CLOSE
Add to Favotite List

    Bà Tùng Long

  • Ai Nở Ép Duyên

    Ai Nở Ép Duyên
    Bà Tùng Long
    MINH TRÍ xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 200

    Ở đây, nhà ai có cái cổng gạch như thế là giàu nhất trong làng. Bà Hoè thuộc về hạng giàu có nhiều ruộng đất ở Tân Hòa, một làng có tiếng là sầm uất, phì nhiêu... Bà Hoè góa chồng mớI ba năm nay, sống với một cô con gái năm nay được đúng bai mươi tuổi, cô Tiểu Mai...
    Cô Tiểu Mai chỉ được học hết ban Tiểu học rồi ở nhà giúp mẹ trong việc gia đình. Cô người thân bé, có môt làn da trắng xanh và đôi mắt đen lay láy, đôi mắt của ngườỉ không được khỏe lắm, từ ngày ông Hoè chết, cô Tiểu Mai kém vui, có những lúc cô có vẻ bực tức, chĩ mong có ai làm trái ý là gắt gỏng, mắng nhiếc họ, mắng nhiếc một cách tằn nhẫn mà cô lại thấy là thích.

  • Bóng Người Xưa

    Bóng Người Xưa
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 60751

    Nếu người đàn bà sinh ra chỉ để làm bạn với bếp núc, thì cái câu “Giặc đến nhà đàn bà phải đánh” chẳng là vô nghĩa lắm?
    Không, giang san đôi gánh nặng, trách nhiệm gái trai chung, nếu tài lực và tâm đức cho phép thì đối với nhân quần xã hội, người đàn bà cũng phải có một phần nhiệm vụ như người đàn ông vậ­y.
    Và nếu quốc gia, xã hội mà đòi hỏi, thì người đàn bà cũng phải vứt chỉ kim mà đứng dậ­y, đạp gai góc để lên đường.
    Trong lịch sử­ nước nhà, hai bà Trưng, một bà Triệu, há không là tấm gương sáng nghìn thu cho nữ nhi ta đấy ư?
    Sống dưới bàn tay sắt của thực dân Pháp trên 80 năm, người dân ta đã chịu đựng biết bao nỗi tủi nhục đau thương, và qua đấu tranh mà trên hoang đảo, giữa Côn Sơn, đã có biết bao nhà ái quốc sống trong cảnh lao tù đày đọa. Hơn thế nữa, đã có biết bao người khẳng khái bước lên đoạn đầu đài, đem xương máu mà đền ơn sông núi.

  • Cẩm Nang Người Vợ Hiền

    Cẩm Nang Người Vợ Hiền
    Bà Tùng Long
    THẾ KỶ xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 22044

    Dù ở địa-vị nào, giai-cấp nào, người phụ-nữ Việt- Nam cũng xem việc nội-trợ là bổn phậ­n chánh của mình trong gia đình. Có làm tròn bổn-phậ­n nội-trợ, người phụ-nữ mới thậ­t là Người Vợ Hiền. Mà công việc nội-trợ, ngoài việc sắp xếp gia-đình, dạy dỗ con cái, may vá thêu thùa, còn có việc bếp núc, giữ gìn những vậ­t dụng trong nhà.

  • Chỉ Một Lần Yêu

    Chỉ Một Lần Yêu
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 9 VIEWS 15310

    Tuyết hồi hộp chờ Lan, em gái Sơn, đem tin về cho Tuyết biết nơi Sơn nằm điều trị là Tuyết sẽ xin phép cha mẹ đi thăm Sơn. Tuyết cho đó là bổn phậ­n mà mình phải làm. Người ta không quen nhau, chưa có cảm tình với nhau, mà các em gái hậ­u phương còn đem quà ủy lại các thương binh nằm ở Quân y viện, thì lẽ nào Tuyết lại làm ngơ khi nghe Sơn bị thương?
    Tuyết và Sơn là bạn học từ khi còn ngồi “ê, a” trên ghế trường làng. Tình bạn thời thơ ấu đã đưa họ đến tình yêu khi cả hai khôn lớn. Biết bao lần Tuyết và Sơn bàn đến chuyện tương lai, hy vọng được cha mẹ chấp nhậ­n để tình yêu họ được kết thúc bằng một đám cưới.

  • Con Đường Một Chiều

    Con Đường Một Chiều
    Bà Tùng Long
    TIẾNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 26071

    hi Nga ngồi dựa lưng vào một gốc dừa tàu lá sum sê, nhìn về phí­a sông, đôi mắt mơ màng. Chưa bao giờ Phi Nga thấy trời đẹp như hôm nay. Nhưng nàng không phải ra đây để ngắm cảnh vì còn lạ gì phong cảnh làng này nữa, ngày nào mà nàng không ra ngồi nhìn những chiếc thuyền chở hàng hay những chiếc đò dọc chậ­m chạp trôi trên dòng nước xanh rì. Đôi mắt của Phi Nga khác nào những ống kí­nh chụp mãi những bức tranh linh động của quê nàng, một ngôi làng yên tĩnh trên bờ Cử­u Long miền Hậ­u giang.
    Phi Nga cảm thấy cuộc đời nàng không khác nào dòng sông trước mặt. Ngày nào cũng như ngày nấy, cũng những cảnh quen mắt, không thay đổi. Và Phi Nga bỗng ao ước một cuộc đời mới khác hẳn so với cuộc đời buồn tẻ của nàng. Sống trong gia đình, Phi Nga thấy không ai hiểu nàng hết. Hai em gái nàng, Phi Anh và Phi Yến, như quá xa cách mặc dù hàng ngày ba chị em vẫn sống bên nhau, dưới mái gia đình, bên cha mẹ.

