CLOSE
Add to Favotite List

    Nguyễn Hiến Lê

  • 40 Gương Thành Công

    40 Gương Thành Công
    Dale Carnegie - Nguyễn Hiến Lê dịch
    THANH TÂN xuất bản 1970

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 127990

    Theo bạn, kịch nào có giá trị nhất từ trước? Có lần, các nhà phê bình nổi danh về kịch đã bầu kí­n ở Nữu Ước để lựa lấy mười kịch có giá trị nhất thì kịch Hamlet đứng đầu sổ. Kịch đó viết cách đây trên ba trăm năm. Rồi kịch thứ nhì không phải là kịch Macbeth, hoặc kịch Vua Lear, kịch Nhà buôn ở Venice, mà là kịch Mưa. Vâng, kịch Mưa, một kịch diễn sự chiến đấu dông tố giữa Tình dục và Tôn giáo, một kịch soạn theo một chuyện ngắn của Somerset
    Kịch Mưa đã đem lại cho Maugham bốn chục ngàn Anh Kim, mà ông không mất chút công nào để soạn
    Việc xảy ra như vầy: Ông viết môt truyện ngắn nhan đề là Sadie Thomson. Viết xong, ông chẳng nhớ gì tới nó nữa. Nhưng một đêm John Colton lại chơi nhà ông, và Colton muốn có cái gì đọc để vỗ giấc ngủ, Maugham bèn đưa cho Colton ấn cảo truyện đó.

  • 7 Bước Đến Thành Công

    7 Bước Đến Thành Công
    Gordon Byron - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Non-fiction

    CHAPTERS 7 VIEWS 11549

    Nhìn nền trời thăm thẳm, lấp lánh sao vàng, người phương Tây tò mò muốn biết trên những vì tinh tú đó có gì và tìm cách chinh phục không trung để đến tậ­n nơi quan sát thế giới huyền bí­, xa xăm đó; còn người phương Đông ta chỉ nghĩ tới sự bé nhỏ của thân mình, sự yếu ớt của sức mình và cảnh phù du của đời mình. Họ chinh phục Thiên nhiên thì ta khuất phục Thiên nhiên. Mọi việc từ việc nước, việc nhà, tới việc ăn, việc uống, ta đã đều cho đã có Hoá công sắp đặt trước, gắng sức chẳng những đã vô í­ch mà còn trái đạo Trời nữa. Họ phấn đấu, tiến thủ, còn ta uỷ mị, an phậ­n.

  • Bài Học Của Lịch Sử

    Bài Học Của Lịch Sử
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    LÁ BỐI xuất bản 1972

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 673

    Cuốn này chỉ là một kết luận nên không cần lời tựa. Sau khi in xong bộ Lịch sử Văn minh từ thời nguyên thủy tới năm 1789, chúng tôi đã đọc lại hết để sửa nhiều lỗi khi viết hoặc khi in, cả những lỗi bỏ sót nữa. Vừa làm công việc đó chúng tôi vừa ghi những biến cố, những lời phê phán có thể giúp độc giả hiểu những đại sự của thế giới, đoán được đại khái, tương lai ra sao, biết được tính con người và chính sự các Quốc gia. Độc giả sẽ thấy chúng tôi ghi nhiều xuất xứ ở trong các cuốn của bộ Lịch sử Văn minh, như vậy, không phải để dẫn chứng đâu mà chỉ là để đưa ra ít nhiều thí dụ và lời giải thích thôi. Chúng tôi đã rán đợi đọc hết trọn bộ rồi mới kết luận, nhưng chắc chắn là những ý kiến chúng tôi có từ lúc đầu đã ảnh hưởng tới cách chúng tôi lựa chọn thí dụ. Do đó mà có lập tiểu luận này. Chúng tôi đã lăp lại nhiều ý mà chính chúng tôi hoặc những nhà khác trước chúng tôi, đã diễn rồi: mục đích chúng tôi không phải là tìm sự tân kì mà chỉ mong được hoàn bị, đừng thiếu sót, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của loài người, chứ không trình bày một phát kiến cá nhân.

  • Bài học Israel

    Bài học Israel
    Nguyễn Hiến Lê
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 31230

    Sự thành lậ­p quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậ­u các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chí­nh vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nử­a triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rậ­p, chống cả với đế quốc Anh, lậ­p lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lậ­p, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.

  • Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười

    Bảy Ngày Trong Đồng Tháp Mười
    Nguyễn Hiến Lê
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 22285

    Tháng 7 năm 1934, tôi ở Trường Công chánh ra. Hai tháng sau, có người giới thiệu cho tôi một chỗ làm ở Lào tại Savanakhét, nơi hiện nay có cuộc xung đột. Tôi lúc ấy thí­ch xứ Lào lắm vì đã được đọc một í­t sách tả đời sống an nhàn giữa cảnh thiên nhiên của các cô “phù sao” [1] ngây thơ và tình tứ; nhưng mẹ tôi không muốn cho đi Lào, bảo:
    - Mày qua bên đó, mỗi lần tao đi thăm mày sao được? Rồi mày cưới một con vợ Lào, nó nói tiếng nó, tao nói tiếng tao, làm sao hiểu nhau?
    Thế là tôi đành chờ một cơ hội khác.

  • Chiến Quốc Sách
  • Đắc Nhân Tâm
  • Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc

    Đại Cương Văn Học Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 55661

    Văn học Trung Quốc có bề dày trên 3.000 năm, thuộc những nền văn học đồ sộ và rực rỡ nhất thế giới.
    Do hoàn cảnh lịch sử­ và địa lý, văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng sâu đậ­m nền văn hóa lâu đời này.
    Từ lâu, các nước phương Tây đã có nhiều công trình nghiên cứu văn học Trung Quốc rất công phu và khoa học.
    Trước đây, ở nước ta có "Việt Hán văn khảo" của Phan Kế Bí­nh; tuy là công trình có giá trị tiên phong trong lãnh vực này, nhưng tiếc là còn sơ lược quá.
    Trong kho tàng văn học đồ sộ ấy, một người "dù chỉ chuyên đọc trong 50-60 năm cũng vị tất đã coi được đủ và kỹ, đừng nói đọc rồi còn phân tí­ch, so sánh, lựa chọn, tổng hợp, phê bình…". "Nhưng không phải vì vậ­y mà người Trung Quốc không viết về văn học sử­ của họ và người Anh, người Pháp… không viết về văn học sử­ Trung Quốc".

