-
Hai Chị Em
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Thị Vinh
ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1967CHAPTERS 7 VIEWS 1804
Trong ấn bản đầu tiên ấn hành năm 1953 vì bị chính quyền đương thời kiểm duyệt, nên tập truyện tuy đăng tên là Hai Chị Em nhưng lại không có truyện ngắn này.
Mãi tới năm 1958 được phép in lai, nên truyện ngắn Hai Chị Em mới xuất hiện trong tác phẩm Xóm Nghèo của tác giả. -
Men Chiều
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Thị Vinh
PHƯỢNG GIANG xuất bản 1960CHAPTERS 8 VIEWS 23549
Tan sở ra, An và Bích cùng lấy cớ là đã ngồi suốt buổi làm việc mệt nhọc, cần phải đi dạo một lát cho thảnh thơi trước khi về nhà. Thế là họ cùng nhau đi qua mấy phố vắng; họ không định trước đi đâu, nhưng một lúc sau thì họ tới bờ sông. Gió mát từ mé sông thổi tới lồng lộng; cả hai cùng bước chậm đi sát bên nhau từ lúc nào chính họ cũng không biết.
Bích là người nhận ra điều ấy trước An ; nàng đưa mắt nhìn những người đi lại ngoài phố rồi bước lánh xa An một chút. -
Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Bình Nguyên Lộc - Cung Tích Biền
ĐẤT SỐNG xuất bản 1973CHAPTERS 45 VIEWS 24709
Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chính mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc. -
Nổi Sóng
Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Thị Vinh
ANH EM xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 2569
Buổi họp hôm nay vắng mặt Thái, không rõ vì lý do nào. Nga linh cảm thấy có lẽ Thái đã gặp chuyện phiền muộn gia đình. Thường mỗi lần cãi nhau với Trang, trong lúc tâm hồn buồn bực nhất, Thái hay tìm tới Nga để nói chuyện. Lý do xích mích giữa hai vợ chồng Thái, dù phần phải về Trang hay Thái, Thái cũng không giấu Nga. Chỉ có nói với Nga, Thái mới cảm thấy nhẹ lòng, như những người có tội thường phải đi xưng tội. Với Nga, mỗi lần Thái có tâm sự tốt, hay xấu đều được Nga phân tích, khuyến khích hay can ngăn, an ủi đúng tầm mức. Gần Nga, Thái không còn thấy cô đơn. Ở Nga, Thái đẫ tìm được mấy thứ tình, tình bạn trai, tình ruột thịt, và tình yêu. Có lẽ trong cặp tình nhân Nga Thái, tình yêu đến với họ bất ngờ sau chót cả mấy thứ tình khác, nhưng cũng nóng bỏng và sâu đậm hơn cả. Nga là một phụ nữ quá thông minh, và sốt sắng trong mọi công việc. Nga có nhiều bạn trai hơn bạn gái, thường trong khi tiếp xúc với các bạn. Nga ít được họ đối xử như với một bạn gái thường, nam tính Nga bật nổi hơn nữ tính. Nàng điều khiển các buổi họp, có sáng kiến, và tích cực hoạt động. Vì vậy, trước mối tình của Nga Thái mọi người không tin là Thái yêu Nga như tình yêu trai gái khác, nếu có cũng bị Nga lôi cuốn hay mê hoặc. Lý do phần lớn cũng tại Nga không đẹp. Thực sự thì khác hẳn : khi chỉ có hai người, nữ tính của Nga thức tỉnh. Nàng yêu Thái, tha thiết hơn cả bản thân mình. Nga thầm ao ước, tại sao nàng không được sống trong hoàn cảnh của Trang luôn luôn ở bên Thái.
-
Thương Yêu
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Thị Vinh
PHƯỢNG GIANG xuất bản 1954CHAPTERS 19 VIEWS 16578
Anh Thân đi làm từ sớm, chị Dậu đi chợ, chị Mai đi trả đồ khâu, chỉ còn mình Khánh ở nhà. Trời hôm nay nóng lắm. Khánh nằm trên bộ phản, tay cầm cái quạt nan cũ, rách đến một nửa, quạt phành phạch; chán rồi Khánh nằm yên như quên hẳn nóng bức, mắt nhìn theo hai con thạch sùng đang đuổi nhau trên tường. Bỗng Khánh như bị rệp hay kiến đốt, giật nẩy mình, xoay người tìm khe phản, nhưng không thấy con rệp, con kiến nào.
