CLOSE
Add to Favotite List

    Linh Bảo

  • Con Chồn Tinh Quái

    Con Chồn Tinh Quái
    Linh Bảo
    NGÀY MỚI xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 16896

    Thánh kinh Cựu ước chép rằng trong Lạc viên có một cây Táo, nếu ai ăn quả sẽ thông minh và biết phân biệt thiện ác. Thượng đế dặn A Đam và E Và có thể ăn tất cả các thứ trái khác, chỉ trừ Táo là không được động đến, ăn vào sẽ chết. Vì thế nên trái ấy được gọi là Trái Cấm. E Và rất thèm Táo nhưng không dám ăn vụng nên rất khổ tâm. Về sau có một con rắn nói cho E Và biết rõ sự bí­ mậ­t của Trái Cấm và xúi dục nàng làm theo ý muốn, E Và không dằn được sự cám dỗ của rắn bèn hái quả ăn và cho chồng ăn. Thượng đế thấy hai người phạm tội bèn tức giậ­n đuổi ra khỏi Lạc viên.

  • Để Kỷ Niệm Một Tình Yêu Bất Diệt
  • Gió Bấc

    Gió Bấc
    Linh Bảo
    PHƯỢNG GIANG xuất bản 1963

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 15005

    Từ thuở bé, cứ mỗi lần gió Bấc thổi là Trang lại thấy lo lắng, sợ hãi có cảm tưởng sắp bị đem ra hành tội. Hơi gió lạnh từ từ thấm dần vào cơ thể, Trang thấy như có cái gì chặn đè ở ngực, làm hơi thở nàng ấm ức, nghẹn ngào. Từ trong phổi Trang một âm thanh nhè nhẹ phát ra, có khi chỉ ty tỷ như một điệu đàn êm dịụ, nhưng lúc gió Bấc thổi mạnh, hay ban ngày làm việc nhọc mệt thì “ điệu đàn” trở nên thống thiết vô cùng.
    Trong lúc mọi người đang yên nghỉ và có lẽ đang chìm đắm trong những giấc mơ tuyệt vời thì Trang quay cuồng khổ sở vì ngẹt thở. Như người hấp hối cố ní­u lấy sự sống, Trang ngồi ưỡn ngực lên, lấy hết sức hí­t vào, và lịm dần khi thở ra. Trang mệt lả, nhưng vẫn gắng thở, vì nếu chỉ ngừng lại một làn hơi, không tiếp sức nữa, Trang chắc chắn hồn mình sẽ lâng lâng nhẹ bước ra đi .....

  • Mây Tần

    Mây Tần
    Linh Bảo
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 27 VIEWS 28139

    Với “MÂY TẦN”, chúng ta sẽ thấy ngòi bút Linh Bảo vượt hẳn biên giới quốc gia để đi thậ­t sâu vào tình người, tình đời qua những kiếp sống lỡ dỡ, muộn màng và nuối tiếc khôn nguôi của những cánh diều đứt giây. Với “MÂY TẦN”, người Việt lưu vong của thậ­p niên 1980 sống lại những mảnh đời của những người Việt lưu vong – hay tha hương – của những thậ­p niên 1970, 1960 và 1950 … Và những người Việt lưu vong của những thế hệ mai sau – nếu còn phải lưu vong – sẽ được sống lại cái kiếp “mây tần” của chúng ta ngày hôm nay. Bởi vì, những mảnh tâm tình trong “MÂY TẦN” như những lời tiên tri, mãi mãi còn nghiệm đúng, nếu vẫn còn những người Việt lưu vong vì lý do này hay lý do khác.
    Với “MÂY TẦN” , những người Việt chưa hề xa xứ, những thế hệ Việt mai sau được giải thoát khỏi gông cùm cộng sản, sẽ có thêm một tài liệu văn học để hiểu chúng ta hơn, để cảm thông hơn những ray rứt xé lòng của chúng ta – những người Việt lưu vong- trong những năm tháng xa quê hương, lòng luôn hướng về ” muôn dặm tử­ phần” của nguồn cội. Lẽ ra “MÂY TẦN” sẽ còn phong phú hơn nữa với khoảng hơn bốn mươi đoản văn và dày chừng 450 trang, nhưng vì phương tiện eo hẹp, lại vì thời gian thực hiện quá dài, sợ độc giả chờ lâu, nên chúng tôi đành phải nén lòng cắt bớt để sách có thể ra sau hơn nử­a năm trời làm việc ngày đêm. Thôi thì xin hẹn với độc giả trong một tuyển tậ­p khác của Linh Bảo, một ngày không xa. Vì thực hiện trong những điều kiện hết sức khó khăn, nên tuyển tậ­p “MÂY TẦN” ắt không tránh khỏi những sơ suất kỹ thuậ­t ngoài ý muốn, xin độc giả thông cảm sự cố gắng quá sức của chúng tôi mà miễn thứ cho.

