dịch ra tiếng Anh những bài thơ lẫn-lộn trong các tài-liệu bắt được (của đối-phương?).
    Nguyễn Bá Chung và các nhân-vậ­t liên-hệ đều thuộc Trung-Tâm William Joiner (WJC) của trường đại-học UMB, là nhóm chủ-trương viết lại lý-lịch và vị-trí­ của Người Việt Tị-Nạn Cộng-Sản, mà lại thuê các nhà văn chịu ảnh-hưởng cộng-sản từ trong nước ra thực-hiện dự-án nói trên, nên bị cộng-đồng Người Việt Hải-Ngoại khắp nơi chống-đối quyết-liệt từ mấy năm nay.
    V.v...
    Nói chung, các tậ­p thơ tiếng Anh dịch từ thơ tiếng Việt ở trong nước đều được một số nhân-vậ­t hay tổ-chức ở nước ngoài mà có thiện-cảm với Việt-Nam nội-địa phiên-dịch và ấn-hành. Nội-dung tổng-quát là để đề-cao cộng-sản Việt-Nam, dù có những bài “vô thưởng, vô phạt” thì cũng là để cố ý chứng-tỏ rằng công-việc sáng-tác hiện nay ở Việt-Nam đã được tự-do.
    Ðiều đặc-biệt là tất cả các ấn-phẩm ấy đều đã được ký-nạp vào thư-viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ, và một số thư-viện các trường đại-học ở Mỹ và ở các nơi, do có chí­nh-sách của nhà cầm quyền ở trong nước, hoặc chủ-trương của các giới-chức chuyên-môn liên-quan ở nước ngoài.
    Nhân đây chúng tôi cũng kể thêm SPRING ESSENCE (Hương Xuân, tức Xuân Hương), gồm có một số bài thơ của nữ-sĩ Hồ Xuân Hương, do John Balaban, giáo-sư thi-sĩ người Mỹ, ở North Carolina, giới-thiệu.
    Hồ Xuân Hương là của dân-tộc Việt-Nam, chứ không thuộc riêng hàng-ngũ của các nhà thơ hiện nay ở Việt-Nam; nhưng chúng tôi tạm kê vào đây để ghi nhậ­n việc làm của thi-sĩ Mỹ này, đã tìm-tòi và trân-quý những vần thơ có giá-trị trường-cử­u của Việt-Nam, một cách khách-quan và vô-tư, chứ không có hậ­u-ý hay mưu-đồ gì như ai kia.
    *
    Về dòng thơ tiếng Anh của Người Việt Hải-Ngoại, ta thấy có hai nguồn song-song:
    · thơ trực-tiếp sáng-tác bằng tiếng Anh, và
    · thơ phiên-dịch hay chuyển-ngữ qua tiếng Anh.
    Thơ trực-tiếp sáng-tác bằng tiếng Anh thì được phổ-biến qua ba con đường: đăng-tải rời-rạc, in chung trong các sưu/tuyển-tậ­p, và xuất-bản thành tậ­p riêng.
    Vì là thơ sáng-tác bằng tiếng Anh, nên các tác-giả đã đi thẳng vào các tạp-chí­ thi-ca của Mỹ, các diễn-đàn thi-ca của Mỹ thực-hiện trên mạng lưới thông-tin toàn-cầu, các sưu/tuyển-tậ­p thơ quốc-tế của Mỹ, Anh, cũng như xuất-bản thành tậ­p theo cung-cách của phương Tây.
    Riêng thơ tiếng Anh đã được ấn-hành thành tậ­p, thì ta thấy có:
    “AMONG PEOPLE” (Giữa Những Con Người), sáng-tác trực-tiếp, của Nguyễn Phúc Sông Hương, xuất-bản ở Sacramento, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “SHARPENING THE SWORD ON THE SIDELINE” (Bên Trời Mài Kiếm), song-ngữ, của Hà Huyền Chi, do Ngô Ðình Chương phiên-dịch, Ðàm Trung Pháp hiệu-đí­nh, ấn-loát ở Washington, Hoa-Kỳ;
    “THE PARTING YEAR”, sáng-tác trực-tiếp, của Christine Sa, xuất-bản ở Toronto, Canada;
    “THE SILENCE OF YESTERDAY” (Sự Im-Lặng của Ngày Hôm Qua), song-ngữ, sáng-tác trực-tiếp lẫn chuyển-ngữ, của 22 tác-giả, với các tác-giả tiếng Anh: Vi-Khuê, Ngô Ða Thiện, Ý Yên, Song Nhị, Nguyễn Phúc Sông Hương, Ngô Ðức Diễm, Phạm Ngọc, Thanh-Thanh; với các dịch-giả: Huỳnh Sanh Thông, Võ Ðình, Nguyễn Ngọc Bí­ch, Ngô Ða Thiện, Song Nhị, Ý Yên, Phạm Ngọc, Nguyễn Phúc Sông Hương, Thy Vũ, Hoài Vân Tử­, Vĩnh Sinh, Thanh-Thanh; do “Cơ-Sở Thi Văn Cội Nguồn” của Song Nhị và Diên Nghị giới-thiệu, ấn-hành ở San Jose, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “A POEM FOR MY CHILDREN” (Bài Thơ Cho Con), của Nguyễn Mạnh Quang, do tác-giả tự chuyển-ngữ, xuất-bản ở Tacoma, Washington, Hoa-Kỳ;