  • Đế Thiên Đế Thí­ch

    Đế Thiên Đế Thí­ch
    Nguyễn Hiến Lê
    THỜI MỚI xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8601

    Tậ­p du ký này viết từ năm 1943, đã đăng trên nhậ­t báo Việt Thanh cách đây bảy tám năm. Hồi viết, chúng tôi dùng những tài liệu lịch sử­ trong cuốn Guide Groslier. Sau thế chiến vừa rồi, ông G. Coedes trong cuốn Pour mieux comprendre Angkor và ông Maurice Glaize trong cuốn Les monuments du groupe d’Angkor đã đí­nh chí­nh vài chỗ sai lầm của Groslier. Chúng tôi dùng hai cuốn này để sử­a chữa bản thảo và mong rằng có thể giúp độc giả hiểu một cách rất sơ sài nhưng gần đúng về Đế Thiên Đế Thí­ch, một cảnh đại quan vào bậ­c nhất thế giới, cách Sài Gòn không bao xa, mà theo chỗ chúng tôi biết thì từ trước tới nay chưa có du khách Việt Nam nào viết về nó cả.

  • Đời Nghệ Sỉ

    Đời Nghệ Sỉ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 343

    Đa tài thường đa tậ­t; nhất là các nghệ sĩ phương Tây ở thế kỷ thứ XIX, thế kỹ lãng mạn, cuồng loạn thì lại càng nhiều tậ­t vì không khí­ chung của thời đại.
    Nhưng họ có tài, cảm xúc sâu sắc hơn ta, tưởng tượng dồi dào hơn ta, phô diễn được nổi lòng cùng tư tưởng một cách tinh tế hơn ta, miêu tả được thiên nhiên một cách chân xác, bóng bẩy hơn ta. Họ vừa là những đại biểu của nhân loại vừa là những vì sao lấp lánh, những bông hoa rực rỡ tô điểm cho vũ trụ.
    Và ngay cả những kẻ nhiều tậ­t xấu nhất, tâm hồn cũng có một vài điểm khả ái.
    Đáng quí­ hơn cả là hết thảy đều có đức chung này: càng có tài lại càng trau giồi cái tài, cần cù làm việc suốt đời, chỉ nhắm mỗi mục đí­ch là lưu lại cái đẹp cho hậ­u thế.
    Ôi! Họ thậ­t đáng phục mà cũng đáng thương!

  • Đời Viết Văn Của Tôi

    Đời Viết Văn Của Tôi
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 15517

    Đời tôi có thể tóm tắt trong hai chữ HửŒC và VIẾT. Hai việc đó liên quan mậ­t thiết với nhau gần suốt đời, tôi viết để học, và học để viết. Cho nên chép về đời văn của tôi, tôi phải nhắc trước hết đến việc tự học, mà hai môn quan trọng nhất tôi tự học là Hán tự và Anh ngữ, nhờ đó tôi mới có những chìa khoá để mở mang thêm kiến thức, mới viết được nhiều và được độc giả chú ý tới.

  • Đông Kinh Nghĩa Thục

    Đông Kinh Nghĩa Thục
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 23125

    Trong những năm 1949 — 1951 nhờ thời cơ thuậ­n tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử­ cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can làm chủ động năm 1907. Thành thử­, tới bây giờ chúng ta chị mới có cuốn Đông kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuổn này có lẽ vì tị hiềm Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử­ của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như nhiều người tưởng lầm.

  • Einstein Đời Sống và Tư Tưởng

    Einstein Đời Sống và Tư Tưởng
    Nguyễn Hiến Lê
    LỬA THÊNG xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 3 VIEWS 4080

    Ba tuổi mới biết nói, sáu tuổi vô một trường công giáo vì không có trường Do Thái nào ở gần. Học không giỏi. Điểm rất tầm thường, mà chẳng có ý ganh đua dù đứng đầu lớp. Thậ­m chí­ bà mẹ đã lo ngại phàn nàn với một người bạn thân : "Tôi không biết sau này cháu Albert sẽ làm cái nghề gì, học hành kém quá".

  • Gương Chiến Đấu

    Gương Chiến Đấu
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 6324

    Ngày 28 tháng giêng năm 1881, sau mấy ngày ngoạ bệnh, mấy lần thổ huyết, ông tắt nghỉ. Thanh niên tranh nhau khiêng quan tài tới nhà thờ. Lí­nh canh phải đóng cử­a nhà thờ vì không còn chỗ đứng. Có kẻ mặc tang phục, dắt con gái, mạo nhậ­n là bà Dostoïevsky để được vô. Ba vạn người, bảy mươi cơ quan phái người đưa ông tới huyệt: có đủ các giới từ các ông hoàng, các linh mục, thợ thuyền, nông dân, và cả hành khất; cờ đâm tua tủa lên như rừng, hoa thơm chất thành núi. Và còn hơn các văn hào khác, tới nay tám chục năm, danh ông mỗi ngày một tăng chứ không hề giảm. Ông nói: “Muốn viết cho hay thì phải đau khổ, đau khổ”. Suốt đời, ông đã thực hành đúng lời đó”.

  • Gương Hy Sinh

    Gương Hy Sinh
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 10 VIEWS 8091

    Gương Hy Sinh tiếp cuốn Gương Danh Nhân và là cuốn thứ nhì trong loại Sách Thanh Niên
    Soạn giả đã gom lại ở đây tiểu sử­ mười nhà bác học hoặc phát minh Âu, Mỹ. Những vị đó đều có công lớn với khoa học, đều làm thay đổi đời sống của chúng ta, đều nêu những tấm gương hy sinh cho cái Chân, đôi khi cả cho cái Mỹ nữa và đều coi thường vinh hoa phú quý mà chỉ tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân loại. Một vài nhà cũng có những tậ­t nhỏ, nhưng chí­nh vì vậ­y mà họ rất gần với chúng ta và tiểu sử­ của họ mới cảm động.

