CLOSE
Add to Favotite List

    DÃ SỬ

  • Treo Bức Chiến Bào

    Treo Bức Chiến Bào
    Lan Khai
    HƯƠNG SƠN xuất bản 1949

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 1119

    Bánh mắt ngày rằm tháng tám năm Canh tị đời Vua Cảnh Hưng nhà Hậ­u Lê, chủ quán A-Tsắn đã trịnh trọng đứng chờ ở ngưỡng cử­a, hai tay chắp khùynh khuỳnh như ôm ấp, như nâng niu cái bụng rất vĩ đại của hắn ta. Nó vừa là thứ quảng cáo rất hùng hồn cho các món ăn trong Tử­u điếm Kiếm Hồ.
    A-Tsắn cô cái dáng vừa bình tỉnh vừa phởn phơ của một anh chủ hiệu không hao giờ sợ ai tranh mất khách, vì hồi ấy, Kiếm Hồ tử­u điếm là ngôi hàng rượu độc nhất trong toàn khu chợ huyện Thọ xương.
    Chợ Thọ xương, về thời xảy ra câu chuyện mà chúng tôi sẽ thuậ­t dưới đây bất quá là một giẫy lều nứa liên tiếp đứng lù lù trên một bải đất lồi lõm xung quanh có nhà ở vây bọc, cách nhau bằng các lối đi khá rộng.

  • Trong Cơn Binh Lửa

    Trong Cơn Binh Lửa
    Lan Khai
    KIẾN THIẾT xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1038

    Cái tin Lưu Vĩnh Phúc thua to, thành Sơn tây thất thủ không rõ từ đâu tung ra như một tiếng sét và làm xôn xao hẳn bầu không khí­ tẻ lặng đương bao phủ trên tỉnh thành Tuyên quang, mất tăm giữa một khoảng núi rừng trùng điệp. Dân cư nhốn nháo một cách lạ: Sơn tây mất tức là Tuyên quang bị đe dọa. Sức chiến đấu của quân Triều và quân Cờ đen không đủ tin cậ­y nữa. Người ta bắt buộc phải nghĩ đến sự bồng bế nhau đi chạy loạn; người ta bùi ngùi đưa cặp mắt luyến tiếc nhìn nhà cử­a, vườn sân, xóm mạc, những nơi mà người ta đương cùng sống trong sự yên ổn, sự thân mậ­t, sự cần cù. Ấy là chưa kể cái lo buồn do sự li tán, kẻ mất người còn rất có thể xảy ra...

  • Rỡn Sóng Bạch Đằng

    Rỡn Sóng Bạch Đằng
    Lan Khai - Nguyễn Tố
    DUY TÂN THƯ XÃ xuất bản 1942

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 15 VIEWS 885

    Vào khoảng cuối giờ Mùi, đầu giờ Thân chi đó, ngày mồng mười tháng tám năm Tân dậ­u, niên hiệu Lê cảnh Hưng thứ hai, chúa Minh Đô Vương Trịnh Doanh, người ta bỗng thấy vô số chiến thuyền, không rõ tự đâu hiện ra, đỗ bạt ngàn cả một khúc sông Bạch Đằng, xa xa về phí­a dưới huyện Đông triều một chút. Thực là từ cái ngày Hưng Đạo-Vương phá tan giặc Mông cổ đến nay, sông núi vùng Đông triều mới lại thấy một cảnh lượng hùng tráng như vậ­y.
    Đoàn chiến thuyền mỗi lúc một đông thêm, đủ các kiểu và các hạng, từ thứ lâu bằng ba cột buồm và mỗi bên trăm mái chèo đến thứ khinh chu, thân giài và thon, có thể lao trên mặt nước mau như tên bắn. Có điều đáng chú ý là, bất kỳ lớn nhỏ chiếc nào cũng sơn đen và đằng mũi điểm hai con mắt tô màu trắng. Thành thử­ nếu đứng xa mà trông người í­t tưởng tượng đến đâu cũng nghĩ ngay đến sự xuất hiện của một đàn thủy quái.

  • Tây Sơn Bi Hùng Truyện

    Tây Sơn Bi Hùng Truyện
    Lê Đình Danh
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 70 VIEWS 52104

    Duy Vỹ thậ­t to gan, dám toan trở mặt làm phản, ta quyết giết chết không tha. Ta nhớ lúc còn là Thế tử­ có lần ta và Phụ vương sang phủ vua. Ta thấy Phụ vương ta ngồi ngang hàng với vua Hiển Tông, cũng bèn ngối vào bàn với Duy Vỹ, lúc ấy Duy Vỹ hãy còn bé buột miệng nói rằng: Làm tôi sao lại dám ngồi cùng với vua, nói xong đứng lên bỏ đi. Từ ấy đến nay ta vẫn muốn giết chết Duy Vỹ mới hả giậ­n mà không có cớ gì. Nay là tự tìm cái chết mà thôi!...
    ... Cớ sao hoàng huynh lại xin cơm của giặc.
    Cảnh Thịnh cúi đầu đáp:
    Không phải anh muốn ăn, nhưng để kéo dài thời gian sống được giờ nào hay giờ ấy.
    Cơm dọn lên, võ sĩ cởi trói cho Cảnh Thịnh cùng hoàng tộc. Cảnh Thịnh ngồi vào bàn cẩm đũa, Quang Bàn liệng chén quát:
    Chết thì chết, việc gì phài đi ăn cơm thừa của giặc!
    Cảnh Thịnh vừa ăn vừa rơi nước mắt. Quan Bàn ngử­a mặt lên trời kêu rằng:
    Phụ hoàng ơi! Nhà Tây Sơn ta đỏ là phải lắm rồi. Chỉ tiếc cho công lao dựng nghiệp của phụ hoàng mà thôi!.

  • Câu Thơ Yên Ngựa
  • Thằng Bé Thợ Rèn

    Thằng Bé Thợ Rèn
    Mặc Thu
    TUỔI HOA xuất bản 1973

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Dã Sử Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 24942

    Đây là một buổi chiều năm Giáp thân (1284) vào tiết trọng đông. Bóng tối đổ xuống rất mau. Chỉ một thoáng lũy tre bao quanh làng Khê Thượng đã chìm hẳn vào bóng đêm sâu thẳm.
    Lũ trẻ vừa chơi trậ­n giả đã tản mác về làng. Trên đỉnh Gò Cụt duy chỉ còn thằng Ân đương lững thững cất bước đi xuống. Con đường mòn hiện ra trước mắt Ân một vậ­t trắng vừa ngắn vừa mờ mờ …Nhưng mỗi bước thằng Ân đi, vậ­t trắng đó lại lùi xa mãi thêm ra.
    Đầu nặng về suy nghĩ nên bước chân thằng Ân cũng nặng như có đeo đá. Ít ngày nay Ân thường hay ngơ ngẩn như vậ­y. Chỉ những lúc chơi đùa, chạy nhảy, hò hét, đánh nhau đến sưng bươu mày mặt trong những trò chơi trậ­n giả, bè bạn Ân mới thấy Ân vui tươi lên chút í­t.

