CLOSE
Add to Favotite List
emoji

To celebrate National Reading Month in March, vietmessenger will post a new ebook everyday by a renowned author from 1954-1975, many of whose work will be available online for the first time.
Our mission is to find rare books published in South Vietnam before 1975 and post them on our website. If you have any of these books, please help us preserve South Vietnamese Literature by scanning or donating them to us. Click for more info.
Hosting a free website costs money. Please consider making a to help us maintain the website and digitize more rare books.

CELEBRATE MARCH 2024 READING MONTH

RECENT POSTS

  • magn17'`?~.^*(-_ 2 weeks ago

    Xin chào Admin và tất cả các bạn, Tôi cần bộ truyện kiếm hiệp dưới tên "Gái Bán Trời" đăng trên báo Trắng Đen trước thời 1975. Tôi đọc truyện này hồi còn nhỏ. Tác giả: không còn nhớ được. Một trong những sư phụ của nhân vật chính trong truyện có tên là Bắc Cực Tiên Ông Không Không Đạo Sĩ Điện Sát Thần. Có thể truyện kiếm hiệp này dưới tên khác thay vì "Gái Bán Trời". Bạn nào có và muốn bán lại, xin cho tôi biết giá cả. Nếu bạn nào có bản pdf thì xin làm ơn chỉ bảo cho tôi biết. Xin cám ơn rất nhiều.

    0
  • monk with stick 2 weeks ago

    Theo search google thì tác phẩm Gái Bán Trời là của tác giả Hoàng Ly. Nhưng không rõ trước 75 đã có phát hành thành sách không.

    0
  • magn17'`?~.^*(-_ 2 weeks ago

    Cám ơn monk with stick rất nhiều đã cho biết tên tác giả. Nếu được xin làm ơn chỉ cho biết web link trên Google hoặc gửi qua email: @gmail.com. Đa tạ monk with stick.

    0
  • monk with stick 2 weeks ago

    http://www.tangthuvien.vn/forum/showthread.php?t=97812

    0
  • magn17'`?~.^*(-_ 2 weeks ago

    Dear monk with stick, your listed link is virus infected. Thanks.

    0
  • monk with stick 2 weeks ago

    Dear magn17'`?~.^*(-_,

    The link is not infected. tangthuvien.vn is an old website. They don't have SSL (secure certificate) installed, which is required by all modern browsers. The link is quite safe.

    I'll post that article here for your convenience.

    -------

    NHÂN KỶ NIỆM 30 NĂM NGÀY MẤT CỦA NHÀ VĂN HOÀNG LY

    8/11 (1981-2011)

    TỪ GÓC NHÌN CỦA MỘT NGƯỜI CON - Hoàng Linh

    Nhà văn Hoàng Ly, cha tôi, tên thật ĐỖ HỒNG NGHI, sinh năm 1915 tại Quần Anh, huyệnHải Hậu, tỉnh nam Định. Ông là con cụ Đỗ Văn Phấn (thường gọi cụ Cả Phấn) và cụ bà Đỗ Thị Ngọc. Gia đình dòng dõi cụ Nghè Quần Anh – tức tiến sĩ Đỗ Tông Phát,người đã có công mở mang vùng duyên hải tỉnh Nam định vào Thế kỷ 19, khi giữ chức Dinh Điền Chánh sứ dưới triều nhà Nguyễn.
    Cụ Nghe Quần Anh là vị quan nổi tiếng liêm khiết và hiếu kính với cha mẹ, thầy dạy; được nhân dân địa phương lập miếu thờ tưởng nhớ công lao khai khẩn, biến vùng đồng chua nước mặn thành đồng ruộng phì nhiêu, ngoài ra cụ còn là tấm gương sáng về sự hiếu học, về cách đối nhân xử thế.
    Về cụ Đỗ Tông Phát, mấy năm gần đây nhà biên khảo Đoàn Ngọc Phan có đăng một số bài trên các báo (chẳng hạn bài “Thầy trò ông Nghè Bái Dương” đăng trên báo Thanh Niên xuân Nhâm Ngọ 2002…).
    Dòng tộc họ Đỗ sau đó còn có nhiều người nối đời đèn sách, nổi tiếng về văn chương,như các cụ Đỗ Bỉnh Thành, Cả Tiềm…
    Ngay từ niên thiếu cha tôi đã sớm bộc lộ thiên hướng về văn thơ, kịch nghệ và bắt đầu sang tác rất sớm. Song phải đến đầu thập niên 40 của thế kỷ trước, ông mới chính thức xuất hiện trên văn đàn miền Bắc và các bút danh HOÀNG LY, TRƯƠNG LINHTỬ nhanh chóng tạo được sự chú ý.

