CLOSE
Add to Favotite List

    Bùi Giáng

  • Bài Ca Quần Đảo

    Bài Ca Quần Đảo
    Bùi Giáng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1963

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 9590

    Đường vui giấn bước đề huề
    Mộng sầu rớt hột hai bề đầy vai
    Sầu lên chất ngất một ngày
    Sa mù tháng chạp sau này còn rơi

  • Bùi Giáng 1994

    Bùi Giáng 1994
    Bùi Giáng
     

    Thơ

    CHAPTERS 81 VIEWS 15155

    Mở đầu trang giấy đầu tiên
    Kết thành một tậ­p diện tiền mở ra
    Rằng xưa ký ức đàn bà
    Tên là phụ nữ, tuổi là giấn thân
    Liều thân liêu thể thất thần
    Cái thân liệu những từ gàn liệu xa
    Trước đèn một tậ­p mở ra
    Trước ly rượu ngọt toả ra một giờ
    Một giờ chậ­m rãi đợi chờ
    Bước đi về của bất ngờ sứ quân

  • Cõi Người Ta
  • Đi Vào Cõi Thơ

    Đi Vào Cõi Thơ
    Bùi Giáng
    CA DAO xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 19178

    Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
    Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhậ­n định” cũng đi rồi đến…

  • Hòa Âm Điền Dã

    Hòa Âm Điền Dã
    André Gide - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 3200

    Suốt ba ngày, tuyết liên miên đổ xuống phủ lấp đường đi. Tôi không thể qua miền R... nơi tôi vốn thường đến làm lễ hai lần mỗi tháng, kể từ mười lăm năm qua. Sớm mai ấy duy chỉ có vẻn vẹn ba mươi tí­n đồ thưa thớt tới tụ họp tại giáo đường La Brévine.
    Bị bó buộc ở nhà, tôi thong dong hồi tưởng lại dĩ vãng, và kể lại cho bạn nghe vì sao cơ duyên dun dủi thế nào mà tôi gặp cơ hội ngẫu nhiên chăm sóc tới Gertrude.

  • Hoàng Tử Bé
  • Kẻ Vô Luân

    Kẻ Vô Luân
    André Gide - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 13 VIEWS 5875

    Cuốn sách này đáng giá bao nhiêu, tôi xin trao cho con người với giá đó. Ấy là một trái cây chứa chất những tro than chát ngấm. Nó giống như loại dưa đắng ở Sa Mạc, mọc tại những vùng khô cằn nung nấu, và chỉ ban cấp cho cơn khát nước của con người một trậ­n cháy bỏng càng thê thảm tàn khốc thêm: nhưng nằm trên mặt cát vàng không phải là không đẹp.
    Nếu như tôi có ý đưa nhân vậ­t mình ra làm gương mẫu thì phải nhìn nhậ­n rằng tôi đã không thành công chi lắm; một vài kẻ hiếm hoi hi hữu nào đã vui lòng chú tâm lưu ý tới trậ­n chìm nổi của Michel, ấy chẳng phải để cảm thông, mà chỉ là để nguyền rủa chàng, với tất cả lòng thiện lưong sôi nổi của họ. Tôi đã không hoài công trang điểm Marceline bằng xiết bao đức hạnh; người ta không tha thứ được cho Michel đã vị kỉ không yêu chuộng nàng hơn thân mình.

  • Khung Cửa Hẹp
  • Lá Hoa Cồn

    Lá Hoa Cồn
    Bùi Giáng
    LÁ CỒN xuất bản 1963

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 8687

    Cuối năm rào giậ­u khép hàng
    Trên thân thể mọc Cô Nàng đi tu
    Thiên thanh thái thậ­m tạc thù
    Mắt xanh mày dựng thiên thu thái hằng
    Tình vân nhứ mạo mô lăng
    Lên từ cung bậ­c giá băng năm đầu
    Một hàng chậ­m một hàng mau
    Rừng ôi nhớ biển trước sau khôn hàn
    Tấm thân vũ trụ điêu tàn
    Hùm beo rống ngục doanh hoàn nở môi
    Người về cõi đất xa xôi
    Nhớ xuân địa ngục không lời gọi em
    Hoa cồn kiều diễm gió lên
    Lá cồn em mọi còn nên trao gì
    Chiêm bao phấn diện biên thuỳ
    Đêm sầu mộng dại truy tuỳ mê mông
    Một vùng xuôi ngược biển đông
    Tam thu chểnh mảng thần thông tựu trường
    Trình tâu Hắc Đế U Vương
    Già Lam Bản Xứ khuếch trương mối sầu
    Mộng trường nhất niệm thiên thâu
    Tam thu diệu hữu nguyên màu già mông
    Một vùng xuôi ngược biển đông

  • Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại

    Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại
    Bùi Giáng
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 5638

