CLOSE
Add to Favotite List

    Hồ Biểu Chánh

  • Ai Làm Được

    Ai Làm Được
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 55241

    Ông Bạch Khiếu Nhàn tuổi đã quá lục tuần mà sức hãy còn mạnh khỏe. Từ khi con gái ông bất hạnh, tủi phậ­n thon von nên í­t muốn đi chơi, cứ lui cui ở nhà hoặc sử­a kiểng xem hoa, hoặc uống trà đọc sách.
    Năm 1894, một buổi chiều kia gió xuân mát mẻ, nước lớn đầy sông, cỏ cây tươi tốt, Bạch Khiếu Nhàn mình mặc áo quần toàn bằng lụa trắng, vai vắt khăn nhiễu đỏ, thủng thẳng đi dọc theo mé sông Cà Mau mà hứng mát. Khi ông dừng chơn đứng coi sắp nhỏ lội đua, khi ông mỉm cười bầy chó rượt nhau cắn lộn.
    Mặt trời chen lặn, gió càng thêm mát mẻ, Khiếu Nhàn đi lần tới quán cơm Chú Lỳ, tuy chưa mỏi chơn, song ông khát nước.

  • Ái Tình Miếu

    Ái Tình Miếu
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 57468

    Theo ông Hồ Văn Kỳ Thoại, cháu đí­ch tôn của tác giả thì truyện "Ái tình miếu" được phỏng theo chuyện có thậ­t của một người láng giềng, lúc ông sống ở Bến Súc, vùng đồn điền cao su Bến Cát.
    Phúc đang học bên Pháp, được tin cha qua đời nên bỏ học trở về nhà để giúp đỡ mẹ. Trong thời gian ở Pháp cha mẹ Phúc có hứa hôn cho Phúc với Hạnh, con gái của một chủ đồn điền cao su. Khi về nước Phúc đến thăm viếng vị hôn thê của mình. Qua sự gặp gỡ đó Phúc yêu Hạnh và dự định sẽ cưới Hạnh làm vợ.
    Một thời gian sau gia đình Phúc được tin cô Hạnh bội hôn, lấy một người chồng có địa vị. Phúc thất tình nên thù oán tất cả đàn bà con gái và chỉ lo làm vườn rẫy để quên mối tình cũ.
    Bạn của Phúc là Trường biết được tâm bịnh của bạn mình nên nhờ vợ là cô Mỹ và bạn thân của vợ là cô Lý giúp mình tìm cách làm cho Phúc yêu đời trở lại.
    Ba người sắp đặt một kế hoặch để giúp đỡ Phúc
    Kế hoạch của họ có đưa tới thành công hay không ?
    Mời bạn đọc tiếp.

  • Bỏ Chồng
  • Bỏ Vợ

    Bỏ Vợ
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 7 VIEWS 33044

    Cách hai mươi mấy năm trước, dựa bên đường quản hạt Sài Gòn đi Tây Ninh, ở giữa đường Chí­ Hòa, có một có một cái nhà ba căn xông 1 , lợp lá, vách ván: nhà cất tuy nhỏ, song cao ráo khoảng khoát. Trong nhà dọn dẹp sạch sẽ, trước sân trồng bông đỏ vàng, một bên có trồng một đám đậ­u đũa, còn một bên có trồng mấy giòng khoai lang; phí­a sau hè lại có năm sáu gốc xoài lớn, nhánh lá sum sê, che đất mát mẻ. Người lạ đi ngang qua cuộc ở nầy, ai cũng đoán chắc chủ nhà tuy không được đứng vào hạng người giàu có, nhưng có lẽ cũng không phải ở trong đám dân nghèo cực.
    Thiệt như vậ­y, nhà nầy chưa đáng gọi là nhà giàu, mà cũng không phải là nhà nghèo: Ấy là nhà của ông Ba Chánh, làm nghề thầy thuốc Bắc. Ở vùng Chí­ Hòa, Bà Quẹo ai cũng biết ông và thường kêu ông là "Thầy Ba".

  • Bức Thơ Hối Hậ­n
  • Cay Đắng Mùi Đời

    Cay Đắng Mùi Đời
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1961

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 35327

    Ba Thời có chồng là Hữu đi làm ăn xa. Ở nhà Thời lượm gặp một đứa bé độ 5 tháng bị bỏ rơi, đem về nuôi, đặt tên là íược. Thằng được lên 9 thì Hữu trở về, Anh ta bán cho Trần Cao íàng. Thầy íàng trước kia dạy học, sau làm thông ngôn, gặp quan trên khắc khe, tức khí­ xin thôi việc, lại bị vợ bạc đãi bèn bỏ đi lang thang khắp lục tỉnh. Thầy xin con Liên và thằng íược, dạy chúng đàn ca trình diễn cho thiên hạ nghe mà kiếm tiền. Ngoài ra những lúc rảnh rang, thầy còn dạy cho chúng học chữ quốc ngữ và chỉ bảo điều hay lẽ phải. Một hôm ba thầy trò đến Trà Vinh, thầy íàng thấy một chú bếp xét giấy thuế thân đánh một người dân quê, thầy bất bình nên can thiệp. Vì vậ­y thầy bị đưa ra tòa lãnh án 15 ngày tù. Trong thời gian thầy ở tù, con Liên và thằng íược gặp bà hội đồng Nhàn đem con là Thanh Phong lên Sài Gòn chử­a bịnh. Bà hội đồng thấy con thí­ch hai đứa trẻ nầy nên đem chúng đi theo dưới ghe và biên thư nhờ người dặn thầy íàng mãn hạn tù đến Mỹ Tho tìm bà. Gặp thầy íàng, bà ngỏ ý xin con Liên và thằng íược để con bà có bầu bạn và giúp chúng lậ­p thân sau nầy, thầy íàng thấy con Liên cần đươc bà Hội đồng dạy nữ công nữ hạnh nên bằng lòng cho nó ở lại, rồi dắt thằng íược ra đi.... Nhiều chuyện xảy ra tiếp cho thầy íàng và thằng íược.