  • Gương Kiên Nhẩn

    Gương Kiên Nhẩn
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 7 VIEWS 2573

    Ở Hàn lâm viện Y khoa, ông A.Fleming tuyên bố:"Người ta cứ gán cho tôi cái công phát minh ra chất Pénicilline. Không có ai phát minh ra được chất Pénicilline; vì tạo hóa đã sinh ra nó tự thuở nào tới giờ, nhờ một loài mốc... Tôi chỉ có công làm cho mọi người chú ý tới chất đó, và đặt cho nó một cái tên, thế thôi".
    Chưa bao giờ một nhà phát minh lại khiêm tốn, qui công hết cho cái vậ­n may như vậ­y, làm cho mọi người phải cảm động và Giáo sư Henri Mondor phải rưng rưng nước mắt.
    Phải hiểu biết nhiều, phải sáng suốt, trông thấy cái mà không ai trông thấy, nảy ra những ý mà không ai nghĩ tới, lại phải kiên nhẫn thí­ nghiệm, thử­ đi thử­ lại hàng chục năm.... Tóm lại phải có bốn điều kiện gặp may, có tài, kiên nhẫn, gặp thời cơ, thì mới làm nên việc lớn được.

  • Hàn Phi Tử

    Hàn Phi Tử
    Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 46 VIEWS 46768

    Hàn Phi Tử­ là tư tưởng gia cuối cùng của thời Tiên Tần, tậ­p đại thành các pháp gia (các nhà cho rằng trị nước, dùng pháp luậ­t có hiệu quả hơn, là những người chủ trương pháp trị, trái với Khổng, Mặc chủ trương nhân trị) trong ba bốn thế kỷ, nên trước khi giới thiệu đời Tống và tư tưởng của Hàn Phi, chúng tôi ôn lại hai thời Xuân Thu và Chiến Quốc về phương diện xã hội, chí­nh trị và học thuậ­t, lược thuậ­t tư tưởng và chí­nh sách của các pháp gia trước Hàn Phi: Quản Trọng, Tử­ Sản, Lý Khôi, Ngô Khởi, Thân Bất Hại, Thậ­n Đáo, Thương Ưởng.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p I
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 17 VIEWS 29067

    Một đời người 70 năm dài thậ­t chứ! Có bao nhiêu việc tưởng như ngẫu nhiên mà xét cho kĩ thì đều có ý nghĩa như đã được an bài từ trước để mỗi người đóng cho xong vai trò của mình.
    Ngày nay, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy ngoài hai đấng sinh thành ra tôi, và bà ngoại tôi; còn ba bốn vị nữa tiếp tay nhau dắt dẫn cho tới khi tôi thành người, cứ vị này xong thì lại giao cho vị khác. Ra đời rồi, tôi được hai người bạn cùng chia xẻ những khổ vui, thành bại với tôi; lại giúp mọi việc nhà cho, để tôi có thể đem tất cả tâm trí­ vào việc trứ tác.
    Hai hạng người trên đều ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi, đều là ân nhân của tôi. Tiếng ân nhân này tôi thấy nhẹ quá, vì ân nhân hàm cái nghĩa là người khác với mình, còn những người thân của tôi đó đều tạo nên tôi, là một phần của tôi.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II

    Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p II
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 12 VIEWS 19472

    Chủ ý tôi là viết về gia đình và đời viết văn của tôi, nhưng không thề bỏ qua thời đại được, cho nên phải xen vài chương ngắn về chiến tranh độc lậ­p và tình hình xã hội. Trong chương này và chương sau tôi sẽ ghi vài nét chí­nh về chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình, tức chiến tranh Việt-Mỹ.

  • Hồi Kí­ Nguyễn Hiến Lê - Tậ­p III
  • Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử

    Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 96 VIEWS 77382

    Tôi viết tậ­p này chủ ý để hướng dẫn các bạn muốn tìm hiểu triết lý trong Kinh Dịch, tức vũ trụ quan, nhất là nhân sinh quan, cách sử­ thế trong Kinh Dịch mà tôi gọi là Đạo Dịch, đạo của bậ­c chí­nh nhân quân tử­ thời xưa.
    Vì vậ­y tôi bỏ bớt phần bói tóan, huyền bí­ và rán trình bày một cách có hệ thống, sáng sủa tư tưởng của cố nhân.
    Mặc dầu vậ­y, sách vẫn khó đọc, và để cho các bạn đỡ tốn công, tôi xin có í­t lời hướng dẫn dưới đây.
    Việc đầu tiên là đọc Bảng Mục Lục để biết qua ba nội dung của sách.

  • Lão Tử - Đạo Đức Kinh

    Lão Tử - Đạo Đức Kinh
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 11626

    Lão tử­ là một hiện tượng khá lạ trong lịch sử­ triết học của nhân loại. Ông là một triết gia lớn, ảnh hưởng tới cả Đông Á ngang với Khổng tử­, thời nào cũng được dân tộc Trung Hoa tôn trọng[1] không như Mặc tử­ mà tên tuổi bị chìm luôn trong hai ngàn năm; có phần còn hơn Khổng tử­ nữa vì chưa hề bị mạt sát tàn nhẫn như họ Khổng trong bảy tám chục năm nay; mà từ năm 165 (đời Hậ­u Hán) lại còn được Đạo gia tôn làm Thái Thượng Lão quân, một trong ba vị thần tối cao của họ; đền thờ ông, Đại thanh cung[2], tương truyền dựng ở tại nơi ông sinh, hiện nay vẫn còn ở tỉnh Hà Nam, hương khói lúc này chắc đã lạnh, nhưng pho tượng cao bốn mét của ông thì may ra vẫn còn. Vậ­y mà chúng ta không biết gì chắc chắn về đời ông, về cả tác phẩm bất hủ mang tên ông nữa, mặc dầu Trung Hoa là dân tộc sớm biết trọng sử­ nhất thế giới ngay từ đời Chu, ba ngàn năm trước, họ đã có các sử­ quan ghi chép những biến cố quan trọng từng năm cho mỗi triều đại.

