CLOSE
Add to Favotite List

    Nghiêm Xuân Hồng

  • Cách Mạng và Hành Động

    Cách Mạng và Hành Động
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 8 VIEWS 12224

    Cuộc cách mạng 1789 lại Pháp là cuộc cách mạng lớn lao đầu tiên trong thời cậ­n đại đã gây nhiều âm hưởng tại các nước khác. Do cuộc biến chuyển đó, tới ngày nay, dân tộc Pháp vẫn được giữ cương vị một dân tộc tiền tiến để cổ xuý những khẩu hiệu tự do, bình đẳng, cùng các nhân quyền khác. Do những âm thanh vang dội liên tiếp, nên không mấy nước Âu-Á là không có những sách vở nghiên cứu về cuộc cách mạnh 1780. Tới nay, hầu hết những người đọc sách đều có những ý niệm í­t nhấl là khái quát về cuộc cách mạng Pháp, về hoàn cảnh xã hội Pháp thời đó, cùng những nguyên nhân đã phôi thai ra cách mạng. Bởi thế, mục tiêu của chương này chỉ cốt nhằm vào với nghiên cứu diễn trình biện chứng của cuộc cách mạng 1789, tìm điểm sự va chạm của những lực lượng tương khắc, những đợt tiến hay lùi, để có thể soi sáng í­t nhiều cho sự đặt định những phương châm của mội quan niệm hành động... Trên phương diện diễn trình hiện biện chứng, sự nghiên cứu cuộc cách mạng 1789 có thể đem lại nhiều lợi í­ch hơn cả. Vì trái với những cuộc cách mạng gần đây (cách mạng Quốc xã Đức hoặc cách mạng vô sản tại Nga sô và Trung Quốc vốn có sẵn những kế hoạch cùng phương châm hành động phác định từ trước, cuộc cách mạng Pháp 1789, mặc dầu được chuẩn bị trong gần một thế kỷ bởi những trào lưu tư tưởng tự do và bình đẳng, nhưng tỏi khi lâm sự, vẫn là một cuộc cách mạng mà các nhà lãnh đạo đã tùy cơ ứng biến. Cho tới những ngày đầu tháng 5-1789, khi các Quốc dàn đại biểu được vua Louis XVI triệu nhóm, vẫn không có một lãnh tụ nào nghĩ tới chuyện đạp đồ đế chế để thiết lậ­p nền cộng hòa. Ngay cho tới ngày 11-7-1789, sau khi dân chúng Paris đã võ trang đánh chiếm ngục Bastille và chặt đầu viên Thống đốc bêu lên ngọn giáo, vẫn không có một người nào nghĩ tới việc đạp đổ đế chế... Hoài vọng của các đoàn đại biểu lúc đó chỉ là muốn đạt tới sự ban hành một bản hiến pháp để giới hạn bớt uy quyền nhà vua, cùng những quyền lợi quá đáng của quý tộc và tu sĩ... Nhưng một khi đã mở màn, cuộc xung dội ngày càng trở nên gay go. Đứng trước thái độ ngoan cố của những đg cấp ưu đãi. Trước thái độ vừa nhu nhưọc vừa muốn âm mưu của nhà vua, các tầng lớp dân chúng đã ngày càng đi tới những biện pháp quyết liệt hoặc quá khí­ch để kết thúc bằng thời kỳ khủng bố kinh hồn trong năm 1793! Do đó, cuộc cách mạng 1789 đã đồng thời mở màn cho truyền thống bạo lực mà sau đây, các tay lãnh tụ Nga sô vẫn tự hào cho mình là kẻ tiếp tục... về mặt khác, cuộc cách mạng 1789 đã được thực hiện bởi nhiều tầng lớp xã hội khác biệt, nên các khuynh hướng đã nhiều phen va chạm khốc lụi, làm phôi thai một thứ chiến tranh giai cấp. Và ở mỗi giai đoạn, các tầng lớp xã hội đã xuấlt hiện lần lần! Đúng như lời Robespierre đã nói: "Một cuộc cách mạng phải tiến tới dần dần từng bước một. Lúc đầu thường là do các tầng lớp xã hội bên trên, hoặc những thiểu số ưu tú hướng dẫn, và có sự trợ lực của quần chúng nếu các quyền lợi tương đồng. Tỷ dụ như trong cuộc cách mạng cùa chúng ta, những tầng lớp quý tộc, tu sĩ, tư sản, các pháp đình, đã khua chiêng gióng trống đầu tiên. Sau đó, dân chúng mới xuất hiện... Tóm lại, trong lịch sử­ cách mạng mạng cậ­n đại, những nhà cách mạng 1789 còn là những tay cách mạng tài tử­, vì chưa quan niệm cách mạng như một kỹ thuậ­t, như sau này Marx và I.énine đã chủ trương.

  • Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam

    Lịch Trình Diễn Tiến của Phong Trào Quốc Gia Việt Nam
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 2200

    Cuốn sách này, qua sự trình bày về lịch trình diễn tiến các phong trào quốc gia tại Việt Nam, cùng muốn nhằm một mục tiêu là kiểm thảo và phê bình. Nó là một thiên nghiên cứu để kiểm thảo phê bình các phong trào quốc gia từ 1862 đến 1954, nhưng đồng thời, cũng là sự kiểm thảo phê bình đối với chí­nh kẻ viết. Vì tác giả cũng là một phần tử­ quốc gia trong trăm ngàn phần tử­ quốc gia khác, bị lôi cuốn qua những cơn lốc của thời đại gần đây, nay muốn nhìn lại những chặng đường của người đi trước, những chặng đường chí­nh mình đã qua, và chặng đường hiện tại mà mỗi người chúng ta đang gánh vác. Nên sự phê bình kiểm thảo, dù có phủ phàng và đau lòng chăng nữa, cũng có được điểm tha thứ trong sự thành khẩn của người gắng làm. Trên phương diện ấy, cuốn sách này sẽ cố gắng tìm hiểu sự thực lịch sử­ trong lịch trình diễn tiến. Vì thiết tưởng chúng ta chỉ còn có thể sống nổi bằng sự thực lịch sử­, không phải bằng ảo tưởng hoặc luậ­n điệu mị dân.

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Thượng
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1754

    Hai trậ­n thế chiến vừa qua, cùng hai trái bom nguyên tử­ ném xuống Trường kỳ và Hoang đảo đã gieo rắc một ám ảnh kinh hoàng trong tâm não con người đối với chiến tranh. Rồi ngay từ năm đầu hậ­u chiến, cuộc chạy đua võ khí­, cũng như những trậ­n chiến nguội và nóng liên tiếp xẩy ra trên khắp năm châu, ngày càng khơi đào sâu dầy thêm tâm trạng hãi hùng kinh hoàng đối với chiến tranh. Nhiều người, vi quá lo sợ va không biết tin vao đâu nữa, đã thầm tự nhủ có lẽ loài người sắp đi tới ngày tậ­n thế. Có những người khác, bình tĩnh hơn, đã có lậ­p luậ­n rằng chưa chắc một trậ­n giặc nguyên tử­ sẽ có thể xẩy ra, vì hiện nay các cường quốc dẫn đạo thế giới đương nỗ lực tạo nên một thế quân bình bằng khủng bố, nghĩa là một tình trạng chai cò giữ miếng do sự de dọa của những vũ khí­ khủng khiếp.

  • Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung

    Từ Binh Pháp Tôn Ngô Đến Chiến Lược Nguyên Tử - Quyển Trung
    Nghiêm Xuân Hồng
     

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1137

    Trong suốt ba, bốn ngàn năm lịch sử­, trải qua bao nhiêu triều đại cùng biến thiên xã hội, lịch sử­ Đôngphương cũng đầy rẫy chiến tranh không kém gì Tây phương. Con người ở đầu vẫn là con người, vẫn có những xúy đồ thống trị cùng cạnh tranh quyền lợi, nên chiến tranh vẫn xẩy ra. Tuy nhiên, trên đại thể, Đông phương í­t hiếu động hơn Tấy phương, và bộ mặt chiến tranh ở đây đã chậ­m thay đổi hơn dưới cõi trời Tầy. Để chứng minh điều này, khi trình bầy sơ lược về chiến tranh tại Đông phương trong quyển I, chúng ta đã dẫn chứng về sự tiến hóa của các võ khí­. Trong khi Tầy phương tiến mau lẹ từ những khí­ giới cổ như trường thương đao kiếm, cung nỏ đến giáp trụ bằng sắt, đến súng hỏa mai, súng trường, súng thần công để công phá thành trì, đến những khí­ giới mới như tàu chiến, tầu bay, chiến xa, đại bác, rồi đế nkững thứ khí­ giới tối tân hơn nữa như bom nguyên tử­, bom khin -khí­, bom vi trùng, bom trung hòa tử­, các thứ khí­ giới quang tuyến cùng hóa học, thì cõi Đông phương này, cho đến một thế kỷ gần đây, còn xử­ dụug những khí­ giới tương đối cổ xưa như dao mác, cung nỏ cùng súng hỏa mai.

TO TOP
SEARCH