-
Gửi Hương Cho Gió
Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Xuân Diệu
THỜI ĐẠI xuất bản 1945VIEWS 12564
Tôi là con chim đến từ núi lạ,
Ngứa cổ hát chơi.
Khi gió sớm vào reo um khóm lá,
Khi trăng khuya lên ủ mộng xanh trời.
Chim ngậm suối đậu trên cành bịn rịn,
Kêu tự nhiên, nào biết bởi sao ca.
Tiếng to nhỏ chẳng xui chùm trái chín;
Khúc huy hoàng không giúp nở bông hoa. -
Thế Lữ Cuộc Đời Trong Nghệ Thuật
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử Tự Lực Văn Đoàn
Xuân Diệu
CHAPTERS 7 VIEWS 1295
Thế Lữ tên thật là Nguyễn Đình Lễ sau đổi là Thứ Lễ (vì là con thứ), viết báo còn lấy tên là Lê Ta (Lê ngã = Lê Ta). Ông sinh năm 1907 tại Thái Hà ấp (Hà Nội) nhưng quê thì ở làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội hiện nay.
Thuở nhỏ cho đến năm lên 9, ông ở với cụ thân sinh làm "xếp" ga ở Lạng Sơn. Sau đó theo mẹ đẻ buôn bán ở Hải Phòng về học cho tới năm thứ ba ban Thành Chung thì bỏ học (1929). Ông lên Hà Nội xin thi vào học "bàng thính tự do" (auditeur libre) ở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Được một năm thì bỏ. Ở Hà Nội lúc, đó ông làm người sửa bản in cho tờ báo "Ý muốn của Đồng Dương" (Volonté Indochinoise) rồi viết báo, viết văn. -
Thơ Thơ
Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Xuân Diệu
ĐỜI NAY xuất bản 1938VIEWS 12499
Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian; ông đã không trốn tránh mà lại còn quyến luyến cõi đời, và lời nguyền ước của ông có bao nhiêu sức mạnh:
Ta ôm bó, cánh ta ta làm rắn
làm giây đa quấn quít cả mình xuân
không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần
chân hoá rễ để hút mùa dưới đất -
Trường Ca
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Xuân Diệu
CHAPTERS 9 VIEWS 48133
Suốt một đêm trường, đất không sao ngủ được. Cả mình sóng chuyển; cái ngực của đất phồng lên. Không muốn ngủ, mà ngủ làm chi! Đất cựa mình vì xốn xang trong da thịt. Lệnh đã truyền. Ngày mai đây, tháng sau đây, biết có xong công trình hay chăng? Thật tấm lòng của đất dạt dào, tính toan ngay từ phút đông vừa bớt lạnh.
Đất mẹ đã nghe muôn con đòi nở, muốn vượt chồi lên trên đất, thở ánh sáng trời. Hàng triệu mầm hé ra khép vào, đầu ngưởng lên, chân mạng căng thẳng, ngửa cả mình đất. Vi trùng sáng tạo lên men dưới da. Từ đáy sâu, đưa lên bao sức lực để đở nâng; đất mẹ sung sướng , đất mẹ lo âu, đất mẹ nằm sinh và làm việc. -
Xuân Diệu (1916-1985) Tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1916 tại Tuy Phước, tỉnh Bình Ðịnh cũ, nơi cha là Ngô Xuân Thọ vào dạy học và kết duyên với mẹ là Nguyễn Thị Hiệp. Ông lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn.
Xuân Diệu là thành viên của Tự Lực văn đoàn và cũng đã là một trong những chủ soái của phong trào Thơ Mới. Ông mang ngọn gió rạo rực, thiết tha, nồng cháy, khao khát yêu thương đến cho thi ca. Thơ Xuân Diệu là "vườn mơn trớn", ca ngợi tình yêu bằng muôn sắc điệu, âm thanh và hương vị trong Thơ Thơ, pha lẫn chút vị đắng cay trong Gửi Hương Cho Gió. Nhiều câu nhiều bài chịu ảnh hưởng từ thi ca lãng mạn Pháp.
Sau khi theo Đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.
Xuân Diệu mất ngày 18 tháng 12 năm 1985.TÁC PHẨM: Thơ thơ (Thơ, 1938)
Phần thông vàng (Tập truyện ngắn, 1939)
Gửi hương cho gió (Thơ, 1945)
Ngọn Quốc kỳ (Thơ, Thơ, 1945)
Trường ca (Bút ký, 1945)
Miền Nam nước Việt (Bút ký, 1945)
Thanh niên với quốc văn (Tiểu luận, 1945)
Hội nghị non sông (Thơ, 1946)
Việt Nam nghìn dặm (Bút ký, 1946)
Việt Nam trở dạ (Bút ký, 1948)
Dưới sao vàng (Thơ, 1949)
Tiếng thơ (Tiểu luận, 1951)
Sáng (Thơ, 1953)
Mẹ con (Thơ, 1954)
Ngôi sao (Thơ, 1955)
Ký sự thăm nước Hung (Bút ký, 1956)
Triều lên (Bút ký, 1958)
Những bước đường tư tưởng của tôi (Hồi ký, 1958)
Ba thi hào dân tộc (Tiểu luận, 1959)
Riêng chung (Thơ, 1960)
Phê bình giới thiệu thơ (Tiểu luận, 1960)
Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm (Tiểu luận, 1961)
Trò chuyện với các bạn làm thơ trẻ (Tiểu luận, 1961)
Mũi Cà Mau (Thơ, 1962)
Cầm tay (Thơ, 1962)
Dao có mài mới sắc (Tiểu luận, 1963)
Một khối hồng (Thơ, 1964)
Thi hào dân tộc Nguyễn Du (Tiểu luận, 1966)
Hai đợt sóng (Thơ, 1967)
Đi trên đường lớn (Tiểu luận, 1968)
Tôi giàu đôi mắt (Thơ, 1970)
Thơ Trần Tế Xương (Tiểu luận, 1970)
Đọc thơ Nguyễn Khuyến (Tiểu luận, 1971)
Và cây đời mãi xanh tươi (Tiểu luận, 1971)
Hồn tôi đôi cánh (Thơ, 1976)
Mài sắt nên kim (Tiểu luận, 1977)
Lượng thông tin và những kỹ sư tâm hồn ấy (Tiểu luận, 1978)
Thanh ca (Thơ, 1982)
Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Tiểu luận, tập I, 1981; tập II, 1982)
Tìm hiểu Tản Đà (Tiểu luận, 1982)