    Một số sáng tác của cha tôi trong thời kỳ này có thể kể “Chờ thời” (kịch thơ trào phúng). “Hờn Cai Hạ” (kịch thơ lịch sử), “Nhập đô thành” (kịch thơ lịch sử), … Sau đó ông gia nhập báo giới Hà Nội và đây chính là môi trường thích hợp cho công việc sáng tác qua hình thức viết tiểu thuyết đăng thường kỳ trên báo (feuilleton).
    Những truyện như : Người điên áo thụng, Kỹ nữ sông Kỳ Cùng, Tiếng địch trên sông, Hận loa thành, Khi người tìnhphụ bạc, Tráng sĩ không tên, Nữ chúa thác Ptầy Lùng… do được độc giả ái mộ nên sau đó phần lớn được in thành sách.
    Ngoài ra cha tôi còn biên soạn một số tác phẩm như :
    - Nghị luận về thơ Hồ Xuân Hương
    - Nghiên cứu và phê bình Tỳ Bà Hành
    - Kỹ thuật sáng tác thơ…
    Sau này trong tác phẩm “Những cây cười tiền chiến”, nhà văn Vũ Bằng, một trong những bạn văn thân thiết của cha tôi,viết về ông như sau :
    “… tiêu biểu cho những nhà văn thơ trào phúng trong thời kỳ này là Trương Linh tử, tên thật là Đỗ Hồng Nghi, tác giả hai bài thơ trên kia. Còn tên nữa làv Thánh Sống, Hoàng Ly, tác giả nhiều tiểu thuyết mạo hiểm, ái tình, phiêu lưu, anh là người đầu tiên đã mở một mục trào phúng mới trên báo Liên Hiệp, mục Vấn Kế .."

    Và cũng theo bác Vũ Bằng, ngoài văn thơ cha tôi còn sáng tác cả nhạc, cụ thể là bài “Con đò đưa xác”, cảm xúc từ sự kiện bi thảm – nạn đói năm Ất Dậu (1945) tại miền Bắc (trang 142 – 143 NCCTC).
    Nhà văn Hoài Anh, người viết lời giới thiệu bộ truyện “Một thời ngang dọc” (NXB Tiền Giang, in lại 1989), kể với tôi rằng ông từng là độc giảthường xuyên của cha tôi qua các feuilleton đăng báo Giang Sơn thời đó.
    Thời kỳ này, ngoài báo giới cha tôi còn hoạt động cả ở lĩnh vực sân khẩu với vai trò biên kịch và “thầy tuồng” (đạo diễn). Tôi nghe kể ông làm thầy tuồng trong đoàn Kim Phụng tại Hà Nội.
    Từ giữa thập niên 50, sau khi vào miền Nam cha tôi không còn viết kịch và làm thầy tuồng nữa, tuy có vài vở kịch thơ ông soạn trước kia thỉnh thoảng vẫn được dàn dựng công diễn tại Sài Gòn và kịch bản được in lại, như vở “Nhập đô thành”, vở kịch ca ngợi Đức Quang Trung Hoàng Đế đánh đuổi quân Thanh ra khỏi bờ cõi nước ta.
    Miền Nam trong thời kỳ 1954- 1975 có khá nhiều báo, cha tôi cộng tác - viết feuilleton - cho mấy tờ. Bút pháp của ông trong giai đoạn này có phần thay đổi nếu so sánh với hồi ở Hà Nội, nhìn chung (theo chủ quan của tôi) là “mạnh và hấp dẫn hơn”. Một Thời Ngang Dọc, Nữ Tướng Biên Thùy, Người Đẹp Liễu Thôn… là những tiểu thuyết lần lượt đăng trên các báo, thu hút nhiều người đọc bởi các hình tượng nhân vật “anh hùng lạc thảo”, “nữ chúa rừng xanh” vung gươm múa sung trừ gian diệt bạo – đặc biệt là trừ bọn Việt gian làm tay sai cho ngoại bang.
    Có lẽ không quá đáng khi nóirằng, kể từ truyện “Một thời ngang dọc” ông bắt đầu hình thành một loại “tân phái võ hiệp Việt Nam”, như một số người nhận xét. Trong đó ngoài “chất liệu truyền thống” của thể loại truyện võ hiệp quen thuộc là võ thuật, ông còn đưa vào cả “những thành tựu kỹ thuật cơ giới” như súng ống đủ loại, chiến xa, chiến hạm… Nhân vật không chỉ giỏi võ mà còn bắn súng ngắn “tắt đom đóm trong đêm tối”, hay rót đại pháo, moóc-chê “năm phát như một không cần làm phép tính lôi thôi”. Và tất nhiên để có thể trụ vững trước làn sóng truyện võ hiệp dịch thuật mà vào thời điểm đó đang ngày càng mãnh liệt, điều làm nên sức hấp dẫn trong tiểu thuyết của ông còn hơnthế nữa, bao gồm các yếu tố :
    1/- Tính nhân văn và sự hiểu biết sâu sắc về con người cùng những nét văn hóa đặc thù của từng địa phương mà ông vận dụng thể nhập và đặc tả trong truyện.

