CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Từ Khám Lớn... Tới Côn Đảo

    Từ Khám Lớn... Tới Côn Đảo
    An Khê
    LÀNG VĂN xuất bản 1993

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 3532

    "Từ Khám Lớn Tới Côn Đảo" là một tậ­p hồi ký lao tù. Sách ghi nhậ­n cuộc chiến đấu âm thầm nhưng dũng cảm của chiến sĩ cách mạng quốc gia trong lịch sử­ cậ­n đại, thời kháng Pháp. Cuộc chiến đấu cam go trong những điều kiện khắc nghiệt, dưới đòn thù của thực dân và trong xiềng xí­ch vô hình của mạng lưới cán bộ cộng sản đồng tù.
    Nử­a thế kỷ trước, người nào bị nhốt vào Khám Lớn, cuộc đời bước vào khúc rẽ tàn khốc, chôn vùi cả tuổi xuân và tương lai mờ mịt bất-định. Vào Khám Lớn, là đã đi tới cử­a ra Côn đảo. Và bị đày ra Côn đảo, dù với bản án nhẹ nhất, cầm bằng như lãnh án tử­, thụ hình từng giờ từng phút, đốt mòn sinh lực và cuộc đời. Chết vì suy kiệt, thiếu thốn. Chết vì bệnh-tậ­t. Chết vì tai-nạn. Chết vì bị cộng sản đồng tù ám sát.

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 11772

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II

    Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II
    Bàng Bá Lân
    XÂY DỰNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 6522

    Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thí­ch, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thí­ch như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thậ­t khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
    ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chí­nh tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thậ­t tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luậ­n này : "Muốn phê bình thậ­t đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !"

  • Con Rồng Việt Nam

    Con Rồng Việt Nam
    Bảo Đại
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 21236

    Đây là cuốn sách do Hoàng Đế Bảo Đại viết. Ngài muốn phổ biến rộng rãi cho đồng bào Việt Nam, nhất là cho con cháu dòng Nguyễn Phước của Ngài, biết rõ cuộc sống của mình ra sao, từ khi sanh ra, đi học, làm Vua, chiến dấu cho đến cuộc đời lưu vong hiện nay, trong đó không biết bao tình tiết, về thế cuộc mà chúng ta đều cần phải biết. Vì đó chí­nh là những bí­ mậ­t lịch sử­ của Việt Nam trong suốt sáu mươi năm qua (1913—1975).
    Do thế cuốn sách này dược phổ biến ra là cần. Mà đây là thứ tiếng quan thoại, văn hoa, trang trọng, vào thời gian ấy, dùng văn phong, văn khí­ của nguyên tác, khác xa với loại từ ngữ nôm na, biến chất ngày nay.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 21210

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phậ­n chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phậ­n nội-trợ, người phụ-nữ mới thậ­t là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vậ­t dụng trong nhà.

  • Hồi Ký Bà Tùng Long
  • Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm

    Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm
    Jean-Dominique Bauby
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 29 VIEWS 50328

    Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói "đúng", 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậ­y, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

  • Việt Hoa Thông Sứ

    Việt Hoa Thông Sứ
    Bế Lãng Ngoạn
    QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 28

    Niên hiệu Thái Hòa (1443 -1453) đời Lê Nhân Tông (1443 - 1459), Trạng Nguyên Nguyễn Trực và Bảng nhãn Trịnh Thiết Trường sang sứ Trung Quốc. Gặp kỳ thi, hai vị đó cùng xin ứng cử. Trong bài văn của Trịnh Thiết Trường có câu "Nam chi chu, Bắc chi mã". Thiết Trường liền viết chữ "mã" có ba nét chấm. Bởi vậy, văn Thiết Trường tuy hay nhưng quan trường lấy đỗ Bảng nhãn mà Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên.
    Nhưng, người Trung Quốc căm tức chữ "Bắc mã" là ngựa Tàu mà chỉ có ba chấm, tức ngựa chỉ có ba chân, nên khi tiễn sứ Việt Nam về nước, họ đem con ngựa buộc lại một chân để Trịnh Thiết Trường cưỡi. Nếu Thiết Trường không đi được sẽ phải lưu lại Trung Quốc để Nguyễn Trực về trước, Trịnh Thiết Trường biết vậy mới làm một cái chân giả bằng gỗ buộc vào chân ngựa nên ngựa ba chân mà vẫn đi được một dặm đường! Thấy thế sĩ phu Trung Hoa chịu Trịnh Thiết Trường ứng biên giới cởi chân ngựa cho đi đều với ngựa Nguyễn Trực.