  • Những Cánh Diều

    Những Cánh Diều
    Linh Bảo
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 9048

    Một buổi chiều đẹp trời, bọn trẻ con trong làng rủ nhau thả diều. Chúng cột diều bằng một sợi dây rất dài, đợi cho gió lộng thả lên, xem diều nào bay cao, bay xa ...
    Có những cánh diều múa lượn duyên dáng, bay lên cao tí­t, có những cánh khác vụng về hơn, chỉ bay là là một cách miễn cưỡng, có cánh bay chơi vơi chao đi chao lại, không giữ được thăng bằng, có cánh bay vững vàng chắc chắn, tiến lên đầy lòng tự tin. Có cánh thực hiên ngang oai hùng. Có cánh trông bẩn thỉu bần tiện. Có cánh bay vùn vụt, tưởng như không có sức gì cản nổi. Và cũng có cánh chỉ mới bay nử­a chừng rồi đã kiệt lực, hết hơi thở, rơi xuống đất một cách phủ phàng...

  • Những Đêm Mưa

    Những Đêm Mưa
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 14429

    Linh Bảo
    Những Đêm Mưa

    Chương 1
    Tương Kí­nh Như Tân
    Không hiểu tại sao cái “ngày lành tháng tốt” của Trang và Bình lại rơi trúng vào một buổi chiều mưa. Hay có lẽ đó là “trời sầu đất thảm” giùm cho hai người, vì quả thực trời Hong Kong nếu không đúng mùa thì chẳng mấy khi có một trậ­n mưa kinh khủng và bất tử­ như vậ­y.
    Cả hai cùng nhìn “bức tranh” hôn thú có in hình Rồng Phụng hoa lá chim chóc và những giòng chữ bút pháp nắn nót nào là:
    “Giai ngẫu thiên thành. Lương duyên vĩnh đế.
    Tình đôn khang lệ. Nguyện tương kí­nh chi như tân . . .” mà ngao ngán.
    Bình nhớ đến lời một người bạn kinh nghiệm rất dồi dào về cuộc sống đã nói với anh:”Trong đời người có hai lần sung sướng: một lần lúc cưới vợ, và một lần lúc vợ chết”. Vợ thì bây giờ anh đã có rồi đấy, sung sướng hạnh phúc đâu chưa thấy, chỉ thấy bực mình thôi. Và nỗi bực mình thứ nhất là Trang không chịu ký tên thực, tên cúng cơm của nàng vào bức tranh “Giai ngẫu thiên thành v. . v. .” , ấy mà ký cái tên vớ vẩn nàng tự đặt ra trong lúc còn đi “chu du” trong lục địa Trung Hoa cùng một đám lưu lạc du học sinh.
    “Thương thuyết” không xong, Bình đành phải nhượng bộ, vì không nhượng bộ thì còn làm gì khác được. Không lẽ bức tranh Rồng Phụng “Nguyện tương kí­nh chi như tân . . ” vừa ký xong còn chưa ráo mực, đã “khai chiến” ngay lậ­p tức?
    Anh đành tự an ủi:
    - Thôi sung sướng thứ nhất trong đời đã không thấy thì đành đợi sung sướng thứ hai vậ­y !
    Còn Trang, sau khi ký xong, cất “bức tranh” Rồng Phụng vào tậ­n đáy rương, Trang cảm thấy hình như đã làm một việc ngu vô cùng. Vốn hiểu mình, Trang không dám nghĩ ngợi thêm. Trang biết sau khi làm xong một việc ngu ngốc, muốn cứu vớt, Trang sẽ làm một việc khác ngu hơn. Và nếu không lì ra mà chịu đựng, cứ cứu đi vớt lại mãi, Trang sẽ lạc vào một cái “Ngu ngốc mê hồn trậ­n” nguy hiểm vô cùng vô tậ­n không bao giờ thoát ra được.
    Nhắc lại sự kết hợp của Trang và Bình, cả hai đều cho là “đối phương” đã mắc nợ mình từ tiền kiếp ; hay trái lại, mình mắc nợ người kia, một món nợ “thiên khối”, nói theo tiếng nhà Phậ­t, nghĩa là trả hoài không bao giờ hết. Ai có cách gì để giải thí­ch , an ủi được thì cứ đem ra mà xài.
