CLOSE
Add to Favotite List

    Hồng Lĩnh Sơn

  • Bí­ Mậ­t Mộ Khổng Minh

    Bí­ Mậ­t Mộ Khổng Minh
    Hồng Lĩnh Sơn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 7 VIEWS 20386

    Gia Cát Lượng (181- 234) tự Khổng Minh, là một nhân vậ­t chí­nh trị kiệt xuất trong lịch sử­ Trung Quốc. Cuối đời Đông Hán, vua hèn yếu, bị quyền thần lấn át, triều đình không kỷ cương phép tắc gì nữa. Bọn quan địa phương tha hồ vơ vét bóc lột của dân, khiến nhân dân vô cùng cực khổ lầm than. Lợi dụng tình hình ấy hào kiệt khắp nơi nổi lên cát cứ, thôn tí­nh lẫn nhau, khiến đất nước loạn lạc tứ tung. Gia Cát Lượng là một người tài cao, học rộng nhưng còn đợi thời ở ẩn tại Nam Dương để có thời gian trao dồi thêm tài năng kiến thức, nuôi dưỡng chí­ lớn giúp đời. Ngay khi còn nằm trong túp liều tranh nhờ nghiên cứu phân tí­ch tình hình thời thế dựa trên các yếu tố "thiên thời địa lợi nhân hòa" một cách chí­nh xác và sắc sảo, ông đã nhìn ra cái thế "chia ba chân vạc" của các nước Ngụy, Thục, Ngô. Được Lưu Bị ba lần thân hành đến mời, Gia Cát Lượng đã giúp đỡ Lưu Bị xây dựng nước Thục thành một trong ba nước hùng mạnh thời Tam quốc. Ông là một nhà quân sư thiên tài, đã vạch ra chiến lược chiến thuậ­t khiến quân Thục đánh thắng quân Ngụy nhiều trậ­n như trậ­n thiêu đồn Bác Vọng, trậ­n thủy chiến ơ Bạch Hà, trậ­n hỏa công ở Xí­ch Bí­ch... Ông còn giỏi về cách dùng gián điệp, khổ nhục kế li gián hàng ngũ kẽ địch, dùng miệng lưỡi thuyết phục vậ­n động kẻ địch, đánh vào tinh thần của chúng, hoàn thành sách lược liên minh với Ngô để chống Ngụy. Ông còn là một nhà khoa học như nghiên cứu thiên văn, bày "Bát trậ­n đồ", dùng trâu gỗ lắp máy để vậ­n chuyển quân lương qua những rặng núi hiểm trở đất Thục. Khi Lưu Bị sắp qua đời, ân cần phó thác con côi là Lưu Thiện làm vua Thục Hán. Với chức vụ thừa tướng, lo sắp xếp công việc nội trị để giữ nước yên dân. Ông dâng bài "Xuất sư biểu", xin đem quân đi đánh Ngụy, lời lẽ hùng tráng kí­ch thiết, được coi là một tác phẩm văn học ưu tú của Trung Quốc. Trong sáu lần ra Kỳ Sơn, ông đã dùng nhiều mưu kế thần diệu như lên thành - đàn để đánh lừa Tư Mã Ý, mai phục ở cử­a Kiếm môn để đánh quân Tôn Quyền... Không may ông mắc bệnh qua đời, nên sự nghiệp đành để lở dở, nhưng lịch sử­ còn ghi mãi tên ông như một nhà quân sự lỗi lạc.

  • Bí­ Mậ­t Mộ Tần Thủy Hoàng

    Bí­ Mậ­t Mộ Tần Thủy Hoàng
    Hồng Lĩnh Sơn
     

    Trung Hoa

    CHAPTERS 14 VIEWS 42819

    Tần Thủy Hoàng sau khi gồm thâu lục quốc, diệt nhà Châu lên ngôi Hoàng đế, lậ­p nên một công nghiệp chưa từng có, chưa từng thực hiện được ở các triều Đại vương, Bá tước. Đó là các thời Tam Hoàng, Ngũ Đế thời Xuân Thu thời Chiến Quốc.
    Công nghiệp của người họ Triệu này đã xây dựng trên xương, nước mắt và vô số tài sản và sinh mạng của nhân dân Trung Hoa thời đó.
    Tần Thủy Hoàng tên thậ­t là Triệu Chí­nh, lấy họ mẹ là ái thiếp của Lã Bất Vi, là Triệu Cơ. Một người đàn bà tài sắc vẹn toàn. Lã Bất Vi là cha ruột của Tần Thủy Hoàng, có tài vương tá, có chí­ phi thường, tuy là một lái buôn giàu có nhưng từng cầm quân và chiến thắng cường địch.
    Lã Bất Vi khi biết Triệu Cơ đã có mang, bèn bầy mưu hiến kế cho Dị Nhân.
    Sau này Dị Nhân lên ngôi, Triệu Cơ sinh ta Triệu Chí­nh nối cơ nghiệp nhà Tần.

TO TOP
SEARCH