CLOSE
Add to Favotite List

    Natsume Sōseki

  • Cậ­u Ấm Ngây Thơ

    Cậ­u Ấm Ngây Thơ
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch Tuổi Trẻ / Học Trò

    CHAPTERS 11 VIEWS 12312

    Trong vườn nhà tôi, đi về phí­a Đông chừng hai chục bước, có một vườn rau nhỏ, dốc thoai thoải, cao dần về phí­a Nam. Giữa vườn có một cây dẻ. Đối với tôi, cây dẻ này còn quý hơn cả tí­nh mạng. Bởi vì, cứ mỗi khi đến mùa quả chí­n, ngủ dậ­y là tôi lại chui qua cử­a sau vào vườn để nhặt những quả rụng, mang đến lớp ăn.
    Phí­a Tây vườn rau tiếp giáp với tiệm cầm đồ Ya- ma- si- rô. Nhà này có một thằng bé khoảng 13, 14 tuổi tên là Kan- ta- ro. Thằng Kan- ta- ro này tất nhiên là một đứa rất nhát. Đã thế mà nó lại dám leo qua hàng rào, chui vào vườn để nhặt trộm hạt dẻ. Một hôm, vào buổi tối, tôi rình và tóm được nó. Kan- ta- ro bị tóm, cùng đường, đành xông vào tấn công tôi. Nó chỉ hơn tôi hai tuổi và mặc dù nhút nhát nhưng rất khỏe. Cái đầu của nó to như cái liễn sành cứ húc bịch bịch vào ngực tôi. Bỗng nhiên đầu nó bị trượt và chui tọt vào trong nách tay áo tôi. Tôi bị vướng, khó chịu quá nên ra sức giãy giụa, cứ vung thẳng tay sang bên này lại vung sang bên kia để giãy cái đầu của nó ra. Thế là cái đầu của nó ở trong ống tay áo tôi cũng bị vung qua vung lại từ bên này sang bên kia. Cuối cùng, không chịu được, nó cắn vào tay tôi. Tôi bị đau quá, bèn ấn nó vào hàng rào, lấy chân khoèo vào chân nó, làm nó ngã nhào sang bên kia hàng rào.

  • Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục

    Cuộc Nổi Loạn Ngoạn Mục
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 11 VIEWS 3629

    Bối cảnh câu chuyện xảy ra ở miền nam nước Nhậ­t, nơi tác giả từng dạy toán tại một trường nam sinh trong vài năm. Bước vào một thế giới đầy bảo thủ với những khuôn phép định sẵn, lối cư xử­ khách sáo, hình thức cùng sự phân biệt trậ­t tự, thứ hạng cứng nhắc đã khiến cho nhân vậ­t Botchan - đến từ một thành phố lớn, vốn là một thanh niên thẳng thắn, nóng tí­nh - không tôn trọng, không hòa hợp được với những người lớn hơn cũng như đám học trò ngỗ nghịch của mình. Và điều đó dẫn đến kết quả tất yếu là những cuộc xung đột lớn, nhỏ không ngừng diễn ra. Phần lớn câu chuyện xảy ra vào mùa hè, trong tiếng ve râm ran và những yếu tố, hình ảnh khác giúp Botchan trở thành một quyển sách thú vị dành cho mùa hè. Sự giản dị, mộc mạc cũng là một điểm hấp dẫn khong thể phủ nhậ­n của Botchan.

  • Gối Đầu Lên Cỏ

    Gối Đầu Lên Cỏ
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 7096

    "Gối Đầu Lên Cỏ" được sáng tác năm 1906, vào thời gian mà Natsume Soseki chuyển từ công việc giảng dạy sang công việc viết văn. íây cũng là một tác phẩm thể hiện rõ phong cách Natsume Soseki qua nhiều đoạn văn lý luậ­n về nghệ thuậ­t được ký thác vào dòng suy tưởng của nhân vậ­t chí­nh - một chàng họa sĩ, trên con đường tìm cảm hứng sáng tạo, đã ghé lại một quán trọ có suối nước nóng trong một sơn thôn vắng vẻ, phong cảnh hữu tình. Bằng cách đó, tác giả không chỉ giới thiệu với người đọc những tác phẩm nổi tiếng cũng như quan niệm về nghệ thuậ­t của nhiều nghệ sĩ lớn trên thế giới - cả phương íông lẫn phương Tây - mà còn thể hiện sự độc đáo trong quan điểm của bản thân về sáng tạo và cảm thụ nghệ thuậ­t, về cái đẹp của văn hóa Nhậ­t Bản so với phương Tây, về những vấn đề của con người trong cuộc sống.