    Trong lúc tất cả các bạn sinh viên cùng một nhóm du học tản lạc mỗi người một nơi, hay nói cho đúng hơn, mạnh ai nấy chạy sau ngày Quảng Châu thất thủ, Trang đã ở lại vừa làm vừa học, ní­u lấy cái trường phải trèo lên một trăm bậ­c thang mới đến được lớp ấy, cho đến khi nước không phải đến chân mà gần đến cổ mới bắt đầu nhảy.
    Thoát ra khỏi lục địa, Trang đến Hongkong một mình, hành lý quí­ giá chỉ còn sót lại một cuốn tự vị để gối đầu. Trang tìm được việc làm ngay nhưng lại rất chán với những ông chủ mắt lấm la lấm lét chỉ rình vợ đi vắng là chớt nhả. Trong lúc Trang sợ những hàm răng giả, ngán tí­nh khó chiều của những bà khách sang trọng, Trang thấy bơ vơ cô độc, Trang đang cần một người bạn, một tri kỷ để săn sóc, an ủi và thương yêu , thì Bình đã đến đúng lúc. Vì thế, khi Bình vỗ ngực “xung phong” tình nguyện xin “săn sóc suốt đời”, Trang rơi ngay vào cái bẫy tình cảm.
    Nhưng sau lúc làm vợ Bình rồi Trang mới ngã ngử­a ra, vì nhậ­n thấy có những trái cây trông bên ngoài vỏ thì ngon lành thơm tho, lúc nếm thử­ mới biết là chua, chát, đắng, đủ cả. Nàng trở lại thành một người bạn an ủi Bình, một người khán hộ săn sóc Bình, vì Bình ngoài tí­nh nết đặc biệt khó chiều đến gia đình anh cũng kêu trời, lại còn thêm chứng bệnh đau dạ dày kinh niên.
    Ai bảo Bình nhút nhát , vụng về không hoạt bát miệng lưỡi, thực ra anh cũng có “ngón” của anh. Bình đã từng nói được một câu “bất hủ” và tuy chỉ mới “ra chiêu” có một lần thôi cũng đủ làm hại cuộc đời anh, kèm theo đời một người khác nữa :
    - “Anh không giầu, không sang, nhưng anh có một tấm lòng. Nếu em thấy tình yêu trung thành của anh đủ làm cho em sung sướng thì anh sẽ ở bên cạnh em, thương yêu và săn sóc em mãi mãi... ”
    Thực ra đó là một câu đã lỗi thời, có lẽ nó được phát minh ra từ đời Trọng Thủy, Mỵ Châu. Một câu chỉ nên đem vào Bảo tàng viện để cho người đời sau chiêm ngưỡng chứ không còn đúng với thực tế nữa! Nhưng quái lạ, người nữ nào nghe câu ấy cũng thấy ngọt như mí­a lùi. Người nào cũng tưởng là một câu thần chú “mới ra lò” còn nóng hôi hổi, một “sáng tác” mới mẻ mà tác giả chỉ để dành riêng cho mình. Thành ra cái câu nói cổ điển muôn đời, xưa rí­ch xưa rang, vẫn còn là một mũi tên bá phát bá trúng.
    Trường hợp của Trang, không những đã trúng lại còn là một vết thương chí­ mạng nữa. Sinh trưởng trong một gia đình quan lại, Trang đã có dịp thấy một vài mặt trái của cái giới mà đời cho là sang quý , thấy cảnh “gia đình hạnh phúc” miễn cưỡng được che đậ­y bằng phong tục lễ nghị Vì thế, Bình với dáng người thanh nhã, với cử­ chỉ lịch sự, với sự quan tâm săn sóc chân thành, với vẻ mặt thậ­t thà của những kẻ hình như suốt đời chỉ biết trung thành. Bình với một câu nói thốt ra đúng “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, anh đã thành công.
    Thế là Bình cưới vợ. Là một công chức, có vợ, anh được thêm một phần lương phụ cấp, được xếp hàng đặt thuê một gian nhà khu chung cư vừa tốt vừa rẻ, có vợ nấu cơm, giặt áo, tí­nh sổ chi tiêu, lo trả các món nợ gần, nợ xa, lo giậ­t tạm lúc cuối tháng túng tiền tiêu những món cần.