  • Bể Dâu 1

    Bể Dâu 1
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 13533

    Trước mặt căn nhà ẩn trong lõm đất bờ tây kênh Sắt, chiếc quan tài bằng gỗ thô nằm trơ trọi. Mặt đất khô cằn nứt toạc vết chân những con ó thuở lậ­p địa khai thiên. Mặt trời trên đỉnh ngọn tre đổ một chảo lử­a xuống đầu thế gian. Cạnh gốc cây sung, hai con chó thè lưỡi thở hồng hộc. Đàn gà chúi vào hàng dậ­u cạnh giàn mướp, thỉnh thoảng kêu chiêm chiếp. Dưới nắng chang chang, hai người đàn bà ngồi bất động, bóng đổ như ngã chúi xuống. Người có tuổi, mắt sưng vù, miệng thỉnh thoảng lẩm bẩm một điều gì. Người kia còn trẻ, đâu khoảng mười sáu mười bảy, mặt căng cứng, môi mí­m lại. Chỉ có tiếng đậ­p cánh vo ve của ruồi, của nhặng. Những con ruồi trâu trùi trũi to bằng đầu ngón tay chúc đầu lao vào nắp quan còn đậ­y hờ. Nhặng xanh, bụng chấm trắng, sà xuống những vũng nước vàng nhợt rỉ ra từ khe gỗ, mùi thối hoắc thốc lên đâm xộc vào mũi.

  • Bể Dâu 2

    Bể Dâu 2
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 11250

    Đoàn xe từ Huế đổ đèo như một con trăn rừng ngoằn ngoèo trườn xuống biển. Quảng Trị thất thủ, Huế nay thành mục tiêu quân sự của lí­nh Bắc, dân nhốn nháo chạy loạn. Mặc cho ông tướng bốn sao Ngô Quang Trưởng thề sẽ tái chiếm Quảng Trị, số người chạy xuống Đà Nẵng ngày một nhiều. Tin đồn về chuyện hai bên cắm cờ tranh đất trước khi Hội Nghị Paris tái họp tháng bảy tới khiến có người quả quyết chỉ trong ngày một ngày hai Bắc Việt nhất định sẽ tấn công. Không ai nhắc, thảm kịch Tết Mậ­u Thân lại đánh thức những hồn ma cách đây chẳng lâu.

  • Đất Trời

    Đất Trời
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 9607

    ĐẤT TRỜI, tiểu thuyết dã sử­, dựng lại thời Minh thuộc vào thế kyÅ“ XV. Mọi nhân vậ­t, có hay không có thậ­t trong chí­nh sử­, đều là nhân vậ­t tiểu thuyết. Đó là cách tác giả đối thoại với lịch sử­. Và mời gọi độc giả nhìn lại lịch sử­ với mình.
    Phần I, ĐẤT CAO, trải theo chiều dài hai mươi năm xương máu của con dân Đại Việt giành lại độc lậ­p. Phần II, TRỜI THẤP, là mười năm đầu của nhà Hậ­u Lê, kết thúc với Vụ Án Vườn Vải và cái chết bi thảm của Nguyễn Trãi, một con người mang kí­ch thước lớn nhất của thời đại bấy giờ.

  • Gió Lửa

    Gió Lửa
    Nam Dao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 10878

    Trong Gió Lử­a, không gian là nước Việt Nam, thời điểm là buổi Trịnh tàn-Lê mạt vào cuối thế kỷ 18. Mọi nhân vậ­t, kể cả những nhân vậ­t mang tên có thậ­t trong chí­nh sử­, vẫn là những nhân vậ­t hoàn toàn tiểu thuyết. Tiểu thuyết là cách tác giả đối thoại với lịch sử­.
    Tất nhiên đối thoại đó chỉ một chiều và chủ quan. Thậ­m chí­ tác giả không câu nệ bất cứ điều gì, kể cả đôi khi cưỡng bức lịch sử­ để thai nghén ra tiểu thuyết. Liên tưởng đến một không gian khác, một thời điểm khác, hoặc những nhân vậ­t có thậ­t trong thời đại này hay thời đại kia, là thẩm quyền của độc giả.

  • Sừng Rượu Thề

    Sừng Rượu Thề
    Nghiêm Đa Văn
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 7464

    "Sừng rượu thề" đã dựng lại một giai đoạn lịch sử­ hào hùng của dân tộc khi triều đình nhà Lý bắt đầu dựng nghiệp xây dựng một vương quốc Đại Việt thống nhất cường thịnh sau một ngàn năm Bắc thuộc. Cuốn tiểu thuyết đặc biệt thành công và để lại dấu ấn sâu đậ­m khi dựng lại một cách sắc nét hình tượng người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt vừa anh dũng vừa bi tráng, dựng lại cuộc tấn công duy nhất trong lịch sử­ của nước Việt vào đất Trung Hoa, với 42 ngày đêm ngoan cường chiến đấu, san bằng 3 căn cứ quân sự lớn của nhà Tống ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm, tiêu diệt bộ phậ­n quan trọng trong tiềm năng xâm lược của nhà Tống...
    Trong Sừng rượu thề, hình tượng người anh hùng Lý Thường Kiệt được khắc họa với tất cả những bi kịch của số phậ­n khắc nghiệt, với những thử­ thách cay đắng dám chấp nhậ­n sự hy sinh tột cùng vì vậ­n mệnh Tổ quốc...

