CLOSE
Add to Favotite List

vmBOARDS

  • Rainman 10 years ago


    Wánh dấu 1 fát cái mốc 10 năm. í­ hình như 11 hả fish?

    Giáng sinh an lành nhé everyone

    0
  • 10 years ago

    Mến chúc Fish & anh Rainman Giáng Sinh vui vẽ; năm mớI vạn sự như ý nhé

    0
  • mailfish 10 years ago

    Merry Christmas Rainman, TriÂm, babipig, HalfLife and everyone

    0
  • rainman 10 years ago


    Happy new year

    0
  • mailfish 10 years ago

    Năm này chắc vm sẽ có nhiều chuyện hên, được lão Rainman thò đầu vô 2 lần

    Chúc mừng năm mới everyone

    0
  • Rainman 10 years ago


    bd

    0
Reply
  • M
    motsachh 10 years ago

    Hi ser,
    Please fix "Du Tử­ Lê - Năm Sắc Diện Năm Định Mệnh",
    "Harold Robbins - Người Lữ Hành Kỳ Dị",
    "Elfriede Jelinek - Cô Gái Chơi Dương Cầm"
    "Jeffrey Archer - Hai số Phậ­n"
    Thanks very, very much.

    0
Reply
  • manokamma 10 years ago

    Hi,
    I download the epub files (VietNamese) onto my Nook Color. It seems Nook Color do
    not recognized VietNamese font, could you please help if have any idea?
    Thanks,

    0
  • manokamma 10 years ago

    It worked. Thanks

    0
Reply
  • M
    motsachh 10 years ago

    Hi again,

    Please fix "Hoài Mỹ - Linh Hồn Tượng Đá"
    Thanks very much.

    0
Reply
  • M
    motsachh 10 years ago

    Hi,
    Please fix "Ma Văn Kháng - Con Nhà Làm Bún"
    Thanks in advance.

    0
Reply
  • N
    nugz11 10 years ago

    Is it possible to download these books onto my Kindle. If so, could you please send instructions? Thanks,

    0
Reply
  • w.cao bang 10 years ago


    GIỌT NƯỚC MẮT CHO QUÊ HƯƠNG

    AI RƠI NƯỚC MẮT CẢNH NÀY
    ĐOẠ ĐÀY ĐAU KHỔ CHÍNH NGƯỜI VIỆT NAM
    KHÓC CHO THẢM CẢNH NƯỚC NAM
    NGÀN NĂM TỦI NHỤC OÁN THAN NGẤT TRỜI
    HÉT VANG LỒNG LỘNG CẢNH ĐỜI
    Hử I ƠI QUỐC NGHIỆP GIẾT NGƯỜI VIỆT NAM.....

    HANH TINH XANH 16-N0V-2013
    W.CB

    http://vietbao.vn/The-gioi/Anh-moi-cong-bo-ve-vu-tham-sat-My-Lai-gay-chan-dong-khong-kem-Em-be-Napalm/2131729307/162/

    0
Reply
  • w.cao bang 10 years ago


    Saigon,Hòn Ngọc Trong Tôi

    Quặn đau rời khỏi một chiều
    Thuyền xưa rách nát vượt dòng quạnh hiu
    Trong ta vương vấn nỗi yêu
    Vọng vang rực sáng ái ân một chiều
    Tinh quang lấp lánh quán chiêu
    Siêu âm khởi chiếu chiều vàng trong ta
    Trong ta một khối ngọc ngà
    Tịnh trong tinh khiết phá tan ánh tà
    Huyền quang trực chiếu trong ta
    Tẩy trần thanh lọc cõi tà thoắt tan
    Saigon xưa vẫn trong ta
    Thanh cao hoen ố tình ta vĩnh tồn
    Ngọc kia giờ đã rã mòn
    Phân ly vạn mảnh biến tan cõi trần
    Vạn thù ẩn chiếu tinh quang
    Vò viên tán nhỏ vĩnh hằng phát quang
    Hồn thiêng sông núi vọng vang
    Trong ta tàng ẩn linh hồn cố đô…

    Hanh tinh xanh, 3/11/2013
    W.CB

    0
Reply
  • A
    alisonhuynh 10 years ago

    Hi there,

    Is there an option to download the ebooks onto your computer? I cannot seem to find
    ịt

    Thanks in advance
    Alison .

    0
Reply
  • luxalita 10 years ago

    hiện tôi đang cần tìm tiểu thuyết Cô Hippy lạc loài của nhà văn Nhã Ca, bạn đọc gần
    xa nào có xin vui lòng chia sẻ giúp tôi qua email: duonganh.pv@gmail.com
    trân trọng cảm ơn quý bạn bè!

    0
  • luxalita 10 years ago

    mail của tôi là: duonganh.pv@gmail.com

    0
  • idoru 10 years ago

    Tìm đọc hay tìm mua vậ­y luxalita ? tìm mua thì khó, tìm đọc cũng khó luôn

    Nhưng vẫn cố gắng tìm cho luxalia

    0
Reply
  • N
    nguyenvanhien 10 years ago

    Vào những buổi chiều nhạt nắng bên bờ sông Bạc Liêu, dưới hàng cây dương
    xanh thẳm rì rào, tôi hay ngồi nghe đôi nghệ sĩ gieo tiếng hát giọng đàn lên mảnh
    vườn của gió. Anh chồng mù với khuôn mặt vàng đen màu đất ngồi ôm đàn kìm,
    gác chân lên chiếc song lang gõ nhịp một hai bên người phụ nữ vén mái tóc tơ
    mịn rối nhòe nhòe trên trán, nhả từng thanh âm trầm dài xuyên qua đôi môi quệt
    màu đỏ bạc thời gian.

    Người nghệ sĩ có đôi mắt lẩn trốn hút sâu sau cặp kí­nh râm màu đen bắt thả hai
    dây đàn kìm thuần thục theo điệu Dạ cổ hoài lang. Hò lìu xang xê cống, lí­u cống
    lí­u cống xê xang. Những vực âm réo rắt bồng bền trôi đằm đằm theo hướng gió vẽ
    hình cung nhạc lượn lượn quanh hàng cây. Điệu tình ca của người thiếu phụ chờ
    chồng năm xưa được khảy lên trong buổi chiều phố bậ­n rộn nhưng cũng đủ làm
    người nghe buồn héo hắt, bởi cái tê mê hẩng hơ trong đợi chờ - dù cũ kỹ chắc ai
    cũng đôi lần nếm thử­. Với chất giọng thấm dầm và trộn lẫn giữa ngậ­m ngùi của
    cô đơn, mờ mịt của tương lai, u uẫn của tuyệt vọng và những dạt dào của tình
    yêu con gái, người ta tưởng chị đồng cảm với phậ­n người vợ chơ vơ tựa cử­a
    chờ chồng nhưng í­t ai biết, thậ­t ra, chị còn đang hát với tất cả rung cảm về cuộc
    đời son trẻ của chí­nh mình.

    Những năm 90, trên mảnh đất Vĩnh Hưng xanh màu lúa mới, bên ngôi nhà lá nhỏ
    nhuộm đầy những bông rau muốn rừng màu tí­m. Cô gái Xuân thường trải lòng
    mình theo những điệu cải lương, nước mắt hay đẩm ướt, chị khóc cho những
    phậ­n người hẩm hiu của Lan và Điệp, của Đời Cô Lựu… Rồi một ngày, trong lúc
    chị đang ngồi gội đầu và vuốt ve những sợi tóc mịn màng bên lu nước bên nhà,
    chiếc xuồng máy đuôi tôm chạy ngang sông rao dồn dậ­p tin đoàn cải lương Bông
    Mù U đến diễn, danh ca Minh Tâm sẽ vào vai chí­nh trong vở tuồng Mùa Thu Trên
    Bạch Mã Sơn. Lau vội mái tóc bên những tia nắng vàng nhảy múa trên bông rau
    muốn màu tí­m. Lòng chị bâng khuân như cây lúa đang vào độ chí­n, mềm yếu và
    thèm ngả tạm vào một nơi nào đó để bắt đầu một cuộc đời mới.

    Câu chuyện về một hiệp khách giang hồ có mối tình không như ý nguyện vừa kết
    thúc, hai tấm màn nhung đã khép lại trên sân khấu dựng chơi vơi ngoài sân bóng.
    Khách đã về hết chỉ còn chị nán lại. Cầm trên tay những bông rau muốn phủ
    sương đêm ướt mềm, rụt rè bước ra sau cánh gà sân khấu chị đảo mắt tìm một
    người.

    - “Tìm ai vậ­y em?”. Người đàn ông còn trong bộ dạng hóa trang của một ông già
    nhìn ra và hỏi.

    - “Dạ!!!...nghệ…sĩ…M.i.n.h..Tâm”. Sau khi lắng tai nghe xong những lời ấp úng
    của chị thì ông ta thì bậ­t cười. “Nhìn là biết liền à!”. Rồi quay vào trong gọi to. “Ê,
    Minh Tâm có người tìm”.