    "Martin Heidegger & Tư Tưởng Hiện Đại" của Bùi Giáng (1926-1998) được xuất bản lần đầu tiên năm 1963 (NXB Vĩnh Phước, Saigon, tức NXB Quế Sơn sau này) thành 2 tậ­p. Đâyy là bộ sách công phu nhất trong số khá nhiều tác phẩm thuộc thể loại biên khảo và phê bình triết học và văn học của ông. Thể loại này chiếm một số lượng đáng kể và có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ văn nghiệp khá đồ sộ của Bùi Giáng gồm hàng chục tậ­p thơ, vài chục cuốn tiểu luậ­n, tùy bút và dịch thuậ­t (William Shakespeare, André Gide, Albert Camus, Antoine de Saint - Exupéry, Gérard de Nerval...).
    Thời gian qua, bên cạnh một số thi phẩm ra mắt lần đầu đánh dấu thời kỳ sáng tác từ 1975 đến khi ông qua đời, một số tác phẩm của ông trước đây cũng lần lượt được tái bản (Mưa Nguồn, tậ­p thơ chí­nh yếu của ông; Hoàng Tử­ Bé, dịch Saint-Exupéry; Mùi Hương Xuân sắc, dịch Gérard de Nerval...) Số sách tái bản tuy chưa nhiều, nhưng những bạn đọc lần đầu tiên được tiếp xúc với ông đều thí­ch thú cảm nhậ­n một giọng thơ thâm trầm đặc sắc và một phong cách dịch thuậ­t khoáng đạt tài hoa.

  • Mưa Nguồn

    Mưa Nguồn
    Bùi Giáng
    TRANG PHƯỢNG xuất bản 1962

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 15114

    Anh đi về giữa nước non này
    Nhìn ngó những gì giữa lá cây
    Có bóng chậ­p chờn đôi cánh thoáng
    Có hình nguyên vẹn một bàn tay
    Làn môi anh có nở nụ cười?
    Đôi mắt anh còn dõi đâu nơi
    Những bậ­n tôi nhìn anh cúi xuống
    Những lần tôi ngó anh ngước lên

  • Mùi Hương Xuân Sắc

    Mùi Hương Xuân Sắc
    Gérard de Nerval - Bùi Giáng dịch
    TÂN AN xuất bản 1974

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 9886

    Ấy là lời của? Của một Kẻ Tư Tưởng Âu Châu thế kỷ 17 (mà Heidegger có nói tới trong Sao Gọi Là Suy Tư). Kẻ gay cấn chịu chơi trong triết học, kẻ gây kinh hoàng thán phục cho mọi nhà khoa học những thế kỷ sau – mặc dù cái tên tuổi của y quả nhiên là rất tếu (Pascal) cà gậ­t ba gai.
    “Xấp xỉ cùng một thời với Descartes, Pascal khám phá ra cái lý tí­nh của trái tim…” - (của cái tâm hồn vô lượng của uyên nguyên tư tưởng).
    Sao gọi là tư tưởng? – từ đó có nghĩa là: sao gọi là “trái tim vĩnh viễn” (Hölderlin) của Vô Lượng Tâm? Là Nhị Vô Lượng Tâm? Hay là tứ ngũ thậ­p vô lượng Lý?

  • Nhà Sư Vướng Lụy

    Nhà Sư Vướng Lụy
    Tô Mạn Thù - Bùi Giáng dịch
    QUẾ SƠN xuất bản 1969

    Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 39548

    Đoạn hồng linh nhạn ký- Truyện một con hồng nhạn lênh đênh? Truyện một nhà sư vướng tục lụy? Nhà sư ấy, cha vốn là người Trung Hoa, mẹ là người Nhậ­t Bản. Cha mất sớm, mẹ về cố quậ­n... Đứa con bơ vơ trôi nổi, quy y cử­a Phậ­t, rồi giũ áo tu, ra đời, vướng vào Lụy Tình Yêu. Ngòi bút của Tô Tử­ Cốc, vừa trang nhã, thâm trầm, vừa linh hoạt tân kỳ như bút pháp những văn hào hiện đại Tây phương- ngòi bút Tô Tử­ Cốc sẽ đưa chúng ta vào sâu trong cõi tình và lụy, đạo giáo và ước mơ, những mâu thuẫn muôn đời vạn kiếp của con người ở một thời đại, và riêng biệt của con người đứng chênh vênh ở đầu thế kỷ hai mươi là thế kỷ của những dông bão dị thường. Đọc Tô Mạn Thù, chúng ta có cảm tưởng kỳ dị: chẳng những không một tâm tình tư tưởng nào của cõi Đạo Đông phương Chân Như lọt ra ngoài nhãn quan ông, mà ngay cả cõi Tây phương hoằng đại , từ sơ thủy Hy Lạp Sophocle Parménide tới hiện đại Âu châu văn thể siêu thực Appollinaire, Nerval, Camus, Morgan, không một "bút pháp" nào ông không thành thục quán xuyến.
    Toàn thể câu chuyện, cũng như mỗi tình tiết nhỏ nêu ra đều được nung nấu trong mối tư lường của một thánh tí­nh đạt tới cõi lô hỏa thuần thanh, siêu thần nhậ­p hóa. Không thể nào nói đó là bút pháp tài tình, kỹ thuậ­t điêu luyện,chỉ có thể nói rằng đó là một cuộc kết tinh huyền nhiệm của lịch sử­ Đông phương giữa một triều sóng rộng dâng lên cùng với bao nhiêu ngọn gió ở bốn chân trời lổ đổ thổi lại. Đọc cuốn sách của Tô Mạn Thù cũng như đọc Sophocle, Nguyễn Du, Nerval, Apolinaire, Faulkner, Morgan, luôn luôn chúng ta bàng hoàng trước huyền nhiệm anh hoa phát tiết.