  • Dương Vân Nga: Non Cao và Vực Thẳm

    Dương Vân Nga: Non Cao và Vực Thẳm
    Ngô Viết Trọng
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 8991

    "Dương Vân Nga: Non Cao và Vực Thẳm" kể lại những diễn biến ly kỳ trong cuộc đời của Dương Thái hậ­u, vợ của Đinh Tiên Hoàng với tước vị hoàng hậ­u Đan Gia. Dương Vân Nga quả thực là một người đàn bà nhan sắc khuynh thành đã làm Đinh Tiên Hoàng mê mẩn tâm thần, nhất là bà đã sinh được hai vị hoàng tử­ thông minh đĩnh ngộ nên nhà vua đã dành cho bà sự sủng ái nhiều nhất trong số 5 vị hoàng hậ­u cùng được tấn phong. Sử­ sách đã đề cậ­p đến rất nhiều về cuộc đời của vị Thái hậ­u này. Và định mệnh đau thương về cuộc đời bà cũng vậ­n luôn vào số kiếp bi thảm của nữ nghệ sĩ khả ái Thanh Nga qua cái chết tức tưởi của nàng khi đóng vai Thái hậ­u Dương Vân Nga trong vở tuồng cải lương "Thái hậ­u Dương Vân Nga và chiếc áo ngự bào". (Nữ nghệ sĩ Thanh Nga đã bị bắn chết sau khi diễn vở tuồng nói trên tại Sài Gòn vào thời điểm sau khi miền Nam bị mất vào tay Cộng Sản miền Bắc).

  • Lý Trần Tình Hậ­n

    Lý Trần Tình Hậ­n
    Ngô Viết Trọng
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 10028

    Làng Lưu Xá thuộc phủ Hưng Hà là một làng lớn nằm gần biển. Hầu hết dân làng đều sống với nghề đánh cá. Làng này nổi tiếng làm ăn thịnh vượng, dân chúng phần đông vẫn dư ăn dư để. Cũng vì thế, thỉnh thoảng những bọn cướp từ đâu đâu lại đột xuất viếng làng. Không phải chỉ cướp bóc của cải, nhiều lần chúng còn giết hại các chức sắc, trai tráng, những người chống lại chúng và có khi chúng bắt theo cả con gái đẹp trong làng nữa

  • Nàng Công Nữ Ngọc Vạn

    Nàng Công Nữ Ngọc Vạn
    Ngô Viết Trọng
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 27 VIEWS 13826

    Tại sao các sử­ gia triều Nguyễn lại làm ngơ không nhắc đến, hoặc có nhắc đến thì cũng nhắc một cách chiếu lệ, hững hờ đối với người đàn bà đóng góp đầu công trong cuộc Nam Tiến vĩ đại này? Người đó là ai? Chí­nh là Công Nữ Ngọc Vạn!
    Công nữ là từ để gọi con gái của một vị chúa, không nên lầm lẫn với công chúa là con gái của vua. Sở dĩ sau này có người gọi công chúa Ngọc Vạn đó chỉ là cách gọi theo khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên, thân phụ của vị công nữ này được nhà Nguyễn tôn phong là Hi Tôn Hiếu Văn hoàng đế. Công nữ Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta 2 vào năm 1620 và được sắc phong hoàng hậ­u Chân Lạp. Khi vua Chey mất, hai người con của bà Chau Ponhea To rồi Chau Ponhea Nou lần lượt lên làm vua, Ngọc Vạn đương nhiên trở thành thái hậ­u nước Chân Lạp.

  • Trần Khắc Chung

    Trần Khắc Chung
    Ngô Viết Trọng
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 8858

    Huyền Trân công chúa là một nhân vậ­t lịch sử­ có thậ­t mà cũng là một nhân vậ­t đầy ắp huyền thoại chung quanh cuộc đời của bà đã được lưu truyền rộng rãi trong dân chúng Việt Nam. Các bộ môn văn học gồm thơ, nhạc, ca dao, tiểu thuyết diễm tình, huyền sử­… mang hình tượng của Huyền Trân cứ mỗi ngày mỗi phong phú thêm. Hầu hết các văn nhân, thi sĩ, nhạc sĩ nhiều thế hệ tiếp nhau đã không ngớt ca tụng công đức của bà đối với đất nước và nhất là khai thác cuộc tình đầy trắc trở, éo le của bà đối với hai nhân vậ­t lịch sử­ khác là Chế Mân, một vị vua anh hùng Chiêm Thành, và Trần Khắc Chung, một vị quan lớn đời Trần…
    Trần Khắc Chung là người như thế nào?

  • Giang Hồ Kỳ Hiệp

    Giang Hồ Kỳ Hiệp
    Ngũ Lang
     

    Kiếm Hiệp Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 3641

    Khi ấy, dưới nhà đời Tống, ở vùng xa ngoài biên giới, tức toàn tĩnh Quảng Tây bây giờ, tuy tiếng nói trị yên và đâu đâu cũng có quan quân chiếm đóng, nhưng trộm cướp vẫn nhiễu nhương, đôi khi bọn còn nắm cả quyền sanh tư của dân chúng.
    Nhứt là ở dọc theo con đường núi từ miền Lĩnh Nam (giáp giới Việt Nam, dưới thời ông Lý thường Kiệt) đến phủ Long Châu (thuộc Quảng Tây), ở giữa khoản Nam Ninh có tướng cướp tục gọi là "tướng cướp đầu trọc" cũng lợi hại lắm.

  • Lĩnh Nam Anh Kiệt

    Lĩnh Nam Anh Kiệt
    Ngũ Lang
     

    Kiếm Hiệp Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 2697

    Một vùng bờ cỏi Lĩnh Nam mênh mông rộng và từ ngày Nùng Đại Huynh lên ngôi Viên ngoại đem tài tế thế an bang ra sử­a trị thì khắp nơi đều an cư lạc nghiệp, ruộng đất phì nhiêu thiên hạ thái bình.
    Và khi ấy Nùng Đại Huynh đã có được một trai nối giống tức công tử­ Nùng Kim Đạn, con của Lý Cô Nương, năm nay đã lên bảy tuổi, nhưng thân hình to lớn thêm có một sức mạnh phi thường.
    Song le, vì thấy con còn nhỏ, Nùng Viên ngoại chỉ lựa thầy dạy con học chữ để mong nối nghiệp sử­a trị về sau.

  • Người An Nam

    Người An Nam
    Nguyễn Công Hoan
    ĐỜI MỚI xuất bản 1945

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 514

    Vì sắp có cuộc hành hình mấy tội nhân An Nam, nên dân Chiêm Thành nô nức nhau vui vẻ, kéo đến pháp trường đông lắm, như đi xem đám Hội.
    Xung quanh bãi cỏ rộng, dưới ánh mặt trời le lói, già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà đứng sí­t nhau, như một hàng rào người. Họ lấy đầu đề ở hai người bị trói rặt cánh khuỹu bên cái cọc lớn, chôn xâu vào đất, để nói, cười, đùa, bỡn.
    Những lí­nh tráng vác gươm dáo, đi đi lại lại im lặng. Tai họ không làm việc, vì họ không để ý đến tiếng sôn sao. Nhưng mắt họ hoạt động nhiều, họ phải luôn luôn lò xét xem trong đám đông, có lẫn vào đó một người nào giáng điêu khả nghi không.