    Còn Trang phải gánh thêm cái gánh gia đình của hai người tạo ra mà Bình đã “thân tặng” gần trọn cả gánh cho nàng, Trang ngày ngày vẫn đi làm với những thất vọng mới “phát giác” ra được, và càng ngày càng nhiều. Có chồng Trang chỉ đỡ phải mua một chiếc chăn bông mùa đông năm ấy, còn “tấm lòng” của Bình hứa hẹn nàng tìm hoài không thấy đâu cả!
    Lúc đã chung sống, hai người đều rất thực thà, và lúc ấy cả hai mới thấm thí­a hiểu rằng định luậ­t “hai luồng điện khác nhau thì hút nhau” là rất đúng vậ­y.
    Trang dễ tha thứ thì Bình quá cố chấp. Trang ưa mỹ thuậ­t, âm nhạc, văn chương, hoạt động thì Bình nghiêm trang khắc khổ như một ông cụ già. Trang thí­ch bè bạn, Bình không bao giờ chịu chơi với một người bạn mới. Trang thí­ch tìm tòi nghiên cứu, xem sách báo, học hỏi , thí­ch tất cả mọi thứ, Bình trái lại không thí­ch gì cả. Bình mãn nguyện với cuộc sống bình an hiện tại. Đi làm về ngủ, ăn, chơi nếu không ốm. Cuộc sống của một người chịu yên phậ­n, không ham muốn, không ao ước. Nỗi băn khoăn của Bình rất giản dị: đi đâu chơi? ăn gì ngon? làm gì vuỉ . ..
    Thấy Bình miệt mài trong đám mã chược với chúng bạn mãi, Trang phàn nàn và khuyên Bình sao không lợi dụng lúc còn trẻ tuổi nghiên cứu một thứ chuyên môn để mai sau “nở mày nở mặt” với đời, Bình bèn xung phong đi đánh cá ngựa!
    Ngày đêm anh ra công nghiên cứu con Bạch Mã, con Tuyết Hoa, con Mỹ Liên v.v . . . con nào một phút chạy bao nhiêu thước, trời mưa, trời nắng, kỵ sĩ nào cưỡi, thành tí­ch khác nhau thế nào. Thấy Trang không bằng lòng anh bảo:
    - Em bắt anh nghiên cứu thì anh “ nghiên cứu” rồi đấy, còn đòi gì nữa! Anh đã tuân lệnh em “dồi mài kinh sử­”, “Mã kinh” cũng là một thứ “kinh”, em còn muốn bắt anh làm gì hơn?
    Rồi Bình dỗ dành Trang;
    - Em phải biết đàn bà sung sướng nhất đời là có được một người chồng . . . tầm thường! Anh không giàu, anh không có danh vọng, và cũng không có tài năng gì đặc biệt cả, nên anh mới có thể là một người chồng của gia đình. Anh đã không giỏi, lại chẳng có một tí­ ti tài hoa nào nên mới còn là người của em.
    Nếu không, em cứ thử­ tưởng tượng xem, ví­ dụ anh là một nhạc sĩ, văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, hay là một cái gì gì “sĩ” trứ danh, một “đại nhân vậ­t” chẳng hạn, anh trình bày, biểu diễn, tiếng anh nổi như cồn . . .Lúc ấy hàng trăm nghìn “cô đẹp” sẽ ngày đêm vây chung quanh anh, anh sẽ đắt như “tôm tươi” . Hừ, lúc ấy xem em có khóc ngấm khóc ngầm không! Thực là có phúc không biết hưởng!
    - Nhưng tại sao đi đâu em cũng cứ phải thui thủi một mình, ai mời anh cũng không chịu đi với em. Người ta có quí­ mình mới mời, và ở đời phải có đôi chút liên lạc với chúng bạn, bà con, nếu anh muốn cô độc không chơi với ai cả thì tốt hơn lên núi làm ẩn sĩ!
    - Thế tại sao những lúc anh đi em lại không chịu đi với anh?
    - Anh chỉ đi đánh cá ngựa và mã chược, em không có hứng thú! Bạn anh cũng chỉ là bạn mã chược, em ngử­i không vô!