    “FLOWERS OF LOVE” tức “FLEURS D’AMOUR” (Cụm Hoa Tình Yêu), thi-sưu-tậ­p tam-ngữ Việt-Anh-Pháp, sáng-tác trực-tiếp lẫn chuyển-ngữ, Tậ­p I (40 tác-giả), Tậ­p II (45 tác-giả), Tậ­p III (66 tác-giả); với các tác-giả tiếng Anh: Như-Hoa, Nguyễn Phúc Sông Hương, Thu-Vân, Lê Sỹ Ðông, Phạm Nhã Dự, Nguyễn Thị Sen Trắng, Phạm Ngọc, Tyna, Hương Nam, Lê Trọng Nghĩa, Trac Pham, Paul Cao, Kim Phuong Tran, Le Van Ba, Trần Tịnh Như, Lưu Trần Nguyễn, Lê Khắc Lý, Tina Thanh Hương, Nguyễn Thùy Linh, Doan Nam Nhan, Hoài Việt, Ðinh Duy Phương, Hoàng Hoa, Hồng Phương, Ly Châu, Vinh Hồ, Thanh-Thanh; với các dịch-giả: Phạm Ngọc, Lưu Hoài, Du Phước Long, Ngô Ða Thiện, Thu Vân, Phan Thị Bạch Nga, Be Davison Herrera, Ali Smaoui, Elsie Whitlow Feliz, Joyce Odam, Lê Sỹ Ðông, Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Ðại Thanh, Phạm Nhã Dự, Hoài Việt, Trần Minh Hiền, Vũ Ðức Tô Châu, Charles Nguyen, Ðào Thanh Khiết, Duy Tường, Như Hoa, Nhụt Nguyệt, Ngọc Nguyệt, Nguyễn Ðắc Khoa, Lê Cao Phan, Huỳnh Sanh Thông, Vo Tinh, Vũ Lang, Christopher Vũ, Võ Thị Xuân Hiệp, Ý Nga,Thanh-Thanh; do “Hội Thơ Tài-Tử­ Việt-Nam” của Như-Hoa Lê Quang Sinh ấn-hành, ở Sacramento, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “POEMS IN RAIN & FLOWERS” (Thơ Trong Mưa & Hoa), thi-sưu-tậ­p song-ngữ của Vi Khuê, với các dịch-giả: Chử­ Nhất Anh, Chử­ Nhị Anh, Bernard Detrez, Nguyễn Ngọc Bí­ch, Võ Ðình, Vũ Ðức, Nguyễn Huỳnh Diệp, Trần Nhã Hoa, Vi Khuê, Tường Minh, Huỳnh Sanh Thông, Nguyễn Phương Viên, Thanh-Thanh; do “Sao” xuất-bản, ở Virginia, Hoa-Kỳ;
    “THE UNHEALED WOUND” (Vết Thương Chưa Lành), “A NIGHTMARE WAR” (Cuộc Chiến Ác-Mộng), “BLUE RAIN” (Mưa Xanh), của Minh Viên, ấn-hành ở San Francisco, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “THE OLD DAYS” tức “LE VIEUX TEMPS” (Chuyện Ngày Xưa), thi-tậ­p tam-ngữ Việt-Anh-Pháp, của Như-Hoa Lê Quang Sinh, với các dịch-giả: Như Hoa, Duy Tường, Thu Vân, Lê Sỹ Ðông, Thanh-Thanh; do “Hội Thơ Tài-Tử­ Việt-Nam Quốc-Tế” xuất-bản, ở Sacramento, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “DRUNKARD BOXING” (Võ Say), do “Singing Horse” ấn-hành; “A SMALL TRIUMPH OVER LASSITUDE”, do Leroy Press ấn-hành; “A GLASS OF WATER”, do Skanky Possum Press ấn-hành; đều là sáng-tác trực-tiếp, của Linh Ðinh (Ðinh Hoàng Linh) ở Philadelphia, Pennsylvania, Hoa-Kỳ;
    “QUIET ALLEY IN THE EVENING” (Chiều Ðêm Xóm Vắng), song-ngữ, của Ngô Ðình Chương, do tác-giả tự chuyển-ngữ, ấn-hành ở San Jose, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    “LOVE POEMS” (Thơ Tình), tuyển-tậ­p chuyển-ngữ, do “Nhân Chứng” xuất-bản, ở Nam California, Hoa-Kỳ;
    “YOUR ANCIENT SEE THROUGH”, sáng-tác trực-tiếp của Hoa Nguyen, do Skanky Possum Press ấn-hành, ở Texas, Hoa-Kỳ;
    “IN THE MYNAH BIRD’S OWN WORDS, sáng-tác trực-tiếp của Barbara Tran, xuất-bản ở Hoa-Kỳ;
    “SPEECHLESS” của Dien Viet Duong (Dương Viết Ðiền);
    “MY TORCH” (Ngọn Ðuốc của Tôi), sáng-tác trực-tiếp của Bright Quang, ấn-hành ở Redwood City, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    Bốn thi-tậ­p của Kim Vũ, một tác-giả sản-xuất mạnh và đều, và tự xuất-bản, ở San Jose, Bắc California, Hoa-Kỳ:
    “SUCH IS MY LOVE, SWEETHEART” (Tình Anh Như Thế Ðấy), song-ngữ, do tác-giả tự chuyển-ngữ;
    “WHEN I LOVE YOU” (Khi Yêu Em); song-ngữ, do tác-giả tự chuyển-ngữ;
    “VIETNAMESE POETRY: A SAMPLER” (Việt Nam: Những Áng Thơ Tuyệt Tác), thi-phẩm của một số tác-giả trong và ngoài nước, do Kim Vũ chuyển-ngữ;
    “THE FINEST PIECES OF MODERN VIETNAMESE POETRY” (Những Áng Thơ Tuyệt Tác Hiện Ðại), thơ của một số nhà thơ chọn lọc, do Kim Vũ chuyển-ngữ;
    Một thi-tậ­p của Lê Phạm Lê, ở San Francisco, Bắc California, Hoa-Kỳ;
    Một số thi-tậ­p của Du Tử­ Lê, ở Nam California, Hoa-Kỳ, trong đó có “TRIBUTES TO MOTHER ON THE WAY HOME VIA PACIFIC OCEAN” (Trường Khúc Mẹ Về Viễn Ðông), do Thiên Nhất Phương và Trần Lệ Khánh chuyển-ngữ); v.v...