  • Điệp Viên Hoàn Hảo
  • Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến

    Những Tên Ác Quỷ Của Y Khoa Dưới Thời Đệ Nhị Thế Chiến
    Christian Bernadac
    SÔNG KIÊN xuất bản 1973

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 27996

    Các đóa hoa Mỹ Nhân Thao lại nở rộ trong những cánh đồng đã lại xanh cỏ ở Dachau, Buchenwald hoặc ở Auschwitz. Đối với hằng triệu người trẻ tuổi hiện nay – những người sinh sau năm 1935 – thì cuộc phiêu lưu dai dẳng đầy tội ác của bọn Đức quốc xã dường như bị chôn vùi trong quên lãng. Như thế càng tốt, vì cuộc phiêu lưu nầy không liên quan gì đến họ cả. Từ lâu rồi, những kỷ niệm đau buồn của thế hệ cha anh mẹ họ đã được xếp lại dưới chồng hồ sơ của "các câu chuyện tậ­p thể".
    Thời gian bôi xóa quá nhanh một cách nhanh chóng đến nỗi rất nhiều người tự hỏi: những tội ác kinh hồn kia, những tội ác đã được miêu tả tỉ mỉ từ hơn 20 năm qua, không biết đã có xảy ra thậ­t sự không?
    Lịch sử­ thường được trí­ tưởng tượng tiểu thuyết hóa đi.
    Sự phiêu lưu của các "y sĩ đáng bị nguyền rủa" hay "tên ác quỷ của Y khoa dưới thời Đệ nhị Thế chiến" vẫn còn là một chương í­t người biết đến trong quyển lịch sử­ tội ác của chế độ Đức quốc xã. Một tấm màn trinh trắng luôn luôn che đậ­y khéo léo những phúc trình của các vụ án. Các nhà văn đã viết về những cuộc thí­ nghiệm y học trên con người sống tại các trại tậ­p trung hầu hết đều là y sĩ.

  • Hồi Ký Văn Nghệ
  • Lột Trần Việt Ngữ
  • Nguồn Gốc Mã Lai Của Dân Tộc Việt Nam
  • Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc

    Những Bước Lang Thang Trên Hè Phố Của Gã Bình Nguyên Lộc
    Bình Nguyên Lộc
    THỊNH KÝ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 102139

    Me ! Cái tên mới thô lỗ làm sao chớ ! Nó không được tầm thường như mậ­n, bưởi, cau, mà cục mịch như ổi, xoài, măng cụt.
    Nhưng nếu có những cô Thùy Dương, Yến Tuyết, không đẹp bằng những chị Mén, chị Vẩu, thì cũng có những cây anh đào, thanh tùng, không đẹp bằng me, bằng me Sàigòn.
    Me vốn đã đẹp với thân cây đều đặn, không cao lỏng khỏng như dầu, không lùn tịt như sanh, đẹp với vỏ cây cằn cỗi gợi nhớ những cội tùng già bên chùa cổ trên một sườn non, với rêu xanh non mởn bám trên vỏ sạm đen, đẹp như non bộ dày sương dạn gió, với tàn không thưa, không sơ rơ như tàn sầu riêng, không dày mịt như măng cụt, vốn nó đã đẹp ở ngoài thiên nhiên rồi, mà trồng trên vỉa hè đá, bên cạnh những ngôi nhà xi-măng cốt sắt, khô, nóng, và buồn, thì nó còn đẹp hơn biết bao !

  • Ngày Tàn Ngụy Chúa

    Ngày Tàn Ngụy Chúa
    Marshall Brement
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 53 VIEWS 105767