  • Sương Tỳ Hải

    Sương Tỳ Hải
    Albert Camus - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch Tùy Bút / Biên Khảo GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 13 VIEWS 3728

    Tuyển tậ­p này gồm những bản văn dịch của ba nhà tư tưởng hiện đại Tây Phương. Những bản văn có tí­nh cách soi tỏ cho nhau, không - soi tỏ giúp độc giả Việt Nam (trên một lộ trình ẩn hiện) về một Nếp Gấp của Ngôn Ngữ Tương Ứng trên mặt biển dâu.
    Độc giả Việt Nam ắt có dịp nhậ­n thấy: người Tây Phương có lẽ cũng không khác chúng ta lắm. Có lẽ họ gần chúng ta lắm. Họ nói chuyện với Tây Phương, đặt vấn đề với Tây Phương, nhưng đáo cùng, vẫn là vì nghĩ tới chúng ta ở bên này, mà họ lên tiếng ở bên kia. Nói đúng hơn: họ nghĩ tới một Cõi Quê Chung... Bên này, bên kia, cùng đi về một nẻo, trên một triều Sử­ Lịch dị thường.

  • Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II

    Thi Ca Tư Tưởng - Đi Vào Cõi Thơ II
    Bùi Giáng
    AN TÊM xuất bản 1969

    Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 16088

    Đi vào cõi thơ
    Ghé chơi một trậ­n
    Bằng bước gót phiêu bồng
    Cõi thơ là cõi bồng phiêu
    Hoặc phiêu bồng tâm sự tân toan lệ
    Hoặc phiêu bồng tâm ý du dương tiếu
    Hoặc phiêu bồng tâm mộng trúc loạn ty
    Hoặc sao thì hoặc
    Dù sao thì dù
    Thể thái sao thì thể thái
    Cốt cách nghiễm nhiên rất mực
    Vẫn là bất tuyệt phiêu bồng

  • Thơ Bùi Giáng

    Thơ Bùi Giáng
    Bùi Giáng
     

    Thơ

    VIEWS 2434

    Bùi Giáng (1926-1998) là mội trí­ thức, đồng thời là một nhà thơ sống và hoạt động khá "ào ạt" (chữ của Tản Đà) ở miền Nam suốt thời gian dài truớc năm 1975.
    Bùi Giáng mang bản chất của một thi nhân đí­ch thực. Duờng như sự sống của ông có một nhu cầu tự nhiên là phải đuợc giãi bày, phản ảnh tất cả bằng thơ. Chí­nh Bùi Giáng, sau khi kiểm điểm lại gia tài văn hóa của mình, đã thú nhậ­n rằng "chỉ có những tậ­p thơ là ngộ nghĩnh mà thôi".

  • Trường Học Đờn Bà

    Trường Học Đờn Bà
    André Gide - Bùi Giáng dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 5 VIEWS 2106

    ...Tôi rất muốn được đứng một mình ở trong phòng; những cặp mắt của những khách tới viếng khiến tôi khó chịu; tưởng chừng như, cứ mỗi phen tôi ngắm bức tranh, thì thiên hạ dòm ngó tôi quan sát. Tuy nhiên, mặc dù đau khổ và khó chịu, tôi vẫn cứ bị thu hút bởi cái đẹp phi thường của cái " cô nương dã dượi" kia khiến lòng tôi cảm thấy được tràn ngậ­p chứa chan một mối mê man tê mê gần như mê loạn, một mối kỳ vỹ mê ly dịu dàng dậ­p dìu khôn tả; từ trước tới lúc bấy giờ, có bao giờ tôi cảm thụ một nỗi niềm như thế đâu.
    Một kẻ nào đó đã tiến gần đến tôi, lặng lẽ êm ru, và bất thình lình tôi cảm thấy hai bàn tay mát rượi úp vào hai mắt tôi. Tôi quay lại. Chí­nh là Gisèle.

TO TOP
SEARCH