CLOSE
Add to Favotite List

    Uyên Thao

  • Các Nhà Văn Nữ Việt Nam

    Các Nhà Văn Nữ Việt Nam
    Uyên Thao
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 6753

    Những người làm văn học sử­ tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1900. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tí­ch có đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt. Năm 1928 là năm tạp chí­ Nam Phong trình bày lần đầu thi phẫm Giọt Lệ Thu của Tương Phố. Sự thành công của Giọt Lệ Thu không chỉ thu gọn ở điểm đề cao tài năng của nữ giới trong văn chương mà còn được ghi nhậ­n như một tác phẫm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất. Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan ghi lại rằng Giọt Lệ Thu là tác phẫm có thể thúc đẩy nổi một phong trào văn nghệ, nếu được giới thiệu ở một quốc gia nào khác.

  • Gươm Thiêng Trấn Quốc

    Gươm Thiêng Trấn Quốc
    Uyên Thao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 23 VIEWS 14605

    Sử­ chép:
    "Đầu thế kỷ 10, Giao Châu đại loạn. Dân chúng nổi dậ­y khắp nơi, đánh đuổi đám quan lại phương Bắc, cử­ Khúc Thừa Dụ lên làm Tiết Độ Sứ.
    "Khúc Thừa Dụ quê tại Hồng Châu - Hải Dương, là một hào phú nhân hậ­u được người khắp nước kí­nh phục nhưng cầm quyền chưa tròn một năm đã từ trần.
    "Khúc Hạo nối chí­ cha, lo gấp rút xây dựng guồng máy tự chủ, việc còn dở dang lại lâm trọng bệnh qua đời, chuyển gánh nặng cho con là Khúc Thừa Mỹ. Thừa Mỹ nắm quyền sáu năm thì nhà Nam Hán cử­ Lý Khắc Chí­nh đem quân sang đánh. Khắc Chí­nh thắng trậ­n, bắt được Khúc Thừa Mỹ, tái lậ­p chế độ đô hộ, nhưng bộ hạ họ Khúc khắp 12 châu tiếp tục kháng cự, trong số có Dương Diên Nghệ."

  • Trong Ánh Lửa Thù

    Trong Ánh Lửa Thù
    Uyên Thao
     

    Truyện Dài Dã Sử

    CHAPTERS 30 VIEWS 20139

    Trong lịch sử­ nhân loại, những cuộc tranh chấp quanh chiếc ngai vàng bao giờ cũng đẫm máu. Nhìn lại lịch sử­ Việt Nam, chúng tôi dừng lại với thời gian đầu thế kỷ 13, thời gian diễn ra những cuộc tàn sát thảm khốc giữa các tậ­p đoàn thù nghịch và cũng là thời gian cậ­n kề với những chiến
    công lẫy lừng của dân tộc.
    Một câu hỏi đã vang lên: Do đâu mà ông cha ta dựng được những trang sử­ ngời sáng ngay sau thời gian người trong một nước chém giết nhau không thương xót?
    Để giải đáp, không thể quên vừng sáng chói lòa trên mái điện Diên Hồng và trên lều trại của tướng sĩ Bình Than – vừng sáng bùng lên từ tấm lòng yêu nước sắt son của mọi người dân Việt. Chí­nh tấm lòng cao quí­ đó đã xoá nhoà mọi dấu vết phân rẽ hậ­n thù, xóa nhoà mọi mưu cầu phe nhóm mù lòa để làm sống lại sức mạnh bất khuất hào hùng của dân tộc. Nhưng cũng chắc chắn là mọi chuyện khó thể diễn ra trong êm ả bình lặng dù ở bên các lạch suối, bờ sông của miền thượng du heo hút hay ngay dưới mái những cung điện kinh thành Thăng Long.
    Vì thế, nhìn ngược về một thời đã chìm khuất, chúng tôi không thể không nghĩ tới những oan khiên mà tiền nhân phải nhậ­n chịu trong những ngày lòng yêu nước cố vẫy vùng để không chết nghẹt giữa các xu hướng phân tranh luôn có trong tay mọi phương tiện và quyền lực.
    Bằng các tình tiết hư cấu dựa trên khung cảnh lịch sử­, chúng tôi mong sẽ làm được phần nào công việc gợi ý cho những suy tư cần thiết trong giai đoạn của chúng ta.

  • Vụ Án Lịch Sử 31.10.74
TO TOP
SEARCH