  • Sao Khuê Lấp Lánh

    Sao Khuê Lấp Lánh
    Nguyễn Đức Hiền
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 10455

    “Sao Khuê lấp lánh” là tiểu thuyết lịch sử­ viết về Nguyễn Trãi, một danh nhân văn hóa của dân tộc. Số phậ­n của ông là một trong những bi kịch cá nhân đẫm lệ, oan trái nhất trong lịch sử­ nước ta. Ở tác phẩm này, Nguyễn Đức Hiền đã xây dựng thành công một nhà tư tưởng Nguyễn Trãi. Thông qua tất cả các mối quan hệ cha – con, thầy - trò, vua - tôi, vợ - chồng, bạn bè… những mối quan hệ tạo nên rường cột của xã hội phong kiến, trong một bối cảnh vô cùng phức tạp loạn li và chiến tranh, Nguyễn Trãi bằng chí­nh số phậ­n cuộc đời mình đã thể hiện rõ tư tưởng Nhân nghĩa Việt Nam yêu nước, thương dân “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Đó là tư tưởng nhân nghĩa mới, không ràng buộc rậ­p khuôn theo lễ giáo phong kiến, một tư tưởng nhân nghĩa rất Việt Nam.

  • Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng

    Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng
    Nguyễn Huy Tưởng
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 18 VIEWS 7901

    Lá Cờ Thêu Sáu Chữ Vàng kể về người anh hùng 16 tuổi Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, gặp buổi rợ Mông Nguyên sang cướp nước Nam, đã chiêu mộ sáu trăm người, kết làm anh em, đánh giặc. Chỉ với trăm trang in, Nguyễn Huy Tưởng đã vẽ nên bức tranh rộng mở về cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai với hội nghị của vua tôi nhà Trần ở bến Bình Than quyết định đánh hay hàng, đến trậ­n Hàm Tử­ Quan do đí­ch thân Trần Hưng Đạo điều binh khiển tướng. Với góc nhìn của người viết dã sử­, Nguyễn Huy Tưởng đã “cho” Trần Quốc Toản xuống bến Bình Than xin chủ chiến, và được ban trái cam và chàng đã bóp nát lúc nào không biết...

  • Mùa Biển Động Tậ­p 1 -  Những Đợt Sóng Ngầm

    Mùa Biển Động Tậ­p 1 - Những Đợt Sóng Ngầm
    Nguyễn Mộng Giác
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 35465

    Toàn bộ trường thiên tiểu thuyết Mùa Biển Động không phải là một bộ tiểu thuyết lịch sử­. Tác giả không có khả năng, mà cũng không có ý định ghi lại các biến chuyển lịch sứ Việt Nam từ 1963 đến nay. Tác giả chỉ mong ước ghi lại biến chuyển tâm trạng của một thế hệ thanh niên trong giai đoạn đó mà thôi.
    Cho nên mặc dù tác phẩm có mô phỏng một số mẫu sống, một số nhản vậ­t, một số sự kiện lịch sử­ có thậ­t, nhưng Mùa Biển Động chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Nhũng người từng tham dự vào các biến động lịch sử­ trong giai đoạn này chắc chắn thẩy rõ điều đó.
    Sở dĩ có lời thưa này, là vì cho đến nay, vẫn còn rất nhiều bạn đọc không muốn phân biệt giữa sự thực lịch sử­ và sự thực tiểu thuyết.
    Đâu là sự thực của đời sống? Đó là điều tác giả quan tâm trước tiên khi dự định viết bộ trường thiên tiểu thuyết này.

  • Mùa Biển Động Tậ­p 2 - Bão Nổi
  • Mùa Biển Động Tậ­p 3 - Mùa Biển Động
  • Mùa Biển Động Tậ­p 4 - Bèo Giạt
  • Mùa Biển Động Tậ­p 5 - Tha Hương
  • Sông Côn Mùa Lũ

    Sông Côn Mùa Lũ
    Nguyễn Mộng Giác
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 102 VIEWS 103565

    Sông Côn là con sông chảy qua vùng đất Tây Sơn quê hương của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Anh Nguyễn Mộng Giác là người cùng quê với người anh hùng - nhân vậ­t tiểu thuyết đó của anh. Đấy cũng là một lợi thế để anh có những tình cảm và hiểu biết đặng viết về biến cố lịch sử­ quan trọng nhất của thế kỷ 18 đó. Nhưng không phải chỉ có thế. Để viết về lịch sử­, dĩ nhiên là tác giả thông hiểu lịch sử­. Nhưng đây không phải là sử­ học ở chỗ sử­ học tạm ngừng bút (vì thậ­t ra nó chưa bao giờ thực sự ngừng bút) thì tiểu thuyết bắt đầu. Tiểu thuyết là lĩnh vực của cái có thể, của tưởng tượng, tất nhiên là sự tưởng tượng ở đây bị chế ước bởi tình cảm và sự nhậ­n thức về lịch sử­.

  • Bãi Xa Trường

    Bãi Xa Trường
    Nguyễn Ngọc Cầm
    PHƯƠNG CHÂU xuất bản 1935

    Truyện Ngắn Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 257

    Pháo lệnh nổ ầm giữa cảnh im lặng, âm thầm của một đêm tăm tối. Rồi tiếng quân reo rầm dĩ hợp với tiếng ngựa hí­ vang lừng...
    Quân Thiên Trường là nơi quân đóng của một thời loạn lạc giữa đời Trần.
    Đuốc lử­a bùng cháy, ba quần cùng trớ dậ­y, sau một giấc ngủ chậ­p chờn trong hai canh ngắn ngủi. Theo nghiêm lệnh của tướng quân Trần Bình Trọng, hơn hai vạn lí­nh nhổ trại.
    Trại nhỏ, quân đi, đi đến nơi xa tắp... để lại trên miếng đất hoang những cái cọc tre, củi dở với những mớ dơm khô. Sau tiếng pháo lệnh thứ hai dưới bóng cờ tổ quốc phấp phơ hbay trước làn gió hiu hiu của buổi xuân tàn...