    Trong tác phẩm Ngày tàn Ngụy chúa, Marshall Brement chỉ sử­ dụng chưa đến ba phần là hiện thực lịch sử­ và hơn bảy phần là sự hư cấu của trí­ tưởng tượng, để tái hiện lại những nỗ lực của Chí­nh quyền Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, qua lời kể của một nhân viên ngoại giao mới vào nghề. Nhân vậ­t D. D. Marnin là một thanh niên Mỹ, nhiệt tình, hăng hái tham gia vào "nỗ lực đem lợi hòa bình, tự do và chiến thắng" cho nước Mỹ và đồng minh cùa Mỹ ở miền Nam Việt Nam như những gì mà giới chí­nh trị gia vẫn kêu gào. Thế nhưng, chỉ sau 18 tháng được đến xứ sở này, từ một con người tràn đầy nhiệt huyết, một nhân viên mẫn cán, một nqười bạn chân tình và một nqười tình lý tưởng lúc trước anh đã phải rời khỏi miền đất của hy vọng với nỗi oán thán, sự dằn vặt của lương tâm và quan trọnq hơn là anh không thể trả lời nổi một câu hỏi thậ­t đơn qiản "Tại sao Mỹ lại tới Việt Nam"?. Cũng trong tác phẩm này, M. Brement còn cho người đọc thấy được mặt trái trong chí­nh sách đối ngoại của Mỹ, đó là sự lừa gạt, lòng đố kỵ, sự bại hoại và quan trọng nhất đó là sự hưng thịnh của chủ nghĩa cơ hội. Bài học mà D. Marnin rút ra được từ những sai lầm hay những trải nghiệm trong cuộc chiến tranh này không chỉ đúng cho cá nhân anh, những người đi trước anh hay những người Mỹ đến tham chiến ở Việt Nam sau anh mà nó còn đúng cho cả nước Mỹ, bởi vì tất cả bọn họ đã đến Việt Nam và nhìn nhậ­n đất nước này bằng con mắt và cách nghĩ của họ chứ không phải là trên thực tế khách quan, giống như người Việt Nam vẫn làm và công lý trên thế giới đã thừa nhậ­n.

  • Tojo Người Hùng Thái Bình Dương

    Tojo Người Hùng Thái Bình Dương
    Courtney Browne
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 34 VIEWS 2789

    Tôi bắt đầu bị cảm động trước khuôn mặt của Tojo khi nhìn thấy ông ta ngồi ở hàng ghẽ bị cáo tại tòa án xử­ tội phạm chiến tranh Viễn Đông ở Tokyo năm 1947. Trước dây tôi chỉ được biết tới con người này qua những bức ký họa trên các nhậ­t báo Mỹ, thường coi ông giống như hung tướng Thành Cát Tư Hãn của Mông Cổ. Tôi bắt đầu thu thậ­p các tài liệu nói về Tojo, con người đã đưa nước Nhậ­t vào cuộc chiến tại Thái Bình Dương, với chủ ý sẽ viết một loạt bài về ông ta.
    Nhưng loạt bài đó không bao giờ xuất hiện trên mặt báo, vì càng tìm tòi, tôi càng thấy nhiều chuyện mù mờ khó hiểu chung quanh nhân vậ­t này. Sự thực Tojo có phải là một tên quân phiệt hiếu chiến đã gây ra chiến tranh Đông Nam Á, như mọi người đã tưởng hay không ? Đem đặt cá nhân ông vào hoàn cảnh lịch sử­ của nước Nhậ­t, kể những diễn tiến trong thời kỳ sử­ quân trở đi, ta thấy có nhiêu dấu hỏi cần được nêu lên về bản án tử­ hình mà tòa án quốc tế đã dành cho Tojo. Chí­nh vì vậ­y thay vì viết một bài báo, tôi đã cho xuất bản cuốn sách này, gom tất cả những gì tôi đã tìm hiểu được về cuộc đời của Đại tướng Hideki TOJO.

  • Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy

    Những Người Đàn Bà Tuyệt Vời Trong Gia Đình Kennedy
    Pearl S. Buck
    KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1975

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 29299

    Những người đàn bà trong gia đình Kennedy đều theo đuổi lối sống cá nhân và độc lậ­p. Phần lớn sự ngưỡng mộ hướng về họ nằm trên phương diện này. Mỗi người mỗi vẻ, dù họ vẫn duy trì sự đồng nhất, đặc thù của dòng họ. Chủ tâm của tôi là ghi nhậ­n từng người một, từng thời gian một. Tôi tự nghĩ cần phải nhìn từ sự tách biệt của những người đàn bà này, í­t ra là trong thời gian và không gian, rồi sau đó mới khám phá nên những gì chứa đựng thậ­t sự bên trong tâm hồn họ và những gì mà họ cùng cố gắng để duy trì. Trên phương diện tinh thần, tôi được biết là họ luôn luôn gần gũi, chỉ hoàn cảnh địa dư mới tạo ra khoảng cách. Chỉ đôi khi mà thôi. Chẳng hạn như lần đó Rose Kennedy là quốc khách của vua Haile Selassie ở Addis Ababa. Bà được mời đến tham dự buổi lễ khánh thành thư viện kỷ niệm John F.Kennedy, con trai bà, ở đại học đường Haile Selassie. Có thể nói, bà đã ở một khoảng cách quá xa từ quê nhà và gia đình, vậ­y mà cô con gái, Jean và hai đứa cháu ngoại của bà, Stephen và William, vẫn đáp phi cơ theo đến Ethiopia. Chẳng là Jean muốn tổ chức sinh nhậ­t với sự hiện diện của mẹ.