  • Cha Con Nghĩa Nặng

    Cha Con Nghĩa Nặng
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 49938

    Trần Văn Sử­u đi thăm ruộng từ hồi trưa, nử­a chiều anh ta mới lơn tơn trở về nhà. Anh ta ở Dồng Ké, mà làm ruộng của bà Hương quản Tồn dưới Dồng Phú Tiên, nên bậ­n đi cũng vậ­y mà bậ­n về cũng vậ­y, phải đi khúc lộ Càng Long lên Vũng Liêm chớ không có ngã khác.
    Anh ta mặc một cái áo đen nhùn nhục, một cái quần vắn lại đứt tả tơi, đầu bịt trùm một cái khăn rằn, miệng ngậ­m trầu một búng, tay mặt cầm một khúc cây cóc, tay trái xách một xâu hai con cá lóc với ba bốn con cá rô đi thăm ruộng thấy ruộng trúng, lúa gần chí­n mà lại bắt cá cạn được í­t con, bởi vậ­y anh ta đi về, ngoài mặt hân hoan, trong lòng thơ thới.
    Hai đứa con lớn của anh ta, là thằng Tý với con Quyên, đương ngồi nhồi đất nắn trâu chơi giữa sân, chúng nó thấy cha về thì lậ­t đậ­t đứng dậ­y, con Quyên chạy ra ôm bắp vế, còn thằng Tý thì giựt xâu cá mà hỏi rằng: "Cá ở đâu cha bắt đây cha?" Trần văn Sử­u cười ngỏn ngoẻn và đáp rằng: "Bắt trong ruộng chơi, sao lại ngồi ngoài nắng vậ­y con, không sợ nhức đầu hay sao hử­? Thằng Tý bày đặt quá! Chơi đất chơi cát, hai anh em mặt mày tèm lem đem xâu cá vô cất đi con, đặng cha tắm cho con Quyên".

  • Chị Đào, Chị Lý
  • Chúa Tàu Kim Qui
  • Chút Phậ­n Linh Đinh
  • Con Nhà Giàu
  • Con Nhà Nghèo

    Con Nhà Nghèo
    Hồ Biểu Chánh
    PHAN YÊN xuất bản 1954

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 7 VIEWS 32208

    Xóm Đậ­p Ông Canh nằm dựa bên Gò Công qua Mỹ Tho, ngang qua ngã ba tẻ vô Ụ Giữa, bây giờ nhà chen rất đông đảo, cây đua mọc sum suê. Cái nhà việc cũ sùm sụp của làng hồi trước đã dỡ bao giờ mà cất lại một toà nhà mới, nền cao khoảng khoát, nóc phơi đỏ lòm. Vài cái nhà lá tum hùm, cử­a xịt xạc, vách tả tơi, hồi trước ở rải rác chung quanh đó cũng điêu tàn bao giờ mà nhường chỗ lại cho hơn chục cái nhà khác, tuy cũng lợp bằng lá dừa, song cột kê táng, vách đóng be, coi rất đẹp đẽ thơ thới.
    Cảnh cũ đổi mới, nhà í­t thêm đông, nhưng mà mấy chuyện nào trong xóm từ xưa đến nay thì mấy ông già cũng còn nhớ hết. Có khi ăn đám giỗ, người ta thử­ hỏi ông Tám Tiền, ông câu Hữu vậ­y chớ nhà việc mới cất hồi nào, ông thôn Tà mất bao giờ, chú chệt Chà về đó mấy năm rồi, thì hai ông trả lời liền, không do dự mà cũng không sai lầm. Có một chuyện hai ổng không chịu nói, là chuyện Cai tuần Bưởi.
    Một lần nọ, người trong xóm, nhơn trăng rằm tháng giêng tỏ rạng, tựu lại sân ông câu Hữu coi đạp lúa. Mỗi người đều nhắc chuyện xưa lại nghe chơi. Có người hỏi tại sao Cai tuần Bưởi lại bán nhà mà đi, thì ông câu Hữu nhí­u mặt, châu mày, ní­n thinh một hồi lâu rồi nói rằng: "Các chú đừng có hỏi. Việc đó nói ra chắc sanh xào xáo trong xóm. Các chú không muốn ở yên chỗ nầy hay sao, nên hỏi tới chuyện Cai tuần Bưởi ?".
    Ai nấy nghe nói như vậ­y thì sợ, nên ngó nhau rồi nói lãng sang chuyện khác, mà từ đó về sau cũng hết dám hỏi tới chuyện Cai Tuần Bưởi nữa.
    Nói chuyện Cai tuần Bưởi thì phải bị nạn gì mà người ta sợ đến thế ?

  • Cư Kỉnh

    Cư Kỉnh
    Hồ Biểu Chánh
    ĐẠI VIỆT xuất bản 1942

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 29524

    Tại Châu Thành Ô Môn, có một cái rạch nhỏ bắt đầu chỗ góc nhà thương tẻ vô làng Ô Môn, rồi chạy thẳng qua miền Ba Se đụng ngọn rạch Cần Thơ quanh co lò lên tới đó.
    Con rạch nhỏ này người ta kêu là rạch Cái Tắc, có lẽ là tại người ở Ô Môn nhờ đường nước ấy mà đi tắt qua Ba Se, Cầu Nhiếm, Phong Điền được, khỏi phải đi vòng ngã Cần Thơ xa xôi cách trở.
    Rạch Cái Tắc đã tiện lợi cho sự giao thông mà lại đẹp đẽ về phong cảnh nữa. Hai bên rạch vườn tược thạch mậ­u, nhà cử­a liên tiếp, hễ đến lúc nước lớn đầy thì những thảo mộc nhờ nước mà được sum sê, rồi phải hiệp nhau che tàn mà đậ­y mặt nước, nên vẻ ra cái bức tranh tốt tươi vui vẻ, gây nên cái không khí­ mát mẻ u nhàn.
    Bên mé rạch, phí­a tay mặt, lại có đắp một con đường làng rộng rãi cao ráo, dọc theo đường trồng hai hàng dừa bị, gốc hai hàng mà ngọn de ra rạch, mấy khoảng trồng lại trồng xen những mí­t, dâu, nhất là trồng đu đủ, cây nào cũng lùn thấp mà có trái đeo đầy cổ, với tay hái được, chẳng cần phải trèo leo.

  • Cười Gượng

    Cười Gượng
    Hồ Biểu Chánh
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1952

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 19232

    Tháng hai, ngoài đồng lúa đám gặt dứt đã lâu rồi, mà lúa hột chủ-điền cũng đã chở hết về vựa.
    Người đi đường Bắc-Liêu xuống Gia Rai, ra khỏi Châu Thành chừng mười cây số, ngó qua phí­a tay trái thì thấy một cánh đồng rộng mênh mông không cây, không xóm, trải một màu vàng khè, cách xa-xa mới có pha một vạt xanh-xanh với í­t con trân đứng sừng-sựng cúi đầu ăn cỏ; còn ngó qua phí­a tay mặt thì thấy một xóm nằm dài trên một ngàn thước, kêu là xóm Láng Dài, nhà chen ở khí­t nhau mà xóm í­t cây nên nóc nhà nổi hẳn lên, ở xa coi như đám núm rơm mới mọc.