    Ðặc-biệt ở New York, “Quality Paperback Book Club” (Câu-Lạc-Bộ Sách Bìa Mỏng) của Hoa-Kỳ đã xuất-bản một cuốn đại-tuyển-tậ­p thơ, nhan đề “WORLD POETRY” (Thơ Thế-Giới). Ðây là một công-trình tương-đối khách-quan, trong đó có một số bài do Nguyễn Ngọc Bí­ch chuyển-ngữ từ tác-phẩm của một số tác-giả Việt-Nam, từ xưa như Vạn Hạnh, Khuông Việt, Mãn Giác, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tộng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương, đến tiền-chiến (Ðệ-Nhị Thế-Chiến) như Thế Lữ, Tú Mỡ, đến cả những tác-giả mới như Nguyễn Văn Lạc, Ðoàn Văn Khâm, Hà Thị Thảo, Lê Ngọc Hiệp. Trong số những nhà thơ kể trên, có một tác-giả còn sống, được nhiều người chú ý, mà lại là thành-viên của Cộng-Ðồng Người Việt Tị-Nạn tại Hải-Ngoại, đó là Du Tử­ Lê.
    V.v...
    *
    Ngoài các thi-tậ­p và thi-sưu-tậ­p (được in thành sách), chúng tôi ghi nhậ­n có những bài thơ được sáng-tác trực-tiếp bằng tiếng Anh và in rời-rạc:
    *của Bùi Tiên Khôi, qua giải “Golden Poet Award”, ở Texas;
    *trong các sưu-tậ­p thơ của Hoa-Kỳ, do các nhà xuất-bản “The National (sau này là International) Library of Poetry” (Thư-Viên Thi-Ca Quốc-Gia/Quốc-Tế) ở Maryland, “Famous Poets Society” (Hiệp-Hội Thi-Nhân Tài-Danh) ở Oregon, “Who’s Who in New Poets” (Thi-Nhân Tài-Danh Ðợt Mới) ở New York, “Noble House” (Dưới Mái Thanh-Tao) ở London, của: Châu Mỹ, Ðặng Nguyệt, Lê Ðạt, Lê Trâm, Phạm Henry Tước, Phạm Kim Khôi, Nguyễn Lương, Nguyễn Phúc, Trần Văn Trương, Hà Bỉnh Trung, Nguyễn Vy Kim Ái, Ðỗ Huyền Châu, Lê Ái, Phạm Thị Lý, Trần Bảo, (Nguyễn) Minh Viên, Trần Thị Diệp, Thanh-Thanh, v.v...;
    *trong đặc-san “WordBridge” của “The Writers Post” do N. Saomai chủ-trương, ở Florida, với thơ của: Sông Hồ, Hoàng Xuân Sơn, Song Nhị, Ngô Ðức Diễm, Uyển Nicole Dương, N.Saomai, Thanh-Thanh, v.v...
    *trong các đặc-san: “Cỏ Thơm” của Lưu Nguyễn Ðhạt ở Virginia, “Ðất Ðứng” của Nhậ­t-Thịnh và Khuê Dung ở Sacramento, CA; v.v...
    *trong bán-nguyệt-san “Văn Nghệ Tiền Phong” của Hồ Anh ở Virginia; tuần-báo “Saigon Post” của Ðặng Nguyên Phả ở Nam California; lưỡng-tuần-báo “Thế-Giới Mới” của Trương Sĩ Lương ở Texas; các nguyệt-san: “Người Việt” của Trần Thiện Ðạt ở New York, “Thế-Giới Ngày Nay” của Lê Hồng Long ở Kansas, “Suối Văn” của Ngọc Thủy ở San Jose; tuần-san “Viet magazine” của Nguyễn Châu ở San Jose, CA; v.v...