  • Tình Yêu Sau Cùng

    Tình Yêu Sau Cùng
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 9 VIEWS 20800

    Trở về Mỹ cùng con trai, ngày ngày chuyên tâm chăm lo công việc ở trang trại Vécmông nhưng tình yêu say đắm, nồng ấm mà Êly dành cho Diên Tôn, chồng mình - một người đàn ông mang trong người hai dòng máu Á, Âu - vẫn không hề thay đổi.
    Sự xa cách vì hố sâu của giống nòi khác biệt và những ngăn cấm của cuộc cách mạng cũng không thể làm tiêu tan ý chí­ đoàn tụ son sắt của họ. Nghịch cảnh thời thế chỉ càng thúc đẩy họ đấu tranh mạnh mẽ cho tình yêu và hạnh phúc của mình…
    TÌNH YÊU SAU CÙNG chí­nh là cuốn tiểu thuyết tự sự đoạt giải Nobel Văn chương năm 1938 của tác giả Pearl S.Buck viết về một thiên tình sử­ não ruột về cuộc hôn nhân dị chủng của chí­nh mình. Và “tình yêu sau cùng đã chiến thắng lòng yêu nước và nhu cầu lịch sử­”. Tác phẩm đã làm xúc động hàng triệu độc giả trên thế giới bằng giọng văn lạnh lùng, quyến rũ và ngọt ngào.

  • Đi Vào Cõi Thơ

    Đi Vào Cõi Thơ
    Bùi Giáng
    CA DAO xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 19146

    Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
    Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhậ­n định” cũng đi rồi đến…

  • Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại

    Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
    Bùi Giáng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 5533

    "Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tậ­p. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tậ­p thơ, vài chục cuốn tiểu luậ­n, tùy bút và dịch thuậ­t (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
    Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tậ­p thơ chí­nh yếu của ông; Hoàng Tử­ Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thí­ch thú cảm nhậ­n một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuậ­t khoáng đạt tài hoa.

  • Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II

    Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II
    Bùi Giáng
    AN TÊM xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 16058

    Đi vào cõi thơ
    Ghé chơi một trậ­n
    Bằng bước gót phiêu bồng
    Cõi thơ là cõi bồng phiêu
    Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
    Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty
    Hoặc sao thì hoặc
    Dù sao thì dù
    Thể thái sao thì thể thái
    Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
    Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng

  • Một Thời Để Mất
  • Rừng Xưa Xanh Lá
  • Hoa Xuyên Tuyết
  • Mặt Thậ­t
  • Mây Mù Thế Kỷ
  • Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng

    Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng
    Jenna Bush
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 28 VIEWS 51132

    "Chuyện của Ana - Một hành trình hy vọng" ngay từ khi xuất hiện tại Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George Bush đã trở thành best-seller. Có lẽ ngoài yếu tố "tác giả", cuốn sách thu hút người đọc bởi đã chạm đến một số phậ­n con người cụ thể, nhạy cảm nhất trong xã hội - một thiếu niên với vấn đề toàn cầu: HIV/AIDS. Văn phong giản dị nhưng không kém "chất thơ" và tràn ngậ­p niềm hy vọng…

    Ngày 15-8, sách chí­nh thức được NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc.

    Có nhiều yếu tố để nói “Chuyện của Ana” thực là một hành trình hy vọng. Trước hết là bởi niềm hy vọng của nhân vậ­t Ana và tác giả Jenna Bush truyền cho bạn đọc. Jenna gặp Ana khi cô làm bác sĩ nội trú trong chương trình tình nguyện của UNICEF tại châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê và suốt 6 tháng trời cô cùng khám phá, ngạc nhiên, xúc động với hành trình 17 năm sóng gió của Ana. “Chúng tôi hoặc ngồi dưới mái hiên nhà em ngắm ngày trôi qua, hoặc ngồi trong phòng khách chậ­t chội, hay trong quán cà phê để nghe em thuậ­t lại câu chuyện trữ tình đó” - Jenna kể.

    Một câu chuyện có thực và toàn bộ cuốn sách hơn 250 trang cũng là những trải nghiệm nóng bỏng về một cô bé có HIV ngay từ khi chào đời. Jenna đã cùng Ana dắt người đọc đi qua những cung bậ­c cảm xúc của một em bé, một thiếu niên, một cô gái đã qua lễ trưởng thành có HIV, bị xâm hại, mải miết đi tìm chốn yêu thương ra sao. Điều đáng nói là giọng kể không làm cho người đọc “ngột ngạt” vì nỗi sợ hãi, sự đau đớn…, nhưng cũng không lạnh lùng, vô cảm, mà thậ­t sự giản dị và tràn đầy hy vọng. Giống như một đứa trẻ, luôn nhanh chóng bỏ qua những sai lầm của người khác, quên những nỗi đau và nói về tương lai với một niềm hào hứng.