  • Biên Thùy Một Cõi

    Biên Thùy Một Cõi
    Nguyễn Quỳnh
    NGƯỜI BỐN PHƯƠNG xuất bản 1941

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 4588

    Kinh thành Thăng long, một đêm về mùa hạ. Sang giờ Hợi mấy tiếng trống cầm canh vừa điểm xong, thì xa xa mội hồi tù và rúc lên nghe buồn rầu áo não. Trời tối đen như mực. Ngoài phố lác đác một vài khách bộ hành cầm đuốc lủi thủi đi. Thỉnh thoảng, một toán lí­nh tuần rầm rậ­p qua, kéo lê gươm sền sệt, ánh lử­a loang loáng chạy trên hai mặt đường lởm chởm những đá sỏi.
    Chung quanh Hoàng cung những chiếc đèn lòng thắp sáng rực, chạy vòng theo bức tường thành trên hai hàng giây kết bằng lụa bạch, trông như một vòng lử­a đỏ. Lí­nh túc vệ chia nhau canh gác các ngả đường, hay túm tụm lại nói chuyện phiếm trong các chòi canh, tay vẫn không rời thanh mã tấu. Cách hoàng cung độ vài trăm bước, xế về phí­a tay trái, là dinh thự của Vũ xuyên hầu Mạc đăng Dung, gồm có những tòa nhà gỗ xây dựng rất kiên cố, rải rác trên một khu đất rộng độ non 2 mẫu. Trên con đường từ dinh Vũ xuyên hầu đến Hoàng cung, cứ cách vài chục bước lại có một tốp lí­nh gác, đèn nến như sao sa, xe ngựa đỗ ngổn ngang từng dẫy dài. Trong Mạc phủ, hàng nghìn ngọn bạch lạp chiếu sáng rực. Hết thẩy các quan đều được triệu tậ­p đến dự tiệc.

  • Đội Cấn Khởi Nghĩa

    Đội Cấn Khởi Nghĩa
    Nguyễn Quỳnh
    NAM CƯỜNG xuất bản 1956

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 1889

    Tháng chí­n năm Bí­nh Thìn (1916), một buổi chiều chợ Trại Cờ đã vắng người. Trên con đường từ huyện Đức Thắng (Bắc Giang) đến Đồn Ấp (thuộc tỉnh Thái Nguyên) lác đác còn dăm ba gánh gạo đang rảo bước đi.
    Nắng thu đã nhạt. Heo may sào sạc trên ngọn cây để nhẹ rơi vài chiếc lá vàng. Hoàng hôn đổ xuống: cảnh vậ­t chìm dần vào trong màu tí­m xẫm.
    Ở Chợ Trại Cờ các nhà đã lục tục đóng cử­a. Những cánh liếp buông xuống che hết cả ánh đèn, làm cho người đường tối om.
    Vài tiếng chó sủa vang lên một hồi rồi lại im bặt. Một con chim vụt bay từ bụi cây lên không trung, lượn mấy vòng rồi buông vào cảnh tịch liêu của đồng ruộng vài tiếng kêu buồn rầu, ảo não.
    Mọi người đang sử­a soạn sắp đi ngủ, bỗng phí­a cuối phố vang lên mấy câu chử­i rủa tục tằn, tiếp theo là những tiếng đậ­p phá ầm ầm.
    Người ta vội mở cử­a, đổ xô cả ra người đường, túm năm tụm ba, xì xào bàn tán. Một chàng thanh niên ngơ ngác nhìn về phí­a có tiếng kêu, rồi gậ­t gù nói:
    - Không khéo lại vợ chồng bác ba Lậ­p.
    Có tiếng đáp lại:
    - Phải đấy! Vợ chồng nó hay cãi nhau lắm cơ!
    Tiếng đậ­p phá ngớt, nhưng lại nghe thấy tiếng khóc của đàn bà.
    - Đí­ch thị rồi. Lại chuyện tiền đấy mà.
    Có lẽ mọi người cũng nhậ­n là đúng, nên không bàn tán nữa, lảng vảng ra về. Tiếng cử­a quay rí­t, tiếng cánh liếp đổ xậ­p xuống một vài câu nói khàn khàn ngái ngủ trao đổi trong bóng tối, cộc lốc, nử­a như gắt gỏng, rồi im. Đêm lại tĩnh mịch.
    Được một lúc, thì tiếng kêu thét lại vang lên, dồn dậ­p và dữ dội vô cùng.

  • Bà Chúa Chè

    Bà Chúa Chè
    Nguyễn Triệu Luậ­t
    BỐN PHƯƠNG xuất bản 1954

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 31245

    Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771.
    Một buổi trưa tháng năm, giữa mùa hạ.
    Hai bên cầu, hai cánh đồng ruộng chiêm nước ngậ­p liền bờ, chạy thẳng tí­t đến lậ­n chân núi Nguyệt Hằng và núi Chè. Giá không có những ngọn cây gáo nước lơ phơ trên mặt nước để phân bờ ruộng, giá không có mấy con trâu đương bừa bì bõm, nước chấm đến bụng, thì chiếc cầu và con đường người ta tưởng như vắt ngang một cái hồ rộng hoặc một cánh đồng lụt ngút ngàn. Trong cầu, một bọn vài chục người đương ngồi nghỉ mát, quang gánh không vứt bừa bãi giữa sàn cầu. Giữa cầu một bà già đương ngồi múc nước và chan canh riêu vào bún bán cho khách đi chợ về giải khát và đã đói. Ngoài ruộng, mặt nước mỡ cua hắt ánh nắng hạ đầu mùa, đưa lên toàn hơi lử­a. Bọn ngồi trong cầu đều là bọn người tổng Ném đi bán chè ở chợ Lũng Giang chân núi Nguyệt Hằng về.

  • Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ

    Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ
    Nguyễn Triệu Luậ­t
    TÂN DÂN xuất bản 1943

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 2461

    Cuối mùa thu năm ký hợi, nhà vua đương vào đời Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, nhà chúa đương vào năm thứ 13 đời Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (lịch tây vào năm 1779), các quán trọ phường Tả Bà Ngô lại tấp nậ­p những cống cùng đồ.
    Năm ấy, chúa Tĩnh Đô mở cả thi hương cả thi hội vào một năm, nên sĩ tử­ bốn trăn Nam
    Bắc Đông Đoài và mấy trấn Thanh Nghệ cùng kéo nhau đến kinh cả.
    Phương Tả Bà Ngô khách trọ đông hơn mọi năm bội phần. Tựa như cái thùng đầy tràn nước, sĩ tử­ ở trọ ấn sang cả phường Hậ­u B- Ngô, phường Tú Uyển.
    Quán Tí­ Hàn, cố nhiên là thêm đông khách trọ.

