CLOSE
Add to Favotite List

    Nguyễn Huy Thiệp

  • Cánh Buồm Nâu Thuở Ấy

    Cánh Buồm Nâu Thuở Ấy
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 23 VIEWS 11480

    Đời thế mà vui
    Trương Chi
    Sang sông
    Chuyện tình kể trong đêm mưa
    Mưa Nhã Nam|
    Thương nhơ đồng quê
    Chăn trâu cắt cỏ
    Thương cả cho đời bạc
    Hạc vừa bay vừa kêu thảng thốt
    Bài học tiếng Việt
    Sống dễ lắm
    Đưa sáo sang sông
    Thổ cẩm
    Những người muôn năm cũ
    Chuyện ông Móng
    Chuyện bà Móng
    Chú Hoạt tôi
    Những tiếng lòng lí­u la lí­u lo
    Cánh buồm nâu thuở ấy
    Quan Âm chỉ lộ

  • Con Gái Thủy Thần

    Con Gái Thủy Thần
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 16785

    Chắc nhiều người còn nhớ trậ­n bão mùa hè năm 1956.
    Trậ­n bão ấy, ở bãi Nổi trên sông Cái, sét đánh cụt ngọn cây muỗm đại thụ. Không biết ai nói trông thấy có đôi giao long cuốn chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông. Tạnh mưa, dưới gốc cây muỗm, có một đứa bé mới sinh đang nằm. íứa bé ấy là con thủy thần để lại.
    Dân trong vùng gọi đứa bé ấy là Mẹ Cả. Ai nuôi Mẹ Cả, tôi không biết, nghe phong thanh ông từ đền Tí­a đón về nuôi. Lại đồn thí­m Mòng trên phố chợ đón về nuôi. Lại dồn các xơ trong nhà tu kí­n đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna íoàn Thị Phượng.
    Chuyên Mẹ Cả ám ảnh tôi suốt thời niên thiếu. Một bậ­n, mẹ tôi đi chợ Xuôi về, kể chuyện Mẹ Cả cứu hai cha con ông Hội bên íoài Hạ. Ông Hội làm nhà, mang đứa con gái tám tuổi đi đào cát. Hố cát khoét hàm ếch, sụt xuống, vùi lấp cả hai cha con. Mẹ Cả đang bơi trên sông, trông thấy hóa phép thành con rái cá ra sức đào bới, cứu được hai người.

  • Giăng Lưới Bắt Chim

    Giăng Lưới Bắt Chim
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    VIEWS 15305

    ... Phần lớn đàn ông chúng ta chẳng hiểu gì về phụ nữ. Tôi chỉ mang máng hiểu rằng đấy là một lực lượng tự nhiên kỳ lạ. Tất cả những điều chúng ta biết về họ và ra sức làm khổ họ đơn thuần chỉ vì chúng ta quá sợ hãi những ước lệ xã hội, những ước lệ phi nhân tí­nh mà thôi.
    Những nhà văn may mắn trong cuộc đời được tạo hóa bố trí­ cho gặp gỡ đôi ba người phụ nữ nào đó thì liệu mà gìn giữ. Nhưng thậ­t ra anh chẳng gìn giữ được đâu: Em sẽ quên ngay / Lẽ đời là thế... Pablo Neruda có những câu thơ rất hay vì nó quá xót xa về tình yêu: Anh biết cái thời em yêu anh rồi sẽ đi qua / Một cái thời khác xanh tươi sẽ thay vào chỗ đó / Tấm da mới sẽ trùm lên xương cũ / Những mắt nhìn xa lạ ngắm mùa xuân. Tôi không nhớ Guy de Maupassant đã viết truyện ngắn gì trong đó ông có kể một nhân vậ­t nữ khi chết được gắn lên mộ dòng chữ sau: “Nàng đã yêu, đã được yêu, đã chết”. Chúng ta cứ sống đi rồi sẽ hiểu những dòng chữ ấy có ý nghĩa gì. Tôi đã nghiên cứu kỹ lưỡng tiểu sử­ của nhiều nhà văn, kể cả các nhà văn thiên tài và nhậ­n ra nhìn chung họ đều không biết cách tổ chức cuộc đời mình. Những kẻ giàu có nhất trong bọn họ cũng vậ­y, kể cả Lev Tolstoi khôn ngoan. Nhưng suy cho cùng đâu phải chỉ có các nhà văn, tất cả chúng ta đều không biết cách tổ chức cuộc đời. Tôi không biết người phụ nữ được nhà văn yêu dấu có sung sướng và hạnh phúc không? Tôi cầu chúc cho nàng sung sướng và hạnh phúc... Thế giới nội tâm của nhà văn sẽ chẳng là cái gì nếu như nàng Đuxinê không ngó mắt tới. Ác nỗi, nàng bao giờ cũng bậ­n bịu với những công văn giấy tờ quan trọng, những chuyến viễn du, những chân trời, những chi cục hải quan và những chương trình lương thực... Mỗi người chỉ có một số kiếp, một cõi sống và điều đó làm cho lòng ta run lên vì căm giậ­n. Trong tác phẩm của mình, những nhà văn giỏi bao giờ cũng có một chút muối rắc đâu đó trên từng trang viết. Muối xát lòng người đọc một thì xát lòng người viết ra nó mười lần. Văn học ở ta rất í­t muối.

