-
Dấu Binh Lửa - Ký Sự
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
ĐẠI NGÃ xuất bản 1969CHAPTERS 25 VIEWS 183809
Sau tám năm ở lính, thời gian thoải mái thật hiếm hoi, những phiền toái có duyên cớ hay không, chính danh hay ẩn dấu hình như chực sẵn ở trong người, có cơ hội sẽ dấy lên như giông bão. Đôi khi tôi thấy thật yêu cái nghề này, nó tạo cho con người tính kiên nhẫn, lòng vị tha, chế ngự những hèn mọn của mình. Nhưng cũng có lúc tôi thấy nó thật tệ, không có một nghề nghiệp nào ù lì, cứng đọng và thụ động bằng " đi lính ", chỉ cần thừa hành trong một giới hạn thật sít sao, thế là đủ. Có nhiều lúc tôi muốn ném tung hết tôn ti trật tự, bộ quần áo trên người để thong dong giang hồ một chuyến tự do, nhưng đồng thời cũng vừa khám phá, đang bị buộc chặt, đã quen với đời sống này. Thật khó khăn khi phải nói chuyện với một anh dân sự, hình như tôi và hắn ta ở hai thế giới thật khác xa nhau.
-
Dọc Đường Số 1
Phi Hư Cấu Bút Ký VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
ĐẠI NGÃ xuất bản 1970CHAPTERS 21 VIEWS 418
Cái lý do để tôi viết cuốn bút ký này thật là tầm thường — Tôi bị tù : Những ngày ở trong tù thật dài, dài quá đỗi đến không có một công việc để làm có thể nổi điên — Một thứ điên chắc chắn cuồng nộ và hung hăn như lửa cháy. Đồng thời còn có những yếu tố phụ khác — Viết xong, sẽ có một tí tiền còm — Mấy thằng bạn ở nhà xuất bản tán tôi. Hơn nữa tôi cũng đang cần tiền, rất cần là đằng khác, vì có tiền tôi hy vọng giải quyết rất nhiều chuyện, ở trong đó có chuyện tinh yêu, nói ra để thấy xấu hổ trong lòng; hai mươi bầy tuổi vẫn còn lông bông như một kẻ không nhà ; bất lực trước mọi hoàn cảnh, kể luôn những cảnh đời quyết định số mạng mình.
-
Dựa Lưng Nỗi Chết
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
HIỆN ĐẠI xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 39516
Tháng Mười, tháng của chuyển động hoài hoài giữa hai điểm ngất ngây đớn đau và hạnh phúc. Tháng của những lạnh tanh bất chợt cứng ngắc và nồng nhiệt tràn đầy thác đổ. Tháng của đỉnh cao và vực sâu. Tháng tiếng động núi lở và im lặng đáy biển. Năm tháng căng thẳng giữa hai điểm không cùng.
Làm sao để sống? Giữa những buồn phiền tanh tưởi độc địa, người muốn tan đi theo cơn gió rã rời, trôi vào lượn sóng nhạt thếch vô tri… Bỗng nhiên xôn xao những ý tình rực rỡ, bỗng choáng váng giữa niềm tin chói sáng, như mặt trời khởi đầu những ngày hè ở cực Bắc… Sống thật khó. Khó những ngày lặng lẽ rơi xuống, sáng trưa chiều trôi đi như lá khô, lặng lẽ đốt thêm điếu thuốc, xòe bàn tay, tay nhiều chỉ, tay nát bấy. Chiến tranh sắp chấm dứt và bàn tay chiến đấu cũng đã mỏi mệt. Xếp hai bàn tay, mở hai ngón, kẹp lấy điếu thuốc, thở ra lớp khói tàn tạ. Nhưng tháng Mười không hoàn toàn như thế. Tháng Mười, đêm thức giấc mở đôi mắt chợt xoay người để thấy một tình yêu thần bí hiện rõ từng đường nét khối lượng. Một tình yêu có thật cho người. Nhưng tháng Mười trong lòng hạnh phúc vẫn có những đớn đau câm lặng không ngừng nghỉ – phút rình rập của định mệnh độc ác…
Gần cái chết và hạnh phúc, thấy rõ thêm niềm phấn đấu để sống. -
Mùa Đông Giữ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị
Phan Nhật Nam
CHAPTERS 22 VIEWS 1078
Khi vòng tay vắt sợi giây xích khép hờ chiếc cổng gỗ của khu đất, trên đó dựng "tài sản" đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh sau năm mươi năm cố sông. Căn nhà tranh, đúng hơn chiếc lều do chính tay anh cùng Phg lợp lên từng liếp lá dừa, lót dần mỗi tấm gạch nền. Căn nhà, hiện thực cảnh sống của anh với từng người bạn... Nằm trên võng anh hay cười và nói thành lời một mình... Chỗ nầy là cửa ông Mê Linh nhảy dù cho. Cái cửa là do ông Yến làm báo ở Mỹ. Chỗ góc là của hai vợ chồng bác sĩ không rõ tên bên Canada. Cô Nga em ông Giang trước ở Đà Nẵng cho một trăm. Mình mua cái gì nhỉ ?Ị Anh mong có ngày anh đón BẠN VỀ... Anh không hề có cảm giác nhà, đất của riêng mình. Anh chỉ làm nhiệm vụ coi giữ. Bởi chúng có được từ những người ở xa.
