-
24 Giờ Trong Đời Một Người Đàn Bà
Truyện Dịch
Stefan Zweig
CHAPTERS 21 VIEWS 27029
Tại ngôi nhà trọ ở Riviêra, nơi tôi trú ngụ lúc đó (mười năm trước chiến tranh, một cuộc tranh luận dữ dội đã nổ ra tại bàn chúng tôi, đe doạ trở thành một cuộc cãi lộn ác liệt, với những lời lẽ hằn học và nhục mạ. Trí tưởng tượng của nhiều người thường không sắc bén lắm. Chuyện gì không dính dáng đến mình thì có như đóng chốt vào đầu cũng không làm họ mảy may xúc động; chuyện không quan trọng lắm nhưng xảy ra trước mắt, lại nằm trong tầm cảm xúc của họ thì họ sôi lên sùng sục. Thế là trong một chừng mực nào đó, để bù lại việc chỉ quan tâm đại khái đến những sự kiện bên ngoài, họ trở nên hùng hổ một cách vô lối và quá đáng.
Lần đó thì đúng như vậy, giữa những thực khách hoàn toàn là trưởng giả, ăn cùng một bàn, sau bữa cơm thường nói với nhau những câu chuyện phiếm và những lời bông đùa nhẹ nhàng không sâu sắc, thông thường thì họ tản đi ngay: cặp vợ chồng người Đức thì dạo chơi và chụp ảnh, ông người Đan Mạch béo tròn, tiêu khiển bằng thú đi câu tẻ nhạt, bà mệnh phụ người Anh thanh lịch trở về với sách của bà, đôi vợ chồng người Ý rông đi Môngtơ Caclô chơi, còn tôi thì nhàn tản trên chiếc ghế ngoài vườn hoặc làm việc. Nhưng lần này chúng tôi đeo dính lấy nhau tranh cãi dai dẳng và nếu có ai trong chúng tôi bỗng đứng phắt dậy thì không phải để cáo lui một cách lễ độ như thường lệ, mà là trong cơn bực bội, nóng nảy đầy vẻ cáu kỉnh như tôi đã kể. -
Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen
Truyện Dịch
Stefan Zweig
VIEWS 3351
Bức Thư Của Người Đàn Bà Không Quen Biết được viết dưới dạng một lá thư của một người phụ nữ gửi cho nhà văn R., người mà cô say mê suốt cả cuộc đời. Bức thư được gửi đến cũng là bức thư tuyệt mệnh của cô, vì thế chất chứa nỗi đau của một người đã yêu đơn phương. Sự si mê của người đàn bà từ lúc là thiếu nữ đến lúc trải qua thăng trầm của đời đối với nhân vật nhà văn vốn không hề nhận ra cô dường như quá cực đoan. Nhưng đó chính là điểm mạnh của Zweig khi khai thác tận cùng chiều sâu tâm lý phụ nữ và lòng khao khát yêu thương của họ.
-
Bức Thư Của Người Không Quen
Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến
Stefan Zweig - Lan Khai dịch
ÉDITIONS CHOISIES xuất bản 1940CHAPTERS 4 VIEWS 341
Sau luôn ba ngày lên chơi núi, R..., nhà tiểu thuyết đương rất hợp thời, từ sáng sớm trở về kinh thành Vienne. Ông mua ở ngay ga một tờ báo, mắt ông nhìn lên chổ đề ngày tháng và ông chợt nhớ hôm nay chính là sinh nhật cua ông. «Bốn mươi mốt tuổi rồi», R... nghĩ thế nhưng không vui mà cũng chẳng buồn. Ông giơ luôn tay những trang giấy xột xoạt, đọan ồng thuê xe ve nhà.
