-
12 Năm Bên Cạnh Hitler
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Albert Zoller
TIẾNG VIỆT xuất bản 1973CHAPTERS 16 VIEWS 7135
Albert Zoller là đại úy trừ bị, và xuất thân từ một gia đình dân thành Metz.
Năm 1940, ông chia xẻ số phận của đa số đồng bào ông : Gestapo đuổi ông cùng gia đình ông ra khỏi vùng bị chiếm. Từ đó ông đi Maroc. Thích các đặc vụ, ông hợp tác trong tổ chức đưa các nhóm đồng minh đổ bộ tháng 10 năm 1942. -
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 1
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 13 VIEWS 54051
Quận Củ Chi này, cũng không xa lạ gì với tôi lắm. Thời kháng chiến chống Pháp tôi cũng thường đóng quân ở đây, khi đó mới mười ba tuổi. Bây giờ đã trên ba mươi. Có cái gì giữ nguyên vẻ cũ ? Nhất là đường sá bị bom đạn tàn phá, làng mạc bị san bằng. Từ ngày Mỹ vô đây, không còn một con đường nào còn nguyên vẹn. Dân công, bộ đội, cán bộ và dân chúng toàn cắt đường mới xuyên qua rừng cao su, rừng tràm, trong cỏ mà đi để tránh làn đạn bộ binh pháo binh địch và sự theo dõi của phi cơ Mỹ.
Củ Chi là một quận lớn của tỉnh Hậu Nghĩa, phía Bắc chạy dọc là con sông Sài Gòn, phía bên kia sông là quận Bến Cát tỉnh Bình Dương, phía Nam lấy ranh giới Cầu Bông thuộc quận Hốc Môn tỉnh Gia Định. Còn phía Tây Nam và Tây Bắc thuộc địa phận Đức Hòa và quận Trảng Bàng thuộc Hậu Nghĩa. Củ Chi gồm có mười lăm xả: Phú Mỹ Hưng, An Phú, An Nhơn Tây, Nhuận Đức, Trung Lập, Phú Hòa Đông, Tân Thạnh Đông, Trung An, Phước Vĩnh Ninh, Phước Thạnh, Phước Hiệp, Thái Mỹ, Tân An Hội, Tân Thông Hội và Tân Phú Trung. -
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 2
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 28 VIEWS 81381
Tôi móc bao thư trong túi. Thì ra của Thanh Tuyền. Nàng nhét cho tôi lúc nào tôi không biết. Tôi mở ra: một lá thư, một tấm hình có lời đề tặng với chữ ký sau lưng và một ít tiền. Tình yêu ơi, sao mà khổ vậy. Mới đến lại đi. Con chim bắt cô trói cột kêu đêm qua, dư âm còn não ruột đến giờ này. Sao nó không trói cô vào tôi?
Cùng với phái đoàn Pháo Binh 69, có một lô các ông của cục R đi xuống giảng bài chỉnh huấn hoặc hụ hợ giúp cho trường Trung Sơ cấp Bộ Binh của thượng tá Nguyễn Việt Hồng. Trong số này lại có Huỳnh Mai. Mai đi theo để đánh máy tài liệu. Mai là địch thủ gay gắt nhất của Thanh Tuyền. Mai trầm tỉnh và sâu sắc hơn Thanh Tuyền lại rất có duyên. Thanh Tuyền chỉ được nước da trắng và cặp môi son. Nếu xây dựng gia đình thì tôi ngã hẳn về Huỳnh Mai. Thanh Tuyền sợ tôi yêu Huỳnh Mai. Do đó nàng cứ căn dặn và làm đủ mọi cách để giữ tôi. Quả thật làm anh hùng (giả) như tôi cũng khổ, nhưng không khổ bằng bị những bàn tay ngà cào cấu, rứt xé. Tôi hỏi Ba Hải. -
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 3
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 16 VIEWS 43356
Tôi xuống hầm. Lòng hầm chiếm trọn một căn nhà. Cột và đà ngang làm bằng gỗ lấy từ ngôi nhà lớn nên rất chắc chắn. Nóc đất dày hơn một thước tây. Trên nóc còn chất vô số cây gỗ, ván và các thứ lặt vặt khác nhằm chặn sức xoi của đầu đạn cà nông.
Hồi kháng chiến chống Pháp tôi cũng từng đi năm sông bảy núi nhưng chưa bao giờ phải chui vô một cái hầm kiên cố như thế này. Cao lắm là loại hầm gọi là hố một cạn như lỗ mèo quào và ít khi có nắp. Nhưng đánh với Mỹ kỳ này toàn dân ở hang. Nhưng không phải thứ hang lơ mơ đâu, phải là hang Pắc Pó mới bảo đảm. Tôi đã từng trốn máy bay Mỹ ở trong đường hầm khoét trong núi Quyết ở gần Phà Bến Thủy. Bom bỏ trên đầu không ăn thua. -
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 4
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 21 VIEWS 57517
"Anh Hai ơi! Em đâu có muốn mần anh hùng mà nhịn đói!" Đó là lời nói của dũng sĩ diệt Mỹ Củ Chi: Năm Cội. Người anh hùng này đã khóc và nói với tôi như vậy trong một đêm tàn trận ở vùng Bàu Lách trên đường về của chúng tôi sau khi nghiên cứu bãi bắn pháo ở Ràng. Anh hùng! Hai tiếng đó thiêng liêng cao quý cho những chiến tướng lừng danh hoặc những chiến sĩ bình thường có lòng dũng cảm hơn người. Năm Cội, Tư Gừng, Bảy Mô, íšt Nhỡ, Bảy Nê và vô số chiến sĩ cán bộ khác có thừa lòng dũng cảm đó. Ai dám bảo là không , khi họ dám dùng súng ngựa trời đạp lôi thô ơ, hầm chông lạc hậu chống xe tăng và phản lực? Nhưng, sau mấy năm liền, hi sinh , chịu đựng, họ bừng mắt ra tự hỏi: Anh hùng để làm gì mà lại đói ?
-
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 5
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 14 VIEWS 39512
Nói chuyện đánh Mỹ trên đất Củ Chi thì không cùng. Vả lại chúng tôi cũng không thể nào nhớ hết trong 2000 ngày đêm trấn thủ vùng đát từ “thép” đến “bùn” này. Bởi vì đêm bảy ngày ba, trưa cũng không nghỉ. Có khi đang ngủ vụt ngồi dậy thấy xe tăng đã lúc nhúc như bọ hung, lính Mỹ vàng đồng, trực thăng đen trời, chỉ quơ lấy súng vừa núp vừa bắn. Có khi đang ăn cơm pháo nó giã, buông đủa vô hầm. Có khi đi ven đồng bị “cá rô” rượt, chỉa AK bắn mà chạy thoát thân, lại có trường hợp hai thằng cùng đi bị Mỹ đuổi bất ngờ, cắm đầu chạy, chừng dừng lại thấy thằng bạn mình đâu mất, nó đã bị bắn gục phía sau lưng.
