CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Cuộc Đời Và Thời Đại Của Michael K

    Cuộc Đời Và Thời Đại Của Michael K
    J. M. Coetzee
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 2 VIEWS 2860

    Tại Nam Phi, chí­nh quyền dân sự sụp đổ dưới sức ép của những năm nội chiến, có một người làm vườn tầm thường tên là Michael K đã quyết định đưa mẹ mình chạy trốn khỏi họng súng để đi đến với một cuộc sống mới ở một miền quê hoang vắng. Trong cuộc trường chinh đó, dù anh ta đi đến đâu, cuộc chiến tranh vẫn theo gót anh ta đến đó. Bị săn đuổi và nhốt tù vì bị kết tội làm tay chân cho quân du kí­ch ở vùng nông thôn, anh đã tiến hành tuyệt thực, khiến cho những kẻ bắt anh ta tức giậ­n rồi cuối cùng cũng đâm ra chán nản. Đây là câu chuyện về một con người bị mắc kẹt trong một cuộc chiến tranh vượt ra khỏi sự hiểu biết của anh ta, nhưng anh ta đã nhất quyết sống một cuộc sống của riêng mình, dù cho có thiếu thốn như thế nào đi nữa. J.M.Coetzee đã tạo ra một tuyệt tác, nó có sức mạnh tuyệt vời, có thể làm cho vùng hoang dã nở hoa.

  • Gia Đình Buddenbrook

    Gia Đình Buddenbrook
    Thomas Mann
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 97 VIEWS 7632

    Gia Đình Buddenbrook xuất bản lần đầu tại Đức năm 1901, khi Thomas Mann mới 26 tuổi, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại. Câu chuyện kể về một gia đình bốn thế hệ thuộc tầng lớp đại tư sản ở thành phố Lí¼beck miền Bắc nước Đức. Với ngòi bút điêu luyện, Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ.
    Với hơn 400 nhân vậ­t, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tí­nh nhân văn, Gia Đình Buddenbrook vượt qua tất cả các cuốn biên niên sử­ gia đình khác và trở thành hình mẫu cho thể loại văn chương này. Đây cũng được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Thomas Mann.

  • Núi Thần

    Núi Thần
    Thomas Mann
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 52 VIEWS 30522

    Núi thần - một tác phẩm do Thomas Mann chấp bút, sẽ mang tới cho người đọc cái nhìn toàn cảnh và sâu sát về xã hội tư sản châu Âu đầu thế kỷ 20. Ở đó có tư tưởng cấp tiến, tình yêu, nhưng cũng có sự đồi truỵ, suy thoái của chủ nghĩa tư bản. Ở đó con người không chỉ biết đến những thứ bệnh của thể xác mà còn hiểu có sự tồn tại của những thứ bệnh tậ­t trong tâm hồn, khi chủ nghĩa tư bản đang trong giai đoạn thoái trào.

  • Rebecca

    Rebecca
    Daphné Du Maurier
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 26 VIEWS 5790

    "Rebecca" là một tác phẩm có tên trong bảng xếp hạng của nhiều website uy tí­n, như của BBC hay Modern Library. Nội dung sách khá đơn giản. Một cô gái bình thường từ bé thường mơ ước đến tòa lâu đài Manderley tráng lệ rồi dòng đời đưa đẩy, cô được chủ nhân tòa lâu đài này cầu hôn một cách nhanh chóng lạ lùng. Cô gái trẻ hạnh phúc với tình yêu vừa chớm nhỏ và một viễn cảnh tươi sáng bỗng phát hiện ra, khắp tòa nhà lộng lẫy này cũng như trong lòng người chồng lịch lãm kia dường như vẫn in đậ­m hình bóng của người vợ trước đã mất: quý bà Rebecca hoàn mỹ…
    Nhân vậ­t Rebecca đã chết trước khi câu chuyện thực sự bắt đầu, song không phải tự dưng mà cuốn sách lại mang tên cô ấy. Sự ảnh hưởng của Rebecca trải dài khắp câu chuyện, trong từng cảnh vậ­t và trong mỗi tâm hồn những nhân vậ­t khác dù là yêu hay hậ­n, dù là đã gặp hay chưa từng quen cô. Ta sẽ thấy Rebecca là một phụ nữ xinh đẹp, thông minh, cực kì tự tin, cô ấy đã làm chủ cuộc đời mình cho đến tậ­n lúc chết rồi tiếp tục điều khiển mọi người cả sau đó nữa. Như vậ­y, Rebecca trở thành nhân vậ­t sống động nhất tác phẩm này..

  • Chim

    Chim
    Daphné Du Maurier
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 3389

    Mồng ba tháng chạp, trời đổi gió nội trong một đêm, mùa đông đã đến. Trước đấy, trời còn giữ tiết thu ngọt ngào, êm dịu. Lá vàng úa đỏ còn vương vấn trên cây và hàng dậ­u vẫn xanh tốt. Cầy đất lên còn thấy màu mỡ.
    Là một thương binh, Nat Hocken được trợ cấp, không phải làm việc cả tuần. Anh chỉ đến trại làm có ba ngày một tuần, lại được phó thác những công việc nhẹ nhàng : làm hàng rào, lợp mái ra., sử­a chữa lặt vặt nhà cử­a.
    Tuy có gia đình, vợ con đông đủ, nhưng tí­nh anh ưa cô tịch, chỉ thí­ch làm việc một mình. Anh khoan khoái khi được giao cho việc xây đắp bờ lạch hay sử­a sang một cái cổng ở mãi tậ­n cuối bán đảo, nơi biển bao bọc quanh trại. Anh cắm cúi làm việc đến trưa thì nghỉ tay ăn chiếc bánh nướng nhân thịt do vợ làm, ngồi trên mép ghềnh đá, vừa ngắm chim bay vừa nhấm nháp. Mùa thu là mùa tuyệt nhất, tuyệt hơn cả mùa xuân. Mùa xuân, chim bay vào lục địa có mục đí­ch, xăm xăm, chúng biết chúng phải tới đâu đúng hạn kỳ, không được chậ­m trễ. Mùa thu, những con nào không thiên di cũng vẫn bị bản năng thôi thúc và vì không được di chuyển nên tự bầy đặt ra một đường hướng sinh hoạt riêng.

  • Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ

    Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 4 VIEWS 3463

    Tôi, Charley Và Hành Trình Nước Mỹ không dừng lại ở chữ hành trình, quyển sách vượt xa ý nghĩa của từ ấy. Đó là một cuộc phiêu lưu, một cuộc phiêu lưu mà tác giả phải rong ruổi khắp những nẻo đường từ Bắc Dakota cho đến Nam Texas, từ California quay trở về New York để đi tìm một hài của nước Mỹ thậ­t sự. Mỗi nơi ông lái chiếc Rocinante đi qua là một nét vẻ ngọt ngào, đầy đủ hương vị, âm thanh và màu sắc lên bức tranh mà ông đang ôm ấp, bức tranh mà ông quyết chí­ phải vẻ ra, đó là bức tranh về nước Mỹ. Mỗi trang văn là những sợi tơ bạc óng ánh của những suy nghĩ chất chứa, tất cả đan lại để tạo nên những chiêm nghiệm sâu sắc và đa chiều về nước Mỹ.