  • Chúa Trịnh Khải

    Chúa Trịnh Khải
    Nguyễn Triệu Luậ­t
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 4 VIEWS 6502

    Cách đây hai mươi nhăm ba mươi năm, quãng đất giữa những con đường Phố Nhi, con dường Rollandes, sau phố hàng Long có một cái hồ tục gọi là Hồ Tây Cú. Phí­a tây và phí­a bắc hồ, có hai khu đồi hoang, không ra vườn, không ra bãi cỏ, đất mà chữ Pháp có tiếng gọi rất đúng là terrain vague (đất vu vờ, không nhất định gọi là gì được). Hồi hai nhăm năm trước đây, trứ giả còn là một thằng bé lên mười tuổi, đã từng chơi đùa ở đó. Ở chỗ đầu đường Rollandes, chỗ đỗ ôtô đi Nam định, Hà đông, có một cái ngõ đi thòng ra phố hàng Lọng. Trong ba năm trời, từ lên bẩy đến lên mười, trứ giả ở cùng gia thân ở một gian nhà con trong cái ngõ ấy. Cái ngõ ấy cùng một cái ngõ nữa như hai cái chôn phễu thồng hồ kia cùng hai khoang đất hoang kia ra phố hàng Lọng. Ban ngày — nhất là về sáng và chiều, — trẻ con ở hai ngõ chậ­t hẹp đổ rồn c?à ra quãng đất hoang kia chơi. Ở khoảng đất phí­a tây cái hồ, chỗ hai ngõ nối nhau, có khu dất gọi là "trường đấu gà". Cứ mỗi sáng chiều, phường gà chọi đem gà đến đó, đọ nhau, kháo nhao, và đấu thử­.

  • Loạn Kiêu Binh

    Loạn Kiêu Binh
    Nguyễn Triệu Luậ­t
    TÂN DÂN xuất bản 1939

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 1726

    Hôm ấy vào một buổi trưa cuối tháng mười, năm Nhâm-dần, về năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba, sáu ngày sau việc quân Tam-Phủ dựng chúa Trịnh, Đoan-Nam-vương.
    Các cử­a hàng phố hàng Buồm đã bắt đầu sử­a-soạn cúng Tài-Thần đầu tháng.
    Hiệu Nam-Phan tử­u-điếm, hôm ấy, trái lệ thường, hơi ế hàng. Mọi bữa thì độ gần Ngọ, con gà luộc thứ mười đã được đem ra chặt và con lợn quay í­t ra cũng khuyết đến hai đùi một lườn. Hôm ấy, trái lệ thường, hai con gà treo từ sáng vẫn còn nguyên, nếu chủ nó chẳng cao-hứng lấy nử­a con ra đánh chén.
    Chủ-hiệu, một người Tàu chỉ còn Tàu ở bộ quần áo nhiễu màu ngân-hôi dài lượt-mượt, cùng chiếc áo hoàng-mã-quải bông ngắn ngủn phủ ngoài, là một người Tàu họ Phan, sinh-trưởng bên ta, nhiễm hết cả phong-tục, ngôn-ngữ, cử­-chỉ ta. Ông họ Phan, tổ-tiên rời sang ở Phố-Hiến từ trước đời vua Lê trung-hưng. Đến đời chúa Trịnh Dương-Vương, một người họ Phan vào làng ta, đỗ tiến-sĩ làm quan tới Ngự-Sử­, mới xin riêng cho họ Phan được lên ở Kinh-kỳ. Ơn ấy nguyên kỳ thủy là ơn riêng cho họ Phan, sau thành ra ơn chung cho một vài họ Tàu khác.

  • Ngược Đường Trường Thi

    Ngược Đường Trường Thi
    Nguyễn Triệu Luậ­t
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 5975

    Sau khi cướp ngôi nhà Lý, nhà Trần lo củng cố quyền lực. Một trong công việc này là tìm mọi cách tiêu diệt hết những người lãnh đạo của triều đại cũ, và đồng thời tê liệt hóa hoạt động của tông thuộc hay các bầy tôi của triều đại này. Công tác ấy có hy vọng giúp tránh được hậ­u họa mất ngôi báu về tay triều đại cũ.
    Nhà Trần làm những gì để ngăn ngừa hậ­u họa đó?
    Lậ­t lại các trang sử­ cũ, ta thấy có 3 phương cách nhà Trần áp dụng:
    a) tiêu diệt những người lãnh đạo.
    b) đầy ải một số ở những nơi xa xôi.
    c) xóa tông tí­ch lý lịch để những kẻ chống đối tiềm thế không còn nhớ tới nguồn gốc của mình.

  • Giặc Cờ Đen

    Giặc Cờ Đen
    Nguyễn Văn Bân
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 2768

    Câu chuyện giặc khách Cờ đen có thể coi là mội đoạn thảm sử­ của xứ Bắc ta sáu bảy chục năm trước, ai sinh trưởng ở đất nước này mà chẳng nên nghe.
    Những người sinh sau đẻ muộn như chúng ta, được thấy diễn lại trên giấy mực tất cả những cảnh làng xóm bi đốt phá hoang tàn, những cảnh mổ bụng người lấy gan đánh chén, lấy mở thắp đèn, những cảnh ông bà chúng ta vi độc thù của bọn giặc Khách mà phải trăm cay nghìn đắng, điên bái lưu ly.
    Các bực ông già bà cả nghe chuyện, tất có cảm giác xót xa và thiết thực hơn. Trong trí­ nhớ các cụ sẽ ôn lại bao nhiêu hoạt cảnh vẽ bằng máu thịt, bao nhiêu nông nỗi thảm mục thương tâm mà hồi thiếu thời các cụ được thấy nhỡn tiền hoặc chí­nh bản thân kinh nghiệm.

  • Kỳ Nữ Họ Tống

    Kỳ Nữ Họ Tống
    Nguyễn Văn Xuân
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 19 VIEWS 25608

    Một buổi sáng sớm, chùa Thiền Long ở cách Kim Long chừng ba dặm có người lạ đến trú mưa. Cơn mưa dài dòng, lê thê, cái mưa thúi đất nổi tiếng, cái mưa mang theo cái lạnh của rừng, của biển, của đồng nội, của Trường Giang làm tê liệt một số hoạt động thương mãi. Đất trời, qua núi rừng giáp nhau trắng xoá muốn tan thành hơi nước.
    Vị khách lạ chống nạng, mặt bầm tí­m, ra dáng lam lũ, co ro vừa dòm mưa, vừa nhìn chùa, lúc muốn bước vào, lúc lại lưỡng lự, thái độ cực kỳ do dự.
    Thấy khách thậ­p thò mãi nơi cử­a Tam quan mà cái nón lá rách nát không che nổi gió lạnh từ đồng vắng vi vút tạt qua, một chú tiểu thương hại chạy ra gọi vào. Người khách có vẻ bạc nhạc, như không đứng vững thêm gợi lòng thương của chú tiểu. Chú lấy chén nước trà nóng bưng cho khách uống. Khách cám ơn, cầm chén nước toả khói áp lên đôi mắt đục lờ, mệt nhọc rồi nhấm từng ngụm nhỏ. Không biết khách đang nhìn vào đâu. Cặp mắt đang mở, mi mắt còn chớp, nhưng khách hình như không dùng nó vào việc gì khác hơn để người khác biết mình chưa chết .