-
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 6
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 17 VIEWS 46173
Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tập họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lính Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: “Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?” Thằng Hòn vọt miệng: “Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây”. Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông “Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao ? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậy ai dám ăn tôm mà mua”.
-
2000 Ngày Đêm Trấn Thủ Củ Chi - Quyển 7
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Dương Đình Lôi - Xuân Vũ
CHAPTERS 26 VIEWS 68338
Bộ Tư Lệnh hoàn toàn tê liệt: tư lệnh, tham mưu trưởng hy sinh. Ban chỉ huy trung đoàn mũi nhọn: Tư Nhựt, Hai Phái, Tư Chi, Tám Lệ cũng chết. Tát cả đoàn bộ rã bèng không tập họp được. Mà tôi cũng không thuộc đường đất. May sao gặp ông già trong xóm, ông cho tôi mượn chiếc xuồng câu. Tôi và thằng Hòn bơi qua sông cặm ở mé bờ giả làm dân câu tôm. Tụi lính Sài Gòn gặp tôi hai, ba lần, chúng nó thấy bộ vó tả tơi và râu tóc bạc như lông chó cò của tôi thì tin. Một bữa chúng kéo đến rất đông. Một thằng hỏi: “Bác có thấy Việt Cộng lội qua sông không?” Thằng Hòn vọt miệng: “Việt Cộng toàn là dân Bắc Kỳ làm gì biết lội mà qua đây”. Thằng Hòn chỉ một xác trôi lềnh bềnh giữa sông “Thằng chõng trôi lên trôi xuống theo nước ròng nước lớn đó, mấy ông không thấy sao ? Mấy ông làm phước đem tàu lại vớt về chôn giùm để tôi câu tôm bán, để nó như vậy ai dám ăn tôm mà mua”.
-
41 Năm Làm Báo
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
TRÍ ĐĂNG xuất bản 1972CHAPTERS 17 VIEWS 13049
Tập hồi ký nầy chánh thức khởi từ tháng Năm dương lịch năm 1930, lúc mà con chim non vỗ cánh bay vào làng báo. Nhưng cần nhắc về lắm việc đã xảy ra trước đó. Ít lắm từ đầu năm 1926.
Tôi đã biết đọc báo từ năm 1916. Đọc trong tờ tạp chí rất khô khan của Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là Nam Phong. Cha mẹ tôi là tá điền của người cậu bà con, nhà gần nhà tôi, và làm hội đồng. Vì cái chức hội đồng ấy, cậu bị nhà nước ép mua dài hạn tạp chí nầy. Nhưng trong nhà chẳng ai thèm đọc. Mỗi tháng, anh trạm thư đem đến một số. Nó liền bị ném vào góc, tha hồ ai muốn dùng cách nào thì dùng. -
800 Ngày Trên Mặt Trận Phía Đông
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử
Nikolai Litvin
CHAPTERS 7 VIEWS 15179
Tôi sinh ngày 20/06/1923 tại làng Grigorevka, 40km về phía Nam thành phố Petropavlovsk, Đông Siberia. Bố mẹ tôi là nông dân và tôi là một trong số bốn con trai. Sau Nội chiến Nga, bố tôi làm thợ cơ khí chuyên sửa máy kéo. Năm 1927, ông tôi và các chú thành lập một hợp tác xã. Họ làm nông trong một khu vực khoảng 5km². Nhờ khoản vay Nhà nước, họ có được một máy kéo, một máy cày, một máy gặt và các máy móc nông nghiệp khác. Trong năm đầu tiên làm ăn tập thể, hợp tác xã đã có một vụ rất bội thu, nó đủ để trả khoản vay. Cuối năm 1929, gia đình tôi chuyển đến Nikolaev bên Ukraine, ở đó bố tôi làm việc trong một nhà máy đóng tàu. Tôi bắt đầu đi học tại trường ở Nikolaev vào năm 1931. Năm 1933, Ukraine bắt đầu trải qua Nạn Đói Khủng Khiếp. 1 Để gia đình khỏi chết đói, chúng tôi chuyển đến Omsk Oblast, tại đó bố tôi làm thợ máy trong một garage của nông trường Nhà nước Sovkhoz, chính ở đây tôi đã học hết lớp 4 và gia nhập Đội Thiếu niên cùng với một người anh. Tôi nhớ rằng khi đó thiếu khăn quàng, tôi và người anh đã viết thư cho Stalin: "Đồng chí Stalin, hãy gửi khăn quàng cho tôi và anh tôi". Ngay sau đó khăn quàng lại có bán ở cửa hàng, nhưng chúng tôi nhận được thư của chính quyền địa phương: "Các cháu bé, hy vọng là bây giờ các cháu đã có được khăn quàng của mình, nhưng trong tương lai yêu cầu các cháu không được làm phiền Stalin với những chuyện như vậy".
-
Ăn, Cầu Nguyện, Yêu
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu
Elizabeth Gilbert
CHAPTERS 108 VIEWS 169356
Con đường kiếm tìm tự do và hạnh phúc của Liz trải dài qua 3 lãnh thổ văn hóa độc đáo, mà cô đặt tên cho từng chặng: Ăn (Italy), Cầu nguyện (Ấn Độ) và Yêu (đảo Bali, Indonesia). Bằng giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, quan sát tỉ mỉ và chớp lấy sự việc một cách láu lỉnh, ranh mãnh cộng với khả năng tự phơi bày những cảm xúc, suy tưởng và khát vọng, ẩn ức… cụ thể nhất của bản thân, Elizabeth đã cuốn hút chúng ta vào hành động chủ động chứng nghiệm những nét văn hóa độc đáo, đồng thời với sự trưởng thành về tâm lý và tâm hồn đáng mơ ước từ chính những biểu hiện văn hóa đặc thù ấy. Ở Italy là sự buông thả các giác quan và cảm nhận trong những biểu hiện đời sống bình dị: các món ăn ngon lành, khác lạ, phong vị thụ hưởng - “cái đẹp của không làm gì cả”, ý nghĩa tốt lành của chính bản thân tồn tại hay cảm giác ngọt ngào từ tiếng Italy, thứ tiếng của Danté... Thoải mái với những cảm giác của chính mình, và hơn nữa, tự cho phép đi đến giới hạn mãnh liệt của những cảm giác, niềm vui thích… là cách để Liz chủ động bằng dụng ý, chiến thắng nỗi cô đơn và bệnh trầm cảm vẫn bám riết. Đó cũng là cách để cô thoát khỏi lối đong đếm đời sống bằng quy phạm đầy tính thực dụng, như tiền bạc hay gia đình hạnh phúc… mà hầu hết mọi người tự giam mình vào. Cảm giác về bản thân là bước đầu tiên để sau đó Liz bước vào hành trình tâm linh, trong Ashram của các sư phụ mà cô hằng ngưỡng mộ tại Ấn Độ. Bạn đọc có thể cảm thấy vô cùng lý thú với từng bước thực hành để quên đi cái bản ngã nhỏ hẹp, bước vào trạng thái tĩnh tại thuần khiết của tâm linh, nơi đó Liz tha thứ và được tha thứ cho tất cả những phiền toái mà con người vô tình gây ra cho nhau trong đời sống hữu hạn, bao gồm cả bi kịch vừa xảy ra của riêng cô. Ở Bali, Liz tìm lại một sống tràn đầy yêu thương từ những người bạn cũ và mới, với người tình mãn nguyện và sự tương ái sẻ chia tuyệt đẹp giữa con người mà không bị tổn thương bởi sự quá đà của chính những người mình yêu quý.