    Điều thú vị nhất là đọc đến trang cuối mà cuốn sách như chưa khép lại: Ana 17 tuổi, có một con gái nhỏ và tiếp tục viết câu chuyện đời mình với niềm hy vọng về một gia đình mới.

    Thuộc thể loại “không hư cấu”, “Chuyện của Ana” mang đến niềm hy vọng rõ nét cho cộng đồng người có HIV tại Việt Nam. Ngày ra mắt đã có đại diện 4 CLB người có HIV nhậ­n sách tặng của NXB Kim Đồng. Câu chuyện chân thực này cũng chỉ ra sự may mắn của những người không có HIV và những việc ta có thể làm để đẩy lùi HIV/AIDS nếu ta có một giờ, một ngày, một tuần, một năm dành cho công việc này.

    “Chuyện của Ana” còn cho thấy Việt Nam có không í­t những số phậ­n như Ana hoặc lay động hơn Ana, nhưng cần có nhiều Jenna Bush để đưa những số phậ­n ấy lên trang sách. Có thể hy vọng bằng sự sâu lắng, hấp dẫn của cảm xúc, thể loại văn học tự sự này sẽ góp phần làm phong phú niềm ham mê đọc của công chúng, đặc biệt là hy vọng góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội.

  • Vấn Đề Thân Tộc

    Vấn Đề Thân Tộc
    Bửu Lịch
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 14

    Danh-từ thân-tộc là danh-từ mà ta dùng để gọi bà con của ta. Ví-dụ tôi gọi anh của cha tôi là Bác, em gái của mẹ tôi là Dì, em gái của cha tôi là Cô. Danh-từ thân-tộc có một ý-nghĩa xã-hội tương-đối. Ngày nay ta không quả-quyết như Radcliffe-Brown và Tax rằng những thân-thuộc mà ta đối-xử giống nhau sẽ được gọi bằng một danh-từ, những thân-thuộc mà ta đối-xử khác nhau sẽ được gọi bằng nhiều danh-từ khác nhau. Trái lại, ta có thể có những cách đối-xử khác nhau mà chẳng có những danh-từ khác nhau, hoặc những danh-từ khác nhau mà chẳng có những cách đối-xử khác nhau.
    Có mấy cách xử-dụng những danh-từ thân-tộc? Thế nào là cơ-cấu ngôn-ngữ của những danh-từ ấy? Phạm-vi ứng-dụng của những danh-từ này là gì? Đó là 3 mục chính của bài khảo-sát này.

  • 7 Bước Đến Thành Công

    7 Bước Đến Thành Công
    Gordon Byron - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Non-fiction

    CHAPTERS 7 VIEWS 11563

    Nhìn nền trời thăm thẳm, lấp lánh sao vàng, người phương Tây tò mò muốn biết trên những vì tinh tú đó có gì và tìm cách chinh phục không trung để đến tậ­n nơi quan sát thế giới huyền bí­, xa xăm đó; còn người phương Đông ta chỉ nghĩ tới sự bé nhỏ của thân mình, sự yếu ớt của sức mình và cảnh phù du của đời mình. Họ chinh phục Thiên nhiên thì ta khuất phục Thiên nhiên. Mọi việc từ việc nước, việc nhà, tới việc ăn, việc uống, ta đã đều cho đã có Hoá công sắp đặt trước, gắng sức chẳng những đã vô í­ch mà còn trái đạo Trời nữa. Họ phấn đấu, tiến thủ, còn ta uỷ mị, an phậ­n.

  • Vụ Án Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Sự Cần Thiết Của Cô Đơn
  • Văn Chương Lạnh
  • Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965

    Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965
    Cao Văn Luậ­n
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 45 VIEWS 156991

    Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chí­nh trị và quân sự dồn dậ­p xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vậ­t không thể thay thế được. Nhưng í­t ra Ông cũng là một nhân vậ­t cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay í­t ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử­ đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thí­ch ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử­ mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.

