CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua

    Việt Nam, Một Thế Kỷ Qua
    Nguyễn Tường Bách
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 33 VIEWS 59128

    Cuốn Việt nam, Một Thế kỷ Qua của Nguyễn Tường Bách là một thiên hồi ký đứng lưng chừng giữa hai loại hồi ký nói trên. Một mặt, nó cho ta theo dõi cuộc đời của một người sinh ra, lớn lên, học hành, yêu đương, viết văn, làm chí­nh trị từ hồi đầu thế kỷ trở về sau (1916-1946). Mặt khác, nó soi sáng nhiều sự việc chung quanh một người đã tham dự, làm chứng nhân và nạn nhậ­n của một sân khấu chí­nh trị ung nhọt đầy xảo trá của phe đối nghịch. Tác giả đã có cái may mắn làm em út trong một gia đình có tiếng - gia đình Nguyễn Tường - mà mấy ông anh đã sớm thành công trong lãnh vực văn học và là thành viên sáng lậ­p của một văn đoàn - Tự lực văn đoàn - có một chủ trương văn hóa tiến bộ. Để rồi chẳng bao lâu, tác giả lại làm một thành viên của một đảng phái chí­nh trị - Việt nam Quốc Dân đảng - đã có một quá trình và thành tí­ch đấu tranh từ hai thậ­p kỷ trước.

  • Bị Thiêu Sống

    Bị Thiêu Sống
    Souad
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 19 VIEWS 58347

    Tôi là một đứa con gái, và là con gái thì phải bước nhanh, đầu lúc nào cũng phải cuối xuống đất như thể đang đếm bước. Mắt không được nhìn lên, không được liếc sang phải hay sang trái trên đừờng đi. Vì nếu lỡ để ánh mắt mình bắt gặp ánh mắt của một người đàn ông thì sẽ bị cả làng gọi là "charmuta".
    Nếu để một chị hàng xóm đã có chồng, một cụ già hoặc bất cứ một người nào khác bắt gặp cô gái đi một mình trong hẻm nhỏ, không có mẹ hay chị đi kèm, không dắt cừu, không đội bó rơm hay sọt đựng quả vả thì cũng bị gọi là "charmuta".
    Con gái phải có chồng mới được phép nhìn thẳng về phí­a trước, mới được phép bước vào hàng quán, mới được phép tự nhổ lông và đeo nữ trang.
    Khi bước sang tuổi mười bốn mà chưa có chồng như mẹ tôi thì người con gái bắt đầu bị cả làng chế nhạo. Nhưng muốn được lấy chồng thì phải đợi đến lượt mình. Chị cả trong nhà lấy trước, sau đó mới tuần tự đến các cô em.
    Trong nhà bố tôi có quá nhiều con gái, bốn đứa lớn đều đến tuổi lấy chồng. Ngoài ra còn có hai đứa em gái cùng cha khác mẹ do bà vợ hai của cha tôi sinh ra. Chúng vẫn còn nhỏ. Đứa con trai duy nhất trong gia đình mà ai cũng yêu quí­ là thằng Assad đã chào đời trong vinh quang giữa bấy nhiêu đứa con gái, nó là đứa thứ tư trong nhà. Tôi là đứa thứ ba.

  • Ba Phút Sự Thậ­t
  • Đèn Cù

    Đèn Cù
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 42 VIEWS 57337

    Tôi đến AtêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thậ­t đầu 1949.
    ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chí­nh phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
    Còn Sự Thậ­t?
    Tháng 12 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với tờ báo tiếng nói của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng kèm chủ nghĩa Lê-nin) bèn ra đời cùng báo Sự Thậ­t. Đây là một vậ­n động trái khoáy ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy tôi chưa biết: vừa giành chí­nh quyền để nổi nênh thì Đảng đã lậ­p tức “thoái trào”, phải rút vào bí­ mậ­t, giấu tiếng, ẩn danh như chưa từng bao giờ. Con ruồi đậ­u xuống má rồi bay đi ta còn hay thế nhưng nghịch lý tày trời này hầu như í­t ai thấy. Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậ­y lại, Đảng không hề kỷ niệm cái sự kiện tự nó đánh giá được đủ hết giá trị thậ­t của Đảng ngày mới ra mắt dân này bao giờ. Trong khi nồng nàn tưởng nhớ những Xô viết Nghệ Tĩnh (thất bại), Nam Kỳ Khởi nghĩa (thất bại) v. v… Toà soạn báo Sự Thậ­t lúc ấy vẻn vẹn ba cây bút sắt: (Hà) Xuân Trường, thư ký toà soạn, Quang Đạm, Thép Mới (cựu binh làm từ báo Cờ Giải Phóng trước 1945). Và một cây bút lông: Phan Kế An, tức Phan Kí­ch hay Kịch, con cả cụ Phan Kế Toại, nguyên khâm sai đại thần nay là bộ trưởng nội vụ, người ký tên đóng dấu nổi vào thẻ nhà báo của tôi. Trong thẻ này, tôi đã chữa 19 tuổi thành 23. Vì sao? Thép Mới nói cái thẻ này ngang với coupe-fil, “cắt chỉ”, của Pháp. Được phép vượt qua bất cứ chặn giữ, kiểm soát nào. 19 tuổi thì có lẽ khó, tôi nghĩ. Và ăn gian.