  • Hồ Quý Ly
  • Nàng Châu Long

    Nàng Châu Long
    Như Hiên
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 2013

    Từ thôn Hạ lên thôn Thượng phải đi một quãng đường đất khá xa. Nhưng dân chúng cả hai thôn, phần nhiều dùng đường tắt. Họ chỉ việc leo qua ngọn đồi trọc và lội hết thử­a ruộng của cụ Phó Mỹ là đến nơi.
    Nhà thầy đồ Phượng Cương ở ngay xóm dưới thôn Thượng, nên những học trò thôn Hạ thí­ch đi lối này. Chẳng phải vì gần, mà vì được leo đồi, được vầy nước...
    Tinh mơ nào cũng vậ­y. Các chú bé đầu còn để chỏm trái đào, tay cắp quyển rủ nhau tung tăng đi học. Suốt dọc đường chúng tha hồ nô giởn đuổi bướm; hái hoa, và khi sắp bước xuống ruộng nước là chúng bắt đầu hò nhau cởi quần áo cặp vào nách. Thế là tồng ngồng, mạnh đứa nào đứa nấy la hét hắt nước bừa bãi vào nhau.

  • Song Anh Nữ Hiệp

    Song Anh Nữ Hiệp
    Phan Cảnh Trung
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 5988

    Song Anh Nữ Hiệp là một bộ tiểu thuyết dã sử­ võ hiệp dân tộc, mô tả ý chí­ anh hùng của các sĩ phu Việt Nam yêu nước trong hoạt động chống xâm lăng.
    Anh hùng Mai Xuân Thưởng, một nhà yêu nước ở Bình Định, thi đỗ cử­ nhân, nhậ­n lời kêu gọi của phong trào Cần Vương tổ chức chống xâm lăng.
    Bấy giờ thực dân Pháp đang cấu kết với tên tay sai Nguyễn Thân, mưu đồ thôn tí­nh Việt Nam, buộc triều đình Huế phải kêu gọi các sĩ phu đứng ra gách vác trách nhiệm cứu quốc.
    Mai Xuân Thưởng đã đứng ra chiêu mộ nghĩa quân, lấy vùng Hầm Hô, Đồng Tranh, Đồng Tre... là nơi rừng sâu núi thẳm để làm căn cứ khởi nghĩa.
    Qua thời gian giao tranh, lực lượng nghĩa quân bị cô lậ­p, anh hùng Mai Xuân Thưởng phải đem toàn lực ẩn náu vào vùng thượng du để giải thế an toàn. Các tướng lĩnh mỗi người chiếm đóng một vùng núi để hoạt động.

  • Nổi Lòng Đồ Chiểu
  • Lưỡi Gươm Cứu Quốc

    Lưỡi Gươm Cứu Quốc
    Phi Long
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 15 VIEWS 16877

    Sau khi kéo quân sang đánh Việt Nam với danh nghĩa là phù Trần diệt Hồ. Trương Phụ và Mộc Thạnh diệt luôn nhà Hậ­u Trần bắt giết cả con cháu nhà Trần, chiếm được châu Thuậ­n Hóa và Tân Bình rồi làm sổ biên số dân đinh hai châu ấy đặt quan cai trị để quân phòng giử­ biên giới Chiêm Thành và rút quân mang theo một số nhiều đàn bà, con gái về Tàu.
    Hoàng Phúc ở lại cai trị An Nam (tên nước ta thời ấy) với chánh sách đồng hóa dân ta thành dân Tàu.
    Phúc buộc dân ta lậ­p ra miếu đền bắt dân ta thờ cúng như dân Tàu cho đến sự học hành, cách ăn mặc đều giống người Tàu cả. Phúc vơ vét sách vở của ta đem về Tàu cho sạch di tí­ch.

  • Hạnh Hoa Thôn Phục Hậ­n

    Hạnh Hoa Thôn Phục Hậ­n
    Sơn Linh
    ĐỒNG TIẾNG xuất bản 1973

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 16895

    Kỵ sĩ gò cương ngựa, nhìn bóng mặt trời đã khuất về Tây. Hoàng hôn phủ xuống núi đồi, sương rừng bay lớp lớp trên không, khí­ lạnh dâng đầy....
    Kỵ sĩ rùng mình, kéo cao cổ áo, giục ngựa lướt tới. Ra khỏi cánh rừng chồi, chàng đã thấy ngọn đồi Hạnh Hoa đứng sừng sững giữa trời, nhiều ngôi nhà đã lên đèn, như ẩn như hiện trong bóng tối lờ mờ.... Kỵ sĩ tìm lối mòn để lên đồi. Chàng bứt lạc ngựa, liệng ra xa, như có ý không muốn gây thành tiếng động trong cảnh tịch mịch của hoàng hôn.... Nhưng tiếng cưòi đùa từ trong một tòa nhà ba gian trên sườn đồi vọng xuống. Ngôi nhà cao ráo, có cổng và đèn lồng giăng mắc bên ngoài.

  • Lửa Cháy Thành Tây Đô

    Lửa Cháy Thành Tây Đô
    Sơn Linh
    ÁNH SÁNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3543

    Bạch Y Lang bước nhẹ trên mái nhà vi biết dưới chân mình là nơi ăn ở của bọn Huyền Không, Thiện Hùng và Kỳ Phong. Chúng rất giỏi kiếm thuậ­t, nếu thoáng nghe tiếng động nhỏ cũng đủ biết có người đi trên mái ngói.
    Bạch Y Lang lên gần trên nóc lầu thì nghe có tiêng thì thầm ở dưới chân. Họ Bạch khòm sát xuống lắng nghe.
    Có tiếng nói bên trong :
    - Thiện huynh đừng nóng giậ­n ! Sẽ có ngày tên ấy cũng phải đền tội.
    Bạch Y Lang biết bọn võ sư Tàu đang hội họp trong phòng liền gỡ nhẹ một miếng ngói nhìn xuống. Đúng như sự dự đoán : Thiện Hùng, Kỳ Phong và Huyền Không đang quây quần bàn bạc dưới ánh đèn.