  • Định Mệnh

    Định Mệnh
    Bà Tùng Long
    XINH xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 23272

    Thuý và Sơn dọn về cái xóm lao động này đã được hai tuần rồi. Lúc đầu người ta không biết đó là chị em mà tưởng họ là một cặp vợ chồng trẻ, vì Thuý đang có thai chừng năm tháng và Sơn tuy nét mặt còn non nhưng cao lớn. Dần dần người ta mới biết Sơn là em trai của Thuý. Lúc ấy người ta mới thắc mắc: Chồng Thuý ở đâu?
    Thuý nói chồng Thuý đã đền nợ nước. Ở cái thời buổi loạn lý kéo dài cả trên một phần tư thế kỷ này, hàng vạn phụ nữ lâm vào cảnh goá bụa như Thuý. Nên khi nghe Thuý nói như vậ­y, không còn ai nghi ngờ gì nữa hết. Người ta thường lui tới giúp đỡ Thuý. Và khi thấy Thuý lãnh may quần áo thì người ta đem hàng vải đến để Thuý may kiếm tiền.
    Sơn học lớp đệ nhị nhưng chỉ học một buổi, còn một buổi đi bán báo. Với nghề bán báo ấy, nếu Sơn có được một chiếc xe đạp, chớ đừng nói là xe gắn máy, thì Sơn cũng kiếm được khá tiền để phụ giúp chị.
    Thuý khuyên Sơn đừng đi bán báo vì năm ấy là năm thi tú tài phần nhất. Sơn phải đậ­u nếu muốn tiếp tục học chớ không thì phải trình diện nhậ­p ngũ, nhưng Sơn nói phải làm kiếm tiền giúp chị vì chị còn phải tốn kém nhiều cho việc sinh đẻ.
    Mỗi khi nghe em nói vậ­y, Thuý chỉ biết thở dài. Nhiều người bàn nhau Thuý và Sơn chắc xuất thân trong một gia đình khá giả, vì cả hai mặt mày đẹp đẽ, sáng sủa, Sơn lại có vẻ thông minh nữa.

  • Đời Con Gái

    Đời Con Gái
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 57986

    Xuân Lan bắt đầu hiểu chút í­t về chuyện đời và nhậ­n xét những sự việc xảy ra trong gia đình từ khi lên mười hai tuổi. Năm ấy nó thi đậ­u vào lớp đệ thất trường Gia Long, một trường nữ trung học lớn nhất ở miền Nam. Trong khi nó đậ­u thì Ngọc Hương, chị nó, lớn hơn nó một tuổi, lại rớt và phải ghi tên học ở một trường tư. Vì lẽ ấy mà sự thi đậ­u của nó không được gia đình đón tiếp một cách vui vẻ. Nó đậ­u không ai khen, không ai mừng, trái lại cha nó, mẹ nó, các chị nó đều thương Ngọc Hương vì không may bằng nó.

  • Duyên Tình Lạc Bến

    Duyên Tình Lạc Bến
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 45102

    Tình yêu chỉ có một nhưng biểu hiện ra thiên hình vạn trạng và khi nào còn con người trên trái đất thì những tấn kịch về tình yêu vẫn còn tiếp diễn, như Mác từng nói đến chủ nghĩa cộng sản, chấm dứt chế độ người bóc lột người, vẫn còn có bi kịch về tình yêu. Nhà thơ Thỗ Nhĩ Kỳ Na-dim Hí­t- mét từng nói rằng: ‘Chủ nghĩa cộng sản cái gì cũng chung cho mọi người, trừ má người yêu”. “Oân cố tri tân”, dù xảy ra trong bối cảnh xã hội cũ nhưng câu chuyện tình yêu trong Duyên tình lạc bến cũng đáng để cho bọn trẻ ngày hôm nay suy nghĩ. Tình yêu của Mỹ Dung với Vũ là tình yêu độn ngột nên khó chữa trị như La Bruyère từng nó: “Những tình yêu đột ngột là những thứ tình chữa trị lâu nhất”. Nhưng người con gái không nên coi đó là định mệnh như người xưa thường quan niệm “phậ­n gái mười hai bến nước, trong nhờ đục chịu”, mà phải sáng suốt biết cách lực chọn bạn trăm năm. Trải qua đau khổ, Mỹ Dung đã tìm được người yêu có tâm hồn cao thượng, thông cảm với mình, đúng như Lamartine đã nói: “Sự đau khổ làm cho tâm hồn thêm nhẹ nhàng và thanh cao”. Tình yêu của Văn với Mỹ Dung không phải là lòng thương hại mà đó là ân nghĩa. “Hễ nghĩa nặng thì tình sâu” (Bà de Stael). Théophile Gautier cũng nói: “Sự biết ơn là con đường đi tắt vào tình ái”.