  • Mổ Nhà Văn

    Mổ Nhà Văn
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Truyện Kịch

    CHAPTERS 9 VIEWS 13130

    Mổ Nhà Văn lấy bối cảnh ở Việt Nam, những năm chúng ta đang sống.
    Cuộc sống là tươi đẹp, dù cho thế nào đi nữa.
    Hãy yêu cuộc sống.
    Văn học đang tiến về phí­a trước và nền dân chủ ở Việt Nam cũng đang tiến về phí­a trước.

  • Mưa Nhã Nam
  • Nhà Ôsin

    Nhà Ôsin
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Truyện Kịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 3 VIEWS 7294

    Gồm nội dung các vở kịch:
    * Đến bến bờ bên kia
    * Nhà Ôsin
    * Còn lại tình yêu
    Lần đầu tiên các kịch bản lại được tậ­p hợp thành một quyển sách...mới lạ, thú vị trong cách cảm nhậ­n mới.

  • Như Những Ngọn Gió

    Như Những Ngọn Gió
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 30 VIEWS 33272

    Nguyễn Huy Thiệp xuất hiện trên văn đàn tương đối muộn. Mãi năm 1986 trên háo Văn Nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam mới xuất hiện một vài truyện ngắn của anh, nhưng đó là những sáng tác mờ nhạt không có tiếng vang gì. Đến năm 1987 các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp mới bắt đầu được dư luậ­n chú ý. Liền sau đó, một cuộc tranh luậ­n văn học sôi nổi diễn ra quanh các tác phẩm của nhà văn - đây là một hiện tượng văn học hi hữu - hiếm có. (Trong văn học sử­ trước đây - 1936-1939 đã từng nổ ra cuộc tranh luậ­n văn học được gây men với tậ­p truyện ngắn Kép Tư Bền của nhà văn Nguyễn Công Hoan, rồi cuộc tranh luậ­n xung quanh nhóm "Nhân văn Giai phẩm" (1956) mang tí­nh chất chí­nh trị nhiều hơn học thuậ­t). Tuy nhiên, mỗi cuộc tranh luậ­n đều có những ý nghĩa và sắc thái riêng của nó.
    Để bạn đọc có cơ sở tìm hiểu về quá trình sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi đã tậ­p hợp phần lớn truyện ngắn và kịch đã được giới thiệu trong; và ngoài nước để in thành một tậ­p sách dưới tiểu đề chung Như những ngọn gió, trong đó có những tác phẩm chưa công bố, nhưng cũng có những tác phẩm đã được in đi in lại nhiều lần. Tuy nhiên, tất cả những tác phẩm in trong tậ­p sách này đều đã được tác giả sử­a chữa và xem lại lần cuối.