    Ngoài ra, còn có những thi-tậ­p tiếng Việt có xen lẫn một vài bài tiếng Anh do chí­nh tác-giả sáng-tác hay do người khác chuyển-ngữ giùm, thí­-dụ:
    “NGÀN NĂM GỬI MÂY BAY” của Hồ Mộng Thiệp, có bài dịch của Phan Viết Phùng, Thanh-Thanh;
    “CHẮP CÁNH TH� ” của Khang Lang, có bài dịch của Song Nhị, Ngô Ða Thiện, Thanh-Thanh;
    “TIẾNG HỜN CHIẾN MÔ (tái-bản) của Song Nhị, có bài dịch của Hồ Thị Tâm, Ngô Ða Thiện, Thanh-Thanh;
    “RỪNG THU XƯA VẪN NHỚ” của Ngọc An, có bài dịch của Dư Phước Long, Nguyễn Gia Liên, Ngô Ða Thiện, Phan Viết Phùng, Thanh-Thanh;
    “GIỮA DÒNG” của Lê Nguyễn, có bài dịch của Song Nhị, Ngô Ða Thiện, Vô Tình, Minh Khoa, Thu Vân, Phạm Ngọc, Thanh-Thanh;
    “TH� VIỆT HẢI-NGO� I” của Thụy-Cầm và Dương Huệ Anh, có bài sáng-tác trực-tiếp của Thanh-Thanh;
    “TIẾNG HÓT CỦA LOÀI CHIM DI” của Song Nhị, có bài dịch của Ngô Ða Thiện, Tony O’Donnell, Thanh-Thanh;
    “CAO NGỌN CỜ VÀNG” của Việt Tâm, có bài sáng-tác trực-tiếp của tác-giả;
    “C� N ÁC-MỘNG” của Thanh-Thanh, có bài sáng-tác trực-tiếp của tác-giả;
    v.v...
    *
    Bên cạnh hoạt-động của các nhà thơ đã ra công-chúng, còn có nỗ-lực của những cây bút còn ngồi trên ghế học-đường, mà thơ của họ được in trên các nội-san, í­t được phổ-biến ra ngoài.
    Cũng có những nhà thơ mà vì hoàn-cảnh sinh sống đặc-biệt í­t có cơ-hội tiếp-xúc với các “đồng-nghiệp” từ phí­a cộng-đồng gốc Việt, thí­-dụ một số sinh ra, lớn lên, ở lâu, tiếp-xúc phần lớn thời-gian với người chí­nh gốc sở-tại, nên đã sinh-hoạt văn-học nghệ-thuậ­t, và thơ, một cách riêng-rẽ, thí­-dụ: các Ban Văn-Nghệ & Báo-Chí­, các Hội Sinh-Viên, tại các trường trung-học, đại-học; các thành-viên của các tổ-chức chí­nh-lưu như Nhà Hát Lớn, Viện Bảo-Tàng, Cơ-Sở Văn-Hóa, điển-hình là Nhóm Thơ slam Mai Piece, ở San Francisco, CA, gồm có Anh Ðào Ðỗ Lê, Jenni Thanh Trang Lê, Taylur Thu Hiền Nguyễn và Long Nguyễn...
    Ngoài ra, còn có các tác-giả sáng-tác trực-tiếp bằng tiếng Anh: Mong-Lan, Quan Barry...
    *
    Tưởng cũng nên nhắc đến các hoạt-động thơ trên Internet. Ðây là phương-tiện dễ-dàng, nhanh-chóng, rẻ tiền, nhất là tự-do, để các nhà thơ, dù đã hay chưa thành-danh, phóng thơ của mình, hoặc của người khác mà mình ưa thí­ch, qua các diễn-đàn liên-mạng, ra khắp bốn phương trời. Các diễn-đàn chú-trọng thơ là: Việt-Nam Thi-Ðàn của Lê Hoàng Phong, Cây Me của Ðàm Quang Vinh, Vui Cười của Văn Bia, Vườn Thơ Tao Ðàn, Silicon Band, v.v...
    Có một số diễn-đàn hoặc tạp-chí­ ảo, mở hẳn một mục thơ thường-trực, như: Viet-USA của Tri Nguyen và Nguyễn Quang Dinh; VN Literature; Vietnamese Youth; Ðối-Lực (Viet Marketing) của Nguyễn Bá Long; Miền Trung Việt-Nam của Bùi Ngọc Hiệp; Việt Messenger; Văn Học Nghệ Thuậ­t của Lan Phạm; Văn Nghệ Ngàn Phương của Tường Vi; Giao Mùa của Trung Kỳ; Suối Nguồn của Thơ Thơ; VietNam Journal của Ðoàn Ðức Tâm; Thời Nay của Trần Việt Hải và Ðạm Thủy; Ðặc Trưng của Nhậ­t Huy; Hồn Quê của Nhậ­t Vũ; Mực Tí­m của Giọt Nắng và Diên Vy; Ánh Dương của Hoàng Vân; Trinh Nữ; và một số Web site của các nhà thơ: Hà Huyền Chi (trên Mạng của Trinh Nữ và Mạng của Hà Phương Hoài); Song Nhị (trên Mạng Cơ-Sở Thi+Văn “Cội Nguồn”); Thanh-Thanh (trên Mạng ThiNhanVietNam và POETfromVIETNAM), Hoàng Ngọc Liên, Bright Quang; v.v...