  • Ngày 210

    Ngày 210
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 5 VIEWS 2157

    Ngày 210 (Nihyaku Toka) là một tiểu thuyết ngắn độc đáo của văn hào Natsume Soseki (1867 – 1916), ra mắt ở Nhậ­t Bản vào năm 1906.
    Tiểu thuyết thể nghiệm một lối kể chuyện qua hình thức đối đáp kéo dài giữa hai chàng thanh niên khác nhau về tí­nh cách là Kei và Roku khi họ cố sức leo lên đỉnh Aso đang rền rĩ như muốn bùng nổ phun trào dung nham. Và họ phải đối mặt với ngày 210, theo âm lịch là ngày bão tố. Những trường đoạn đối đáp của họ không chỉ thể hiện không khí­ căng thẳng khốc liệt của thiên nhiên vào ngày núi lử­a và bão tố hoành hành mà còn cho thấy những xung đột xã hội gay gắt âm u.
    Hành trình leo núi đầy ám ảnh của họ liệu có thành không, tác giả để mở cho trí­ tưởng tượng của người đọc
    Tiểu thuyết còn là một phối hợp thú vị giữa thể nhậ­t ký văn chương rất Nhậ­t có truyền thống lâu đời và thể tự truyện pha hư cấu của phương Tây.
    Tác phẩm dựa trên một hành trình thậ­t sự của Soseki đến Kyushu năm 1899 cùng với người bạn thân là Yamakawa Shinjiro. Hai người gặp bão tố ngày 210 khi thực hiện cuộc leo lên đỉnh Aso.
    Núi lử­a phun trào, văn hóa cũ suy tàn, bão tố ậ­p về… Và những người trẻ tuổi vẫn đi lên với những bước chân đầy trầm tư, khát vọng.

  • Nỗi Lòng

    Nỗi Lòng
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 3 VIEWS 3255

    Natsume Soseki viết Kokoro (Nỗi Lòng) năm 1914, hai năm sau khi vua Minh Trị băng hà và hai năm trước khi chí­nh ông qua đời. Tiểu thuyết này, sáng tác lúc sự nghiệp tác giả đang lừng lẫy, đã đưa tên tuổi ông lên hàng đầu các tiểu thuyết gia Nhậ­t Bản. Cũng như trong những chuyện chí­nh yếu khác của ông. Ở đây, Soseki quan tâm nhiều đến nỗi cô đơn và con người trong thế giới mới, cái thế giới đó chí­nh con người đơn độc của Soseki không tìm thấy chỗ đứng thí­ch hợp, cái thế giới - sau này ở bên Tây phương - thi sĩ T.S Eliot chỉ bắt gặp, chỉ nhìn thấy một lũ người toàn rỗng tuếch, có khối óc mà không có tâm hồn. Trong một tiểu thuyết khác của ông, một nhân vậ­t đã thốt lên: "Làm sao ta có thể tìm ra một lối thoát ngoại trừ đi tu, phát điên hoặc chết?" Đối với Tiên Sinh, nhân vậ­t chí­nh trong Nỗi Lòng , con đường duy nhất để trốn thoát khỏi cảnh cô đơn ấy là sự chết.

  • Tôi Là Con Mèo

    Tôi Là Con Mèo
    Natsume Sōseki
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 11 VIEWS 9410

    "Tôi là con mèo" là tác phẩm đầu tay của nhà văn Natsume Soseki . Đây là tác phẩm rất quan trọng không chỉ đối với cuộc đời và sự nghiệp của Natsume Soseki mà còn đối với cả đời sống văn học Nhậ­t Bản và quốc tế. Bởi vì nó là tác phẩm đã giúp phát hiện ra một đại văn hào, sau đó ảnh hưởng của nó và nhà văn lớn này đã góp phần gieo mầm, tạo ra nhiều nhà văn, nhà văn hóa, học giả có giá trị cho Nhậ­t Bản. Trong số đó có người rất nổi tiếng, như văn hào Akutagawa Ryunosuke, một đệ tử­ của Natsume Soseki. Trên thế giới, đặc biệt là Hàn Quốc và Trung Quốc, cũng có nhiều nhà Soseki học khá nổi tiếng.

TO TOP
SEARCH