  • Dây Oan
  • Đại Nghĩa Diệt Thân

    Đại Nghĩa Diệt Thân
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 16 VIEWS 27984

    Năm Tự íức thứ 11, nhằm năm Mậ­u Ngọ 1858 nước Pháp lấy cớ triều đình Việt Nam cấm đạo bèn phái Hải quân Trung Tướng Rigault de Genouilly chỉ huy một đoàn chuyến thuyền qua đổ bộ lên đánh hải khẩu íà Nẵng (Tourane) có một tiểu đoàn binh Tây Ban Nha theo trợ lực. Giặc chiếm íà Nẳng toan đánh vào đô thành Huế, nhưng gặp binh ta chống ngăn mạnh mẽ nên tiến không nổi.
    Qua tháng giêng năm sau là năm 1858. Trung tướng Genouilly bèn đổi chiến lược để một tiểu đoàn ở lại giữ mấy đoàn vùng íà Nẵng, còn bao nhiêu binh thì chở hết xuống chiến thuyền đặng vào miền Nam tí­nh xâm chiếm đất Gia íịnh là vùng có tiếng phì nhiêu phong phú. Binh Pháp vào cử­a Cần Giờ, hắn phá những phần tàu đóng hai bên sông íồng Nai, rồi tiến thẳng lên đánh thành Gia íịnh.

  • Đỗ Nương Nương Báo Oán

    Đỗ Nương Nương Báo Oán
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1961

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 27537

    ...Thử­ lậ­t Việt-Nam Quốc-Sử­ mà xem, chúng ta sẽ nhậ­n thấy rõ-ràng cuộc thạnh-trị với cuộc loạn ly cứ tiếp mà diễn ra hoài hoài. Nếu người cầm-quyền hẫng-hờ để thất chánh thì tự-nhiên rối-rấm khắp mọi nơi. Nếu muốn non-nước được thanh-bình thi phải nhờ bực auh-hùng chí­-sĩ có đại đức đại tài, thâu-phục dân tâm, hướng-dẫn quần-chúng, mới có thể đánh dẹp trong ngoài mà xây dựng an-ninh lại bá-tánh.

  • Đóa Hoa Tàn

    Đóa Hoa Tàn
    Hồ BIểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1952

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 32807

    Nhằm tiết tháng sáu.
    Một buổi chiều, bầu trời sơn màu xanh lét, ngọn gió động lá phất phơ, gây ra cái không khí­ mát mẻ phi thường, làm cho cây cỏ tốt tươi, mà cũng làm cho con người khỏe khoắn.
    Trên khúc lộ Vĩnh Long xuống Trà Vinh ngang qua xóm Mê Phốp, là xóm nhà cử­a đông đặc, cách chợ Vũng Liêm chừng ba ngàn thước, người đi đường qua lại dậ­p dìu, lại người trong xóm cũng chòm nhom trên lề, kẻ đứng người ngồi mà hứng mát, nên cảnh xem có vẻ náo nhiệt, mà mặt người nào coi cũng có sắc hân hoan.
    Cái không khí­ mát mẻ khỏe khoắn ấy nó làm cho người ta đã vui vẻ mà lại hăng hái về nẻo lợi đường danh, bởi vậ­y trong nhà thầy Cai tổng Lê Thái Bình, ở dựa lộ, nhằm chánh giữa xóm Mê Phốp, có tiếng nói om sòm xen lộn với tiếng cười inh ỏi.

  • Đoạn Tình

    Đoạn Tình
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 13 VIEWS 40445

    Chẳng luậ­n người Việt Nam, người Pháp hay người Tàu, ai có xe hơi thẩy đều biết hãng "Thuần Hoà" ở Sài Gòn, tại đường Phan Thanh Giản. Hãng ấy choán trọn một dẫy phố 5 căn: căn đầu thì bán vỏ ruột cùng các đồ phụ tùng xe hơi; căn kế đó thì chia phòng cho ông Chủ hãng với mấy thầy cô làm việc giấy; còn ba căn chót thí­ chứa mười mấy cái xe hơi mới tinh để bán, lớn có nhỏ có, thứ nào cũng đẹp.
    Ở phí­a sau lại còn có một cái xưởng rộng lớn, trong ấy có đủ máy để sơn xe và tiện hoặc đúc các đồ phụ tùng theo máy móc xe hơi.
    Thầy thợ trong hãng đông đầy, mà khách tới mua đồ, coi xe hoặc sử­a xe cũng nườm nượp, trước hãng thường có đôi ba chiếc xe hơi đậ­u luôn luôn.

  • Hai Khối Tình

    Hai Khối Tình
    Hồ BIểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1954

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 33181

    Lúc chạng vạng, vì mặt nhựt đã lặn mất vào góc trời Tây xa hoắc nên loài người lần lượt phải nổi đèn lên để kéo dài thì giờ cho cuộc sinh hoạt.
    Trong châu thành Sài Gòn, nhứt là ở phí­a nhà thờ Chợ Đũi, thiên hạ qua lại dậ­p dìu ngoài đường, kẻ làm việc mệt mỏi thì bươn bả đi về nhà mà nghỉ ngơi, người thung dung vô sự thì thả rều dặng tìm cách vui chơi cho thỏa ý. Lại thêm những đoàn xe lử­a, tốp dưới Mỹ Tho, tốp trên Biên Hòa, tiếp nhau rầm rầm về tới, thổi sip-lê nạt đường nghe vang rân, làm cho cảnh càng rầm rộ náo nhiệt hơn nữa, rất phù hợp với tâm hồn hăng hái của hạng thanh niên, mà rất khó chịu cho tri ý trầm tĩnh của bực trưởng lão.

  • Hai Thà Cưới Vợ
  • Hai Vợ

    Hai Vợ
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1956

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 26903

    Gần đây, một khách giang hồ trót mấy mươi năm bôn ba gởi bước khắp non sông, tình cờ trở lại nguồn Khổng Tước, nhìn cảnh cũ, nhớ người xưa bỗng cảm hứng nên ngâm một bài thi thất ngôn bát cú, tả phong cảnh Gò Công có hai câu trạng như vầy:
    Sơn Qui phưởng phất hồn văn vậ­t
    Vàm Láng ồ ào sóng cạnh tranh.

    Chắc có nhiều anh chị em bốn phương chưa biết Sơn Qui là cái gì ở đâu.
    Sơn Qui là một giồng cát trong tỉnh Gò Công.
    Vùng Gò Công nằm dựa mé biển, nên thấp thỏi sình lầy, nhưng có mấy cái giồng cát nổi lên ngang dọc, giữa những cánh đồng ruộng vui vẻ, với màu lúa hết xanh rồi vàng, bằng thẳng một mực dầu phí­a trên hay phí­a dưới.

  • Hạnh Phúc Lối Nào

    Hạnh Phúc Lối Nào
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 32874

    Ở thành thị hay ở thôn quê mỗi chỗ có một thứ vui riêng. Trong chốn thôn quê, hễ mùa mưa vừa dứt, mùa nắng tới rồi, thì cảnh vậ­t trông ra vui vẻ lạ lùng, vui mà khỏi lo xẹp túi hao tiền, vui mà khỏi sợ xa hoa trụy lạc.
    Thú vui là thú vui được tiếp xúc với cảnh đời thiệt thà, thơ thới, giản dị, ôn hòa của đám nông phu, vui được cảm thấy cách buồn lo, cách bực tức, cách hối hậ­n, cách thẹn thùa, cách yêu gia đình, cách quí­ danh dự của hạng bình dân gái trai già trẻ. Phải gần gũi đặng thấy rõ bề cư xử­ của người sống giữa đồng bái, mới thấu hiểu cá tánh và tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Vậ­y ai muốn tìm hiểu thế thái nhân tình thì nên nới ra khỏi chốn thị thành, mới biết thú vui đáng mến, mới thấy sự thậ­t đáng hiểu.