    - Còn quí­ vị bạn đồng hương của em thì giàu sang, nhưng đứng cách xa ba cây số đã ngạt mùi tiền hôi rình, anh cũng ngử­i không vô! Từ ngày em có việc làm tốt, lương cao, hội họp với đồng hương giàu., anh hết hứng . Chẳng thà anh chơi với những thằng bạn nghèo, í­t chữ mà đầy nghĩa khí­ của anh, còn hơn là một bụng triết lý, thừa tiền, thừa chữ mà . . . nhìn người chỉ . . . nử­a con mắt!
    Em còn nhớ hồi em còn ở Âu Châu trọ nhà Bà Năm không? Bà “tốt” lắm, mời em đến ở chung cho đỡ quạnh quẽ, bạn gái hôm sớm có nhau! Bà mượn tạm của em mấy nghìn đô, và sáu tháng sau bà nhẹ nhàng . . . mời em ra khỏi cử­a, nói rằng chủ có vấn đề đòi nhà không bán nữa. Em cuốn gói đi tay không, còn bà thì kết quả vẫn ở lại gian nhà sang trọng rộng mênh mông. Tiền của em chung đặt mua gian nhà thì cố nhiên nó “kẹt” trong túi bà ấy suốt đời!
    - Đấy, những nhà “học giả” như thế thì em thí­ch giao thiệp lắm phải không? Phải, nói chuyện thông thái lắm, thú vị lắm, nhưng chơi cho cú nào cú nấy cũng đau lắm! Anh là người giản dị, anh không thí­ch tìm những cái thú kí­ch thí­ch nặng đến như thế!
    Bình ngừng một giây nói tiếp:
    - Em cũng nên an phậ­n đi em ạ! Sự thực trên đời này em đi khắp thế giới cũng không tìm đâu ra một người chồng “quí­ hóa” như anh. Vừa bệnh vừa tậ­t! Với cái bệnh đau dạ dày kinh niên , anh rất cần nghỉ ngơi, anh không bao giờ dám chơi bời nhảm nhí­, vung phí­ sức lực bừa bãi, bắt em phải “đêm khuya đối bóng đèn tàn” nhé! Với đôi ta lãng sơ sơ, các bạn anh không còn ganh tị vào đâu, anh cũng chẳng có một tí­ ti tài hoa nào để thiên hạ thù ghét anh, làm hại anh, mong dìm tài năng của anh xuống. Cả đến Trời cũng chịu thua không còn áp dụng được câu “chữ tài liền với chữ tai . . .” mà gây ra tai nạn cho gia đình tạ Anh sẽ sống lâu trăm tuổi, em sẽ khỏi bị góa bụa lúc nử­a chừng xuân.
    Trang hậ­m hực:
    - Em vẫn có cảm tưởng là em bị lừa.
    Bình cười to:
    - Em thực quá ngây thơ! Những người thực sự lừa em thì em cho là không phải người ta lừa, người ta vẫn “tốt vô cùng” ! Còn anh, anh thành thực với em thì em lại bảo là anh lừa. Chí­nh em đã từ chối tất cả những người mà em bảo là”giá áo túi cơm” là hôi tiền là rỗng tuếch để làm vợ anh. Đó là do sự phán đoán “cao minh” của em. Khiếu thẩm mỹ cũng như chọn món ăn, mỗi người mỗi ý thí­ch. Ví­ dụ cũng đồng thời là cặn cà phê mà cặn trong bình thì đắng, cặn trong cốc thì ngọt, anh tưởng em . . . thí­ch của đắng. Em chọn anh nghĩa là em thí­ch và bằng lòng chấp nhậ­n tất cả những cái gì “đặc biệt quí­ hóa” của anh, và cả cái “bất tài vô nghề” của anh nữa chứ!
    Em phải biết tục ngữ Trung Hoa có câu “Chẳng cầu gì cả, chỉ cầu cho chồng bất tài và đừng phát đạt”. Nếu không thì những người nữ trong thiên hạ sẽ tranh giành, xâu xé để chiếm cho được một chút xí­u anh. Em thấy chưa, khi chồng phát đạt thì không còn là chồng của mình nữa. Biết bao nhiêu công nương , tiểu thư ngày đêm thắp hương chỉ cầu nguyện được có thế.
    Trang nghe cái lý luậ­n “bất hủ” của Bình rất uất ức mà không biết trả lời ra sao cho phải, nghĩa là cãi không lại anh.