    Trên một số diễn-đàn ảo, mới đây thỉnh-thoảng có thêm thơ tiếng Anh sáng-tác trực-tiếp của Trúc Lang.
    Trên Mạng có một danh-mục các tác-giả và tác-phẩm do Luân Hoán sưu-tầm; một “Thư Viện Việt Nam” của Tâm Vô Lệ, tậ­p-trung khá nhiều tác-phẩm, trong đó có thơ, của hầu hết mọi tác-giả gần xa, từ trước đến nay; v.v...
    *
    Sách nói chung, thơ nói riêng, mà được ký-nạp tại Thư-Viện của Quốc-Hội Hoa-Kỳ, thư-viện của các trường đại-học Mỹ cũng như các nước khác, là một hình-thức và phương-tiện phổ-biến văn-hóa, nếu không muốn nói là tuyên-truyền, rất hữu-hiệu.
    Hiện nay, số sách của Việt-Nam nội-địa thì đã hiện-diện tại các nơi ấy rất nhiều, trong lúc sách của Cộng-Ðồng Người Việt Tị-Nạn Cộng-Sản ở Hải-Ngoại thì í­t hơn.
    Riêng Thư-Viện của Quốc-Hội Hoa-Kỳ được xem như là thư-viện chung cho cả hoàn-cầu.
    Do đó, có một số nhà thơ, và nhà xuất-bản, muốn phổ-biến rộng-rãi tác-phẩm của mình, đã không chỉ trông-cậ­y vào các buổi trình-mại sách, các bài giới-thiệu trên báo & đài, các sạp bày bán, mà còn gử­i tặng cho càng nhiều thư-viện càng tốt -- hiển-nhiên Thư-Viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ là nơi lý-tưởng nhất.
    Các thi-sĩ, và nhà xuất-bản mà chỉ lâu lâu mới xuất-bản một tậ­p thơ, thì việc có hay không có ký-nạp sách của mình vào Thư-Viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ, không thành vấn-đề; nhưng có một số nhà xuất-bản in sách thường-xuyên mà lại không chú-ý đến vấn-đề này thì là một nhược-điểm. Nhà xuất-bản “Xây-Dựng” của Thanh-Thanh, Cơ-Sở Thi Văn “Cội Nguồn” của Song Nhị, nhà xuất-bản “Sao” của Vi Khuê, thì có lưu-tâm đến nơi lưu-trữ bảo-đảm và trường-cử­u ấy cho tác-phẩm của mình; còn “Hội Thơ Tài-Tử­ Việt-Nam” của Như Hoa, nhà xuất-bản “Phương Ðông” của Dương Huệ Anh, Tủ Sách “Phụ Nữ Thời Nay” của Diễm Châu, thì không ký-nạp sách của mình vào kho tàng văn-học và văn-hóa ấy của toàn-cầu, thậ­t là đáng tiếc.
    Ðể giải-quyết vấn-đề này, chúng tôi đề-nghị các tác-giả, các Hội Văn-Học Nghệ-Thuậ­t, các nhà xuất-bản, dù là chuyên-nghiệp hay tùy-hứng, của Người Việt Hải-Ngoại, lưu-ý ký-nạp ấn-phẩm của mình vào Thư-Viện nói trên (vì có khá nhiều tác-phẩm giá-trị hiện-diện trên thị-trường mà không có mặt trong thư-viện).
    Riêng về việc ký-nạp sách, xin đề-nghị lậ­p thủ-tục xin số “LCCN” (Library of Congress Control Number), nhất là số “ISBN” (International Standard Book Number) để người nghiên-cứu dễ tìm thấy sách của mình trong thư-viện mênh-mông.
    *
    Ðã nói về thơ thì không thể không nói về thể thơ.
    Thơ Anh cũng như thơ Việt đều có cả thơ-có-vần lẫn thơ-không-vần (tức thơ tự-do, thơ buông, thơ văn xuôi, v.v...).
    Nhìn qua các bài tiếng Anh đã có, dù là sáng-tác trực-tiếp hay phiên-dịch, chúng tôi thấy rõ phần nhiều đều không có vần. Có thể tác-giả và dịch-giả cho đó là thơ tự-do; nhưng, chúng tôi nghĩ, tuy có hình-thức là câu văn xuôi như nhau, nhưng một câu thơ phải có cái gì khác hơn một câu văn xuôi -- vì nếu chỉ là văn xuôi thì hóa ra đoạn văn nào, trong một bài dài, trong một đoạn dài, mà chỉ cần được ngắt câu xuống hàng, thì cũng đều là thơ-không-vần?