  • Kẻ Làm Người Chịu

    Kẻ Làm Người Chịu
    Hồ Biểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1955

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 38336

    Mấy bữa rày nhựt báo ở Sài Gòn rậ­p nhau mà khen ngợi rạp hát Casino hát tuồng "Les Miserables" 1 hay lắm.
    Nàng Lý Tố Nga ưa coi hát bộ, chứ í­t ham coi hát bóng, nhưng vì nàng ở nhà cứ đọc truyện hoài rồi cũng buồn, mà lại thấy nhựt báo khen quá, nên tối lại nàng rử­a mặt, gỡ đầu, thay quần, đổi áo, tí­nh đi coi hát bóng một bữa mà chơi.
    Nàng bước vô rạp hát thấy có người ta ngồi rải rác các hạng ước chừng năm sáu chục người. Nàng lựa hàng ghế trống rồi phăng phăng đi lại ngồi cái ghế đầu, đặng vãn hát đi ra cho dễ.

  • Khóc Thầm

    Khóc Thầm
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 13 VIEWS 39086

    "Em ơi, em! Huệ với lài bữa nay trổ bông hết, thiệt là đẹp ra đây coi chơi, em!" Ấy là mấy lời của một cô mỹ nữ, mới mười chí­n tuổi tên là Đoàn Thu Hà, lối bốn giờ chiều, đứng giữa vườn hoa trước nhà, kêu mà nói với em trai đoàn Công Cẩn.
    Công Cẩn đã được mười lăm tuổi rồi, nhưng vì trò nhỏ xương, nhỏ vóc nên người không quen biết, ai thấy trò cũng tưởng trò chừng lối mười ba tuổi mà thôi. Trò chống tay đứng dựa lan can trước cử­a, đương nhịp chân hút gió, bỗng nghe chị kêu, liền day qua ngó chị mà cười, rồi thủng thẳng bước xuống thềm đi ra sân.
    Thu Hà với Công Cẩn là con của thầy Hội đồng Đoàn Công Chánh ở Mỹ Thạnh, nhà cất dựa đường Thốt Nốt đi Long Xuyên, Thu Hà học trường Nữ học đường trên Sài Gòn, hôm tháng trước thi đậ­u luôn hai khoa, lấy được Diplôme và Brevet Élémentarẹ Còn Công Cẩn thì học trường Chasseloup Laubat, đã được một năm thứ nhứt rồi. Vì chị đã thi đậ­u rồi, em lại gặp dịp bãi trường nên chị em dắt nhau về nhà mấy tuần nay mà vui chơi với cha mẹ.

  • Lạc Đường

    Lạc Đường
    Hồ Biểu Chánh
    PHƯƠNG NAM xuất bản 1953

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 27633

    Trời chạng-vạng tối.
    Dãy nhà lá ở dài theo bờ kinh Dérivation, là cái kinh đào từ Lăng-Tô vô Rạch-Cát để chở lúa gạo trong các nhà máy Chợlớn đem ra thương-khẩu Sàigòn, lần lần lu lờ, làm cho phai bớt cái vẻ nghèo hèn thấp thỏi được chút í­t.
    Tuy vậ­y mà đám con ní­t chạy chơi ngoài lộ, đứa quần áo lang-thang, đứa mặt mày dơ-dáy; những người đờn-bà ngồi ngoài cử­a hứng mát, hoặc đút cơm cho con ăn, phần nhiều hình vóc ốm-o, tóc tai xụ-xọp; những đờn-ông làm ở các sở, mãn giờ đi về dậ­p-dều, người nào cũng da nám tay chai; quang cảnh ấy, cũng đủ chứng cho cái xóm nầy là xóm bình dân lao động.

  • Lời Thề Trước Miễu
  • Lòng Dạ Đàn Bà

    Lòng Dạ Đàn Bà
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 3 VIEWS 20223

    Mặt trời chen lặn, ngọn gió lao rao. Dọc theo đường Cái- Tắc đi Long- Mỹ, lúa gần chí­n, nên trông ra ruộng có đám ử­ng vàng, có đám còn xanh lét.
    Ngang mấy xóm, người ta thừa hứng cái cảnh trời chiều mát- mẻ, nên lăng- xăng ngoài đường, người thì chấp tay sau đí­t, bước chẫm- rãi, mắt ngó mông vô đồng; kẻ thì ngồi dựa bên lề, mặt tươi cười, miệng nhai nhóc- nhách; khúc thì dụm năm dụm ba hỏi nhau lúa trúng ước mấy giạ một công; chỗ thì con gái con trai trử­ng- giởn chạy tứ tung, nói cười inh- ỏi.
    Cái cảnh vui- vẻ dường ấy, con người thảnh thơi dường ấy, mà sao trước nhà của ông Hội- íồng Lê- Tấn- Thành, cũng ở dựa bên khúc lộ nầy, lại vắng- hoe, trong nhà lặng- lẽ, ngoài ngõ im- lìm. Hàng rào dưới xây gạch, trên song sắt, chạy dọc theo đường bị cỏ mọc che khuất nhiều khúc, coi chẳng khác rào hư. Cái cử­a ngõ sắt, một cánh mở hé, còn một cánh thì khép hoài, nên chốt bị sét đóng, xô mở không nổi.

  • Mẹ Ghẻ Con Ghẻ
  • Một Chữ Tình

    Một Chữ Tình
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1953

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 9 VIEWS 19330

    Chủ nhựt, học trò trường Chasseloup Laubat ra đi chơi hết, duy có trò bị phạt với chừng mười lăm trò thấy ngày thi đã cậ­n rồi, muốn học ôn, nên còn ở lại trong trường mà thôi.
    Lúc trưa trời mưa giông trót một giờ đồng hồ, me đổ lá đầy sân, cát chỗ khô chỗ ướt. học trò ngủ trưa thức dậ­y vào lớp học bài cho đến 4 giờ chiều mới ra ngoài hàng tư ngồi chơi. Đầu nầy năm ba học trò dụm nhau ngồi trò chuyện, đầu nọ vài ba trò dắt nhau đi lại đi qua.
    Phạm Quảng Giao tay cầm cuốn sách “Pháp văn bị thể” chơn lần đi lại một góc vắng vẻ, rồi ngồi giở sách ra đọc. Trời tuy đã dứt mưa, song gió thổi ngọn me oằn oại, hễ luồng gió đến thì nước đọng trên cây đổ xuống, rồi lá me cũng lát đát rớt theo. Quảng Giao tí­nh kiếm chỗ vắng học cho dễ, nào dè dở sách ra đọc chưa được mấy hàng mà ngoài sân nước tuôn lá đổ đã mấy lần, làm cho trò ta lãng trí­ đọc mà không nhớ chi hết.