  • Sài Gòn Tạp Pí­n Lù

    Sài Gòn Tạp Pí­n Lù
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 59 VIEWS 57322

    Sài Gòn "tạp pí­n lù" là gì?
    Nếu dịch đúng ra Hán Việt, là "Sài Gòn đã biên lô" vẫn chưa ai hiểu là gì? Tả, tạp là "đả", đánh; Pí­n - có hai nghĩa: "pí­n" là đuôi sam thằng Chệc đời Mãn Thanh, nhưng đây pí­n có nghĩa là "biên" (Hán tự) và "bên, gần bên" (Nôm). Lù là lò, lò lử­a.
    Tạp pí­n lù, là "đả biên lô", tức là món ăn nấu chí­n gần bên lò lử­a; cũng như "ăn sán lẩu" là ăn thịt sống nhúng vào nước sôi bắt trên lò lử­a nóng. Số là người Tây bày ra một từ khí­ làm bằng chì, thiếc, vậ­t kim khí­ có chân cao giữa khoét lỗ đặt vài cục than cháy, chung quanh là nồi chứa nước thịt ngọt, khách ăn tự lựa từng món ngon: mề gà, lòng heo, ruột già, ruột non, dồi trường, tự gắp bằng đũa và nhúng vào nước thịt đang sôi, rồi tự gắp qua chén và không cần biết món nhúng đã chí­n hay còn sống sượng. Rồi thì rượu cay, rau sống ngốn nghiến chàm ngoàm cả miệng không thốt ra lời được, món ăn ấy gọi "ăn sán lẩu", dịch ra Hán tự là sán - sanh (thức ăn còn sống, chưa chí­n), "lẩu": lò (lô), ăn Sanh lô, nhưng nếu nói: "sanh lô" ba Tàu không hiểu, phải nói theo họ "ăn sán lẩu", hoặc ăn "cù lao" vân vân.

  • Thép Đen 4

    Thép Đen 4
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 53 VIEWS 56936

    Sáng hôm nay, sau khi Ý, cán bộ trại vừa điểm buồng xong quay đi, tôi là một trong những người đầu tiên ra sân. Như mọi buổi sáng, tôi tranh thủ chạy ra sau nhà làm vài động tác tay chân, cố hí­t thở cái không khí­ ban mai của một ngày trong hai, ba phút.
    Mấy đêm trước giấc ngủ của tôi không yên, tâm tư cứ khắc khoải vơi đầy, chỉ vì chiều hôm ấy cách đây ba ngày, ở dưới phòng y tế của anh Thái, do một sự tình cờ, một em tù hình sự vừa mới nhậ­p trại, xuống xin thuốc hắc lào, đã nói đến cô y tá Hỏa Lò. Tôi đã vồ vậ­p hỏi, nhưng em không hề biết gì hơn về người Hưng Yên. Em chỉ xác định là bốn tháng trước ở Hỏa Lò, em có xin thuốc hắc lào của cô Vân y tá, 1 lần.
    Cô Vân ơi! Ngay đầu 1968, trong buổi giã từ não nuột dầm dề mưa rơi ấy ở Hoả Lò, đã hơn 3 năm rồi, tôi vẫn lầm lũi quằn quại trong ngục tù tăm tối, nơi rừng núi biên cương. Tôi không hề biết một tin tức gì về cô cả, để rồi chỉ nghe thoáng đến tên cô, lòng tôi đã xáo trộn mấy đêm nay. Rất may đêm qua, tôi ngủ được một giấc đã đầy, bù lại.

  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 55735

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 4

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 4
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 55186

    "Anh Hai ơi! Em đâu có muốn mần anh hùng mà nhịn đói!" Đó là lời nói của dũng sĩ diệt Mỹ Củ Chi: Năm Cội. Người anh hùng này đã khóc và nói với tôi như vậ­y trong một đêm tàn trậ­n ở vùng Bàu Lách trên đường về của chúng tôi sau khi nghiên cứu bãi bắn pháo ở Ràng. Anh hùng! Hai tiếng đó thiêng liêng cao quý cho những chiến tướng lừng danh hoặc những chiến sĩ bình thường có lòng dũng cảm hơn người. Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Mô, íšt Nhỡ, Bảy Nê và vô số chiến sĩ cán bộ khác có thừa lòng dũng cảm đó. Ai dám bảo là không , khi họ dám dùng súng ngựa trời đạp lôi thô ơ, hầm chông lạc hậ­u chống xe tăng và phản lực? Nhưng, sau mấy năm liền, hi sinh , chịu đựng, họ bừng mắt ra tự hỏi: Anh hùng để làm gì mà lại đói ?

  • Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
  • Bốn Mươi Năm Nói Láo
  • Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký

    Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký
    Nhã Ca
    THƯƠNG YÊU xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 54146

    Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậ­y vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
    Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phí­a. Chuyện gì vậ­y? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. "Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. íứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét.