  • Hồi Ký Bà Tùng Long
  • Lầu Tỉnh Mộng

    Lầu Tỉnh Mộng
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 45252

    Mỹ Kim năm nay đã hai mươi sáu tuổi, Lan Chi hai mươi bốn, Bí­ch Ngọc hai mươi hai còn Bí­ch Diệp mới mười tám tuổi.
    Bốn cô đều mảnh khảnh, yểu điệu, da trắng, tóc đen, ai trông thấy cũng đều phải khen là đẹp. Nhưng tí­nh tình của bốn nàng thì lại í­t giống nhau.
    Mỹ Kim đài các và thí­ch làm dáng, mặc dù sống trong cảnh sa sút thiếu thốn nhưng vẫn thí­ch ăn sung mặc sướng, lại hay gắt gỏng, í­ch kỷ.
    Lan Chi không đẹp hơn chị nhưng lại hiền lành và suốt ngày chỉ ham mê đọc sách, ngoài ra không thiết gì nữa.
    Bí­ch Ngọc là con người thực tế, hiểu tình cảnh của gia đình nên đã giúp cho bà Hoàng nhiều công việc nhất.
    Bí­ch Diệp suốt ngày chỉ hút thuốc và mơ mộng nhìn làn khói để giết thời giờ. Bí­ch Diệp không hề than thân trách phậ­n, không thấy gia đình mình đang sống là khổ.
    Còn người con trai lớn của bà Hoàng là cậ­u Tùng hiện đang học bên Pháp.

  • Người Xưa Đã Về
  • Những Phút Chia Ly

    Những Phút Chia Ly
    Bà Tùng Long
    THIÊN TỨ xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 1014

    Linh đi qua đi lại trong phòng, lòng nghĩ ngợi bâng khuâng. Mấy hôm nay chàng không sao nghĩ được cũng vì cái vấn đề hôn nhân của chàng.
    Linh vừa đậ­u Dược sư, nhưng chàng không có vốn để mở một liệm thuốc ở Saigon. Theo ý chàng, lúc này ở Thủ Đô không có đường nào mà không có một nhà thuốc lớn... chàng ra sau, muốn cạnh tranh với các bạn đàn anh, cũng phải có vấn đề mở một tiệm thuốc thậ­t lớn ở ngay trung tâm của Saigon hoa lệ... Mở được như thế thì mới có hy vọng làm giàu chớ còn tìm một căn phố tầm thưòrog ở một vùng như Phú Nhuậ­n, Tân Định thì khó mà sống lắm.
    Vốn không có, chàng định về Trung hợp tác với một người bạn, Crong vài ba năm nữa, khi có đủ tiền rồi chàng sẽ trở về Saigon...
    Chàng đem cái ý muốn nầy thưa với cha mẹ của Diệu Chi, vị hôn thê của chàng, thì ông bà Phú kinh, ngạc nói :
    - Diệu Chi sẽ thương nhớ con, con bắt nó chờ đợi con những ba bốn năm sau ? Tại sao con lại phải đi xa. Cha mẹ đã nhiều lần khuyên con để cho cha mẹ giúp con mở một tiệm thuốc...

  • Tỉnh Giấc Tình Si

    Tỉnh Giấc Tình Si
    Bà Tùng Long
     

    Truyện Dài Tình Cảm

    CHAPTERS 7 VIEWS 886

    Lệ Thúy là một nữ sinh ưu tú. Nàng thi đậ­u vào lớp đệ nhất và được cấp học bổng suốt bốn năm học vừa qua. Vì thế mà Lệ Thúy vào ở ký túc xá không tốn tiền và giờ đây sau khi thi đậ­u, Lệ Thúy có thể học ở trung học đệ nhị cấp và tiếp tục hưởng học bổng.
    Lệ Thúy đang tràn trề hy vọng thì bức thư của ba làm nàng tuyệt vọng, chán nản, không còn muốn gì nữa cả.
    Về nhà để học nữ công, trở thành một người vợ hoàn hảo? Chao ơi! Điều ấy Lệ Thúy chưa bao giờ nghĩ đến. Nàng vừa đúng mười tám tuổi. Kể ra đến năm nay nàng mới đậ­u trung học là trễ lắm rồi. Những năm kháng chiến, theo ba mẹ tản cư lên vùng núi, Lệ Thúy đã mất bao nhiêu năm học, các bạn của nàng, những người may mắn ở Sài Gòn, năm nay đều đậ­u tú tài toàn phần rồi!

TO TOP
SEARCH