Vấn đề của Liz, cũng như nhiều phụ nữ trong xã hội hiện đại khác, không phải tham vọng hay sex, mà chính là khả năng yêu thương một cách tự do, khả năng tìm đến đời sống tinh thần rộng mở và bền lâu, khi con người cá nhân vượt lên những ràng buộc chật hẹp của đời sống vị kỷ để đạt tới niềm hạnh phúc toàn mãn, có thể đẩy lùi tính chất mong manh, vô thường, bất ổn của đa số các mối quan hệ trong đời sống hậu công nghiệp.
Nói sự thật. Chỉ nói sự thật. Elizabeth Gilbert đã tuyên ngôn vậy, khi cô kể lại câu chuyện cuộc đời mình trong Ăn, cầu nguyện, yêu. Những đau khổ rất nhân bản nhưng vẫn quá ngỡ ngàng đã xuất hiện giữa tuổi ba mưoi đầy xáo động của cô. Vượt qua tuyệt vọng, Liz tự mình thực hiện một hành trình dũng cảm để tìm kiếm thanh thản. Chính vì sự thật mà chuyện kể của một con người đã đủ sức mở lối cho hàng triệu người khác nhau trên khắp thế giới tìm được con đường thoát khỏi trầm cảm, thấy lại niềm vui và sự cân bằng, đồng thời sẵn sàng yêu nhau lần nữa. -
Anh Em Nguyễn Tường Tam - Nhất Linh
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Khúc Hà Linh
CHAPTERS 8 VIEWS 3029
Đầu những năm 60 của thế kỳ trước, khi tôi còn là cậu học sinh trường trung học, không nhớ từ đâu một lần tôi đã có trong tay tập truyện Nắng Thu cùa Nhất Linh. .Giữa cái tuổi đang mộng mơ, được đọc một tập truyện tả về mối tình lãng mạn giữa một anh sinh viên trường thuốc với một cô gái quê dịu dàng xinh đẹp bị câm... xúc động vô cùng. Hình ảnh chàng Phong và cô Trâm với cái tên tác giả Nhất Linh cứ bám riết lấy tôi đến tận bây giờ. Mãi sau này đọc những tác phẩm của Nhất Linh và tìm hiểu mới biết rằng đậy là nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn từ khi tôi còn trong cát bụi.
Tự lực văn đoàn, với tôi còn là một kỳ niệm thời học trò mãi mãi không quên. -
Bây Giờ Tháng Mấy
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Hải Thủy
CHÊU DƯƠNG xuất bản 1970CHAPTERS 11 VIEWS 5998
Lúc "Mắt Em Đẹp Trời Sao" Là lúc anh nhìn thấy tình yêu trong mắt em. Những đèm trăng mùa thu sáng vàng trời khi chúng ta chung sống năm vợ chồng đầu tiên ở căn nhà đường Mayer. Em còn nhớ những đêm trăng vàng đó không em ? Anh chắc em phải nhớ kỹ hơn anh. Và ngày đó anh mới bước chân vào Tình Yêu, anh đúng là một gã con trai lần đầu tiên đặt những bước chân mê đắm đi trên con đường tình ái. Lúc đó, gã con trai ấy tưởng là nó đã đi vững lắm — Gã con trai đó là Anh.— nhưng thực ra anh đã đi theo bàn tay yêu đương dẫn dắt của em, anh đã đi theo bước chân em đi trên con đường Tình Ái. Lúc đó, anh mới và hãy còn là một gã con trai, còn em, em đã là một người đàn bà.
-
Bên Giòng Lịch Sử 1940 - 1965
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Cao Văn Luận
CHAPTERS 45 VIEWS 161586
Sau khi Tổng thống Ngô Đình Điệm bị giết, những biến chuyển chính trị và quân sự dồn dập xảy ra trên đất nước Việt Nam làm cho tôi nghĩ rằng Ông Diệm không phải là một nhân vật không thể thay thế được. Nhưng ít ra Ông cũng là một nhân vật cần thiết cho đất nước Việt Nam trong một giai đoạn nào đó. Nguyên nhân thất bại của Ông Diệm, của những giấc mơ, những cố gắng, những kế hoạch của Ông Diệm có lẽ là ở chỗ Ông, hay ít ra vài người quanh Ông và thân thiết với Ông không chịu hiểu rằng sự cần thiết của Ông Diệm đối với đất nước Việt Nam chỉ là một sự cần thiết trong một giai đoạn đặc biệt nào đó thôi. Khi giai đoạn lịch sử đó qua đi, thì sự cần thiết đó cũng không còn. Đáng lý Ông Diệm và chế độ phải biết thay đổi nhanh chóng để thích ứng với những đòi hỏi của một giai đoạn lịch sử mới, hoặc là phải biết lùi ra khỏi chỗ đứng Ông đã chiếm giữ trong giai đoạn mà sự có mặt của Ông cần thiết cho đất nước.
-
Bóng Tối Đi Qua I
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Kim Nhật
HOA ĐĂNG xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 6058
-
Bóng Tối Đi Qua II
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Kim Nhật
HOA ĐĂNG xuất bản 1971CHAPTERS 5 VIEWS 2771
Tôi đưa tay quệt khô nước mắt. Lòng tôi bình tĩnh đến dửng dưng. Tôi muốn sống, muốn thực hiện được sự chấp nhận thách thức, tôi phải biết kiên nhẫn chịu đựng, phải biết đợi chờ. Con chó bị dồn vào chân tường, nó cắn càn, cắn bậy. Còn tôi, tôi không phải là chó, tôi là người. Tôi phải biết làm điều gì khác hơn.