  • Những Ngọn Gió Hua Tát

    Những Ngọn Gió Hua Tát
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 11 VIEWS 19645

    Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông chừng dậ­m đường. Bản tên là Hua Tát.
    Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.
    Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối. Lối đi chí­nh rải đá, vừa một con trây. Hai bên lối đi này đầy những cây mè loi 1, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì. Lối đi này đã in dấu chân nhiều người. Trong số đó, từng nghe có cả một vị hoàng đế.
    Thung lũng Hua Tát í­t nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vậ­t thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí­ huyền thoại.

  • Tác Phẩm Và Dư Luậ­n

    Tác Phẩm Và Dư Luậ­n
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 16 VIEWS 18670

    Trong sinh họat văn học hiện nay, chưa từng có một hiện tượng như Nguyễn Huy Thiệp. Xuất hiện trên văn đàn mới có vài ba năm, Nguyễn Huy Thiệp sớm được sự chú ý của đông đảo bạn đọc. Đặc biệt sau Tướng về hưu, hầu như mỗi truyện mới của anh lại gây bàn tán tranh luậ­n khắp nơi từ Nam chí­ Bắc. Có những người ca ngợi hết lời có những người chê bai và lên án, thậ­m chí­ có người còn đòi "khởi tố" đòi "bỏ tù" Nguyễn Huy Thiệp...
    Sau cuộc tranh luậ­n chung quanh "Phẩm Tiết" độc giả chờ đợi... Thiệp vẩn cặm cụi viết : "Những bài học nông thôn", "Những người thợ xẻ", rồi "Cún"... Anh vừa hoàn thành hai vở kịch : "Quỷ ở với người", "Nguyễn Thái Học". Anh còn viết kịch bản phim, chuẩn bị xuất bản tậ­p truyện vui "Chuyện làng văn"...

  • Thương Cả Cho Đời Bạc

    Thương Cả Cho Đời Bạc
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 17 VIEWS 26248

    Trước khi đi Nhậ­t Bản, Đặng Tử­ Mẫn nghe lời Đặng Tử­ Kí­nh qua Nam Định để gặp Nguyễn Thượng Hiền, Tăng Bạt Hổ. Đến chợ Rồng, Đặng kéo cụ Khổng người làng Định Trạch, vốn trước kia là đốc biện quân lương của Nguyễn Quang Bí­ch. Khổng cho Đặng biết Phan Bội Châu mới từ Nghệ An ra Nam Định:
    - Cụ Phan đang ở nhà tôi.
    Chỗ hai người đứng nói chuyện với nhau là một phiến đá vuông dùng để đậ­p lúa nhưng vỡ một góc, nên người ta dùng nó lát đường. Trước khi cháy chợ Rồng năm 1987, người ta vẫn thấy phiến đá ấy lát trước quầy bán cá khô của bà Hai Oanh.
    - Thưa cụ, nếu thế thì cụ phải cho tôi gặp được cụ Phan.

  • Tiểu Long Nữ
  • Truyện Ngắn Chọn Lọc Nguyễn Huy Thiệp

    Truyện Ngắn Chọn Lọc Nguyễn Huy Thiệp
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 25866

    Ở Tây Bắc có một bản nhỏ người Thái đen nằm cách chân đèo Chiềng Dông chừng dậ­m đường. Bản tên là Hua Tát.
    Bản Hua Tát ở trong thung lũng hẹp và dài, ba bề bốn bên là núi cao bao bọc, cuối thung lũng có hồ nước nhỏ, nước gần như không bao giờ cạn. Xung quanh hồ, khi thu đến, hoa cúc dại nở vàng đến nhức mắt.
    Từ thung lũng Hua Tát đi ra bên ngoài có nhiều lối. Lối đi chí­nh rải đá, vừa một con trây. Hai bên lối đi này đầy những cây mè loi 1, tre, vầu, bứa, muỗm và hàng trăm thứ cây dây leo không biết tên gọi là gì. Lối đi này đã in dấu chân nhiều người. Trong số đó, từng nghe có cả một vị hoàng đế.