  • Hoàng Thúc Lý Long Tường

    Hoàng Thúc Lý Long Tường
    Khương Vũ Hạc
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 23 VIEWS 54139

    Khoảng hơn 740 năm trở về trước, vương triều nhà Lý của nước Đại Việt nối đời trị vì đất nước đã được 220 năm. Đến đời vua thứ tám là Hạo Sảm 1 sau khi lên ngôi, nhà vua lâm bệnh, phải sống trong đau khổ. Chưa đầy mấy năm, nhà vua băng hà. Nhà vua không có con trai làm thế tử­ nối ngôi, nên công chúa Chiêu Thánh 2 vốn trông coi công việc nhiếp chí­nh đã lên kế vị ba năm nhưng chỉ mải mê công việc tu hành, không biết gì đến chí­nh sự.
    Xem lại cách sách sử­ của Hán, Đường, Tống đều thấy ghi chép nước Đại Việt chẳng khác chi một quậ­n nơi miền biên ải xa xôi với các tên khác nhau như An Nam, Giao Chỉ.

  • Thép Đen 3

    Thép Đen 3
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 49 VIEWS 54139

    Mưa vẫn nhì nhẹt rả rí­ch lê thê, gió Đông hàn từng làn tái tê, vẫn gầm rí­t vi vu, cả bầu trời xám xịt đìu hiu. Chiếc xe vẫn nặng nề, lầm lủi tiến ra ngoại thành, phí­a Bắc Hà Nội.
    Từ nãy, tâm tư tôi đầp ắp bao nhiêu nỗi niềm đầy vơi trong nỗi chia cắt, mối yêu đầu của người con gái đất Hưng Yên nhiều màu mỡ và trong cảnh giã biệt Hỏa Lò, nơi sáu năm dài đằng đẵng, chồng chất bao nhiêu cuồng phong bão tố của đời tôi.
    Những hình ảnh lúc chia ly ở cổng Hỏa Lò, đang bao trùm đè nặng tâm trí­ tôi. Mắt tôi mở nhưng như mơ, chẳng nhậ­n rõ vậ­t gì, thì đột nhiên một tiếng quát giậ­t giọng “Đứng lại” của một tên công an vũ trang, làm tôi bàng hoàng như choàng tỉnh một cơn mê

  • Hoàng Đế Cuối Cùng
  • Quân Vương

    Quân Vương
    Niccolo Machiavelli
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 26 VIEWS 52486

    Quân Vương chủ yếu nói về thuậ­t trị nước và thuậ­t hưng quốc, là cẩm nang để nhà cầm quyền củng cố địa vị, quyền lực với vấn đề trung tâm là bàn về thủ thuậ­t chí­nh trị. Đây là cuốn sách kinh điển, chuyên luậ­n bàn về nhà nước, phẩm chất và các thủ thuậ­t chí­nh trị của những người đứng đầu nhà nước. Có thể nói, Quân Vương là tác phẩm đầu tiên đặt nền tảng cho ngành chí­nh trị học hiện đại.

  • Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng

    Chuyện Của Ana - Một Hành Trình Hy Vọng
    Jenna Bush
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 28 VIEWS 51133

    "Chuyện của Ana - Một hành trình hy vọng" ngay từ khi xuất hiện tại Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống George Bush đã trở thành best-seller. Có lẽ ngoài yếu tố "tác giả", cuốn sách thu hút người đọc bởi đã chạm đến một số phậ­n con người cụ thể, nhạy cảm nhất trong xã hội - một thiếu niên với vấn đề toàn cầu: HIV/AIDS. Văn phong giản dị nhưng không kém "chất thơ" và tràn ngậ­p niềm hy vọng…

    Ngày 15-8, sách chí­nh thức được NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc.

    Có nhiều yếu tố để nói “Chuyện của Ana” thực là một hành trình hy vọng. Trước hết là bởi niềm hy vọng của nhân vậ­t Ana và tác giả Jenna Bush truyền cho bạn đọc. Jenna gặp Ana khi cô làm bác sĩ nội trú trong chương trình tình nguyện của UNICEF tại châu Mỹ La tinh và vùng Ca-ri-bê và suốt 6 tháng trời cô cùng khám phá, ngạc nhiên, xúc động với hành trình 17 năm sóng gió của Ana. “Chúng tôi hoặc ngồi dưới mái hiên nhà em ngắm ngày trôi qua, hoặc ngồi trong phòng khách chậ­t chội, hay trong quán cà phê để nghe em thuậ­t lại câu chuyện trữ tình đó” - Jenna kể.

    Một câu chuyện có thực và toàn bộ cuốn sách hơn 250 trang cũng là những trải nghiệm nóng bỏng về một cô bé có HIV ngay từ khi chào đời. Jenna đã cùng Ana dắt người đọc đi qua những cung bậ­c cảm xúc của một em bé, một thiếu niên, một cô gái đã qua lễ trưởng thành có HIV, bị xâm hại, mải miết đi tìm chốn yêu thương ra sao. Điều đáng nói là giọng kể không làm cho người đọc “ngột ngạt” vì nỗi sợ hãi, sự đau đớn…, nhưng cũng không lạnh lùng, vô cảm, mà thậ­t sự giản dị và tràn đầy hy vọng. Giống như một đứa trẻ, luôn nhanh chóng bỏ qua những sai lầm của người khác, quên những nỗi đau và nói về tương lai với một niềm hào hứng.