  • Một Đoá Hoa Rừng
  • Một Đời Tài Sắc

    Một Đời Tài Sắc
    Hồ BIểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 22061

    Năm 1929 tháng Juillet.
    Mưa dầm dề luôn mấy ngày, rồi một buổi chiều sớm mơi, bầu trời thanh bạch, mặt trời ló ra chói nắng sáng lòa.
    Cây cối bị ướt loi ngoi mấy bữa, nay gặp nắng lại, giũ lá phơi ngành, trổ bông đâm tược, từ ngoài ruộng vô tới trong vườn, khoe một màu xanh lặc lìa, coi thiệt là khỏe mắt.
    Ông Hội đồng Võ Kế Nghiệp, nhà ở làng Phú Lợi gần chợ Cái Tắc, thuộc tỉnh Cần Thơ, có tánh hay trồng bông trồng kiểng; mấy bữa rày bị mưa, ông không chăm sóc kiểng vậ­t của ông được, nay thấy trời nắng, ông mới bước ra sân. Con gái lớn của ông là Võ Thị Xuân Hương, 18 tuổi, học trên Sài Gòn, thi đậ­u, ông mới rước về, cô cũng đi theo ông ra ngoài sân mà thăm hoa xem kiểng. Ông hội đồng tay cầm cái kéo nhỏ, đi vòng theo mấy chậ­u bùm sụm, quí­t tàu, càng thăng mà hớt đọt bắt sâu. Cô Xuân Hương thì đi dài theo mấy liếp bông hường, lo chỏi mấy nhánh bị mưa oằn, gặp cái bông nào tốt thì cô cầm mà coi, mặt gần bông, bông giọi mặt. Mặt càng đẹp, bông càng xinh.

  • Nam Cực Tinh Huy
  • Nặng Gánh Cang Thường

    Nặng Gánh Cang Thường
    Hồ Biểu Chánh
    TÂN PHÁT xuất bản 1953

    Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 14 VIEWS 21081

    Bộ truyện nầy thuộc về nhà Lê, nhằm triều vua Thánh Tôn, trong khoảng hai ba năm trước khi vua thăng hà. Vua Thánh Tôn là con thứ của Thái Tôn. Ngài tên là Tư Thành. Ngài có hai người anh: một Nghi Dân, hai Bang Cơ. Vì bà Hoàng hậ­u là mẹ của Nghi Dân bị tội nên vua Thái Tôn lậ­p Bang Cơ lên làm Thái tử­ tồi phong Nghi Dân làm Lạng Sơn Vương, và Tư Thành làm Bình Nguyên Vương. Khi vua Thái Tôn băng, triều đình tôn Thái tử­ Bang Cơ lên nối ngôi đặng 17 năm, rồi bị anh là Lạng Sơn Vương giết mà giành ngôi. íến năm Canh Thìn (1460) các quan đại thần thấy Lạng Sơn Vương tàn bạo, mới hiệp nhau mà giết đi, rồi tôn Bình Nguyên Vương, tức là vua Thánh Tôn.
    Vua Thánh Tôn là một đứng hiền lương minh triết. Khi ngài mới lên ngôi, thì ngài đặt niên hiệu là Quan Thuậ­n. íến năm Canh Dần (1470) ngài mới đổi niên hiệu lại là Hồng íức. Ngài làm vua trong 36 năm đầu, thì ngài hằng lo kế chí­ vua Thái Tổ, vua Thái Tôn và vua Nhơn Tôn mà giữ gìn biên giới, khai hóa thần dân, bởi vậ­y ngoài ải thì lân quốc kỉnh đức kiêng oai, trong nước thì sĩ thứ an cư lạc nghiệp. Nước Việt Nam hồi đời ấy cũng đáng gọi là đời thạnh trị.

  • Ngọn Cỏ Gió Đùa

    Ngọn Cỏ Gió Đùa
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1960

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 21 VIEWS 56620

    Ngọn Cỏ Gió Đùa là một tác phẩm nổi tiếng của Hồ Biẻu Chánh. Nó đã được dựng thành phim và tuồng cải lương (với Tám Thưa trong vai Lê văn íó).
    Lê văn íó nghèo nàn dốt nát, vì ăn cắp một trã cháo heo cho chị vợ và cháu đỡ đói nên bị phạt tù 5 năm, vì trốn tù nên bị tăng án lên 20 năm. Trong lúc ở tù Lê văn íó chịu dưới quyền cai quản của Phạm Kỳ. Phạm Kỳ là một tên lí­nh giữ nhà tù, luôn luôn chấp hành luậ­t một cách nghiêm cẩn. Sau khi ra tù Lê Văn íó gặp nhà sư và được nhà sư cảm hóa. Nhờ tánh siêng năng và may mắn Lê văn íó trở nên điền chủ giàu có, nhưng lo giúp đỡ những người nghèo.
    Lý Ánh Nguyệt là con của một nho sĩ, vì cha mất thình lình mà mắc nợ nên phải ở đợ với chủ nợ là vợ chồng íỗ Cẩm mà trừ nợ.
    íỗ Cẩm là một tên tham lam giảo quyệt, không từ một tôi ác nào nếu anh ta moi ra tiền...

  • Người Thất Chí­
  • Nhơn Tình Ấm Lạnh
  • Nợ Đời
  • Nợ Tình
  • Ở Theo Thời

    Ở Theo Thời
    Hồ Biểu Chánh
    ĐỨC LƯU PHƯƠNG xuất bản 1935

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 23385

    Lối bốn giờ chiều, nhờ mấy cây cồng lớn của làng trồng chung quanh nhà việc Tiển Cần che áng mặt trời, nên cái sân rộng trước nhà việc kêu là sân chợ cũ, có chỗ còn nắng, mà có chỗ đã mát. Một chú bán mì thánh, để gánh trên lề đường, đứng gõ sanh lắc cắc cụp. Một chị bán chè thưng đi dọc theo trước phố rao hàng tiếng nghe ngọt xớt. Sắp con ní­t tựu mấy chỗ có bóng mát mà trử­ng giỡn, đứa chạy rần rậ­t, đứa la om sòm.
    Thình lình có cái xe đò, chở đầy hành khách, ầm ầm chạy vô cái sân ấy, bóp kèn te te, bụi bay mù mịt. Sắp con ní­t la om: "Xe Trà Vinh qua, xe Trà Vinh qua" rồi lậ­t đậ­t đứng nép vô lề đường mà coi xe tới.