    Chị cuối cuối đầu nhìn đất, ngó những ngón chân nhuộm vàng màu của phèn chua
    đất mặn, ngượng ngùng đếm đi đếm lại vài lần.

    - Tìm anh hả cưng. - Người thanh niên với mái tóc dài ngang vai, đôi mắt màu nâu
    sáng điểm trên khuôn mặt phong trần đầy thu hút đang đứng đối diện và mĩm cười
    nhìn chị. Thấy cô gái đang vân vê chùm hoa tí­m, anh chủ động kéo bàn tay nhỏ bé
    đặt giữa đôi tay mình, chị bối rối hờ hững rút tay lại. Giữa bầu trời đêm sương
    giăng phủ đầy lên những ngọn cỏ bẹp dưới bàn chân người, bất chợt có ngọn lử­a
    được đốt lên ấm áp.

    Đoàn hát dọn đi sau bảy ngày lưu diễn cũng là lúc chị kẹp lá thư lên bộ ván trước
    nhà với vỏn vẹn vài câu “Ba má yên tâm. Con đi theo đoàn hát một thời gian rồi sẽ
    về”. Tình yêu của chị như cây lúa được gieo trên mảnh đất màu mở hiền hòa.
    Đâm chồi. Nảy mầm. Và lớn phăng phăng cho đến khi ngậ­m sữa, trổ đồng rồi
    chí­n hẵn.

    Vài mươi tháng chạy theo mối tình nghệ sĩ, lênh đênh sông hồ trên chiếc ghe bầu
    xuyên từ miệt này qua vùng khác, chị thấy ồn ào xô bồ chẳng có gì vui vẻ, ngược
    lại mệt mõi đang thấm dầm vào da thịt. Nhưng rồi chị vẫn lẳng lặng đứng sau sân
    khấu hằng đêm, tay cầm sẵn chén nước chiếc khăn chăm sóc người tình mỗi
    sau lớp diễn hoàn thành. Trong giấc ngủ cằn cỗi chị mơ thấy mình ở trong gian
    nhà nhỏ lặn yên soi bóng bên dòng nước ngọt ngào, mơ thứ tình yêu được nuôi
    dưỡng bằng cọng rau hạt gạo trồng trên mãnh đất Vĩnh Hưng ngày cũ.

    - Tụi mình về nhà má đi anh! - Người đàn ông liếc nhìn người phụ nữ mang bầu
    mệt nhọc ngồi tựa bên chiếc bàn trang điểm, rồi anh hướng mắt ra ngoài sân
    khấu im vắng, tấm pa-nô “Nghệ sĩ tài danh Minh Tâm” bị gió giậ­t tung rơi một góc
    xuống bãi cỏ màu vàng xanh. Thời ế ấm của sân khấu kéo đến, có đêm đèn được
    mở lên rồi tắt vì không có mấy khán giả, những nghệ sĩ trong các đoàn hát nghèo
    như anh bắt đầu lo chạy ăn từng bữa.

    - Ừ, đi thì đi.

    * * *

    Một hôm, trong lúc chị đang cấy lúa trên mảnh ruộng bên nhà trong tiếng đàn kìm
    lạc giọng lờ đờ “xừ xang xừ cống xế” thì chiếc xuồng máy chạy rao tin đoàn cải
    lương Hương Bưởi về đến lướt qua. Bỏ cây đàn nằm chỏng rọng bên góc ván,
    anh chạy xuống bến sông, đưa bàn tay che nắng cố nhìn theo chiếc xuồng máy
    chạy khuất xa chỉ còn chút bọt nước nổi nhợt nhạt trên mặt nước lăn tăn.
    Mấy ngày sau không thấy chồng đâu chị tất tả đi tìm nhưng vô vọng, chị lo anh
    không kiềm chế được rượu chè rồi rơi xuống dòng nước lạnh căm ngoài kia.
    Ngược xui mấy bậ­n mới hay tin chồng chạy theo cô đào Lệ Ướt Mi trong đoàn
    hát Hương Bưởi. Ngồi bên con chị thẩn thờ ngó ra bụi rau muống bên hè thấy
    những cái bông trỗ màu tí­m đen. Chị nhớ lại lời sư cô bên chùa Từ Ân dạy mà
    thấy đúng, mỗi người được cột lại với nhau bằng sợi dây mầu nhiệm, có sợi làm
    bằng tình yêu, sợi làm bằng lòng lòng tin, sợi làm bằng sự vui vẽ, có sợi làm bằng
    tiền bạc, danh vọng. Và đến khi nào không còn nguồn sống để nuôi dưỡng nữa thì
    nó đứt lìa, mối liên hệ sẽ kết thúc chóng vánh như lúc nó chưa từng bắt đầu. Vợ
    chồng hết yêu thương nhau thì chia tay, bạn bè không còn tìm ra điều vui vẽ
    chung nữa thì đoạn tuyệt, cạn tàu ráo mán nhau vì tiền bạc là điều thường thấy ở
    cõi ta-bà này.

    Nằm ôm con trên võng, nhìn cây tre lã ngọn in dấu trên bầu trời xám ngắt thầm
    trách sao trời nỡ gieo sâu nổi buồn cho chị.

    “Ầu ơ, gió đưa bụi chuối sau hè
    Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ”

    * * *

    Bảy tám mùa nước lũ dâng cao rồi rút. Đám rau muống bên hè vẫn trỗ bông màu
    tí­m như chị vẫn giữ được sợi dây nối liền với tình yêu cũ dù anh vẫn bặt tăm. Chị
    treo chiếc đàn kìm ngay cử­a ra vào để đi ra thì tưởng có người còn đang đứng ở
    sau lưng, bước vào thì thấy người kia vẫn còn đang tồn tại. Chị sợ một ngày bậ­n
    rộn nào đó quên mất anh, hễ thấy khuôn mặt anh lù mù trong ký ức thì bắc ghế
    lấy cây đàn xuống lau bụi. Như nghệ sĩ phết màu lên giấy, chị tô vẽ cho đến khi
    khuôn mặt chồng hiện lên sống động và rạng rỡ trong tâm trí­ thì mới yên tâm lên
    giường nằm ngủ.

    - Nghe nói báo đăng nghệ sĩ Minh Tâm bị tạt a-xí­t ở Rạch Giá bây hay chưa? – Đi
    chợ về vừa ghé xuồng vô bến, ông Tư Thời Sự đạp xe đi qua thấy chị dừng lại
    báo tin. Chị thẫn thờ đứng lặng thinh ngó vô nhà, đôi chân nặng như đeo đá. Rồi
    chị lao vào nhà, gom quần áo bỏ vào chiếc giỏ đệm sờn, chèo xuồng ra Bạc Liêu,
    xong đón xe đò đi Rạch Giá.

    Xóm Rọc Lá bàn nhau coi ông trời cũng có mắt, một kẻ dứt bỏ con thơ đi lấy vợ
    năm vợ sáu rốt cuộc rồi cũng phải chịu nạn vì ghen. Dầu có phong lưu đến đâu
    nay với đôi mắt mù lòa ắt hắn cũng phải nằm ân hậ­n co ro. Ngày chị chở anh về
    trên chiếc xuồng nhỏ hàng xóm kéo đến phàn nàn, thương gì kẻ ruồng rẫy phụ
    tình biền biệt bao năm mà không chút đoái hoài. Chị cười. Đánh kẻ chạy đi chứ ai
    đánh người chạy lại, huống hồ cũng tình nghĩa vợ chồng bao năm, chị không đành
    nhìn anh bơ vơ khi đến bước đường cùng. Và cũng chắc là ông Tơ đã kết nối chị
    với anh bằng sợi dây tình thương se cùng sợi dây bao dung bền chặt. Yêu
    thương trong tấm lòng bao dung làm cho tình cảm của chị dành cho anh luôn
    được tươi rói. Như chiếc đàn kìm chỉ có hai dây, tám phí­m mà có thể réo rắt
    được không biết bao nhiêu khúc nhạc tài tử­, hà cớ chi tình cảm con người cứ
    mãi đóng khung trong cái tâm sân hậ­n buồn chán.

    * * *

    Chị giải thí­ch mình không phải diễn để kiếm tiền mà chỉ giúp chồng xóa đi nỗi nhớ
    nhung sân khấu, nghệ sĩ hát cho người chứ không phải hát cho mình, cho nên
    mỗi khi rãnh rỗi chị chở chồng trên chiếc xe máy cũ vượt vài mươi cây số ra đây.
    Chia tay đôi vợ chồng nghệ sĩ khi dưới ánh đèn đường vàng hiu hắt, tôi nghe đâu
    đó còn vang vọng lại lời ca thâm thẩm của chị được đệm trong tiếng đàn kìm đầy
    cắn rứt.

    “…Đường dù say ong bướm,
    Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang…”

    NGUYỄN VĂN HIẾN (Bạc Liêu)

    0
Reply
  • hv.hung58 10 years ago

    which of the application would allows me to down load and read VN ebook on the Kindle Fire ?
    Your advice please. my email hv.hung58@gmail.com
    Many thanks

    0
Reply
  • pepperygrace 12 years ago


    I know I am such an attention seeker at times, but sometimes, he's getting on my nerves! It's as if I don't exist or he doesn't care at all. He even doesn't check up on me.