    2/- Xây dựng cốt truyện trên nền tảng long yêu nước và niềm tự hào dân tộc, trong đó nội dung tình tiết luôn luôn đề cao đạo lý làm người : hiếu đễ, thủy chung, tiết liệt, bao dung…
    Ngoài ra còn rất nhiều thành tố kỹ thuật mà bất kỳ nhà văn nào muốn viết feuilleton thành công cũng phải hội đủ.
    Riêng cha tôi vào thời điểm gần cuối thập niên 60 bướcsang 70, lúc “cao trào” ông đã viết cùng lúc khoảng 5 đến 7 feuilleton trên các nhật báo, tuần báo tại Sài Gòn. Đó là những truyện Giặc Cái, Quỷ Cái, Gái bán trời, Gái giặc biển, Giặc tình, Giặc tầu ô, Gió tử thần… Một số truyện trong đó kéo dài mấy năm liền cho đến khi kết thúc, sau có in thành sách, số còn lại vẫn ở dạng “đăng báo trước 1975”.
    Bên cạnh những truyện võ hiệp Việt Nam đó, từ đầu những năm 60 cha tôi cũng viết nhiều truyện dị thường, truyện liêu trai đường rừng, hay gọi nôm na là “truyện ma” Ma Cà Rồng, Quỷ Nhập Tràng… là những feuilleton loại này viết vào thời điểm đó. Ngoài ra còn một số truyện ngắn thường đăng vào những số báo Xuân.
    Năm 1972 cha tôi có cho xuất bản mấy tập truyện ngắn khổ handbook là Biên Giới Quỷ, Người đẹp tha ma treo… riêng thể loại trào phúng, năm1974 có xuất bảntậptruyện ngắn Bát Ba Toong.
    Cũng trong năm đó, ở ngưỡng tuổi 60 ông khởi sự viết bộ truyện - khảo về các nhân vật, tập tục, giai thoại độc đáo ở nhiều địa phương miền Bắc, nhiều lĩnh vực nghệ thuật dân gian. Cha tôi đặt tựa là “Mây trắng còn bay”, dự định sẽ viết nhiều tập và đã hoàn thành tập đầu tiên gồm 8 truyện ngắn đặcsắc. Nhưng tình trạng sức khoẻ những năm sau đó đã không cho phép ông “rút ruột con tằm trả nợ tơ” nữa. Tập một bộ truyện – khảo này trở thành “đứa conút” trong văn nghiệp của cha tôi !
    Cha tôi qua đời ngày 8/11/1981 tại nhà vì bệnh già (nhằm ngày 12/10 năm Tân Dậu). Tính đến nay (2011) đã tròn 30 năm.
    Nhân ngày giỗ cha tôi sắp đến, kẻ làm con không khỏi chạnh niềm riêng khi tưởng nhớ bậc sinh thành – một tài năng và một nhân cách xứng đáng với sự tôn trọng của đọc giả cũng như an hem trong giới cầm bút. Bèn viết lại những dòng này, như một nén tâm hương tưởng niệm.