Người đầy tớ già trình với ông rằng trong những buổi ông đi vắng có hai vị khách đến thăm ông và mấy bận người ta gọi ông ở máy nói. Sau đó, lão bưng vào cái khay đựng thư. Nhà tiểu thuyết nhìn uể oải các phong thư, sé mấy chiếc bao bì mà người gửi được ông để ý. -
Hương Xa
Truyện Dịch Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Stefan Zweig - Rabindranath Tagore
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 13 VIEWS 533
Chủ ý bộ biên tập sách này là trình bày những vẻ mới lạ và những hình sắc khác nhau trong văn chương các nước. Những truyện ngắn thu hẹp lại đây tuy không thể đủ thay được một bộ toàn thư khảo về loại văn này của khắp hoàn cầu, nhưng có thể tả những thí dụ linh hoạt để bạn đọc trông thấy ít nhiều giọng điệu của một vài xứ sở phương ngoài. Một mẫu vải chưa là một bộ áo, nhưng vẫn có giá trị đối với trí tưởng tượng sáng suốt và rồi rào của bạn đọc.
Sự phong phú của văn chương nước ngoài đã khiến việc lựa chọn mất nhiều giờ dọ dự. Cách diễn dịch ra quốc văn cần phải cẩn trọng và thích hợp để bạn đọc không bị làm lạc trong sự xét đoán và không mất hứng thú riêng có thể gặp thấy ở nguyên tác. -
Magellan
Truyện Dịch
Stefan Zweig
CHAPTERS 13 VIEWS 20543
Khởi đầu mọi sự là gia vị. Cái ngày dân La Mã, trong các cuộc viễn chinh của họ nếm những món ăn thơm nồng, cay bỏng miệng của phương Đông, thì phương Tây không còn muốn, không còn có thể bỏ qua gia vị được nữa, gia vị ngự trị tiệc tùng, trong bếp núc mọi nhà.
Đã từ lâu lắm, từ trước thời Trung cổ, món ăn phương Tây nhạt nhẽo vô vị không thể tưởng được. Mãi về sau, những thức thường dùng bây giờ như khoai tây, cà chua mới nhập vào châu Âu. Chưa có đường, chưa có chanh, chưa biết trà, cà phê là gì. Các quan triều, quý tộc và ngay cả hoàng thân cũng ăn uống hùng hục, cố nuốt cho trôi những tảng thịt đoảng vị. Thế rồi, ôi kỳ thú! Một hạt tiêu, một quả ớt khô, một lát gừng gia vào đĩa thức ăn và nó tạo hưng phấn bất ngờ. Cả một làn điệu của mùi vị đi vào bếp núc, rồi cái mồm thô tục của con người Trung cổ châu Âu không còn biết thế nào là đã thèm đối với những món gia vị kia nữa. Người ta rắc tiêu cay đến bỏng lưỡi, cả bia cũng cho gừng vào; rượu thì dầm hương liệu đậm đặc đến mức chỉ một ngụm thôi đã thấy cháy cổ. Thứ nước kia như có lửa ở bên trong. Phương Tây không chỉ dùng gia vị trong nhà bếp. Quí bà đòi những loại hương thơm Ả Rập ngày càng nhiều, ngày càng lạ: tinh dầu hồng, xạ hương, hổ phách với mùi thơm ngây ngất; nhà thờ Thiên Chúa giáo cũng cần đến các sản phẩm của phương Đông. Trong các bình hương tỏa khói của ngàn vạn thánh đường phương Tây, chả có mảnh trầm nào là mọc trên đất Âu châu cả; chúng được nhập từ Ả Rập qua các đường thủy - bộ dài vô tận. Cũng không kém quan trọng đối với các nhà bào chế là các sản phẩm Ấn Độ "thứ thiệt": thuốc phiện, long não, nhựa quý; từ lâu họ đã nghiệm thấy khách hàng chỉ tin ở dòng chữ thần bí màu xanh in trên các lọ sứ: Arabium, Indicum, Ả Rập, Ấn Độ... những gì là Đông phương luôn khêu gợi làm lóa mắt Âu châu, có lẽ bởi chúng ở xa, chúng hiếm và đắt. Ả Rập, Ba Tư, Ấn Độ, những dấu ấn ấy đối với thời Trung cổ châu Âu (cũng như nhãn hiệu "sản xuất tại Pháp" ở thế kỷ 18) đồng nghĩa với hảo hạng, sành sõi, tinh tế, tuyệt vời. Không một món hàng nào được ưa chuộng bằng gia vị, có thể nói rằng mùi hương lạ kỳ, huyền bí của hoa lá phương Đông có ma thuật làm đắm đuối tâm hồn châu Âu.