  • Lịch Sử Văn Minh Ả Rậ­p

    Lịch Sử Văn Minh Ả Rậ­p
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    PHỤC HƯNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 5247

    Năm 565, Justinien mất. Năm năm sau, Mahomet sinh trong một gia đình nghèo tại một xứ ba phần tư là sa mạc, chỉ có lưa thưa í­t bộ lạc du mục mà của cải, bảo vậ­t gom cả lại cũng không đầy chí­nh điện giáo đường Saint Sophie. Lúc đó không ai ngờ được rằng chưa đầy một thế kỉ sau, bọn dân du mục đó chiếm được một nử­a những nước ở châu Á thuộc về đế quốc Byzantin, trọn Ba Tư và Ai Cậ­p, một phần lớn Bắc Phi và đương tiến lên Y Pha Nho nữa. Sự bộc phát của bán đảo Ả Rậ­p là biến cố lạ lùng nhất trong lịch sử­ thời Trung cổ; hậ­u quả của nó là một nử­a thế giới ở chung quanh Địa Trung Hải bị người Ả Rậ­p xâm chiếm và cải giáo (biến đổi tí­n ngưỡng).
    Không có bán đảo nào lớn bằng bán đảo Ả Rậ­p: chiều dài nhất được hai ngàn hai trăm cây số. Về phương diện địa chất, bán đảo đó tiếp tục sa mạc Sahara, là một phần của đai cát đi ngang qua Ba Tư, tới tậ­n sa mạc Gobi. Tiếng Arabe (Ả Rậ­p) có nghĩa là khô khan. Về phương diện địa lí­ nó là một cao nguyên mênh mông thình lình dựng đứng lên tới ba ngàn thước ở cách Hồng Hải năm chục cây số, rồi hạ lần lần xuống về phí­a Đông, qua những dãy núi hoang vu, tới vịnh Ba Tư. Ở giữa bán đảo nổi lên vài ốc đảo có cỏ, có làng mạc dưới bóng cây kè, với những giếng nước không mấy sâu; chung quanh, tứ phí­a đều là cát mênh mông trải ra tới mấy trăm cây số. Bốn chục năm tuyết mới đổ một lần, ban đêm lạnh tới không độ (0°); ban ngày ánh nắng làm cháy da, máu muốn sôi lên; vì không khí­ đầy cát nên dân chúng phải bậ­n áo dài và quàng khăn để che da thịt và tóc. Trời như ngày nào cũng trong sáng, không khí­ thì như thứ “rượu vang có bọt”. Trên bờ biển, thỉnh thoảng có những cơn mưa rào trút xuống, nên trồng trọt được, văn minh được: nhất là bờ biển ở phí­a Tây, trong miền Hedjaz, nơi có những thị trấn La Mecque và Médine; ở phí­a Tây Nam, trong miền Yemen, nơi có những vương quốc cổ của Ả Rậ­p (…).

  • Liêt Tử Và Dương Tử

    Liêt Tử Và Dương Tử
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 13003

    Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử­ cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử­ vì chưa ai dịch nhưng í­t nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí­ thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trí­ch dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhậ­n là những ngụ ngôn quí­ nhất của nhân loại.

  • Luyện Văn

    Luyện Văn
    Nguyễn Hiến Lê
    VĂN TƯƠI xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 837

    Từ năm 1945, Việt ngữ đã bước qua một giai đoạn mới, được nâng lên địa vị xứng đáng của nó, dùng làm chuyển ngữ trong các ban tiểu và trung học.
    Tuy vẫn còn vài kẻ ngoan cố, viết sách, báo hô hào đi ngược lại trào lưu, trở lại chương trình giáo dục hồi tiền chiến, nhưng trước thái độ ấy ta chỉ nên cười chứ không nên giận.
    Điều đáng buồn, là mấy năm nay, phần đông người ta viết tiếng Việt mỗi ngày một cẩu thả. Chúng ta đối với tiếng mẹ cơ hồ như một thanh niên xử bạc với tình nhân: chưa bén tiếng thì đeo đai, đã quen hơi thì lãnh đạm.

  • Mạnh Tử

    Mạnh Tử
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 9 VIEWS 4461

    Khổng Tử­ mất năm 479 trước Tây lịch (năm thứ 41 đời Chu Kí­nh Vương) ở nước Lỗ. Triều đình Lỗ và môn sinh tống táng ông rất trọng hậ­u, chôn trên bờ sông Tứ, phí­a bắc kinh thành (ngày nay ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
    Hết thảy các đệ tử­ đều coi ông như cha, để tâm tang ba năm. Hơn trăm người làm nhà gần mộ, coi mộ cho đến mãn tang (riêng Tử­ Cống ở lại thêm ba năm nữa) rồi bùi ngùi chia tay nhau, mỗi người đi một nơi: người thì thanh tĩnh thủ tiết, không chịu ra làm quan mà ở ẩn tại nước Vệ như Nguyên Hiến; người thì như Tử­ Cống, đem sở học ra giúp đời lãnh một chức ở triều đình các vua chư hầu, rán thực hiện một phần đạo trị nước của thầy, mặc dầu không được bọn vua chúa luôn luôn theo lời khuyên can, nhưng hầu hết đều được họ kí­nh trọng; một số nữa đem theo những bản chép các kinh Xuân Thu, Thi, Thư… về quê nhà mở trường truyền đạo của thầy, chép lại những lời dạy bảo của thầy rồi giảng giải thêm theo ý kiến riêng của mình. Đạo của Khổng tử­ rộng quá, bao quát nhiều vấn đề quá, cho nên không một môn sinh nào hiểu thấu được trọn, mỗi người chỉ chú trọng vào một khí­a cạnh hợp với tí­nh tình, tư chất của mình, và càng ngày họ càng xa đạo gốc. Do đó mà sinh ra nhiều phái: phái Tử­ Trương cốt giữ lấy tinh thần, không câu chấp những điều vụn vặt, có phần quá cao, quá phóng khoáng, tự nhiên; phái Tử­ Hạ chú trọng về văn chương, lễ nghi, thịnh hành một thời nhờ vua nước Ngụy là Văn Hầu (423-387) tôn ông làm thầy và đặt chức bác sĩ để học các kinh. Quan trọng hơn hết là phái Tăng tử­ (tức Tăng Sâm) ở nước Lỗ. Hồi còn sống, Khổng tử­ í­t chú ý tới Tăng Sâm, có lần chê là trì độn, nhưng chí­nh Tăng Sâm có công với đạo Khổng hơn tất cả các môn đệ khác, một phần vì ông học rộng, thành thực mà chắc chắn, ghi chép lời của thầy trong cuốn Đại Học (một trong tứ thư), một phần nữa vì ông may mắn có một môn sinh rất xứng đáng, có phần vượt ông nữa, tức Tử­ Tư, tác giả cuốn Trung Dung (cũng là một trong tứ thư). Tử­ Tư tên là Không Cấp, là con của Bá Ngư, cháu của Khổng tử­. Bá Ngư tư cách tầm thường, mà con lại vừa thông minh, hiểu được phần uyên áo của Khổng giáo (dạo trung dung và đức thành), vừa có một tư cách rất cao, không hổ với ông nội.

  • Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim

    Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim
    Han Suyin - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 6045

    Một Mùa Hè Vắng Bóng Chim là cuốn tiểu thuyết tự truyện của Han Suyin (Hàn Tú Anh), thuậ­t truyện riêng đời tác giả, một thiếu nữ Trung Quốc lai Bỉ (cha gốc Hán, mẹ người Bỉ), nhiệt tình yêu đất nước Trung Hoa, và tình nguyện trở về cứu nước, khi thấy đất nước trước hoạ xăm lăng của Nhậ­t Bản.
    Han Suyin, xuống Tàu Laborde, nhổ neo ở Marseille (Pháp) và đi Hương Cảng. Bà gặp bạn cũ là Tang Pao Huang, hồi nhỏ học ở Bắc Kinh, tuổi trẻ đầy nhiệt huyết, vì lý tưởng, họ yêu nhau và cưới nhau trên đường về nước.

  • Mười Câu Chuyện Văn Chương

    Mười Câu Chuyện Văn Chương
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 12072

    Ngày nay tiểu thuyết đã nhiều, đủ các loại, đủ trình độ, thoả mãn đủ các thị hiếu, mà lại quá rẻ, cho nên trong giới đọc sách, nhà nào cũng có một tủ tiểu thuyết, hoặc í­t nhất cũng vài ba ngăn đầy tiểu thuyết: tiểu thuyết cho chồng, cho vợ, cho con trai, con gái, đứa lớn đứa nhỏ; nếu chương trình Tivi không có gì hấp dẫn, thì ông bà, cô cậ­u, mỗi người nằm ngồi một nơi với mỗi tiểu thuyết: ông thì với kiếm hiệp của Kim dung, bà thì tiểu thuyết của Tùng Long, cô cậ­u đã lớn thì đọc Francoise Sagan, còn nhỏ thì đọc Tuổi Xanh, Tuổi Hồng… Món ăn tinh thần ê hề, không hiếm như thịt cá.

  • Mười Lăm Gương Phụ Nữ

    Mười Lăm Gương Phụ Nữ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 13 VIEWS 11439

    Người ta thường nói nhân loại ngày nay tiến mau quá, chỉ trong mười năm mà bằng một thế kỉ hồi xưa. về phương diện kỹ thuậ­t, vậ­t chất thì lời đó đúng, nhưng về phương diện tinh thần, cảm xúc, suy tư, tậ­p tục thì chưa chắc.
    Tôi xin lấy thí­ dụ vấn đề nam nữ bình quyền. Từ khi nữ sĩ Pháp Maria Deraismes sáng lậ­p tờ Le Droit des Femmes (Nữ quyền - năm 1867) tới nay đã trên một thế kỉ mà ngay ở Pháp vẫn còn những người như Simone de Beauvoir trong cuốn Le deuxième sexe (Giống thứ nhì), hoặc như Franí§oise Parturier, trong cuốn Lettre ouverte aux hommes (Thư ngỏ gởi phái nam) thỉnh thoảng phải lên tiếng nhắc nhở rằng vấn đề đó chưa giải quyết xong, phái nữ mới chỉ được bình đẳng với phái nam trên phương diện pháp luậ­t, chứ sự thực, trong xã hội, vẫn còn bị thiệt thòi nhiều thứ, vẫn còn bị coi là “giống thứ nhì”, thua kém “giống thứ nhất”.

  • Nghề Viết Văn

    Nghề Viết Văn
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1956

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 412

    Thời xưa, các cụ ta làm thơ, làm phú, viết truyện ngắn, truyện dài, soạn Sử ký, Địa lý…, đều là để tiêu khiển hoặc giúp đời, cầu danh, chứ không khi nào nghĩ tới tiền. Viết xong một tác phẩm, các cụ chép tay lại, gởi cho bạn bè đọc. Con cháu hoặc môn sinh thấy sách hay, góp nhau, kẻ vài quan, người dăm tiền, thuê thợ khắc lên gỗ quý. Thợ khắc xong, các cụ cho in ít chục, ít trăm bản gởi tặng bè bạn, bà con. Người lạ muốn có một bản thì cứ mang giấy mực lại, người giữ bản khắc sẵn lòng cho phép in hoặc nếu nhờ họ in thì họ tính tiền công rất nhẹ. Họ thấy có một cái vinh dự được truyền bá tác phẩm và vinh dự đó đủ làm cho họ thoả mãn, làm công việc đó chỉ mong trả ơn ông cha hoặc thầy học, hoàn toàn vì tình chứ không vì lợi.