    “Ngước trông tấm ảnh giữa bàn thờ
    Cứ tưởng như là một giấc mơ
    Người vẫn nhìn đời đôi mắt sáng
    Vẫn còn sang sảng giọng ngâmthơ…”

    Sài Gòn, ngày 5 tháng 10 năm Tân Mão
    Hoàng Linh (Trưởng nam)

    0
  • magn17'`?~.^*(-_ 2 weeks ago

    Thank you so much, monk with stick, for posting the above article. Very informative. Hopefully, Hoàng Linh and/or his siblings can collect and republish the beautiful writings (including Gái Bán Trời) of their father, Hoàng Ly, so they won't be lost. Đa tạ monk with stick.

    0
Reply
  • kevin smith 2 weeks ago

    Trang chủ không đăng được hình cá nhân mặc dù cố gắng rất nhiều lần.

    0
  • idoru 2 weeks ago

    Nên đăng một hình khác hay dùng máy tính khác.

    0
Reply
  • bookreader007 5 months ago

    Chào Admin và mọi người,
    Tôi cần cuốn "Nam Hải truyền kỳ", tác giả: Hư Chu.
    Bạn nào có và muốn nhượng lại xin cho tôi biết giá cả.
    Nếu bạn nào có bản pdf thì xin chỉ bảo cho tôi biết.
    Cám ơn rất nhiều.

    0
Reply

BOOK COMMENTS

  • lubeo99 16 hours ago

    Tình thương yêu. Chọn lựa dơn giản mà đúng đắn nhất cho một lối đi giữa những ngã rẽ những ngoắt ngoéo phức tạp của cuộc đời. Rất thấm thía!

    0
Reply
  • lubeo99 1 day ago

    Những xôn xao kỳ thú. Những đam mê muộn màng. Mà ngỡ là tình yêu. Và cái giá đau đớn phải trả.
    Hạnh phúc gia đình nhiều khi không cần đến tình yêu tràn đầy từ cả hai phía. Tình yêu say đắm của hai kẻ yêu nhau lắm lúc không đưa đến hạnh phúc gia đình.

    0
Reply
  • lubeo99 2 days ago

    Vừa trong trẻo vừa trần trụi.
    Rốt cuộc cái phép thử này chẳng đi đến đâu. Yêu chồng, giữ trọn tiết hạnh với chồng, tỉnh giấc mơ yêu với người xưa và bắt đầu mơ tưởng đến người “mới”. Cho dến bao giờ?

    0
Reply
  • lubeo99 3 days ago

    Phân tích diễn biến tâm lý tư tưởng rạch ròi thú vị.
    Nếu Thu tiếp tục bận rộn tíu tít ở tiệm buôn tơ lụa thì sẽ không suốt ngày ngồi đó tơ tưởng đủ điều đến chàng trai trẻ đáng mến trong lúc ông chồng trí thức hiền lành tận tâm tận tuỵ ra ngoài tranh đấu cho tổ ấm của mình.
    Trái cấm chưa ăn được thì suốt ngày thập thò mơ ước. Cắm phập hàm răng vào rồi thì tức khắc trở thành trái đắng đáng ghét khó ưa.

    0
Reply
  • lubeo99 1 week ago

    Hình tượng các nhân vật được xây dựng rất thuyết phục dễ gây sự đồng cảm. Đối thoại và cảm xúc chân thành tha thiết. Hay tuyệt!

    1
Reply
  • giàhạnhân 1 week ago

    Cám ơn nhiều người chọn dịch,tác giả và xin nâng cao tác phẩm này _ GHN.