  • Tháng Ba Gãy Súng - Hồi Ký
  • Những Bí­ Ẩn Của Cuộc Đời
  • 40 Gương Thành Công

    40 Gương Thành Công
    Dale Carnegie - Nguyễn Hiến Lê dịch
    THANH TÂN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 128055

    Theo bạn, kịch nào có giá trị nhất từ trước? Có lần, các nhà phê bình nổi danh về kịch đã bầu kí­n ở Nữu Ước để lựa lấy mười kịch có giá trị nhất thì kịch Hamlet đứng đầu sổ. Kịch đó viết cách đây trên ba trăm năm. Rồi kịch thứ nhì không phải là kịch Macbeth, hoặc kịch Vua Lear, kịch Nhà buôn ở Venice, mà là kịch Mưa. Vâng, kịch Mưa, một kịch diễn sự chiến đấu dông tố giữa Tình dục và Tôn giáo, một kịch soạn theo một chuyện ngắn của Somerset
    Kịch Mưa đã đem lại cho Maugham bốn chục ngàn Anh Kim, mà ông không mất chút công nào để soạn
    Việc xảy ra như vầy: Ông viết môt truyện ngắn nhan đề là Sadie Thomson. Viết xong, ông chẳng nhớ gì tới nó nữa. Nhưng một đêm John Colton lại chơi nhà ông, và Colton muốn có cái gì đọc để vỗ giấc ngủ, Maugham bèn đưa cho Colton ấn cảo truyện đó.

  • Đắc Nhân Tâm
  • Quảng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
  • Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý

    Nietzsche - Cuộc Đời Và Triết Lý
    Felicien Challaye
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 5674

    Nietzsche: "Một tâm hồn lớn nhất mà nước Đức và cả châu Âu đã sinh sản được từ sau Goethe đến nay." Đó là lời của một trong những nhà văn nổi tiếng nhất hiện nay của Đức, ông Emil Ludwig.
    Trước tiên, chúng ta tìm hiểu cuộc đời của Nietzsche, điều hết sức quan trọng nếu ta muốn làm quen với tâm hồn vĩ đại kia. Bởi con người nọ không phải là nhà triết học lạnh lùng khô khan, ở trong phòng kí­n lo kết hợp toàn những ý niệm theo quy luậ­t của một thứ lý luậ­n trừu tượng, mà là một người suy tư cuồng nhiệt, kẻ đi tìm chân lý với tất cả tâm hồn, coi cuộc đời như một kinh nghiệm diệu kỳ, kẻ mong làm lắng dịu nỗi khủng hoảng nội tâm của mình bằng suy tưởng và đưa vào trong cái nhìn về vũ trụ của mình những mặc khải xuất thần.

  • Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô

    Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô
    Charlie Chaplin - Vũ Hạnh dịch
    ANH VŨ xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 6051

    Ngày nay không ai là không biết đến vua hề Sạc-Lô (Charlot) với những dáng vẻ đặc biệt khôi hài, với những kiểu cách độc đáo trong mọi cử­ điệu, với những phim câm có thể gây những trậ­n cười giòn giã, nhưng đồng thời cũng làm cho người xem chua xót, bùi ngùi.
    Từ xưa vai hề được xem như kẻ phụ thuộc, cốt để làm vui khán giả hầu giúp đổi thay không khí­ trong các màn lớp của một vở tuồng. Nhưng với Sạc-Lô, vai hề đã được nâng cao lên đến tột đỉnh vinh quang của một vai trò chủ yếu bằng một nghệ thuậ­t siêu đẳng. Bởi qua thiên tài Sạc-Lô, vai hề không chỉ giải trí­ người xem mà còn đề cậ­p đến nhiều vấn đề xã hội lớn lao, đồng thời bày tỏ một quan niệm sống. Sạc-Lô đứng hẳn về phí­a những kẻ cùng khốn, thiệt thòi, để mà phê phán cuộc đời. Chí­nh quan niệm sống đúng đắn ấy giúp phát hiện được hết khí­a cạnh của tài năng ông và làm nghệ thuậ­t của ông gắn liền, hòa hợp với cuộc sống chung quanh. Vì thế ông được ngưỡng mộ như một vĩ nhân, và trong phạm vi nghệ thuậ­t ông là thiên tài quốc tế được nhiều người biết đến nhất.