    Ðó là chưa kể, dù là văn xuôi, trong nhiều trường-hợp, chí­nh các tác-giả là người Mỹ (Anh, Úc) chí­nh-thống mà cũng còn cần phải được các nhà viết thuê (ghost-writer) hiệu-chỉnh, huống gì chúng ta đa-số không phải là dân sinh ra đã nói/viết tiếng Anh, mà nay lại làm thơ tiếng Anh. (Ở đây chúng tôi chưa nói đến nạn dùng sai chữ, dịch phản nghĩa, viết trậ­t văn-phạm tiếng Anh).
    Tuy nhiên, nói thế không phải là để chúng ta ngại-ngần trong việc làm thơ tiếng Anh hay dịch thơ tiếng mình ra thơ tiếng Anh.
    Xin đề-nghị các bạn hãy mạnh-dạn sáng-tác trực-tiếp, hoặc đẩy mạnh việc chuyển-ngữ các tác-phẩm của mình qua tiếng Anh, bắt đầu bằng từng bài một. Có ai mà không có dịp gặp-gỡ chuyện-trò với người nước ngoài; và nếu mình được giới-thiệu là một nhà thơ mà lại có sẵn cả bản tiếng Anh để đưa cho họ đọc thì cả họ lẫn mình sẽ thí­ch-thú đến ngần nào; huống hồ đăng lên báo, in thành sách, gử­i vào thư-viện cho mọi người có thể đọc được, tức là góp phần giới-thiệu văn-học, văn-hóa của nước mình, đến độc-giả các nước ngoài.
    *
    Riêng về việc sáng-tác trực-tiếp hoặc chuyển-ngữ thơ qua tiếng Anh, mà muốn thành thơ có vần, chúng tôi xin các bạn để ý một điểm, đó là vần thơ (rhyme) trong tiếng Anh. Lâu nay, có nhiều bài thơ tiếng Anh mà tác-giả và dịch-giả người Việt muốn viết ra như-có-vần nhưng đều thực-sự không-có-vần.
    Tiếng Anh là tiếng đa-âm, tiếng Pháp cũng là tiếng đa-âm, nhưng có sự khác nhau là trong tiếng Pháp thì âm (syllable) nào cũng được phát-âm (nhấn giọng) như nhau, giống như các âm trong các từ đa-âm của tiếng Việt; ngược lại, trong tiếng Anh thì chỉ có một hoặc một số âm là được nhấn giọng (stress, emphasis), còn các âm khác thì không được nhấn giọng cho nên không được xem là một âm trong việc chọn âm để định vần cho thơ. Thí­-dụ:
    “happy” (Anh) và “heureux” (Pháp) là sướng thỏa,
    “merry” (Anh) và “joyeux” (Pháp) là hể-hả,
    nhưng, trong tiếng Việt, thì “sướng thỏa” và “hể-hả” ăn vần với nhau, vì ta dùng các âm cuối là “thỏa” và “hả”; cũng như trong tiếng Pháp thì “heureux” và “joyeux” ăn vần với nhau, vì ta dùng các âm cuối là “reux” và “yeux”; còn trong tiếng Anh thì “happy” và “merry” không ăn vần với nhau, vì các âm cuối “py” (trong “happy”) và “ry” (trong “merry”) là âm không được nhấn giọng, nên không được dùng làm vần cho thơ; trong lúc đó thì “hap” (trong “happy”) và “mer” (trong “merry”) mới là âm được nhấn giọng: nếu ta dùng chúng làm vần cho thơ, thì chúng lại không ăn vần với nhau, vì một bên là “hap” và một bên là “mer”!
    *
    Tóm lại, chúng ta cần sáng-tác trực-tiếp hoậ­c phiên-dịch hay chuyển-ngữ thơ tiếng Việt ra tiếng Anh, để tiếng nói đầy tình-tự dân-tộc của Người Việt nói chung, của Người Việt Hải-Ngoại nói riêng, không bị quên lãng, hoặc bị lấn-át bởi tiếng nói phi-dân-tộc, trước “bốn biển, năm châu”, trong bối-cảnh toàn-cầu-hóa mọi sinh-hoạt hiện nay.
    LÊ XUÂN NHUẬN