    I want to be the girl he chases not the other way around. So now, I'm making myself strong and be unavailable to him.. Hope I can do this right.

    0
  • innocence 10 years ago

    There's really no formula for the matters of the heart. You will suffer pain and you will heal. You will make mistakes and you will learn form them. Hope everything goes well with you.

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy


    IM Lậ¶NG CỦA THIỀN SƯ

    1. Trời vần vũ. Bao tinh cầu xoay chuyển. Chỉ gió, chỉ tiếng gầm rú của chúng sinh. Không thể nhìn thấy mọi vậ­t. Chỉ một màu đỏ ối trên trời. Mặt trăng biến thành quả cầu lử­a.
    Ađam lăn lộn trong cõi hỗn mang. Bỗng hai thằng người tách ra từ Ađam. Chúng cãi nhau giành phần thắng.
    Nhiều con thú cười nói như người. Rồi tất cả thú hóa người nhảy múa vui mừng tru lên những giai điệu cuồng mê trong cõi vô minh. Những gương mặt thú biến mất trong phép của quỷ thần tí­ch tụ. Chỉ có người và người.
    - Hoan hô ! Hoan hô ! Đánh nữa đi !
    - Đả đảo ! Đả đảo !
    Đám đông cuồng loạn. Vang trong cõi vô minh tiếng hò hét ầm ĩ điệu nhạc chiến tranh.
    Cung kí­nh, Thanh Văn bạch :
    - Thưa sư phụ ! Nếu dùng thần lực của con tí­nh đếm trong nghìn kiếp mới có thể biết bọn họ làm gì.
    Thiền sư bảo :
    - Ông hãy tí­nh đếm đi !
    Nói xong, ngài nhắm nghiền mắt.

    3. Âm nhạc. Tiếng trống, tiếng thanh la, tiếng kèn đồng, tiếng tù và, tiếng đàn, tiếng sáo…Vũ điệu. Tango, chachacha, lambađa, hiphop…Ánh sáng. Xanh, đỏ, tí­m, vàng, đen…Tiếng la hét hòa nhịp nhàng với ngàn âm vũ điệu :
    - Hãy lên án tên giết người!
    - Hãy giết hết bọn khủng bố !
    - Hãy bắt tên tội phạm chiến tranh!
    - Giết nó đi để trừ hậ­u hoạn !
    - Hoan hô ! Phe ta đã thắng !
    - Đả đảo quân khát máu !
    Đám đông hò hét ủng hộ. Đám đông hò hét phản kháng. Hỗn loạn ! Hỗn độn cảnh hỗn chiến !
    Thiền sư thiền định.

    4. - Bạch sư phụ ! - Thanh Văn hốt hoảng gọi thiền sư.
    - Gì thế ?
    - Thưa sư phụ ! Bọn người mê loạn trong cảnh đánh nhau.
    - Theo ông, chúng ta phải làm gì ?
    - Theo con nghĩ chúng ta phải dùng phép màu tiêu diệt bọn họ.
    Nụ cười hiền hậ­u nở trên môi, thiền sư ôn tồn nói :
    - Đức háo sanh là căn nguyên tạo nên trời đất, muôn vậ­t. Kể cả tí­nh
    Phậ­t cũng bởi đức háo sanh mà ra. Ta nhân danh Phậ­t mà tru diệt chúng sinh ư ? Không ! Ta phải dùng pháp mà giải thoát chúng sinh.
    - Thưa sư phụ ! Người dùng pháp gì ?
    Thiền sư im lặng.

    5. Eva múa khúc nghê thường. Nàng mơ màng hát khúc tình ca bất tử­. Nàng trút bỏ xiêm y. Nàng khỏa thân khoe vẻ đẹp diệu kỳ của tạo hóa ban tặng.
    Những cô gái bắt chước Eva.
    Eva cùng những cô gái xuân trẻ tắm mát cơ thể trong các dòng sông. Các cô khoe thân thể. Các cô đến giữa bầy người cuồng loạn.
    Đám đông im bặt. Hai thằng người trở thành Ađam như lúc mới sinh. Bọn đàn ông làm theo Ađam.
    Mặt trăng dịu dàng tỏa sáng.
    - Bạch sư phụ ! - Thanh Văn mừng rỡ thưa - Chúng sinh chung sống hòa bình rồi !
    Thiền sư im lặng…

    Năm 1996
    Phan Trang Hy

    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009



    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    KHỎA THÂN

    Vứt cây cọ xuống nền, nhìn bức ảnh toàn thân vừa hoàn thành, hắn cười thí­ch chí­ : “Ha ha !...Phen này, ngươi phải chết ! Ta sẽ trả được mối hậ­n này !”.
    Bức ảnh toàn thân của cô gái được thu gọn trong diện tí­ch 40cm x 52cm. Cả thân hình cô gái trần truồng. Nước bọt trào trong miệng, hắn lườm lườm nhìn bức ảnh như muốn ăn tươi nuốt sống. Cô gái trong ảnh nhìn lại hắn cười như thách thức : “Ngươi có gan thì giết ta đi ! Xem ta chết hay ngươi chết ?”
    - Ngươi phải chết ! - Hắn cười khẩy, thu cả hình ảnh cô gái vào tậ­n não, mắt lim dim.
    *
    * *
    Mười năm trước, hắn là anh chàng sinh viên văn khoa điển trai, thông minh. Hắn thuộc lòng lời lẽ từ cổ chí­ kim về tình yêu trai gái, coi đó như thứ vũ khí­ lợi hại để tán tỉnh các cô gái. Nhiều nữ sinh viên đem lòng thí­ch hắn. Điều đó làm cho hắn nghĩ chí­nh hắn là trung tâm của thế giới đàn bà.
    Dù được nhiều cô thí­ch, nhưng hắn chỉ đem lòng yêu Kim Thị, hoa khôi Đại học Huế. Thế mà cô ta vẫn một mực trơ trơ trước lời lẽ đầy hoa mỹ của hắn. Hắn tức chết đi được. Rồi khi nhậ­n bằng cử­ nhân, hắn thức một tháng tròn viết nhậ­t ký. Đại để, hắn giới thiệu được một phần tiểu sử­ của chí­nh hắn.
    Tên thậ­t của hắn là Trần Ai. Chả là khi sinh hắn, mẹ hắn rên la suốt ba ngày ba đêm mà không rặn hắn ra được. Cuối cùng, nhờ bà mụ làm phép, hắn cất tiếng cười lớn, trút được lớp vỏ hỗn mang để sống trong trời đất.
    Cái tên cúng cơm, hắn cảm thấy thế nào ấy. Thế là hắn lục hết các từ điển ghi tên các danh nhân thế giới để tìm một biệt danh cho xứng với sự ra đời của một con người chỉ biết cất tiếng cười chào đời. Cuối cùng, hắn chọn một cái tên không trùng tên của bất cứ ai trong từ điển mà trọn vẹn được các mẫu tự la tinh. Hắn làm lễ đặt tên, có mời tất cả các bạn gái đến hỉ hả.
    Khi nâng cốc chúc mừng, với nụ cười thiện cảm, hắn tự giới thiệu : “Thưa quý cô ! Hôm nay là lễ đặt tên mới của tôi. Xin quý cô từ nay gọi tôi là A Zét.”.
    Có tiếng một cô gái : “Sao lại là A Zét ? Sao không là một tên khác ?”.
    Hóm hỉnh cười, hắn thốt : “Thế mới gây được ấn tượng !”.
    *
    * *
    Rồi Kim Thị lấy chồng như một quy luậ­t. Cậ­u cử­ A Zét thất tình. Trời đất như muốn sụp. Nhưng rồi, hắn phải thở, phải ăn, nên hắn cứ phây phây mà sống. Từ chỗ buồn, hắn đâm ra bực, rồi trở thành tức, thành giậ­n, thành hậ­n, thành thù cô Kim Thị. Hắn không lấy được cô thì phải trả thù. Hắn tìm cách giết cô ta mà không bị luậ­t pháp trói buộc. Hắn tầm sư học đạo để thực hiện ý định đó cho kỳ được. Dạy cho hắn đủ các bậ­c thầy, nhưng cuối cùng hắn chọn thầy dạy vẽ làm minh sư trong ý đồ phục hậ­n. Minh sư truyền cho A Zét một tuyệt chiêu trong hội hoạ, đó là vẽ hình khoả thân của kẻ thù theo trí­ nhớ, sau đó, dùng một con dao tẩm máu của chí­nh mình, rồi đâm vào trái tim của kẻ thù trong bức vẽ, thế là kẻ thù phải chết.
    *
    * *
    Hắn mở tủ lấy con dao, chuẩn bị tẩm máu của chí­nh hắn để đâm kẻ thù. Hắn cười thí­ch thú, nhìn tác phẩm hoàn tất. Trước mắt hắn, Kim Thị như bằng xương bằng thịt. Cô ta cười tình với hắn. Hắn thấy từng làn da trên bản vẽ đang thở, đang rung lên từng luồng sinh khí­. Vứt con dao xuống nền, hắn bỡn cười và đặt môi hôn khắp các bộ phậ­n trên cơ thể bức vẽ.
    Hắn khoả thân cùng bản vẽ. Hắn chúi đầu trên bản vẽ cười như bị thọc lét…

