-
Cát Bụi Trần Gian
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Yaël Dayan - Hà THúc Sinh dịch
KỶ NGUYÊN MỚI xuất bản 1974CHAPTERS 8 VIEWS 621
Cát Bụi Trần Gian là tiếng kêu thống thiết của những mảnh hồn bơ vơ khát khao tìm mạch sống.
Nàng đã đến với cát bụi, đã yêu chàng trong bối cảnh lồng lộng của cát bụi: những kẻ chinh phục sa mạc... những tâm hồn đang lập quốc.
Nàng cứu mang hộ chàng những cơn mộng dữ và sự chết. Ám ảnh bởi những đau thương, bởi cái kiếp đọa căn đày trong suốt mấy ngàn năm lưu lạc. -
Chị Em
Truyện Dài
Hà Thúc Sinh
TÂN VĂN xuất bản 1988CHAPTERS 6 VIEWS 120
Chị Em là tác phẩm tiểu thuyết đầu tay của nhà văn họ Hà. Chắc hẳn ông không đặt kỳ vọng ở tác phẩm này như một tuyệt tác. Nhưng cũng như trong Đại Học Máu, Hà Thúc Sinh tiếp tục khai phá điều mà ông gọi là những-quặng-mỏ làm chất liệu cho cổng cuộc đấu tranh chống cộng. Song, nếu như trong Đại Học Máu người đọc tìm thấy một tinh thần lạc quan về thân phận con người — Con người bị bạo hành ở những mức độ vô nhân nhất mà vẫn khôi hài, cười đùa, bỡn cợt được: thì con người trong Chị Em cùng vẫn là con người tranh đấu lạc quan, chẳng còn biết gì để sợ, sẳn sàng kịch liệt chống lại định mệnh để tự thắng và tự cứu mình. Trong Chị Em cũng như trong Đại Học Máu quyết nhiên không có một thái độ chịu đựng để chờ chết như chàng sói khắc kỷ mẫu mực của Alfred de Vigny: một thái độ cao ngạo người hùng theo thuyết Nietzch: hay những phản ứng chổng đối nhiều miệt thị mà tiều cực của thân phận tù đày nơi chàng Ivan Denisovitch của Soltsenitsyn...
-
Đại Học Máu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Hà Thúc Sinh
CHAPTERS 70 VIEWS 141122
Tháng 6 năm 1975 - một tháng sau ngày bộ đội cộng sản tràn ngập miền Nam tự do - những quân nhân công chức của Việt Nam Cộng Hòa nghe Đài Phát thanh lần lượt loan báo các lệnh gọi trình diện "học tập cải tạo". Đó là các thông cáo ngày 10-6, ngày 11-6, và ngày 20-6, ký tên Ủy Ban Quân Quản Thành phố Saigon - Gia Định. Ngoài sự chỉ định rõ ràng những địa điểm và ngày giờ trình diện, còn có lời yêu cầu những người đi học tập cải tạo phải "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong mười ngày, kể từ ngày tập trung trình diện" (thông cáo ngày 20-6). Riêng đối với các sĩ quan cao cấp trong quân đội và cảnh sát, các Dân biểu và Thượng nghị sĩ, các lãnh tụ đảng phái "phản động" tại miền Nam, thì được lệnh "đem theo đầy đủ giấy, bút, quần áo, mùng mền, vật dụng cá nhân, đồ ăn hoặc tiền bạc để dùng trong một tháng kể từ ngày học tập đầu tiên" (thông cáo ngày 11-6).
Bản tường trình tháng 4 năm 1983 của Ginetta Sagan và Stephen Denney (Aurora Foundation), căn cứ trên những kết quả điều tra và phỏng vấn, đã cho biết: "Rất ít, nếu có, người đi học tập cải tạo được thả về sau thời hạn mười ngày hay một tháng... Trong số hơn một triệu người đã đi vào các trại học tập cải tạo (trên 150 trại rải rác khắp nước Việt Nam) thì có khoảng 500.000 người được trả tự do trong vòng ba tháng; 200.000 người đã ở trong trại từ hai năm đến bốn năm; 240.000 người đã phải chịu đựng ít nhất năm năm trong cảnh tù đày; và cho đến nay (4-1983) vẫn còn ít nhất là 60.000 người đang bị giam giữ...". -
Trận Chiến Trong Thành Phố Đẫm Máu Nhất Lịch Sử
Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
John Toland - Hà Thúc Sinh dịch
CHAPTERS 19 VIEWS 6500
Quyển sách này là một tài liệu lịch sử viết về một cuộc chiến vĩ đại nhất mà quân đội Mỹ từng tham dự. Trận đánh chính yếu duy nhất diễn ra trong một mùa đông có tầm mức tương tự như trận Stalingrad — trên một triệu binh sĩ và hàng ngàn thường dân đã bị cuốn vào trận chiến đó. Khác hẳn với bất cứ một trận chiến nào từng xảy ra trong thời kỳ Đệ nhị Thế chiến, nó là một trận chiến mà Adolf Hitler đã phải tung ra toàn bộ lực lượng của ông, một canh bạc xả láng cuối cùng của cuộc đời ông.