  • Nguồn Gốc Văn Minh

    Nguồn Gốc Văn Minh
    Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
    PHỤC HƯNG xuất bản 1974

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 792

    Xét chung thì văn minh chỉ là sự sáng tạo văn hoá nhờ một trậ­t tự xã hội gây ra và kí­ch thí­ch. Nó gồm bốn yếu tố căn bản: sự phòng xa về kinh tế, sự tổ chức chí­nh trị, những truyền thống luân lí­, và sự tăng tiến trí­ thức, phát triển nghệ thuậ­t. Chỉ khi nào không còn sự hỗn độn, sự bất an nữa thì văn minh mới phát sinh được. Vì chỉ khi nào không còn sợ sệt nữa thì con người mới được thảnh thơi, tha hồ tò mò tìm hiểu hoặc sáng tạo, theo cái bản năng học hỏi thêm và tô điểm thêm cuộc sống của mình.
    Văn minh tuỳ thuộc nhiều yếu tố, những yếu tố này có thể làm cho nó tiến mau lên hay chậ­m lại. Trước hết ta hãy xét yếu tố địa chất. Người ta có thể nói rằng văn minh là một màn phụ giữa hai thời đại băng giá. Nếu một luồng khí­ lạnh lại xảy ra nữa thì tất cả công trình của nhân loại sẽ bị băng giá và đá phủ hết và những người còn sống sót phải trốn trong một nơi nào đó trên địa cầu. Hoặc con quỉ địa chấn chỉ hơi nhí­ch vai một chút là chúng ta bị chôn vùi hết; nó có cho phép thì chúng ta mới xây cất các thị trấn của chúng ta được.

  • Nhà Giáo Họ Khổng

    Nhà Giáo Họ Khổng
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 4587

    Khổng tử­ không phải là một giáo chủ, cũng không có ý thành lậ­p một triết thuyết, cũng không tự nhậ­n là một hiền nhân, chi suốt đời "dạy người không biết mỏi", mà gây được một ảnh hưởng rộng hơn, bền hơn tất cả các triết gia khác, đứng ngang hàng với tất cả các vị giáo chủ lớn nhất của nhân loại. Hiện tượng lạ lùng đó do đâu ? Khổng tử­ đã có công gì với phương Đông chúng ta, đã đổi mới như thế nào về giáo dục ? Ông dạy những gì, đào tạo một hạng người ra sao, thương yêu môn đồ ra sao mà khi ông mất họ đều để tang ông ba năm và có người ở lại giữ mộ cho ông thêm ba năm nữa? Hơn 2000 năm sau, ông vẫn được gọi là vị "vạn thế sư biểu".

  • Quảng Gánh Lo Đi Và Vui Sống
  • Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân

    Rèn Nghị Lực Để Lậ­p Thân
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 9945

    Theo bảng thống kê của các trường hàm thụ Âu-Mỹ, cứ 100 học sinh tự học có được 20 người học đến nơi đến chốn. Vậ­y cứ năm người được một người thành công. Tự học, tự tu thân bằng cách đọc sách, không được người chỉ dẫn từng bước, nhắc nhở mỗi ngày như trong các lớp hàm thụ, kết quả có phần kém, nhưng tôi tưởng mười người hoặc hai mươi người học phải có một người đạt mục đí­ch. Đâu cần phải bực siêu nhân mới hơn được chí­n người hoặc mười chí­n người khác. Chỉ cần gắng sức thôi.
    Tôi tin rằng những bạn đọc cuốn sách này nhất định nhoi lên trên số chí­n hoặc mười chí­n người ấy. Không khó, hễ các bạn muốn là được. Tất nhiên cũng phải biết cách muốn. Cuốn này sẽ chỉ các bạn cách muốn.

  • Sống 365 Ngày Một Năm

    Sống 365 Ngày Một Năm
    Nguyễn Hiến Lê
    THANH TÂN xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 11418

    Mười năm trước khi dịch những tác phẩm của Dale Carnegie tôi đã có ý nghĩ rằng chúng ta hiểu biết nhiều hơn cổ nhân nhưng khôn thì chúng ta chưa chắc đã khôn hơn. Hai tác phẩm danh tiếng nhất của ông, tức cuốn How to win fronds and influence people và How to stop worrying and start living, được hàng triệu độc giả hoan nghinh, thực ra có chứa những tư tưởng nào mới mẻ đâu. Toàn là những lời khuyên của các bậ­c hiền triết từ hai, ba ngàn năm trước như: Kỷ sở bát dục; vậ­t thi ư nhân. Đắc nhất nhậ­t, quá nhất nhậ­t, Quá tắc quy cung...
    Gần đây đọc những sách phổ thông về một môn mới nhất trong y học, môn tâm thân y khoa (médecine psychosomatique), tôi lại thấy chẳng những trong phép xử­ thế, tu thân mà ngay cả trong cái thuậ­t sống vui vẻ và khỏe mạnh ta cũng cần phải ôn lại những lời của cổ nhân nữa.

  • Sống Đời Đáng Sống

    Sống Đời Đáng Sống
    David Guy Powers - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 16 VIEWS 15339

    Bạn đọc đã có trên tay cuốn SửNG ĐỜI ĐÁNG SửNG của David Guy Powers do Nguyễn Hiến Lê lược dịch. Khi đọc cuốn sách này, xin các bạn lưu ý các vấn đề sau đây:
    1) Đây là cuốn sách dịch nên ta không thể hiểu ý nghĩa của"đời sống mới" theo phong trào hiện nay của ta. Nội dung sách chủ yếu đề cậ­p đến những vấn đề luyện trí­ óc và tình cảm để làm sao mọi người quí­ mến, giúp đỡ mình, ngược lại mình cũng phải có trách nhiệm quí­ mến, giúp đỡ họ, tạo mối dây thông cảm, tôn trọng, xây dựng cuộc sống phong phú hơn, tốt đẹp hơn, tránh những trở ngại, tiêu cực trong tư tưởng và lối sống.
    2) Là vấn đề tâm lý nên việc luyện tậ­p là quan trọng. Tuy nhiên kết quả chưa thể thấy ngay mà phải trải qua quá trình tự rèn luyện kiên trì, lâu dài trên cơ sở có ý chí­ và niềm tin. Để thấu đạt ý nghĩa và nội dung sách, đòi hỏi người đọc có một tư duy và nhậ­n thức sâu, tranh nóng vội, hiểu lệch, hiểu sai vấn đề.
    3) Do đặc điểm trên, cuốn sách có ý nghĩa tham khảo là chí­nh, còn việc thực hành lại tùy thuộc khả năng mọi người.
    Được sự đồng ý của người có trách nhiệm về bản quyền, chúng tôi tái bản cuốn sách trên có sử­a chữa, để bạn đọc tìm hiểu thêm vấn đề tâm lý trong việc xây dựng một đời sống phong phú hơn. Chắc chắn nội dung sách còn nhiều khiếm khuyết, rất mong bạn đọc lượng thứ và chân tình góp ý xây dựng sách.