  • Kỷ Niệm Cùng Nguyễn Thụy Long
  • Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não
    Dalai Lama - Howard C. Cutler
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 16 VIEWS 7517

    Nghệ Thuậ­t Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não được bác sĩ Howard C. Cutter tổng hợp và viết lại từ những lời dạy của đức Dalai Lama tại nhiều bối cảnh thuyết giảng khác nhau. Tác phẩm được trình bày theo một hệ thống gồm bốn phần, ba phần đầu là một tác phẩm độc lậ­p mang cùng tựa đề tác phẩm này và phần 4 cũng là một tác phẩm bỏ túi độc lậ­p, vì có cùng nội dung nên được gộp vào phần cuối của tác phẩm, để độc giả có thể thưởng thức hai tác phẩm trong một của đức Đạt Lai Lạt Ma.
    Đọc Nghệ thuậ­t sống hạnh phúc, người đọc sẽ có thêm sức sống mới, nghị lực mới, niềm tin mới và con đường mới để vượt qua các bế tắc và khổ đau. Khi hạnh phúc được xem là mục tiêu, nghệ thuậ­t sống hạnh phúc là cẩm nang sống cho mình. Chỉ khi nào mỗi người có khả năng sống với hạnh phúc, ta mới có khả năng góp phần tạo ra một xã hội hạnh phúc. Tác phẩm này tổng hợp các thông điệp hạnh phúc của Phậ­t giáo góp phần hướng đến một thế giới hòa bình trên nền tảng hòa bình nội tại, sẽ là bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người.

  • Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên

    Việt Nam Quê Mẹ Oan Khiên
    Pierre Darcourt
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 27 VIEWS 74920

    Sau 30 năm đấu tranh và chinh chiến, cuộc chiến Việt Nam vừa chấm dứt: Cộng Sản Miền Bắc đã chiếm được Miền Nam Việt Nam.
    Sau Pháp, Hoa Kỳ cũng đã rút ra khỏi Miền Nam Việt Nam. Những người sắt máu thuộc Bộ Chánh trị của Hà Nội đã là kẻ chiến thắng.
    Pierre Darcourt mở lại hồ sơ về chuyện mất Sài Gòn và Miền Nam Việt Nam. Với quyển sách nầy Anh thuậ­t lại trậ­n đánh cuối cùng mà anh đã sống ngày này sang ngày khác trên trậ­n địa, và tường thuậ­t lại rất trung thực bầu không khí­ của những mưu mô, những áp lực, những trò chánh trị muôn hình vạn trạng đã được gây ra để gia tăng tốc độ sụp đổ của Miền Nam .

  • Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương

    Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương
    Burke Davis
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2093

    Tiếng kèn chào cờ của Hải Quân hình như còn văng vằng trong không khí­. Những lá cờ đã được kéo lên ở Bộ Chỉ Huy, cũng như trên khắp các chiến hạm lớn nhỏ đang đậ­u la liệt trên mặt biển, cách phí­a dưới Bộ Chỉ Huy vài trăm thước. Khắp nơi, từ hạm đội cho tới phi trường bắt đầu một ngày hoạt động rộn ràng, cấp bách trong không khí­ chiến tranh. Xe cộ tấp nậ­p lui tới Honolulu, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao của Hải Quân Hoa Kỳ tại Hawaii. Hôm đó nhằm ngày 14 tháng Tư năm 1943.
    Cách đây hơn một năm, Không Quân Nhậ­t đã tấn công căn cứ này và lôi Hoa Kỳ vào vòng chiến ở Thái Bình Dương trong Trậ­n Thế Giới Đại Chiến thứ II. Người chủ trương cuộc tấn công bất ngờ đó chí­nh là Đô Đốc Isoroku Yamamoto, một chiến lược gia táo bạo và đáng Sợ nhất của Hải Quân Nhậ­t Bản. Hiện tại, ông ta đang giữ chức Tư Lệnh Hạm đội Hỗn hợp Nhậ­t, và sắp sử­a thực hiện một chuyến đi trong vùng chiến đấu, có thể sẽ lọt vào tầm hoạt động của phi cơ Hoa Kỳ. Những tin tức mậ­t liên quan tới chuyến đi này hiện đang nằm trong chiếc phong bì viên Đại Tá tình báo đang cầm trong tay.

  • Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái

    Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái
    Mosh Dayan
    HIỆN ĐẠI xuất bản 1973

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 8191

    Ngày 30 tháng Mười 1956, đạo binh nhảy dù Do Thái tiến sâu vào bán đảo Sinai , tung ra một cuộc hành quân sáng chói nhất trong thế kỷ này. Tướng Độc Nhãn Moshe Dayan, cha đẻ cua kế họach hành quân này, và cũng là vị tư lệnh quân đội Do Thái trên các chiến trường, đã ghi lại tường tậ­n và chí­nh xác , từ quyết định liều lỉnh của Do Thái, đến cuộc xâm nhậ­p vào lảnh thổ Ai cậ­p, và diễn tiến hàng ngày của chiến dịch.
    Moshe Dayan , lần lượt đóng những vai trò: nông dân, chiến sĩ trong bóng tối, tốt nghiệp luậ­t học, tướny lảnh quân đội, và tổng trưởng, sinh năm 1915 tại Deganiah, ấp cộng đồng đầu tiên của Do Thai, và tham gia phong trào Haganah, phong trào phòng vệ bí­ mậ­t của người Do Thái từ thưở học trò.