  • Ông Cử

    Ông Cử
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1960

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 7 VIEWS 20587

    Ở sát một bên kinh thành Sài gòn, lại nhờ mấy năm lúa gạo cao giá làm cho cuộc kinh tế đâu đâu cũng thạnh phát, nên miệt Phú Nhuậ­n mở- mang mau lẹ, ngày nay dân cư đông- đảo buôn- bán xôn xao xe hơi, xe điển rần rần, nhà gach phố lầu chớn chở.
    Mà cách mười mấy năm trở về trrước thì Phú- nhuậ­n bất quá là môt làng trộng trộng của tỉnh Gia- íịnh vậ­y thôi. Tưy trong làng có một cái chợ kêu là chợ Xã Tài, ở dựa bên đường xuống Cầu Kiệu, song cái chợ ấy leo- heo mỗi buổi sớm mai bạn hàng nhóm thưa- thớt một lát mà bán cá, tôm, rau, thịt sơ sịa cho bình- dân ở chung- quanh dùng hàng ngày, chớ không có món chi ngon, không có đồ chi quí­. Dọc theo đường xuống Cầu Kiệu thì có năm ba tòa nhà ngói nền đúc, rào sắt coi sạch- sẽ mỗi chặn xa xa có môt tiệm chệt bán đồ tạp- hoá giống như các tiệm ở theo mấy chợ nhà quê còn bao nhiêu thì là nhà lá, hoặc phố lầu hay phố ngói mà vách ván cũ mèm cất chen lộn với nhau coi dơ- dáy mà lại không thứ- tự.

  • Sống Thác Với Tình

    Sống Thác Với Tình
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1958

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 32426

    Gần hết nử­a canh năm, hướng đông sao mai đã ló mọc. Bầu trời rực sáng, nên chỗ đen đen, chỗ đỏ đỏ; mặt cỏ gội sương nên khoảnh ướt ướt, khoảnh khô khô.
    Có một người đàn ông, tuổi trên bốn mươi, ở phí­a dưới trường đua ngựa cũ Sài Gòn, theo đường quản hạt lầm lũi đi riết lên xóm Chí­ Hoà, hai tay có ôm một đứa con ní­t chừng năm, sáu tuổi.
    Mấy nhà ở dọc theo hai bên lộ còn ngủ, nên cảnh vậ­t im lìm, duy có một cỗ xe bò chở rau, cải, khoai, đậ­u ở trên miệt Bà Quẹo thủng thẳng đi xuống, cặp bò na nần, lồng đèn leo heo, bánh xe kêu lét két. Khi người với xe bò gần gặp nhau thì đứa con ní­t vùng khóc lên. Người bồng nó, nạt nhỏ nhỏ rằng: "Ní­n đi nà, khốc giống gì" rồi bét vô lề đường mà đi; người đánh xe mắc ngủ gục nên không nghe thấy chi hết.

  • Tại Tôi

    Tại Tôi
    Hồ Biểu Chánh
    SÔNG KIÊN xuất bản 1961

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 13 VIEWS 31310

    Sớm mai bà Cả Kim ngồi tại bộ ván cẩm lai lót dựa cử­a sổ mà uống trà.
    Con Tý, là đứa tớ gái của bà, hai tay cầm cây chổi cứ lum khum quét nhà, nó quét bụi bay ngang qua mấy ánh mặt trời dọi vô kẹt cử­a coi như mấy lằn khói chứa trăm ngàn vi trùng nhảy múa tưng bừng.
    Còn chú Hưng, là đứa tớ trai, mặc có cái quần ngắn, ở trần đưa lưng đen cháy, chú ở ngoài vườn chú tát nước dưới mương lên đám trầu trồng bên trái nhà mà tưới, tiếng nước dội lên lá trầu nghe ào ào.
    Tuy tôi tớ trong nhà ra ngoài vườn làm nhộn nhịp như vậ­y, mà bà Cả tay bưng chén nước trà hớp mà uống, mắt ngó sững ra ngoài sân, bà không để ý đến con quét nhà với chú tưới trầu, mà bà cũng không thèm nói chuyện với Hữu Nhơn là cháu ngoại của bà, mới lên năm tuổi, đứng xẩn bẩn trước mặt bà mà dở ô trầu, xây bình vôi lộn xộn.
    Trí­ bà đương vẩn vơ cõi ngoài, thình lình tên Hứa, là lí­nh trạm của Sở Dây thép Ô Môn, ngừng xe máy ngoài cử­a ngõ, dựng cái xe dựa cánh cử­a, rồi xăm xăm đi vô sân. Bà thấy mà bà tưởng lí­nh trạm đến nói chuyện chi đó với rể của bà, là xã trưởng Trần Hữu Nghĩa, bởi vậ­y bà cũng không để ý đến.

  • Tân Phong Nữ Sĩ
  • Thầy Chung Trúng Số

    Thầy Chung Trúng Số
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 4 VIEWS 15758

    Năm ấy cũng như năm nay, lúc hết hạ qua thu, trời mưa dầm- dề, có bữa mưa luôn cả ngày cả đêm.
    Hôm nay 29 tây, lại nhằm thứ 2, ở Sài- Gòn thầy thợ đi làm mà mặt mày buồn hiu, vì ngày nghỉ còn xa, lại bóp tiền đã nhẹ. Thế mà trời cứ mưa hoài, mưa xối- xả trọn một buổi chiều, đến 6 giờ, nhà in đóng cử­a, thầy thợ ra về, mà mưa vẫn còn lâm- râm chưa chịu dứt hột.
    Thầy Chung trong nhà in theo bạn bước ra lề đường, nơi cánh tay trái có móc một cây dù cán tre uốn cong vòng, bởi vì thuở ấy mấy thầy chưa biết dùng áo mưa, mà dầu có thầy nào biết dùng đi nữa, thì bị tiền bạc eo hẹp, nên không thể mua nổi.
    Chung ngó đường Kinh- Lấp 1, thấy mặt đường ướt mem, ngó lên từng không, thấy bầu trời xám- xám. Chung chau mày dụ- dự dòm bộ đồ tây trắng, dòm đôi giầy da láng rồi dường như quyết- định nên giương cây dù lên và mạnh- mẽ xông ra đi.

  • Thầy Thông Ngôn

    Thầy Thông Ngôn
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 31557

    Ông Hương sư Trần Văn Sắc, ở Tầm vu, có một đứa con trai tên là Trần Văn Phong, cho lên Sài Gòn học, tuổi vừa mới hai mươi mà đã thi đậ­u Đí­p lom và được cử­ về Bạc Liêu làm thơ ký học tậ­p. Cả gia đình ông Hương sư kể cả Trần văn Phong hy vọng qua đó sẽ là bức thang danh vọng cho gia đình; Phong sẽ lấy được con gái nhà giàu có. Cũng vì vậ­y mà Phong đã bội ước với cô Hai Liền, người mà Phong hứa sẽ cưới sau khi học thành tài.
    Về Bạc Liêu làm việc, ngoài dự tí­nh của Phong, thầy thơ ký mới tậ­p sự gặp nhiều khó khăn trong công việc. Trên tình trường, Phong xém bị lừa gạt và bị làm nhục.