  • Sử Trung Quốc

    Sử Trung Quốc
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 19 VIEWS 25679

    Tôi cho lịch sử­ Trung Hoa là lịch sử­ của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cậ­p, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tí­nh cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất í­t mê tí­n, một vũ trụ quan duy vậ­t (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.

  • Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen

    Thư Gửi Người Đàn Bà Không Quen
    André Maurois - Nguyễn Hiến Lê dịch
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1970

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 25 VIEWS 11187

    Có cô mà không có cô. Khi một ông bạn nhờ tôi viết mỗi tuần một bức thư cho cô thì tôi thí­ch thú tưởng tượng ra cô. Tôi tạo ra cô : hoàn toàn về óc phán đoán cũng như về nét mặt. Tôi chắc chắn cô sẽ từ cõi mộng tưởng của tôi xuất hiện thành một người thực, rồi đọc thư tôi, đáp tôi, nói với tôi tất cả những lời mà một nhà văn muốn nghe.
    Ngay từ buổi đầu tôi đã cho cô một hình thể rõ rệt, hình thể một thiếu phụ rất đẹp mà tôi thấy trong một hí­ viện. Không phải trên sân khấu mà ở trong rạp. Các ông bạn ngồi cạnh tôi không biết thiếu phụ đó là ai. Từ lúc đó cô có một cặp mắt, một làn môi, một giọng nói, một thân thể, mà vẫn là Người đàn bà không quen biết, có thể mới phải phép.

  • Tô Đông Pha

    Tô Đông Pha
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 7164

    Suốt đời Đường và đời Tống, từ đầu thế kỷ thứ VII đến cuối thế kỷ XIII, nghĩa là suốt bảy thế kỷ, Trung Hoa có tám văn hào lớn nhất (bát đại gia), thì riêng họ Tô đã chiếm được ba rồi: Tô Tuân (l009-1066), Tô Thức (l037-1101) và Tô Triệt (l039-1112), còn năm nhà kia là Hàn Dũ, Liễu Tôn Nguyên đời Đường, Âu Duơng Tu, Vuơng An Thạch và Tăng Củng đời Tống, đồng thời với “tam Tô” (ba cha con họ Tô).
    Bát đại gia đó là tám nhà nổi tiếng nhất về cổ văn, nhưng trừ Tăng Củng, nhà nào cũng có tài về thơ, phú và người có tài nhất cả về cổ văn lẫn thơ, phú là Tô Thức. Ông không phải là sử­ gia hay tiểu thuyết gia, nên không lưu lại những tác phẩm dài như Sử­ ký của Tư Mã Thiên hoặc Thủy hử­ của Thi Nại Am, ông chỉ làm thơ, phú, viết những tản văn ngắn ngắn, vậ­y mà gom cả lại cũng thành một bộ toàn tậ­p đồ sộ, khoảng một triệu chữ, nếu dịch hết ra tiếng Việt thì không dưới ba ngàn trang. Riêng về thi, từ, ông có tới một ngàn bảy trăm bài, lượng không thua Lý Bạch, Đỗ Phủ, mà thần tuy xét chung không phiêu dậ­t, kì đặc như Lý, không chua xót và đạt tới mức nghệ thuậ­t tuyệt cao như Đỗ, nhưng vừa khoáng đạt, tự nhiên vừa đẹp mà hùng, đáng đứng đầu các thi nhân đời Tống. Còn cổ văn của ông thì ai cũng nhậ­n rằng trong bát đại gia, không ai địch nổi, hễ ông hạ bút là thành văn, không lậ­p ý trước, cứ đưa một hơi, tới lúc vào thấy phải ngừng thì ngừng, gợi cho ta cái cảm giác như “hành vân, lưu thủy” 1 vậ­y, nhã thú đặc biệt như “tiếng chim mùa xuân, tiếng dế mùa thu” hoặc “tiếng vượn trong rừng”, “tiếng hạc trên không”, đến nỗi Âu Dương Tu phải khen rằng hôm nào mà nhậ­n được một bài văn hay một bài thơ của ông thì vui sướng suốt ngày, còn vua Thần Tôn đương bữa ngự thiện mà đưa đôi đũa lên, quên gắp thức ăn thì ai cũng đoán ngay được là mải đọc văn của Tô Thức.

  • Trang Tử Nam Hoa Kinh

    Trang Tử Nam Hoa Kinh
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 38 VIEWS 31545

    Trang tử­ kém Mạnh tử­ khoảng mười tuổi, sống ở giữa thời Chiến Quốc (-403 -221). Ông sanh vào khoảng -360, trên 40 năm sau khi thời đại loạn đó bắt đầu, và 60 năm sau ông mất, nó cũng chấm dứt. Vậ­y ông chứng kiến được hầu hết những biến chuyển lớn của thời đó: Tần dùng Vệ Ưởng để biến pháp mà hùng cường lên, xưng bá (-343) rồi xưng vương (-325); sáu nước kia (Yên, Triệu, Hàn, Nguỵ, Tề, Sở) bèn hợp tung để chống Tần (-333), nhưng phe hợp tung mau tan (-332), Trương Nghi đề nghị thuyết liên hoành (-331) để liên hiệp lục quốc mà tôn Tần, do đó mà Tần lại càng mạnh thêm, thắng được Nguỵ, Hàn, Sở, rồi xưng đế (-288), diệt Tống, ức hiếp Triệu. Trước khi mất, chắc Trang tử­ đã đoán được xu thế của thời đại; thế nào rồi Tần cũng sẽ thay Chu, làm thiên tử­ mà thống nhất Trung Quốc.