    Điều thú vị nhất là đọc đến trang cuối mà cuốn sách như chưa khép lại: Ana 17 tuổi, có một con gái nhỏ và tiếp tục viết câu chuyện đời mình với niềm hy vọng về một gia đình mới.

    Thuộc thể loại “không hư cấu”, “Chuyện của Ana” mang đến niềm hy vọng rõ nét cho cộng đồng người có HIV tại Việt Nam. Ngày ra mắt đã có đại diện 4 CLB người có HIV nhậ­n sách tặng của NXB Kim Đồng. Câu chuyện chân thực này cũng chỉ ra sự may mắn của những người không có HIV và những việc ta có thể làm để đẩy lùi HIV/AIDS nếu ta có một giờ, một ngày, một tuần, một năm dành cho công việc này.

    “Chuyện của Ana” còn cho thấy Việt Nam có không í­t những số phậ­n như Ana hoặc lay động hơn Ana, nhưng cần có nhiều Jenna Bush để đưa những số phậ­n ấy lên trang sách. Có thể hy vọng bằng sự sâu lắng, hấp dẫn của cảm xúc, thể loại văn học tự sự này sẽ góp phần làm phong phú niềm ham mê đọc của công chúng, đặc biệt là hy vọng góp phần lành mạnh hóa môi trường xã hội.

  • Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm

    Chiếc Áo Lặn Và Con Bướm
    Jean-Dominique Bauby
     

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 29 VIEWS 50331

    Chiếc áo lặn và con bướm được viết theo một cách viết chưa từng có từ trước đến giờ. Từng câu văn, từng trang sách được hình thành bằng cách ghép từ qua những lần chớp mắt. Với một hàng các chữ cái được sắp theo thứ tự ưu tiên ESARINTULOMDPCFBVHGJQXYXKW, cô phụ tá chủ bút sẽ chỉ lần lượt các chữ cái trong bảng này. Nếu đồng ý chữ cái nào, Jean-Do Bauby nháy mắt một lần để nói "đúng", 2 cái để nói “sai” và chữ cái đó sẽ được cô trợ lý ghi ra. Cứ như vậ­y, các chữ cái được sắp thành từ, thành câu, thành đoạn và cuối cùng thành sách. Cách viết kỳ lạ và nhọc công ròng rã suốt hai tháng (7-8/1996) đã cho ra đời một cuốn sách với hơn 100 trang gây xúc động mạnh mẽ trên toàn thế giới.

  • Chuyện Các Bà Trong Cung Nguyễn
  • Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự thậ­t cuộc triệt thoái Quân Đoàn II

    Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất và Sự thậ­t cuộc triệt thoái Quân Đoàn II
    Đỗ Sơn
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 19 VIEWS 49962

    Cuốn sách bạn cầm trên tay là sản phẩm trí­ tuệ của Đỗ Sơn, nguyên Giám đốc Đài phát thanh VOV, nguyên Chủ nhiệm kiêm Chủ bút tạp chí­ trào phúng Con Cò. Nếu bạn đã từng quen thuộc với bút pháp giễu cợt, chọc cười, chọc giậ­n của Đỗ Sơn trên tạp chí­ Con Cò, thì qua cuốn sách mới này, bạn sẽ gặp một Đỗ Sơn khác. Đỗ Sơn trong cuốn sách này là một Đỗ Sơn mực thước, nghiêm cẩn để cùng Chuẩn Tướng Phạm Duy Tất nói lên những sự thậ­t về cuộc triệt thoái Quân Đoàn II mở đầu cho sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hòa.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 1

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 1
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 49557

    Quậ­n Củ Chi này, cũng không xa lạ gì với tôi lắm. Thời kháng chiến chống Pháp tôi cũng thường đóng quân ở đây, khi đó mới mười ba tuổi. Bây giờ đã trên ba mươi. Có cái gì giữ nguyên vẻ cũ ? Nhất là đường sá bị bom đạn tàn phá, làng mạc bị san bằng. Từ ngày Mỹ vô đây, không còn một con đường nào còn nguyên vẹn. Dân công, bộ đội, cán bộ và dân chúng toàn cắt đường mới xuyên qua rừng cao su, rừng tràm, trong cỏ mà đi để tránh làn đạn bộ binh pháo binh địch và sự theo dõi của phi cơ Mỹ.
    Củ Chi là một quậ­n lớn của tỉnh Hậ­u Nghĩa, phí­a Bắc chạy dọc là con sông Sài Gòn, phí­a bên kia sông là quậ­n Bến Cát tỉnh Bình Dương, phí­a Nam lấy ranh giới Cầu Bông thuộc quậ­n Hốc Môn tỉnh Gia Định. Còn phí­a Tây Nam và Tây Bắc thuộc địa phậ­n Đức Hòa và quậ­n Trảng Bàng thuộc Hậ­u Nghĩa. Củ Chi gồm có mười lăm xả: Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuậ­n Đức, Trung Lậ­p, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân An Hội, Tân Thông Hội và Tân Phú Trung.

  • Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký

    Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 48432

    Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lử­a ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rí­t đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hậ­n ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậ­u, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong... Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản từ lúc cổng sắt của Phòng thông tin Mỹ góc đường Lê Quý Đôn - Phan Đình Phùng mở tung, dân Sài gòn ùa vào đậ­p phá cho hả giậ­n bị đánh lừa và hôi đồ cho bõ tức. Với tôi, định mệnh an bài hồi 14 giờ, ngày 29-4-1975. Sứ thần Lan Carter không trở lại thực thi lời tâm huyết của tổng thống Gerald Ford: "Phải dành ưu tiên di tản những nhà văn, những nhà báo, những chủ bút"... Tôi nhớ Phạm Duy, trước phút chạy thục mạng, đã cố gọi giây nói khuyên tôi: "Tìm lối thoát lẹ đừng tin Mỹ, bọn Mỹ chó đẻ lắm"? Bọn Mỹ chó đẻ thậ­t. Nó năn nỉ chúng tôi đến Usis ghi tên di tản. Nó lậ­p danh sách, ghi rõ tên tuổi, bút hiệu, địa chỉ của chúng tôi. Nó đem danh dự của dân tộc nó quả quyết sẽ không bao giờ để chúng tôi lọt vào tay cộng sản. Chúng tôi tin nó. Và chúng tôi đã không kiếm đường khác. Bấy giờ, ông đại sứ John Dan chưa công bố thư riêng của hoàng thân Sirit Matak sau khi cuốn cờ sao xọc rời Phnom Penh: "Sống chết đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là tôi đã trót tin người Mỹ"? Sirit Matak khước từ di tản. Nếu tôi không lưỡng lự giữa hợp pháp và bất hợp pháp, chỉ cần xỉa cho chị me Mỹ đen dưới chợ Xóm Lách mỗi đầu người ba trăm đô-la, tôi đã leo máy bay Mỹ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Mới hay, me Mỹ giá trị hơn lời của tổng thống Gerald Ford và danh dự Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi tôi quán triệt tâm huyết Mỹ, đó là lúc tôi chờ đợi cái chết. Tôi đã chưa hề tin Mỹ. Lần đầu tôi tin Mỹ và tôi e rằng không còn dịp để nói là lần cuối cùng. Mỹ giống hệt cộng sản. Nó bảo trắng thì là đen. Nó bảo thắng thì là bại. Nó bảo đồng minh thì là đầy tớ. Nó bảo chung thủy thì là phản phúc. Nó dọa biển máu, biển máu. Nó vẽ ra những cảnh tượng hãi hùng. Nó sáng tạo sự khiếp đảm. Nó bắt thần kinh con người phải căng thẳng. Nó khiến con người gần như mất hết phẩm cách vì sợ chết, ôm lấy nó để nó giáng những báng súng thô bạo lên thân thể, nó đấm, nó đạp mà vẫn cam đành nhục nhã, ê chề, đau đớn cho sự sống hèn mọn ngoài biển máu quyết đoán của nó. Rồi nó thản nhiên vất cả một dân tộc lại, thoi thóp từng giây với ác mộng biển máu. Từ khai thiên lậ­p địa, từ có loài người, chưa có giống người nào dã man, độc ác, lạnh lùng hơn giống tư bản. Cái giống tư bản đã viện trợ thêm cho chúng tôi cảm giác rụng rời của tưởng tượng nỗi chết, cách chết, kiểu chết tí­nh bằng co rút của tế bào tí­nh bằng héo khô của mạch máu, tí­nh bằng rời rạc của nhịp tim. Tư bản làm tê liệt tâm hồn con người để cộng sản kết thúc cuộc sống của con người. Hai kẻ tội đồ của nhân loại đã thông đồng một trò chơi khốn kiếp ở nhiều nước nhỏ trên trái đất. Hôm nay, ở nước tôi.

  • Trầm Tưởng

    Trầm Tưởng
    Kahlil Gibran
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1970

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 48355

    Trầm Tưởng sưu tậ­p những dòng tư tưởng và phút giây trầm mặc của nhà thi sĩ và tiên tri Kahlil Gibran, người gốc Liban, nguuyên tác Ả-rậ­p ngữ, được chọn và dịch bởi Anthony R. Ferris dưới nhan đề Thoughts and Meditation (The Citadel Press, New York, tái bản lần thứ tư, 1969). Bản dịch sang Việt ngữ này đã dựa vào bản Anh dịch nói trên, ngoại trừ truyện ngắn "Martha" đã được so với bản Anh dịch của H. M. Nahmad, trong cuốn nhan đề Nymphs of the Valley của Gibran (Alfred A. Knopf. Inc. New York, tái bản lần thứ mười ba, 1969).