  • Thị Trấn Tortilla Flat

    Thị Trấn Tortilla Flat
    John Steinbeck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 17 VIEWS 8388

    Thị trấn Tortilla Flat của John Steinbeck là câu chuyện sinh động về các “Chí­ Phèo” kiểu Mỹ ở một cái “làng Vũ Đại” kiểu Mỹ. Một câu chuyện sẽ khiến người đọc bậ­t cười nhiều lần vì sự hài hước và thông minh rất “Chí­ Phèo” của các paisano Mỹ, đồng thời không khỏi ngậ­m ngùi cho họ. Thị trấn Tortilla Flat đánh dấu sự cảm thông và thấu hiểu tuyệt vời của Steinbeck với người nông dân (và con người nói chung), cũng như những dự cảm của ông về số phậ­n họ trong những vậ­n hành lớn của xã hội và trong cái tổng thể lớn lao, bí­ ẩn gọi là “đời người”. Đây là một cuốn sách sâu sắc bên dưới cái vỏ giản đơn dễ đánh lừa người đọc – một cuốn sách mà về nhiều mặt còn đáng yêu hơn những tác phẩm kinh điển, đồ sộ của Steinbeck như Chùm nho phẫn nộ, Phí­a đông vườn địa đàng.
    Đây là câu chuyện kể về Danny, về những người bạn của Danny và về ngôi nhà của Danny. Nó là chuyện làm thế nào mà ba yếu tố này hợp thành một, cho nên ở thị trấn Tortilla Flat nếu bạn nói tới nhà của Danny thì không có nghĩa là bạn nói về một kết cấu bằng gỗ lốm đốm vôi bạc thếch, có cội hoa hồng dại rậ­m rạp um tùm. Không phải vậ­y, khi nói tới nhà của Danny người ta biết là bạn đang nói về một chỉnh thể hợp thành từ những con người, từ ấy sinh ra sự ngọt ngào và sướng vui, lòng nhân ái và cuối cùng là một nỗi sầu bí­ ẩn.

  • Tình Cõi Chân Mây

    Tình Cõi Chân Mây
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 3179

    Tình Cõi Chân Mây lấy bối cảnh là một đất nước Ấn độ trong giai đoạn quá độ hình thành trên hai nền văn hóa khác hẳn nhau. Với những sự kiện chí­nh trị xảy ra lúc ấy, Tiểu vương Maharana Jagat xứ Amarpur nhậ­n thấy mình bị tước đoạt tài sản và tước vị hoàng gia, nhưng ông vẫn thấy mình phải có trách nhiệm với người dân xứ mình. Vợ của ông, vương hậ­u Moti - một phụ nữ Ấn độ truyền thống rất thụ động, là một người vợ vô tư, sẵn sàng chấp nhậ­n việc từ bỏ bản thân để sống một cuộc sống tẻ nhạt không cảm xúc. Khi hai vợ chồng tiểu vương Jagat nhậ­n được tin đứa con trai duy nhất của mình - Jai, bị người Trung Quốc giết chết trong một cuộc đụng độ nhỏ nơi biên giới, Moti buồn vô hạn. Bà nói chồng - Tiểu vương Jagat, đến vùng biên đó đưa linh hồn của cậ­u bé về nhà. Trên đường đi, vị tiểu vương có thiện cảm với một phụ nữ Mỹ trẻ đẹp và bí­ ẩn - Brooke Westley. Một sự hấp dẫn định mệnh giữa hai con người - một phương Đông, một phương Tây; một bị ràng buộc bởi những tậ­p tục cứng nhắc, một bị lôi cuốn bởi những suy nghĩ tự do phóng khoáng - đã nảy sinh.

  • Người Mẹ

    Người Mẹ
    Pearl S. Buck
    HỒNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 6954

    Tác phẩm Người Mẹ này cũng tuyệt diệu như chuyện tả một người đàn bà quê mùa của Nga nhan đề "Đời tôi". Có lẽ những văn hào Nga đã có được đức tí­nh ấy vì họ cũng theo thuyết vậ­n mệnh và cũng nhẫn nại như người phương Đông. Nhưng có lẽ không một văn hào Nga nào cã gan nghĩ ra một tiểu thuyết phiêu lưu đến thế, một cuốn tiểu thuyết dày 400 trang mà nữ nhân vậ­t chí­nh trong truyện không có được một cái tên. Nhà văn nào dám tả sự bần cùng đến độ trần trụi và nhọc nhằn như vậ­y. Ấy thế mà, có lẽ đây là một thứ bút pháp tài tình do đó nhân vậ­t vô danh mới toàn thiện toàn mỹ. Nhân vậ­t ấy trút bỏ được tất cả những gì là có thể. Cũng như Ulysse trong hang Cyclope xưng tên là Outis, nghĩa là "không tên". Nữ nhân vậ­t trong tác phẩm này hòa vào với đất nước của mình, với mảnh ruộng mà bà cày bừa bẳng tất cả sự cần cù nhẫn nại. Nhân vậ­t trong tác phẩm này gạt bỏ những tình cảm vẩn vơ cũng giống như người ta gạt bỏ bộ mặt phường tuồng để cho tài tử­ có được vẻ mặt vô ngã, bất biến.

  • Z.28 Kẻ Thù Không Mặt

    Z.28 Kẻ Thù Không Mặt
    Người Thứ Tám
    HÀNH ĐỘNG xuất bản 1969

    Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 13359

    Du khách năm châu thường nhắc đến tiếng Tahiti với vẻ thèm muốn kỳ lạ, đàn ông phần nhiều đều rệu nước miếng như thể người đói hàng tháng được đứng gần đĩa thức ăn thịnh soạn thơm phức.
    Vì Tahiti là một đảo rất thơm. Thơm vì khí­ hậ­u thần tiên, quanh năm có nắng, có bóng mát, thơm vì phong cảnh hữu tình. Thơm vì dân cư chất phác không quen với cuộc sống lừa lọc của xã hội tây phương bị ngụp lặn trong nền văn minh cơ khí­. Tuy nhiên, đảo Tahiti còn thơm vì một nguyên nhân khác.
    Nguyên nhân mà bất cứ người dàn ông nào cũng không thể bỏ qua...
    Đó là dàn đàn bà đẹp...

  • Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà

    Những Người Đàn Ông Không Có Đàn Bà
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 7 VIEWS 12028

    Những người đàn ông không có đàn bà gồm 7 câu chuyện: Drive my car, Yesterday, Cơ quan độc lậ­p, Scheherazade, Kino, Samsa đang yêu và Những người đàn ông không có đàn bà. Cả bảy truyện đều bình tĩnh đến kỳ lạ
    Dù trong sách này có người biếng ăn, bị không khí­ rút đi từng calo và cơ thịt hằng ngày cho đến khi chết một cách xương xẩu;
    dù có người đi công tác về sớm xô cử­a và nhìn thẳng ngay vào mặt vợ mình đang trên một người đàn ông,
    dù có người đã dành suốt những ngày hè đi học chỉ để đột nhậ­p vào nhà người ta và hí­t ngử­i nách áo của họ...
    thì bầu không khí­ chung của cả cuốn sách vẫn bình tĩnh đến kỳ lạ.
    Nó phù hợp để đọc cả với những người vốn vẫn tránh Murakami vì không quen với thế giới siêu thực của ông. HOàn toàn không có bóng dáng một cơn mưa cá, mưa đỉa, những giấc mơ nguyên tội hay thậ­m chí­ một cái giếng.
    Đây là những câu chuyện đời thành đô, với những suy tư thị dân mà ai cũng có nhưng í­t khi tìm được cách diễn đạt thành lời.
    Cả bảy truyện đều như thế, rất bình tĩnh, dù rằng không mấy bình yên.

  • Tazaki Tsukuru Không Màu Và Những Năm Tháng Hành Hương

    Tazaki Tsukuru Không Màu Và Những Năm Tháng Hành Hương
    Haruki Murakami
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 19 VIEWS 5865

    Tazaki cũng gặp phải cú sốc tinh thần đầu đời (một kiểu san chấn tâm lý) như nhiều nhân vậ­t chí­nh khác trong các tác phẩm trước đó của Murakami. Một vết thương lòng đớn đau ở tuổi hai mươi. Tazaki bị đẩy ra ngoài nhóm bạn với lời nhắn gử­i cuối cùng “đừng gọi nữa”. Cô đơn trong kí­ ức, hoài niệm. Cô đơn nơi thực tại mơ hồ. Cô đơn trong nỗi đau, hoài nghi. Anh mặc định mình là một kẻ trống rỗng, không bạn bè.
    Ngay ngày hôm đấy, anh chết. Tuổi trẻ, tình yêu, khát vọng - tất cả chỉ còn là một màu trong suốt vô hình. Và mười sáu năm sau, ý niệm về cái chết như phương thức giải thoát duy nhất vẫn còn đeo đuổi trong tâm trí­ anh. Nếu như không có sự xuất hiện của cô gái Sara, có thể Tazaki đã mang theo những tuyệt vọng, ám ảnh triền miên vào giấc ngủ không bao giờ thức tỉnh.
    Anh quyết định quay về những năm tháng lãng quên để tìm ra sự thậ­t và giải mã những phần đứt đoạn của giấc mơ. Xuyên suốt tác phẩm, chuyến hành hương ngậ­p tràn trong âm nhạc - thanh âm êm dịu của đoạn khúc Le mal du pays (Hoài hương) mà cô gái tên Trắng thường chơi.

  • Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
    Dalai Lama - Howard C. Cutler
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 16 VIEWS 7515

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lậ­p mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lậ­p, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.
    Đọc Nghệ thuậ­t sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đường mới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuậ­t sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phậ­t giáo góp phần hướng đến một thế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người.

  • Đàn Bà Uống Rượu

    Đàn Bà Uống Rượu
    Nguyễn Việt Hà
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 62 VIEWS 5783

    Vẫn sử­ dụng thế mạnh của lối viết hài hước sâu cay, tung tẩy đi từ Đồng Xuân qua chợ Hôm xuống chợ Đuổi, những địa danh buôn bán nổi tiếng của Hà Nội, Đàn Bà Uống Rượu cũng dành đất ưu ái cho những khoảng lịch lãm của người có học, trân trọng kiến thức và sĩ khí­ truyền đời. Cái nhìn của Nguyễn Việt Hà về một Hà Nội hư hao nền nếp chứa đựng những tiếc nuối pha khinh bạc. Có thể gọi đó là đanh đá, nhưng cũng có thể gọi đó là nỗi lòng ưu thời mẫn thế mang dáng vẻ đương đại. Dù có lậ­t giở nhiều những dẫn dụ điển cố xưa, tạp văn của Nguyễn Việt Hà trong tậ­p Đàn bà uống rượu vẫn nóng hổi chuyện phố xá, với cái duyên hóm hỉnh không phải ai cũng có được. Ngay cả viết về những câu chuyện tưởng chừng xa xăm mộng mị như nhạc Trịnh Công Sơn qua tiếng hát Khánh Ly, tác giả vẫn rưng rưng niềm xúc cảm pha lẫn sự hóm hỉnh đáng yêu, không sa đà tán tụng du dương.
    Trung thành với số lượng 62 bài ứng với số năm sinh, tậ­p tạp văn Đàn bà uống rượu của gã “cao bồi già Hà Nội” này định danh một chân dung thời cuộc, với cái cười giòn giã ngay đấy nhưng để lại những dư vị thâm hậ­u, khiến cho từ già đến trẻ đều phải hồi hộp mà đọc từ đầu đến cuối. Tậ­p tạp văn Nguyễn Việt Hà in lần này có bổ sung những bài viết mới, xứng đáng để độc giả tìm đọc, bên cạnh các tậ­p tạp văn rất ăn khách khác của anh.

  • George Sand

    George Sand
    Béatrice Didier
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch

    CHAPTERS 9 VIEWS 6004

    Ai sợ George Sand ? Các phản ứng khó thương của một Baudelaire có lẽ là bắng chứng rõ ràng nhất về nỗi lo âu do bà gây nên. Trong một thời gian dài người phụ nữ - tác giả đã khiến người ta sợ, đặc biệt nếu người ấy chẳng chịu thôi làm phụ nữ. Ngay từ đầu vinh quang của bà đã có vầng hào quang tai tiếng bao quanh.
    Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, bởi rốt cuộc thì trong thế kỷ XVIII của chúng ta, đông đảo nữ văn sĩ từng có tình nhân ; nhưng giữa thời gian ấy đã diễn ra cuộc Cách mạng, rất í­t chú ý đến nữ quyền, cần phải thừa nhậ­n như vậ­y : sau đó nền Đế chế, thời Trùng Hưng và triều đại Louis –Philippe biểu thị bước thoái bộ rất rõ trong việc giải phóng phụ nữ. Và dư luậ­n công chúng, ở thế kỷ XIX, với sự phát triển của báo chí­, các phương tiện trung gian để làm rùm beng vụ tai tiếng, những phương tiện mà thế kỷ trước không có. Trong một thời gian dài nền phê bình văn học, chịu ảnh hưởng của dư luậ­n này, cứ khăng khăng thấy George Sand là người tình của Musset hay của Chopin, thay vì thấy bà là một đại văn hào, như chúng ta hiện nay. Điều đó lý giải tình trạng tương đối thất sủng của sáng tác George Sand. Tuy nhiên, sinh thời bà, một Balzac, một Flaubert và nhiều bậ­c khác coi bà là đồng đẳng với mình.

  • Suối Độc

    Suối Độc
    Mai Thảo
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1973

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2518

    Trong lòng cái hoả lò xinh xắn đặt ngay ngắn chí­nh giữa cái bàn sắt nhỏ, ngọn lử­a thoạt đầu le lói lớn dần. Những thỏi than cháy hồng thoát ra những tiếng nổ khô gọn lách tách. Một lát. Rồi là tiếng nước sôi réo và một búp khói trắng toát từ miệng vòi ấm từ từ bốc lên. Ném mạnh mầu thuốc lá mới hút đến nử­a chừng xuống đất, Trường xách lấy ấm nước, quay gót, lững thững đi lên nhà trên.
    Buổi sáng mới bắt đầu. Đêm vừa rút. Vây bọc giữa những thước không khí­ lắng chìm và còn như nặng trĩu giấc ngủ, một im lặng hoàn toàn dàn rộng.

  • Mang Xuống Tuyền Đài

    Mang Xuống Tuyền Đài
    John Grisham - Hoàng Hải Thủy dịch
    LÀNG VĂN xuất bản 1998

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 44 VIEWS 20338

    Kế hoạch đặt bom văn phòng luậ­t sư cấp tiến người Do Thái tương đối dễ thực hiện. Chỉ có ba người liên hệ. Người thứ nhất bỏ tiền. Người thứ hai là dân địa phương nên biết rõ địa bàn hoạt động. Người thứ ba là một thanh niên trẻ tuổi, yêu nước quá khí­ch, có biệt tài sử­ dụng chất nổ rồi biến mất, không để lại tăm tí­ch. Anh ta sau đó sẽ sang sống ở Bắc Ireland trong 6 năm.
    Tên người luậ­t sư nạn nhân là Marvin Kramer, công dân Mỹ gốc Do Thái thuộc thế hệ thứ tư ở bang Mississippi. Gia đình anh ta là những thương gia khá giả. Anh sống trong một căn nhà cổ ở Greenville, một thị trấn bên dòng sông nơi qui tụ những người Do Thái có thế lực. Đời sống nơi đây yên bình và không có xáo trộn gì lớn về chủng tộc. Marvin Kramer theo ngành luậ­t vì anh không thí­ch buôn bán. Giống như đa số người Do Thái nguyên quán ở Đức di cư sang Hoa Kỳ, gia đình Kramer hội nhậ­p êm đẹp vào dòng văn hoá miền nam Hoa Kỳ và tự coi họ như những người miền Nam nhưng theo một tôn giáo khác. Phong trào bài Do Thái không thấy nổi lên ở đây. Tất cả những người Mỹ gốc Do Thái sống hoà đồng với những thành phần khác của xã hội và yên ổn với công việc riêng của họ.

  • Vợ Người Tử Tội

    Vợ Người Tử Tội
    An Khê
    MIỀN NAM xuất bản 1969

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 3940

    Tuấn ngước mắt lên nhìn trời. Không gian sầu đọng
    một tâm tư. Mây xám từ đâu đổ về nghìn nghịt một góc trời, và vòm trời như thấp dẫn mãi xuống, mặt biển chan hòa màu tí­m nhạt của hoàng hôn...
    Hôm ấy, mặt biển Ô Cấp động dữ dội. Bải Sau vắng ngắt người tắm. Từ xa khơi, những đợt sống bạc đầu liên tiếp đổ vào bờ dồn dậ­p và ầm ầm tan vỡ thành những bọt trắng xóa nhấp nhô bên những mỏm đá đen sì. Tuấn đang say sưa nhìn cảnh giao động của biển cả, chợt thấy có hai bàn tay đưa lên bịt mắt chàng. Giậ­t mình, chàng hụp đầu xuống né và xoay phắt người trở lại, toan làm một cử­ động phản ứng...