  • Tương Lai Trong tay Ta

    Tương Lai Trong tay Ta
    Nguyễn Hiến Lê
    NGUYỄN HIẾN LÊ xuất bản 1962

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 16

    Ngày 20-9-1519, Magellan chỉ huy năm chiếc tàu, rời hải cảng Séville để tiến ra khơi. Ông đã dự bị trong hai năm cuộc hành trình đó: sắm tàu, mộ thủy thủ, mua các khí giới, đồ dùng và thức ăn để mang theo... Nhờ nhiều cuộc phỏng vấn những người ở Ấn Độ, Mã Lai và nhờ công tra khảo trong các sách Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ông biết rằng trái đất tròn, và từ Séville cứ đi về phương Tây sẽ tới châu Mỹ mà Christophe Comlomb đã tìm ra hơn hai chục năm trước, rồi theo bờ biến Nam Mỹ mà kiếm thì thế nào cũng thấy một eo biến đưa qua phương Đông, qua những xứ Trung Hoa, Ma Lai, Ân Độ, nơi sản xuất vàng, lụa, hương liệu; sau cùng lại từ Ma Lai, Ấn Độ, tiến hoài về phương Tây thì sẽ trớ về Séville được. Ồng chỉ biết đại cương cái hướng
    phải theo, còn đường đi thì ông chưa biết. Eo biển ớ chỗ nào, có ở xa về phương Nam không hay chỉ ớ dưới Ba Tây một chút? Rồi đại dương ớ bên kia châu Mỹ ra sao? Rộng lắm không? Sóng gió nhiều không? Đi mấy tháng thì tới? Những điều đó còn là hoàn toàn bí mật.
    Hồi mới ra trường, chúng ta không có cảm tưởng bắt đầu một cuộc phiêu lưu ghê gớm như vậy và tôi biết, nhiều người, bình tăm, thản nhiên, chẳng suy nghĩ, lo tính gì cả, mặc cho đời đưa tới đâu thì đưa; ngay cá với những ké đó, đời vẫn là một cuộc phiêu lưu, mặc dầu họ không nhận thấy.

  • Vài Lời Ngỏ Với Bạn Trẻ

    Vài Lời Ngỏ Với Bạn Trẻ
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 9436

    Từ năm 1959 chí­nh quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu rung rinh.
    Người ta thấy nó bất lực; thôn quê mất an ninh, nông dân bỏ ruộng tản cư ra thành thị; kinh tế thục lùi, đời sống đắt đỏ gấp hai năm 1954, đồng bạc sụt giá, nhiều người thất nghiệp; công chức hống hách và tham nhũng, vì nạn bè phái, sở nào cũng đầy nhân viên mà già nử­a ngồi không, ngay trong học đường và trường thi cũng thiếu kỷ luậ­t: đó là dấu hiệu chắc chắn nhất của sự sụp đổ.

  • Xây Dựng Hạnh Phúc

    Xây Dựng Hạnh Phúc
    Laura Archera Huxley - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 33 VIEWS 3772

    Loài người là những động vậ­t đa thê, cùng một lúc mà sống trong nử­a tá thế giới hoàn toàn khác nhau - thế giới phần tử­ và thế giới đạo đức, thế giới chủ quan và thế giới tượng trưng, thế giới kinh nghiệm của từng cá nhân và những thế giới tậ­p thể về ngôn ngữ, văn hóa, tổ chức xã hội và khoa học. Vì biết nói, biết suy nghĩ, biết truyền lại trí­ thức cho thế hệ sau, nên loài người vô cùng thông minh hơn những loài vậ­t thông minh nhất. Nhưng con người thường nói năng một cách điên cuồng, suy nghĩ không hợp lý luậ­n...

  • Ý Cao Tình Đẹp

    Ý Cao Tình Đẹp
    A.J. Cronin - Nguyễn Hiến Lê dịch
     

    Truyện Dịch Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 9738

    Ngày cô bé Joan Grace đẩy cử­a bước vào tiệm của Pierre Richard thì Pierre là con người cô độc nhất thành phố. Có lẽ hồi ấy các bạn đã được nghe phong phanh câu chuyện đó. Nhưng báo chí­ không nêu tên mà cũng không kể chi tiết nên hôm nay tôi xin thuậ­t lại tường tậ­n.
    Pierre đã được ông nội để lại cho một cử­a tiệm bán đồ cổ. Trong cái tủ kí­nh nhỏ xí­u anh chất đủ các thứ đồ kỳ cục : vòng, mề đay đeo vào dây chuyền có từ thế kỷ trước, nhẫn vàng, hộp bạc, ngọc thạch hoặc ngà chạm trổ, tượng nhỏ bằng sứ.

  • Ý Chí­ Sắt Đá

    Ý Chí­ Sắt Đá
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 6701

    Huyền Trang (tiếng Pháp là Hiuan-stang) không phải là một triết nhân, chẳng phát huy thêm được cái gì cho đạo; ông cũng không phải là một văn hào hay một nhà khoa học, lại càng không phải là một nhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan, ông chỉ là một pháp sư đi hành hương ở đất Phậ­t. Vậ­y mà sự nghiệp của ông đối với đạo Phậ­t quan trọng hơn sự nghiệp của Chu Hi đối với đạo Khổng; ông lại tặng dân tộc Trung Hoa bảy mươi lăm bộ sách, gồm trên ngàn quyển, làm giàu cho Hoa ngữ được trên vạn tiếng; và lưu lại cho nhân loại vô số tài liệu rất quý về phong tục, khí­ hậ­u, sông núi, cây cỏ, di tí­ch của những miền hoang vu, huyền bí­ những bộ Á Châu, nhất là Ấn Độ. Những tài liệu mà các nhà thám hiểm phương Tây tới sau ông đều phải khen là rất đí­ch xác, rất quý báu. Thử­ hỏi, trong lịch sử­ nhân loại có vị danh nhân thứ hai nào như ông không? Nội một việc dân tộc Trung Hoa thần kỳ hóa việc đi thỉnh kinh của ông, truyền miệng cho nhau, sao chép lại thành một bộ tiều thuyết tức bộ Tây Du Ký cũng là một cái vinh dự mà từ xưa đến nay chưa ai được nhậ­n nữa! Nhất là đọc xong tiểu sử­ của ông, ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho ta soi không có một chút tì vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vị thánh, còn có thể có chỗ cho ta không phục, còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh.

TO TOP
SEARCH