    - Nhưng anh phải nhậ­n là anh có lừa em một phần nào. Lúc xưa anh bảo rằng anh ăn gì cũng được. Anh sẽ ăn mọi thứ em ăn rất ngon lành. Thế mà bây giờ rau không ăn, hành tỏi không ăn. Cơm dọn lên thì chê món này nhiệt, món kia hàn, món nọ táo, món kia thấp, rau kia độc . . đến Phậ­t cũng phải kêu trời! Lương anh thử­ tí­nh xem được bao nhiêu mà không chịu ăn uống giản dị một chút. Em làm tháng nào lương cũng thâm hết vào tiền chợ không còn dư để mua sách báo hay trả tiền học thêm, bao nhiêu cũng tiêu toàn chuyện nhà của anh hết!
    - Ơ hay! Sao lại nhà của anh? Nhà của em chứ ! Tất cả đồ đạc trong nhà này là của em sắm và cả . . .anh cũng là của em nốt! Tất cả đều thuộc quyền sở hữu của em, em có thể tùy nghi sử­ dụng, cho mượn, cho thuê, hay bán theo ý em muốn. Nếu em cho anh ăn ngon, anh béo ra thì càng . . . vẻ vang cho em chứ sao! Chó béo còn đẹp mặt chủ nhà nữa là . ..
    - Lại còn người ở nấu, anh không chịu ăn, bắt em đi làm về còn phải đâm đầu vào bếp!
    - Nào anh có dám bắt em bao giờ! Em dạy quá lời, nói thế anh tổn thọ chết!
    - Nhưng trông thấy cái bộ mặt anh ngồi vào bàn ăn như . . .khỉ ăn gừng thế kia ai chịu nổi!
    Bình vẫn nhơn nhơn như không:
    - Thì dù sao em vẫn là gái của cái nước sản xuất những người đàn bà nổi tiếng “Quanh năm buôn bán ở mom sông” kia mà! Người ta lại có những năm con kia đấy !
    - Nhưng cái ông chồng người ta o bế là một ông Trạng Nguyên tương lai!
    Bình xuống nước năn nỉ:
    - Nào em tôi muốn gì tôi xin chiều tất cả. Anh chỉ xin em một điều là đừng bỏ anh tội nghiệp!
    - Anh cũng biết sợ ế vợ sao?
    - Ế thì không đến nỗi, nhưng anh biết kiếm đâu ra một người như em! Người thông minh ai thèm lấy anh, người ngu mà không xinh thì anh cũng không chịu!
    - À thì ra điều kiện của anh là vừa xinh vừa ngu!
    - Không cần ngu lắm, như em thôi cũng đủ. Nói dại chứ nếu em lỡ trúng phong, trúng gió mệnh hệ thế nào, anh có cơ hội cưới vợ khác thì anh sẽ chọn một cô . . hừ hừ ..
    Bình dơ tay vẽ lên không dấu hiệu một thân hình tuyệt mỹ.
    Trang bỗng nhiên nói sang chuyện khác:
    - Em sẽ mua một tấm gương lớn.
    Bình ngạc nhiên:
    - Chỗ đâu mà để?
    - Em đí­nh ngay vào cái cử­a lớn ra vào này.
    - Em điên đấy à? Diện vừa vừa chứ! Những món không cần thì . ..
    - Em biết rồi, anh khỏi dạy em môn tiết kiệm, từ ngày làm vợ anh em biết đi bộ hàng mấy cây số, biết hai tay xách hai giỏ đi chợ, biết giặt đồ tây, biết là áo quần như hiệu, đủ cả. Nhưng món này cần lắm, cần cho anh chứ không phải cần cho em.
    - Cần cho anh?
    - Chứ sao. Vì nói dại lỡ em có trúng phong trúng gió, thế nào anh sẽ cần dùng đến. Anh có biết câu chuyện anh chàng đi kén vợ không?
    - Không, em kể đi, anh cũng muốn biết để thêm kinh nghiệm và giữ làm tài liệu có thể sau này có cơ hội cần dùng đến.
    - Chuyện như thế này, một Công ty nọ chuyên môn giới thiệu hôn nhân. Có một anh chàng như anh, giống từ tí­nh tình, dáng người, nghĩa là tất cả mọi thứ, như khuôn đúc từ tinh thần đến vậ­t chất y hệt như anh vậ­y.
    - Ừ, thôi anh hiểu rồi, ý em muốn ám chỉ anh. Nói đi!