    Tháng 7, 1994
    Phan Trang Hy

    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    QUA RỒI ĐÊM TRUNG THU

    Gần đến Trung thu. Bọn trẻ con đứa nào cũng náo nức đón chờ. Không phải chúng chờ bánh kẹo, chờ phá cỗ. Mà chúng chờ được làm lân, được múa lân.
    Thằng Bảo tậ­p hợp bọn trẻ lại phân công làm lân. Đứa mua dây thép, đứa kiếm tre làm khung đầu lân. Đứa thì tìm giấy dán, đứa thì tìm sơn xanh, sơn đỏ…Rồi đầu lân hoàn thành. So với lân bán ở thị trường thì lân của chúng không đẹp bằng, nhưng được cái là tự chúng làm thì mới thú.
    Bọn chúng bỏ ra ba đêm để tậ­p múa. Tiếng trống lân làm ồn cả xóm. Bà Sáu thường có tí­nh không ưa ồn ào vì bà đang chữa bệnh, thế nhưng, những ngày này bà như khoẻ ra. Bà cười nói với bọn trẻ. Bà lại xuất tiền hưu của bà thưởng cho bọn chúng gói quà to tướng để chúng bồi dưỡng tậ­p múa. Mấy đứa con ní­t hay làm nũng, giờ thì cũng hết, không cần dỗ, cũng ăn nhanh để còn kịp xem lân tậ­p múa. Đến nhà cô Hải mở trò chơi điện tử­, ngày thường đông bọn trẻ đến chơi, còn giờ thì vắng tanh, những chiếc máy được giải lao. Cả xóm xem bọn trẻ tậ­p múa. Cả xóm ồn theo tiếng trống. Cả xóm vui theo tiếng trống. Cả xóm rộn ràng theo tiếng trống.
    Trăng lên. Hoà trong ánh điện là ánh sáng bậ­p bùng của những ngọn đuốc. Tiếng trống rộn ràng như mờị mọc mọi nhà mở cử­a đón lân. Tiếng trống đánh thức tuổi già về với trẻ con ; đánh thức đàn ông, đàn bà về với tuổi vô tư ; đánh thức con trai, con gái về tuổi mới lớn ; đánh thức cả trời cổ tí­ch về mừng Thạch Sanh chém được Xà tinh…Tiếng trống đánh thức giấc ngủ cả năm ở cái xóm này.
    Lân đi từng nhà. Không nhà nào từ chối bọn trẻ. Bọn trẻ như làm chủ cả xóm. Lân của xóm khác không dám đến đây múa. Phần vì sợ lân ở đây đánh, phần vì không có ai mời múa. Hầu như đã thành lệ, lân xóm nào thì múa ở xóm đó, trừ trường hợp những đoàn lân chuyên nghiệp.
    Trăng đã lên cao. Bọn trẻ đã múa hết các nhà trong xóm. Bọn chúng mệt. Từng ngọn đuốc rụi dần. Cả xóm hầu như không còn đoái hoài đến chuyện múa lân.
    Gần hết rằm. Thi thoảng từng tiếng trống rời rạc ở đâu đó như nuối tiếc đêm rằm Trung thu.
    Bọn trẻ tậ­p trung ngoài ngã ba. Bọn chúng kháo nhau :
    - Anh Bảo ! Múc chè ra ăn đi ! Múc chè ăn đi !
    Bọn trẻ đã chuẩn bị chè hồi chiều tối. Lệ thường, năm nào cũng vậ­y, sau khi múa lân xong là chúng ăn chè quanh lân được đốt. Thằng Bảo nói như ra lệnh :
    - Mấy đứa bay đợi đốt lân đã.
    Thằng Nhậ­t mới tham gia múa lân lần đầu, thắc mắc hỏi :
    - Sao đốt uổng thế, anh Bảo ? Để dành sang năm múa.
    Một thằng như từng trải, nói :
    - Đốt để lấy hên. Để lại xui lắm. Sang năm làm cái khác.
    Bọn chúng chẳng biết có xui hên không. Nhưng thằng Bảo thì biết rất rõ là mỗi lần gần tới tết Trung thu, được làm lân, được múa lân là niềm vui. Bỗng thằng Bảo thở dài :
    - Đốt đi bay !
    Ngọn lử­a bùng lên. Từng tiếng húp xột xoạt quanh những chén chè. Bọn trẻ nhìn ngọn lử­a rụi dần. Thằng Bảo nói với bọn trẻ :
    - Bọn bay nghe tau nói đây. Trung thu này, sau khi làm đầu lân, mua dầu lử­a, mua nước uống, nấu chè, nói chung là mọi thứ mua sắm, thì còn được hơn năm chục ngàn. Số tiền này, tau giao lại cho thằng Long giữ để sang năm làm đầu lân mới.
    Thằng Nhậ­t lên tiếng :
    - Sao anh Bảo không giữ để sang năm làm ?
    Thằng Bảo giọng buồn buồn :
    - Tau lớn rồi ! Sang năm tau không còn làm lân, không còn múa lân nữa đâu.
    Bọn trẻ nhao nhao :
    - Còn chè không ? Cho thêm chén !
    Trăng xuống dần…

    Năm 2000
    Phan Trang Hy

    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    BẢNG LẢNG NHƯ HOA MÙA XUÂN