Đây là giữa rừng sâu khu A, bóng cả cây già. Tôi không thuộc đường đi nước bước, cũng không thực phẩm, không phương tiện lại nằm trong bàn tay sinh sát, kiểm tra của họ. Nhất cử nhất động đều bị xem chừng. Đấy, tôi không thể nào chấp nhận thực trạng đó.
Tôi rời khỏi gốc dầu, chầm chậm bước vào sân. Ba Biếu nhìn ra, làm như vui dữ:
- A! Anh Hùng! Anh mới về tới đó hả? Sao về tối dữ vậy anh?
Ngồi đối diện trước bàn dài với Ba Biếu là Bảy Cảnh. Kế bên Bảy Cảnh là Tám Chi. Bảy Cảnh vốn đã đen, gầy, xấu xí, mặt mày lúc nào cũng cau có đăm đăm, giờ y nhìn ra với cặp mắt xoi mói, lạnh lùng khinh khỉnh trông thực tởm không chịu được. -
Bóng Tối Đi Qua III
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Kim Nhật
HOA ĐĂNG xuất bản 1971CHAPTERS 8 VIEWS 4639
Hội Đồng Cung cấp Trung Ương vừa báo cho Cường biết đến tiếp nhận, nhưng chưa kịp đi thì được điện thoại của anh Tư Thắng nên đến gặp tôi ngay. Ý định của Cường, sau khi hai đứa tôi về đến chỗ ngụ ăn cơm xong là dẫn trung đội bảo vệ và mấy cán bộ khác «thiên đô» sang đồi 115 tiếp nhận nhân công, làm công tác động viên chính trị và tổ chức đội ngũ lại cho hợp lý.
Ăn cơm xong, Cường và tôi khoác bồng lên vai, dẫn đoàn «lâu la» xuống đò, trở ngược về bên kia bờ sông Mã Đà. Ở đây, ở đoạn sông Mã Đà này, người ta gọi là «Mã Đà dưới» hay «Mã Đà Sông Bé» để phân biệt với «Mã Đà cầu dây». Bởi cùng là một con sông nhưng hai nơi cách nhau có đến hơn bốn chục cây số rừng.
Mã Đà ở đây vừa sâu, vừa rộng, nước chảy siết. Hai bên bờ toàn là tre rừng, cho nến việc bắc cầu không thể thực hiện hiện được. Qua lại bên sông, dưới bến có ghe tam bản và dầm để sẵn. Muốn sang sông chỉ việc xuống xuồng bơi đi, đến bến bên kia cột lại cho chắc, thế là đủ.
Chúng tôi chưa đến đồi 115 thì trời đã tối om. Đồi này, trước đây là căn cứ cũ của B115 thuộc Khu A, nên nay dù đơn vị này không còn nữa, nó vẫn mang tên đồi 115. -
Bút Ký Irina - Tập I
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Irina Zisman
CHAPTERS 17 VIEWS 34323
Đón tết Tân Mùi 1991 ờ miễn Xibêri giá lạnh 1, tôi bỗng thấy thời gian trôi quá nhanh, và thấy rằng nên bắt tay ngay vào một việc cần thiết là viết cuốn sách này.
Tại sao tôi cho đó là cần thiết? Và cần thiết cho ai: Đối với bạn đọc thì hình như không hẳn là như thế. Chỉ có những người từng gặp tôi và đọc những điều tôi viết mới có thể cùng chung nhịp đập con tim trước những hình ảnh và chi tiết mà tôi sẽ cố gắng ghi chép. Còn đối với những ai "ngoài cuộc", thì cứ xem đó đơn giản như việc tiếp xúc với một người từng hiểu biết và từng yêu mến Việt Nam. Nhưng đàng nào tôi cũng không dám khẳng định rằng cuốn sách này cần thiết cho bạn đọc.
Còn nếu nói cần thiết cho tôi thì đúng. Đã lâu tôi muốn trút xuống giấy trắng những điều day dứt trong tâm trí tôi với một niềm tin mỏng manh: khi viết xong tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.
Đặc biệt, qua những vụ việc mới đây, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam và Liên Xô, mà nhiều người không tán thành những điều tôi nói và làm- thì càng thôi thúc tôi viết. Không chờ đợi rằng sẽ có nhỉều người hiểu tôi hơn. Có lẽ nhiều khả năng nhất sẽ xẩy ra: ai đã chán tôi một thì sẽ chán tôi mười! Nhưng đồng thời ai đã hiểu tôi một thì - tôi rất hi vọng - cũng sẽ hiểu tôi mười vậy! -
Cai
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Bằng
Tân Dân xuất bản 1944CHAPTERS 24 VIEWS 6643
Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính... -
Cát Bụi Chân Ai - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tô Hoài
CHAPTERS 6 VIEWS 28801
Độc giả sẽ có cảm tưởng như đang ngồi quây quần quanh vuông chiếu hoa, trong ngôi nhà thừa tự của tổ tiên, dưới ánh sáng chập chờn của ngọn đèn dầu lạc, láng nghe tiếng kể trầm tĩnh, đôn hậu, nhẹ nhàng, nhưng vô cùng sâu lắng của một ông già đã có trên nửa thế kỷ hệ lụy cùng quê hương. Ông già đó, nhà văn Tô Hoài, tác giả của Dế mèn Phiêu Lưu Ký mà chắc chắn không một người Việt Nam nào chưa từng ê a học thuộc lòng vào cái thời còn mài đũng quần ở ghế trung học, sẽ đưa chúng la về lại với thổ ngơi liền chiến, nơi có những nhân vật từng "vang bóng một thời": Nguyễn Tuân, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Huy Cận, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tam Lang, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Vũ Bằng... Và hầu hết các tác giả của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm, cùng nhiều "chức sắc" quyền cao chức trọng trong giới văn nghệ, nói riêng, nhà nước, nói chung. Nơi, ở đó, họ đã sống, đã sinh hoạt, đã vui chơi, đã sáng tác, đã "rất người" trong thân phận con người. Nơi, từ đó, họ ra đi, họ lên đường, họ nhập vào dòng đời, để rồi mỗi người, bằng cá tính rất riêng của mình, tự chọn lựa hoạc bị chọn lựa một thế sống nào đó. Những thế sống, góp chung lại, làm nên dòng chảy bão táp của văn học, chính trị Việt Nam trong vài thập niên qua.