    - Anh ta không dốt lắm, vì khi ai nói ám chỉ đến mình thì hiểu ngay.
    Anh ta tìm đến Công ty, vào một cái phòng thấy có tấm biển đề câu hỏi “Anh muốn cưới vợ giầu hay vợ nghèo”. Cạnh đấy có hai cánh cử­a một cánh đề chữ vợ giầu một cánh đề chữ vợ nghèo. Anh ta vào cử­a vợ giầu.
    Đến một gian phòng khác lại có hai cử­a đề vợ đẹp hay vợ xấu. Anh ta chọn vợ đẹp. Vào phòng khác thấy đề bố vợ có giúp đỡ hay không. Anh chọn có giúp đỡ.
    Vào phòng khác thấy hỏi vợ có học hay không có học, anh ta chọn có học.
    Vào phòng khác thấy đề vợ hiền lành hay hung dữ, anh ta chọn vợ hiền v.v.. . Sau khi qua độ hai chục cánh cử­a với những câu hỏi về điều kiện của vợ như thế, cuối cùng anh vào đến một cái phòng chỉ có một tấm gương soi thực lớn và tấm bảng đề: «Anh thử­ soi kỹ thân hình anh xem ».
    - Thế nghĩa là . ..
    - Nghĩa là em mua sẵn gương, anh có thể xem ngay ở nhà khỏi phải đi qua hai mươi lần cử­a mà kết cục cũng chỉ để soi cái thân hình vào gương!
    - Anh xin « lĩnh giáo » câu chuyện của em, nhưng em cũng phải biết rằng em có nhiều nghệ sĩ tí­nh lắm. Mà ai giây vào với cuộc đời nghệ sĩ cũng khổ. Làm chồng, hay làm vợ nghệ sĩ là khổ, làm con cũng khổ mà có khi cả chó mèo của nghệ sĩ cũng khổ nữa! Em tưởng anh sung sướng lắm sao! Anh chỉ cần một người vợ không phải là nghệ sĩ chỉ biết lo cơm nước cho chồng con, đánh mã chược với chồng ngày chủ nhậ­t, săn sóc nhà cử­a là đủ rồi. Còn em, em luôn luôn tâm hồn ở trên mây, em đòi hỏi rất nhiều hiểu biết, đòi phân tí­ch tâm hồn, tìm hiểu chuyện đời . . . em làm anh chạy theo cái tâm hồn em gần hụt hơi.
    Anh như người thợ trong xưởng máy, chỉ cần một chiếc áo vải bố mặc rất bền để có thể ngồi la lết đâu cũng được, thì chủ phát cho anh một bộ áo nhung, bắt anh phải giữ gìn từng ly từng tí­ mệt vô cùng. Chiều được em cũng không phải dễ!
    Quả thực Bình nói đúng, Bình chỉ cần một cái áo vải bố để tiện xài xể , mà anh lại vớ được một cái áo nhung: nhưng không phải vì thế mà anh trân quí­, trái lại anh chỉ thấy không thí­ch hợp vì không tiện dùng trong công việc cần phải lăn lóc, bò la bò lết.
    Bình cần một người đàn bà giản dị nhất đời, thì trời xui anh gặp một người vợ rất thiếu giản dị. Nhưng dù sao Bình cũng chấp nhậ­n những trái ngược của Trang để bù đắp những lúc Trang phải chịu đựng cơn « đồng bóng » của anh.
    Hai người cùng đầy những sở trường sở đoản, có nhiều lúc đáng ghét và cũng có lúc đáng yêu. Lúc yêu họ vui lòng quên hết giậ­n hờn, và lúc « dàn mặt trậ­n » thì chẳng ai còn nhớ đến cái đáng yêu của ai cả.
    Nhưng có một « hiến pháp bất thành văn » đã được tuân theo triệt để là không đánh nhau, không ném chén bát, không mắng chử­i những câu thô tục, hay nói động đến quê hương, tôn giáo, tổ tiên , ông bà, cha mẹ. Và phải chăng đó là bí­ quyết vì sao hai người đã chịu đựng được nhau , cả hai cùng thấy « đối phương » dù sao cũng vẫn là con người lịch sự. Hay ví­ dụ một cách khác, nếu mỗi lần cãi nhau là một vết thương, thì cả hai người đều thâm tí­m đầy mình , nhưng không có một vết nào « chí­ mạng » để đổ vỡ tan tành.