-
Mùa Hè Đỏ Lửa
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
SÁNG TẠO xuất bản 1972CHAPTERS 4 VIEWS 43913
Mùa Hè, những cơn mưa bất chợt ùn ùn kéo đến, ào ạt chụp xuống núi rừng Kontum, Pleiku... Trời thoắt trở lại xanh, cao khi mưa dứt, nắng hanh vàng ấm trong không khí gây gây lạnh, những đồi cỏ xanh dọc Quốc Lộ 14 bắt đầu óng mượt, cánh cỏ non lớn dài phơi phới dưới sau trận mưa đầu mùa và thung lũng xa vàng rực hoa hướng dương. Không khí, gió, trời mây và cỏ cây thay đổi hẳn, mới mẻ toàn khối, toàn sắc, vùng cao nguyên lộng lẫy, triền miên với từng hạt nắng vàng ối tan vỡ trên đồng cỏ xôn xao gió thổi...
Mùa Hè, gió Lào miền Quảng Trị, Thừa Thiên thổi từng luồng, từng chập, đưa “con trốt” chạy lừng lững trên cánh đồng cát chói chang, những đồi hoa sim, hoa dủ dẻ rung rinh bốc khói dưới mặt trời hạ chí. Giòng nước sông Hương, sông Đào, sông Bồ, Mỹ Chánh, Thạch Hãn đục hơn, thẫm màu hơn, lăn tăn từng sợi sóng nhỏ len lỏi khó khăn qua kẽ đá, bãi cát, chầm chậm chảy về phía Tam Giang, cuốn trôi theo đám lá tre già khô úa. -
Những Ngày Dài Trên Quê Hương
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Dương Nghiễm Mậu - Phan Nhật Nam
VĂN NGHỆ DÂN TỘC xuất bản 1972CHAPTERS 16 VIEWS 6873
Mỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội. Nhưng khi tôi đặt chân tới Đà Nẵng, buổi chiều mây thấp và mưa nhỏ hạt. Người bạn nói với tôi trời mới đổ mưa từ buổi sáng. Tôi nhìn thấy mây thấp trên phía đèo Hải Vân. Đà Nẵng mưa thì chắc Huế mưa. Tôi hỏi về con đường qua đèo, người bạn nói: đi được như thường, hôm qua hơi bị kẹt vì cầu Nam Ô bị gẫy. Tôi hỏi cây cầu nào. Anh bạn nhắc lại: cầu Nam Ô. Tôi nói không phải, tôi biết ở đó có hai cây cầu, tôi muốn biết cầu nào vì trong chuyến đi trước, cây cầu mới xây cất, thứ cầu cho những xa lộ chưa dùng được, hôm trước đã có tin cho biết cầu Nam Ô bị sập, nhưng là cây cầu cũ, cầu xe lửa, người bạn nói, bây giờ thì cả hai nhưng đang được sửa chữa. Trời mây thấp, mưa nhỏ hạt, những di chuyển ướt át khiến cho thị trấn có một khung cảnh đìu hiu.
-
Phận Người Vận Nước
Phi Hư Cấu Sử Địa
Phan Nhật Nam
CHAPTERS 15 VIEWS 10545
Đây là cuốn sách tôi canh cánh viết từ bao năm nay. Mối canh cánh làm nặng lòng bởi một bổn phận không hoàn tất, không còn cơ hội, hoàn cảnh để điều chỉnh, làm lại. Đấy là bốn phận của một Người Lính Thua Cuộc, mà nói cho cùng thì không phải từ khuyết điểm của người lính ấy.