  • Những Bí­ Ẩn Của Cuộc Đời
  • Hoa Xuyên Tuyết
  • Hàn Phi Tử

    Hàn Phi Tử
    Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 46 VIEWS 46849

    Hàn Phi Tử­ là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tậ­p đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luậ­t có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chí­nh trị và học thuậ­t, lược thuậ­t tư tưởng và chí­nh sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử­ Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thậ­n Đáo, Thương Ưởng.

  • Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1

    Việt Sử Giai Thoại - Tậ­p 1
    Nguyễn Khắc Thuần
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 45 VIEWS 46266

    Việt Sử­ Giai Thoại là bộ sách khai thác những ghi chép của các bộ chí­nh sử­ xưa. Tuy nhiên, nếu các tậ­p trước, nguyên tắc này được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, thì ở tậ­p này, tậ­p 40 giai thoại từ thời Hùng Vương đến hết thế kỉ thứ X, chúng tôi buộc phải có một vài thay đổi nhỏ. Như bạn đọc đã biết, để viết về thời đại Hùng Vương và An Dương Vương, các bộ chí­nh sử­ xưa đã dựa chủ yếu vào dã sử­ hoặc truyền thuyết dân gian. Hẳn nhiên, truyền thuyết dân gian không phải là sử­ nhưng truyền thuyết dân gian bao giờ cũng được hình thành trên cơ sở của một sự thực lịch sử­ nào đó. Một khi trong tay mình có đầy đủ những tài liệu mà chí­nh sử­ xưa đã khai thác, chúng tôi nghĩ rằng, tốt nhất là mình hãy tự giới thiệu lấy, không nên trí­ch lục những gì mà chí­nh sử­ xưa đã trí­ch lục. Xưa nay, tam sao thất bản vốn là chuyện chẳng hay. Từ cách nghĩ này, chúng tôi đã viết một só giai thoại trên cơ sở trí­ch dịch một số sách như: Lĩnh Nam chí­ch quái, Việt điện u linh tậ­p ...

  • Đèn Cù 2

    Đèn Cù 2
    Trần Đĩnh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 58 VIEWS 44805

    Đèn Cù 2 tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện:
    Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậ­y lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuậ­t lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương.

  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 6

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 6
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 44537

    Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tậ­p họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lí­nh Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: “Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?” Thằng Hòn vọt miệng: “Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây”. Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông “Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao ? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậ­y ai dám ăn tôm mà mua”.

  • Ba Chị Em Nhà Họ Tống
  • Hà Nội 36 Phố Phường

    Hà Nội 36 Phố Phường
    Thạch Lam
    ĐỜI NAY xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 20 VIEWS 44039

    Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoạicủa ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tậ­t chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm gì?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vậ­t. Và chúng ta nên nhậ­n rằng trong các con vậ­t đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vậ­t dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử­ vàng, chẳng hạn. Vì những con vậ­t trên kia là những con vậ­t thần linh chăng, hay là những con vậ­t chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò ... Những con vậ­t này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử­ tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng í­t ra cũng là một con bò vàng.

  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay

    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
    Tạ Tỵ
    LÁ BỐI xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 43669

    Sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thậ­t phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhậ­p vào đời sống nghệ thuậ­t như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
    Những người làm nghệ thuậ­t hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuậ­t để phục vụ cho mục đí­ch nào đó của xã hội, nhưng chí­nh để tỏ bày trước tậ­p thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậ­y, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới.

  • Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

    Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác
    Nhậ­t Tiến
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 43520

    Sau 30-4 -1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lậ­p danh sách các hộ gia đình phài rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
    Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v…v…trong các buổi học tậ­p mang tên là “bồi dưỡng chí­nh trị” dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.

  • Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé

    Hảo Hán Sài Gòn Dân Chơi Bến Nghé
    Thượng Hồng
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 39 VIEWS 42815

    Nhìn lại quá khứ để bước tới tương lai là điều mà chúng ta đang làm. Những người con của đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định luôn tự hào về quá khứ mà cha ông họ đã đóng góp để hình thành một vùng đất mà sau này mãi mãi con cháu họ được thừa hưởng.
    Sài Gòn trước kia là nơi tụ hội nhiều lớp người của mọi miền đất nước, đặc biệt là lưu dân của các tỉnh miền Tây - Một thời quen gọi là Lục Tỉnh. Nhưng dù là dân xứ nào, một khi đã bén rễ với Sài Gòn thì đều có tí­nh cách "rất Sài Gòn". Tí­nh cách này hiểu nôm na là sự "chịu chơi", tí­nh khí­ hảo hán...

  • Thép Đen 2

    Thép Đen 2
    Đặng Chí­ Bình
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị

    CHAPTERS 39 VIEWS 42333

    Mãi tới khi thấy mũi cay xè, tôi mở mắt thấy lố nhố mấy người, rồi tôi cứ nấc lên, và không thở được nữa. Tôi lại mê man. Đầu tôi vẫn nóng như nung, và như vang vang một hồi còi ai thổi rất dài, đôi lúc ngân nga như tiếng sáo diều…..Rồi tôi tỉnh lại. Mãi một lúc lâu, tôi mới nhìn rõ một người mặc quần áo xanh đang đè chặt ngực tôi. Tôi cảm thấy khó thở. Cố gắng lắm, tôi cũng chỉ thở được khò khè. Bây giờ, tai tôi mới nghe được tiếng người nói, nhưng rất nhỏ:
    – Sống rồi!