Có lẽ Cát Bụi Chân Ai là cuốn hồi ký trung thực nhất của một nhà văn, viết về các bạn văn cùng thời, và về chính mình. -
Chân Dung Nhất Linh
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nhất Thịnh
SỐNG MỚI xuất bản 1971CHAPTERS 11 VIEWS 6122
Nhất Linh (Nhị Linh hay Bách Linh) là bút hiệu của Nguyễn Tường Tam. Ông có tinh thần khoa học, rất ghét cái tính mê tín dị đoan của người mình. Cái tính hay tin nhảm, phù thủy, bói toán, quan niệm đời sống của mình có dính dấp tớ ma quỷ. Theo ông, sự ngộ nhận đó là sự thất học của dân chúng, sự thiếu hiểu biết về khoa học. Tin rằng mọi vật đều linh thiêng, thần thánh. Để đả phá cái quan niệm sai lầm đó, ông tự cho ông cũng là một cái gì linh thiêng và tự nhận là Nhất Linh, Nhị Linh. Khái Hưng bắt chước ông ký tên Nhất Linh, Nhị Linh hay Tam Linh, Bách Linh. Vì thế có những bài hoạt kể ngăn ngắn in trên báo "Phong Hóa" trong những số ra mắt ký tên Nhất Linh hay Nhị Linh, có thể là của Nguyễn Tường Tam hay của Trần Khánh Giư hay của cả hai người cùng viết.
-
Con Rồng Việt Nam
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Bảo Đại
CHAPTERS 5 VIEWS 23449
Đây là cuốn sách do Hoàng Đế Bảo Đại viết. Ngài muốn phổ biến rộng rãi cho đồng bào Việt Nam, nhất là cho con cháu dòng Nguyễn Phước của Ngài, biết rõ cuộc sống của mình ra sao, từ khi sanh ra, đi học, làm Vua, chiến dấu cho đến cuộc đời lưu vong hiện nay, trong đó không biết bao tình tiết, về thế cuộc mà chúng ta đều cần phải biết. Vì đó chính là những bí mật lịch sử của Việt Nam trong suốt sáu mươi năm qua (1913—1975).
Do thế cuốn sách này dược phổ biến ra là cần. Mà đây là thứ tiếng quan thoại, văn hoa, trang trọng, vào thời gian ấy, dùng văn phong, văn khí của nguyên tác, khác xa với loại từ ngữ nôm na, biến chất ngày nay. -
Cuộc Đời Thơ Ấu Của Vua Hề Sạc Lô
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Charlie Chaplin - Vũ Hạnh dịch
ANH VŨ xuất bản 1974CHAPTERS 8 VIEWS 6488
Ngày nay không ai là không biết đến vua hề Sạc-Lô (Charlot) với những dáng vẻ đặc biệt khôi hài, với những kiểu cách độc đáo trong mọi cử điệu, với những phim câm có thể gây những trận cười giòn giã, nhưng đồng thời cũng làm cho người xem chua xót, bùi ngùi.
Từ xưa vai hề được xem như kẻ phụ thuộc, cốt để làm vui khán giả hầu giúp đổi thay không khí trong các màn lớp của một vở tuồng. Nhưng với Sạc-Lô, vai hề đã được nâng cao lên đến tột đỉnh vinh quang của một vai trò chủ yếu bằng một nghệ thuật siêu đẳng. Bởi qua thiên tài Sạc-Lô, vai hề không chỉ giải trí người xem mà còn đề cập đến nhiều vấn đề xã hội lớn lao, đồng thời bày tỏ một quan niệm sống. Sạc-Lô đứng hẳn về phía những kẻ cùng khốn, thiệt thòi, để mà phê phán cuộc đời. Chính quan niệm sống đúng đắn ấy giúp phát hiện được hết khía cạnh của tài năng ông và làm nghệ thuật của ông gắn liền, hòa hợp với cuộc sống chung quanh. Vì thế ông được ngưỡng mộ như một vĩ nhân, và trong phạm vi nghệ thuật ông là thiên tài quốc tế được nhiều người biết đến nhất. -
Cuối Tầng Địa Ngục
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Đỗ Văn Phúc
CHAPTERS 5 VIEWS 17007
Khi trời rạng sáng, tiếng súng lớn nhỏ từ các ngoại ô, nhất là hướng phi trường Tân Sơn Nhất, đã rời rạc dần và chấm dứt hẳn vào khoảng xế trưa; sau khi Đài Phát Thanh Sài Gòn loan truyền lệnh buông súng của Tổng Thống ba ngày Dương Văn Minh. Dân chúng bắt đầu rời các nơi trú ẩn ùa ra đường. Người ta đã thấy các binh sĩ Cộng Sản miền Bắc tràn vào các ngõ nghách. Khi chạy lúp xúp qua những xóm nhà dân, họ chỉa súng quát tháo om sòm để biểu lộ quyền uy của kẻ thắng trận. Bên ngoài đường phố, đã thấy những đoàn xe đủ loại: từ xe buýt chở khách đến các xe đò đường dài, xe tải lẫn trong những chiếc xe Molotova màu cứt ngựa. Trên xe là các du kích, lính địa phương Việt Cộng miền Nam. Sự phân biệt lính Việt Cộng miền Nam và bộ đội miền Bắc rất dễ dàng. Vì lính Việt Cộng miền Nam thì ăn mặc lộn xộn, đủ kiểu đủ màu. Từ bộ bà ba đen cho đến chiếc quần ka ki xanh cũ, cái áo người thì trắng đã ngả sang màu cháo lòng; người thì xanh, đỏ tím vàng… Họ đội những chiếc nón tai bèo và quàng quanh cổ chiếc khăn rằn hoặc xanh hoặc đỏ; chân mang đôi dép cao su cắt từ vỏ xe hơi và đặc biệt là họ có cùng một khuôn mặt đầy sát khí. Lính Bắc Việt thì khác hẳn. Họ là những thanh thiếu niên còn rất trẻ; khuôn mặt xanh xao có vẻ ngờ nghệch, nhưng trang bị vũ khí đầy người. Họ mặc những bộ binh phục xanh lá cây thùng thình cắt may vụng về, quá khổ so với thân thể ốm đói nhỏ thó của họ.
-
Cụ Trần Cao Vân
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Hành Sơn
MINH TÂN xuất bản 1952CHAPTERS 15 VIEWS 13525
Cụ Trần Cao Vân sinh năm Bính Dần (1866), vào; năm thứ 20 triều Tự Đức; lúc lớn lên, từng học và ra thi lấy tên quyển là Trần Cao Đệ, lúc vào chùa lấy pháp danh Như Ý, lúc hoạt động cách mệnh mới đổi tên là Trần Cao Vân và biệt hiệu Hồng Việt và Chánh Minh [1].
Cụ Cao Vân sinh trưởng trong một gia đình về vật chất không được phong phú lắm, đã thế năm lên tám tuổi, cụ và các em dại đã phải mồ côi mẹ! Thân sinh cụ thì suốt ngày nọ lẫn ngày kia mảng phải chăm nom công cuộc sinh hoạt của gia đình với nghề chăn tằm, làm ruộng, là những chuyên nghiệp của vùng trung châu Quảng Nam. -
Đại Học Máu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hà Thúc Sinh
CHAPTERS 70 VIEWS 140638
Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo". Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tập cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tập trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên" (thông cáo ngày 11-6).