Người cộng sản không phải hên may nên đoạt thắng, và chúng tôi những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa cũng không hề thua vì kém chiến đấu. Chúng tôi đã thua trận từ những nguyên nhân vượt khỏi trách nhiệm người lính, quá xa tầm súng và sức chịu đựng của chiếc lưng. Chiếc lưng mang khối nặng ba-lô đã khởi đi từ một thuở rất lâu, những năm sau Thế chiến thứ Hai, khi trên thế giới, toàn loài người đang cố gắng chữa trị vết thương, xóa bỏ dấu ấn sự chết. -
Tù Binh Và Hòa Bình
Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75
Phan Nhật Nam
HIỆN ĐẠI xuất bản 1974CHAPTERS 18 VIEWS 67714
Hòa Bình, 28-1-1973. Để mở đầu cho tập bi ký, tôi lấy ngày tháng nầy để làm dấu - Ngày Hòa Bình - Một thứ hòa bình quái dị, đắng như thuốc mà quê hương trong cơn thập tử phải uống vào. Nhân dân tự vệ đi đập cửa từng nhà hối thúc gia chủ treo cờ, Tổng Thống Thiệu đọc trên tivi gởi đến toàn dân thông điệp lịch sử - Thông điệp báo tin một hòa bình đe dọa. Thông điệp gồm những ngôn từ nóng, những thành ngữ giản dị đầy hình ảnh, thông điệp dồn dập không thể có được ở cấp nguyên thủ của bất cứ quốc gia nào... Quê hương Việt Nam đón nhận hòa bình trong trạng thái buốt sống lưng.
Tôi đi trong Sài Gòn ngày 28-1 với cảm giác xôn xao kỳ lạ. Tháng năm chinh chiến quá dài biến đổi chiến tranh nên thành một hiện tượng hằng có, thường trực; dứt ra, ngỡ ngàng như ra khỏi vùng quen thuộc. Sự quen thuộc khốn nạn. Ở Tây Ninh, Cộng sản tứ bề vây kín Tòa Thánh, quốc lộ 15 bị đóng mấy "chốt" ở bắc và nam Long Thành, đường đi ra Trung, lên Đà Lạt bị kìm kẹp...Cộng sản cố giữ một đoạn Quốc Lộ 1 ở Trảng Bom, hòa bình được đón nhận bằng một loạt vi phạm ào ạt cùng xẩy đến khắp bốn quân khu. Đã có hòa bình chưa?
...Vẫn còn được an ủi lớn - Chưa có trận đánh quy mô cấp tiểu đoàn trở lên!! Sự an ủi tội nghiệp như hơi thở hồi dương của xác thân đã chết phần chân tay. -
Phan Nhật Nam Phan Nhật Nam tên thật là Phan Ngọc Khuê (9 tháng 9 năm 1943 -) là một nhà văn Việt Nam.
Thân thế
Ông sinh ra tại Nại Cửu, Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Cha ông là Phan Văn Trình gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam nhưng bị loại bỏ vì tội "tiểu tư sản, gia đình hào lý...". Vì sư kiện này lý lịch/danh tính của Phan Ngọc Khuê được đổi thành Phan Nhật Nam. Ông là một nhà văn của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau khi tốt nghiệp khóa 18 Trường Võ bị Quốc gia Đà Lạt, ông là một sĩ quan của binh chủng Nhẩy Dù với cấp bậc Trung úy.. Những tác phẩm của ông đều lấy Chiến tranh Việt Nam làm bối cảnh.
Năm 1993 ông sang Mỹ định cư ở miền Nam California.
TÁC PHẨM: Dấu Binh Lửa (1969)
Dọc Đường Số Một (1970)
Ải Trần-gian (1970)
Mùa Hè Đỏ Lửa (1972)
Dựa Lưng Nỗi Chết (1973)
Tù Binh và Hòa Bình (1974)
Những Chuyện Cần Được Kể Lại (1995)
Đường Trường Xa-xăm (1995)
Đêm Tận Thất-thanh (1997)
Mùa Đông Giữ Lửa (1997)
Những Cột Trụ Chống Giữ Quê Hương (2008)
Phận Người Vận Nước (2013)
Chuyện Dọc Đường (2013)