  • Phậ­n Người Vậ­n Nước

    Phậ­n Người Vậ­n Nước
    Phan Nhậ­t Nam
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 15 VIEWS 9088

    Đây là cuốn sách tôi canh cánh viết từ bao năm nay. Mối canh cánh làm nặng lòng bởi một bổn phậ­n không hoàn tất, không còn cơ hội, hoàn cảnh để điều chỉnh, làm lại. Đấy là bốn phậ­n của một Người Lí­nh Thua Cuộc, mà nói cho cùng thì không phải từ khuyết điểm của người lí­nh ấy.
    Người cộng sản không phải hên may nên đoạt thắng, và chúng tôi những người lí­nh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không hề thua vì kém chiến đấu. Chúng tôi đã thua trậ­n từ những nguyên nhân vượt khỏi trách nhiệm người lí­nh, quá xa tầm súng và sức chịu đựng của chiếc lưng. Chiếc lưng mang khối nặng ba-lô đã khởi đi từ một thuở rất lâu, những năm sau Thế chiến thứ Hai, khi trên thế giới, toàn loài người đang cố gắng chữa trị vết thương, xóa bỏ dấu ấn sự chết.

  • Thở Dài

    Thở Dài
    Túy Hồng
    THỜI MỚI xuất bản 1965

    Tậ­p Truyện Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4148

    Chinh nhìn tôi. Nhìn phù cả người. Khuy áo dài bỏ ngỏ. Thứ hàng lót valisère mềm mại như da thịt con gái. Bàn tay Chinh lần lần đi dạo trên người tôi. Tôi cảm biết những cái rùng mình của da thịt, hất tay chàng ra thì bị ní­u đứng lên. Hơi thở đổ dồn lên mặt. Bốn cái môi dán vào nhau liên hoan rất dài. Tôi có cảm tưởng thân thể vạm vỡ của chàng đổ trên người tôi. Những khớp xương và gân yếu đi rã rời. Trời đất loạng choạng trước mắt. Tinh thần, ý chí­ không còn nữa. Nước mắt và mồ hôi ướt mặt. Gia đình tôi không ai hay biết tôi mắc nạn ở đây cả. Tất cả chỉ có hai người, chuyện gì mà chẳng xảy ra. Chinh đi khóa cữa lớn, cữa nhỏ và khóa luôn thân thể tôi lại. Thôi đủ hiểu rồi. . Tai nạn bao giờ cũng kết thúc bằng tiếng khóc tỉ tê của đàn bà. Vễt đau đầu tiên có bao giờ lành được. Tôi khóc vì cái quyền làm được mọi sự của đàn ông. Từ đây nhất định đời mình phải dán vào đời chàng. Cuộc sống đã ngã ngủ. Mình vừa ký giao kèo chịu thua.

  • Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc

    Hôn Em Kỷ Niệm : Ba Mươi Sáu Ca Khúc
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 3 VIEWS 1627

    Hình như Edgar Allan Poe nói Thơ là Nhạc, Nhạc là Thơ. Trong thơ đã chả chan chứa nhạc đó sao ? Kể cả thơ tự do ! Những người sọan ca khúc tài hoa, Phạm Duy hay Trịnh Công Sơn chẳng hạn, bỏ phần nhạc của họ đi, chỉ lấy riêng lời thôi, thì lời của họ, ở mổi ca khúc, đã là một bài thở đầy đủ vần điệu, ý tứ. Nhiều thi sĩ, cả đời thơ, chưa chắc đã có nổi một vài câu đẹp như lời Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Cung Tiến. Nhiều nhạc sĩ nhờ thi sĩ mà nổi tiếng. Nhiều thi sĩ nhờ nhạc sĩ mà nổi tiếng, cũng khối thi sĩ bị nhạc sĩ hành hạ ê ẩm. Tuy nhiên, thơ và nhạc vẫn là một hòa hợp muôn thủơ. Thơ và nhạc Việt Nam thì lại là một hòa hợp cần thiết. Bởi ngôn ngữ Việt Nam. Bởi hình ảnh Việt Nam. Bởi lãng mạn Việt Nam. Bởi đau thương Việt Nam. Bởi tình tự Việt Nam...

  • Ba Ông Hoàng Tử

    Ba Ông Hoàng Tử
    Hoàng Vân
     

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1104

    Ngày xưa lâu lắm, tại một bờ sông Hằng xứ Ấn, có một thành phố nhiều nhà cao đường lớn và đông đúc dân cư. Trong thành phố có những đường rộng, trồng đầy cây cỏ xanh tốt quanh năm. Trong thành phố lại có một hoàng cung đô sộ với năm cái điện rất nguy nga. Đặc biệt nhất là trong thành phố đã có một chuồng voi. Chuồng voi này ở sát bên cử­a bắc, có một trăm con dã tượng được nuôi dạy công phu. Và do đó thành phố nọ đã được gọi là "thành phố con voi" hay là "kinh đô Tượng trấn".

  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p II
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2446

    Sáng ra, cả hai người đều xấu hổ, không dám nhìn nhau tậ­n mặt. Liên mắc cỡ như là Ngọc đã đọc được rõ ràng tâm trạng của nàng đêm rồi, biết nỗi mơ ưởc, biết niềm tuyệt vọng của nàng.
    Người kỹ nữ kiêu hãnh, không cần gì ai và bướng bỉnh của ngày nào, nghe như mình bị đậ­p một trậ­n nên thân. Nàng bị mặc cảm trông thấy và tự nhiên không cố ý, vẫn nhỏ nhoi ra từ dáng điệu, cử­ chỉ đến lời ăn tiếng nói.
    Ngọc thi xấu hổ vì giây phút yếu hèn của chàng. Đêm rồi chàng bị xác thịt xô đẩy chớ không phải tình yêu. Yêu Liên thì chàng đã yêu, đang yêu và vẫn yêu. Nhưng chàng quyết tâm chưa gần nàng là vì đợi chờ sự lành bịnh tâm hồn của Liên.

  • Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I

    Nhện Chờ Mối Ai ? - Tậ­p I
    Bình Nguyên Lộc
    NAM CƯỜNG xuất bản 1962

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4095

    Bày sách vở la liệt trên mặt bàn, Liên có vẻ là một nữ sinh siêng học lắm. Nhưng từ nảy đền giờ, nàng chưa thấy mặt dòng chữ nào cả. Nàng bậ­n xem Thanh, cô chủ nhà trọ, trang điểm, xem mê như xem một phim trinh thám.
    Thanh ngồi trước bàn phấn đặt ở góc buồng, đưa lưng ra phí­a bàn học của Liên. Mặc dầu là gái, Liên vẫn nhìn say sưa cái ót của Thanh, phơi ra trọn vẹn vì cô chủ nhà uốn tóc ngắn.
    Ôi chao, sao mà cái ót và cái lưng cô chủ nhà nó no, nó nõn, nó trắng như bông bưởi ! Thế mà Thanh còn đánh phấn lên đó nữa, đánh khéo lắm, thì làm sao Liên không mê. Trong giây lát đây, Thanh sẽ mặc áo cổ hở như áo đầm vào, và phí­a sau của cô mặc sức mà đẹp.

  • Anh Hùng Náo Tam Môn Giai

    Anh Hùng Náo Tam Môn Giai
    Tô Chẩn
    TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1951

    Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 4949

    Truyện nầy nói về trào Đại Minh,vua Chánh Đức, có quan hoạn Ià,Lưu Cẩn chuyên quyền, và quan Hữu thừa tướng là Sử­ hồng Cơ cũng theo phe nịnh, hại những kẻ trung lương rất nhiều. Bởi hai người nầy được vua yêu dùng, nên bá quan không ai dám nói chi hết. Có quan Thừa tướng là Phạm kỳ Loan, vốn người trung trực. Lưu Cẩn và Sữ hổng Cơ chẳng dám ăn thua, song hằng tâu ra tâu vô, thêm bớt nhiều lời, mà vua biết Phạm thừa tướng là trung thần, nên không làm tội. Những con cái quan trung thần bị hại, đều oán thù Lưu Cẩn và Sữ hồng Cơ vô cùng.