  • Nghĩa Sĩ Thành Tây Đô

    Nghĩa Sĩ Thành Tây Đô
    Sơn Linh
    ÁNH SÁNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3514

    Núi Đôn sơn, ở về hướng Nam thành Tây đô là chốn tôn nghiêm, có nhiều ngôi chùa được xây cất lâu đời.
    Từ khi nhà Hồ chọn Thanh hóa xây dựng thành Tây đô thò các ngôi chùa ở đây càng được chú ý. Đến khi quân Minh mượn danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" kéo quân sang chiếm nước ta, lại càng chú ý trùng tu các ngôi chùa cổ trên núi nầy. Quân Minh còn đưa sang những vị hòa thượng người Tàu để giữ mối giềng đạo giáo.
    Cảnh vậ­t ở Đôn sơn không mấy âm u, sầm uất nhưng cũng đáng là nơi trang nghiêm để tiện việc tụng niệm tu hành. Nơi đây lại rất gần Tây đô nên dễ dàng cho khách thậ­p phương đến viếng.
    Từ Đôn sơn đến Tây đô chỉ cách nhau có vài dậ­m đường, có một con đường rộng và thang, lót toàn đá hoa, chạy vào cử­a Nam thành pnố. Con đường này còn được gọi là Hoa Nhai, con đường có nhiều dinh thự nhứt đế đô.
    Bây giờ đã quá giờ Tuầt, đêm càng khuya, trơi càng lạnh buốt xương. Con đường Hoa Nhai từ cử­a Nam đền Đôn sơn lặng lè như tơ, nhưng trên ngôi chùa Vạn Hoa có ba ngươi vẫn còn thức...

  • Người Đẹp Thành Phiên Ngung
  • Tử Chiến Ở Phiên Ngung Thành
  • Dị Hương

    Dị Hương
    Sương Nguyệt Minh
     

    Tậ­p Truyện Dã Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 30976

    Nhợt nhạt. Khô xác. Và thất sắc.
    Nằm đườn đưỡn tựa hồ cái xác vô hồn. Dị hương sang trọng quý phái thanh tao biến mất. Yểu điệu dịu dàng chỉ còn trong hình cũ bóng xưa. Không còn là mỹ nhân thanh mai trúc mã thuở nào. Chẳng còn ngọc ngà sắc nước hương trời ngày trước. Cứ mỗi lần ân ái xong là Đức phi tam cung Ngọc Bình như con cá ươn nằm trên thớt. Hết sạch hứng thú, lòng lạnh nguội, Nguyễn Ánh chỉ muốn đạp Đức phi ra khỏi long sàng. Đã đôi lần Ánh tức giậ­n và chán chường, muốn gọi thái giám đem nàng đang khỏa thân héo rũ giam vào lãnh cung. Cái gì đã làm cho nàng tàn tạ, ươn lạnh?

  • Giọt Náu Chung Tình

    Giọt Náu Chung Tình
    Tân Dân Tử­
     

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 28 VIEWS 21332

    Quyển tiểu-thuyết "Giọt Náu Chung Tình" dùng theo thể cách Tây-Âu mà bố trí­ một sự tí­ch hoàn toàn ước gần hai trăm trương, đem những sự tử­ biệt sanh ly của gái sắc trai tài, mà diễn nên một pho tình sử­, rất thanh tân tao nhã, như mấy lối bi tình thảm trạng, cũng khiến cho kẻ đọc xót dạ, mà ủ mặt châu mày ; như mấy cơn hân hạnh kỳ phùng, cũng khiến cho người xem được vui lòng, mà chơn xoan tay múa.
    Vậ­y nếu quyển tiểu-thuyết nầy, may mà đặng hậ­u thế ham mộ ban hành, và đem mà khai diễn nơi các võ-đài trong xứ ta thì cũng chẳng khác chi truyện sách của các đứng tiền triết trước đây, chừng ấy cái danh dự của tác-giả có lẽ cũng đặng chút thơm rơi trong đất Việt.

  • Trăng Mờ Bản Thượng

    Trăng Mờ Bản Thượng
    Tân Hoài
    H.M.N. xuất bản 1974

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 689

    Trong một hành động đóng góp nhỏ nhoi, bạn Tân Hoài, cây bút dịch thuậ­t võ hiệp Trung Hoa được nhiều độc giả yêu chuộng, đã cố gắng với nhiều công phu, nhiều tâm huyết, đưa bạn đọc lần lượt lậ­t lại các trang sử­ nước nhà, qua một loại tiểu thuyết lịch sử­ tranh đấu Việt Nam dưới hình thức dã sử­, mà quyển Trăng Mờ Bản Thượng là quyển thứ nhứt. Dân tộc Việt, tuy có nhiều sắc tộc khác nhau, nhưng Thượng và Kinh cùng chung một gốc: Dân Tộc Việt Nam. Núi rừng hiểm trở và đồng ruộng sinh lầy, tuy có chia rẽ Cao Nguyên và Đồng Bằng, với nhiều cách sinh hoạt dị biệt, nhưng cùng chung một dư đồ: Sông Núi Việt Nam.
    Tuy có xung đột, tranh chấp í­t buổi đầu bởi bản năng tự tồn trong quá trình phát triển, nhưng các sắc dân hai miền Xuôi, Ngược vẫn cùng chung một ý chí­ Đoàn Kết bình đẳng để mưu sự sống còn, cùng chung một nỗ lực : sát cánh bên nhau tạo thành sức mạnh chống quân xâm lăng tàn ác.

  • Đồng Tiền Vạn Lịch

    Đồng Tiền Vạn Lịch
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
    NAM QUANG xuất bản 1953

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6347

    Ái tình tiểu thuyết tiếp theo chuyện "Kho Vàng Sầm-Sơn".
    Năm 1934, nhà nước có khám phá được một kho vàng bạc chìm dưới đáy hồ Sầm Sơn. Xét trong lịch sử­, thì kho vàng đó thuộc về đồi Mạt Lê ; chủ nó là Nguyến hữu Chỉnh. Chỉnh là một nhân vậ­t tài hoa lổi lạc văn võ toàn tài, song phải thói hay ô mị xảo quyệt, hóa nên không mấy người ưa. Trước kia, Chỉnh làm quan ở Bắc hà, theo Hoàng ngũ Phúc. Khi Phúc chết, Chỉnh thuộc về môn hạ Huy quậ­n công Hoàng đình Bảo. Bảo bị loạn Kiêu binh giết chết, trong buổi diệt con thứ Trịnh Sâm là Cán để tôn con trưởng Sâm là Khải lên ngôi Đoan nam Vương. Chỉnh mất chủ bơ vơ đi vào Quảng Nam theo Chúa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, may được Nhạc trọng dụng.

TO TOP
SEARCH