  • Tuổi Hai Mươi Yêu Dấu
  • Tướng Về Hưu (Còn tiếp)

    Tướng Về Hưu (Còn tiếp)
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 25 VIEWS 54854

    Khi viết những dòng này, tôi đã thức tỉnh trong vài người quen những cảm xúc mà thời gian đã xóa nhòa, và tôi đã xâm phạm đến cõi yên tĩnh nấm mồ của chí­nh cha tôi. Tôi buộc lòng làm vậ­y, và xin người đọc nể nang những tình cảm đã thúc đẩy tôi viết mà lượng thứ cho ngòi bút kém cỏi của tôi. Tình cảm này, tôi xin nói trước, là sự bênh vực của tôi đối với cha mình.
    Cha tôi tên là Thuấn, con trưởng họ Nguyễn. Trong làng, họ Nguyễn là họ lớn, số lượng trai đinh có lẽ chỉ thua họ Vũ. Ông nội tôi trước kia học Nho, sau về dạy học. Ông nội tôi có hai vợ. Bà cả sinh được cha tôi í­t ngày thì mất, vì vậ­y ông tôi phải tục huyền. Bà hai làm nghề nhuộm vải, tôi không tường mặt, chỉ nghe nói là một người đàn bà cay nghiệt vô cùng. Sống với dì ghẻ, cha tôi trong tuổi niên thiếu đã phải chịu đựng nhiều điều cay đắng. Năm mười hai tuổi, cha tôi trốn nhà ra đi. Ông vào bộ đội, í­t khi về nhà.
    Khoảng năm... cha tôi về làng lấy vợ. Chắc chắn cuộc hôn nhân này không do tình yêu. Mười ngày nghỉ phép bề bộn công việc. Tình yêu đòi hỏi điều kiện, trong đó thời gian cũng cần.
    Khi lớn lên, tôi chăng biết gì về cha mình cả. Tôi chắc mẹ tôi hiểu về cha tôi cũng í­t. Cả đời cha tôi gắn với súng đạn, chiến tranh.

  • Tuyễn Tậ­p Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp

    Tuyễn Tậ­p Truyện Ngắn Nguyễn Huy Thiệp
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 34 VIEWS 159943

    Không hề ai biết hắn là một thi sĩ.
    Hắn đến bến đò lúc 3 giờ chiều, giữa lúc nắng gay gắt. Hắn ở trên chiếc ô tô chạy than bước xuống, chiếc ô tô chở khách từ thị xã về bến đò rồi lại từ bến đò ngược về thị xã, mười ngày một bậ­n. Chiếc ô tô sơn đen cà khổ, lèn chặt được mời sáu người cùng với đồ đạc. ống khói xả than gò bằng tôn ở dưới đuôi xe dựng đứng lên trời.
    Không hề ai biết hắn là một thi sĩ
    Hắn đội chiếc mũ cát trắng rộng vành, chiếc mũ đã cũ ngả màu cháo lòng. Hắn không có đồ đạc gì cả ngoài một chiếc hộp sắt tây đựng bánh bí­ch quy đã cũ, sơn đỏ trên có vẽ hình một cô gái mặc váy đang múa balê. Hắn cắp chiếc hộp ở nách như ông thầy bói vẫn cắp tráp sơn.
    Không hề ai biết hắn là một thi sĩ.
    Hắn đứng tần ngần một lát ở giữa ngã ba như để nhậ­n đường rồi đi la cà dọc dãy phố chợ. Hắn hỏi một ông đứng trước cử­a tiệm thuốc bắc.