    1
Reply
CURRENT MEMBERS
Maurice Tran, KhangZulu, phuong59, duy tuong, thuyen2024, lubeo99, Dangiao94, ngokyle19, baohoangyd123, 15Truyenbien, minhduc317, Khoatnguyenmanh, thuy hoang, ninh vu, LamBungBu, jessicaluu1972, LongNinhHoa, nguyenngocyen.isme, Sydney Reader, tranphan, micheal chan, SONNGUYENTHAI, giaythep, ngocanh19, Emmapho, baonlam, logite, minhnguyen2001, mickmorgan, kietuden, vanhoivanbinh, Golliah, hoalan2019, diamond59, thienhuu, dienthevu, doanduc, tulanh, thanhNgoP04, 0916997858, tdnguybhlang, forfun_23, xomloheo, Langthang2, xem-sach, Thanhhang7889, DocTruyenCu, HoneyBear, khanhsuong, thiênthảo, chutungoc, dalatct, Hoai Cam 2007, trnong, nguyendon1984, longlove4394, Currypuff, Ngtu06, Metram, phamtrinh, NgocDang, camus123, win22ter, khoicat, hung3hv, ngocphuca, Phu 1964, tamtang33, songvuong, diemxua26, baovo225, letandung, ptho_1962, phucvo48, anhdung14161, sontran1954, oldsaltk22, minhduyen1, thuyai43, thanhling, giaocuc, tdam58, Clairefortune, thequile, tonytranh, Hoaitien Nguyen, vanducthai, stucowu, Blue3crystal, nhatquang248, Thanle, QuânSưQuạtMo, vanessahoang, tranbaodong, lejphuong, dzoanha80, chimnho, ngoxuanan, ReadingSach, Cafeaulait_61, annatran, dangtv, samac., bichluu527, tonytransang, nhatthanh, Jadola, Huew123, vasonlee, cuongsibavo, tnTrieu-3295, HaịPham1965, hoavang123, vt1983, Trantri577, quoivanvo, milanozz, minhle54, hoahao, hathanhthanh, Trang-1969, laphong, meomieu, vihnnguyen56, drcomlk, jannieee, lenguyen, hungtam17, thomasle2020, Tran Thach Han, sangquanbis, hoai49, Vuphamk27, tktn11, bichhatam1, sanhman, TuNguyenHoc232531, dangcaodam, mcoppell, tú kha, Khanh Diep, LienHop, tanthanhnguyen, khachacha, lethihoaiyen, tdo100178, 01012023, Toratora, dophuongsg, phanan, phamhieu123, chn888, kbc200022, kimhoc, trung00, thanhloan01, bachcudi, minh8bc, NhoVeQueMe, pebblecreek, hoaminh123, tuonggia, halong33, hungl98, s2nnguye, le6lan-1969, vanson, luokang98, carleen, hanava, cunghoang, dqnuong, gphhpg, vanminh_ueh, Ungthanhha1961, metxendo, 4getmenot, Hoa Khuu, nghieng, thanhnhi, menzingen, khanhnbc, phuongcunbo, lotus2, hapham, Thuantruong, sieulinh, Nguyen Trong Hai, newhomeland, Nghiep Nguyen, Sonha65, tahuynguyen, giangthanhcat, deepblue65, trimachhuu, horungcn, anhnguyenngoc, Myongo, cduong52, thichduthu, Bentre, delphi51, chienlt, Naf_Naf, Cuong dinh, goldtael, khacthieu, lhtieuca, quang4949, trinhdo1964, nguyendinhluan, phamhoangson, conkhigia, lephuongminh, vincentcnguyen, PHUONG-NAM, nhtnguyenvan57, McArro, ngo1984, Hdinhpham, kieubachvan23, Lemontree2023, dhnuyen, dunghn28, linhvu1234, thienhong1 plus 3441 guests
O
N
L
I
N
E


NEW MEMBERS
Maurice Tran, tuanhuy, Trantri577, ninenzaka, nguyen le2020, Golliah, tlinhfma, amadeus99, vantran.0609, TonyHuynh2, Nttran65, dzoanha80, scorpion92, BHThuong, bidanhforever, Nguyentoan1995, Changoc, Metram, Quynhpham, Khinhkam, Dangiao94, nguyenquynhson, Hello2024, wstran, doanhvụttqh, thinhvnpt, langtangbiang1, n.tran, boyhien123, thuanvovan, 3quang, Hanhphucnghiaan, Xuanvo99, Hoa Khuu, kgcanthiet, truyenhayE, tp4fromusa, Passiondlay, HuynhVinhPhat, LongThanh61
W
E
L
C
O
M
E


TO TOP
SEARCH