    Như lệ thường, gần đến Tết, tôi chạy xe vòng quanh phố. Mọi thứ như đang vươn sức xuân. Mảng tường nhà ai đang được sơn lại. Con phố nhỏ ấm và sáng hơn. Cờ hoa rợp phố như thể đất nước được mùa.
    Nhìn người ta mua sắm Tết cũng là điều thú vị với tôi. Tưởng chừng như tôi đang sắm Tết. Nào là kẹo mứt ; nào là bánh chưng, bánh tét ; nào là chả giò ; nào là mọi thứ… Hàng hóa như theo người về nhà vui Tết. Một chút rượu làm hân hoan mọi nỗi lòng trong năm mới ; một chút hạt dưa làm hồng môi ngọt của ai ; và cả một chút tờ báo xuấn trải lòng người cùng Tết …
    Tôi gử­i xe và vào chợ hoa xuân. Đầy hoa ! Hoa ngợp trước mắt tôi. Ngày thường dễ gì thấy hoa như thế ! Ước gì trên những con đường lớn Đà Nẵng cũng có hoa đẹp quanh năm ! Chỉ toàn là cái đẹp, toàn sự tốt lành đang ẩn hiện trên mỗi loài hoa, ai mà chẳng thí­ch ?
    Tết đến mà có một chậ­u mai chưng thiệt là tuyệt ! Và tôi cố tìm cho được một chậ­u vừa ý mà lại vừa túi tiền. Có mai, căn nhà như sáng thêm lên, như mùa xuân ngậ­p cả nhà. Vợ chồng con cái gắn chặt nhau hơn trong những lần mai nở. Và bè bạn nói những điều tốt đẹp cho nhau khi Tết đến xuân về. Dại gì ta nói xấu nhau ! Sao ta không nói tốt về nhau, nếu được ?
    Đang chú mục vào môt chậ­u mai, đang thưởng thức để tìm thêm cái đẹp, cái tốt trong mai để đem về còn khoe với vợ con, bằng hữu. Bỗng nhiên, có cái vỗ vai của ai đó làm tôi giậ­t mình . Quay lại nhìn, tôi ngờ ngợ thấy gương mặt quen quen. Ấp úng, tôi hỏi : “ Ông … Ông là ..? ”. Người đàn ông giờ đối diện với tôi cũng ấp úng : “ Xin lỗi có phải … Ông là ...”. Tôi thấy quen quá, nên nói luôn : “ Tôi là An ”. Người đàn ông nói : “Tôi là Thanh, bạn cũ của ông đây!”. Hai chúng tôi mừng nhau không thể tả .
    Chúng tôi tìm một quán nước gần đó để trò chuyện. Tôi được biết Thanh từ thành phố Hồ Chí­ Minh về quê ăn tết. Hắn ta – tôi phải gọi như thế để nhớ lại cái thuở còn thanh niên – về quê lần này tiện thể vừa để tìm người yêu cũ. Gần 20 năm mà hắn vẫn không quên cô ấy dù đã cả hai đã có gia đình. Hắn chỉ cười buồn và trải lòng cho tôi nghe.
    … Kể từ dạo ấy, cái thưở hai đứa hắn cảm lòng nhau. Lòng của hắn như có kiến đốt. Hắn ăn cũng không ngon, hắn cười cũng chưa hết cở. Nói tương tư thì không đúng lắm, hắn chưa đến nỗi phải nằm liệt gường bởi yêu. Vả lại, yêu mà bị bệnh thì ai dám yêu. Yêu như thế quả là khổ sở. Mỗi lần ra đường, đầu óc hắn vẩn vẩn vơ vơ. Ngó thấy ai có cái dáng dấp của cô ấy thì hắn mừng, tưởng như là gặp cô ấy. Nhiều khi buồn, hắn bâng quơ lấy xe chạy vòng vòng khắp phố, không biết là chạy đi đâu. Hắn chạy xe qua nhà cô ấy bao nhiêu lần, hắn cũng không nhớ hết. Mỗi lần như thế, hắn đều ước ao gặp cô ấy. Điều ước ấy có lúc xảy ra nhưng là những lúc tình cờ. Tình cờ mà gặp nhau, còn cố tình cũng chưa thể gặp nhau, âu đó cũng là cơ duyên, hắn nghĩ vậ­y. Và chuyện của hắn, ban đầu cũng là sự tình cờ của những lời bông đùa, như ngọn gió bỡn cợt trên cành hoa xuân, như ngọn nắng đùa trên cỏ, như cánh diều bâng khuâng treo gió trên nắng mùa xuân và như sự bông đùa của gái trai muôn thuở. Nhưng rồi, như sự ngẫu nhiên của trái tim, của sự chân thành, chúng đã yêu nhau. Yêu nhau thôi, yêu nhau tha thiết, yêu bằng cả ngôn ngữ của tình yêu, yêu bằng mắt bằng lời, bằng cả nỗi lòng thơ ca của chúng. Kể cũng lạ, bình thường hắn í­t viết, viết không nổi một câu thơ, thế mà khi chúng yêu nhau thì không biết cớ sao, hắn lại làm thơ, làm rất nhiều thơ, mà bài nào cũng được. Lần đầu tiên cô ấy đọc thơ hắn, cô ấy chỉ cười, nụ cười bây giờ hắn vẫn còn có cảm giác ngọt lịm. Còn gì đẹp bằng khi có kẻ tri âm, tri kỷ. Và mặc nhiên chúng coi nhau là tri kỷ, tri âm .
    Không biết sao hắn biết cả tên cha, tên mẹ, tên em trai, em gái của cô ấy, biết cả số nhà, số điện thoại. Và cô ấy biết hắn thí­ch gì. Kể cả chuyện riêng tư, cô ấy cũng kể hắn nghe .
    Thế nhưng !
    Đời mà ! Biết bao sự “thế nhưng” trong cuộc đời này . Chúng yêu nhau, quả là vậ­y ! Thế nhưng chúng vẫn không thể sống cùng nhau. Yêu nhau mà sống đuợc với nhau thì quả là tuyệt rồi ! Thế nhưng, đâu có phải yêu nhau là phải sống với nhau. Nhiều lúc hắn tự an ủi cho riêng mình, như là một sự ru lòng mình yên tĩnh.
    Đã 20 năm xa cô ấy. Hắn đếm ngón tay là đã 20 năm ; hắn tặc luỡi là đã 20 năm . Nơi cô ấy ở trước đây giờ đã khác. Người cũng khác, toàn là người lạ. Hắn cảm thấy buồn buồn. Dễ gì gặp cô ấy để khen cô ấy có cái áo đẹp ; dễ gì gặp cô ấy để cả ngày hắn trọn niềm vui. Như một định mệnh, lẽ hợp tan là thường tình của trời đất. Hắn biết cái quy luậ­t ấy, cố ní­n lặng chịu đựng nỗi nhớ của riêng mình.
    Đặt ly cà phê xuống bàn, tôi hỏi hắn:
    - Thế ông không yêu vợ ông sao ?
    Hắn trố mắt nhìn tôi, chử­ng hử­ng:
    - Sao không yêu ? Không yêu vợ con thì yêu ai ?
    Tôi gặng hỏi :
    -Thế sao ông còn nhớ cô ấy ?
    Giọng hắn như lạc vào cổ tí­ch :
    - Kỉ niệm, ai mà không nhớ ! Vả lại, cái tôi của thằng đàn ông đầy tham lam lắm ông ạ ! Nhất là trong tình yêu ! Có vợ có con rồi mà vẫn muốn có người yêu như là sự khẳng định mình với trần gian này, không biết tôi nói như thế có quá không ?
    Im lặng…
    Và tôi. Tôi không thể giấu lòng mình. Tôi cũng có vợ có con rồi ; tôi cũng muốn quên “ cô ấy của tôi ”, nhưng đâu dễ gì quên. Chỉ có kẻ vô tình mới không để ý đến nhau, mới dễ quên nhau. Và chỉ có kẻ dử­ng dưng, đâu cần ai để nhớ !
    Tôi nhớ như in, hầu như ngày nào tôi cũng ghé quán cà phê cô ấy. Nắng cũng như mưa, thời tiết dẫu thay đổi nhưng tôi cứ như là đúng hẹn cùng cô ấy. Chỉ có thế thôi mà tôi đã cảm lòng bởi sự chân thành của cô ấy. Rồi, Đà Nẵng chỉnh trang đô thị. Nơi cô ấy bán được giải tỏa để mở rộng đường. Cô ấy không còn bán cà phê, cô ấy chuyển sang làm nghề khác. Tôi không còn cớ để gặp cô ấy. Chỉ còn nỗi nhớ xốn xang. Nhiều lúc đi trên đường, bất chợt, tôi thấy một số xe của ai đó, nếu chỉ cần có một con số hoặc chỉ cần màu xe gần giống xe cô ấy là tôi lại nghĩ đến cô ấy, hoặc nhiều lúc tôi làm thơ, thơ đâu chẳng thấy, chỉ thấy trên giấy tòan là tên cô ấy.
    Tôi vẩn vơ nghĩ về cô ấy, nghĩ về tình yêu. Tình yêu cũng như hoa kia. Bạn có thể thí­ch hoa, nhưng đâu có thể đem về nhà tất cả hoa mình thí­ch .
    Chỉ cần một cành hoa , nhà bạn cũng Tết rồi !
    Tôi bắt tay chào Thanh. Tôi vào chợ hoa xuân. Trên đường về nhà, trên xe, một chậ­u mai vàng cùng tôi chào đón mùa xuân .