Bản tường trình tháng 4 năm 1983 của Ginetta Sagan và Stephen Denney (Aurora Foundation), căn cứ trên những kết quả điều tra và phỏng vấn, đã cho biết: "Rất ít, nếu có, người đi học tập cải tạo được thả về sau thời hạn mười ngày hay một tháng... Trong số hơn một triệu người đã đi vào các trại học tập cải tạo (trên 150 trại rải rác khắp nước Việt Nam) thì có khoảng 500.000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200.000 người đã ở trong trại từ hai năm đến bốn năm; 240.000 người đã phải chịu đựng ít nhất năm năm trong cảnh tù đày; và cho đến nay (4-1983) vẫn còn ít nhất là 60.000 người đang bị giam giữ...". -
Đáy Địa Ngục
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tạ Tỵ
CHAPTERS 5 VIEWS 11952
Cuốn Đáy Địa Ngục được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai. Đáng lẽ, cuốn sách được dự định sẽ viết trên đất Mỹ, miền đất, đã có phần trách nhiệm, trong cuộc thua trận ngày 30-4-1975, đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người lâm cảnh tù tội, bao nhiêu người phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để vượt biển Đông, bao nhiêu người đã nằm lại dưới đáy đại duơng mù mịt và có bao nhiêu cô gái Việt Nam đã bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp ?….
Khoảng thời gian, từ ngày Cộng Sản chiếm đóng miền Nam, tính đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu, so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đích thực, nó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khó, trực diện với một chế độ mình không ưa thích, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn !… -
Đêm Giữa Ban Ngày (Hồi Ký Chính Trị Của Một Người Không Làm Chính Trị)
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Vũ Thư Hiên
CHAPTERS 42 VIEWS 270444
Đêm Giữa Ban Ngày là cuốn hồi ký được nhà văn Vũ Thư Hiên viết sau 9 năm bị giam cầm không xét xử do hệ lụy từ Vụ án Xét lại Chống Đảng. Đáng chú ý trong cuốn hồi ký là những lời tâm sự chân thành của tác giả về lý tưởng mà ông trước đó đã theo đuổi, từ bỏ cái mà ông gọi là "ảo ảnh về một thiên đường dưới thế".
-
Đèn Cù
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Đĩnh
CHAPTERS 42 VIEWS 60905
Tôi đến AtêKa, an toàn khu (ATK) để làm báo Sự Thật đầu 1949.
ATêKa, an toàn khu là gì? Là căn cứ địa đầu não của Đảng cộng sản Đông Dương và chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, nằm ở chân hai con đèo tên Re và So của dãy Núi Hồng chia đôi hai huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên và Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Còn Sự Thật?
Tháng 12 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán cùng với tờ báo tiếng nói của nó, Cờ Giải Phóng. Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác (không cõng kèm chủ nghĩa Lê-nin) bèn ra đời cùng báo Sự Thật. Đây là một vận động trái khoáy ngược chiều cực kỳ hiếm mà lúc ấy tôi chưa biết: vừa giành chính quyền để nổi nênh thì Đảng đã lập tức “thoái trào”, phải rút vào bí mật, giấu tiếng, ẩn danh như chưa từng bao giờ. Con ruồi đậu xuống má rồi bay đi ta còn hay thế nhưng nghịch lý tày trời này hầu như ít ai thấy. Đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại, Đảng không hề kỷ niệm cái sự kiện tự nó đánh giá được đủ hết giá trị thật của Đảng ngày mới ra mắt dân này bao giờ. Trong khi nồng nàn tưởng nhớ những Xô viết Nghệ Tĩnh (thất bại), Nam Kỳ Khởi nghĩa (thất bại) v. v… Toà soạn báo Sự Thật lúc ấy vẻn vẹn ba cây bút sắt: (Hà) Xuân Trường, thư ký toà soạn, Quang Đạm, Thép Mới (cựu binh làm từ báo Cờ Giải Phóng trước 1945). Và một cây bút lông: Phan Kế An, tức Phan Kích hay Kịch, con cả cụ Phan Kế Toại, nguyên khâm sai đại thần nay là bộ trưởng nội vụ, người ký tên đóng dấu nổi vào thẻ nhà báo của tôi. Trong thẻ này, tôi đã chữa 19 tuổi thành 23. Vì sao? Thép Mới nói cái thẻ này ngang với coupe-fil, “cắt chỉ”, của Pháp. Được phép vượt qua bất cứ chặn giữ, kiểm soát nào. 19 tuổi thì có lẽ khó, tôi nghĩ. Và ăn gian. -
Đèn Cù 2
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị
Trần Đĩnh
CHAPTERS 58 VIEWS 51055
Đèn Cù 2 tiếp tục tiết lộ nhiều chuyện ly kỳ... xin trưng dẫn vài chuyện:
Chuyện ông Hồ, đúng ra chuyện giả cụ Hồ. Ở nước nào, cộng sản hay không cộng sản, lãnh tụ nào cũng sự bị ám sát, chết không kịp ngáp. Thế nên mới có chuyện nhờ người giả dạng lúc xuất hiện trước công chúng, chuyện nghe cũng bình thường thôi và không có chi lạ. Vậy lạ ở đây là cái gì? Xin nghe tác giả thuật lại chuyện của người đã giả ông Hồ theo lời kể của Xương. -
Đến Già Mới Chợt Tỉnh
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tống Văn Công
CHAPTERS 76 VIEWS 45934
Ngày 25 tháng Hai năm 2014, tôi gởi "Lời Chia Tay Đảng Cộng Sản Việt Nam". Sau đó, nhận được nhiều ý kiến rất khác nhau. Giáo sư Tương Lai, nhà văn Nguyên Ngọc, giáo sư Chu Hảo mừng cho tôi đã xong trách nhiệm của một đảng viên 56 tuổi Đảng. Nhà báo Kha Lương Ngãi, nhà văn An Bình Minh chia sẻ: "Như phải ly dị sau cuộc hôn nhân dài 56 năm, dù trút được gánh nặng, nhưng sao khỏi chút bùi ngùi"! Nguyên chủ bút báo Tin Sáng Hồ Ngọc Nhuận: "Đọc Lời Chia Tay, tôi rất vui, bởi nó đóng góp cho dân chủ hóa đất nước." Nhà văn Thái Bá Tân đưa lên "phây" bài thơ tặng tôi có những câu: "... Trót đưa lên bàn thờ. Muốn hạ xuống cũng khó. Làm thế nào bây giờ? Một người vì lý tưởng. Hy sinh cả cuộc đời. Đến già mới chợt tỉnh. Đau, không nói nên lời. Con cháu những người ấy. Dẫu giỏi và thông minh. Cũng khó lòng hiểu hết. Cái đau cha ông mình".