Nhìn lại các vết lõm con con in đầy trên mặt phản, Khánh nhớ lại hồi ba năm về trước.
Ngày ấy Khánh mới có chín tuổi, chị Mai mười hai, chị Dậu mười bốn và anh Thân mười lăm tuổi. Mấy anh em sống vui vẻ bên cạnh mẹ, trong căn nhà hai từng rộng. Mẹ Khánh làm chủ một cửa hiệu may lớn. Chính bộ phản Khánh đang nằm đây, hồi đó kê ở dưới buồng thợ, với nhiều bộ khác, để cho thợ làm việc và ngủ. Những vết lõm con con là do những người thợ đục dấu xuống khiến mặt phản bị lỗ rỗ.
Khánh đang mải nghĩ ngợi, bỗng ngửi thấy mùi sào rán thơm phức từ phía bếp của cụ Tư, chủ nhà, bay tới làm Khánh nuốt nước bọt và nhớ đến cái đói như cào ruột của mình, quên cả việc bố mẹ mất sớm.
Suốt từ sáng đến giờ, dễ đã quá mười hai giờ rồi, Khánh chưa được ăn tí gì. Chị Mai, Chị Dậu, anh Thân mãi không thấy về; mùi sào rán mỗi lúc lại đưa tới nhiều hơn, Khánh nghe rõ tiếng sèo sèo của chảo mỡ sôi, và nhận thấy cả tiếng réo ở trong bụng mình.
Như bị cơn đói xui giục, Khánh chợt nằm sấp xuống, mắt nhòm qua một lỗ hổng nhỏ của tấm ván ngăn làm tường, nhìn ra sân bếp; cụ Tư đang lúi húi làm cơm, bụi tro bếp bám đầy vành khăn nhung cũ.
Những cái mai cua bể nhồi thịt, đang được rán vàng trong chảo mỡ. Khánh tưởng tượng đến vị thơm ngon của món ăn đó, hồi còn mẹ, Khánh vẫn thường được ăn. Sự liên tưởng đưa ý nghĩ Khánh đi rất mau.
Khánh gục mặt vào cánh tay, nhớ đến những hạt cơm trắng muốt với rất nhiều thịt cá đựng trong cái bát hoa xinh xinh của Khánh, mà bữa nào mẹ cũng ngọt ngào dỗ cho Khánh ăn… -
Trăng Đất Khách
Tập Truyện
Túy Hồng - Thanh Phương
LÀNG VĂN xuất bản 1987CHAPTERS 18 VIEWS 13
Trăng Đất Khách là một cố gắng chung, với sự góp sức của 18 khuôn mặt văn chương nữ giới tại hải ngoại thuộc nhiều lớp tuổi. Người cao niên nhất, năm nay đã 70. Trẻ nhất, 30. Có người kể chuyện tình, có người viết về xã hội, bên này hay bên kia đại dương, nhưng tất cả đều có chung một tâm cảm Việt nam lưu vong, với mối băn khoăn hay thống khổ bàng bạc trong văn chương hay rõ nét từng lời.
-
Nguyễn Thị Vinh (1924 - 2020) Nhà văn Nguyễn Thị Vinh sinh năm 1924 tại Hà Nội. Bà là một trong ba thành viên cuối cùng của Tự Lực Văn Đoàn.
Trước năm 1975, Nguyễn Thị Vinh giữ chức Chủ Bút và Chủ Nhiệm 2 tạp chí văn nghệ: Tân Phong và Đông Phương. Bà cũng là thành viên của Hội Đồng Giám Khảo Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc VNCH.
Sau 1975 bà tỵ nạn chính trị tại Na Uy, tiếp tục hoạt động văn học trong vai trò Chủ Nhiệm tạp chí văn nghệ Hương Xa. Và là thành viên trong nhóm chủ biên nhà xuất bản Anh Em.
TÁC PHẨM: Hai Chị Em (1953)
Thương Yêu (1954)
Xóm Nghèo (1958)
Men Chiều (1960)
Mười Hoa Trổ Sắc (1967)
Thơ Nguyễn Thị Vinh (1972)
Cô Mai (1972)
Vết Chàm (1973)
Nổi Sóng (1973)
Na Uy Và Tôi (1994)
Cõi Tạm (2001)
Cỏ Bồng Lìa Gốc (2005)