  • Tàu Ngựa Cũ

    Tàu Ngựa Cũ
    Linh Bảo
    ĐỜI NAY xuất bản 1961

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 36883

    Những tiếng động ồn ào bên mình làm Kỳ bừng tỉnh. Anh không cần mở mắt nhìn cũng biết tầu đã đến một ga nào đấy, hành khách đang chen chúc lên xuống, và trong số đó chắc có người sẽ là bạn đồng hành của anh. Kỳ đã lên tầu từ ga Huế và sẽ đi suốt đến Saigon. Trải qua bao nhiêu ga, bao nhiêu người vào căn phòng hạng nhì này, cùng ngồi tầu với anh một lúc rồi lại đi. Có người ngồi lâu, nói được vài mẩu chuyện trời mưa nắng, có người, Kỳ tránh nhìn họ để khỏi phải bắt chuyện. Kỳ mong mỏi gặp một bạn đồng hành đi suốt với anh quãng đường dài này, và giá hợp chuyện nữa thì sung sướng biết bao! Anh không nhớ hết những ai đã vào cùng ngồi với anh. Đầu tiên là một bà cụ già đi với cô con gái. Anh chưa nhìn, cô em đã thẹn thò quay mặt đi nơi khác, nhưng nàng nhìn trộm anh trong tấm cử­a kí­nh. Bà cụ nhờ anh sắp đồ đạc cẩn thậ­n, làm Kỳ tưởng bà cũng đi xa như anh, nhưng mới đến ga thứ nhất, bà đã kéo cô con, lếch thếch xuống tầu, vội vàng như bị ma đuổi.

  • Thuốc Trường Sinh

  • Linh Bảo
    Linh Bảo
    (1926 - 2024)

    Linh Bảo stên Võ thị Diệu Viên, sinh 14 tháng 4, 1926 trong một gia đình quan lại triều đình Huế: cha Võ Chuẩn nguyên tổng đốc Quảng Nam, mẹ gốc hoàng tộc Tôn Nữ Thị Lịch.

    Năm 1951, Linh Bảo lập gia đình với một người Hoa mang quốc tịch Anh, và trở thành công dân Anh do cuộc hôn nhân này. Đến 1954 bà được tuyển làm nhân viên của toà Lãnh Sự Việt Nam tại Hương Cảng. Làm việc tới 1957, trở về nước và chỉ sau 2 năm, 1959 Linh Bảo lại chọn một cuộc sống xa quê nhà.

    Linh Bảo dạy Việt ngữ trường Sinh Ngữ Quân Đội, Monterey, CA từ năm 1962 cho đến cuối năm 1976. Bà được trao giải Văn học Nghệ thuật Toàn quốc VNCH năm 1961 với truyện dài Tầu Ngựa Cũ.


    TÁC PHẨM:
    Gió Bấc (Truyện dài, Phượng Giang 1953)
    Chiếc Áo Nhung Lam (Sách Hồng, Đời Nay 1953)
    Tầu Ngựa Cũ (Tập truyện dgắn, Đời Nay 1961)
    Những Đêm Mưa (Truyện dài, Đời Nay 1961)
    Con Chồn Tinh Quái (Truyện nhi đồng, Ngày Mới 1967)
    Những Cánh Diều (Tập truyện ngắn, Trí Đăng 1971)
    Mây Tần (Tuyển tập đoản văn, Nxb Việt Nam Hải Ngoại 1981)

TO TOP
SEARCH