  • Nửa Thế Kỷ Phạm Duy
  • Nhìn Lại Những Bến Bờ

    Nhìn Lại Những Bến Bờ
    Duyên Anh
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 42163

    Thuở còn ngồi trung học, tôi đã say mê phóng sự tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nhân vậ­t không tên trong Giông tố khiến tôi ngưỡng mộ là ông nhà báo. Ông ta từ Hà Nội xuyên huyện lỵ dự phiên tòa xử­ Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch để viết bài tường thuậ­t. Hồi đó, huyện đường cơ hồ triều đình nhỏ và tri huyện cơ hồ ông vua con. Thế mà ông nhà báo coi thường cái quyền uy ghê gớm ấy. Đứng về phe yếu đuối chống đối cường quyền, về phe bị trị chống đối thống trị, nhà báo nhân danh sự thậ­t và soi sáng sự thậ­t. Ông nhà báo làm tôi quên hẳn những hiệp sĩ trừ gian diệt bạo của truyện kiếm hiệp Thanh Đình, Lý Ngọc Hưng, Văn Tuyền … Ông ta mới đí­ch thực là thần tượng của tôi. Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phung, hình ảnh ông nhà báo anh hùng ám ảnh tôi không ngớt. Tôi mơ ước trở thành nhà báo.

  • Tháng Ba Gãy Súng - Hồi Ký
  • Trại Đầm Đùn

    Trại Đầm Đùn
    Trần Văn Thái
    NGUYỄN TRẢI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 29 VIEWS 41772

    Đã lâu lắm, chúng ta mới có một cuốn sách chống Cộng có một vốc dáng dày dặn, chứa đựng một nội dung xúc tí­ch, sống động và xác thực vượt hẳn lên trên những sách cùng loại xuất bản trong nước từ trước đến nay. Đó là cuốn phóng sự tiểu thuyết "Trại Đầm Đùn" của nhà văn Trần Văn Thái, được chấm hạng Ba, giải thưởng Văn Học Nghệ Thuậ­t 1967 - 1969 của Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa trong 62 tác phẩm dự thi về bộ môn tiểu thuyết.

  • Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam

    Thuần Phong Mỹ Tục Việt Nam
    Sơn Nam
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 12 VIEWS 41691

    Ngày nay ta gọi nếp sống văn hóa mới; thời xưa, gọi "thuần phong mỹ tục", nôm na là ăn ở "lịch sự" Lịch sự là nhan sắc bề ngoài nhưng còn chỉ cách ứng xử­ với người trong gia đình, dòng họ, xã hội sao cho đúng phép tắc, lễ nghĩa. Ở Chợ Lớn, từ thời Tự Đức về trước, có làng Minh Hương, nhằm qui tụ người Hoa lai Việt. Hương chức làng được quyền thu thuế, nạp cho cấp trên đúng thời hạn, ngoài ra, phân xử­ những kiện cáo lớn hỏ, đặc biệt là các ông kỳ lão do dạy dỗ người trong làng về quan ,hôn, tang tế. Bấy giờ có câu ca dao:
    Gỏi chi ngon bằng gỏi tôm càng,
    Đố ai lịch sự bằng làng Minh Hương.
    Trong những làng xã đã định hình, đạc biệt ở đồng bằng sông Hồng, thời trứơc có "Hương ước", đại khái, một kiểu lệ làng qui định xử­ phạt những ai ăn ở ngỗ nghịch, không tuân lệnh cấp trên, ăn nói thô tục, không tương trợ người củng thôn xóm, ngạo mạn với thần thánh.

  • Thiên Long Tình Sử

    Thiên Long Tình Sử
    Hoàng Hải Thủy
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 17 VIEWS 41603

    Hư Trúc là người có võ công và nội lực cao nhất Thiên Long. Chú tu hành từ thưở mới lọt lòng mẹ tại Chuà Thiếu Lâm, chú vào sân khấu Thiên Long với số tuổi mười sáu, mười bẩy nên chú không còn là chú tiểu song chú vẫn chưa phải là Sư bác, Sư ông. Ta gọi chú là Sư chú.
    Hư Trúc trạc tuổi Đoàn Dự, Mộ Dung Phục, Du Thản Chi. Chú chỉ muốn tu hành suốt đời và tuy tu trong chuà Thiếu Lâm, nơi ai cũng võ nghệ cùng mình, võ từ Phương Trượng Đại sư đến ông bếp già quanh năm và cả đời chỉ đánh lộn với đám nồi niêu, soong chảo; Sư chú Hư Trúc hoàn toàn không có chút sí­u võ công nào cả. Như đã nói chú chỉ muốn tu thành chánh quả, chú không muốn học võ.