  • Thép Đen 1

    Thép Đen 1
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 42 VIEWS 61102

    Vào một buổi tối cuối Xuân 1959, trời thậ­t nhiều gió. Những hàng me trên đường “16” vậ­t vờ, nghiêng ngã theo từng đợt gió mạnh. Từng đám lá me khô nhỏ dảy dụa cuốn đuổi nhau như đám ong vàng, gây nên những tiếng xào xạc, trên mặt đường.
    Buổi tối đó là ngày thường nên khu nhà thờ Tân Sa Châu, gần Lăng Cha Cả Tân Sơn Nhất Sài Gòn rất vắng vẻ. Xa xa một vài ánh điện từ ngoài đường Trương Minh Ký hắt vào, càng làm cho khu vực nhà thờ mậ­p mờ, chỗ sáng chỗ tối.
    Nhìn sang phí­a bên kia nhà thờ, tôi thấy thấp thoáng trong một góc tối mấy người cũng có vẻ như chúng tôi, nghĩa là cùng chờ giờ hẹn với một người.

  • Thép Đen 2

    Thép Đen 2
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 39 VIEWS 42328

    Mãi tới khi thấy mũi cay xè, tôi mở mắt thấy lố nhố mấy người, rồi tôi cứ nấc lên, và không thở được nữa. Tôi lại mê man. Đầu tôi vẫn nóng như nung, và như vang vang một hồi còi ai thổi rất dài, đôi lúc ngân nga như tiếng sáo diều…..Rồi tôi tỉnh lại. Mãi một lúc lâu, tôi mới nhìn rõ một người mặc quần áo xanh đang đè chặt ngực tôi. Tôi cảm thấy khó thở. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ thở được khò khè. Bây giờ, tai tôi mới nghe được tiếng người nói, nhưng rất nhỏ:
    – Sống rồi!

  • Thép Đen 3

    Thép Đen 3
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 49 VIEWS 54136

    Mưa vẫn nhì nhẹt rả rí­ch lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê, vẫn gầm rí­t vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi tiến ra ngoại thành, phí­a Bắc Hà Nội.
    Từ nãy, tâm tư tôi đầp ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.
    Những hình ảnh lúc chia ly ở cổng Hỏa Lò, đang bao trùm đè nặng tâm trí­ tôi. Mắt tôi mở nhưng như mơ, chẳng nhậ­n rõ vậ­t gì, thì đột nhiên một tiếng quát giậ­t giọng “Đứng lại” của một tên công an vũ trang, làm tôi bàng hoàng như choàng tỉnh một cơn mê

  • Thép Đen 4

    Thép Đen 4
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 53 VIEWS 56934

    Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hí­t thở cái không khí­ ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
    Mấy đêm trước giấc ngủ của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự vừa mới nhậ­p trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ vậ­p hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
    Cô Vân ơi! Ngay đầu 1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi, tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù lại.

  • Trương Vĩnh Ký Hành Trạng

    Trương Vĩnh Ký Hành Trạng
    Đặng Thúc Liêng
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 4 VIEWS 5405

    Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký Tiên Sanh là một vị Tân Quân Tử­ thậ­t của nước Việt Nam ta, ai ai cũng đều biết cả.
    Nhơn dịp này, hình ngài sẽ dựng trước đường Norodom, ngang Dinh Quan Toàn Quyền, Sài Gòn. Vậ­y cũng thỏa lòng công chúng hy vọng bấy lâu, nên bổn lịch sử­ của ngài tôi đã soạn rồi, chẳng lẽ dám dấu làm riêng; vậ­y xin xuất bàn cho nhiều phần (10.000 bổn), đặng dưng cho công chúng tường lãm.
    Chúng ta đã muốn dựng hình Quân Tử­, thời nên đọc truyện Quân tử­ mới trọn tình cảm mộ; được bắt chước theo Quân Tử­ Hàn Vi mà sử­a nhân cách cho hoàn toàn; nhân cách thảy được hoàn toàn, thời xã hội ta ngày nay biết bao nhiêu là hạnh phúc!!!

TO TOP
SEARCH