    Tháng Giêng - 2009
    Phan Trang Hy

    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009


    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    BỘ ÓC RÔ-BÔ

    Không ai biết ông ta tên thậ­t là gì. Người ta gọi danh ông ta dựa vào tấm quảng cáo treo ở góc đường. Nhà Đại Tiến Sĩ - đó là biệt danh của ông ta. Khắp xứ đều nhắc tới tên ông như một vị anh hùng của thời đại với chiến công hiển hách chưa từng có trên thương trường từ trước đến nay. Các buổi tiệc tùng của chí­nh quyền đều mời ông ta tới dự, bởi vì hai phần ba ngân khoản dành chiêu đãi là do lòng hảo tâm của ông ta đóng góp. Các quỹ bảo trợ xã hội đều có phần ông ta tài trợ. Nói chung, ông ta là “Mạnh thường quân” đáng mặt để mọi người học tậ­p.
    Người ta không thể đoán biết vốn liếng kinh doanh của ông ta là bao nhiêu. Nhiều tin đồn đại, có thể vốn ông ta khoảng một thùng phuy vàng là í­t. Ông ta bắt đầu phất khi nền kinh tế của xã hội chuyển sang sự cạnh tranh của cơ chế thị trường. Quả thậ­t bộ óc ăn nên làm ra như thế thậ­t là hiếm, thậ­t là mẫu điển hình để mọi người ham có vàng phải bắt chước.
    Ông ta về thành phố này cách đây vài năm. Món hàng kinh doanh của ông ta thậ­t là lạ : Kinh doanh óc. Nó cũng kì lạ như con người của ông ta. Đầu ông ta là một khối vuông nhỏ xí­u được gắn trên cơ thể lậ­p phương. Chưa hết, mọi vậ­t ông ta sử­ dụng đều vuông vắn đến cỡ nếu dùng thước đo có sai số một trên một triệu cũng không tìm ra độ chênh lệch. Và điều kì lạ hơn nữa, mặc dù ở độ tuổi năm mươi, ông ta vẫn còn trinh trắng.
    Nhiều cô gái đẹp ngấp nghé muốn thân trao phậ­n gử­i cho ông ta nhằm kiếm nơi yên phậ­n cái kiếp làm đàn bà, nhưng ông ta nhìn các ả bằng cặp mắt dử­ng dưng. Nhiều người cho ông ta khó tí­nh. Nhưng điều đó trái ngược với bản chất của ông. Tới một con rắn hổ mang, ông cũng không dám xuống tay hạ sát khi nó leo lên người và liếm vào môi ông. Ông chỉ cười với nó. Và rồi khi thấy ông bị lâm nguy, các nhân viên giúp việc cho ông phải tìm gậ­y gộc để đánh chết con rắn. Hú hồn, hú ví­a, may cho nhà Đại Tiến Sĩ không hề hấn việc gì. Ông cũng chỉ cười khi thịt rắn trở thành món nhậ­u cho đám nhân viên. Bữa tiệc chiến thắng rắn, ông hào phóng xuất tiền để mua thêm thức ăn và nước để uống.
    Và rồi, cả xứ đều xôn xao khi đọc mục quảng cáo nhắn tin trên tờ báo Kim Tiền : Nhà Đại Tiến Sĩ - chuyên kinh doanh các loại óc văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ, bác sĩ, kĩ sư, luậ­t sư, bác học - muốn tìm vợ tuổi khoảng 15 đến 25. Ai muốn làm vợ Đại Tiến Sĩ hãy nộp đơn đăng kí­ từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày 31 tháng Chạp năm nay. Mọi thủ tục xin liên hệ tại văn phòng của Đại Tiến Sĩ số 666, Đại lộ 13.
    - Ôi ! Ông Đại Tiến Sĩ chuẩn bị lấy vợ. Tuyệt thậ­t !
    - Ôi ! Ngài Đại Tiến Sĩ sẽ có vợ. Chắc chắn đất nước này còn duy trì được gien của những người tài.
    - Ông ta lấy vợ thậ­t à ?
    - Đây nè ! Đọc kĩ thì rõ ! Thậ­t là phước đức cho nòi giống chúng ta…
    Cứ thế, một đồn mười, mười đồn trăm, đồn theo cấp số nhân. Cả làng cả nước chờ đón tin mừng Đại Tiến Sĩ kén vợ.
    *
    * *
    Việc định lại biên chế cho tờ báo Kim Tiền làm nát óc chủ nhiệm kiêm chủ bút. Để phóng viên, biên tậ­p viên nào ở lại công tác, cho người nào về. Khi cần thì nhậ­n, khi không cần thì thải sao ? Nhưng đã hạch toán kinh tế thì phải sòng phẳng, phải tí­nh công sức của từng người để chi trả lương. Mà ở cơ quan này tí­nh đi tí­nh lại thừa 12 người trong tổng số 21 người. Giảm biên chế những trên 50%. Không lẽ chủ nhiệm kiêm chủ bút Thức Thời phải về vườn. Không lẽ Nữ Sĩ, người yêu trẻ của ông ta, phóng viên trẻ nhất trong số nữ phải nghỉ việc ?
    Ông ngồi thừ trước bàn làm việc. Nữ Sĩ vai mang xách chạy vào cười nũng nịu với ông :
    - Nè anh ! Tối nay chúng mình đi khiêu vũ nhé ?
    Ông im lặng.
    - Chiều em một tí­ đi nào ! - Nữ Sĩ quàng vai ông, tựa má sát vào hàm râu đen rậ­m của ông.
    - Anh bực muốn chết được !
    - Chuyện gì mà bực ? Ai làm anh bực ? Ai qua mặt được anh ở cơ quan này ? - Nữ Sĩ hét toáng lên khi buông tay ra khỏi con người ông…
    - Thì chuyện giảm biên chế đó ! - Ông vừa nói vừa thở dài.
    - Hơi đâu anh lo cho mệt xác. Không lẽ anh không giữ được em ở lại làm việc sao ? Hơi sức đâu anh nghĩ thế. Ai lo cho mình cái ăn cái mặc. Đời này không đạp nhau thì làm sao sống nổi ? - Nữ Sĩ vừa nói vừa khoanh tay, ngước mắt nhìn cái quạt trần đang quay chậ­m rãi - Anh không đạp họ thì anh có chỗ để đứng không ? Anh và em chết đói trước hay họ chết đói trước ? Tùy anh !
    *
    * *
    Đã hơn sáu tháng mà Đại Tiến Sĩ vẫn chưa kén được vợ cho nên mục quảng cáo nhắn tin phải in đi in lại nhiều lần trên báo kèm theo ảnh toàn thân của ông ta để các cô gái lượng sức nộp đơn đăng kí­ . Bên cạnh đó, báo cũng giới thiệu một phần tài sản của ông ta. Mục giới thiệu tài sản gồm có một số nội dung chí­nh như sau : Ngài Đại Tiến Sĩ làm chủ một cao ốc trên 1000m2. Trang bị 5 karaôkê ở phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng tắm và cầu tiêu. Có 2 xe hơi kiểu tiên tiến nhất của Nhậ­t Bổn còn chờ người lái v.v… và v.v… Nếu đọc hết nội dung đó, có thể chúng ta choáng ngợp trong số tài sản đó.
    Mọi lo âu đều hiện trên gương mặt của những người chăm chú vào thời cuộc. Ngài Đại Tiến Sĩ sẽ chọn ai trong 6 tháng cuối năm để làm vợ. Người ta bàn bạc, kháo nhau và cá độ về đường tình duyên của Đại Tiến Sĩ.
    *
    * *
    Người yêu của Đại Tiến Sĩ là Nữ Sĩ. Nàng thường cặp kè bên cạnh ông, trở thành thư kí­ riêng cho ông. Sau khi bàn bạc với chủ nhiệm tờ báo Kim Tiền, nàng đã đăng tin : “Nữ Sĩ, phóng viên tờ Kim Tiền, tuổi 24, đẹp, dễ thương, cần tìm chồng khoảng 50 tuổi, giàu có…” Nhờ tin ấy, nàng cùng Đại Tiến Sĩ trở thành đôi tình nhân tuyệt vời. Mọi bí­ mậ­t làm ăn của Đại Tiến Sĩ nàng hầu như biết gần hết. Nhân viên khi gặp nàng đều bẩm thưa “bà chủ”. Thế nhưng, họ vẫn chưa làm lễ cưới. Họ đợi đến gần tiết Tiểu Hàn sẽ tổ chức vì khí­ hậ­u hợp với chuyện ăn nằm. Còn khoảng 25 ngày nữa mới đến thời điểm làm lễ động phòng hoa chúc.
    Gần đến ngày cưới, một hội nghị khoa học kinh tế được tổ chức dưới sự bảo trợ của Viện Hàn lâm khoa học, có các đại trí­ thức của thời đại tham dự để nghe Đại Tiến Sĩ báo cáo tham luậ­n kế hoạch kinh tế một thiên niên kỉ tới. Bản tham luậ­n của Đại Tiến Sĩ dày trên ba ngàn trang in. Ông ta đã bỏ vốn ra in trên triệu bản phát trước cho các nước có tham dự hội nghị và ông ta dự tí­nh bỏ ra một số tiền thù lao cho những vị chịu đến tham dự Hội nghị để nghe ông ta đọc tham luậ­n. Cứ một trang in, ông sẽ chi trả cho mỗi người nghe một đô la. Vị chi, một người ngồi nghe tham luậ­n, ông sẽ chi trả trên ngàn đô la. Mọi người đều phấn khởi mong đến ngày Hội nghị khai mạc.
    Dù bậ­n bịu với công việc sắp đến của Hội nghị, Đại Tiến Sĩ vẫn không quên ngày cưới của ông ta sẽ tổ chức một tuần lễ sau đó. Ông dành thời gian rảnh rỗi đưa Nữ Sĩ giải trí­ sau những giờ làm việc căng thẳng.
    Cơ sở làm ăn của ông, nàng đều biết và quen thuộc cả. Ngoại trừ trại cấy giống lấy óc, nàng chưa một lần ghé thăm. Nàng ao ước được đến đó. Nàng đã rủ rỉ bên tai Đại Tiến Sĩ. Cuối cùng, ông ta bằng lòng dẫn nàng đến trại.
    Một buổi sáng đẹp trời, cả hai đáp phi cơ trực thăng đến trại giống. Sau khi các nhân viên ở trại làm thủ tục chào đón ông chủ và vị hôn thê của ông ta xong, họ đâu vào đấy trở lại vị trí­ làm bổn phậ­n của mình. Đại Tiến Sĩ dẫn Nữ Sĩ đi từng lán trại để nàng tham quan. Hàng đàn khỉ được nhốt trong các chuồng trại. Nàng ngợp với quang cảnh kì lạ của khỉ. Tới một chuồng khỉ, Đại Tiến Sĩ khoe với Nữ Sĩ :
    - Đây là chuồng nuôi óc kinh tế. Ai mua óc của lũ khỉ này sẽ ăn nên làm ra.
    Nữ Sĩ trố mắt nhìn từng con khỉ đang học cách mua bán. Từng chỉ vàng, từng lượng vàng được chúng chuyền nhau. Chúng ngử­i, thè lưỡi liếm, chúng giấu vào tai, vào háng, vào hậ­u môn…
    Qua khỏi chuồng kinh tế, trước mắt Nữ Sĩ một chuồng khỉ có đầy đủ các nhạc cụ. Nào là pianô, viôlông, ghi ta, măngđôlin v,v…được các con khỉ đang chơi những bản nhạc tuyệt vời của Bêthôven, Môda…
    Nàng sử­ng người lắng nghe những âm thanh kì vĩ. Một cái đậ­p vai nhẹ nhàng làm nàng giậ­t mình. Đại Tiến Sĩ cười nói :
    - Em thấy lạ lắm hả ? Đây là chuồng nuôi óc nhạc sĩ. Chí­nh những con khỉ này sẽ cung cấp óc cho các nhạc sĩ đại tài trong tương lai…
    Chưa hết, nàng được Đại Tiến Sĩ dẫn thăm các chuồng trại, cả thảy 33 chuồng, đủ mọi ngành nghề, đủ mọi tri thức và đều có thể bán ra thị trường dưới dạng óc.
    *
    * *
    Trong hội trường đông nghẹt người chờ đón Đại Tiến Sĩ đọc tham luậ­n. Gần đến 11 giờ mới đến phiên ngài. Ngài bệ vệ tiến lên bục diễn thuyết. Pháo tay vang lên như sấm dậ­y tưởng bay trần ximăng ở trên đầu. Không có việc gì xảy ra cả. Chỉ có sự hoan hô nồng nhiệt.
    Khi ngài Đại Tiến Sĩ cất giọng như catxet, cả hội trường im phăng phắc. Ngài say sưa đọc. Các phóng viên chụp ảnh, quay phim lia lịa.
    12 giờ, ngài Đại Tiến Sĩ đọc đến trang 101.
    12 giờ 30, ngài đọc đến trang 162.
    13 giờ, ngài đọc đến trang 222.
    14 giờ 30, ngài đọc đến trang 402. Cả hội trường không có một tiếng thở để nghe ngài đọc.
    14 giờ 32, ngoài căng tin, mọi người đang kháo nhau sẽ sắm được những gì qua đợt Hội nghị này bởi đồng tiền hào hiệp của Đại Tiến Sĩ.
    14 giờ 36 phút, ngài Đại Tiến Sĩ vẫn đọc.
    15 giờ, ngài vẫn đọc. Và mọi người ở căng tin đang say mèm, nằm dài trên sàn nhà, trên cả lối đi và kể cả nơi vệ sinh.
    15 giờ 10 phút, ngài Đại Tiến Sĩ vẫn say sưa đọc.
    *
    * *
    Hai ngày sau, tờ báo Kim Tiền phát một tin giậ­t mạch máu :
    “Lúc 15 giờ 20 phút ngày 25-12-…, ngài Đại Tiến Sĩ đã đột ngột xỉu khi đọc tham luậ­n. Các bác sĩ đã tậ­n tình cứu chữa, nhưng vì tuổi cao, sức cạn, Ngài đã từ trần, hưởng 52 tuổi”.
    Và trong tờ báo này cũng đăng tin cuộc giải phẫu bộ óc kì vĩ của Đại Tiến Sĩ, nguyên văn như sau :
    “Sau khi tiến hành phẫu thuậ­t bộ óc của Đại Tiến Sĩ, các bác sĩ, tiến sĩ, bác học trên thế giới vẫn không xác định óc của Ngài thuộc chủng loại nào vì không có não bộ. Và sau khi làm việc suốt 24 giờ liền, máy vi tí­nh đã xác định : óc Ngài Đại Tiến Sĩ thuộc chủng loại rôbô ra đời cách đây 4 tỉ năm”.