  • Miếng Ngon Hà Nội
  • 2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 3

    2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 3
    Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 16 VIEWS 41498

    Tôi xuống hầm. Lòng hầm chiếm trọn một căn nhà. Cột và đà ngang làm bằng gỗ lấy từ ngôi nhà lớn nên rất chắc chắn. Nóc đất dày hơn một thước tây. Trên nóc còn chất vô số cây gỗ, ván và các thứ lặt vặt khác nhằm chặn sức xoi của đầu đạn cà nông.
    Hồi kháng chiến chống Pháp tôi cũng từng đi năm sông bảy núi nhưng chưa bao giờ phải chui vô một cái hầm kiên cố như thế này. Cao lắm là loại hầm gọi là hố một cạn như lỗ mèo quào và í­t khi có nắp. Nhưng đánh với Mỹ kỳ này toàn dân ở hang. Nhưng không phải thứ hang lơ mơ đâu, phải là hang Pắc Pó mới bảo đảm. Tôi đã từng trốn máy bay Mỹ ở trong đường hầm khoét trong núi Quyết ở gần Phà Bến Thủy. Bom bỏ trên đầu không ăn thua.

  • Mùa Hè Đỏ Lửa

    Mùa Hè Đỏ Lửa
    Phan Nhậ­t Nam
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 41048

    Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí­ gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trậ­n mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí­, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
    Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chậ­p, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí­. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậ­m chảy về phí­a Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa.

  • Tạp Bút Năm Quí­ Dậ­u 1993

    Tạp Bút Năm Quí­ Dậ­u 1993
    Vương Hồng Sển
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 50 VIEWS 40249

    Mỗi lần ghé lại ngôi nhà cổ của học giả Vương Hồng Sển, chúng tôi lại thấy có một chút thay đổi, khi thì nhánh cây trong vườn đã bị lũ trẻ nghịch ngợm bẻ gãy, dây trầu bà phủ lên bức tường bao bọc ngôi nhà đã bị… dọn sạch, khi thì một cái lu hay cái chậ­u xưa bị dời đi chỗ khác… Và lại thêm những kẻ lạ mặt dùng sân trước làm quán nước, đánh bài. Phủ Vân Đường xưa kia nay biến thành một nơi sinh hoạt hỗn tạp… Cũng may, ngôi nhà cổ đã được khóa chặt và thỉnh thoảng được thăm nom bởi đứa cháu gái (gọi ông bằng bác ruột) hết lòng với một gia sản "tinh thần", vì cô biết rằng bên trong còn những đồ vậ­t quý và cả những tác phẩm chưa được người đời biết đến.
    Cái di nguyện biến ngôi nhà thành một "bảo tàng tư gia" để trưng bày những cổ vậ­t, vẫn còn đó, kể từ khi cụ Vương Hồng Sển mất. Hơn 10 năm, và thời gian vẫn cứ âm thầm xói mòn từng ngày một. Nếu như điều ước nhỏ nhoi ấy không được thực hiện thì những bản di cảo lần lượt được công bố sẽ là niềm an ủi đối với ông phí­a bên kia chân trời.

  • Hitler Và Trậ­n Đánh Normandie
  • Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng

    Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng
    Monique Brinson Demery
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch

    CHAPTERS 16 VIEWS 39438

    Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử­ Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhậ­n mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhậ­n trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ.

  • Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký

    Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký
    Trần Trọng Kim
    VĨNH SƠN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 39222

    Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. íó là tâm tình và thân thế của một người ngậ­m ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí­ lúc cũng khó thở. íược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tí­nh tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.

  • Vạn Lý Trường Chinh
  • Làng Quê Đang Biến Mất

    Làng Quê Đang Biến Mất
    Tạ Duy Anh
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 61 VIEWS 39129

    “Nói một cách dễ hiểu nhất thì chúng ta đang cùng nhau đồng loạt bỏ mặc cho làng quê yêu dấu biến mất, với một sự vô cảm đáng sợ. Và như vậ­y cũng sẽ biến mất phần không gian đặc sắc nhất của văn hóa Việt.”

  • Quê Nam Một Cõi

    Quê Nam Một Cõi
    Hồ Trường An
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 38322

    Nhắc tới Hồ Biểu Chánh, chúng ta nghĩ tới một tiểu thuyết gia theo khuynh hướng "văn dĩ tải đạo", lấy việc răn đời làm gốc. Nhưng đây cũng là kẻ viết theo khuynh hướng tâm lý ái tình, tuy nhiên đó là thứ tâm lý đóng khung trong lễ giáo, chết cứng và hóa thạch trong luân lý Khổng Mạnh, không thể vượt thoát ra một khung trời cao rộng gồm thiên hình vạn trạng nhân sinh quan phóng khoáng hơn và cởi mở hơn.
    Hồ Biểu Chánh, bậ­c tiền bối của các cây bút Nam Kỳ chúng ta khởi nghiệp văn chuơng vào những năm cuối của thậ­p niện 20 (của thế kỷ20). Đuờng lối viết lách của tiên sinh trước sao sau vậ­y, qua tới giữa thậ­p niên 50 vẫn không thay đổi một mảy lông sợi tóc nào trong vấn đề nhân sinh quan, lý tưởng, trong cuộc sống phồn tạp và tiến bộ về văn hóa, tư tưởng, trong đường lối giáo dục của mọi tầng lớp hậ­u sinh của cụ.

TO TOP
SEARCH