Những màn đối thoại trong sách này đều có thật và đã được những người trong cuộc, hoặc những người từng được chính tai nghe thấy, thuật lại. Chẳng hạn như câu trả lời một đề nghị kêu gọi đầu hàng do quân Đức gửi tới tướng Mc Auliffe lúc các đơn vị của ông đang bị vây hãm tại Bastogne ; câu trả lời này tôi đã được nghe đến năm nhân chứng kể lại dù có nhiều người nghi ngờ bản văn phúc đáp của tướng Mc Auliffe đã bị cắt xén để trừ có một chữ duy nhất là : CON TIỀU! -
Hà Thúc Sinh Hà Thúc Sinh tên thật Phạm Vĩnh Xuân. Sinh ngày 7-7-1943 tại Thanh Hoá. Di cư vào Nam năm 1954. Sĩ quan. Ông bắt đầu viết từ năm 1964 trên một số tạp chí ấn hành tại Sài Gòn. Sau tháng 5-1975 bị giam giữ hơn năm năm. Ông vượt biển sang Mỹ 30-4-1981.
Hà Thúc Sinh chủ trương tạp chí văn học nghệ thuật Tân Văn (đình bản sau 8 số vì thiếu thì giờ lẫn tài chính). Ông cùng Nguyễn Khoa (giám đốc nhà in Kim) thành lập nhà xuất bản Văn Mới tại miền Nam California. Ông được xếp vào phần Thi Sĩ và Văn Sĩ trên Thư Viện Việt Nam vì ông đã có công đóng góp đáng kể trong cả hai lảnh vực này.TÁC PHẨM: Đá Vàng (Thơ, Sài Gòn, 1967)
Trí Nhớ Đau Thương (Thơ, Sài Gòn, 1969)
Tuyển Truyện Âu Châu ( Truyện dịch, Vươn Lên, Sài Gòn, 1970)
Điệu Buồn Của Chúng Ta (Thơ, Khai Phá, Sài Gòn, 1972)
Dạo Núi Mình Ta (Thơ, Đồng Dao, Sài Gòn, 1972)
Tình Em Vỗ Cánh (Truyện dịch, Kỷ Nguyên Mới, Sài Gòn, 1973)
Người Nô Lệ (Truyện dịch, Kỷ Nguyên Mới, Sài Gòn, 1973)
Trận Chiến Trong Thành Phố ( Truyện dịch, Kỷ Nguyên Mới, Sài Gòn, 173)
Cát Bụi Trần Gian (Truyện dịch, Kỷ Nguyên Mới, Sài Gòn, 1974)
Kiếp Người Cô Quạnh (Truyện dịch, Kỷ Nguyên Mới, Sài Gòn, 1974)
Đại Học Máu (Hồi ký, Nhân Văn, Hoa Kỳ, 1985)
Vầng Thái Dương Quê Nhà (Truyện dịch, Việt Nam nhật báo, Hoa Kỳ, 1988)
Thơ Viết Giữa Đường (Thơ, Tân Văn, Hoa Kỳ, 1988)
Chị Em (Truyện dài, Tân Văn, Hoa Kỳ, 1988)
Ông H.O. (Tập truyện, Thế Giới, Hoa Kỳ, 1993)
Cố Hương (Tập truyện, Tú Quỳnh, Hoa Kỳ, 1994)
Hoà Bình và Tôi (Thi tập, HTĐ Việt Báo, Hoa Kỳ, 1994)
Red File: 50 Years of Violations of Human Rights in Communist Vietnam (Biên khảo, VNHMRW, Hoa Kỳ, 1995)
Dưa Cà Mắm Muối (Tập truyện, Văn Mới, Hoa Kỳ, 1996)
Về (Tập truyện, Văn Mới, Hoa Kỳ, 1996)
Đêm Hè (Tập truyện, Văn Mới, Hoa Kỳ, 1997)
Tống Biệt Hai Mươi (Tuyển tập 50 truyện, 1 kịch, 10 thơ, Xuân Thu, Hoa Kỳ, 1999)