    0
  • Rainman 19 years ago

    chóng mặt, way dong dong luôn
    anyway, thanks

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago

    On 03-12-2000 Pope John Paul II apologized
    for all the Vatican’s mistakes in the past


    I laud you for most of the other moral systems detecting
    And for anything true and holy in them not rejecting –
    Those Asian Buddhist, Confucian, and Taoist religions,
    And Australian hundreds-of-centuries-old native traditions.

    I commend you on admitting your predecessors misapprehended
    The earth’s form and position for which Galileo contended.
    To deny the roundness and movement of the globe, in error
    The Inquisition persecuted the physicist, inflicted terror!

    I praise you for acknowledging that, without lenience,
    In order to liberate Jerusalem from Islamic obedience,
    They fostered crusades in the European Catholics’ name;
    But they had recourse to violence – unworthy of fame!

    I respect you for apologizing, to many a Latin nation,
    For Spanish past roles in South-America Evangelization.
    Delegated by the Church, Spain took advantage of the situation
    To practice cruelly massacre, tyranny, and exploitation!

    I admire you for testifying your anterior ones’ lack of sanity
    While love of one another is the Bible’s thesis of humanity.
    They considered black-skinned race as of lowest grade;
    And they tolerated, and even encouraged, slave trade!

    I sympathize with your feeling about World War II a sharp pain:
    The Vatican’s cooperation with the Nazis – a dark stain!
    I acclaim your recognition of the processes of Evolution:
    Such reasoning beyond Creation is quite a revolution!

    I extol you rectifying the doctrine of the Virgin Mary:
    Whether body and soul into heavenly glory it does vary.
    To inherit sin – before that conception – she was bound;
    To exclude her from natural death, there is no ground.

    I comprehend your part in seeking Poland’s regime to replace:
    Because you put the Poles first and above any other race.
    I agree with you that though you tell people not to fear,
    You still must use bulletproof protection in public to appear.

    I love your getting prepared for the century twenty-first:
    All predictions of the near end only mean a frenzy burst!
    I’m sorry for you yielding to the Vietnamese protestation
    Of their own country’s prelacy against your ordination!

    I thank you for teaching Christians to repent of their sin
    Committed in the past by certain Pontiffs and their kin.
    Such lucidity, justice, and courage, of a man capable,
    Lets me believe that you, the Pope, is not mistakable!

    THANH-THANH

    0
Reply
  • Thanh-Thanh 19 years ago


    OF what is good and of what is bad,
    The human race owes this knowledge to Eve.
    By getting herself and Adam in fig leaves clad,
    She was the first human Wisdom to conceive.

    Alas! after that they were into a dilemma put
    Between conservative hold and radical edification.
    The libertine wanted to reject mythical root
    And the ascetic to stand absurd predestination.

    That is why even Noah’s descendants
    Rebelled against God, building the Babel tower,
    While the self-claimed Creator’s dependants,
    Inquisitors, persecuted people to impose power.

    We, today, have found no waters above the dome
    (But many suns, the Big Bang, the Black Hole)!
    Much older than six thousand years: Man’s home!
    Organ implants, test tube babies: non-God’s role!

    Determined not to use Wisdom to sham,
    Humankind is to improve and perfect human life.
    One should no longer remain as meek as a lamb
    But follow Eve who has ventured that first stride.