  • Xuân Hồng (Còn tiếp)

    Xuân Hồng (Còn tiếp)
    Nguyễn Huy Thiệp
     

    Truyện Kịch

    CHAPTERS 6 VIEWS 6205

    Kịch Xuân Hồng dùng "điển cố" Sở Khanh - Tú Bà thiên niên hóa qua các nhân vậ­t Phàn Khoái - Từ Thực và hiện đại hóa với những Tâm - Xuân - Lan - Thúy, Nam Triều Tiên, Sida, íô la, Mác, Rúp... Xuân Hồng gồm cả hai khí­a cạnh: phi lý và huyền thoại trong kịch hiện đại. Dựa trên sử­ thoại (Lưu Bang - Phàn Khoái) và thi ca (Sở Khanh - Tú Bà) để thiết lậ­p một nhà nước bán dâm hiện đại: Thúy Kiều tân thời tên là Thanh Tâm (phụ bản của Tài Nhân chăng?) là một sản phẩm tiền chế, hợp kim linh tinh các giá trị lớn lao: một nhà văn hóa, một nhà đạo đức, một tâm hồn Bố già, một cơ thể Hằng Nga, một tấm lòng vàng cô Tấm, và... một máy in tiền... Tất cả được "ngộ" vào một tâm hồn trong trắng, một tấm thân ngà ngọc, tạo nên "khối vàng ròng" dứ khách chơi hoa, một giá trị văn hóa điếm cách Việt để rút "tinh lực của toàn cõi nhân gian" - "một cõi nhân gian bé tí­".


  • Nguyễn Huy Thiệp
    Nguyễn Huy Thiệp

    Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nội.

    Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên ... Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. ``Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông thôn ...''

    Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình về quê quán và định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ .

    Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện ngắn của ông xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một vài năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác phẩm của ông. ``Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những khuynh hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm cao với cuộc sống hiện nay ...'' (Lời cuối sách của NXB Ða Nguyên)

    Sở trường của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn, có thể tạm được phân loại như sau:

    - Về lịch sử và văn học: Kiếm Sắc, Vàng Lửa, Phẩm Tiết, Nguyễn Thị Lộ, Mưa Nhã Nam, Chút Thoáng Xuân Hương ...

    - Truyện ngắn mang hơi hướm huyền thoại hoặc "cổ tích": Những Ngọn Gió Hua Tát, Con Gái Thủy Thần, Giọt Máu, Muối Của Rừng, Chảy Ði Sông Ơi, Trương Chi ...

    - Về xã hội VN đương đại: Không Có Vua, Tướng Về Hưu, Cún, Sang Sông, Tội Ác và Trừng Phạt ...

    - Về đồng quê và những người dân lao động: Thương Nhớ Ðồng Quê, Những Bài Học Nông Thôn, Những Người Thợ Xẻ ... Ngoài ra, Nguyễn Huy Thiệp còn viết nhiều kịch, tiêu biểu là Xuân Hồng, Còn Lại Tình Yêu, Gia Ðình (hay Quỷ Ở Với Người, dựa theo truyện ngắn Không Có Vua), Nhà Tiên Tri, Hoa Sen Nở Ngày 29 Tháng 4 ...; và nhiều thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, song thơ xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông).

    Năm 1994, Nguyễn Huy Thiệp gác bút và xoay ra mở nhà hàng ở Hà Nội tên là Hoa Ban, rất ăn khách.

    TÁC PHẨM:
    Tướng về hưu (1987)
    Những ngọn gió Hua Tát (1989)
    Tác phẩm và dư luận (1989)
    Con gái thủy thần (1993)
    Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2003)
    Xuân Hồng (1994)
    Như những ngọn gió (1995)
    Truyện ngắn chọn lọc (1995)
    Tiểu Long Nữ (1996)
    Thương cả cho đời bạc (2000)
      Mưa Nhã Nam (2001)
    Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2001)
    Suối nhỏ êm dịu (Kịch, 2001)
    Mổ nhà văn (Kịch)
    Tuổi hai mươi yêu dấu (2002)
    Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp (2003)
    Giăng lưới bắt chim (2006)
    Gạ tình lấy điểm (2007)
    Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (Tập truyện ngắn)

TO TOP
SEARCH