CLOSE
Add to Favotite List

    TCHYA (Đái Đức Tuấn)

  • Ai Hát Giữa Rừng Khuya

    Ai Hát Giữa Rừng Khuya
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
     

    Kinh Dị Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 13 VIEWS 40811

    Tôi dụi mắt ngắm kỹ một lần chót nữa. Quả nhiên, cũng như cảnh tượng vừa hiện ra lúc tôi mới đến, tất cả sự vậ­t chung quanh mình tôi cứ tựa hồ như chứa đầy một vẻ bí­ mậ­t thiêng liêng rùng rợn, một vẻ bí­ mậ­t mà hình như rõ rệt tôi đợc mục kí­ch càng làm cho dữ dội nặng nề.
    Hiện trạng đương phô bày trên mái đồi kia, trớc mắt tôi không xa mấy, dưới ánh nắng vàng đỏ của buổi chiều tà, hiện trạng đó có quả thực là một hiện trạng hay không, hay chỉ là một hình ảnh mơ hồ mà đôi mắt quáng của tôi lầm tưởng là một bức tranh kỳ quặc tôi phân vân không biết tự đáp thế nào. Ngắm đi ngắm lại, rồi lại dụi mắt, dụi mắt xong lại nhìn, tôi hết sức nghiền ngẫm cho chắc chắn, cho kỳ mối ngờ vực của tôi thành hẳn ra ngờ vực, hoặc biến thành một tí­n ngưỡng sâu xa. Nhưng... có lẽ nó hóa ra tí­n ngưỡng mất.

  • Đồng Tiền Vạn Lịch

    Đồng Tiền Vạn Lịch
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
    NAM QUANG xuất bản 1953

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 6328

    Ái tình tiểu thuyết tiếp theo chuyện "Kho Vàng Sầm-Sơn".
    Năm 1934, nhà nước có khám phá được một kho vàng bạc chìm dưới đáy hồ Sầm Sơn. Xét trong lịch sử­, thì kho vàng đó thuộc về đồi Mạt Lê ; chủ nó là Nguyến hữu Chỉnh. Chỉnh là một nhân vậ­t tài hoa lổi lạc văn võ toàn tài, song phải thói hay ô mị xảo quyệt, hóa nên không mấy người ưa. Trước kia, Chỉnh làm quan ở Bắc hà, theo Hoàng ngũ Phúc. Khi Phúc chết, Chỉnh thuộc về môn hạ Huy quậ­n công Hoàng đình Bảo. Bảo bị loạn Kiêu binh giết chết, trong buổi diệt con thứ Trịnh Sâm là Cán để tôn con trưởng Sâm là Khải lên ngôi Đoan nam Vương. Chỉnh mất chủ bơ vơ đi vào Quảng Nam theo Chúa Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, may được Nhạc trọng dụng.

  • Kho Vàng Sầm Sơn
  • Lãng Mạn
  • Linh Hồn Hay Xác Thịt

    Linh Hồn Hay Xác Thịt
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 14694

    Người ta ở đời, nếu có được sự gì sướng vui, thú vị nhất, là chỉ trong lúc còn trẻ trung, hăng hái, dần dà tuổi trẻ đã qua thì những khoái lạc mình được trải, phần nhiều, kém hẳn vẻ say sưa. Đời niên thiếu có nhiều hi vọng và tưởng tượng đó, ta có thể đi sâu vào cõi mộng mơ hồ, huyền bí­, rồi cho rằng mình đã một vài phen được thoát ly cõi thế, bay lên một từng vũ trụ, thiêng liêng đẹp đẽ dị thường.
    Những phút mê say túy lý ở đời, hoặc mê vì ái tình, hoặc say vì nghĩa vụ, những phút ấy, thường thường, làm cho cuộc đời đỡ tẻ, đỡ buồn, không đến nỗi vô nghĩa. Ông Hóa công thực đã suy nghĩ sâu xa : ông đặt ra những cuộc khoái lạc phù phiếm để đánh lừa nhân loại, bắt nhân loại phải ham mê những thú phù phiếm ấy. Mà nhân loại có bị vướng ví­t trong gầm vậ­t dục, giống nòi mới không đến nỗi bị tiêu diệt dần dần. Nếu ai cũng thấy đời vô nghĩa lý, ai cũng chán sự ‘‘tử­, lộc, thê, tài’’ thì tất đã bao người tự hủy hoại thân mình, không muốn sống làm người nữa.