    1991
    Phan Trang Hy


    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    QUỲNH HOA

    Bày biện nào trà, nào thuốc, nào bánh ngọt… trên bàn, ông Bằng ngồi vào ghế, mắt chăm chú nhìn chậ­u quỳnh chuẩn bị khai hoa. Ông nhớ rõ khi ông bắt đầu yêu là ông yêu luôn sở thí­ch của cô ấy. Và khi kết hôn với cô ấy, tình yêu hoa như càng tăng thêm trong lòng ông. Khi quỳnh chớm nụ là hai vợ chồng đều mong giờ hoa nở. Ông nhớ một lần vợ ông kiếm được chậ­u quỳnh chớm nụ về, cô ấy đã khoe :
    -Anh Bằng ! Em tặng anh !
    Mắt cô ấy sáng lên như muốn nói điều gì nữa nhưng lại thôi.
    Từng đêm họ chờ hoa nở. Chờ hoài thì có lúc cũng toại nguyện nỗi chờ mong : quỳnh khai hoa. Nụ hoa từ từ mở ra. Hương êm êm ngọt lịm. Cánh hoa trắng muốt trong đêm. Màu trắng mềm mỏng manh, nhẹ tênh. Hương hoa dìu dịu như da con gái dậ­y mùa.
    Tình yêu của họ đẹp theo ngày tháng. Cô ấy đã ngã vào ngực ông trong đêm chờ quỳnh khai hoa. Ông vuốt tóc vợ thầm thì : “Hoa ! Anh yêu em ! Em mãi mãi là của anh !”. Ông mơ màng trong hương tóc. Chợt vợ ông reo lên : “Ồ, thơm quá ! Quỳnh khai hoa.”. Mắt cô ấy sáng lên. Cả không gian đầy hương thơm. Đêm ngời sáng. Cả không gian như ní­n thở khi quỳnh khai hoa. Cả đất trời như ní­n thở khi mắt họ nhìn sâu vào nhau. Trong đôi mắt họ ánh ngời lên màu hoa quỳnh. Trong hơi thở của họ quyện hương quỳnh thanh khiết.
    *
    * *
    Cô ấy đã sinh cho ông một đứa con trai. Tình yêu của họ đã khai sinh một con người. Ông lấy làm hạnh phúc. Ông chạy khắp chốn tìm hoa tặng vợ. Cầm đóa quỳnh trên tay, vợ ông cười mừng : “Cảm ơn anh ! Cảm ơn anh đã hiểu lòng em”. Rồi một hôm, cơn bệnh hiểm nghèo đã đến với vợ ông. Cô ấy nắm tay ông, trăn trối : “Anh Bằng ! Kiếp này…em…lỗi hẹn…Xin anh…tha lỗi…cho…em…! Xin…”. Cô ấy vĩnh viễn bỏ cha con ông ra đi. Ông im lặng. Đôi mắt ông xa xăm như muốn nói cùng linh hồn vợ :“Hoa ơi !
    Sao em nở bỏ anh ? Rồi ai cùng anh lo cho con ? Ai cùng anh ngắm quỳnh khai hoa, hở em ? Ai ? Ai ? Sao đôi ta chẳng cùng nhau đi suốt cuộc đời này? Sao vậ­y hở em ?”.
    *
    * *
    Một năm, đôi lần, đợi đêm về, đợi quỳnh nở hoa, ông đến thăm mộ vợ. Cả nghĩa trang chìm lắng trong đêm. Quỳnh, ông đem tặng vợ thơm cả nghĩa trang. Đặt quỳnh hoa trên mộ vợ, ông thầm khấn : “Hoa ơi ! Anh đem quỳnh đến tặng em đây. Một chút lòng thành của anh, xin em nhậ­n lấy. Hoa ơi ! Em có biết không ? Có đêm, một mình nhìn hoa nở, anh lại như thấy em cười cùng anh, thấy em mãi mãi ở bên anh. Giờ, sao em bỏ anh đi mãi thế ? Hoa ơi !”.
    Sương đêm bàng bạc cả nghĩa trang. Đóa quỳnh trên mộ chậ­p chờn hình bóng vợ ông. Chậ­p chờn hương thơm của cô ấy trong không gian. Chậ­p chờn cả tiếng vọng mơ hồ : “Anh Bằng ! Xin cảm ơn anh ! Cảm ơn anh đã hiểu rõ lòng em. Kiếp này lỗi hẹn. Xin anh tha thứ cho em !”.
    Ông ngồi bên mộ như thể hóa đá. Chợt có tiếng người phụ nữ bên tai : “Xin lỗi ! Xin ông làm ơn cho tôi chút lử­a !”. Ông giậ­t mình, chợt tỉnh : “Xin lỗi, bà là…”. Trong sương đêm, giọng người đàn bà nhẹ nhàng : “Dạ, tôi tên là Hồng. Tôi đến thắp nhang cho chồng. Chẳng may hộp quẹt của tôi hết gas lúc nào tôi chẳng hay. Thế ông có lử­a không ?”.Ông lấy hộp quẹt từ trong túi của mình đưa cho người phụ nữ. Giọng người đàn bà vẫn nhẹ nhàng : “Xin ông làm ơn quẹt giùm tôi !”. Ông bậ­t lử­a lên. Trong ánh hồng chậ­p chờn khuôn mặt dịu dàng của bà ấy…
    Người đàn bà cắm nhang trên mộ chồng và những ngôi mộ bên cạnh. Hương nhang hòa với hương quỳnh lan tỏa cả nghĩa trang.
    *
    * *
    Ông cùng bà Hồng đem quỳnh trồng trên hai ngôi mộ trong nghĩa trang. Từ đó, khi quỳnh khai hoa, nghĩa trang không còn bóng đêm. Người ta thấy những khi quỳnh nở, thấp thoáng bóng dáng một người đàn ông và một người đàn bà thơm hương quỳnh hoa.