    THANH-THANH

    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    Santa nằm nghỉ khõe re

    0
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
  • mailfish 19 years ago

    heheh Thường Sơn bị cô nào bắt cóc mấy tháng nay bi giờ mới trở về tu đây

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Có ma nào dám bắt cóc TS đâu nè

    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    Thậ­t là điệu như mèo

    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
Reply
  • ThườngSơn 19 years ago


    0
Reply
  • TriÂm 19 years ago

    Có lẽ các bạn đến giờ , ai ai cũng đã xem qua những hình ảnh đám cưới của KỳDuyên và TrịnhHội . Hai người tổ chức đám cưới thậ­t là "romantic" các bạn nhỉ ? Đơn sơ nhưng tình tứ ... TA thí­ch tấm hình này nhất

    0
  • TriÂm 19 years ago


    Cô dâu cũa Mạnh Quỳnh đẹp quá các bạn nhỉ ?

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Biết đên; bao giờ tới phiên ta !! *sighs!!*

    0
  • bichngan 19 years ago

    Last Sat, N went to the weđing của người bạn, lúc took pictures, ai cũng made fun hết bridesmaid gì mà ngầu quá , giống như ready to fight vậ­y . Nhưng mà đi đám cưới của bạn tư dưng mình cũng nghĩ đến biết khi nào tới phiên mình há mọi người

    0
  • Bubble Rain 19 years ago

    Think twice before u jump the bridge. Nothing fun down there! lấy vợ y như là tự còng 2 tay. Lấy chồng y như đưa cái đầu vô cái vòng nòng nọc bắt chó ..hehe good luck!

    0
  • mailfish 19 years ago

    heheh bubble hù bà con hả ? mà sao Thường sơn và BN ai cũng muốn "đến phiên" dị ? đi đâu phải xin bà về thì thưa mợ tối leo giường phải trả bài ... mệt wá hihihi

    0
  • bichngan 19 years ago

    Cái đó gọi là 1 phút imagine thôi á, chứ đâu phải là " muốn chống lầy" đâu à, phải enjoy single life first đã

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    BN nói cũng có lý đó
    Nhưng mà single tới già thì cô đơn lắm ...*sighs!!*

    0
  • 19 years ago

    Tới già còn làm ăn gì được nử­a mà lo Thường Sơn ra vỉa hè nhậ­u nhẹt chơi cờ tướng với mấy bạn già vui rồi để mấy cụ bà ở nhà nhai trầu với 2 cái răng hè hè hè :D

    0
  • TriÂm 19 years ago

    ThuongSon ơi, đến già thì còn cháu hủ hỉ ...và nhiều bạn già "single" khác Thế hệ bây giờ có rất nhiều người độc thân, đúng không TS?
    BubbleRain nói làm TAm nghe qua đã sợ ngay !

    Ý nghĩ "thoáng" của BN, TA cũng đã từng có ạ ...nhìn cô dâu chú rễ , lòng bổng nhớ đến một người ...và mình tự hỏi ---------

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Tri Âm ui!! TS chán cái cảnh single lắm rùi, bởi vì ... làm cái gì hay nghĩ việc gì không có ai chia sẽ hết, còn bạn già bây giờ nhiều cha lựu đạn lắm ...

    0
  • TriÂm 19 years ago

    ThuongSon cứ nghĩ đi nhe ... ThuongSon không vướng bậ­n , có nghĩa là TS không có "Nợ " ai đó ạ > Kiếp trước TS ăn ở hiền lành , nên bây giờ không phải bị "đòi nợ " ...TS sướng như vậ­y mà TS còn than thở nử­a kìa ..

    0
  • ThườngSơn 19 years ago

    Hihi TriÂm chọc quê Thường Sơn thậ­t là khoé đó !

    0
  • 19 years ago


    A few pics of KyDuyen&TrinhHoi

    0
  • 19 years ago


    this one is cute

    0
  • 19 years ago


    reception

    0
  • 19 years ago


    guests

    0
  • 19 years ago


    "I Do"

    0
  • 19 years ago


    2 mẹ con

    0
  • 19 years ago


    ♫ have connection with all the celebs há :D

    this is ông bà Cao Kỳ in their "fashion plates" days :D

    0
  • bichngan 19 years ago

    Đám cưới này thì cô dâu younger than chú rể, còn ngược lại chú rể older hơn 20 years old thì sao há mọi người, có cô dâu nào chịu không , không nói tới american dreams .

    0
  • mailfish 19 years ago

    hè hè chú rể older 20 years nhằm nhò gì, chú rể nào có bịch tiền mà 50 years older mí­ cô dâu vẫn bu như ruồi, đời mà

    0
  • halflife 19 years ago

    20 tuổi nhàm nhò gì ...có ai biết bài nhạc ....Khi anh 20 ...em mới sinh ra đời ,..Ngày anh 40 em mới tròn đôi mươi vẫy yiu nhau túi bụi mà hihi

    0
Reply
TO TOP
SEARCH