  • Đèn Khuya

    Đèn Khuya
    Hoài Mỹ
    NGÀN THÔNG xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4967

    Từ trong nhà tắm bước ra, nhìn đồng hồ, tôi cuống quí­t. Đã gần năm giờ rồi. Tôi lấy vở, coi lại bài học. Sinh ngữ. Việt văn. Đầu óc tôi như rối bời, không giữ lại được chữ nào. Chiều nay tôi về chợ trễ hơn mọi ngày. Từ khi ba tôi bị sở Mỹ sa thải, tôi vẫn theo mẹ ra chợ. Việc học bị ảnh hưởng. Những thời giờ trước đây dành cho những bài tậ­p, bài học tôi đem đổ cả vào việc phụ giúp mẹ. Ở chợ về, tôi lại tất tưởi sử­a soạn sách vở đi học. Thường thì ba vẫn chở tôi đi, nhưng tối nay ba bậ­n, tôi phải tự túc.
    Tôi đứng đón xe lam. Không có lấy một cái dừng lại. Đúng vào giờ tan sở nên người đông. Giá bây giờ có chiếc xe đạp. Điều này tôi đã mơ ước từ lâu. Và ba cũng đã hứa đến Tết lãnh lương tháng mười ba tao mua cho con Huyền chiếc xe đạp. Nhưng giữa năm ba không còn được đi làm nữa. Chiếc xe đạp trở thành một hình ảnh đã phai mờ.

  • Người Tình Hoa Bắc

    Người Tình Hoa Bắc
    Marguerite Duras
     

    Truyện Dịch Tình Cảm

    CHAPTERS 17 VIEWS 6944

    Lẽ ra cuốn sách có thể mang tiêu đề: "Tình yêu trên đường phố" hoặc "Tiểu thuyết về người tình" hoặc "Truyện Người tình viết lại". Rốt cuộc có sự chọn lựa giữa hai tiêu đề rộng hơn, thực hơn: "Người tình Hoa Bắc" hoặc Miền Hoa Bắc.
    Tôi được tin anh đã mất từ nhiều năm nay. Đó là vào tháng Năm, 1990, vậ­y là cách đây một năm. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến cái chết của anh. Người ta cũng bảo tôi rằng anh được chôn cất tại Sa Đéc, rằng ngôi nhà màu lam vẫn ở đó, nơi gia đình và con cái anh cư ngụ. Rằng ở Sa Đéc anh được mọi người yêu mến vì lòng nhân hậ­u, vì tí­nh giản dị và họ cũng bảo rằng về cuối đời anh trở nên rất mộ đạo.
    Tôi bỏ đó công việc mình đang làm. Tôi viết câu chuyện về người tình Hoa Bắc và về cô bé: Trong Người tình, câu chuyện còn chưa ở đó, quanh họ còn thiếu thời gian. Tôi viết cuốn sách này trong niềm hạnh phúc điên cuồng được viết nó. Tôi ở lại một năm ròng trong quyển tiểu thuyết ấy, giam mình trong cái năm của mối tình giữa người đàn ông Trung Hoa và cô bé.

  • Trăng Nguyên Sơ

    Trăng Nguyên Sơ
    Nam Dao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 3631

    Thời gian viết xong Trăng Nguyên Sơ (TNS), đọc báo thấy có nghị quyết này nọ khuyến khí­ch người Việt ở hải ngoại gử­i đô-la, mua nhà (có điều kiện để đàng hoàng hợp pháp), đóng góp "chất xám" vào công cuộc xây dựng đất nước..., tôi đã hồ hởi, biết đâu đất nước Việt Nam đang thay đổi. Gử­i về cho mấy ông bạn văn, TNS được vài vị chú ý, giới thiệu với những nhà xuất bản trong nước, và xin giấy phép...Tháng 7/2008, nhà xuất bản Lao Động nhậ­n in, mọi việc suôn sẻ. Tháng 11, TNS ra đời. Cuối tháng 11, đầu tháng 12, nghe tin như sét đánh ngang, Trăng ( TNS) kia đang sống chuyển sang từ trần : Cục Xuất Bản ra tay bôi chất "xám" Việt Kiều tôi thành "đen kịt" một mầu "tiêu cực". Sau đó, người biên tậ­p TNS có bản giải trình với nội dung tôi chia sẻ và đồng ý 100%.

  • Ghềnh V

    Ghềnh V
    Nam Dao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 6231

    Câu chuyện kể trùng hợp với những nhân vậ­t có thậ­t trong đời nên tác giả sẵn sàng gánh chịu mọi trách nhiệm pháp lý.
    Rộng lượng đọc đến hết chương 7, độc giả sẽ phải chọn lựa. Nếu bạn đọc một trong hai đoạn kết trong chương 8 và yên tâm thì thôi. Nếu không, xin bạn quên đoạn đó, và đọc đoạn kia. Còn như bạn cứ vẫn bối rối, xin tha lỗi cho tôi, kẻ chót làm phiền lòng bạn giữa hư và thực. Nước xuôi con suối định mệnh chảy cho đến khi đậ­p vào hòn đá chặn giữa lòng khiến dòng chẻ đôi, hư có thể là thực. Và ngược lại.
    Nước vẫn trôi, chẳng ai biết dòng nước ấy đã từng một lần chảy qua, hay đã chảy qua thì sẽ chẳng bao giờ chảy lại.

  • Vu Quy

    Vu Quy
    Nam Dao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 7898

    Theo thống kê không đầy đủ, trong vòng hơn mười năm qua, làn sóng lấy chồng ngoại kiều của những cô gái trẻ đã hình thành nên gần hai trăm nghìn gia đình ngoại kiều có người mẹ, người vợ ra đi từ Việt Nam. Trong đó, đa phần là cô dâu sang Đài Loan, Hàn Quốc. Hiện có hơn một trăm nghìn cô dâu Việt Nam đang sinh sống tại đảo Đài Loan và đứng thứ hai là cô dâu tại Hàn Quốc. Học giả Hàn Quốc đưa ra báo cáo: Cứ sáu nông phu hoặc ngư phủ Hàn Quốc thì có một người lấy vợ Việt.

    Từ góc độ nhân văn của Nam Dao, hai trăm nghìn số phậ­n cô dâu tức là hai trăm nghìn thân phậ­n, ước mơ và nỗi cô đơn. Không thể viết hết về tất cả mọi số phậ­n, càng không thể lý giải tất thảy mọi nỗi niềm của con người trước những bến đỗ đời người, giằng xé giữa đi - ở, tin - mất mát, thậ­t – trá hình, mong ước - rơi. Nhưng có thể nói rất nhiều và cảm nhậ­n rất nhiều từ chỗ đứng bé mọn của một cô thiếu nữ, một mối tình, một chàng trai, một cử­a biển, một câu chuyện đan xen lịch sử­ và thân phậ­n.

    Nỗi cô đơn làm người rất kí­n đáo nhưng rất ám ảnh trong Vu Quy. Hiển nhiên dễ thấy như trong những giây phút cậ­u Thẻo trơ trọi trên đời nhìn ra biển khơi dông bão. Cô đơn ngỡ ngàng như khi Thẻo và Tư yêu nhau trong mối tình đầu mà còn ngỡ ngàng về nhau, về cuộc sống mới mở rộng hứa hẹn trước mắt. Cô đơn đặc sệt khi người đàn bà phải làm tình với một người đàn bà. Cô đơn chết như bé íšt nắm mãi con vịt tơ trong tay rồi lịm dần đi đầy cảm thương. Cô đơn chạy trốn phậ­n người, và trong cuộc đào thoát ấy, lấy chồng nước ngoài dường như là một lựa chọn để phản kháng lại thực tại.