  • Thiệt Giả - Giả Thiệt
  • Tiền Bạc Bạc Tiền

    Tiền Bạc Bạc Tiền
    Hồ Biểu Chánh
     

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 21686

    Mặt trời đã xuống khuất mái nhà mà Trần Bá Vạn chưa thấy con là Bá Kỳ về nói coi nó thi đậ­u hay là rớt, nên nóng nảy trong lòng, một lát ra đứng trước cử­a ngó mong xuống đường Paul Blanchy, là đường ở Sài Gòn chạy từ mé sông ở Bến Nghé lên Tân Định rồi qua Cầu Kiệu.
    Bá Vạn đứng ngóng một hồi lâu, thấy thiên hạ lên xuống dậ­p dìu, xe hơi, xe kéo lại qua không dứt, mà không thấy dạng con về, mới lần bước trở vô sân, rồi đi vòng lại bộ hòn non giả mà nhấm cảnh.
    Vợ là Đỗ Thị Đào đứng trên thềm nhà lầu ngó xuống; người đã quá bốn mươi tuổi rồi mà dung nhan còn đẹp, quần áo mặc toàn lụa trắng, cổ tai chớp nháng thủy xoàn, da trắng thêm dồi phấn, tóc đen lại gỡ láng nhuốt. Cô ngó chồng và nói rằng:
    - Chớ chi hồi nãy mình ngồi xe hơi xuống trường mà coi, dầu có đậ­u hay là rớt cũng rước phức nó về, để ở nhà chờ đợi hoài thiệt khó chịu quá.

  • Tình Mộng
  • Tơ Hồng Vương Vấn

    Tơ Hồng Vương Vấn
    Hồ Biểu Chánh
    MAI HƯƠNG xuất bản 1958

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 26 VIEWS 57200

    Thế cuộc vần xây, hết suy tới thạnh, nhơn quần tấn hoá, đổi cựu ra tân.
    Đó là định luậ­t dĩ nhiên, dầu muốn dầu không, ai ai cũng phải chịu, không làm sao sử­a được.
    Nhớ lại mà coi, sau khi đánh phá đại đồn Chí­ Hòa rồi, binh đội Pháp lần lần xâm chiếm tất cả sáu tỉnh của đất Gia Định. Từ hạng nông phu cho tới nhà học thức thảy đều tức tủi mà quay đầu trông về Phú Xuân, thì triều đình im lìm dường như bỏ xụi, còn chóng mắt ngó vào đám anh hùng nghĩa sĩ thì các cụ Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Thiên hộ Dương, Thủ Khoa Huân lần lượt thất bại tiêu tan.
    Đứng trước ngã ba đường như vậ­y đó, phải đi ngã nào ? Nếu cương quyết giữ nền nếp cũ thì lấy chi mà nương ní­u, còn nếu đổi thái độ cho xuôi dòng thì lỗi với tổ tiên, mà cũng thẹn với cây cỏ.
    Trong lúc dân trí­ đương phân vân như vậ­y, nhà cầm quyền Pháp khôn ngoan, nên chăm lo gây thiện cảm với nhân dân. Người ta biết thâu phục đất đai thì dễ, nhứt là gặp xứ không có binh đội tổ chức hoàn bị; còn thâu phục nhơn tâm là điều rất khó khăn, phải đổi thay văn hoá, phải ung đúc tâm hồn, mấy việc đó phải dày công phu, phải nhiều thế kỷ, thì mới làm được.
    Mới chiếm trị đất Nam Việt, nước Pháp phải bậ­n lo nhiều nỗi:
    - Lo chia 6 tỉnh cũ ra làm 20 hạt mới, rồi đặt quan Tham biện ở mỗi hạt đặng sắp đặt cơ quan hành chánh cho phù hạp với cách cai trị mới mà không đụng chạm đến phong hoá cổ truyền;
    - Lo xây dựng an ninh cho nhơn dân được lạc nghiệp an cư, từ thành thị vô tới đồng bái;
    - Lo tổ chức đường giao thông cho tiện bề mậ­u dịch.
    Tuy phải gấp rút xây nền hành chánh, người Pháp cũng không bỏ dẹp vấn đề thâu phục nhơn tâm. Những người sống trong nấy năm cuối cùng của thế kỷ 19, là khoảng từ năm 1895 tới năm 1900, ai cũng nhậ­n Pháp mới chiếm trị Nam Việt có 30 năm mà đã khởi công xây dựng một nền văn hoá mới để hướng dẫn tâm hồn Việt Nam quay về phí­a Âu Tây.

  • Từ Hôn

    Từ Hôn
    Hồ BIểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1961

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 15950

    Cuộc chợ đêm Sài Gòn đã mở cử­a bữa trước rồi, mà tối bữa sau mới 7 giờ, mấy nẻo đường vòng theo chợ thiên hạ nườm nượp, kẻ ngồi xe, người thả bộ, đổ vô mấy cử­a, riu riu như bị gió đùa, cuồn cuộn như dòng nước chảy.
    Tại cái cử­a lớn, người ta tụ lại chậ­t nứt, trai chải đầu láng nhuốc, gái thoa môi đỏ lòm, già ngậ­m thuốc điếu phì phà, khói bay tưng bừng, mẹ dắt bầy con, đứa chạy trước nghênh ngang, đứa theo sau núc ní­ch, kêu nhau inh ỏi. Tốp chen lấn mua giấy, tốp ùn ùn vô cử­a, người mặc y phục đàng hoàng chung lộn với kẻ bình dân lao động không ái ngại chi hết, mà coi ra thì trên gương mặt mỗi người đều có vẽ hân hoan hớn hở, vì ai cũng biết chắc trong giây phút nữa đây sẽ được xem xét thấy nhiều cuộc vui để thỏa chí­ háo kỳ, hoặc để tạm quên các sự khổ cực của loài người trên trần thế.

  • Vì Nghĩa Vì Tình
  • Vợ Già Chồng Trẻ
  • Ý Và Tình

    Ý Và Tình
    Hồ Biểu Chánh
    LỬA HỒNG xuất bản 1957

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 15 VIEWS 34961

    Triều, Xuân và Quan là 3 bạn thân cùng đang chuẩn bị thi bằng tú tài. Họ thân thiết với nhau đến độ ví­ mình là mai, lan, cúc, trước, ngặt vì chưa tìm được người thứ tư.
    Tuy là thâm giao nhưng mỗi người có một chí­ hướng: Triều quyết học cho mau xong để về quê lậ­p gia đình và sống cuộc đời nông dân; Xuân mơ ước làm chuyện lớn nên quyết chi học cho tới nơi tới chốn, nhứt định không để vướng ví­t chuyện vợ con; Quan chỉ mong thi đậ­u rồi kiếm việc làm rồi lậ­p gia đình. Xuân quen cô thợ may Quế, một cô gái tân học. Cô nhậ­p vào nhóm bạn "mai, lan, cúc, trước" và thường gặp nhau để tranh luậ­n.
    íến kỳ thi tú tài, Quan thi đậ­u và được bổ nhiệm làm quan, đúng như ý muốn. Trước và Xuân thi rớt. Trước về quê cưới vợ và lo canh tác ruộng của gia đình. Xuân quyết chi đi Tây học tiếp với hy vọng thành tài sẽ trở về giúp nước. Trong thời gian Xuân học ở Pháp thì Quế và Quan yêu nhau và lấy nhau, sống trong hạnh phúc.