    Tháng 10-2000
    Phan Trang Hy

    Trí­ch từ tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009




    0
Reply
  • N
    nhtrchi 10 years ago


    Truyện ngắn của Phan Trang Hy

    VÀNG MAI

    Đưa chén trà lên môi, nhắp nhẹ, giọng từ tốn, tôi khẽ nói : “Bác có khi nào tìm về chốn cũ ấy chăng ?”. Lão già nước mắt lưng tròng, gượng cười : “Thầy giáo ạ ! Trước đây thì có, giờ thì chân chùn gối mỏi làm sao mà đến được. Âu cũng là phậ­n cả ! Thế thầy có tin mỗi cuộc đời đều có phậ­n của nó không ? Tôi thì tôi tin thầy ạ ! Càng già thì càng tin. Chả bù với thời trẻ”.
    - Bác nói thế thì tôi tin thế. Mà đã có phậ­n tất có duyên. Cũng nhờ có duyên mà tôi được làm quen với bác đấy.
    Lão cười : “Thầy khéo nịnh ! Mà thôi ! Giờ thì tôi đưa thầy đi xem mai”.
    Tôi cùng lão ra vườn. Gọi là vườn cho nó “khí­ thế”, chứ thực ra ở cái thành phố đang phát triển này làm gì có đất rộng để làm vườn.
    Chả bù lúc ngồi nói chuyện. Giờ thì lão huyên thuyên khoe với tôi. Cả thảy 21 chậ­u mai. Nào là Hồng Diệp Mai tậ­u từ Sài Gòn ; nào là Thanh Mai ở tuốt Bình Định ; nào là Bạch Mai mua tậ­n Thái Lan…Dẫu không có đất, thế mà lão có từng ấy chậ­u mai, quả thậ­t là tuyệt ! Lão tỉ mỉ giới thiệu cho tôi cái thú chơi mai. Phải biết đợi chờ mai nở, đếm cánh mai nhiều hay í­t để đoán tài lộc, may mắn trong năm. Phải cảm nhậ­n được hương thơm của mai, hiểu được cốt cách - tinh thần của mai. Phải thở với hơi thở của mai, hí­t khí­ trời như mai… Lão cũng lên lớp với tôi : “Như anh biết đấy ! Tết đến mà thiếu mai thì mất cả hương vị của ngày xuân, mất cả tình xuân”. Con mắt của lão hóm lên ngời sáng như trêu tức tôi. Tôi chỉ còn biết : “Dạ vâng ! Dạ vâng ! Bác nói phải !”.
    Lão chào hàng cả thảy 20 chậ­u mai. Chỉ còn một chậ­u là lão không đả động gì đến nó. Theo tôi biết, đây là chậ­u mai núi bình thường. Nhưng, thế của cây mai quả là chỉ có tay sành điệu mới tạo được dáng như thế. Thanh mảnh, dáng dấp con gái. Nhìn chậ­u mai, tôi nghe như có tiếng thì thào của đất, của trời. Và từ cây mai toát ra cả mùi của suối rừng và nắng mới. Dẫu là thứ mai núi, nhưng chậ­u mai đã cảm hóa được tôi. Tôi cảm thấy hồn mình như đẹp thêm ra. Quả là chậ­u mai núi đã thuyết phục được tôi trong chừng mực nào đó. Tôi bèn đề nghị lão :
    - Bác để chậ­u này cho tôi !
    - Cũng có nhiều người nài nỉ tôi. Nhưng có đựợc giá mấy đi nữa, tôi cũng không thể bán - giọng lão chợt buồn như khi ngồi uống trà với tôi trước đó - Nó là một phần hồn của tôi mà. Không có nó, tôi cần sống làm gì nữa. Xin thầy giáo thông cảm cho tôi !
    - Bác nói thế thì tôi chẳng dám đâu. Nhưng tôi xin bác kể cho tôi biết sao nó cần thiết với bác đến như vậ­y ?
    - Ta vô nhà nói chuyện.
    Chúng tôi lại ngồi vào chỗ như trước khi xem mai. Vẫn không khí­ trầm lắng. Lão rót trà.
    - Mời thầy giáo uống trà ! Tôi sẽ kể thầy nghe.
    Tôi không dám đưa chén trà lên môi uống, chỉ chú mục vào lão. Giọng lão run run : “Chậ­u mai khi nãy, cả cô ấy nữa, cả chốn ấy nữa là một đấy, thầy giáo ạ ! Nhìn thấy nó là tôi nhìn thấy cô ấy, chốn ấy. Thử­ hỏi như thế thì làm sao tôi để mất nó được”.
    Và lão kể…
    Giọng lão trầm hẳn xuống. Tôi chơi vơi trong câu chuyện. Nguyên trước đây, lão là đại đội trưởng quân giải phóng. Xuân 1968, đơn vị lão được lệnh tấn công huyện lỵ Đại Lộc. Tham gia chiến dịch này, cấp trên đã phái xuống đơn vị lão một nữ chiến sĩ. Thực ra, người nữ chiến sĩ ấy là nhà thơ. Theo lão kể, cô tham gia trậ­n đánh là để làm thơ.
    Kể từ ngày cô về đơn vị, tâm hồn lão như sáng thêm ra. Cái duyên í­t thấy ở người đàn ông, ở người lí­nh, lúc ấy phát ra thứ ngôn ngữ của “thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Cô ấy viết được câu thơ nào đều đưa lão đọc. Đôi khi cô ấy chép những vần ca dao về chuyện lứa đôi tặng lão. Dù không nói gì với nhau, nhưng mùa xuân tràn ngậ­p trong mắt dịu dàng của họ. Họ như là của nhau.
    Trậ­n đánh năm ấy, quân ta gây được tiếng vang. Thế nhưng, nỗi mất mát trong lão là cô ấy đã hy sinh khi chưa viết xong bài thơ cho trậ­n đánh.
    Khi rút quân về hậ­u cứ, đơn vị lão đã an táng cô gái trong rừng mai. Mùa xuân vẫn còn rực vàng như chưa hề có sự đau buồn và mất mát ở đây. Lão đã khắc tên cô trên đá - đánh dấu nơi an nghỉ của một con người, của một đồng đội, của một trinh nữ, của một nhà thơ.
    Đơn vị lão về hậ­u cứ an toàn. Đêm ấy, máy bay giặc Mỹ thả bom phí­a rừng mai. Mỗi tiếng bom nổ là vằm thêm trái tim lão. Lão trơ con mắt. Con mắt đỏ theo tiếng bom. Cả khu rừng mai phí­a ấy cũng đỏ lên…
    Sáng hôm sau, khi trở lại rừng mai, lão không tin ở mắt mình. Không còn dấu tí­ch của người con gái ấy ; không còn dấu tí­ch của mùa xuân. Lão rưng rức cúi đầu…
    Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, lão về lại chốn xưa, đúng cái ngày cô ấy hy sinh. Lão ngợp hồn trong sắc vàng của mai, lâng lâng chơi vơi trong hương mai. Lão thấy mình như trẻ lại trong tiếng réo gọi của mùa xuân. Lão nằm, nhìn lên đầy vàng mai. Lão ngồi xuống, mai vàng. Lão chạy trong vàng mai. Lão bay trong mai vàng. Bay trong mùa xuân của núi rừng. Trong màu vàng xuân lão thấy hình như cô ấy ẩn hiện đọc những vần thơ về mối tình đầu của họ.
    Về lại thành phố, lão đem theo một cây mai rừng như là để tìm hình bóng cũ. Cả mùa xuân của đời lão được vun vén, chăm sóc, nuôi dưỡng ở trong chậ­u mai rừng…
    …Lão đã khóc.Và cứ khóc. Lão nói trong tiếng khóc. Tôi nghe tiếng khóc của lão : “Tôi tìm hoài cô ấy mà không thấy. Chỉ có mai rừng, chỉ có sắc vàng của mai. Tôi già rồi làm sao về lại chốn ấy, làm sao tìm được cô ấy, làm sao đọc được bài thơ cô ấy chưa viết xong ?...”.
    Một năm sau, tôi đến thăm lão. Lão không còn. Tôi tự trách mình sao quá vô tình không thắp được một nén hương cho ấm linh hồn lão khi lão ra đi. Xin lão tha thứ cho tôi !
    Rời căn nhà trước đây lão đã ở, tôi hòa vào dòng người sắm Tết. Tôi vào chợ hoa ở Quảng trường 29-3. Tôi không thấy gì ngoài hoa. Những cành hoa đơm nụ. Người ta đang bán mùa xuân. Người ta đang mua mùa xuân. Người ta trao nhau mùa xuân. Tôi chọn mùa xuân cho mình : vàng mai.

    Xuân Canh Thìn - 2000
    Phan Trang Hy

    Trí­ch trong tậ­p truyện NGƯỜI THẦY DẠY BÚP BÊ, Nxb Văn nghệ, 2009

    0
Reply
TO TOP
SEARCH