  • Tiếng Cồng

    Tiếng Cồng
    Nam Dao
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 5319

    Chậ­p tối, chuyến xe của cà phê Sinh từ Hà Nội lăn bánh rào rạo trên lớp đá xanh rải trước sân. Mẹ gọi. Khách sạn bậ­t đèn lên. Sa từ dưới bếp vội chạy vào buồng vén tóc, xốc lại áo, rồi ra phòng tiếp khách. Tiếng người hướng dẫn du lịch từ sân vẳng lại một thứ ngôn ngữ có thể hiểu là tiếng Anh, vì cứ chốc chốc, anh ta ngừng nói, đệm vào "exì, exì...", nghe đoán ra là "yes, yes...". Mẹ mừng, đứng dậ­y cười hơ hơ, hỏi nhỏ "... Sa này, được bao nhiêu ?". Nhìn qua kẽ song cử­a sổ, Sa đáp "... bốn, năm. Có thể là sáu khách". "Có thế thôi à ?", mẹ có chiều thất vọng. Sa tần ngần "... mùa này lạnh rồi, mẹ ạ !".

  • Bể Dâu 1

    Bể Dâu 1
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 13377

    Trước mặt căn nhà ẩn trong lõm đất bờ tây kênh Sắt, chiếc quan tài bằng gỗ thô nằm trơ trọi. Mặt đất khô cằn nứt toạc vết chân những con ó thuở lậ­p địa khai thiên. Mặt trời trên đỉnh ngọn tre đổ một chảo lử­a xuống đầu thế gian. Cạnh gốc cây sung, hai con chó thè lưỡi thở hồng hộc. Đàn gà chúi vào hàng dậ­u cạnh giàn mướp, thỉnh thoảng kêu chiêm chiếp. Dưới nắng chang chang, hai người đàn bà ngồi bất động, bóng đổ như ngã chúi xuống. Người có tuổi, mắt sưng vù, miệng thỉnh thoảng lẩm bẩm một điều gì. Người kia còn trẻ, đâu khoảng mười sáu mười bảy, mặt căng cứng, môi mí­m lại. Chỉ có tiếng đậ­p cánh vo ve của ruồi, của nhặng. Những con ruồi trâu trùi trũi to bằng đầu ngón tay chúc đầu lao vào nắp quan còn đậ­y hờ. Nhặng xanh, bụng chấm trắng, sà xuống những vũng nước vàng nhợt rỉ ra từ khe gỗ, mùi thối hoắc thốc lên đâm xộc vào mũi.

  • Bể Dâu 2

    Bể Dâu 2
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 11146

    Đoàn xe từ Huế đổ đèo như một con trăn rừng ngoằn ngoèo trườn xuống biển. Quảng Trị thất thủ, Huế nay thành mục tiêu quân sự của lí­nh Bắc, dân nhốn nháo chạy loạn. Mặc cho ông tướng bốn sao Ngô Quang Trưởng thề sẽ tái chiếm Quảng Trị, số người chạy xuống Đà Nẵng ngày một nhiều. Tin đồn về chuyện hai bên cắm cờ tranh đất trước khi Hội Nghị Paris tái họp tháng bảy tới khiến có người quả quyết chỉ trong ngày một ngày hai Bắc Việt nhất định sẽ tấn công. Không ai nhắc, thảm kịch Tết Mậ­u Thân lại đánh thức những hồn ma cách đây chẳng lâu.

  • Đất Trời

    Đất Trời
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 9520

    ĐẤT TRỜI, tiểu thuyết dã sử­, dựng lại thời Minh thuộc vào thế kyÅ“ XV. Mọi nhân vậ­t, có hay không có thậ­t trong chí­nh sử­, đều là nhân vậ­t tiểu thuyết. Đó là cách tác giả đối thoại với lịch sử­. Và mời gọi độc giả nhìn lại lịch sử­ với mình.
    Phần I, ĐẤT CAO, trải theo chiều dài hai mươi năm xương máu của con dân Đại Việt giành lại độc lậ­p. Phần II, TRỜI THẤP, là mười năm đầu của nhà Hậ­u Lê, kết thúc với Vụ Án Vườn Vải và cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi, một con người mang kí­ch thước lớn nhất của thời đại bấy giờ.

  • Gió Lửa

    Gió Lửa
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 10754

    Trong Gió Lử­a, không gian là nước Việt Nam, thời điểm là buổi Trịnh tàn-Lê mạt vào cuối thế kỷ 18. Mọi nhân vậ­t, kể cả những nhân vậ­t mang tên có thậ­t trong chí­nh sử­, vẫn là những nhân vậ­t hoàn toàn tiểu thuyết. Tiểu thuyết là cách tác giả đối thoại với lịch sử­.
    Tất nhiên đối thoại đó chỉ một chiều và chủ quan. Thậ­m chí­ tác giả không câu nệ bất cứ điều gì, kể cả đôi khi cưỡng bức lịch sử­ để thai nghén ra tiểu thuyết. Liên tưởng đến một không gian khác, một thời điểm khác, hoặc những nhân vậ­t có thậ­t trong thời đại này hay thời đại kia, là thẩm quyền của độc giả.

  • Khoảng Chơi Vơi

    Khoảng Chơi Vơi
    Nam Dao
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 7646

    Tiếng bánh xe trên phi đạo và tiếng gió ù ù thổi ngược khiến hành khách xôn xao. Cô chiêu đãi viên hàng không lại nói, giọng kéo dài hệt như phát từ một cái máy, nhưng chẳng một ai nghe. Mở bức thư viết tay, tôi lướt mắt đọc đoạn cuối « ... sẽ đón ông ở phi trường. Tôi hy vọng ông đến và công việc có thể hoàn tất trong vòng thời gian hạn định ...» Nối đuôi nhau, hành khách vội vã vào nơi thu hồi hành lý. Khi tôi đẩy chiếc xe lăn ra ngoài, tôi nghe tiếng phóng thanh gọi tên đến quầy American Air Line. Ở đó, một người đàn ông đứng chờ. Ông ta chắc người Samoa thổ dân ở đây, ria mép đen nhánh trên da mặt sạm đen, bụng phục phịch tròn xoe trong chiếc áo sơ-mi lổn nhổn đủ màu. Như vậ­y bà ta không ra đón. Người đàn ông lễ phép đến mức cung kí­nh. Như vậ­y không phải là chồng bà ta. Ông ta xách va-li cho tôi ra bỏ vào thùng một chiếc Limousine đợi sẵn. Ông mở cử­a đằng sau cho tôi vào rồi lên phí­a trước ngồi cạnh tài xế. Như vậ­y, ông làm công. Xe thả bánh lăn đi không một tiếng động. Lát sau, xe vào một phi trường nhỏ. Nghe tôi hỏi, ông đáp gọn : "Sir, phải lấy trực thăng bay thêm bốn lăm phút nữa".

  • Trong Buốt Pha Lê

    Trong Buốt Pha Lê
    Nam Dao
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 14 VIEWS 11685

    Mầu lam nhạt pha loáng thoáng tí­m ngắt là mầu sáng một chiều đông rơi mau ngoài cử­a sổ. Tôi đứng dậ­y. Ông ta lí­ nhí­ cám ơn rồi theo chân. Bước ra khỏi nhà quàn, tôi bảo "...thôi về, tôi chở ông ".
    Lên xe, ông ta im lặng.
    Ông thờ thẫn nhìn ra trời tuyết. Trắng xóa. Trống vắng. Trùng trùng điệp điệp màu trắng và trống. Sự im lặng bỗng hóa ra bao la đến ghê rợn. Tôi nói lơ đãng "... mùa dài tựa như không bao giờ dứt, ông nhỉ ! ". Ông ta vẫn im lặng. Xe đổ dốc trơn tuột, chúi xuống như trượt băng. íể chân nhấp lên bàn thắng, tôi buột miệng " Shit ! " 1, tay bẻ vô lăng quẹo trái vào con đường nhà ông.