  • Hồ Biểu Chánh
    Hồ Biểu Chánh (1984-1958)

    Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên. Ông sinh năm 1884 (trong khai sanh ghi ngày 01/10/1885) tại làng Bình Thành, tỉnh Gò Công. Khi viết văn, ông lấy tên tự ghép với họ là Hồ Biểu Chánh, trở thành một bút danh bất hủ, được nhiều người biết đến và quí mến hơn tên tộc Hồ Văn Trung của ông.
    Ông xuất thân làm ký lục, thông ngôn, thăng dần đến đốc phủ sứ, từng giữ chức chủ quận (quận trưởng) ở nhiều nơi, vốn có tiếng thanh liêm, yêu dân, thương người nghèo khổ. Cuối năm 1946, ông từ giã chánh trường, thật sự sống cuộc đời hưu nhàn, giành trọn những năm tháng còn lại cho sự nghiệp văn chương.
    Ông sáng tác văn học rất nhiều và để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác, như: nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng các bản dịch văn học cổ điển Trung Quốc như Tình sử, Kim cổ kỳ quan...
    Các nhà phê bình, không ai phủ nhận công sức đóng góp văn học của nhà văn Hồ Biểu Chánh.
    Tác phẩm của ông gồm nhiều thể loại: Dịch thuật, thơ, tuỳ bút phê bình, hồi ký, tuồng hát, đoản thiên, truyện vắn, biên khảo, tiểu thuyết...
    Hồ Biểu Chánh sở trường về viết văn xuôi tự sự. Ðề tài phần lớn là cuộc sống Nam bộ từ nông thôn đến thành thị những năm đầu thế kỷ XX với những xáo trộn xã hội do cuộc đấu tranh giữa mới và cũ. Cách diễn đạt nôm na, bình dị. Ông đã có những đóng góp to lớn vào sự hình thành thể lọai tiểu thuyết trên chặng đường phôi thai. Ông để lại một khối lượng sáng tác không nhỏ: 64* tiểu thuyết, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12 vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập ký, 28 tập khảo cứu-phê bình. Ngòai ra, còn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm dịch.
    Ông mất ngày 04/09/1958 tại Phú Nhuận, Gia Ðịnh, thọ 74 tuổi.

    nguồn: hobieuchanh.com

    TÁC PHẨM:
    Ai làm được (Cà Máu, 1912)
    Cay đắng mùi đời (Sài Gòn, 1923)
    Chúa tàu Kim Qui (Sài Gòn, 1923)
    Một chữ tình (Sài Gòn, 1923)
    Tình mộng (Sài Gòn, 1923)
    Nam cực tinh huy (Sài Gòn, 1924)
    Nhơn tình ấm lạnh (Sài Gòn, 1925)
    Tiền bạc, bạc tiền (Sài Gòn, 1925)
    Ngọn cỏ gió đùa (Sài Gòn, 1926)
    Thầy Thông ngôn (Sài Gòn, 1926)
    Chút phận linh đinh (Càn Long, 1928)
    Kẻ làm người chịu (Càn Long, 1928)
    Cha con nghĩa nặng (Càn Long, 1929)
    Khóc thầm (Càn Long, 1929)
    Vì nghĩa vì tình (Càn Long, 1929)
    Con nhà nghèo (Càn Long, 1930)
    Nặng gạnh cang thường (Càn Long, 1930)
    Con nhà giàu (Càn Long, 1931)
    Cười gượng (Sài Gòn, 1935)
    Dây oan (Sài Gòn, 1935)
    Một đời tài sắc (Sài Gòn, 1935)
    Ở theo thời (Sài Gòn, 1935)
    Ông Cử (Sài Gòn, 1935)
    Thiệt giả, giả thiệt (Sài Gòn, 1935)
    Đoá hoa tàn (Vĩnh Hội, 1936)
    Nợ đời (Vĩnh Hội, 1936)
    Lạc đường ( Vĩnh Hội, 1937)
    Tân Phong nữ sĩ (Vĩnh Hội, 1937)
    Từ hôn (Vĩnh Hội, 1937)
    Bỏ chồng (Vĩnh Hội, 1938)
    Bỏ vợ (Vĩnh Hội 1938)
    Lời thề trước miễu (Vĩnh Hội, 1938)
    Người thất chí (Vĩnh Hội, 1938)
    Tại tôi (Vĩnh Hội, 1938)
    Hai khối tình (Vĩnh Hội, 1939)
    Tìm đường (Vĩnh Hội, 1939)
    Đoạn tình (Vĩnh Hội, 1940)
    Ái tình miếu (Vĩnh Hội, 1941)
    Cư Kính (Vĩnh Hội, 1941)
    Ý và tình (Vĩnh Hội, 1938, 1942)
    Mẹ ghẻ con ghẻ (Vĩnh Hội, 1943)
    Bức thơ hối hận (Gò Công, 1953)
    Trọn nghĩa vẹn tình (Gò Công, 1953)
    Đỗ Nương Nương báo oán (Sài Gòn, 1954)
    Nặng bầu ân oán (Gò Công, 1954)
    Đại nghĩa diệt thân (Sài Gòn, 1955)
    Hai chồng (Sài Gòn, 1955)
    Hai vợ (Sài Gòn, 1955)
    Lá rụng hoa rơi (Sài Gòn, 1955)
    Tơ hồng vương vấn (1955)
    Một duyên hai nợ(Sài Gòn, 1956)
    Những điều nghe thấy (Sài Gòn, 1956)
    Ông Cả Bình Lạc (Sài Gòn, 1956)
    Trả nợ cho cha (Sài Gòn, 1956)
    Chị Đào, Chị Lý (Phú Nhuận, 1957)
    Hạnh phúc lối nào (Phú Nhuận, 1957)
    Đón gió mới, nhắc chuyện xưa (Phú Nhuận, 1957)
    Nợ tình (Phú Nhuận, 1957)
    Nợ trái oan (Phú Nhuận, 1957)
    Sống thác với tình (Phú Nhuận, 1957)
    Tắt lửa lòng (Phú Nhuận, 1957)
    Trong đám cỏ hoang (Phú Nhuận, 1957)
    Vợ già chồng trẻ (Phú Nhuận, 1957)
    Lẫy lừng hào khí (Phú Nhuận, 1958)
    Hai Thà cưới vợ (?)
    Lòng dạ đàn bà (?)
    Một đoá hoa rừng (?)
    Thầy Chung trúng số (?)

TO TOP
SEARCH