  • Oan Nghiệt
  • Rửa Hậ­n
  • Thần Hổ

    Thần Hổ
    TCHYA (Đái Đức Tuấn)
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 22218

    Thần hổ là tậ­p truyện dài gồm 3 chương song được cấu trúc như 3 truyện ngắn biệt lậ­p : Biệt cố hương Ma trành Báo phục. Truyện đăng lần đầu trên Phổ thông bán nguyệt san số 10 ra ngày 1 tháng 9 năm 1937. Nội dung cốt truyện gần gũi với những truyện truyền kỳ trong sách cũ và nhiều mẩu chuyện ly kỳ được lưu truyền trong dân gian các huyện miền núi Thanh Hoá vào mấy thậ­p kỷ đầu thế kỷ XX mang không í­t tình tiết thần bí­ hoang đường.
    Thần hổ được bạn đọc nhiều thế hệ đánh giá là "Liêu Trai" của Việt Nam.

  • Thầy Cử
  • Tình Sơn Nữ

  • TCHYA (Đái Đức Tuấn)
    TCHYA (Đái Đức Tuấn) (1908-1969)

    TCHYA Đái Đức Tuấn, quê ở làng Ngọc Giáp, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Thuộc lớp thanh niên có học thời đầu thế kỷ XX, một lớp bằng hữu với ông có Lãng Nhân, Phùng Tất Ðắc, Ðàm Quang Thiện, Nguyễn Tuân.
    Ðỗ tú tài Pháp, làm công chức Nha Học Chánh, ông cũng chỉ làm 10 năm rồi xin nghỉ, trong khi tài hoa, vẽ đẹp, làm thơ hay, càng ngày càng phát triển. Theo hồi ký của nhà văn Lãng Nhân, bạn ông cũng càng ngày càng say mê hương khói phù dung, và thanh sắc nữ giới, nhất là "một ngôi sao trên sông hồ của Hà thành hoa lệ," tên là Angèle. Bút hiệu xếp chữ mà thành do đó là TCHYA Tuấn chỉ yêu Angèle. Huyền thoại này đã được diễn giải nhiều cách, song cách trên đây của người bạn cùng thời trai trẻ với TCHYA là đáng tin nhất.
    Đái Đức Tuấn bắt đầu viết báo, viết văn từ 1935 cho các tờ Đông Tây, Nhật Tân, Tiểu thuyết thứ bảy. Đến năm 1940 ông xin nghỉ việc và sang cư ngụ tại Côn Minh, Trung Quốc. Đến năm 1945 ông trở lại Việt Nam tiếp tục làm báo. Năm 1950 ông dạy học ở trường Quốc học Huế.
    Năm 1946 Đái Đức Tuấn tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng. Ông từng gia nhập quân đội Việt Nam Cộng Hòa cấp bậc đại úy đồng hóa, và giải ngũ năm 1956.
    Đái Đức Tuấn mất ngày 8 tháng 8 năm 1969[4] tại Sài Gòn.

    TÁC PHẨM:
    Thần hổ (1937)
    Linh hồn hay xác thịt (1938)
    Kho vàng Sầm Sơn (1940)
    Ai hát giữa rừng khuya (1942)
    Đầy vơi (Thơ, 1943 )
    Đồng tiền vạn lịch (1953)
    Tình sơn nữ (1956)

TO TOP
SEARCH