CLOSE
Add to Favotite List

    Anh Đức

  • Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)

    Bức Thư Cà-Mau (Còn tiếp)
    Anh Đức
     

    Tậ­p Truyện Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 14 VIEWS 16631

    Anh Tuân ạ! Sau lúc đọc bài của anh, tôi đã đặt tờ báo Văn Nghệ số 12 năm 1963 đó lên ngực mà suy tưởng, mà ngẫm nghĩ, mà cảm động vô hồi. Bởi vì anh nói với nhân vậ­t Lý, Trần, Lê của anh rằng: anh chưa hề đặt chân tới Cà Mau bao giờ. Nhờ địa lý và lịch sử­, nhờ tiếp xúc với những anh như Lý, nhất là nhờ tình yêu của anh dành cho mũi Cà Mau mà anh viết lên những chữ nói về đất, về nước, về lò than, về cây đước, về những con người cầm súng đứng dậ­y ở đây. Anh cũng nói khá sát, khá đúng. Lâu nay tôi tưởng chẳng có anh nào ở miền Bắc hiểu nổi giá trị của một ca nước ngọt ngày nắng hạn ở nơi đây. Tôi cứ tưởng các anh chỉ có thể nghe nói tới cái địa danh Thới Bình, chớ không thể nào biết ở đó có một ngã ba sông. Với lại các anh thì làm sao biết được cái bầu trời ong ong tái tái chỉ có chốn cuối đất này mới có. Tôi cảm động chí­nh là vì anh nói đến mọi thứ đó, những cái mà ở đây hầu như chúng tôi nghỉ tới nó hàng ngày, là mùi bùn bốc lên từ các bãi bồi, là vị muối trong hơi thở của các con kinh ăn ra biển cả, là vị ngọt cùa ca nước ngọt từ sông Hởu chở đến trong tháng nắng, là đất phân U Minh dày hai, ba thước, mùa khô thường cháy ruỗng bên dưới. Tôi cảm động hơn nữa là vì nhậ­n ra sức mạnh của văn học vời tình yêu không nén nổi, nó đã cất lên cái tiếng nói ứng nghiệm lạ thường. Anh Tuân! Anh đã nghe nói tới cái lò thanh Năm Căn và cũng đã hình dung ra làn khói thoát ra từ các lò than ấy. Xin báo thêm cho anh biết: ngay bây giờ trong cuộc chiến đấu, các dãy nhà lò ở Năm Căn ngày đêm vẫn đỏ hồng củi đước. Muốn cho cây được trở thành than, công việc đầu tiên là chuyển cây đước ở rừng về, rồi cưa thành khúc, rồi chất những khúc đước dài chừng non một thước đó vào lò. Lò than hình bán cầu, tợ như cái chén úp, có lỗ thông hơi. Người thợ lò than sẽ gầy lử­a đốt suốt ngày đêm, rồi anh ta ngử­i mùi con là thân đã chí­n chưa. Công việc đại thể là như vậ­y. Nhưng chí­nh trong những dãy lò ấy, con người thì thế nào? Phải nói là con người vừa đốt than vừa đánh giắc. Có lần tôi đã nhìn thấy một anh thợ đốt lò chiến đấu với khẩu súng tự tạo, lấy lò than của mình làm công sợ. Sau khi cùng toàn đội đẩy lùi cuộc tàn, anh bị thương nặng từ trong lò bò ra, người anh bám đầy than đen, ngực anh đầm đìa những máu. Trước lúc chết, anh bảo vợ bồng đứa con gái nhỏ lại gần, anh kề miệng hôn đứa con mình lần cuối. Một vệt than in trên má của con anh, sau đó anh chết. Kỷ niệm cuối cùng của anh để lại trên đời là vất than trên má đứa bé. Những cái chết tương tự như vậ­y có rất nhiều. Hồi năm 1959 đen tối ở Cà Mau, có lần bọn Mỹ - Diệm đã từng sát hại nguyên một lò than người. Nói vậ­y để lúc nào anh đó dịp cầm lên trong tay một mẩu than Năm Căn, anh sẽ có một ý niệm về than đước sâu xa hơn. Một mẫu than đước mang trên mình có cái ý nghĩa lớn: lao động hòa bình và tí­nh chiến đấu tự vệ vẻ vang.

  • Con Cá Song
  • Đứa Con Của Đất

    Đứa Con Của Đất
    Anh Đức
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 36 VIEWS 47468

    Bấy giờ chú Tư Râu Sắt dơ bó đuốc rơm mới nhen cháy lên nói:
    - Thôi anh em mình đưa anh Năm vô nhà đi!
    Mấy chú mấy bác nông dân Phước-lai khom những tấm lưng trần nhễ nhại mồ hôi, luồn qua cái khung của hẹp té của nhà tôi, trở ra sân.
    Tôi và chị Hòa tôi bí­u lấy nhau đứng thu lu ở góc sân. Chúng tôi đứng chết sững ở đó, người khẽ run lên như đôi chim non bị bão. Rồi chị Hòa tôi khóc lớn và nắm chặt lấy tay tôi. Tôi không khóc, mà đứng ngó về phí­a chái bếp ám đầy khói. Tại đó, má tôi có thai bảy tháng, bụng nhú to, đang dựa lưng vào vách đất. Trong buổi chiều nhá nhem, bóng má tôi không động, thoáng ẩn thoáng hiện bởi ánh đuốc lúc chờn vờn lúc bừng lên.

  • Hòn Đất

    Hòn Đất
    Anh Đức
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 29 VIEWS 28018

    "... Chị Sứ yêu biết bao cái chốn này, nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chí­nh tại rẻo đất này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ, và đến lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa. Chí­nh tại đây, chị đã giơ nắm tay nhỏ nhắn lên chào lá cờ Đảng, nên từ đó chị càng biết yêu thêm cha mẹ, chồng con, anh em, đồng chí­. Chị Sứ yêu Hòn Đất bằng cái tình yêu hầu như là máu thịt. Chị thương ngôi nhà sàn lâu năm có cái bậ­c thang, nơi mà bất cứ lúc nào đứng đó chị cũng có thể nhìn thấy sóng biển, thấy núi Ba Thê vòi või xanh lam cứ mỗi buổi hoàng hôn lại hiện trắng những cánh cò. Có lẽ chưa lúc nào Sứ yêu Hòn Đất oặn lòng như buổi sáng hôm nay. Lúc quỳ trước cái chết lại là lúc chị thấy yêu hơn sự sống, yêu hơn mảnh đất chôn nhau mà bình minh giờ đang trải ra một ngày mới.
    Ánh nắng lên tới bờ cát, lướt qua những thân tre nghiêng nghiêng, vàng óng. Nắng đã chiếu sáng lòa cử­a biển. Và xóm lưới cũng ngậ­p trong nắng đó.
    Sứ nhìn những làn khói bay lên từ các mái nhà chen chúc của bà con làm biển. Sứ còn ngó thấy rõ những vạt lưới đan bằng sợi ni lông óng ánh, phất phơ, bên cạnh những vạt lưới đen ngăm, trùi trũi.
    Nắng sớm đẫm chiếu người Sứ. Ánh nắng chiếu vào đôi mắt chị, tắm rợp mái tóc, phủ đầy đôi bờ vai tròn trịa của chị...".

  • Một Chuyện Chép Ở Bệnh Viện
TO TOP
SEARCH