-
Đệ Nhất Phu Nhân Trần Lệ Xuân
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hoàng Trọng Miên
CHAPTERS 25 VIEWS 88496
Đệ nhất phu nhân của Hoàng Trọng Miên là một truyện dài đăng báo, được viết vào năm 1965, hai năm sau khi chế độ Diệm Nhu bị phe quân nhân lật đổ. Thực hiện chính sách "thay ngựa giữa dòng", Toà Nhà Trắng hy vọng tạo dựng được một chính quyền tay sai tin cậy và đắc lực hơn trong công việc thực hiện mưu đồ xâm lược của chúng tại miền Nam Việt Nam.
Tác giả đã dựa vào sự kiện có thực để tiểu thuyết hoá cuộc đời của Trần Lệ Xuân, một người đàn bà đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ Diệm, từ thời Lệ Xuân còn là cô gái lãng mạn, sống trong gia đình có những sinh hoạt phóng túng thuộc giới gọi là đài các thượng lưu của xã hội cũ, chịu ảnh hưởng đậm đà của văn hoá Pháp, một thứ văn hoá đã được thực dân nhào nặn cho hợp yêu cầu thống trị ở các thuộc địa, đến lúc làm dâu họ Ngô rồi trải qua các biến cố lịch sử đưa đẩy mà thành Đệ nhất phu nhân.
Sống cạnh người chồng cố vấn chính trị gần như bất lực và người anh chồng Tổng thống không vợ, không con, có nhiều mặc cảm đối với phụ nữ, Lệ Xuân đã áp đảo được những kẻ cầm đầu chế độ bằng giới tính của mình, đã đồng hóa những dục vọng dồn nén với khát vọng về quyền hành, biến các phiêu lưu tình ái thành những thủ đoạn chính trị, lấy bản thân mình làm một công cụ xây dựng sự nghiệp mưu bá đồ vương cho gia đình chổng và cho riêng mình. Tất cả những tấn tuồng mà cái động lực chủ yếu, tiềm tàng và sôi nổi là sự đam mê quyền lực, đã xô đẩy những con người của nhà họ Ngô tìm đủ mọi cách choài lên qua những kẽ hở lịch sử, và vượt khỏi những lằn ranh đã được chỉ định để kết thúc bằng một tấn bi kịch, sau khi đã gây biết bao tội ác trong cái thời khoảng chín năm trị vì.
Cuộc đời Đệ nhất phu nhân gắn chặt làm một với chế độ ấy, đã được phát khởi cũng như tồn vong với chế độ ấy, vì vậy nói về người đàn bà này cũng là nói về triều đại tay sai mà Diệm và Nhu là kẻ chủ chốt.
Cuốn tiểu thuyết này lần đầu được in thành sách, sẽ giúp bạn đọc nhìn thấy rõ hơn cuộc đời của một phụ nữ đã bị tha hoá vì sự đam mê quyền lực, một thứ quyển lực chính trị đầy tội lỗi, và cũng qua đó thấy được một cái số phận tưởng như rực rỡ hào quang nhưng rốt cuộc lại là một bóng ma tủi hận. Nhưng điều quan trọng mà cuốn tiểu thuyết có thể đem lại cho các bạn đọc là qua rất nhiều tư liệu xác thực minh họa cho từng giai đoạn, chúng ta có thể nhìn lại xuyên suốt một cách cụ thể, sống động cả một chế độ tay sai, một cái thời khoảng lịch sử qua, đổ máu xương của những con người yêu nước và yêu lẽ phải có thể dựng nên cả một trường thành góp phần quyết định cho sự toàn thắng của cách mạng và sự thất bại tất yếu của bọn đế quốc và lớp tay sai.
Mặc dầu tác giả có những hạn chế về mặt quan điểm trong khi giới thiệu sự việc, do cách nhận thức vấn để đã bị khuôn dịch trong xã hội cũ, và sự dễ dãi ở trong bút pháp vốn rất phổ biến trong các truyện dài đăng trên nhật báo ngày xưa, tiểu thuyết ĐỆ NHẤT PHU NHÂN vẫn có được sự hấp dẫn đặc biệt, nhờ sự phong phú của những tinh tiết và sự thuyết phục của những sự thực đã được lịch sử khẳng định. -
Đề Thám - Con Hùm Yên Thế
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Duy Hinh
KHAI TRÍ xuất bản 1961CHAPTERS 9 VIEWS 6023
Năm 1859, vào niên hiệu Tự Đức thứ 11, Việt Nam bắt đầu bị Pháp xâm chiếm.
Mượn cớ bảo vệ kiều dân của các nước thuộc Âu Châu hiện ngụ tại lãnh thổ Việt Nam, trong công cuộc khủng bố giáo sĩ Gia tô và ngăn cấm bọn thương buôn da trắng của triều đình Huế, Pháp quân đem hạm đội viễn chinh mở cuộc xâm lăng nước Việt vào tháng bảy năm Mậu Ngọ tức là năm nói trên.
Ngày 31 tháng 8 dương lịch, đại đội chiến thuyền và binh mã Pháp bắn phá vào cửa Đà Nẵng dữ dội, Ông Nguyễn Tri Phương phải lập đồn Liên Tri chống giữ. -
Đời Pháo Thủ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nguyên Vũ
CHỌN LỌC xuất bản 1967CHAPTERS 18 VIEWS 8031
Tôi rời Sài gòn một sáng Chủ Nhật giăng giăng mưa bụi. Anh C. người anh lớn đưa tồi ra tận phi trường. Vì lý do an ninh, người ta không cho phép anh vào phòng đợi. Hai anh em đành rủ nhau vào một quán cà phê bi tất hàn huyên trước khi giã biệt. Anh dặn dò tôi đủ thứ. Cẩn thận nghe Vũ. Xuống tới Bạc Liêu viết thư ngay cho anh. Nhớ địa chỉ chỗ anh dạy rồi chứ. Đừng nhậu nhiều quá nghe. Vào đời cần phải khôn khéo một chút. Tụi nó khốn nạn lắm, ngoài mặt thì ngọt ngào, nhưng sau lưng nó đâm dao vào người mình đó. Tôi chỉ im lặng đưa mắt nhìn ra dòng xe cộ cuồn cuộn trên mặt đường. Bỗng dưng tôi thấy lưu luyến thành phố này lạ. Dù rằng trước kia đã thật nhiều lần tôi muốn lẩn trốn nó, xa lánh nó. Với một thằng lính, mười ngày phép Sài gòn quá ngắn ngủi. Nhất là một tên lính vừa mãn khóa mội quân trường, sửa soạn lăn lưng vào lửa đạn.