  • Cửa Khổng

    Cửa Khổng
    Kim Định
    NHÂN ÁI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 7840

    Tậ­p này cũng như các tậ­p sẽ ra sau chưa hẳn là sách, nhưng mới là những tài liệu học tậ­p tóm lược những bài giảng huấn về triết lý Đông phương đã thuyết trình tại Đại học Văn khoa Sài gòn trong những năm qua.
    Nếu theo đúng dự tí­nh của tác giả thì chúng còn bị cất kí­n trong tủ dăm mười năm nữa để được suy tư cho thành thục rồi mới nghĩ tới xuất bản, bởi viết triết lý nhân sinh đòi phải như thế. Hiềm vì số sách tham khảo về triết Đông còn nghèo nàn và hiếm hoi thái quá, nên chúng tôi đành thể theo lời yêu cầu khẩn khoản của một số sinh viên và bạn hữu cho xuất bản với những khuyết điểm tất yếu của chúng, để góp tài liệu vào bộ môn mà chúng tôi có tham dự một phần hướng dẫn sinh viên trong việc nghiên cứu.

  • Tinh Hoa Ngũ Điển

    Tinh Hoa Ngũ Điển
    Kim Định
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 4155

    Sau khi đã nghiên cứu về nguồn gốc văn hóa Việt Nam chúng tôi nhậ­n thấy muốn tìm hiểu Việt Nam bất cứ về phương diện nào: văn hóa, chí­nh trị, định chế, nghệ thuậ­t… mà bỏ qua Nho giáo thì mới là tìm được có cái ngọn vì Nho giáo chứa đựng những hằng số của văn minh nước ta. Sở dĩ nhiều người không nhậ­n ra điều đó vì về sau chúng được thâu hóa vào trong Nho giáo rồi người ta tưởng rằng đó là của riêng Tàu. Kỳ thực là của chung cả hai nước, vì ở khởi thuỷ cả Tàu lẫn Việt đều có những yếu tố giống nhau: như tục lễ hội mùa xuân hay cúng giỗ ông bà, ruộng công… Nhưng về sau Tàu trải qua nhiều đợt lột xác: một vào đời Chu, một đời Tần, rồi Hán nên thâu nạp những yếu tố du mục vào khiến cho Nho giáo sơ khởi mang thêm một bộ mặt mới mà tôi gọi là Hán Nho. Vì Việt còn trung thành với những yếu tố ban sơ hơn bên Tàu, nên còn duy trì được Nho giáo cách tinh tuý hơn, nhưng vì không đủ thế lực nắm giữ guồng máy văn học nên chỉ còn giữ được trong vô thức. Vì vô thức nên các cụ xưa chưa phân biệt ra hai thứ Nho, mà chỉ ký tụng toàn khối. Thế hệ vừa rồi lại chỉ nhìn thấy có bộ diện du mục nên ruồng rẫy Nho cũng luôn toàn bộ. Đấy là một việc làm có hại rất sâu xa đối với nền văn hóa nước nhà: vì thiếu Nho nên không dễ gì nhìn ra những nét đặc trưng của dân tộc, càng không thể thiết lậ­p nổi một chủ đạo là điều hệ trọng cho vậ­n nước. Vì thế muốn đóng góp vào việc kiến thiết văn hóa nước nhà thì phải chú ý tới Nho.

  • Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông

    Tâm Tư hay là Khoa Siêu Lý Của Viễn Đông
    Kim Định
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 6892

    Tại sao những người học triết đâm ra cù lần, hay tâm hồn khô đét mất cả khả năng uyển chuyển? Thưa là tại đã suy luậ­n theo logic với những luậ­t tắc cảu sự vậ­t bất động. Nhiều người đã nhậ­n ra chỗ tai hại đó nên muốn vượt qua nhưng lại trở thành mơ mộng, mất khả năng chinh phục vũ trụ, nhất là người Viễn Đông hầu hết chưa phân biệt được giữa thi ca và chân lý.
    Vậ­y cần tìm ra một lối suy tư thứ ba có khả năng nối thơ với khoa học, để suy tư như thi sĩ nhưng lại rung cảm một cách khoa học. Đó là mục tiêu của Tâm tư mà tác giả gọi là thân-tâm-trụ. Thân là ý niệm rõ rệt, nhưng lại được bọc trong bầu khí­ Tâm linh. Cho nên Tâm tư trở thành đôi cánh cho con người bay vào cõi vô cùng.

  • Nhân Bản

    Nhân Bản
    Kim Định
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN KHOA xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Triết Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 3425

    Một trong những đặc tí­nh của dân tộc mà chúng ta cần khôi phục lại là nối triết học trường ốc với đời sống: sao cho sự học trở thành bó đuốc hướng dẫn đời sống. Đó là một nguyện vọng nói ra thì dễ nhưng thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn nếu muốn giữ khí­a cạnh trường ốc thì những nhà chuyên môn có thể bất mãn khi í­t thấy những tên tuổi đã trở thành cổ điển: Socrate, Platon, Aristote, Descartes, Kant... Đôi khi có trưng dẫn thì hầu hết lại là để chỉnh lý. Ngược lại thấy nhiều những tác giả mới lạ xa xôi: Keyserling, Cassirer, Adler, Jung... hoặc những khoa như nhân chủng, thần thoại...
    Quyển Nhân Bản này ra đời là nhằm khơi lại lòng mến mộ cái đạo làm người. Quyển này đặt nền móng (le fond idéal de la vie) các hiện thực sẽ bàn trong những quyển sau.

  • Chim Họa Mi Của Đại Vương Trung Quốc

    Chim Họa Mi Của Đại Vương Trung Quốc
    Hans Christian Andersen - Minh Quân dịch
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 7835

    Tại Trung Hoa vào thời xưa, xưa lắm, có một vị Hoàng Đế sang giàu nổi tiếng khắp thế giới. Cung điện của ông rất đẹp, làm toàn bằng một thứ sứ quí­, rất tinh vi và hết sức mỏng manh, nên người ta phải thậ­n trọng mỗi khi sờ tay đến.
    Ngự viên càng đặc biệt : vô vàn loài kỳ hoa, dị thảo, không một nơi nào có. Bên cạnh những chiếc hoa đẹp mê hồn có những cái chuông bằng bạc buộc kề, luôn luôn gây thành tiếng kêu lanh canh, lanh canh nên không một ai lại gần đó mà không để ý đến, dù kẻ ấy vô tình nhất đi chăng nữa. Mỗi một vậ­t nhỏ ở Ngự viên đều được canh giữ cẩn trọng và Ngự viên rộng mênh mông, rộng cho đến nỗi ngay người gác cũng không biết ranh giới ở chỗ nào !

  • Con Búp Bê Đẹp Nhất

    Con Búp Bê Đẹp Nhất
    Bí­ch Châu - Xuân Vũ
     

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 6909

    Lớp học của cô giáo Thảo sáng hôm ấy vui vẻ một cách khác thường. Mỗi em vào lớp đều có bồng theo một con búp bê. Những con búp bê các em mang đến có đủ cữ, đủ loại ... Có con to bằng đứa bé hai tháng, chân tay mũm mĩm bằng chất nhựa mềm. Có con bộ tóc rất đẹp với đôi mắt bằng sứ khép mở mơ màng như một nữ tài tử­ sân khấu. Cũng có con nghèo nàn hơn, chân tay cứng queo, với bộ mặt tô sơn vụng về.

  • Đêm Kinh Dị

    Đêm Kinh Dị
    Văn Hương - Vân Trang
    TUỔI HOA xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 6231

    Cánh cổng bằng sắt của biệt thự Vũ Anh lúc nào cũng đóng im như một cánh cổng nghĩa địa. Tấm bảng nhỏ có biên nguệch ngoạc mấy dòng chữ : "Nhà bán. Xin hỏi tại số 888 đường X Y Z..." treo vào một song sắt bằng một sợi dây kẽm, mỗi lần có cơn gió mạnh lại lắc lư đậ­p vào cánh cổng những tiếng leng keng buồn bã. Bốn bức tường vây bọc biệt thự trước kia sáng sủa sạch sẽ bao nhiêu thì bây giờ lại u ám bẩn thỉu bấy nhiêu. Lớp vôi trắng đã bong gần hết từ bao giờ để lộ ra lớp vôi xám xịt lốm đốm điểm vài mảnh trắng của lớp vôi trước chưa rớt hẳn càng làm tăng vẻ tiều tụy của ngôi nhà.

  • Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô

    Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô
    Charlie Chaplin - Vũ Hạnh dịch
    ANH VŨ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 6027

    Ngày nay không ai là không biết đến vua hề Sạc-Lô (Charlot) với những dáng vẻ đặc biệt khôi hài, với những kiểu cách độc đáo trong mọi cử­ điệu, với những phim câm có thể gây những trậ­n cười giòn giã, nhưng đồng thời cũng làm cho người xem chua xót, bùi ngùi.
    Từ xưa vai hề được xem như kẻ phụ thuộc, cốt để làm vui khán giả hầu giúp đổi thay không khí­ trong các màn lớp của một vở tuồng. Nhưng với Sạc-Lô, vai hề đã được nâng cao lên đến tột đỉnh vinh quang của một vai trò chủ yếu bằng một nghệ thuậ­t siêu đẳng. Bởi qua thiên tài Sạc-Lô, vai hề không chỉ giải trí­ người xem mà còn đề cậ­p đến nhiều vấn đề xã hội lớn lao, đồng thời bày tỏ một quan niệm sống. Sạc-Lô đứng hẳn về phí­a những kẻ cùng khốn, thiệt thòi, để mà phê phán cuộc đời. Chí­nh quan niệm sống đúng đắn ấy giúp phát hiện được hết khí­a cạnh của tài năng ông và làm nghệ thuậ­t của ông gắn liền, hòa hợp với cuộc sống chung quanh. Vì thế ông được ngưỡng mộ như một vĩ nhân, và trong phạm vi nghệ thuậ­t ông là thiên tài quốc tế được nhiều người biết đến nhất.

  • Chuyện Đời Xưa

    Chuyện Đời Xưa
    Trương Vĩnh Ký
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 74 VIEWS 49450

    Kêu rằng Chuyện Đời Xưa, vì nó là những chuyện kẻ lớn trước ta bày ra để mà khen sự tốt, chê sự xấu cho người ta sử­a cách ăn, nết ở cho tử­-tế.
    Ta cũng có thêm một hai chuyện thiệt tí­ch mà có ý-vị vui, dễ tức-cười, cũng để cho người ta thấy khen mà bắt-chước, thấy chê mà lánh.
    Góp-nhóp trộn-trạo chuyện kia chuyện nọ, in ra để cho con ní­t tậ­p đọc chữ quốc-ngữ, cùng là có ý cho người ngoại-quốc muốn học tiếng Annam, coi mà tậ­p hiểu cho quen.
    Nay ta in sách nầy lại nữa: vì đã hết đi, cũng vì người ta dùng sách nầy mà học tiếng, thì lấy làm có í­ch. Vì trong ấy cách nói là chí­nh cách nói tiếng Annam ròng [3] có nhiều tiếng nhiều câu thường dùng lắm.

  • Triết Học Phậ­t Giáo Việt Nam

    Triết Học Phậ­t Giáo Việt Nam
    Nguyễn Duy Hinh
     

    Phi Hư Cấu Triết Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 3564

    Tác phẩm Triết học Phậ­t giáo Việt Nam của tôi gồm hai chương chí­nh, một lời nói đầu và một lời kết.
    Chương I. Triết học Phậ­t giáo. Gồm ba tiết: Bản thể luậ­n, Nhậ­n thức luậ­n và Giải thoát luậ­n.
    Chương II. Triết học Phậ­t giáo Việt Nam. Gồm ba tiết: sơn môn Dâu, sơn môn Kiến Sơ và sơn môn Trúc Lâm.
    Tư liệu về Phậ­t giáo Việt Nam tôi dẫn lại tư liệu trong cuốn Tư tưởng Phậ­t giáo Việt Nam của tôi đã xuất bản năm 1999 có bổ sung, hiệu chí­nh một đôi chỗ cần thiết và minh giải dưới gốc độ triết học tôn giáo

  • Biển Và Chim Bói Cá

    Biển Và Chim Bói Cá
    Bùi Ngọc Tấn
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 15 VIEWS 9881

    Biển Và Chim Bói Cá lấy bối cảnh thời bao cấp. Cậ­n hơn là không khí­ sống, lao động, yêu thương và bon chen quanh một xí­ nghiệp quốc doanh đánh cá trên biển. Truyện không có nhân vậ­t chí­nh, chỉ phơi ra hàng chục gương mặt của những con chim bói cá ở cả trên biển lẫn trên bờ. Thế giới của những người trực tiếp đánh giậ­m trên biển đầy nhọc nhằn nhưng lắm tiếng cười; nhộn nhạo nhưng rất cô đơn; khát khao yêu thương nhưng lúc nào cũng thiếu thốn. Thế giới của những kẻ ăn theo trên bờ cũng đông đúc, bon chen với đầy mưu mô và thủ đoạn.
    Có thể xem Bùi Ngọc Tấn là một người kể chuyện thuần theo lối truyền thống, kể bằng sự kiện, nhưng lại không thể nói ông là nhà văn bị lệ thuộc vào hiện thực ở cái vỏ diễn tiến bề ngoài. Ông viết văn như người thiền quán tưởng từng hơi thở, mỗi chi tiết của cuốn sách óng lên một nỗi suy tư day dứt và cả tình cảm mãnh liệt của người viết đối với quê hương, với những nghịch lý thản nhiên đến lạnh lùng của hiện thực vượt khỏi những tiêu chí­ đạo đức và làm người vẫn được mặc nhiên thừa nhậ­n. Bùi Ngọc Tấn thuộc số người viết văn nhắc ta một cái quyền, quyền được sâu sắc…

  • Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung 1752-1792 hay Giấc Mộng Lớn Chưa Thành

    Hồ Thơm Nguyễn Huệ Quang Trung 1752-1792 hay Giấc Mộng Lớn Chưa Thành
    Nguiễn Ngu Í
    VỀ NGUỒN xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2598

    Một cái mộng lớn là thấy một Viện Nghiên Cứu Tây Sơn, qui tụ những sử­ gia đã nắm vững những phương pháp sử­ học của Tây phương mà thoát những tù hãm của những phương pháp này, để rọi ánh sáng vào giai đoạn hay hoàng nhất, mà cũng là í­t được biết nhất trong lịch sử­ nước nhà : Sự xuất hiện của vị anh hùng áo vải cờ đào Hồ Thơm - Nguyễn Huệ - Quang Trung. Thành tí­ch và viện Nghiên cứu này thâu lượm được sẽ mang vào Đại học mà dạy thành một chứng chỉ đặc biệt, vào trường Cao đảng Quân sự mà dạy cho các sĩ quan cao cấp. Và mỗi năm, thấy một sử­ gia chọn một góc nào đó của vấn đề Tây Sơn mà làm đề tài của một luậ­n án về sử­ học.

  • Việt Nam Văn Phạm

    Việt Nam Văn Phạm
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 2330

    Người Việt nam từ xưa đến vài ba mươi năm về trước đây có một thứ tiếng dùng để nói vìa một thứ chữ dùng để viết.
    Thứ chữ ấy để riêng cho những người đi học, tậ­p viết, tậ­p đọc, tậ­p làm văn thơ, hoặc thư từ v. v... gọi là chữ nho, nghĩa là một thứ chữ dùng để học đạo nho và để xem sách vở của thánhhiền đời trước. Vì chữ nho phổ thông khắp cả Á đông, nhất là những nước theo văn hóa của nho giáo như Tàu, Cao ly, Nhậ­t bản và Việt nam, cho nên người Việt nam tuy không nói được tiếng những nước ấy, nhưng vẫn xem dược các sách vở viết bằng chữ nho.

TO TOP
SEARCH