-
Đời Trong Ngục
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nhượng Tống
VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940CHAPTERS 9 VIEWS 1974
Năm 1929, can vào một việc chính trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chính, người ta thả tôi về. Tính ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử phương Đông, coi những buồng kín, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ? -
Đời Viết Văn Của Tôi
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 11 VIEWS 16586
Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HửŒC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mật thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới.
-
Đỗ Quyên Đỏ
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu
Anchee Min
CHAPTERS 20 VIEWS 21521
"Đỗ Quyên Đỏ" là một cuốn sách viết về cuộc Đại Cách mạng văn hoá vô sản, một thời kỳ đau thương nhất của lịch sử Trung Quốc, mà không có một cuốn sách nào viết "chân thực, cảm động đến như thế về cái sa mạc của sự cô đơn và sự tha hoá nhân tính" như lời bình của tạp chí VOGUE.
Hơn hai trăm nghìn thanh niên thành phố Thượng Hải (cả nước là hơn hai mươi triệu) bị đưa về các nông trường quân sự hoá để xây dựng chủ nghĩa cộng sản làm cách mạng toàn thế giới, ở đây là Nông trường Lửa Đỏ, ven biển Đông, giữa những biển lau sậy mênh mông vô tận, với những nông trang viên mệt mỏi, chán trường, áo quần bẩn thỉu, cáu nhờn, mà đại diện cho quyền lực ở đây là đồng chí Lu, đại đội phó, kiêm phó bí thư Đảng, một nữ thanh niên có đôi mắt xếch giá lạnh như trong tố nữ cổ, hình nửa vành trăng, khi mỉm cười trở thành trăng vuông , một kẻ nghiện quyền lực như nghiện ma tuý, thích cảnh cáo và hăm doạ, thích thú những nỗi sợ hãi của người khác, hành động không do dự, tấn công và xâm đoạt, với phong cách tóm bắt và xẻ vụn, sẵn sàng ngắm bắn. Sự tôn trọng của quân lính là thứ tôn trọng của chuột nhắn đối với mèo. Tất cả đều sợ Lu ."ỉa, đái hai lần một ngày thôi, chỉ có giống lừa mới ỉa, đái nhiều hơn thế". Vì vậy, Lu không có bạn. Bàu tâm sự của Lu là chiếc sọ người lạnh giá bên chiếc gối đầu giường và con chó 409 gian ngoan, hư hỏng. Và khi 409 bị đánh bả chết vì tội đi tơ vít với những con chó cái của dân làng , Tơ tít xong thường chồm lên cắn xé áo quần của những người chủ của những con chó cái. Lu đã khóc thương, chôn cất, trồng hoa trên đỉnh mộ 409, nghiến răng gọi dân làng là bọn phản động và đe bắt chúng phải trả giá, vì đã giết hại người bạn duy nhất, tốt nhất của mình....
Mặc dù cuộc sống gian khổ, ăn uống thiếu thốn, làm việc cực nhọc, con sông tuổi xuân vẫn tràn quá đôi bờ. "Tôi thức thâu đêm vào lần sinh nhật thứ 18 trong màn.... Một nỗi lo lắng không tên, xâm chiếm lòng tôi. Cảm thấy một chiều mùa hạ đầm đìa mồ hôi. Nóng một cách nhức nhối. Không khí như đóng váng. Đó là một sự chín đậm của cơ thể. Nó bắt đầu vữa. Có thể gào thét ở bên trong cố phá vỡ sự tù túng, tôi bạo bực, bất an.... chúng đang gào thét trong tôi, bẻ gãy tôi ra làm đôi. Tôi dùng một chiếc gương nhỏ khảo sát cơ thể tôi, khảo sát từng chi tiết các bộ phận kín. Tôi lưu ý lắng nghe cơ thể tôi. Tôi nghe tiếng bức bối rối loạn của nó.... cơ thể đòi thoát khỏi kẻ ngự trị nó là trí não. Nó nổi giận. Nó lôi tôi đến nơi tôi không muốn tới. Tôi bắt đầu có những ý nghĩa về đàn ông. Tôi mơ thấy được nhiều bàn tay ve vuốt." -
Vượt Trường Sơn 1 - Đường Đi Không Đến
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Xuân Vũ
SỐNG MỚI xuất bản 1973CHAPTERS 35 VIEWS 121240
-
Đường Tới Điện Biên Phủ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Võ Nguyên Giáp
CHAPTERS 6 VIEWS 13951
Năm năm chiến đấu trong voÌ€ng vây, tưÌ€ ngày 23 tháng 9 năm 1945 đến muÌ€a Hè năm 1950, đã đưa dân tôÌ£c thoát khỏi hiểm hoÌ£a mất nươÌc lâÌ€n thứ hai. Nếu như nhiều sử gia về chiến tranh Đông Dương có chung nhận định: tưÌ€ đâÌ€u năm 1950, Pháp đã thất bại trong ý đôÌ€ tái chiếm Việt Nam băÌ€ng quân sưÌ£, thì đó chỉ là điều ruÌt ra sau cuôÌ£c chiến. GiơÌi câÌ€m quyền Pháp luÌc này chưa hề cảm thấy đã tơÌi luÌc đạo quân xâm lươÌ£c phải cuốn gói ra đi.
Tháng 7 năm 1949, Rơ ve (Revers), Tổng tham mưa trưởng quân đôÌ£i Pháp, báo cáo vơÌi chính phủ những khó khăn mà quân viễn chinh sẽ phải đương đâÌ€u khi Quân giải phóng Trung Quốc tiến xuống biên giơÌi Việt - Trung. -
Đời Y Sĩ Trong Cuộc Chiến Tương Tàn
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Duy Cung
CHAPTERS 82 VIEWS 11946
Năm 1945, khi đoàn quân viễn chinh Pháp theo chân quân đội Đồng Minh trở lại Việt Nam để giải giới quân đội Nhật, thừa cơ tái chiếm miền Nam rồi tiến ra Bắc, gieo rắc tang thương cho dân lành cũng là lúc Cộng Sản nổi dậy gây nên một cuộc chiến tranh càng ngày thêm thãm khốc kéo dài cho tới mấy chục năm sau nầy.
Vào một đêm khuya, cả làng tôi giật mình thức giấc vì những tiếng trống hãi hùng theo nhịp quân hành từ xa vọng lại, hòa lẫn với tiếng gió hú từng cơn trên cánh đồng lúa mênh mông.
Dân chúng hoảng loạn nhốn nháo báo tin dữ cho nhau: "Cộng sản đã tới đầu làng Hoà Khánh, sắp sửa về đây rồi bà con ơi. Lo mà chạy giặc!"